Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

THUỐC KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.55 KB, 28 trang )

THUỐC KHÁNG SINH VÀ NGUYÊN TẮC
SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI THÚ Y
PGS.TS BÙI THỊ THO

I. ĐẠI CƯƠNG
Fleming 1929, lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng nếu
có lẫn nấm Penicillium các khuẩn lạc gần đó sẽ không phát triển được. Năm 1939,
Florey và Chain đã chiết xuất được từ nấm đó chất Penicillin dùng trong điều trị
bệnh.
Sau này, đặc biệt sau hai thập kỷ cuối thế kỷ XXI, công nghệ sinh học và hóa dược
phát triển mạnh, người ta đã tìm ra rất nhiều loại kháng sinh mới.
Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, phần lớn trong số đó
lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm sản sinh ra. Với nồng độ thấp đã có tác dụng
(cả in vitro và in vitro) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật gây bệnh nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm.
Kháng sinh có thể làm thay đổi hình dạng, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein,
kìm hãm sự tạo thành vách của vi khuẩn. Ngược lại một số vi khuẩn có kháng thể
kháng với kháng sinh. Kháng sinh kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn,
kháng sinh diệt khuẩn sẽ hủy hoại vĩnh viễn được vi khuẩn. Trong điều trị thường
dựa vào tỷ lệ sau để chọn thuốc:
Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC)
Tỷ lệ =
Nồng độ kìm khuẩn tối thiểu (MIC)
Tỷ số này nếu ˃ 4 là kháng sinh kìm khuẩn; nếu ≈ 1 là kháng sinh diệt khuẩn.
Ngày nay cũng còn những chất hóa dược có kiểu tác dụng giống như kháng sinh
hay bắt trước kháng sinh (antibiomimeties).
Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gồm: Sulphonamide, Tatracycline,
Chloramphenicol, Erythromycin, Novobiocin, Trimethoprim và Sulphonamides,
Tiamulin, ….
Kháng sinh diệt khuẩn gồm: Penicillin và các thuốc thuộc nhóm ß-lactamin,
Streptomicin, Framomycin, Colistin, Kanamicin, Vancomycin, Bacitracin,….


Tuy nhiên khả năng diệt khuẩn hay ức chế vi khuẩn còn phụ thuộcvào nồng độ
kháng sinh. Nhiều loại thuốc khi tăng nồng độ sử dụng, thuốc từ nhóm ức chế sẽ
chuyển sang nhóm diệt khuẩn.
Cụm từ “ kháng sinh là chất không hoặc ít gây hại cho vật chủ” nên đã có rất nhiều
chất có tác dụng diệt khuẩn nhưng vẫn không được gọi là kháng sinh như một vài

1


thuốc hóa học trị liệu hay các loại thuốc sát trùng. Tuy nhiên kháng sinh không phải
là vô hại.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kết hợp với công nghệ bào chế đã làm cho
thị trường thuốc kháng sinh trở nên phong phú cả về số lượng và chất lượng. Các
loại thuốc mới đã gây không ít lúng túng cho người làm công tác thú y khi lựa chọn
thuốc điều trị.
Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị, việc lựa chon thuốc kháng
sinh thiếu hiểu biết, sai nguyên tắc, đặc biệt việc phối hợp thuốc kháng sinh trong
điều trị bệnh hay sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích phòng bệnh đã làm xuất
hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là hiện tượng kháng đa thuốc xuất
hiện nhanh chóng và gây nhiều khó khăn và giảm hiệu quả trong công tác điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn.
II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG TRỊ LIỆU
2.1.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi gia súc bị bệnh truyền nhiễm hay các tổ
chức cơ thể bị nhiễm trùng
- Khi động vật đã có triệu chứng thay đổi rõ ràng.
- Các phản ứng bảo vệ của gia súc vô cùng quan trọng. Nó không chỉ phòng chống
được bệnh mà còn là cơ sở để tìm ra đượccác nguyên nhân gây bệnh. Quá trình điều
trị bắt buộc phải quan tâm tới cơ chế này.
- Bệnh truyền nhiễm thường hay xảy ra dưới dạng kết hợp cùng với sự thay đổi của

nhiều yếu tố tác động khác nhau.
- Việc quản lý (tổ chức, chănm sóc) và điều trị cho động vật vô cùng quan trọng.
Trong nhiều trường hợp thời gian điều trị và chế độ chăm sóc lại quan trọng hơn
việc lựa chọn thuốc.
2.2.
Các phản ứng phòng vệ của cơ thể
- Tuân theo những cơ chế để bảo vệ, che chở sự toàn vẹn những tế bào, mô bào và hệ
thống cơ quan.
+ Hàng rào bảo vệ: Da, niêm mạc, các chất tiết từ niêm mạc, nước mắt, hệ thống cơ
quan, hệ tiết niệu, mí mắt (tuyến lệ).
+ Hệ thống hô hấp: Ho, hắt hơi, dịch tiết trên niêm mạc đường hô hấp, lớp lông nhung
bảo vệ trên niêm mạc. Đề phòng gia súc thở mạnh, nhanh.
+ Phản ứng viêm: Tăng sự chuyển dịch của huyết tương và các tế bào đến vùng có tác
nhân gây viêm, tổn thương giúp cơ thể phòng vệ, nhằm khôi phục lại những gì đã bị
gây hại. Tại nơi mầm bệnh xâm nhập cũng có thể gây thành ổ nhiễm trùng, (áp se).
2.3.
Mối quan hệ qua lại giữa bệnh truyền nhiễm với các thuốc kháng sinh
a/ Chế độ hộ lý chăm sóc nuôi dưỡng (Reginmen)
2


Quan sát mối liên hệ giữa chế độ chăm sóc và khả năng phòng vệ của cơ thể theo sơ
đồ:
CHẾ ĐỘ HỘ LÝ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
(REGINMEN)
Dinh dưỡng kém + tác nhân stress
Thuốc kháng sinh
Hàm lượng thuốc kháng sinh
tại nơi tác động
Giết vi khuẩn

Ức chế vi khuẩn

Sản phẩm biến đổi
của thuốc kháng sinh

Tế bào bị tổn thương

(-)
Vi khuẩn gây bệnh

Tấn công tổ chức tế bào
Ức chế khả năng phòng vệ
Gây tổn thương tế bào
Vi rus
Thay đổi bệnh lý tế bào

GÂY RA BỆNH

- Hệ thống miễn dịch dịch thể sẽ sản xuất kháng thể di chuyển trong vòng tuần hoàn
và đến nơi tác dụng.
- Hệ thống miễn dịch tế bào sản sinh hiện tượng interferon. Có sự truyền kháng thể từ
mẹ sang con, nhất là qua sữa đầu.
- Cuối cùng là mối tương quan được khép lại, gia súc có thể sống hay chết tùy theo
sức đề kháng.
- Sự truyền tải thông tin sinh học bị ngưng lại cộng thêm với việc đào thải các thuốc
ngoại lai.
- Hệ thống thần kinh, hormon thể dịch: tìm các ngăn chặn các tác nhân có hại hay lẩn
tránh nó. Tuyến thượng thận tăng tiết hormon, nó có thể thắng (sống) hay bại (chết).
Nếu thắng những triệu chứng thích nghi chung sẽ xuất hiện,làm xuất hiện trạng thái
stress tiết hydrocortisone.

b/ Các cơ chế phòng vệ, bảo vệ cơ thể
3


- Quan trọng nhất là việc phát hiện động vật ốm vì bệnh truyền nhiễm để điều trị
cùng với các thuốc kháng sinh.
- Kháng sinh sẽ có hiệu quả tốt với động vật ốm ở mô bào với nồng độ thấp hơn MIC
(nồng độ tối thiểu tác dụng của thuốc) của thuốc trong phòng thí nghiệm.
c/ Nếu cơ thể đã đề kháng với thuốc cần thiết phải sử dụng kháng sinh liều cao (không
phải là vi khuẩn kháng thuốc).
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị liệu:
Kháng sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng trị bệnh cho người và động
vật nuôi. Hiện tại trong nước đã có tới trên 60 – 70 % tổng giá trị các thuốc đang
dùng để phòng trị bệnh cho động vật nuôi là các thuốc hóa học trị liệu, trong đó chủ
yếu là các loại kháng sinh. Kháng sinh, thuốc trị căn nguyên gây ra bệnh nhiễm
trùng nên luôn là loại thuốc được kê đơn hàng đầu quan trọng nhất, không thể thiếu
được trong quá trình điều trị bệnh truyền nhiễm do vi trùng hay cơ thể có nguy cơ
bị nhiễm trùng: trong phẫu thuật, thiến hoạn gia súc và điều trị các vết thương ngoại
sản khoa. Hiện nay để khống chế các bệnh nguy hiểm, đặc biệt các bệnh chung giữa
người và vật nuôi do vi khuẩn không thể thiếu vai trò của kháng sinh được.
Các tác nhân gây bệnh cho người và vật nuôi: virus, vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn
bào ( cocicoid – cầu trùng đường tiêu hóa; protozoa – ký sinh trùng đường máu)
hay các loài nội, ngoại ký sinh trùng. Các kháng sinh thông dụng chỉ có tác dụng
với vi khuẩn mà không có hoặc có ít tác dụng với tác nhân gây bệnh còn lại. Trong
khi đó mỗi nhóm kháng sinh lại chỉ có tác dụng đặc hiệu với một số loại vi khuẩn
gây bệnh nhất định. Việc hỏi bệnh, chẩn đoán đúng bệnh tất nhiên sẽ dùng đúng
thuốc.
Nắm vững bốn nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho các bác sỹ
điều trị lâm sàng trong việc lựa chọn và phối hợpkháng sinh khi kê đơn. Đồng thời
cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm thuốc.

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên là vi khuẩn hoặc trong
trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật).
- Phải biết lựa chọn kháng sinh hợp lý, (đúng chủng loại).
- Phải nắm vững được nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh
(nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụnghiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng – không
bao giờ được sử dụng phối hợpkháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm
khuẩn).
- Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình.
Do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi: làm thuốc tăng trọng, bảo quản thức
ăn, phòng ngừa dịch bệnh (liều thấp); hay sử dụng sai nguyên tắc: dùng sai liều, sai
4


phổ, không đủ liệu trình, thường xuyên chỉ dùng một loại thuốc; đặc biệt việc phối
hợp kháng sinh sai nguyên tắc … đã tạo ra các dọng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là
hiện tượng đa kháng (vi khhuẩn gây bệnh cùng một lúc kháng với nhiều loại kháng
sinh).
Tác hại của vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng: sẽ tạo ra các dòng vi khuẩn đa
kháng thuốc. Hiện nay yếu tố kháng thuốc được coi như là độc lực của vi khuẩn gây
bệnh. Chính nó làm cho quá trình điều trị phức tạp, thậm chí còn làm vô hiệu hóa
kháng sinh. Vi khuẩn gây bệnh cho đông vật vật sẽ chuyển sang gây bệnh cho
người. Nếu không có chiến lược sử dụng kháng sinh trước nhất là trong chăn nuôi ,
thú y sau đó cho người, vi khuẩn kháng thuôc sẽ bất ngơ gây dịch lớn mà chưa có
thuốc kháng sinh thay thế để điều trị.
Để đối phó với hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, nhiều nhà khoa học và nhà
đầu tư đã tốn nhiều công sức và tiền bạc trong việc tìm ra các loại kháng sinh thế hệ
mới từ vi snh vật hay các dạng thuốc tổng hợp và dạng bào chế mới.
Sự ra đời của các nhóm kháng sinh thế hệ mới
Nền công nghiệp dược được phát triển rất nhanh và thập ký cuối của thế kỷ trước,
ngày nay càng có thêm nhiều loại thuốc mới được sử dụng trong điều trị lâm sàng.

Ví dụ như trước đây chỉ có 6 loại Penicillin tự nhiên từ nấm Penicillium notatum
thuộc nhóm ß – lactam trong điều trị bệnh do vi khuẩn gram (+), hiện nay đã có tới
trên 200 loại thuốc cùng nhóm ß – lactam xuất hiện với ba phân nhóm phụ: các
Penicillin tổng hợp phổ rộng diệt được cả vi khuẩn gram (-) và (+) và các chủng tụ
cầu, liên cầu kháng lại Penicillin: Ampicillin, Amoxycillin, Cloxacillin, Oxacillin,
Nafcillin, Hetacillin, Ticarcillin,….; các Cephlosporin có tớ ba thế hệ như:
Cephalothin, Cephalexin (I), Cefuroxim, Cefoxitin, Cefotetan (II), Cefoperazon,
Cefotaxim, Cetriaxon (III)….; các chất ức chế ß – lactamaza như: axit Clavunic,
Imipemen, Azthreoonam,…..
Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XI, ngoài các thuốc thuộc nhóm ß
– lactam kể trên, nên công nghiệp dược đi sâu khai thác sản xuất các thế phẩm
thuốc mới có nguồn gốc từ các Quinolon, Imidazon và Sulphamid (gọi chung là các
kháng sinh thế hệ mới: Norfloxacin, Enrofoxacin, các Amynoglucosid: Kanamycin,
Gentamycin, Lincosamid, Sulphamerazin, Sulphamethoxypyradazil…) hay các
dạng bào chế mới có tác dụng kéo dài thời gian tác dụng như: Tetracyllin LA. Càng
về sau các chế phẩm kháng sinh mới càng hoàn thiện và khắc phục được những
nhược điểm của kháng sinh cổ điển: phổ tác dụng rộng, thời gian tác dụng kéo dài,
ít hay không có tác dụng phụ.
DANH MỤC THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC THÚ Y HẠN CHẾ SỬ DỤNG
5


TT
1
2
3
4
5
6
6

7

Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Bacitracin Zn
Carbadox
Olaquindox
Spiramycin
Tylosin Phosphate
Avoparcin
Virginiamycin
Meticlorpidol

TT
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Meticlorpidol/ Methylbenzoquate
Amprolium (dạng bột)
Amprolium/Ethopate
Nicarbazin
Flavophospholipol
Salinomycin
Avilamycin

Monensin

DANH MỤC THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC THÚ Y CẤM SỬ DỤNG
TT Tên hóa chất, kháng sinh
1
Chloramphenicol (Tên khác: Chloromycetin; Chlomitromycin; Laevomycin,
Chlorocid, Leukomycin)
2
Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran (Nitrofuran, Furacillin, Ntrofurazon,
Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon,
Payzone, Furazolin, Nitrofurmenthon, Nitrofuridin, Nitrovin)
3
Dimetridazole (tên khác: Emtryl)
4
Metronidazole (tên khác: Trichomonacid, Flagyl, Klion, Avimetronid)
5
Dipterex (tên khác: Metriphonat, Trichlorphon, Neguvon, Chlorophos, DTHP);
DDVP (tên khác: Dichlorvos; Dichlovoros)

III. CƠ SỞ CỦA VIỆC CHỌN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh
- Dựa vào kết quả của việc hỏi diễn biến của bệnh, thăm khám, chẩn đoán bệnh để dự
đoán thuốc sẽ dùng. Sau đó dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học….dự
đoán căn nguyên gây bệnh. Trên cơ sở đó để chon thuốc điều trị. Đây là phương
pháp tối ưu để chọ thuốc.
- Chọn thuốc dựa trên hoạt phổ kháng sinh đẫ được giới thiệu trong các thuốc hay
nhóm thuốc (thường các thuốc đều có bảng phụ lục về phổ kháng sinh).
- Kiểm tra kháng sinh đồ tìm thuốc mẫn cảm với vi khhuẩn gây bệnh. Mặc dù vậy,
kết quả mẫn cảm trong phòng thí nghiệm đôi khi không đúng như thực tế điều trị
bệnh truyền nhiễm. Điều này chưa được giải thích rõ do nó con phụ thuộc vào nhiều

yếu tố.
- Nhuộm tiêu bản, xem kính hiển vi giúp đỡ thêm cho việc chẩn đoán chính xác.
- Chú ý đích của phép điều trị: trong khi chọn thuốc cần chú ý đến đích – nơi vi
khuẩn đang cư trú trong cơ thể bệnh súc: máu, tim, gan, …để chon thuốc, chọn
đường đưa thuốc thích hợp làm sao cho thuốc kháng sinh nhanh chóng đến được
nơi tác dụng (nơi vi khuẩn cư trú) với nồng độ cao nhất và thời gian tồn tại lâu.
6


- Sử dụng kháng sinh cho hiệu quả tốt nhất. Chọn thuốc đơn trị dựa trên hoạt phổ của
nó sẽ cho kết quả mong muốn. Trường hợp này có kết quả rất cao trong điều trị các
bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra.
- Chỉ phối hợp kháng sinh trong trường hợp thật cần thiết: chống lại nguy cơ gây vi
khuẩn kháng thuốc hoặc gia súc bị bệnh ghép.
3.2. Phương pháp kiểm tra mức độ nhậy cảm của vi khuẩn gây bệnh với thuốc
kháng sinh
- Nuôi cấy, phân lập, giám định loại vi khẩn gây bệnh.
- Kiểm tra mức độ nhậy cảm bằng cách xác định độ nhậy cảm của vi khuẩn với
thuốc. Có 2 phương pháp xác định độ nhạy cảm cuẩ vi khuẩn với khngs sinh trong
phòng thí nghiệm:
a/ Phương pháp khuyếch tán trên thạch đĩa của Kirby Bauer
Là phương pháp xác định đơn giản, dựa trên độ lớn vòng vô khuẩn. Kết quả đo
được chia thành 3 mức: mức độ mãn cảm, trung bình và kháng thuốc dựa vào kết
quả đo đường kính vòng vô khuẩn bình quân. Đơn vị tính mm rồi đối chiếu với
bảng cho sẵn.
b/ Môi trường lỏng
Là sự xác định định lượng: xác định được mối quan hệ giữa nồng độ tác dụng với
nồng độ ức chế hay diệt khuẩn của thuốc. Thường được nhận ghi bằng nồng độ
MIC là hàm lượng thuốc trong μg/ml hay μg/g của mô bào. MIC – nồng độ thấp
nhất của thuốc có khả năng ức chế được sự phát triển vi khuẩn sau 18 – 24 giờ

trong tủ ấm.
MIC của thuốc kháng sinh dùng trong điều trị được phân thành 4 mức sau:
+ Mẫn cảm: Thuốc ức chế vi khuẩn gây bệnh bằng nồng độ của nó trong các mô bào.
Đây cũng là liều điều trị trung bình hiện đang được áp dụng.
+ Mẫn cảm trung bình: Thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh bằng nồng
độ của thuốc trong tế bào và cũng đúng bằng liều điều trị tối đa.
+ Mẫn cảm có điều kiện: Thuốc ức chế vi khuẩn gây bệnh chỉ tìm được ở vị trí mà tại
đó nồng độ thuốc trong mô bào cao hơn ở hầu hết các tổ chức khác trong cơ thể. Ví
dụ như trong đường tiết niệu.
+ Sự kháng thuốc: Vi khuẩn gây bệnh không bị ức chế bởi nồng độ thuốc trong các
mô bào (nồng độ này cao hơn nồng độ tác dụng nhưng chưa gây hại tế bào). Muốn
ức chế các vi khuẩn gây bệnh này cần phải dùng thuốc nồng độ cao hơn (tức liều
gây độc hại tế bào). Trong lâm sàng tuyệt đối không được dùng các thuốc đã bị vi
khuẩn kháng lại để điều trị, khi đó bệnh không những không khỏi mà động vật còn
bị chết do độc lực của thuốc (nồng độ thuốc tự do quá cao trong cơ thể).
7


c/ Độ mẫn cảm của thuốc cũng khác nhau với từng loại vi khuẩn
- MBC – minimum bactericidal concentration: Là nồng độ kháng sinh thấp nhất
có khả năng diệt khuẩn đến 99,9% số lượng vi khuẩn.
- MAC – minimum antibiotic concentration: Là nồng độ thấp nhất của kháng sinh
có khả năng diệt vi khuẩn trên cơ sở thay đổi cấu trúc hay tốc độ phát triển, thay đổi
hình thái học, làm cho nguyên sinh chất sáng lên hay tích điện trong microsom, ức
chế bằng cách sản xuất ra một chất làm giảm tốc độ phát triển.
- SIC – Subihibitory concentration: Là nồng độ mà ở đó vi khuẩn vẫn phát triển
được, nhưng tăng độ nhậy cảm hơn vì nó đã bị mất khả năng tự vệ hay bị mất các
yếu tố gây bệnh.
- LGT – Log growth time: Là thời gian cần thiết để để vi khuẩn lại phát triển sau
khi ngừng cho thuốc kháng sinh.

Kiểm tra độ mẫn cảm của thuốc với vi khuẩn gây bệnh trong phòng thí nghiệm:
- Phải nhìn tận mắt khả năng diệt hay ức chế vi khuẩn của thuốc
- Không có kết quả thì không sử dụng thuốc.
Có thể dẫn đến hai trường hợp rắc rối khó lý giải trong thực tế: Thuốc có độ mẫn cảm
rất tốt (tuyệt vời) trong phòng thí nghiệm nhưng khi điều trị lại không cho kết quả
như dự đoán. Ngược lại, những thuốc có độ mẫn cảm không tốt lắm song lại cho
hiệu quả điều trị cao hơn.
3.3. Bảng chọn thuốc trong điều trị bệnh truyền nhiễm
a/ Chiến lược sử dụng kháng sinh
Trong chiến lược sử dụng kháng sinh chúng ta không nên quá lạm dụng các thuốc
như: Cifloxacin, Imidazol, Nitrofuran…những loại thuốc mới trị bệnh hiểm nghèo
của người, vật chủ và cả trong vi khuẩn nên dễ gây quái thai, suy tủy như
Chloramphenicol hay các kháng sinh tác động vào AND, ARN chỉ dùng trong điều
trị bệnh do nấm và trị ung thư của người. Với thú y không nên sính thuốc mới, sính
thuốc ngoại đề phòng khi vi khuần gây bệnh cho vật nuôi sẽ chuyển sang gây bệnh
cho người, khi đó sẽ chưa có thuốc điều trị kịp thời.
Việc theo dõi kết quả điều trị và hiện trạng sử dụng kháng sinh trong lâm sàng diễn
biến ngày càng phức tạp. Khi dùng kháng sinh cần theo dõi chặt chẽ diến biến, hiệu
quả và những phản ứng có hại để lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị cao mà tác
dụng có hại ít. Muốn vậy, người bác sĩ thú y và người chăn nuôi có trình độ cao
không chỉ cần biết khai thác những đặc điểm có lợi của kháng sinh mà cần phải biết
đầy đủ những tác dụng phụ không mong muốn do thuố gây ra, trên cơ sở đó có các
biện pháp phòng trị kịp thời. (Tức là ta cần xem xét, cân nhắc cái lợi, cái hại của
việc dùng thuốc).
8


b/ Cách chọn thuốc kháng sinh trong điều trị chống bệnh truyền nhiễm
Trong khi điều trị các bệnh truyền nhiễm, nên có chiến lược sử dụng kháng sinh.
Khi dịch bệnh xẩy ra, bao giờ cũng chọn thuốc mà vi khuẩn mẫn cảm nhất. Với một

bệnh cụ thể nên có chỉ định dùng thuốc như: thuốc nào là số 1, thuốc nào là số 2,
khi nào dùng phối hợp thuốc, khi gặp vi khuẩn đã kháng thuốc sẽ chọn thuốc nào
thay thế. Chỉ có như vậy, khi vi khuẩn kháng thuốc chúng ta mới chủ động có thuốc
thay thế.
Sau đây xin giới thiệu một số chiến lược sử dụng thuốc của tổ chức y tế thế giới
dùng trong điều trị bệnh truyền nhiễm cho người và động vật nuôi.
Ký hiện viết tắt:
AP: Ampicillin
PAS: Para – aminosalicylic acid
GM: Gentamycin
AT: Amphotericin B HB: Hydroxystibamidine

PHZ: Phenazine

CL: Colistin

IDU: 5-iodo-2-deoxyuridine

PMX: Polymycin B

CLX: Cloxacillin

INH: Isoniazid

PN-G: Penicillin G

CP: Cephalothin

KN: Kanamycin


PZ: Pyrazinamide

LC: Lincomycin

CM: Chloramphenicol

RC: Ristocetin

CS: Cycloserine

MT: Methicillin

SF: Sulfones

EM: Erythromycin

NB: Novobiocin

SM: Streptomycin

ETM: Ethionamide

NF: Nafcillin

SN: Sulfonamide

ETH: Ethambutol

NM: Neomycin


TC: Tetracycline

FD: Nitrofurantoin

TSC: Thiosemicarbazones

NY: Nystatin

GF: Griseofulvin

OX: Oxacillin

VC: Vancomycin

9


Bệnh

Chỉ định chọn thuốc1

1st

2nd

3nd2

4th2

Bệnh áp se

Nhiễm trùng máu
Bệnh tim
Bệnh phổi
Viêm màng não
Viêm xương khớp – cơ thần kinh

Mẫn cảm
Pe.G

CLX
Cp
NF
OX
EM

EM
LC

CM
NB
TC

CM
NB
VC

KN
RC
TC


Viêm hang
Sốt phát ban đỏ
Sốt hủy tế bào
Đóng dấu
Viêm phổi
Nhiễm trùng huyết
Viêm thính giác và các xoang

Pe.G

Ap
CLX
EM
NF
OX

CLX
LC
TC3

CM
NB

Viêm màng tim
Sinh dục tiết niệu
Viêm màng não
Viêm răng
Viêm nội mạc tim
Viêm sinh dục tiết niệu
Nhiễm trùng huyết

Viêm tủy
Viêm não áp se
Nhiễm trùng huyết
Viêm nội mạc tim
Áp se não và các cơ quan khác

Pe.G

Ap
CP
EM

NB
VC

Pe.G + SM4

AP
CP+SM
EM+SM

CLX
LC
NF
OX
TC+SM

TC

Pe.G


Chọn thuốc sau khi Chọn thuốc sau khi
làm KSĐ
làm KSĐ

Viêm phổi
Viêm não tủy
Viêm nội mạc tim
Viêm khớp

EM
Pe.G

NF
OX

CLX
CP
LC

Pneumococ Anaerobi Enterococcus*( Str.viridans
*
cus
c
VK ruột)
(VK Str. Pyogenes
(nhóm A,B,C,G)
(kị khí)
có độc
Treptococ

lực
cus*

Staphylococcus
Aureus*

VK

Kháng
Pe.G

CLX
Cp
NF
MT
OX

10

RC
VC

TC5


Meningoco Gonococcus –
ccus
lậu cầu
khuẩn


Pe.G

AP
CP
EM
TC

Viêm màng não tủy
Huyết nhiễm khuẩn

Pe.G6

SN6

AP
CP
EM

Viêm niệu đạo
Huyết nhiếm khuẩn
Viêm nội mạc tim
Viêm não tủy
Viêm não tủy
Viêm phổi

Pe.G

Kn

CL


Pe.G

EM
TC

CM
CP
LC

Viêm họng
Viêm thanh quản
Viêm phổi
Viêm các cơ quan khác
Viêm di căn
Viêm cầu thận

Pe.G

EM

CP
LC
NF
OX

TC

FD
SN9


CP
Pe.G10

CL
PMX

Viêm các tổ chức khác

CM
TC

AP
CM
TC
AP
CP

KN

Gây bệnh đóng dấu lợn

Pe.G

EM

CL
PMX
Pe.G10
SM


CL
PMX
Pe.G10

KN
NM

CM
SN
TC

A.aerogen Erysipelot E. coli*
es* và
hrixin
A.faec
sidios
alis
a
ĐDL

C. diphtheriae

B.

anthra
cis –
nhiệt
thán


Mina*

Nhiễm trùng các tổ chức
Viêm khớp
Viêm não tủy
Viêm nội mạc tim

Viêm cầu thận, các khí quan khác CM
nhau trong cơ thể
SN
TC

AP
CP

11


K.pneumon Pseu.Aeru Proteus
Proteusmia Streptobcilu
iae*
ginosa (đặc biệt
rabitis
s
khác
8.11
)
Salmonella

EM


SM

CM
CP

TC

SM

Viêm cầu thận và các cơ quan CL
khác
PMX

GM

NB

NM

Viêm cầu thận và các cơ quan CL
khác
PMX

GM

Chọn thuốc sau khi Chọn thuốc sau khi
làm KSĐ
làm KSĐ


Viêm phổi
Viêm cầu thận
Viêm ống mật
Viêm cơ thần kinh
Sốt thương hàn
Sốt phó thương hàn
Nhiễm trùng huyết
Viêm dạ dầy ruột cấp tính
Viêm dạ dầy ruột cấp tính

CM + SM

TC + SM

Pe.G10

KN

CM

AP
CP

Pe.G10

TC

TC

AP

CM
CP

Pe.G10

SN

Viêm họng
Viêm tai
Viêm hầu
Viêm thanh quản
Viêm phổi
Viêm não tủy

CM + SN
SM + SN12

TC + SN

AP13

CM14
SN14
TC14

H. influenza

Shigella

Huyết nhiễm trùng

Pe.G
Viêm khớp
Viêm nội mạc tim
Áp se
Viêm cầu thận và các cơ quan AP
khác
Pe.G

12


Past.multo Pas. Pestis Brucella
cida

tulare
nsis
Perfri
ngens

TC

TC + SM15

CM

Gây bệnh sốt tularensis

SM
SN16


CM
TC

PMX

NM

Gây áp se
Huyết nhiễm trùng
Viêm não tủy

SM

TC

CM

KN

Viêm hoại tử dạ dầy, ruột

Pe.G20

TC

Bệnh uốn ván

Pe.G20

Gây áp se não và các cơ quan khác TC18

Phù não
Gây huyết nhiễm trùng

CM18

Bệnh lao

INH21

SM21

PAS21

CS22
ET22
PZ22

Gây bệnh hủi, bệnh phong

SP

ETM23

TSC23

PHZ23

Bệnh xoắn khuẩn
Viêm não tủy


Pe.G

TC

Leptospira M. leprae

M.

tubercul
osis

Bacteroide Cl. tetani
ss

Cl.

Xẩy thai truyền nhiễm

13


Ghi chú:
1. * Gồm các chủng vi khuẩn đã qua kiểm tra kháng sinh đồ - KSĐ mẫn cảm với thuốc
2. TC3 : Khi kiểm tra có khoảng từ 10 – 30% số chủng Strep.pyogenes nhóm A không
còn mẫn cảm với Tetracycllines.
3. SM4 : Có thể chỉ dùng liều rất cao Penicillines 20 000 000 UI hay hơn nữa khi điều
trị. Hay cũng có thể kết hợp với Streptomycine.
4. TC5 : Có một số chủng Pneumococcus đã kháng lại Tetracyclines.
5. Pe.G6, SE6 : Hầu hết các chủng meningococcus – lậu cầu khuẩn vẫn con rất mẫn cảm
với các Sulphonamid trừ typ B đã kháng lại với Pe.G. Thực tế hay dùng

Sulfsdiazinne và Sulfisoxazole.
6. C.diphtheriae7 : Khi điều trị làm kháng sinh đồ chọn thuốc đặc hiệu, không nên phối
hợp thuốc sẽ gây độc.
7. Vi khuẩn8: Các chủng vi khuẩn này rất hay xuất hiện sự kháng thuốc. Trước khi điều
trị cần cân nhắc, kiểm tra sự mẫn cảm với thuốc.
8. SN9: Khi bị viêm cầu thận do E.coli, nên chọn Sulphonamides có tỷ lệ acetyl hóa
thấp, ít được bài thải qua nước tiểu.
9. Pe.G10 : Có thể tăng liều từ 10 – 40 000000 UI/ngày và nhất thiết phải kiểm tra sự
mẫn cảm với thuốc bằng phương pháp ơha loãng.
10.Có nhiều chủng Proteus khác so với chủng P. mirabilis cũng gây bệnh. Khi điều trị
cần chú ý.
11. Khi phối hợp chung SM+SN12. Thuốc phải bảo quản trong dung dịch đặc biệt.
12. AP13 : Ampicillin có hiệu quả cao với H. influenzae, nhưng không có tác dụng khi
động vật nuôi bị viêm não tủy.
13. Các thuốc CM14; SN14 và TC14: Các thuốc này chỉ dùng khi gia súc viêm hang, thanh
khí quản, tai và phổi. Không dùng khi bị vêm não tủy.
14. Chỉ dùng riêng Tetracilline cũng có tác dụng điều trị bệnh xẩy thai truyền nhiễm.
Nhưng tốt nhất, chắc chắn nên dùng phối hợp Tetracilline với Streptomycin
TC+SM15.
15. Hiệu quả điều trị tụ huyết trùng gia súc của Sulphonamide cũng tương tự như
Streptomycin. Có thể dùng SN16 đơn trị đều được.
16.Các trường hợp bệnh của gia súc có số 18, khi chọn thuốc cần lưu ý dược động học.
Thuốc dụng phải ngấm được vào các tổ chức đang bị tổn thương.
17. 19 : Cần thiết phải thải các chất độc, cặn bã ra bằng cách dùng dầu tẩy.
18. Pe.G20: ít nhất phải dùng 10 000000UI/ngày.
19. Các thuốc 21 và 22 chỉ ưu tiên cho bệnh lao.
14


20. Các thuốc 23 chỉ dùng cho bệnh phong, bệnh hủi cùi.

IV. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ
4.1. Cơ sở lý thuyết
Phối hợp kháng sinh được thực hiện trong các điều kiện sau:
- Nhằm làm giảm khả năng xuất hiện chủng vi khuẩn kháng thuốc với kiểu kháng
thuốc do đột biến, khi phối hợp kháng sinh sẽ lamg giảm tần số xuáta hiện đột biến
kép. Đột biến của vi khuẩn kháng lại Streptomycin 10-9 và Rifampicin 10-7. Khi phối
hợp chúng thì xác suất xuát hiện đột biến kháng được cả hai kháng sinh trên là 10-7 x
10-9 = 10-16. Đây chính là lý do phối hợp hai tloại thuốc trên để chữa lao.
- Nhằm điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn, cả vi khuẩn ưa khí, kị
khí như khi bị viêm phúc mạc, phế mạc, viêm phổi, áp se não, nhiễm trùng
huyết…..Khi đó mỗ kháng sinh sẽ tiêu diệt một loại vi khuẩn, phối hợpkháng sinh sẽ
tiêu diệt được nhiều vi khuẩn hơn.
- Phối hợp kháng sinh để tăng khả năng diệt khuẩn như dùng Sulfamethoxazole cùng
với Trimethoprim trị bệnh do Salmonella typhi. Phối hợp Carbenicillin với
Gentamycinhay với Tobrramycin trị viêm phổi do Pneumonia aeruginosa.
- Chỉ nên phối hợp kháng sinh khi bị nhiễm đồng thời nhiều vi khuẩn hay khi phối hợp
sẽ diệt được vi khuẩn kháng thuốc.
4.2. Kết quả của phối hợp kháng sinh
Mỗi loại kháng sinh, ngoài tác dụng chính còn ít nhiều tác dụng phụ không mong
muốn. Khi phối hợp chúng lại, những tác dụng phụ này cũng sẽ cộng lại hay tăng
thêm. Dùng liều lượng sai cũng sẽ có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng
đa thuốc. Sự phối hợp kháng sinh sẽ dẫn đến các kiểu tác dụng: đối kháng, hiệp đồng
cộng và hiệp đồng tăng mức.
- Tác dụng đối kháng:
Các thuốc phối hợp ngược nhau về cơ chế tác dụng như: dùng Tetraxycllin cùng với
Penicillin sẽ dẫn tới đối khngs vì: Penicillin tác dụng lên tế bào vi khuẩn đang nhân
lên trong khi đó Tetraxycllin lại ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Phối hợp kháng sinh có cùng đích tác dụng, vì chúng sẽ đẩy nhau ra khỏi đích như:
Erythromycin với Lincomycin (hay Clindamycin) và Chloamphenicol.
Dùng thuốc kháng sinh có tính chất tương kỵ nhau như: khi truyền vào tĩnh mạch

chữa các bệnhnhiễm khuẩn do ghép nhiều vi khuẩn, nếu trộn lẫn Penicillin với
Gentamycin thì hiệu quả điều trị sẽ giảm đi do các thuốc này có tính tươg kỵ,
Penicillin làm mất hoạt tính của Gentamycin.
- Tác dụng hiệp đồng:
15


Các thuốc có tác dụng ức chế những khâu khác nhau trong cùng một chu trình chuyển
hóa của căn nguyên gây bệnh (vi khuẩn hay protozoa – ký sinh trùng đường máu),
với vi khuẩn như: sự phối hợp của Sulfamethoxazole và Trimethoprim (co –
trimoxazole). Thuốc này có tác dụng vào hai khâu khác nhau trong quá trình tạo acid
tetrahydrofolic cần cho sự sinh sản và nhân lên cảu vi khuẩn. Sự phối hợp này làm
tăng hiệu quả chữa bệnh rõ rệt. Với protozoa có Sulfadoxine (fanasil) với
Pyrimethamine (daraprin) để tạo fasidar có hoạt tính chống ký sinh trùng sốt rét cao.
Phối hợp một thuốc có tác dụng ức chế men ß – lactamase, giúp cho vòng ß – lactam của
thuốc không bị phân hủy sẽ phát huy tác dụng mạnh. Phối hợp Amoxicilin cới axit
Clavulanic (augmentin), hay dùng Ampicilin cùng Sulbactam (unasyn). Các thuốc
Clavulanic và Sublactam khi dùng đơn độc ít có tác dụng kháng sinh, vì nó chỉ ức chế
sự sản sinh ra men ß – lactamase do các plasmid của tụ cầu và nhiều vi khuẩn đường
ruột khác sinh ra.
Phối hợp kháng sinh cùng ức chế sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: sự tạo vách tế bào vi
khuẩn gồm nhiều khâu và rất nhiều phản ứng. Khi phối hợp, môic thuốc sẽ có tác
dụng vào một khâu hay một phản ứng nhất định, nên khi dùng chung sẽ cótác dụng
hiệp đồng như: dùng Ampicillin với Oxacillin hay Cloxacillin; Ampicillin với
Tircarcillin; Ampicillin với Mecillinam.
Phối hợp kháng sinh có tác dụng lên vách tế bào, tạo điều kiện cho nhóm kháng sinh
Aminoglucozid thấm nhanh, thấm sâu vào nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn. Dùng
chung kháng sinh Penicillin với các nhóm kháng sinh thuộc nhóm Aminoglucozid
(AG): Streptomycin hay Gentamycin để chống các liên cầu mẫn cảm với Penicillin;
Oxacillin với Gentamycin hay Tobramycin để chống tụ cầu kháng Methicillin;

Cephalothin với Gentamycin chống Klebsialla.
- Tác dụng cộng
Khi phối hợp hai hay nhiều thuốc trong một hỗn hợp, dẫn đến quá trình chuyển hóa tế
bào, tác dụng cộng đơn giản do tăng liều. Hỗn hợp này rất có lợi khi mà tăng liều của
một tác nhân nào đó lại có tác dụng phụ. Phối hợp này sẽ mở rộng phổ kháng sinh.
- Tác dụng độc lập:
Sản phẩm được tạo ra khi tác dụng của thuốc có hiệu lực ngang bằng với tác dụng của
một thuốc. Về cơ bản một kháng sinh đã không được tác dụng (bị lãng phí).
4.3. Các chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh
Có nhiều cơ sở khoa học để xem xét, phối hợp các thuốc kháng sinh, tùy tính chất lý ,
hóa, dược động học,loại gai súc, loại vi khuẩn gây bệnh….Sau đây là một số loại
công thức để tham khảo:
a/ Dựa trên cơ sở chắc chắn của cơ chế tác dụng
16


- Sự diệt khuẩn:
+ Nguyên nhân là do thoát các chất dinh dưỡng ra khỏi màng tế bào vi khuẩn trong khi
đó vi khuẩn lại đang nhân lên với tốc độ nhanh để gây bệnh.
+ Do thay đổi tính thấm của màng tế bào hay thay đổi quá trình đồng hóa.
+ Các thuốc có tác dụng diệt khuẩn: Penicillin G và V, Bacitracin, Vancomycin,
Ampicillin, Hetacillin, Methicillin, Oxacillin, Nafcillin, Gentamycin, Cephalosporin,
Tribrissen, Nitrofurantoin,….
- Sự kìm khuẩn:
+ Do ức chế sinh tổng hợp Protein, acid nucleic và chuyển hóa nội bào của vi khuẩn.
Những điều nêu trên làm giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn.
+ Do vi khuẩn bị mắt cơ chế tự bảo vệ.
+ Gồm các loại thuốc: Tetracyclines, Chloramphenicol, Lincomycin, Tylosin,
Erythromycin, Novobiocin, Sulfonamid….
b/ Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc hay các chỉ định khi phối hợp kháng sinh.

Nếu phối hợp kháng sinh đúng sẽ đạt được những lợi ích lớn trong điều trị. Phối hợp
kháng sinh phải dựa trên cơ sở của việc xếp loại kháng sinh đã được giới thiệu.
+ Các thuốc ức chế và tiêu diệt vi khẩn có thể có tác dụng đối kháng, tác dụng công
hay tác dụng độc lập.
+ Đối kháng không phải là nguyên nhân giữa các thành viên khi phối hợp (ức chế hay
diệt khuẩn).
+ Phối hợp giữa các kháng sinh ức chế vi khuẩn chưa bao giờ có tác dụng hiệp đồng,
nhưng có thể tác dụng cộng hay tác dụng độc lập.
+ Phối hợp các kháng sinh diệt khuẩn có thể có tác dụng hiệp động, cộng và độc lập.
+ Phối hợp điều trị chỉ sử dụng theo chỉ định: nhiễm trùng hốn hợp, vi khuẩn hoàn
toàn kháng thuốc hay để đề phòng sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc.
4.4. Quan sát tác dụng của thuốc trên lâm sàng
- Tác dụng của thuốc kháng sinh trong phòng thí nghiệm đôi khi không giống như lý
thuyết đã viết là thuốc ức chế hay diệt khuẩn.
- Thuốc có tác dụng tốt, khi đó thuốc kháng sinh có thể là thuốc ức chế hay diệt khuẩn
còn phụ thuộc vào: Loại vi khuẩn, mức độ vi khuẩn mẫn cảm với thuốc (MIC) và
hàm lượng thuốc tại nơi tác dụng (nơi bị nhiễm khuẩn = nơi vi khuẩn cư trú), thuốc
đạt nồng độ MIC trong tổ chức bệnh như thế nào? Chế độ cho thuốc? Thời gian dùng
thuốc?
- Với thuốc Tetracycllin có khi là thuốc ức chế nhưng cũng có khi là thuốc diệt khuẩn.
- Trong nhiều trường hợp cân phải tăng liều để diệt khuẩn.

17


- Đã có nhiều kết quả điều trị mâu thuẫn (phủ nhận nhau) vì căn nguyên gây bệnh trên
các loại gia súc khác nhau.
- Kết quả điều trị còn phụ thuộc vào chế độ dùng thuốc và khả năng chăm sóc quản lý
gia súc cũng như mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với thuốc.
Các phối hợp thuốc chỉ dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ghép, bệnh nguy

hiểm như: bệnh lao, viêm não tủy, viêm màng trong tim.
Bệnh nặng có ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại khó chẩn đoán tìm ra các vi khuẩn
gây bệnh, chữa được hay không phải chờ kết quả xét nghiệm.
Khi phối hợp kháng sinh cần dùng đủ liều, nên chọn các kháng sinh có tính dược
động học gần nhau.
Có rất nhiều cáh chỉ dẫn phối hợp kháng sinh, sau đây xin giới thiệu để chúng ta cùng
tham khảo. Thực tế kết quả của sự phối hợp không theo ý muốn trong những bệnh cụ
thể. Điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố và cũng không tuân theo một qui tắc chung
nào.
Các phối hợp đã cho kết quả điều trị tốt
a/ Phối hợp các thuốc trong nhóm Penicillin
+ Ampicillin với một trong các thuốc: Cloxacillin, Oxacillin, Ticarcillin, Mecillinam.
+ Phối hợp Cloxacillin (hoặc Oxacillin) với Mezlocillin hay Piperacillin.
+ Fluclozacillin với acid fusidic.
b/ Nhóm Penicillin với chất ức chế ß – lactamse
+ Amoxicillin hay Tircarcillin + acid Clavulanic.
+ Ampicillin + Sulbactam.
c/ Nhóm Penicillin với Metronidazole
Phối hợp một trong các thuốc sau: Penicillin, Ampicillin, Mezloccillin và Azlocillin
với Metronidazole.
d/ Nhóm Penicillin với nhóm Aminoglucozid
Phối hợp một trong số các kháng inh thuộc nhóm Aminiglucozid với một trong
những thuốc sau: Penicillin, Ampicillin, Ticarcillin, Azlocillin.
e/ Các phối hợp khác
+ Aminoglucozid + Metronidazole.
+ Aminoglucozid + Clindamycin (hoặc Lincomycin).
+ Rifampicin + Tetracyclin
+ Rifampicin + Trimethoprim.
+ Sulfamide + Trimethoprim.
f/ Ứng dụng trong điều trị bệnh cụ thể


18


Khi bị nhiễm khuẩn nặng do Pneumonia aeruginosa nên sử dụng phối hợp Azlocillin
(hay Piperacillin) vớikháng sinh nhóm Aminogucozid sẽ cho kết quả điều trị rất tốt.
Khi bị nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu có thể dùng các phối hợp sau: Oxacillin hay
Cloxacillin với axid Fusidic hoặc Cephalosporin (thế hệ I,II) với Aminogucozid; hoặc
Aminogucozid với Clindamycin (hoặc Lincomycin).
Khi bị viêm phúc mạc hay nhiễm khuẩn kỵ khí ở ổ bụng nên phối hợp Cephalosporin
+ nhóm Penicillin + Metronidazole.
Khi bị viêm nhiễm vùng đầu và đường hô hấp do vi khuẩn kỵ khí dùng phối hợp các
kháng sinh thuộc nhóm Aminogluczid + Clindamycin (hoặc Lincomycin), vì chúng
có tác dụng tốt với tụ cầu. Khi bị nhiễm khuẩn do Legienella dùng công thức
Erythromycin + Azlocillin + Cephalosporin.
g/ Phối hợp thuốc trong từng bệnh cụ thể
Các thuốc khi phối hợp có tác dụng trong phòng thí nghiệm và được sử dụng trên lâm
sàng với các vi khuẩn gây bệnh cụ thể như sau:
+ Penicillin G/Cloxacillin: trị bệnh Staphylococcus.spp. Penicillin G/Cephalosporins:
trị bệnh Streptococcus.spp
+ Penicillin với các nhóm thuốc Aminogucozid trị bệnh do Listeria monocytogenes.
+ Ampicillin/Cloxacillin trị bệnh E.coli, Sal, Klebsiella, E.coli, Proteus.
+ Ampicillin/ Gentamycin trị bệnh Proteus.
+ Carbennicillin/ Gentamycin trị bệnh Pseudomonas, Klebsiella, E.coli, Proteus.
+ Cephalosporin/ Gentamycin trị E.coli, Klebsiella, Enterobact.
+ Lincomycin/ Aminoglucozid trị bênh nhiễm trùng hỗn hợp, nghiêm trọng do
Anaerobic và Aerobic.
+ Tylosin/ Oxytetracycline trị Pasteurella.
h/ Cách phối hợp (Theo Upon’ S Handbook of clinical Vet. Pharmacology)
+ Những kháng sinh có hoạt phổ rộng ưu tiên đặc biệt cho bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm, lúc đó chỉ chọn hai loại thuốc để phối hợp theo bảng sau. Thuốc sẽ có hiệu lực
tốt khi bị bệnh nhiễm trùng hỗn hợp cả các tác nhân gây bệnh ở ô A và B, chọn một
thuốc ở ô C và một thhuốc ở ô D, ví như Ticarcillin/Amikacin.
+ Các thuốc thuộc ô C chỉ phối hợp 1 – 2 thuốc; con thuốc ở ô D có thể phối hợp 2 –
3 thuốc.

A Tác nhân gây bệnh
B
Gram (-). Aerobes; Gram (-). Anaerobes; Gram (+). Aerobes
Gram (+). Anaerobes
19


C

D

Penicillin
Ampicillin
Amoxillin
Carbenicillin
Clamox
Cephalosporin
Chỉ phối hợp 1 – 2 thuốc

Gentamycin
Kanamycin
Amikacin
Tobrammycin
Cephalosporin

Phối hợp 2 – 3 thuốc

Trong lâm sàng, đôi khi sự phối hợp thuốc kháng sinhcó thể đạt hoặc đôi khi không
thể đạt như mong muốn.
+ Phối hợp Penicillin với Streptomycin: đây là phối hợp hiệp đồng, được sử dụng
rộng rãi trong điếu trị.
+ Novobiocin với Tetracyclin là phối hợp có chỉ định.
MIC – nồng độ tối thiểu tác dụng theo μg/ml
Loại vi khuẩn
Novobiocin
Tetracyclin
No/Te (tỷ lệ 1:1)

-

+
+

Sta aureus

0,3125

10,0

0,078/0,078

Stre hemolyticus

10,0


40,0

10,0/10,0

Bordetella

10,0

0,3125

0,3125/0,3125

Mycoplasma

3,54

0,73

0,73/0,73

Resistan strain of 3/6
2/6
0/6
My
Theo bảng theo dõi trên ta thấy :
Khi dùng đơn trị, Novobiocin có MIC thấp hơn Tetracyclin để chống lại
Staphylococcus.
Tetracyclin cũng có MIC thấp hơn Novobiocin khi chống lại Bordetella và
Mycoplasma, nhưng khi sử dụng hốn hợp tác dụng đã tăng lên để chống lại tất cả các
chủng Mycoplasma

Phối hợp Tylosin và Oxytetracillin: hỗn hợp có tác dụng cả trong ống nghiệm cũng
như trên cơ thể sống để chống lại Pasteurella multocida.
Phối hợp Gentamycin với semi – synthetic penicillin (các penicillin bán tổng hợp)
cũng có tác dụng công hưởng chống lại vi khuẩn gram (-). Cả hai loại thuốc đều diệt
khuẩn.
Các phối hợp thuốc đã được công nhận có tác dụng tốt trên lâm sàng (trên lâm sàng
đã theo dõi và hgi nhận) các kết quả sau:
+ Lincomycin/ Erythromycin;
20


+ Chloramphenicol/ Gentamycin;
+ Penicillin/ Aureomycin;
+ Chloramphenicol/ Ampicillin
+ Một số phối thuốc hợp có tác dụng tuyệt vời như: Ampicillin/ Streptomycin;
Lincomycin/ Streptomycin; Ampicillin/ Chloramphenicol; Cephaloridine/
Gentamycin; Ampicillin/ Gentamycin.
i/ Chú ý khi phối hợp kháng sinh trong điều trị
- Mục đích:
Phải tăng hiệu quả điều trị: tăng hoạt phổ, tăng khả năng (năng lực hay tiềm năng)
của thuốc; giảm số lần chữa trị và cần kết hợp với sự chăm sóc và hộ lý chu đáo trong
quá trình điều trị.
- Những điều cân nhắc đề phòng:
Không dùng chung chai lọ, seringe, trừ khi đã có sự hiểu biết rõ ràng về sự tương tác
giữa các thuốc trong phối hợp. không dụng những thuốc có tiềm năng gây độc môi
trường (toxcity). Những phối hợp đó phải có khả năng thực thi về kinh tế.
- Kinh nghiệm thực tế:
Không có sự thất bại nếu như biết sử dụng kết hợp những kết quả nghiên cứu của
phòng thí nghiệm và quan sát trên lâm sàng những ca bệnh đặc biệt. Hiểu được sự
thay đổi của kháng sinh để có cơ sở chọn thuốc. Điều này sẽ làm cho thời gian điều

trị ngắn hơn nếu như phối hợp thuốc dựa trên cơ sở đã được giới thiệu ở trên.
V. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC KHÁNG SINH
5.1. Những lý do làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh trong điều trị
A. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH
1. Dùng liều quá ít, sai khoảng cách giữa các liều, phát hiện bệnh chậm dẫn đến điều
trị quá muộn.
2. Dùng thuốc quá ít, liệu trình dùng thuốc quá ngắn, do ta không chú ý theo dõi suốt
thời gian chữa trị. Bệnh mới bắt đầu giảm, làm ta lầm tưởng dường như chưa có vi
khuẩn tấn công. Vậy điều gì sẽ xẩy ra:
a/ Không giết chết được tác nhân gây bệnh hay các tácnhân gây bệnhđã chuyển sang thể
ẩn.
b/ Vi khuẩn tự tạo ra vỏ bọc bảo vệ.
c/ Những vi khuẩn còn lại sau ổ dịch đã nhận được sự đề kháng
d/ Kế tiếp vi khuẩn kháng thuốc phát triển sinh ra một dang vi khuẩn mới, chúng sẽ phá
triển rất nhanh gây thành dịch.
e/ Đến lúc này sẽ gây khó khăn, bệnh dịch rất khó chữa.
3. Phát hiện bệnh quá chậm:
21


Khi phát hiện ra bệnh, sức đề kháng của cơ thể quá kém, gia súc bị suy kiệt. Đây là
nguyên nhân hiệu quả điều trị kém.
4. Kết cục sau:
a/ Hiệu quả điều trị kém.
b/ Số lượng gia súc bị bệnh tái phát tăng nhanh.
c/ Khi đó buộc phải tăng số lần chữa trị, tăng liều thuốc là điều rất cần thiết. Kết cục
tăng giá thành chi phí.
d/ Khó phát hiện bênh chinh xác – tốn nhiều thời gian cho việc chẩn đoán.
e/ Số đầu gia súc bị bệnh mãn tính tăng đã thường xuyên bài xuất mầm bệnh ra ngoài
môi trường.

5. Các vấn đề khác:
a/ Gia súc bị bệnh nhiễm trùng ngép, rất khó chẩn đoán chính xác.
b/ Do dùng thuốc cắt sốt nên rất khó chẩn đoán được căn nguyên chính.
c/ Phải dùng thuốc điều trị triệu chứng lâm sàng.
d/ Khi bệnh ở thể cấp tính kết hợp giữa các thuốc kháng sinh với thuốc chữa triệu chứng.
Khi bệnh chuyển sang thể mãn tính, phải dùng phương pháp điều trị như trên nhưng
cần kết hợp đồng thời với các thuốc steroids chống viêm.
e/ Gia súc dễ mắc các bệnh không thể chữa trị được: các bênh do virus.
B. CÁC YẾU TỐ KHÁC CÓ ẢNH HƯỞNG VỚI ĐỘNG VẬT
1. Xuất hiện các hàng rào ngăn cản,không cho kháng sinh ngấm vào tổ chức viêm: vào
màng não, xương, da, thận khi con vật bị chứng thiểu niệu, hay bị tắc đông mạch làm
kháng sinh không thể đến nơi đang bị viêm.
2. Sự hình thành các ổ áp se đã không cho thuốc thấm qua màng vào ổ viêm được.
3. Gia súc bị bệnh truyền nhiễm không có khả năng chữa trị, thường là các bệnh của gia
súc nhập ngoại, bệnh ung thư hay bệnh dị tật bầm sinh.
4. Bệnh hiện tại đã rơi vào tình trạng phức tạp, không chẩn đoán được.
5. Nơi tiêm bị viêm (tiêm bắp hay dưới da) là nguyên nhân làm thuốc bị ngăn lại, do đó
sự hấp thu chậm. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả tác dụng tồi và làm tồn dư kháng
sinh trong tế bào, tổ chức.
6. Gia súc bị mất các cơ chế phòng vệ: giảm γ globulin, bệnh bạch cầu, dẫn đến suy
nhược. Kết hợp các thuốc khác cùng với thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroids
hay thuốc chống ung thư. Kết quả thí nghiệm trên chuột đã chứng minh điều này.
7. Cách điều trị tốt nhất sử dụng đồng thời corticosteroids với kháng sinh.
- Các steroid sử dụng đồng thời với kháng sinh diệt khuẩn trong trường hợp bị bệnh
truyền nhiễm thể quá cấp và cấp tính. Nếu động vật bị hôn mê và bị sốc cần tăng liều

22


của steroid. Chỉ sử dụng steroid trong vài giờ đầu, sau đó không được tiếp tục dùng

nữa.
- Khi động vật bị bệnh mãn tính, không nên sử dụng steroid trong điều trị, trừ trường
hợp gia súc bị viêm cục bộ ở một vùng nhỏ.
- Khi sử dụng corticosteroid chữa viêm khi triệu chứng viêm còn nghi ngờ, nên kết hợp
với kháng sinh.
5.2. Tai biến do kháng sinh
a/ Có thể do dung sai liều, sai lệu trình
- Nguyên nhân chính thường do giảm liều hay do nhắc lại liều dùng khi mà sự chuyển
hóa sinh học của thuốc hoặc sự đào thải của thuốc đã bị giảm đi ở động vật già, gia
súc non hoặc còn do sự tương tác giữa các thuốc khi dùng điều trị đông thời.
- Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc.
- Động vật ốm bị hội chứng thiểu niệu, đặc biệt ở những con khi sử dụng Sulfamids và
nhóm aminoglucozid trong điều trị.
b/ Thường còn do việc phối hợp các thuốc trong điều trị đã dẫn đến sản sinh ra độc tố,
cơ bản là do quá liều.
c/ Sự tương tác thuốc do kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng.
Ví dụ:
- Các kháng sinh ức chế hoạt động thần kinh – cơ được sử dụng với các thuốc làm
giảm trương lực cơ như: thuốc mê, curare, succinylcholine, M – 99 …., các thuốc này
sẽ làm rối loạn hô hấp hay liệt cơ.
- Các kháng sinh gây độc cho thận lại phối hợp đồng thời với thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng
khả năng gây độc của thuốc kháng sinh.
- Hàm lượng thuốc tự do trong máu sẽ tăng lên:
+ Do có sự cạnh tranh protein vận chuyển thuốc tới các tổ chức. Điều này sẽ làm tăng
tiềm năng độc. Ví dụ khi sử dụng Penicillin cùng với Phenylbutazone hay Aspirin thì
2 thuốc trên sẽ làm tăng độc lực của Penicillin; Aspirin cũng làm tăng độc lực của các
Sulfamid; Sulfamid lại làm tăng độc lực của Methotrexate….
+ Sự canh tranh đào thải thuốc trong thận: điều này dẫn đến 1 thuốc sẽ bị đào thải chậm.
Các Sulfamid làm chậm khả năng đào thải Methotrete; Phenylbutazone làm chậm khả
năng đào thải của Penicillin và Cephalosporidin.

d/ Tình trạng bệnh lý
Sự hoạt động của tim, tuần hoàn, thận, gan hay cơ thể bị suy nhược cũng ảnh
hưởng lớn đến sự đào thải thuốc.
e/ Cá tính của loài

23


Procain penicillin G độc với vẹt đuôi dài,rùa, rắn và chuột lang. Mèo rất
mẫn cảm với các kháng sinh có tiềm năng gây độc cho thận: nhóm aminoglucozid
nhất là với Streptomycin. Ngựa mẫn cảm với kháng sinh Lincomycin, Tylosin,
Tetracillin, Levamyzol. Chó chăn cừu lại mẫn cảm với Ivermectin.
5.3. Các biểu hiện độc của thuốc
Mặc dù vẫn tuân theo đúng các chỉ định điều trị về: liều, khoảng cách các liều, liệu
trình, đường đưa thuốc ….nhưng tác dụng phj của thuốc vẫn xẩy ra. Các tác hại này
của kháng sinh thường không nằm trong dự kiến như: đặc ứng, dị ứng và phản ứng
miễn dịch. Ngược lại khi đã thực hiện đúng chỉ định điều trị mà tác dụng hại vẫn còn
xảy ra, cần xem xét, thảo luận, tim ra nguyên nhân gây hại. Các tác dụng hại hay gặp
khi điều trị bệnh.
a/ Bệnh ở đường tiêu hóa
Với loài ăn tạp: lợn, chó, mèo,….khi bị đi ỉa cho uống kháng sinh sẽ làm giảm sự
tổng hợp Vitamin K và các vitamin nhóm B do dùng kháng sinh kéo dài. Với gia súc
non,khi uống niều Ampicillin, Tetracillin, Lincimycin sẽ gây buồn nôn, viêm thực
quản. Nguy hiểm nhất là khi bị tiêu chảy dùng nhiều kháng sinh rất hay gây viêm
ruột non – kết tràng, làm thay đổi nhanh khu hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn
khuẩn. Đối với động vật nhai lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.
b/ Gây nhiễm trùng máu cấp tính
Những kháng sinh sử dụng điều trị được thải ra ngoài dưới dạng còn hiệu lực. Chúng
sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mẫn cảm trong xoang bụng. Điều này cũng
cho phép các vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển. Những chủng này bình

thường không gây bệnh, nhưng chúng được giữ lại trong xoang bụng với hằng số
nhất định. Bình thường giữa các chủng không có sự cạnh tranh, luôn giữ một hằng số.
Khi có điều kiện, vi khuẩn kháng thuốc sẽ có cơ hội phát triển rất nhanh. Khi đó
chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng độc
tố là kết quả của chúng.
- Kháng sinh có hoạt phổ hẹp, có tác dụng với vi khuẩn gram (+), khi sử dụng sẽ tạo
điều kiện, cơ hội cho vi khuẩn gram (-) phát triển.
- Sự đề kháng phi đặc hiệu của cơ thể động vật đặc biệt quan trọng, nhất là trên ngựa.
Bình thường trong ống tiêu hóa của ngựa rất rộng, nên có rất nhiều loại vi khuẩn phát
triển, chúng cũng phát triển rất dễ dàng – quan hệ công sinh đối với loài ăn cỏ. Khi
cho uống kháng sinh chúng sẽ giết tất cả các dạng vi khuẩn có lợi, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho Salmonella và E.coli phát triển gây bệnh. Điều này cũng có thể
xảy ra đối với loài nhai lai khi uống kháng sinh với liệu trình kéo dài. Hay những
kháng sinh có chu kỳ gan – mật, đượcthải ra ngoài dưới dạng con hoạt lực:
24


Tetracillin, Lincomycin, Tylosin, Erythromycin. Đây là đặc điểm rất quan trọng cần
chú ý khi điều trị bệh cho số đông ngựa của trng trại hay trong bệnh viện.
- Gây các biến chứng về máu:
+ Gây thiếu máu khi dùng Penicillin liều cao.
+ Thiếu máu hồng cầu to khi dùng Sulphamides kéo dài.
+ Gây thiếu máu do làm dung huyết như: các Sulphamides, axit Nalidixic,
Nitrofurantoin.
+ Giảm tiểu cầu như các thuốc thuốc nhóm ß – lactam, Tetraxyclin, Chloramphenicol,
Lincomycin, Tobrammycin.
+ Giảm bạch cầu như các thuốc thuộc nhóm ß – lactam khi tiêm tĩnh mạch liều cao,
Tetraxyclin, Lincomycin, Erythromycin. Đặc biệt các thuốc như Sulphamides, axit
Nalidixic, Nitrofurantoin, Metronod có thể gây mất bạch cầu có hạt. Các thuốc gây
suy tuỷ: Chloramphenicol, Sulphamides.

c/ Dị ứng thuốc – shock quá mẫn
Gây shock quá mẫn điển hình là Penicillin và các thuốc thuộc nhóm ß – lactam. Tuy
với số lượng không nhiều, dị ứng thuốc còn gặp khi dùng các thuốc: Sulphamides,
Lincomycin và Clindamycin.
Gây nổi mề đay, ban, đỏ da, trong bóc biểu bì: Sulphamides, Clindamycin.
d/ Ức chế sinh tổng hợp protein
Gồm các thuốc: Tetracyclin, Chloramphenicol, khi sử dụng liều cao sẽ gặp các hiện
tượng sau:
+ Ức chế sự động hoá: Thuốc ức chế sự lên da non làm vết thương lâu lành; giảm sức đề
kháng; giảm khả năng sản sinhkháng thể.
+ Cần bổ sung thêm Corticosteroids.
e/ Ức chế sự chuyển hoá sinh học của thuốc
+ Như Chloramphenicol dùng với thời gian dài sẽ làm giảm hoạt tính của thuốc
nhưng lại làm tăng khả năng gây độc với các tế bào non: sự tạo các tế bào máu của
tuỷ xương, tinh trùng, noãn bào.
f/ làm tê liệt sự hoạt động của cơ vân
- Nhóm Aminoglucozid làm ảnh hưởng tới hàm lượng Ca++ trong máu và ức chế sự
dẫn truyền của Axetylcholin tại xinap thần kinh. Khi dùng riêng kháng sinh nhóm
Aminoglucozid không thường không có hại, ngược lại khi dùng chung nhóm kháng
sinh này với các thuốc mê hay Curazer tác dụng gây liệt cơ trơn hay gặp hơn.
- Các thuốc Tetracyclin, Lincomycin hay gây ảnh hưởng không tốt đến cơ, xương
nhưng không rõ nguyên nhân.
- Colistin và Polymycin hay độc với thận. trị bằng cách dùng các muối của Calcium.
25


×