Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích và cảm nhận về thân phận của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.77 KB, 2 trang )

“Bánh trôi nước” là một tác phẩm nổi tiếng của bà chúa thơ nôm hồ
Xuân Hương, ca ngợi phẩm chất trong sáng của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng
người đọc cũng như trong chính bản thân em.
Như chúng ta đã biết, nhà thơ Hồ Xuân Hương có tấm lòng cảm thông
sâu sắc đối với người phụ nữ. Qua bài thơ này, tác giả muốn mượn hình ảnh
bánh trôi nước để ngợi ca vẻ đẹp hình thể cũng như vể đẹp tâm hồn của
người phụ nữ trong xã hội cũ. Bằng thể thơ thất ngôn từ tuyệt và các biện
pháp tu từ, tác giả đã vẽ nên một bức chân dung về người phụ nữ vô cùng
hoàn mĩ.
Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam ta đã có phong tục làm bánh trổi vào dịp
Tết Thanh Minh.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Chiếc bánh trôi có dạng hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng
đường đỏ, luộc trong nước sôi chìm nổi vài lần là chín. Tác giả đã khéo léo
mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để gợi ca vẻ đẹp trong trắng, tấm lòng son
sắt, thủy chung của người phụ nữ. Những người phụ nữ trông xã hội cũ phải
chịu những hủ tục, sự lễ giáo, rang buộc, tước quyền làm chủ của bản thân
và phải hoàn toàn sống phụ thuộc vào người khác. Chao ôi! Có nỗi đau nào
đau hơn khi con người sống mà bị mất quyền tự do, bình đẳng. Phải chăng,
nhà thơ đã vô cùng cảm thông, xót xa cho thân phận “bảy nổi ba chìm” của
người phụ nữ. Có thể nói rằng, tác giả phải là người có tấm lòng nhân hậu,
vị tha, bao dung mới cảm thông được nỗi thống khổ của người phụ nưc
trong xã hội phong kiến.
Cùng với việc gợi ca vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ, nhà thơ Hồ
Xuân Hương đã đồng thời gợi ca phẩm giá trong sạch, đáng quý của họ.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã ngầm khẳng định số
phận và cuộc đời của những người phụ nữ. Dù có phải vượt qua bao gian


nan, thử thách thì người phụ nữ vẫn giữ trọn những phẩm chất trong sạch,
đáng quý của mình. Nhà thơ đã vô cùng thấu hiểu, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp
tiềm tàng, sức mạnh bền bỉ của người phụ nữ. Với cách nói khiêm nhường
nhưng cứng cỏi, câu thơ như một lời thách thức đối với các thế lực tàn bạo
đang chà đạp lên quyền sống, quyền được tự do của người phụ nữ. Có thể
nói rằng, nhà thơ là người đã đứng lên, đại diện cho những người phụ nữ,
dung ngòi bút của mình để lên án xã hội phong kiến tàn ác, bất công.
Tác phẩm hiện lên như một bức tranh tố cáo xã hội cũ và hàm chứa
sâu xa ý nghĩa nhân sinh. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện cách nhìn nhận,


đánh giá mang đậm tính nhân văn của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương.
Bài thơ là một kiệt tác mãi với thời gian và có giá trị sâu sắc trong nền văn
học nước nhà.



×