Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SẢN XUẤT HỒI BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.6 MB, 40 trang )

Cẩm nang
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SẢN XUẤT HỒI BỀN VỮNG
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc, thu hoạch và
sơ chế Hồi bền vững dành cán bộ kỹ thuật và người dân



Lời nói đầu

Lời nói đầu
Hồi là loài cây lâm sản ngoài gỗ, có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao đã được con người biết đến,
thu hái và sử dụng từ những năm của thế kỷ thứ XIX. Hồi là một loài thuộc chi Illiciaceae thuộc họ Hồi
(Illiciaceae). Hồi chỉ có thể sinh trưởng tốt, cho năng suất cao khi sống ở những vùng có độ cao từ 300700 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hoà, mát, ẩm ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên và Quảng Ninh. Do đó, Hồi là loài cây giá trị kinh tế cao, nguồn thu nhập chính và gắn liền
trong hệ thống sản xuất lâm nghiệp của người dân sống ở những vùng núi cao. Cây Hồi có ý nghĩa rất
lớn đối với đời sống kinh tế xã hội cũng như môi trường sinh thái ở những vùng núi cao nước ta.
Để đảm bảo canh tác Hồi có hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường không những cần phải có
những hiểu biết nhất định về kỹ thuật canh tác bền vững nhằm vừa nâng cao năng suất và chất lượng
Hồi đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường thế giới mà còn giúp giảm thiểu tác động vào môi trường
sinh thái, góp phần bảo vệ và phát triển rừng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đang diễn ra ở Lạng Sơn, để góp phần đáp ứng được yêu cầu sản xuất
Hồi có năng suất cao, chất lượng tốt việc xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững
là một trong những việc cần được được thực hiện trước khi tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh tế xã
hội nào có liên quan đến chuỗi giá trị Hồi. Nó vừa giúp cho việc sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng
thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững và cân đối.
Xuất phát từ thực tiễn này và theo yêu cầu về hỗ trợ tư vấn kỹ thuật của tỉnh Lạng Sơn, Tổ chức phát
triển Hà Lan (SNV) đã hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ tiến hành nghiên cứu bổ
sung và hoàn thiện cuốn sổ tay kỹ thuật kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững cho phù hợp với điều kiện thực
tế tại Lạng Sơn, trên cơ sở các kết quả thử nghiệm đã được chứng minh ở nhiều địa phương và đáp ứng
được nguyện vọng của người dân. Đồng thời, nó là động lực thúc đẩy sự tham gia của người dân trong
quá trình quản lý và phát triển bền vững Hồi và tài nguyên rừng ở địa phương


Cuốn sổ tay này có 5 phần chính như sau:
@ Phần 1. Giới thiệu về cây Hồi
@ Phần 2. Điều kiện gây trồng
@ Phần 3. Sản xuất cây giống
@ Phần 4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi
@ Phần 5. Thu hoạch, sơ chế và chế biến Hồi
Mặc dù khi biên soạn, nhóm tác giả đã cố gắng bám sát mục tiêu và đối tượng tham khảo để vừa đảm
bảo tính khoa học, vừa phù hợp với trình độ của người đọc. Nhưng do thời gian nghiên cứu tại thực
địa và tài liệu tham khảo còn có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
ý kiến quý báu của độc giả để bổ sung cho hoàn chỉnh hơn.

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

3


Giới thiệu về cây Hồi

Phần 1
Giới thiệu về cây Hồi
Công dụng và giá trị…………………………5
Đặc điểm hình thái……………………………7
Phân bố……………………...………………….9
Đặc điểm sinh thái…………………………..10

4

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững



Giới thiệu về cây Hồi

Công dụng và giá trị

1. Tầm quan trọng
Hồi là cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế
cao, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành
công nghiệp chế biến gia vị, dược liệu, được
sử dụng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây Hồi là cây gắn liền với đời sống nhân dân
các dân tộc vùng Đông Bắc, là cây mang lại thu
nhập kinh tế cho hàng triệu đồng bào, góp
phần phát triển kinh tế của các địa phương.
Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây Hồi còn góp
phần vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm
tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ đa dạng
sinh học, đồng thời cây Hồi còn góp phần tạo
công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.
2. Công dụng
Từ xa xưa nhân dân ta dã nhận biết được giá trị của cây Hồi và đã sử dụng cây Hồi vào nhiều mục đích
khác nhau. Sản phẩm chính của Hồi là quả Hồi (còn gọi là hoa Hồi) và tinh dầu Hồi, được sử dụng nhiều
trong công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, hoá mỹ phẩm và chế biến thức ăn gia súc.
•• Sử dụng làm gia vị:
Hồi có vị thơm, cay, có thể khử bớt mùi tanh,
làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích
tiêu hóa nên Hồi là một trong những thành
phần chính trong gia vị chế biến các món ăn
hàng ngày của Việt Nam như món thịt kho,
thịt cá tẩm ướp, phở, nước sốt, ngũ vị hương,

gia vị khác tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở
ăn uống, cơ sở sản xuất bánh kẹo, tiêu dùng
trong hộ gia đình,…Nó cùng với Hồi, Thảo
quả là thành phần không thể thiếu trong các
món ăn như phở, mỳ ăn liền, bún ăn liền,...
•• Sử dụng làm thuốc chữa bệnh:
Trong y học cổ truyền, quả Hồi là vị thuốc có vị
cay, tính ấm, quy vào 4 kinh can, thận, tỳ, vị và
có tác dụng trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thực, sát trùng, dùng chữa bệnh đau bụng, kích thích tiêu hoá,
giảm đau, giảm co bóp dạ dày, đau nhức, thấp khớp, bong gân,…Trong tây y tinh dầu hồi kích thích
tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng, giảm đau, khử đờm, tinh dầu còn kháng khuẩn ức chế sự
phát triển của vi khuẩn lao và một số vi khuẩn khác… axit shikimic chiết xuất từ quả Hồi là thành phần
chính bào chế thuốc cúm gia cầm Tamiflu.

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

5


Giới thiệu về cây Hồi

••

Sử dụng làm hương liệu:

Trong công nghiệp, Hồi được làm hương liệu để chế
biến đồ mỹ phẩm cao cấp, quấn thuốc lá, sản xuất xà
phòng thơm, kem đánh răng…Đặc biệt hiện nay, Hồi
còn được sử dụng trong sản xuất hương thắp trong
các lễ hội, tín ngưỡng, đền chùa thờ cúng trong

nhiều nước Châu Á, Ả rập, Trung Đông.
•• Sử dụng trong xây dựng, chế biến lâm sản và
hàng thủ công mỹ nghệ:
Trong xây dựng gỗ Hồi được dùng làm sàn nhà, cửa,
cột trụ, xà gồ, cốp pha,… cũng như đóng các đồ mộc
cao cấp, đồ trang trí nội thất, và đồ trạm khắc. Gỗ Hồi
còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất, chế
biến gỗ như ván ép, ván ghép thanh,… Trong nông
nghiệp được dùng làm nông cụ, làm khung, càng,
….và làm củi. Ngoài ra, gỗ còn được chế biến thành
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như tranh, ảnh,…
•• Sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi và
làm phân bón:
Quả hồi còn được sử dụng để chế biến thức ăn chăn
nuôi để chữa bệnh và tăng sức đề kháng cho gia súc
gia cầm. Một số bã Hồi sau khi chưng cất tinh dầu
được phơi khô nghiền nhỏ ủ men chế biến phân bón
cho cây trồng.
•• Bảo vệ môi trường, sinh thái:
Rừng Hồi trồng còn có tác dụng phòng hộ, vừa giữ
nước, chống xói mòn, rửa trôi đất, làm sạch môi
trường không khí, hạn chế gió bão, thiên tai,…

6

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Giới thiệu về cây Hồi


Đặc điểm hình thái

1. Tên loài
Tên gọi: Hồi
Tên khoa học: Illicium verum Hook
Họ: Hồi (Illiciaceae)
Tên khác: Hồi sao, Hồi 8 cánh, Đại hồi hương,
Bát giác hương, Mắc hồi (tiếng Tày), Mắc chác.
Tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise,
Anise oil.
2. Đặc điểm hình thái
•• Thân
Hồi là cây gỗ trung bình, xanh quanh năm, cao
6 – 8m, có khi cao tới 15m, đường kính thân 15 –
30cm. Thân mọc thẳng, tròn, dạng cột, vỏ ngoài
màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn màu lục
nhạt, nhẵn, sau chuyển màu nâu xám, cành rất
giòn và tương đối thẳng. Tán cây hình tháp, tròn
đều.
•• Lá
Lá mọc cách, thường tập trung ở đầu cành trông
như mọc vòng, mỗi vòng thường 3 – 5 lá. Phiến
lá nguyên, dày, cứng, giòn hình trứng thuôn hay
trái xoan, dài 6 – 12 cm, rộng 2 – 2,5 cm, gốc lá
hình nêm, chóp lá nhọn hoặc tù, mặt trên màu
xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân
lá dạng lông chim gồm 9 – 12 đôi không nổi rõ;
cuống lá dài 7 – 10 mm và nhẵn.
•• Hoa
Cây Hồi sau khoảng 5-7 năm tuổi thì bắt đầu ra

hoa và cho quả. Một năm có 2 vụ hoa quả, vụ
chính (vụ mùa) hoa nở vào tháng 7 đến tháng 10
năm trước và quả chín vào tháng 9-10 năm sau, vụ
phụ (vụ chiêm) hoa nở vào tháng 6-7 năm trước
và quả chín tháng 4-5 năm sau. Hoa lưỡng tính, to,
mọc đơn độc hoặc từ 2 – 3 cái ở kẽ lá; cuống hoa
to và ngắn; đài 5 – 6 phiến màu lục và rụng ngay
sau khi hoa nở; cánh hoa 16 – 20, hình bầu dục,
thường nhỏ hơn các lá đài mặt ngoài màu trắng,
mặt trong màu hồng thẫm.

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

7


Giới thiệu về cây Hồi

•• Quả
Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín thì khô cứng màu nâu, quả hình ngôi sao 6 – 10 cánh, thường
8 cánh (các cánh thường gọi là các đại). Mỗi cánh có 1 hạt. Hạt màu đỏ hoặc nâu sẫm.
Trong các bộ phận cây Hồi đều có tinh dầu, đặc biệt ở quả có hàm lượng tinh dầu cao nhất (trung bình
8-11% ở quả khô). Tinh dầu hồi có màu vàng, thành phần chủ yếu là trans-anethol chiếm khoảng 80%.

8

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Giới thiệu về cây Hồi


Phân bố

1. Trên thế giới
Trên thế giới loài Đại Hồi phân bố ở miền Nam Trung Quốc, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,
Phúc Kiến và Vân Nam.
2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Hồi từ lâu đã được trồng ở các tỉnh miền núi Đông Bắc nước ta (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh), trong đó tập trung nhiều nhất ở tỉnh Lạng Sơn.
Ở mỗi tỉnh, Hồi được trồng nhiều ở một số địa phương như sau:
++ Lạng Sơn: Các huyện Cao Lộc, Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định, Lộc Bình, Chi
Lăng.
++ Cao Bằng: Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang

++ Bắc Kạn: Chợ Mới, Na Rì, Bạch Thông, Ngân Sơn, Chợ Đồn.
++ Thái Nguyên: Võ Nhai
++ Quảng Ninh: Bình Liêu

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

9


Giới thiệu về cây Hồi

Đặc điểm sinh thái

1. Địa hình
Hồi sinh trưởng phát triển tốt ở khu vực có độ
cao từ 200-800m trên đất đồi núi có độ dốc thoải

(≤300).
2. Khí hậu
Hồi là loài cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, á
nhiệt đới (cận nhiệt đới), ẩm, mát. Nhiệt độ bình
quân năm 20- 220C, nhiệt độ tối cao 39-400C, nhiệt độ tối thấp -10C, lượng mưa bình quân năm 1.200 1.500mm, tương đối khô hanh, độ ẩm không khí bình quân 80%. Mùa mưa kết thúc sớm vào tháng 10.
Hồi là cây có khả năng chịu rét và sương muối cao, nhưng chịu nhiệt kém.
3. Đất đai
Hồi là cây có khả năng sinh trưởng tốt trên đất đất feralit màu màu nâu, vàng đỏ đến màu đỏ vàng phát
triển trên đá mẹ macma axit, sa thạch và phiến thạch. Thành phần cơ giới thịt nặng đến sét nhẹ, nhiều
mùn, tầng đất dày, xốp ẩm, tỷ lệ đá lẫn ít, đất còn
tính chất đất rừng, thoát nước tốt, khả năng giữ
nước tốt, đất chua.
4. Thực bì
Hồi là cây chịu bóng trong giai đoạn đầu. Hồi
thường mọc xen lẫn trong rừng thứ sinh, với rừng
Lim ở vùng thấp, rừng Sau sau, Chẹo.

10

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Điều kiện gây trồng

Phần 2
Điều kiện gây trồng
Điều kiện gây trồng…………………………12

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


11


Điều kiện gây trồng

Điều kiện gây trồng
1. Điều kiện khí hậu
Hồi thích hợp với khí hậu vùng cận, á nhiệt đới gió mùa, mát, ít sương muối, không quá lạnh, một năm
chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
++
++
++
++
++

Nhiệt độ trung bình năm 21-220C. Nhiệt độ tối cao 390C, nhiệt độ tới thấp 00C.
Lượng mưa trung bình năm: 1.200-1.500mm.
Tổng số ngày mưa trong năm: Trên 120 ngày.
Độ ẩm không khí trung bình: Trên 80%.
Số ngày có sương mù: Trên 150 ngày/năm.

2. Điều kiện địa hình, đất đai
Độ cao thích hợp nhất từ 200 - 800 m so với mực nước biển (tuỳ thuộc từng vùng). Độ dốc dưới 300.
Hồi trồng thích hợp nhất trên đất feralit màu màu
nâu, vàng đỏ đến màu đỏ vàng phát triển trên đá mẹ
macma axit, sa thạch và phiến thạch. Thành phần cơ
giới thịt trung bình đến nặng, hàm lượng mùn >2,5%,
tầng đất dày >80cm, xốp ẩm, đất còn tính chất đất
rừng, thoát nước tốt, đất chua (pHKCl từ 4 – 5). Đặc biệt
Hồi sinh trưởng và sai quả trên đất giàu đạm dễ tiêu

(N≥ 6 mg/100g đất ) và kali dễ tiêu (K2O≥ 15mg/100g
đất). Hồi không thích hợp trên đất đá vôi, đất ở các khe
sâu không đủ ánh sáng, những khu vực có cỏ tranh và
các cây bụi chỉ thị đất thoái hoá như Thanh hao, Sim,
Mua chiếm ưu thế.
3. Thực bì
Hồi là cây chịu bóng trong giai đoạn đầu (2-3 năm),
thích hợp trồng ở rừng nghèo kiệt, đất trống hay đất
nương rẫy mới bỏ hoang có cây phù trợ che bóng, độ
tàn che 0,3-0,5.

12

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Sản xuất cây giống

Phần 3
Sản xuất cây giống
Chọn giống…………...………….……………14
Thu hái và bảo quản hạt giống………………15
Kỹ thuật gieo ươm………….……………….16
Tiêu chuẩn cây con đem trồng………………20

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

13



Sản xuất cây giống

Chọn giống
1. Vùng lấy giống
Vùng lấy giống ở những nơi Hồi sai quả, có hàm
lượng cũng như chất lượng tinh dầu tốt nhất.
Ở Lạng Sơn lấy giống ở các huyện Bình Gia, Văn
Quan, Bắc Sơn; ở Cao Bằng lấy giống ở Thạch An,
Trà Lĩnh; ở Bắc Kạn lấy giống ở Chợ Mới; ở Quảng
Ninh lấy giống ở Bình Liêu.
2. Rừng lấy giống
Rừng lấy giống đã được công nhận phải đảm
bảo hàng năm sai quả, hàm lượng tinh dầu cao
(>8% trong quả khô) và chất lượng tinh dầu tốt
(độ đông tối thiểu 170) đạt tiêu chuẩn trong xuất
khẩu. Rừng không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt
3. Cây lấy giống
Cây lấy giống là những cây trong rừng giống có
độ tuổi từ 20-40 tuổi, Cây có tán lá tròn đều, dài,
cân đối, sức sống tốt, không sâu bệnh, có số lượng
quả 8 -10 cánh to đều (đường kính >2,5cm) chiếm
đa số.

14

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Sản xuất cây giống


Thu hái và bảo quản hạt giống
1. Thu hái hạt giống
Thu hạt tốt nhất là vào vụ chính (vụ mùa) từ 20-30 tháng
10 (sau sương giáng 10-20 ngày). Chỉ thu quả khi quả đã
ngả sang màu nâu nhạt, hạt bên trong có màu nâu đậm,
bóng, hạt cứng có nội nhũ màu trắng và đầy, quả không
bị héo. Hạt giống được thu hái bằng cách trèo lên hái quả
nhưng không được bẻ cành.
2. Chế biến hạt giống
Quả Hồi sau khi thu hái về phải phân loại, loại bỏ những
quả dập nát và những quả chưa chín. Sau đó những quả
chín được đem rải đều, phơi dưới nắng nhẹ (tốt nhất đầu
buổi sáng), sau khi phơi quả được rải đều trong nhà từ
1-2 ngày nơi thoáng gió cho quả chín đều và dễ tách hạt,
mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín sử dụng dao hoặc
que tre sắc để tách hạt ra khỏi quả Hồi (tách ở mặt dưới
của quả). Hạt sau khi được tách ra cho vào nước sạch và
chỉ thu những hạt chìm xuống để làm giống. Sau đó hạt
được vớt ra hong khô ở nơi thoáng gió cho ráo nước rồi
đem bảo quản.
Cứ 20-25kg quả thì cho 1kg hạt. (Lưu ý: Không nên phơi để
cho hạt Hồi tự tách ra khỏi quả sẽ làm giảm lượng tinh dầu
trong hạt và làm mất sức nảy mầm của hạt Hồi).
3. Bảo quản hạt giống
Hạt sau khi thu hái bảo quản theo 2 phương pháp:
–– Bảo quản ẩm ở nhiệt độ bình thường. Hạt được
trộn đều với cát có độ ẩm 15-20% (nắm cát trong
tay khi bỏ tay ra cát không bị rơi) theo tỷ lệ 1 hạt
2 cát theo thể tích. Hạt và cát được cho vào thùng
xốp, nhựa, vại sành, túi linon, phía trên được phủ

một lớp cát dày 3-5cm. Định kỳ 10-15 ngày đảo
hạt một lần kết hợp với tưới nước bổ xung nhằm
đảm bảo độ ẩm ban đầu (phải sàng tách riêng hạt
và cát khi tưới nước). Thời gian bảo quản không quá 120 ngày.
Lưu ý: Cát sử dụng để bảo quản phải được làm sạch bằng cách cho vào bao tải hoặc túi kín rửa
sạch cho hết đất, nhặt bỏ rác lẫn sau đó xử lý thuốc chống nấm mốc hoặc có thể đem phơi khô
trên nền sân xi măng trong nắng to để diệt trừ nấm bệnh.
–– Bảo quản lạnh: Hạt sau khi thu hái được cho vào túi nilon hoặc bình thuỷ tinh đậy kín và được
giữ ở nhiệt độ từ 5-100C (tủ lạnh). Thời gian bảo quản không quá 9 tháng.
4. Tiêu chuẩn hạt giống
++ Hạt trắc, có màu đen bóng hoặc vàng bóng, hạt cứng, nội nhũ bên trong đầy đặn và có màu
trắng sữa.
++ Hạt không bị thối, mốc hay sâu bệnh.
++ 1kg hạt có từ 9.000-11.000 hạt.
Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

15


Sản xuất cây giống

Kỹ thuật gieo ươm
1. Vườn ươm
Vườn ươm được xây dựng, bố trí ở nơi có điều kiện
khí hậu phù hợp với cây Hồi. Tránh nơi quá ẩm ướt,
thấp, không khí tù túng không thông thoáng dễ bị
ảnh hưởng bởi thiên tai.
Khu vực xây dựng vườn ươm ở nơi tương đối bằng
phẳng (độ dốc <50), thoát nước tốt, dễ áp dụng cơ
giới, dễ chăm sóc bảo vệ cây con.

Vị trí vườn ươm được chọn thường gần nơi trồng
rừng có nhiều ánh sáng, dễ lấy đất gieo ươm, gần
nguồn nước sạch để tưới, giao thông đi lại thuận
tiện, xa nguồn dịch bệnh. Tốt nhất nên xây dựng
vườn ươm ở sườn dốc hướng Nam và Đông Nam,
mát mẻ, thông thoáng về mùa hè và ấm áp về mùa
đông.
2. Làm đất vườn ươm
++ Vườn ươm phải được dọn sạch cỏ đánh gốc
cây còn lại, cày bừa kỹ và làm nhỏ đất trước
khi lên luống;
++ Lên luống: Có 2 loại luống là luống gieo hạt
luống đặt bầu.
++ Luống gieo: Trước thời gian gieo ươm hạt 2
- 3 tháng tiến hành cày, cuốc, xới, làm cho
đất nhỏ (đường kính <5mm), tơi xốp và sạch cỏ dại, không có mầm mống sâu bệnh trước khi
lên luống. Quá trình làm đất, lên luống kết hợp rải phân chuồng hoai và có thể rải một ít phân
NPK trên mặt luống, lượng phân chuồng hoai rải 4-5 kg phân/1m2, phân NPK 80g/1m2 mặt
luống, rải xong trộn đều và lên luống, trang cho mặt luống bằng phẳng. Kích thước luống rộng
80-100cm, luống cao 15-20cm, rãnh luống rộng 35-40 cm, chiều dài luống tuỳ thuộc lượng hạt
gieo và điều kiện địa hình. Sau khi tạo luống, sử dụng thuốc booc đô hoặc Benlat 1% phun lên
luống gieo để phòng chống bệnh hại.
++ Luống đặt bầu: Rẫy sạch cỏ, làm đất nhỏ trước khi lên luống; mặt luống được san bằng phẳng,
nện chặt, có kích thước như luống gieo (rộng 1m, chiều dài luống tuỳ theo điều kiện cụ thể,
rãnh luống rộng 35-50cm), luống làm theo hướng Đông - Tây để giàn che bóng cho cây được
che đều suốt ngày. Nếu có điều kiện, trước
khi đặt bầu phải phòng trừ sâu bệnh hại
bằng cách phun Vi-Ben C nồng độ 0,5% với
liều lượng 0,5 lít/m2 mặt luống và rắc vôi bột
với liều lượng 0,1kg/m2 để chống giun làm

hỏng bầu, phá hoại cây con.
•• Đóng bầu:
++ Vỏ bầu: Bằng polyetylen có đáy kích thước
bầu 10x15cm.
++ Thành phần hỗn hợp ruột bầu: Gồm 94%
đất tầng A,B (tầng đất mặt) + 5 % phân
16

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Sản xuất cây giống

chuồng đã ủ hoai và sàng nhỏ + 1% phân NPK (tính theo trọng lượng bầu).
++ Cách đóng bầu: Cho hỗn hợp đất vào 1/5 túi bầu, dùng tay nén chặt để tạo thành đế bầu, sau
đó vừa tiếp tục cho đất vừa nén nhẹ cho tới khi đầy bầu. Xếp bầu vào luống thành từng ô, mỗi
ô 100 bầu, ô nọ cách ô kia 10cm, bầu cây giữa các hàng ngang xếp so le với nhau. Sau khi xếp
bầu xong dùng đất rãnh ở luống lấp kín chân bầu tới 2/3 chiều cao bầu.
3. Xử lý hạt
–– Thời vụ gieo hạt: Hạt được gieo trước khi trồng 18-24 tháng, tốt nhất vào tháng 2-3 dương lịch
hàng năm (trước tết nguyên đán).
–– Trường hợp bảo quản hạt thông thường bằng
cát ẩm nếu hạt nảy mầm được 20% có thể chọn
những hạt đã nứt nanh đem gieo, những hạt
còn lại tiếp tục bảo quản ẩm cho tới khi nứt
nanh mới gieo. Nếu hạt đã nảy mầm được từ
40% trở lên có thể đem gieo toàn bộ số hạt.
–– Trường hợp bảo quản lạnh, hạt cần phải xử lý:
Ngâm hạt trong nước ấm (35-400) trong 6-8 giờ,
sau đó vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải ẩm,

hàng ngày rửa chua 1 lần đến khi nứt nanh đem
gieo vào bầu hoặc gieo vãi trên luống.
4. Gieo hạt và chăm sóc cây mạ
•• Chuẩn bị trước khi gieo:
Trước khi gieo hạt 1 ngày dùng Viben C tinh khiết nồng
độ 0,5 % phun lên luống (hoà 5g Vi-Ben C với 1 lít nước
sạch và phun đều cho 100m2 mặt luống) để phòng trừ
nấm bệnh cho cây mạ.
•• Gieo hạt:
Ngay trước khi gieo hạt, tưới nước cho đủ ẩm để gieo
hạt.
Gieo hạt lên luống gieo để cấy: Dùng tay vãi thẳng hạt
lên luống gieo, với lượng hạt gieo 1kg hạt giống/10m2
mặt luống. Dùng đất mịn rắc đều phủ kín hạt giống
dày 0,5 cm, đậy một lớp rơm rạ hoặc cỏ tranh phủ lên
luống.
•• Chăm sóc cây mạ:
Hàng ngày kiểm tra luống gieo, khi cây mạ mọc lên
tiến hành dỡ bỏ lớp phủ rơm dạ hoặc cỏ tranh, nhặt
cỏ, tưới nước đủ ẩm cho luống gieo. Dùng bình hoa
sen hoặc bình phun để tưới, tuỳ theo điều kiện thời
tiết từng nơi mà số lần và lượng nước tưới cho luống
gieo khác nhau (1-2 lần/ngày). Nếu thời tiết khô hanh
có thể tưới 2 lần/ngày cho luống gieo đủ ẩm nhưng
không được quá ướt hoặc quá khô. Tưới vào lúc sáng
sớm hoặc cuối buổi chiều. Sau khi gieo hạt, theo định
kỳ 10-15 ngày phun Viben C tinh khiết nồng độ 0,5 % 1
lần, liều lượng 10 lít nước sạch và phun đều cho 100m2
mặt luống, hoặc phun Booc đô 0,5% phun 1 lít cho
Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


17


Sản xuất cây giống

5m2 nếu bị bệnh thối cổ rễ. Phun cho dung dịch
thuốc bám đều trên mặt lá cây. Làm giàn che để
che bóng, che mưa, che sương muối,… cho cây mạ.
Khi cây mầm cao 3-4cm, có 2 lá mầm hoặc 1 lá thật,
khoẻ mạnh không bị nấm bệnh có thể nhổ đem
cấy vào bầu.
•• Gieo hạt thẳng vào bầu:
Dùng que chọc lỗ, độ sâu từ 0,5cm - 1cm và gieo
hạt đã nứt nanh vào bầu rồi lấp hạt bằng lớp đất
mịn, dày 0,3cm - 0,5cm cho kín hạt. Chú ý đặt phần
chóp mầm của hạt xuống phía dưới.
5. Cấy cây và chăm sóc cây con
•• Chuẩn bị trước khi cấy:
++ Trước khi cấy 1 -2 ngày dùng Viben C tinh
khiết nồng độ 0,5 % phun lên luống bầu
(hoà 5g Vi-Ben C với 1 lít nước sạch và phun
đều cho 100m2 mặt luống) để phòng trừ
nấm bệnh cho cây con.
++ Tưới nước cho luống cấy và luống bầu đủ
ẩm trước khi cấy cây mạ từ 1 đến 2 giờ.
++ Nhổ cây mạ: Sau khi cây mầm cao 3-4 cm,
có 2 lá mầm tới 1 lá thật, chọn mầm khỏe bứng nhổ để cấy chuyển. Việc bứng nhổ cây mạ được
thực hiện như sau:
ÂÂ Chuẩn bị một chiếc khay hoặc chậu nhỏ để đựng cây mạ, cho sẵn nước sạch vào khay.

ÂÂ Tưới đẫm nước cho luống gieo cây mạ trước khi nhổ cây.
ÂÂ Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ vào chỗ cổ rễ để nhổ, không được bóp chặt.
ÂÂ Rút nhẹ cây mạ lên.
ÂÂ Đặt cây mạ vào trong khay, rễ cây phải ngập trong nước.
ÂÂ Nên chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ để nhổ và cấy cây.
•• Cấy cây
++ Dùng que tre hoặc gỗ nhọn chọc một lỗ to và sâu vừa đủ chiều dài rễ của cây mạ (2-3cm) ở bầu.
++ Đặt rễ cây vào lỗ, giữ cho cây ngay ngắn. Nếu rễ cây mạ quá dài có thể khoét thêm cho lỗ rộng
và sâu hơn.
++ Dồn đất lấp xung quanh cổ rễ, ấn nhẹ cho đất được chặt quanh cổ rễ.
++ Tưới nước đẫm cho cây sau khi cấy bằng bình phun hoặc vòi hoa sen.
6. Chăm sóc cây con
•• Tưới nước:
++ Trong 30 ngày đầu sau khi gieo hoặc cấy,
nếu trời khô hanh (không có mưa) cây mầm
cần được tưới nước 2 lần/ngày (sáng và
chiều). Mỗi lần tưới chỉ tưới một lượng nước
đủ ướt mặt luống (2-3 lít/m2) bằng cách tưới
phun.
++ 60 ngày tiếp sau đó tưới 1 lần/ngày (tuỳ
18

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Sản xuất cây giống

theo điều kiện thời tiết cụ thể). hoặc trong bầu khô.
++ Trước khi đem đi trồng 10-15 ngày thì ngừng tưới. Chú ý chỉ dùng nước sạch để tưới cây. Thời
gian tưới sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới sũng mặt luống.

++ Làm cỏ, phá váng: Thường xuyên (15-20 ngày/1 lần).
++ Bón phân: Có thể bón phân cho cây 2 lần bằng nước phân chuồng hoai pha loãng hoặc bằng
nước NPK pha loãng nồng độ 2-5% (50g NPK pha với 10 lít nước lã) với liều lượng 3 lít/m2 mặt
luống. Lần 1 tưới khi cây đạt 3 tháng tuổi, lần 2 tưới khi cây đạt 6 tháng tuổi. Sau khi tưới phân
phải tưới nước sạch rửa lá, không bón phân vào ngày mưa nhiều.
•• Làm dàn che:
++ Giai đoạn đầu (6 tháng sau khi cấy): Cần che
bóng với độ tàn che 0,7 (hay 70%). Chiều cao
dàn che tối thiểu là 1,8 m.
++ Giai đoạn sau (7-12 tháng): Cần che bóng với
độ tàn che 0,5 (hay 50%).
++ Giai đoạn sau 1 tháng: Cần che bóng với độ tàn
che 0,25 (hay 25%).
++ Trước khi đem trồng 1 tháng, dỡ bỏ giàn che
che bóng.
•• Đảo bầu hoặc cắt xén rễ:
++ Đảo bầu: Đảo bầu ít nhất 2 lần, lần 1 sau khi gieo 6-8 tháng, lần 2 trước khi trồng 1-2 tháng.
Trong giai đoạn vườn ươm, những cây lớn có thể che khuất cây nhỏ và làm cho cây nhỏ bị chèn
ép, sinh trưởng kém. Do đó cần phải xếp cây lớn riêng, cây nhỏ riêng để tiện chăm sóc.
++ Cắt xén rễ: Việc cắt xén rễ cho cây con ở vườn
ươm nhằm mục đích kích thích cây mọc thêm
nhiều rễ con, làm tăng độ đồng đều của các cây
con, đồng thời không để rễ cây bị cong hoặc ăn
sâu vào đất khó đem đi trồng.
•• Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh cho cây con
++ Vệ sinh vườn ươm: Cần phải vệ sinh vườn ươm
thường xuyên bằng cách phát quang bụi rậm
xung quanh vườn, các lối đi,…lấp kín các ổ gà
đọng nước trên đường đi, xử lý và đưa cây chết
ra khỏi vườn ươm.

++ Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên kiểm
tra tình hình sâu bệnh để phòng chống kịp
thời. Theo định kỳ 15 ngày/1lần phun Viben C
nồng độ 0,5% (5 gam pha với 1 lít nước) với liều
lượng 5 lít/10m2. Nếu xuất hiện nấm thối cổ rễ
tiến hành phun thuốc Boóc đô nồng độ 0,51% (5-10gam pha với 1 lít nước), phun với liều
lượng 1 lít/5m2. Nếu bị sâu hại thì trực tiếp bắt
hoặc dùng thuốc Malathion (Lythion- 25WP)
pha nồng độ 0,1% để phun 1lít/4-5m2.

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

19


Sản xuất cây giống

Tiêu chuẩn cây con đem trồng

++
++
++
++
++

20

Cây con từ hạt.
Tuổi cây: Từ 18-24 tháng.
Chiều cao: ≥ 40 cm.

Đường kính gốc: ≥ 0,6 cm.
Sinh trưởng bình thường, cứng cáp, lá xanh đậm,
không sâu bệnh.

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi

Phần 4
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi
Phương thức trồng…………..………………22
Thời vụ trồng…………….………………….23
Mật độ trồng…………..……………………...24
Xử lý thực bì………………………………….25
Làm đất……………………..………………....27
Trồng và chăm sóc…………………………..28
Nuôi dưỡng rừng Hồi…………………………30
Phục tráng rừng Hồi…………………………31
Bảo vệ rừng Hồi………………………………33

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

21


Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi

Phương thức trồng
99 Trồng thuần loài tập trung dưới tán rừng

nghèo kiệt sau khai thác, rừng phục hồi
hoặc đất trống có cây gỗ tái sinh.
99 Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp
(Hồi xen Chè, Sở, Gừng, Lúa,…) trên đất
nương rẫy.
99 Trồng phân tán trong các vườn hộ: Trồng
quanh nhà, trồng xen cây ăn quả.

22

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi

Thời vụ trồng
++ Vụ Xuân: tháng 2-3

++ Vụ thu: tháng 7-9

Chọn ngày râm mát để trồng.

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

23


Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi

Mật độ trồng


++ Trồng thuần loài tập trung: 400 cây/ha
(5mx5m) hoặc 500 cây/ha (4 m x 5m).
++ Trồng thuần loài tập trung xen cây nông
nghiệp trên đất nương rẫy: 400 cây/ha
(5mx5m) hoặc 500 cây/ha (4 m x 5m).
++ Trồng phân tán trong các vườn hộ: Tùy theo
điều kiện cụ thể để xác định mật độ trồng,
nhưng cự ly tối thiểu cây cách cây 4 – 5 m.

24

Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững


Kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Hồi

Xử lý thực bì
•• Đối với phương thức trồng thuần loài tập trung dưới tán rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi:
++ Đối với địa hình bằng phẳng có độ dốc nhỏ
(<150): Xử lý thực bì theo băng.
ÂÂ Thiết kế băng: Băng được bố trí theo
hướng Đông – Tây. Băng chặt rộng 1m,
băng chừa rộng 4m.
ÂÂ Xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện trên
băng chặt bằng cách luống phát toàn
diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa, thực bì
băm ngắn, xếp cạnh hố trồng hoặc xếp
gọn, sát băng chừa. Chú ý phải chừa lại
cây gỗ bản địa tái sinh có giá trị và cây che bóng giai đoạn ban đầu. Điều chỉnh độ tàn che

tầng cây cao đạt từ 0,3 -0,5 để che bóng cho cây Hồi trồng trong giai đoạn đầu bằng cách
chặt hay ken chết các cây không phải là cây kinh tế, có đường kính trên 10cm, cây cong
queo sâu bệnh,… Sau đó rẫy cỏ xung quanh hố trồng đường kính 1,2m.
++ Nơi có độ dốc trên 150:
ÂÂ Thiết kế băng: Băng được bố trí theo theo đường đồng mức. Kích thước rạch trồng và rạch
chừa tuỳ thuộc vào điều kiện thực bì nơi trồng. Thông thường, băng chặt rộng 1m, băng
chừa rộng 4m.
ÂÂ Xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện trên băng chặt bằng cách luống phát toàn diện dây
leo, cỏ dại, gốc tre nứa, thực bì băm ngắn, xếp cạnh hố trồng hoặc xếp gọn, sát băng chừa.
Chú ý phải chừa lại cây gỗ bản địa tái sinh có giá trị và cây che bóng giai đoạn ban đầu.
Điều chỉnh độ tàn che tầng cây cao đạt từ 0,3-0,5 để che bóng cho cây Hồi trồng trong giai
đoạn đầu bằng cách chặt hay ken chết các cây không phải là cây kinh tế, có đường kính trên
10cm, cây cong queo sâu bệnh,… Sau đó rẫy cỏ xung quanh hố trồng đường kính 1,2m.
•• Đối với phương thức trồng thuần loài tập trung trên đất trống có cây gỗ tái sinh và cây bụi :
++ Đối với địa hình bằng phẳng có độ dốc nhỏ (<150): Xử lý thực bì theo băng.
ÂÂ Thiết kế băng: Băng được bố trí theo hướng Đông – Tây. Băng chặt rộng 1m, băng chừa rộng
4m.
ÂÂ Xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện trên băng chặt bằng cách luống phát toàn diện dây
leo, cỏ dại, gốc tre nứa, thực bì băm ngắn, xếp cạnh hố trồng hoặc xếp gọn, sát băng chừa.
Chú ý phải chừa lại cây gỗ bản địa tái sinh có giá trị và cây che bóng giai đoạn ban đầu.
Điều chỉnh độ tàn che tầng cây cao đạt từ 0,3 -0,5 để che bóng cho cây Hồi trồng trong giai
đoạn đầu bằng cách chặt hay ken chết các cây không phải là cây kinh tế, có đường kính trên
10cm, cây cong queo sâu bệnh,… Sau đó rẫy cỏ xung quanh hố trồng đường kính 1,2m.
++ Nơi có độ dốc trên 150:
ÂÂ Thiết kế băng: Băng được bố trí theo theo đường đồng mức. Kích thước rạch trồng và rạch
chừa tuỳ thuộc vào điều kiện thực bì nơi trồng. Thông thường, băng chặt rộng 1m, băng
chừa rộng 4m.
ÂÂ Xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện trên băng chặt bằng cách luống phát toàn diện dây
leo, cỏ dại, gốc tre nứa, thực bì băm ngắn, xếp cạnh hố trồng hoặc xếp gọn, sát băng chừa.
Chú ý phải chừa lại cây gỗ bản địa tái sinh có giá trị và cây che bóng giai đoạn ban đầu. Điều

chỉnh độ tàn che tầng cây cao đạt từ 0,3 để che bóng cho cây Hồi trồng trong giai đoạn đầu
bằng cách chặt hay ken chết các cây không phải là cây kinh tế, có đường kính trên 10cm, cây
cong queo sâu bệnh,… Sau đó rẫy cỏ xung quanh hố trồng đường kính 1,2m.
Cẩm nang: Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Hồi bền vững

25


×