Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “QUẢNG NINH” CHO SẢN PHẨM RƯỢU BA KÍCH TÍM CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.81 KB, 22 trang )

CÔNG TY NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN

UBND TỈNH QUẢNG NINH

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƯ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TẠO LẬP, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
“QUẢNG NINH” CHO SẢN PHẨM RƯỢU BA KÍCH TÍM CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Đăng ký chủ trì dự án: Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao Công nghệ và Đầu tư
(CONCETTI)

Hà Nội, 2012


THUYẾT MINH DỰ ÁN
(Thuộc Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Tạo lập, quản lý, và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Quảng Ninh”
cho sản phẩm Rượu Ba kích tím của tỉnh Quảng Ninh
Ký mã hiệu: ..............................................................................................................
2. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013)
3. Cấp quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh
4. Tổ chức/Cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Đầu tư


Địa chỉ: Tầng 5, 38 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 043 8264176

Email:

Số tài khoản (của tổ chức): TK VNĐ: 001.1.00.0021762
Tại SGD NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank H.O)-31-33-Ngô Quyền-Hà Nội.
Đại diện pháp lý (của tổ chức): TS. Hàn Mạnh Tiến
Chức vụ (của cá nhân): Tổng Giám đốc
Học hàm (của cá nhân): ..................................................................................................
Học vị (của cá nhân): Tiến sĩ
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện dự án:

3.976.061.000 đồng

Trong đó:
- Từ ngân sách Trung ương:

0 đồng

- Từ ngân sách địa phương:

3.976.061.000 đồng

- Nguồn khác:

0 đồng



II. PHẦN THUYẾT MINH CHI TIẾT
1. Căn cứ xây dựng dự án
1.1. Căn cứ pháp lý
­

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày
29/11/2005, có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/07/2006;

­

Nghị định 103/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp;

­

Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

­

Nghị quyết số 39/2010/NQ- HDND, ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20102020;

­

Công văn số 2759/UBND, ngày 21/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh về Chủ trương xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông
sản của tỉnh Quảng Ninh;


­

Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh về về việc
ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông
nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015;

­

Thông báo số 04/TB-KHCN ngày 16/02/2012 của Sở KH- CN tỉnh Quảng
Ninh về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện dự án;

­

Thông tư số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về hướng dẫn xây
dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

­

Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính qui định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;

­

Thông tư số 97/2010/TT- BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính về Qui định
chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

­


Quyết định số 562a/QĐ-BTC ngày 20/03/2009 của Bộ Tài chính về việc khai
thác và sử dụng tài liệu khí tượng thủy văn, môi trường, nước và không khí;


­

Quyết định số 3942/2007/QĐ-UBND ngày 23/10/2007 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc quy định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các
đề tài, dự án khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách địa phương;

­

Quyết định số 2716/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc qui
định mức chi phí cụ thể về công tác phí, chi phí hội nghị đối với cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý.

1.2. Căn cứ thực tế
1.2.1. Rượu Ba Kích Quảng Ninh
Rượu Ba Kích từ lâu đã nổi tiếng như một đồ uống có tác dụng tốt cho sức khỏe
con người như: tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, giảm đau mỏi các khớp, và
giảm mệt mỏi, tăng cơ lực. Rượu Ba Kích được làm từ củ Ba Kích (tên khoa học
Morinda officinalis How) và rượu trắng nên có màu xanh tím, mùi thơm đặc trưng và
có vị hậu ngọt. Một số huyện ở Quảng Ninh, đặc biệt là Ba Chẽ và Tiên Yên, lâu nay
nổi tiếng có củ Ba Kích chất lượng cao, do vậy đã góp phần làm nên danh tiếng của
Rượu Ba Kích Quảng Ninh.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của Rượu Ba Kích Quảng Ninh và
những vấn đề tồn tại
Để sản xuất Rượu Ba kích, nguồn nguyên liệu (củ Ba Kích tím và rượu trắng
dùng để ngâm) đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của Rượu

Ba kích. Những củ Ba Kích tím tự nhiên được phát hiện tại những nơi vùng cao (mái
đá) sẽ cho chất lượng tương đối khác biệt so với loại củ Ba Kích ở những nơi khác.
Loại rượu trắng dùng để ngâm cũng cần phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đồ
uống có cồn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản
xuất và kinh doanh Rượu Ba kích nhưng không theo một tiêu chuẩn chung nào về chất
lượng củ Ba Kích tím, rượu nguyên liệu và quy trình sản xuẩt Rượu Ba kích. Cụ thể,
có rất nhiều loại Ba Kích tím nguyên liệu (tươi và khô) được bán trên thị trường, một
phần trong đó là tự nhiên và được trồng tại Quảng Ninh, phần lớn khác được đưa về từ
các tỉnh thành khác và Trung Quốc. Các loại rượu trắng dùng để ngâm với Ba Kích
tím cũng đa dạng nhưng cơ bản thì được chia làm 2 dòng, bao gồm: (a) rượu từ nhà
máy Rượu Hà Nội, (b) rượu tự nấu theo các phương pháp cổ truyền hoặc mua từ các
cơ sở, các hộ gia đình chuyên sản xuất rượu. Do vậy nên Rượu Ba kích Quảng Ninh


hiện có rất nhiều loại khác nhau với chất lượng cũng khác nhau, bao bì mẫu mã đa
dạng. Nhiều loại Rượu Ba kích thậm chí không rõ xuất xứ nguồn gốc, chất lượng kém,
ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người tiêu dùng, và làm tổn hại đến danh tiếng
của Rượu Ba kích Quảng Ninh.

1.2.3. Sự cần thiết xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Rượu Ba kích Quảng Ninh
Rượu Ba kích Quảng Ninh là một trong những đặc sản cần được quản lý chặt
chẽ chất lượng, chuẩn hóa quy trình sản xuất, đóng gói, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm tạo ra một thương hiệu Rượu Ba kích Quảng Ninh với đầy đủ các giá trị
vốn có của nó. Trên cơ sở đó, phát triển sản xuất và mở rộng thị trường cho sản phẩm
Rượu Ba kích Quảng Ninh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và nâng cao vị
thế của Tỉnh trong nước và quốc tế.
Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) cho sản phẩm này là cần thiết và
đem lại những lợi ích như sau:
­


NHCN đảm bảo chất lượng, VSATTP Rượu Ba kích Quảng Ninh trên cơ sở
quy trình chế biến và kiểm soát chất lượng, đánh giá và kiểm tra bởi Tổ chức
chứng nhận.

­

NHCN giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm trên thị trường và xây
dựng danh tiếng cho sản phẩm.

­

NHCN là công cụ tiếp cận thị trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Ninh nói chung, và huyện Ba Chẽ và Tiên Yên nói riêng.

­

Vùng nguyên liệu được thiết lập, đảm bảo cung cấp ổn định và lâu dài cho sản
phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh.

2. Mục tiêu của Dự án
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh thông qua xây dựng nhãn
hiệu chứng nhận trong đó Rượu Ba kích Quảng Ninh được đưa thành đặc sản và nằm
trong chuỗi giá trị chung của Tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
­

Chất lượng sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh được chuẩn hóa;



­

Rượu Ba kích Quảng Ninh được cấp nhãn hiệu chứng nhận;

­

Hệ thống quản lý NHCN được xây dựng và vận hành;

­

Bản đồ vùng sản xuất, vùng nguyên liệu được xác lập;

­

02 Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật đầu tư khoảng 10 ha mỗi vùng tại 2 huyện Tiên
Yên và Ba Chẽ được xây dựng và sử dụng để thu hút đầu tư theo hướng xã hội
hóa vùng nguyên liệu;

­

Nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, phát triển sản xuất và mở rộng
thị trường tiêu thụ;

­

Các cơ chế và biện pháp quản lý hữu hiệu được thiết lập và vận hành để kiểm
soát chất lượng sản phẩm đáp ứng tính chất, chất lượng, đặc trưng của Rượu
Ba kích Quảng Ninh

2.3. Mục tiêu nhân rộng

­

Rút ra những bài học (về lý luận và thực tiễn) để áp dụng rộng rãi với sản
phẩm rượu khác của Tỉnh;

­

Mở rộng thị trường tiềm năng ở trong và ngoài Tỉnh bởi những lợi thế nổi bật
là (1) rượu được chuẩn hóa mang tính đặc thù của đặc sản địa phương; (2) bộ
nhận diện thương hiệu được thống nhất;

­

Các vùng nguyên liệu tiềm năng trong Tỉnh được tiếp tục đầu tư và phát triển,
đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng.

3. Nội dung của dự án
Để đạt được các mục tiêu trên, dự án thực hiện những công việc cụ thể như sau:
3.1. Các công việc xác lập quyền SHTT “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
3.1.1. Xác định dòng Rượu Ba kích Quảng Ninh
Khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh và các loại Rượu Ba kích hiện có tại
địa phương
­

Xác định số cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh

­

Xác định các loại rượu và sản lượng được sản xuất và tiêu thụ


­

Xác định các quy trình sản xuất Rượu Ba kích hiện hành

3.1.2. Xây dựng các tiêu chí cần chứng nhận cho Ba Kích tím nguyên liệu để làm
Rượu Ba kích


a) Lựa chọn tiêu chí chất lượng cảm quan của củ Ba Kích nguyên liệu cần chứng
nhận
­

Xây dựng các tiêu chí cảm quan của nguyên liệu cần chứng nhận (hội thảo
xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá về màu sắc, hình dáng, kích thước,
trọng lượng củ…)

­

Lựa chọn các tiêu chí cảm quan của củ Ba Kích tím nguyên liệu (lập hội đồng
đánh giá chất lượng cảm quan)

b) Lựa chọn các tiêu chí về chất lượng lý hóa và VSATTP của Ba Kích tím nguyên
liệu cần chứng nhận
­

Lựa chọn các tiêu chí chất lượng lý hóa và VSATTP của Ba Kích tím nguyên
liệu (tươi và khô) cần chứng nhận (hội thảo)

c) Lựa chọn các tiêu chí kỹ thuật cần chứng nhận cho quy trình sản xuất Ba Kích
nguyên liệu (kỹ thuật canh tác)

­

Điều tra thực hành canh tác Ba Kích tím, xác định các điều kiện sinh thái, yếu
tố hạn chế về năng suất, chất lượng và các giải pháp khắc phục

­

Chuẩn hóa quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc và thu hoạch Ba Kích tím
nguyên liệu đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đã được xác định

­

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch Ba Kích tím
nguyên liệu cần chứng nhận (hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia nông
nghiệp, nhà quản lý, người trồng Ba Kích, ...)

d) Xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp cần chứng nhận của củ Ba Kích tím nguyên liệu
làm cơ sở quản lý và cấp chứng nhận NHCN (chất lượng, quy trình kỹ thuật
canh tác, chăm sóc và thu hoạch củ Ba Kích tím)
­

Soạn thảo bộ tiêu chí tổng hợp cần chứng nhận của củ Ba Kích tím nguyên liệu
(tươi và khô)

­

Hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, người trồng Ba Kích, sản
xuất rượu ...

­


Hoàn thiện bộ tiêu chí tổng hợp về củ Ba Kích tím nguyên liệu (tươi và khô)
làm cơ sở quản lý và xin cấp chứng nhận NHCN (hội nghị công bố văn bản
pháp lý về các tiêu chí cần chứng nhận cho Ba Kích tím nguyên liệu)


3.1.3. Xây dựng các tiêu chí cho rượu nguyên liệu dùng làm Rượu Ba kích Quảng
Ninh
a) Lựa chọn các tiêu chí về chất lượng cảm quan của rượu nguyên liệu cần chứng
nhận
­

Xây dựng các tiêu chí cảm quan của rượu nguyên liệu cần chứng nhận (hội
thảo lựa chọn tiêu chí, thang điểm đánh giá về màu sắc, mùi, vị, …)

­

Lựa chọn các tiêu chí cảm quan của rượu (lập hội đồng đánh giá chất lượng
cảm quan)

b) Lựa chọn tiêu chí chất lượng sinh hóa, VSATTP và thành phần kim loại nặng
và hóa chất không mong muốn của rượu cần chứng nhận
­

Xây dựng các tiêu chí về thành phần và chất lượng sinh hóa, VSATTP, thành
phần kim loại nặng và hóa chất không mong muốn cần chứng nhận (lấy mẫu
rượu, phân tích các chỉ tiêu sinh hóa và VSATTP…)

­


Lựa chọn các tiêu chí chất lượng sinh hóa, VSATTP, thành phần kim loại nặng
và hóa chất không mong muốn cần chứng nhận (hội thảo thống nhất các chỉ
tiêu sinh hóa và thang điểm của từng chỉ tiêu cần chứng nhận)

c) Xây dựng bộ tiêu chí rượu nguyên liệu dùng làm Rượu Ba kích
­

Tổng hợp và soạn thảo bộ tiêu chí về nguồn gốc, cảm quan, chất lượng sinh
hóa, thành phần kim loại nặng và hóa chất không mong muốn

­

Hội thảo lấy ý kiến từ các chuyên gia rượu, cơ sở sản xuất rượu, cơ quan kiểm
tra VSATTP...

­

Hoàn thiện bộ tiêu chí rượu nguyên liệu dùng làm Rượu Ba kích (hội nghị
công bố về tiêu chí Rượu dùng làm Rượu Ba kích Quảng Ninh).

3.1.4. Xây dựng các tiêu chí chứng nhận cho sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh
a) Lựa chọn các tiêu chí về chất lượng cảm quan của Rượu Ba kích cần chứng
nhận
­

Lựa chọn dòng rượu mang NHCN

­

Xây dựng các tiêu chí cảm quan của Rượu Ba kích cần chứng nhận (hội thảo

lựa chọn tiêu chí, thang điểm đánh giá về màu sắc, mùi, vị, …)


­

Lựa chọn các tiêu chí cảm quan của Rượu Ba kích (lập hội đồng đánh giá chất
lượng cảm quan)

b) Lựa chọn tiêu chí chất lượng sinh hóa và VSATTP của Rượu Ba kích cần chứng
nhận
­

Xây dựng các tiêu chí về thành phần và chất lượng sinh hóa, VSATTP cần
chứng nhận (lấy mẫu rượu, phân tích các chỉ tiêu sinh hóa và VSATTP…)

­

Lựa chọn các tiêu chí chất lượng sinh hóa và VSATTP cần chứng nhận (hội
thảo thống nhất các chỉ tiêu sinh hóa và thang điểm của từng chỉ tiêu cần
chứng nhận)

c) Lựa chọn các tiêu chí kỹ thuật cần chứng nhận cho Rượu Ba kích (quy trình, kỹ
thuật sản xuất rượu Ba Kích)
­

Điều tra quy trình sản xuất và bảo quản Rượu Ba kích trong toàn tỉnh Quảng
Ninh.

­


Chuẩn hóa quy trình kỹ thuật sản xuất Rượu Ba kích đảm bảo chất lượng tiêu
chuẩn đã được xác định (hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý,
người sản xuất rượu... nhằm chọn ra quy trình chuẩn và hoàn thiện)

­

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất Rượu Ba kích cần chứng nhận (hội thảo
lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, người sản xuất rượu...)

­

Xây dựng và công bố bộ tiêu chí Rượu Ba kích cần chứng nhận làm cơ sở để
quản lý chất lượng và cấp chứng nhận NHCN (nguồn gốc, chất lượng sản
phẩm, quy trình kỹ thuật sản xuất rượu)

d) Xây dựng bản mô tả tính chất đặc thù Rượu Ba kích về tiêu chí cần chứng nhận
­

Soạn thảo bản mô tả tổng hợp các tiêu chí cảm quan, sinh hóa, quy trình kỹ
thuật sản xuẩt rượu Ba Kích, chỉ rõ tính đặc trưng của Rượu Ba kích

­

Hội thảo lấy ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý, nhà sản xuất Rượu Ba
kích...

­

Hoàn thiện bản mô tả tính chất đặc trưng của Rượu Ba kích Quảng Ninh (hội
nghị công bố các tiêu chuẩn cần chứng nhận cho Rượu Ba kích Quảng Ninh).



3.1.5. Xây dựng bản đồ vùng nguyên liệu Ba Kích tím và vùng sản xuất Rượu Ba
kích Quảng Ninh
­

Điều tra, khảo sát đánh giá các vùng nguyên liệu Ba Kích tímvà vùng sản xuất
Rượu Ba kích trên địa bàn Tỉnh

­

Lập bản đồ vùng nguyên liệu, vùng sản xuất

­

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, Sở Tài nguyên Môi trường, Ủy
ban Nhân dân các huyện ... về vùng Ba Kích tím nguyên liệu và vùng sản xuất
Rượu Ba kích

­

Chỉnh sửa và hoàn thiện bản đồ vùng nguyên liệu và vùng sản xuất.

3.1.6. Thiết kế, lựa chọn mẫu NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
a) Xây dựng các tiêu chí về mẫu NHCN cho sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh
­

Xây dựng các tiêu chí của mẫu NHCN (hội thảo lấy ý kiến về logo, nhãn mác,
bao bì của sản phẩm)


b) Thiết kế mẫu NHCN cho sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh
­

Thiết kế mẫu NHCN (thuê các chuyên gia thiết kế mẫu logo)

­

Lựa chọn mẫu NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh” (Hội đồng xét duyệt).

3.1.7. Xây dựng bộ máy của Tổ chức chứng nhận NHCN
a) Lựa chọn Tổ chức chứng nhận NHCN
­

Sở Công thương được giao làm chủ sở hữu NHCN

­

Xác định đơn vị chuyên môn giúp Sở Công thương thực thi các chức năng của
chủ sở hữu

­

Thành lập chính thức Tổ chức chứng nhận NHCN.

b) Đào tạo cơ bản cho Tổ chức chứng nhận
­

Đào tạo về sở hữu trí tuệ (tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu hàng hóa)

­


Đào tạo về chứng nhận hàng hóa mang NHCN

3.1.8. Xây dựng và phổ biến Quy chế sử dụng NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
a) Xây dựng Quy chế sử dụng NHCN


­

Biên soạn Quy chế sử dụng NHCN

­

Lấy ý kiến về nội dung của quy chế sử dụng NHCN (hội thảo)

­

Hoàn thiện Quy chế sử dụng NHCN

b) Phê chuẩn và Phổ biến Quy chế sử dụng NHCN
­

Đào tạo, tập huấn cho Tổ chức chứng nhận về Quy chế sử dụng NHCN

3.1.9. Lập và nộp hồ sơ đăng ký NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
a) Lập hồ sơ đăng ký NHCN
­

Lập bản mô tả tính đặc thù cho sản phẩm Rượu Ba kích mang NHCN (miêu tả
chi tiết Ba Kích tím nguyên liệu, rượu dùng làm Rượu Ba kích, Rượu Ba kích

và các tiêu chí cần chứng nhận cho Ba Kích tím nguyên liệu, rượu trắng
nguyên liệu và Rượu Ba kích thành phẩm, bản đồ vùng nguyên liệu và vùng
sản xuất)

­

Lập hồ sơ đăng ký NHCN

b) Nộp hồ sơ đăng ký NHCN cho Cục SHTT
­

Nộp hồ sơ đăng bạ NHCN cho Cục Sở hữu trí tuệ

­

Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ

3.2. Quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
3.2.1. Củng cố hoạt động của Tổ chức chứng nhận NHCN
a) Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
­

Lập cơ sở dữ liệu về người trồng Ba Kích tím, sản xuất và kinh doanh Rượu
Ba kích mang NHCN (tên, địa chỉ, quy mô sản xuất, chất lượng, quy trình kỹ
thuật ...)

­

Chuyển giao và hướng dẫn cách quản lý dữ liệu cho Tổ chức chứng nhận (tập
huấn).


b) Củng cố hoạt động của tổ chức chứng nhận
­

Vận hành thử nghiệm hoạt động của Tổ chức chứng nhận

­

Đánh giá hoạt động của tổ chức chứng nhận qua thử nghiệm

­

Điều chỉnh các hoạt động của Tổ chức chứng nhận (hội thảo lấy ý kiến)


3.2.2. Xây dựng tổ chức sử dụng NHCN
a) Thành lập Hội những người trồng Ba Kích tím, sản xuất và kinh doanh Rượu
Ba kích mang NHCN
­

Thành lập ban vận động

­

Soạn thảo điều lệ của tổ chức Hội

­

Chỉnh lý và hoàn thiện điều lệ Hội


­

Thành lập Hội những người trồng Ba Kích tím, sản xuất và kinh doanh Rượu
Ba kích mang NHCN (Tổ chức Đại hội lần thứ nhất để bầu ra Ban lãnh đạo
Hội)

b) Tăng cường năng lực cho Ban lãnh đạo Hội những người trồng Ba Kích tím, sản
xuất và kinh doanh Rượu Ba kích
­

Đào tạo quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc và thu hoạch Ba Kích tím (1
lớp)

­

Đào tạo quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản Ba Kích tím (1 lớp)

­

Đào tạo về quản lý và sử dụng NHCN (1 lớp)

3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện các công cụ quản lý và kiểm soát việc sử dụng NHCN
a) Soạn thảo, ban hành Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN
­

Biên soạn Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN và hội thảo

­

Chỉnh lý và hoàn thiện Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng NHCN


­

Hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan tỉnh, huyện và những người sản xuất và
kinh doanh Rượu Ba kích có liên quan

­

Tổ chức tuyên truyền quy chế (tập huấn cho Ban lãnh đạo Hội)

b) Soạn thảo, ban hành Quy chế kiểm soát NHCN
­

Thành lập Bộ máy kiểm soát chất lượng nội bộ NHCN trong Hội những người
trồng Ba Kích tím, sản xuất và kinh doanh Rượu Ba kích

­

Biên soạn Quy chế kiểm soát NHCN

­

Chỉnh lý và hoàn thiện Quy chế kiểm soát NHCN (hội thảo lấy ý kiến)

­

Ban hành Quy chế kiểm soát NHCN, quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng
NHCN

­


Tổ chức tuyên truyền quy chế (tập huấn cho Ban quản lý chất lượng nội bộ)

c) Xây dựng hệ thống sổ sách theo dõi, kiểm tra NHCN
­

Thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi, kiểm tra NHCN


­

Hướng dẫn thực hiện hệ thống sổ sách theo dõi, kiểm tra NHCN (tập huấn cho
Ban quản lý chất lượng nội bộ)

3.2.4. Xây dựng hệ thống phí sử dụng NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
­

Xác định hệ thống phí và xây dựng biểu phí

­

Quy chế sử dụng phí (soạn thảo)

­

Hội thảo thống nhất quy chế sử dụng phí và phí sử dụng NHCN

­

Thử nghiệm, đánh giá và bàn giao hệ thống phí sử dụng NHCN cho Hội


3.2.5. Vận hành hệ thống quản lý NHCN
-

Triển khai các hoạt động thường xuyên và định kỳ về quản lý, kiểm soát việc
sử dụng NHCN

-

Theo dõi đánh giá và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong việc sử dụng
NHCN

-

Chỉnh sửa các công cụ quản lý sử dụng NHCN, Quy chế quản lý cấp và thu hồi
NHCN.

3.3. Phát triển Ba Kích tím nguyên liệu
3.3.1. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho vùng Ba Kích tím nguyên liệu
-

Điều tra khảo sát vùng Ba Kích tím nguyên liệu tại 2 huyện Ba Chẽ và Tiên Yên
(10 ha mỗi huyện), nghiên cứu các yếu tố đầu vào (giống, lao động, công nghệ),
và tình hình tiêu thụ Ba Kích trên địa bàn

-

Soạn thảo 02 Báo cáo kinh tế kỹ thuật cho vùng Ba Kích tím nguyên liệu

-


Tổ chức hội nghị công bố 02 Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật với sự tham gia của Ủy ban
Nhân dân huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, và các
cơ quan liên quan (1 ngày)

-

Kêu gọi đầu tư và hỗ trợ thực hiện đầu tư.

3.3.2. Xây dựng mô hình liên kết trồng củ Ba Kích tím và sản xuất Rượu Ba kích
theo hình thức “Sản xuất nông nghiệp Hợp đồng”
-

Xây dựng hoạt động khung của “Sản xuất Nông nghiệp Hợp đồng” (hội thảo lấy ý
kiến, giá thu mua, giá sàn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hình thức thu mua…)

-

Xây dựng các Mẫu hợp đồng nông nghiệp chính thức (hội thảo để lấy ý kiến của
các tác nhân và cơ quan chuyên môn các cấp…)

-

Chỉnh sửa và hoàn thiện các Mẫu hợp đồng nông nghiệp chính thức


-

Xây dựng mô hình trồng Ba Kích tím gắn với sản xuất Rượu Ba kích (hội thảo để
lấy ý kiến của các tác nhân trong mô hình và các cơ quan chức năng liên quan)


-

Tổng kết mô hình và chuyển giao cho Hội.

3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh mang
NHCN
3.4.1. Xây dựng phương án phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Rượu Ba kích
Quảng Ninh mang NHCN
a) Xây dựng phương án phát triển thị trường
-

Điều tra, khảo sát thị trường sản xuất và tiêu thụ Rượu Ba Kích nhằm xác định thị
trường mục tiêu và nhóm khách hàng mục tiêu cho sản phẩm

-

Soạn thảo kế hoạch phát triển thị trường

-

Hội thảo đóng góp ý kiến về kế hoạch phát triển thị trường cho sản phẩm

-

Hoàn thiện phương án phát triển thị trường.

b) Thực hiện việc phát triển thị trường tiêu thụ theo kế hoạch đã được xây dựng
-


Thử nghiệm phân phối theo kế hoạch được lập

-

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường cho sản phẩm (giá bán, khối lượng, chủng
loại, quy cách đóng gói...)

-

Điều chỉnh kế hoạch sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.

3.4.2. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp (bao bì và chai đựng rượu)
-

Thiết kế kiểu dáng chai phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng (hội thảo lấy ý
kiến của cơ sở sản xuất Rượu Ba kích, chuyên gia, nhà quản lý… để chọn ra kiểu
dáng chai phù hợp)

-

Thiết kế bao bì (vỏ hộp, vỏ thùng)

-

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho Rượu Ba kích Quảng Ninh.

3.4.3. Thiết kế các phương tiện quảng bá sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh
a) Thiết kế phương tiện quảng bá cho sản phẩm
-


Thiết kế tem chống hàng giả, mẫu nhận diện thương hiệu trên các đồ vật khác nhau
(ly, cốc, đồng hồ, bật lửa, thực đơn nhựa đứng, giá đựng sản phẩm...) trong chuỗi
các nhà hàng và cửa hàng tiện ích

-

Xây dựng 01 Biển quảng cáo tấm lớn tuyên truyền

b) Thiết kế nội dung các chương trình truyền thông quảng bá sản phẩm phù hợp


với quy định của pháp luật
-

Xây dựng nội dung cho các bài báo, tin tức liên quan tới sản phẩm và nguyên liệu

-

Nội dung trang Website (nằm trong cổng thông tin điện tử của Tỉnh).

3.4.4. Xúc tiến thương mại sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh
a) Tham gia các hội chợ trong nước để giới thiệu sản phẩm
-

Xây dựng chương trình giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước

-

Triển khai việc tham gia các hội chợ và theo dõi phản ứng của khách hàng


b) Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường tại tỉnh Quảng Ninh
-

Nghiên cứu đánh giá thị trường tại Quảng Ninh

-

Tổ chức hội nghị thử nếm và hội nghị khách hàng tại Quảng Ninh

-

Thử nghiệm kênh phân phối tại các nhà hàng, quán ăn, điểm phân phối và giới
thiệu sản phẩm

-

Lựa chọn và triển khai phân phối đối với các kênh hàng mục tiêu trong tỉnh Quảng
Ninh

-

Theo dõi, đánh giá hoạt động phân phối của các kênh hàng mục tiêu tại Quảng Ninh

c) Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường tại Hải Phòng và Hà Nội cho sản phẩm
Rượu Ba kích Quảng Ninh
-

Nghiên cứu đánh giá thị trường trong nước (Hải Phòng, Hà Nội)

-


Tổ chức hội nghị thử nếm, hội nghị khách hàng tại Hà Nội, Hải Phòng

-

Thử nghiệm một số kênh phân phối Rượu Ba kích tại Hà Nội, Hải Phòng

-

Lựa chọn và triển khai phân phối các kênh hàng mục tiêu tại Hà Nội, Hải Phòng

-

Theo dõi, đánh giá hoạt động thử nghiệm thị trường tại Hà Nội, Hải Phòng.

3.5. Tăng cường năng lực cho các tác nhân chuỗi giá trị Rượu Ba kích Quảng
Ninh
3.5.1. Đào tạo về quy trình kỹ thuật trồng Ba Kích tím, sản xuất Rượu Ba kích Quảng
Ninh
-

Tập huấn quy trình kỹ thuật canh tác Ba Kích tím nguyên liệu cho các hội viên của
Hội (4 lớp)

-

Tập huấn quy trình kỹ thuật đóng gói, bảo quản Ba Kích tím cho hội viên (1 lớp)

3.5.2. Đào tạo về quản lý và khai thác NHCN cho các tác nhân trong chuỗi giá trị



-

Đào tạo cho các thành viên trong Hội (2 lớp: 1 lớp về quy chế cấp và thu hồi
NHCN, 1 lớp về kiểm soát chất lượng nội bộ NHCN)

-

Thăm quan học tập mô hình quản lý và khai thác NHCN trong nước (1 chuyến tại
Hải Phòng).

3.5.3. Đào tạo về kỹ năng kinh doanh cho các thành viên của Hội
-

Đào tạo về quản trị kinh doanh doanh nghiệp (1 lớp)

-

Đào tạo các kỹ năng phát triển thị trường (1 lớp)

3.6. Theo dõi - Đánh giá và tổng kết dự án rút ra các bài học kinh nghiệm
3.6.1. Theo dõi - Đánh giá mô hình tạo lập, quản lý và phát triển NHCN “Rượu Ba
kích Quảng Ninh”
-

Thiết kế các nội dung, chỉ tiêu theo dõi - đánh giá, lập kế hoạch theo dõi đánh giá

-

Tổng kết, hướng dẫn và chuyển giao cho Hội và các cơ quan liên quan về công

tác theo dõi đánh giá (gồm các hoạt động kiểm tra thường xuyên và định kỳ hoạt
động).

3.6.2. Đánh giá giữa kỳ triển khai dự án tạo lập, quản lý và phát triển NHCN
“Rượu Ba kích Quảng Ninh”
-

Đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện, kết quả, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả
của dự án

-

Rà soát các kế hoạch, xác lập các biện pháp để đảm bảo dự án thực hiện đúng
tiến độ, đúng mục tiêu, và đảm bảo chất lượng

-

Hội nghị đánh giá giữa kỳ

3.6.3. Đánh giá cuối kỳ triển khai dự án tạo lập, quản lý và phát triển NHCN
“Rượu Ba kích Quảng Ninh”
-

Đánh giá và tổng kết khi dự án kết thúc (tổ chức đánh giá và hội thảo)

-

Tổng hợp kết quả dự án, rút ra các bài học kinh nghiệm để phát triển bền vững
sản phẩm Rượu Ba kích Quảng Ninh mang NHCN


4.

Tổng kết dự án làm cơ sở để nhân rộng mô hình (Hội nghị tổng kết)
Sản phẩm, kết quả của dự án
Những sản phẩm, kết quả phải đạt được khi triển khai thực hiện dự án bao gồm:


-

Các chuyên đề đảm bảo đủ cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng
hồ sơ đăng ký NHCN và quản lý NHCN và chất lượng sản phẩm;

-

Nhãn hiệu chứng nhận “Rượu Ba kích Quảng Ninh” được cấp Nhà nước bảo hộ;

-

Mô hình tổ chức quản lý và phát triển NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh” được
xây dựng và vận hành có hiệu quả;

-

Các hệ thống công cụ quản lý và phát triển NHCN “Rượu Ba kích Quảng Ninh”
được xây dựng và vận hành có hiệu quả;

-

Phương án phát triển thị trường cho Rượu Ba Kích tím Quảng Ninh có tính khả
thi và phù hợp với quy định của pháp luật;


-

Mô hình xây dựng NHCN có khả năng ứng dụng và nhân rộng cho các sản phẩm
đặc sản khác.

-

01 Biển quảng cáo tấm lớn chung tuyên truyền quảng bá

-

Vùng nguyên liệu được thiết lập và phát triển

5.

Phương án triển khai dự án

5.1.

Phương án tổng thể

 Sở Khoa học và công nghệ Quảng Ninh là đơn vị quản lý dự án, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với dự án
 Công ty TNHH nghiên cứu và tư vấn, chuyển giao công nghệ và đầu tư
(CONCETTI) là đơn vị chủ trì thực hiện dự án, chịu trách nhiệm điều phối các
hoạt động cụ thể của dự án đối với các đơn vị phối hợp và chịu trách nhiệm
chung kết quả dự án trước Sở KH và CN;
 Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
tham gia với tư cách là cơ quan kiểm soát chất lượng bên ngoài

 Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế Quảng Ninh hỗ trợ chuyên
môn và kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
theo quy định;
 Sở Công thương Quảng Ninh là tổ chức sở hữu của NHCN Rượu Ba kích
Quảng Ninh, thực hiện công tác quản lý, phát triển, quảng bá sản phẩm theo
nhiệm vụ và chức năng được nêu trong thuyết minh dự án


 Công ty cổ phần xây dựng & sản xuất bia – rượu –nước giải khát – Nhà máy bia
Việt Đức là một tác nhân trong chuỗi giá trị Rượu Ba kích Quảng Ninh nhằm
phục vụ công tác tổng hợp và chuẩn hóa quy trình sản xuất rượu (theo tiêu
chuẩn ISO), và hỗ trợ trong quá trình phát triển vùng nguyên liệu
 Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn tham gia với tư cách thực hiện và hỗ
trợ một số công việc của dự án
 Ủy ban Nhân dân huyện Ba Chẽ và Tiên Yên hỗ trợ xây dựng và phát triển
vùng nguyên liệu Ba Kích tím theo hướng xã hội hóa
Phương pháp chuyên môn:
 Phương pháp tiếp cận cơ sở: dự án tiếp cận và xác định nhu cầu, mong muốn và
sự đồng thuận từ chính người sản xuất và kinh doanh (nhà máy theo quy trình
hiện đại và cơ sở sản xuất theo quy trình truyền thống) sản phẩm Rượu Ba kích
của tỉnh Quảng Ninh;
 Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: sử dụng chuyên gia để nghiên cứu
đánh giá, phân tích các tài liệu, kết qủa phân tích kiểm nghiệm;
 Phương pháp phân tích: các chỉ tiêu hóa sinh, VSATTP của sản phẩm sẽ được
phân tích trên cơ sở các trang thiết bị hiện đại của Viện Công nghệ môi trường
Hà Nội để chi rõ những đặc tính của sản phẩm để làm điểm nhấn (giá trị cốt lõi)
của sản phẩm để phát triển thương hiệu;
 Phương pháp điều tra, nghiên cứu thị trường để xác định thị trường hiện tại, thị
trường mục tiêu…trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu;
 Tổng kết, đánh giá để đảm bảo tiến độ và kết quả dự án, đánh giá hiệu quả kinh

tế, xã hội thực hiện dự án trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định (1 năm).


11. Đối tượng tham gia/hưởng lợi/sử dụng kết quả của dự án
­

Đối tượng thụ hưởng cuối cùng của Dự án, gồm:
o Người tiêu dùng Rượu Ba kích Quảng Ninh: sau khi Dự án hoàn thành,
người tiêu dùng sẽ được tiêu dùng Rượu Ba kích Quảng Ninh sẽ có cơ hội
hưởng dụng những chai Rượu Ba kích Quảng Ninh đã được chuẩn hóa, được
bảo đảm vệ sinh, an toàn bảo đảm ngon và có lợi cho sức khỏe, không mua
phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
o Những người trồng, sản xuất và kinh doanh Rượu Ba kích Quảng Ninh sẽ
tăng được thu nhập do bán được nhiều rượu hơn và rượu được chuẩn hóa, có
Thương hiệu ngày càng mạnh hơn.
o Sự hình thành của vùng nguyên liệu đảm bảo sinh kế cho cộng đồng theo
hướng bền vững

­

Đối với địa phương
o Tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm một sản phẩm đặc sản mang giá trị kinh tế
nằm trong chuỗi các sản phẩm tạo nên các giá trị gia tăng của ngành du lịch
Quảng Ninh và danh tiếng của Tỉnh.
o Năng lực tổ chức và quản lý của các cơ quan chức năng liên quan được tăng
cường theo hướng chuyên nghiệp.
o Việc phát triển thị trường cho sản phẩm rượu Ba Kích sẽ thúc đẩy việc đầu
tư để hình thành các vùng nguyên liệu, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Tỉnh Quảng Ninh


12. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội
­

Rượu Ba kích Quảng Ninh được chuẩn hóa về mặt chất lượng và được xác lập
Nhãn hiệu chứng nhận sẽ là một nhân tố tích làm tăng chuỗi giá trị và tăng năng
lực cạnh tranh của Quảng Ninh.


­

Rượu Ba kích Quảng Ninh được xây dựng và phát triển Thương hiệu sẽ là một
bước phát triển mới về chất, góp phần minh chứng rằng Quảng Ninh không chỉ có
những sản phẩm thô mà còn có ngày càng nhiều những Thương hiệu mạnh, kết
tinh sự sáng tạo về KH&CN và lao động trí tuệ của người Quảng Ninh.

­

Rượu Ba kích Quảng Ninh có Thương hiệu và Thương hiệu mạnh, được bán rộng
rãi ở trong và ngoài Tỉnh sẽ là động lực phát triển sản xuất, góp phần làm tăng thu
nhập của cư dân địa phương, tăng thu Ngân sách cho Tỉnh, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà.

13. Dự báo rủi ro và giải pháp phòng ngừa
STT

Rủi ro

Mức độ
dự kiến


Các biện pháp giải quyết

Một bộ phận những người thụ
hưởng cuối cùng của Dự án (những
1.

người sản xuất chế biến và kinh
doanh Rượu Ba kích Quảng Ninh)

Trung
bình

không nhiệt tình tham gia các hoạt

Tăng cường vận động, thuyết phục
(làm rõ lợi ích), đồng thời tăng cường
các biện pháp kinh tế và quản lý.

động của Dự án.
Chính quyền cấp huyện và các cơ
2.

quan quản lý không nhiệt tình tham
gia phối hợp

­ Tăng cường sự chỉ đạo, đôn
Thấp

đốc, kiểm tra và giám sát của
UBND tỉnh và Sở KH&CN.



­

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra
của

Tổ chức đại diện cho sản xuất, chế
biến và kinh doanh Rượu Ba kích
3.

Quảng Ninh, sau khi được thành lập
không tiếp tục hoạt động hoặc không

UBND

tỉnh



Sở

KH&CN.
Trung

­

quyền hạn của các tổ chức này

bình


hoạt động một cách hữu hiệu.

Làm rõ chức năng, nhiệm vụ,

trong các Quy chế sẽ ban hành.
­

Có chế độ thưởng, phạt minh
bạch, dễ áp dụng trong các
Quy chế.

­

Lạm phát khá cao, có khả năng một
4.

số khoản kinh phí đã dự toán hiện

Trung

nay sẽ bị thiếu hụt trong khi triển

bình

Doanh nghiệp và người dân không
5.

đạt được đồng thuận trong việc phát
triển vùng nguyên liệu.


6.

Thiên tai ảnh hưởng tới vụ mùa của
Ba Kích tím nguyên liệu

lý, quản lý tài chính một cách
chặt chẽ
­

khai

Tính toán chi phí một cách hợp

Đề nghị Sở KH&CN có Ngân
sách dự phòng (khoảng 10%).

Trung

­

gồm doanh nghiệp, người nông

bình

Trung
bình

Có sự cam kết giữa ba bên


dân, và nhà nước

­

Có các biện pháp dự phòng
trong việc bảo vệ, che chắn
vùng Ba Kích tím nguyên liệu

14. Kiến nghị
­

Đề nghị UBND tỉnh và Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh phê duyệt và cho triển khai
Dự án.

­

UBND tỉnh, Sở KH&CN, và các ngành, các cấp có liên quan quan tâm chỉ đạo,
theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời.


­

Các cơ quan của Tỉnh triển khai việc truyền thông và quảng bá rộng rãi dự án
trong quá trình triển khai để nâng cao nhận thức và tạo được sự đồng thuận đối
với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan.

Ngày 10 tháng 04 năm 2012

Ngày 10 tháng 04 năm 2012


Cá nhân đăng ký

Tổ chức/Cá nhân đăng ký

chủ nhiệm dự án

chủ trì thực hiện dự án

TS. Hàn Mạnh Tiến

Nguyễn Bá Hội



×