Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌNXÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN ĐƯA VÀO GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 206 trang )

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY ĐỒNG NAI
*********

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN
ĐƯA VÀO GIẢNG DẠY TRONG
CÁC TRƯỜNG HỌC TỈNH ĐỒNG NAI

♣♣♣♣

Chủ nhiệm đề tài :

Tiến sĩ Huỳnh Văn Tới


MỤC LỤC
Trang
Mục lục…………………………………………………………………..

2

Chú giải bảng chữ viết tắt………………………………………………..
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………….....

3

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung………………………………………



7

Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu…………………………………………

12

Chương 1: Các văn bản chỉ đạo nội dung giáo dục địa phương………

12

Những qui định của Bộ GDĐT về giáo dục địa phương …………………
Thực trạng giảng dạy nội dung giáo dục địa phương ở Đồng Nai ……….

14

Thuận lợi, khó khăn, kết quả dạy học nội dung giáo dục địa phương…...

22

Chương 2: Vùng đất, văn hóa, con người Đồng Nai ……………………
Tổng quan về thiên nhiên, đất nước, con người Đồng Nai ………………

25

Lịch sử địa phương Đồng Nai ……………………………………………

38

Địa lí địa phương Đồng Nai ……………………………………………...


59

Văn hóa xã hội vùng đất Đồng Nai ………………………………………

77

Tín ngưỡng và tôn giáo tỉnh Đồng Nai ………………………………….
Tập quán, tín ngưỡng …………………………………………………….

92

Tôn giáo…………………………………………………………………

101

Văn học nghệ thuật địa phương tỉnh Đồng Nai…………………………

119

Văn học dân gian…………………………………………………………

120

Văn học viết ……………………………………………………………...

126

Nghệ thuật ……………………………………………………………….
Đồng Nai trong thời kì hội nhập KTQT ………………………………….


139

Định hướng qui hoạch phát triển tỉnh Đồng Nai …………………………

155

Chương 3: Các phụ lục…………………………………………….

171

Những ngày kỷ niệm, những mốc lịch sử trong nước, trong tỉnh………

171

Danh nhân tiêu biểu đất Đồng Nai……………...…………….
Di tích cách mạng tiêu biểu ở tỉnh Đồng Nai… ……………………

179

Đồng Nai qua các kì đại hội Đảng ………………………….

191

Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị …………………………………………

198

4


17

25

92

140

183

2


BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
1. AHLĐ
2. BTV:
3. BMVNAH
4. CNH, HĐH
5. CHXHCN
6. CĐSP:
7. DNTN
8. DN
9. ĐHSP:
10. GDĐT:
11. GDP
12. HNKT
13. HTQT:
14. NXB
15. KTQT:
16. KCN

17. KHKT:
18. KHCN:
19. THPT:
20. THCS:
21. TNHH
22. TBCN:
23. WTO
24. VCCI
25. UBND:
26. XHCN:
27. XHHT:

Anh hùng lao động
Ban Thường vụ.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Cao đẳng Sư phạm.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp
Đại học Sư phạm
Giáo dục đào tạo.
Tổng sản phẩm quốc nội
Hội nhập kinh tế
Hợp tác quốc tế
Nhà xuất bản
Kinh tế quốc tế.
Khu công nghiệp
Khoa học kĩ thuật.
Khoa học Công nghệ.

Trung học phổ thông
Trung học cơ sở.
Trách nhiệm hữu hạn
Tư bản chủ nghĩa.
Tổ chức Thương mại thế giới
Phòng Thương mại công nghiệp VN
Ủy ban nhân dân.
Xã hội chủ nghĩa.
Xã hội học tập

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ O
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng tòan quốc lần thứ IX.
NXB Chính trị Quốc gia 2001.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. NXB
Chính trị Quốc gia 2006.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) “Phát
triển Giáo dục Đào tạo , Khoa học Công nghệ”.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận 14 KL/TW Hội nghị Trung ương 6
(khóa IX) “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) vế Phát
triển Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ”.
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam: Luật Giáo dục, 2005.
6. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 73/2008/QĐ -TTg, ngày 4/6/2008 phê
duyệt “Qui hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đồng Nai đến 2020”.
7. Chương trình KX.07: “Con người Việt Nam, mục tiêu, động lực của sự phát
triển kinh tế xã hội”.
8. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, Chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” , Tài liệu nghiên cứu Tư

tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, 2003.
9. Tỉnh ủy Đồng Nai: “Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII”,
NXB Đồng Nai 2001.
10.Tỉnh ủy Đồng Nai: “ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII” ,
NXB Đồng Nai 2006.
11.Tỉnh ủy Đồng Nai: Nghị quyết 12 -NQ/TU, Nghị quyết 13 -NQ/TU của Ban
Thường vụ tỉnh ủy ngày 7/5/1997 về “Ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về GDĐT, KHCN”.
12.Tỉnh ủy Đồng Nai: Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 20/2/2002 của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Đồng Nai “về nâng cao chất lượng GDĐT và KHCN”.
13.Tỉnh ủy Đồng Nai: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, tập 1,2,3. NXB Đồng
Nai.
14.Tỉnh ủy Đồng Nai, Bác Hồ với Đồng Nai, Đồng Nai với Bác Hồ, tái bản,
NXB Đồng Nai, 2002.
15. Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai: Quyết định số 51/QĐ-HĐND ngày
21/7/2005 phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai 20062010”.
16. UBND tỉnh Đồng Nai: “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Đồng Nai đến năm 2010”.
17.Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sở Văn hóa Thông tin- Thể thao, Những Bà mẹ
Việt Nam anh hùng tỉnh Đồng Nai, NXB Đồng Nai, 1996.
18. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, Những ngày kỷ niệm lịch sử , NXB
Đồng Nai, 2000.
4


19. Lịch sử Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và lịch sử
Đảng bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
20. Địa chí Đồng Nai, 5 tập, NXB Đồng Nai, 2001.
21. Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh của J. Boulbed, bản dịch của Đỗ Văn
Anh, NXB Đồng Nai 1999.

22. Lyrique Des cau Maa’ (Tam Pot Maa’) của J. Boulbed, Dialogue
23. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm vùng đất Biên Hòa Đồng Nai: Biên Hòa Đồng Nai
300 năm hình thành và phát triển, NXB Đồng Nai, 1998.
24. Bộ Tư lệnh Quân khu VII, Tỉnh ủy Sông Bé, Tỉnh ủy Đồng Nai, Lịch sử
chiến khu D, NXB Đồng Nai, 1997.
25. Đồng Nai quê hương em, 2 tập, Trường Trung học sư phạm Đồng Nai,
NXB Đồng Nai, 1996.
26. Truyện kể người Mạ Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng: NXB
Đồng Nai.
27. Bản sắc dân tộc và văn ho á Đồng Nai , Huỳnh Văn Tới.. NXB Đồng Nai
1995.
28. Cù Lao Phố, Lịch sử và văn hóa , Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên . NXB Đồng
Nai, 1997.
29. Đồng Nai di tích lịch sử văn hóa, Đỗ Bá Nghiệp (chủ biên). NXB Đồng
Nai, 1993.
30. “Phát triển Giáo dục và đào tạo nhân tài ”, Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc
Hưng: NXB Chính trị Quốc gia, 2002.
31.“Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp”, Đặng Quốc
Bảo, Nguyễn Đắc Hưng NXB Chính trị Quốc gia, 2004.
32.Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước
Việt cuối thế kỷ thứ XVII , Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, bản in lần thứ 4,
NXB Văn học, Hà Nội, 2002.
33.Gia Định thành thông chí , Trịnh Hoài Đức, bản dịch và hiệu đính của
Huỳnh Văn Tới và Lý Việt Dũng, NXB Đồng Nai, 2005.
34. Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn , nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội,
1977.
35. Đại Nam nhất thống chí tỉnh Biên Hòa, Quốc sử quán triều Nguyễn, Sài
Gòn, 1973.
36. Biên Hòa sử lược toàn Biên , Quyển I: Trấn Biên cổ kính; Quyển II: Biên
Hùng oai dũng.Luơng Văn Lựu, Tác giả xuất bản 1972, 1973.

37. Kể chuyện đất nước và con người Đồng Nai , Nguyễn Yên Tri, NXB Đồng
Nai.
38. Truyện kể về đất nước, con người Đồng Nai , Nguyễn Yên Tri, NXB Đồng
Nai, 1996.
39. Atlats Đồng Nai, Nhiều tác giả, NXB Bản đồ, 2005.
5


40. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (phía Nam), Nhiều tác giả, NXB KHXH
Hà Nội, 1984.
41.Văn hóa khảo cổ thời đại kim khí vùng ngập mặn Đồng Nai, NXB Đồng
Nai, 2006.
42. Cư dân bản địa vùng Đồng Nai , Sở Văn hóa - Thông tin Đồng Nai, Kỷ yếu
hội thảo 300 năm Biên Hòa - Đồng Nai, 1998

6


PHẦN MỞ ĐẦU

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đồng Nai, một vùng đất giàu tiềm năng với hơn 300 năm lịch sử, những thế
hệ người Đồng Nai đã tạo dựng và để lại dấu ấn khá đặc sắc về văn hóa, nghệ
thuật, truyền thống lịch sử đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm và phát triển
kinh tế. Trong những năm qua, thực hiện quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo; sở
Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai đã soạn thảo một số nội dung kiến thức văn hóa lịch
sử của địa phương đưa vào chương trình giảng dạy ở các cấp học và đã thu được
kết quả bước đầu. Thông qua các bài học, các cuộc thi do tỉnh tổ chức, các cuộc dã

ngoại về nguồn... đã góp phần nâng cao kiến thức của học sinh về truyền thống văn
hóa, lịch sử của quê hương. Đồng Nai hiện nay là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm
kinh tế phía Nam, việc phát triển kinh tế đã làm thay đổi diện mạo của cả vùng đất.
Kinh tế phát triển tạo nên các nguồn lực mới đầu tư cho giáo dục. Việc tổ chức dạy
học ở Đồng Nai những năm qua có bước phát triển, xuất hiện nhiều cách làm mới .
Tuy nhiên, nội dung giảng dạy các giá trị truyền thống văn hóa về Đồng Nai
chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất, thực hiện chưa đều, thiếu kiểm tra, đôn đốc
nên hiệu quả chưa cao. Qua thực tế cho thấy học sinh hiện nay có biểu hiện học
lệch. Nhiều học sinh rất giỏi các môn khoa học tự nhiên, song kiến thức khoa học
xã hội lại rất hạn chế. Tư tưởng thực dụng đã xuất hiện trong một bộ phận học
sinh: coi trọng các môn khoa học tự nhiên, xem nhẹ các môn khoa học xã hội.
Những hiểu biết về địa phương còn hạn chế. Mặc dù được sinh ra và lớn lên tại
Đồng Nai nhưng một bộ phận học sinh ít hiểu biết về quê hương, đất nước, con
người Đồng Nai. Thực trạng này khiến cho chất lượng giáo dục toàn diện bị hạn
chế, nhất là chất lượng giáo dục đạo đức. Không chỉ học sinh mà ngay trong đội
ngũ cán bộ công chức những hiểu biết về vấn đề trên cũng còn hạn chế, ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả trong công tác.
Mục tiêu giáo dục theo quan điểm của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh là
ục
giáo d toàn diện cho người học để đào tạo lớp người có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ, “Vừa hồng, vừa chuyên ”. Nghị quyết Trung ương V khóa VIII và
các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và X tiếp tục khẳng định: Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát tri ển
kinh tế, xã hội. Vì vậy trong những năm qua, vấn đề giáo dục toàn diện luôn được
Tỉnh ủy quan tâm; tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan, mục tiêu giáo dục toàn
diện chưa đạt kết quả như mong muốn. Đặc biệt là các nội dung giáo dục về
truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng,
tôn tạo các công trình văn hóa, đi đôi với phát huy tốt hiệu quả giáo dục truyền
thống. Coi trọng việc nghiên cứu, bảo tồn và ph át huy những giá trị văn hóa truyền

thống tốt đẹp của vùng đất và con người Đồng Nai”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “Coi trọng việc nghiên cứu, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất và con người Đồng Nai, văn hóa các
7


dân tộc thiểu số, đặc biệt là những truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa các
dân tộc bản địa”.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, một nội dung cần triển khai là giáo dục các
giá trị truyền thống văn hóa của địa phương. Khi có hiểu bi ết sâu sắc về truyền
thống văn hóa, lịch sử của cha ông, của vùng đất sẽ tạo nên nơi mỗi người lòng tự
hào và nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách con
người Việt Nam. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì
đăng ký triển khai nghiên cứu đề tài: “Xây dựng, tuyển chọn các giá trị truyền
thống văn hóa, lịch sử địa phương đưa vào giảng dạy trong hệ thống các trường
học tỉnh Đồng Nai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng hệ thống các giá trị văn hóa- lịch sử của
vùng đất con người Đồng Nai sắp xếp một cách có hệ thống phù hợp với việc đưa
vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhằm:
- Làm cho người học hiểu biết hơn về đất nước, con người Đồng Nai, nâng
cao lòng tự hào và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước góp phần giáo dục đạo
đức, hoàn thiện nhân cách học sinh.
- Tạo phong trào nghiên cứu, học tập, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa
truyền thống của địa phương; khuyến khích việc tìm hiểu, học tập, góp phần giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát huy ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương,
qua đó giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam theo quan điểm, đường lối
của Đảng và Nhà nước ta đó là “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”.
- Tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu và những n gười muốn tìm

hiểu về Đồng Nai.
3. Nội dung nghiên cứu
- Các văn bản chỉ đạo và tình hình giảng dạy nội dung kiến thức văn hóa,
lịch sử trong các trường phổ thông tỉnh Đồng N ai.
- Tổng quan về vùng đất, con người Đồng nai
- Địa lí địa phương tỉnh Đồng Nai
- Lịch sử địa phương tỉnh Đồng Nai
- Văn hóa, xã hội vùng đất Đồng Nai
- Văn học nghệ thuật địa phương Đồng Nai
- Tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Đồng Nai
- Đồng Nai trong thời k ì hội nhập.
- Định hướng qui hoạch xây dựng tỉnh Đồng Nai hướng đến mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”..
- Văn bản giáo khoa, hướng dẫn giảng dạy, thực hành các tiết dạy ở các cấp
ọc
về
nội dung kiến thức giáo dục địa p hương. Ghi hình các tiết dạy mẫu the o
h
phương pháp dạy học tích cực.
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước :
8


Đồng Nai là vùng đất có nét văn hóa riêng, đặc sắc, là nơi sinh sống của
nhiều cộng đồng dân tộc khá lâu đời, vì vậy đã có nhiều công trình trong và ngoài
nước nghiên cứu về đất nước và con người Đồng Nai. Mỗi công trình có cách tiếp
cận và nghiên cứu khác nhau; có công trình đi sâu vào lĩnh vực cụ thể; có những
công trình mang tính khái quát cao. Có một số công trình nghiên cứu đi vào mô tả
toàn diện về vùng đất và con người Đồng Nai của các tác giả nước ngoài như: Xứ
người Mạ, lãnh thổ của thần linh của J. Boulbed, Lyrique Des cau Maa’ (Tam Pot

Maa’) của J. Boulbed, Dialogue .
Về các tác giả trong nước có một số tác phẩm tiêu biểu: Gia Định thành
thông chí của Trịnh Hoài Đức; Biên Hòa sử lược toàn biên của Lương Văn Lựu ,
Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Biên Hòa sử lược toàn biên của lương Văn
Lựu... Sau năm 1975 có một số tác phẩm, công trình như: Địa chí Đồng Nai, 5 tập,
NXB Đồng Nai, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền
Nam nước Việt cuối thế kỷ thứ XVII của Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền, Biên Hòa
Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển , NXB Đồng Nai, 1998, Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai, NXB Đồng Nai, Những ngày kỷ niệm lịc h sử , NXB Đồng Nai,
2000...
Những công trình, tác phẩm này là những tác phẩm có giá trị, nhất là trong
việc nghiên cứu tìm hiểu về lịc h sử, đất nước, con ng ười Đồng Nai. Tuy nhiên để
sử dụng như một văn bản giáo khoa cho việc giảng dạy trong các nhà trườn g thì lại
chưa phù hợp, nhất là đối với học sinh còn nhỏ tuổi. Mặt khác, chưa có một công
trình biên soạn nào sắp xếp một cách đầy đủ, hệ thống, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ
để có thể phổ biến dễ dàng, sâu rộng cho mọi người đặc biệt là đối tượng học sinh,
sinh viên về những giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của vùng đất Đồng Nai.
5. Sản phẩm của đề tài :
- Báo cáo tổng kết khoa học đề tài nghiên cứu.
- Tài liệu văn bản giáo khoa nội dung giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai.
- Tài liệu hướng dẫ n giảng dạy nội dung giáo dục địa phương .
- Đĩa DVD ghi hình 15 tiết dạy minh họa . (Đã được Hội đồng chuyên môn
ngành GDĐT Đồng Nai đánh giá và nghiệm thu).
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung: Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm của Đảng về văn hóa, giáo dục, nhất
là theo quan điểm của Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) về giáo dục, đào tạo; nghị
quyết TW 5 (khóa VIII) “Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc”; về mục tiêu quan điểm giáo dục con người mới của Đảng. Việc
nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic.

Phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, so sánh, Thống kê, Chuyên
ực
gia. Th hành .
7. Khả năng và địa chỉ áp dụng.
Hệ thống các trường học trên địa bàn tỉnh Đ ồng Nai. Sở GDĐT, Trường Đại
học Đồng Nai cam kết tiếp nhận sản phẩm nghiên cứu sau khi được nghiệm thu.
9


Các trường và cơ sở đào tạo nghề thuộc sở LĐTBXH, trường Chính trị tỉnh, các
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
8. Những người tham gia thực hiện
STT

HỌ TÊN, HỌC VỊ

ĐỊA CHỈ

CÔNG VIỆC

01

Huỳnh Văn Tới
Tiến sĩ

Trưởng ban Tuyên
giáo TU Đồng Nai

02


Phan Sĩ Anh
Thạc sĩ

Phó ban Tuyên giáo
TU Đồng Nai

Chủ nhiệm đề tài
Cán bộ nghiên cứu
P.Chủ nhiệm đề tài
Cán bộ nghiên cứu

03

Lê Huy Nhuận
Cử nhân

Trưởng phòng, Ban
Tuyên giáo TU

Cán bộ nghiên cứu

04

Vũ Trung Kiên
Cử nhân

Phó Văn phòng,
Ban Tuyên giáo TU

Thư kí đề tài

Cán bộ nghiên cứu

03

Nguyễn Yên Tri
Cử nhân

Phường Tân Mai,
Thành phố Biên Hòa

Cán bộ nghiên cứu

04

Bùi Quang Huy
Cử nhân
Phan Đình Dũng
Thạc sĩ

Giám đốc NXB
Đồng Nai

Cán bộ nghiên cứu

Trưở ng phòng,
trường VHNT ĐN

Cán bộ nghiên cứu

06


Dương Thị Kim Liên
Cử nhân

Chuyên viên Phòng
GD TrH, Sở GD&ĐT

Cán bộ nghiên cứu

07

Nguyễn Đạt
Thạc sĩ

Trưởng phòng GD
Tiểu học, Sở GD&ĐT

Cán bộ nghiên cứu

08

Trần Thị Châu Thưởng
Cử nhân

Giáo viên PTTH
Lương Thế Vinh

Cán bộ nghiên cứu

9


Lại Thị Nguyên Phương
Cử nhân

Giáo viên THPT
Văn Hiến , Đồng Nai

11

Nguyễn Thị Huệ
Cử nhân

Chuyên viên, Phòng
GDTrH, Sở GD&ĐT

Cán bộ nghiên cứu
Giáo viên thực hành
Cán bộ nghiên cứu

12

Bùi Văn Phượng
Cử nhân

Chuyên viên Phòng
GDĐT Biên Hòa

Cán bộ nghiên cứu

13


Nguyễn Minh Kiếm
Cử nhân

Phó.phòng GD Tiểu
học Sở GDĐT

Cán bộ nghiên cứu

14

Lê Minh Thông
Cử nhân

Chuyên viên Phòng
GD Tiểu học, sở GD

Cán bộ nghiên cứu

05

10


Nguyễn Thị Kim Lan
Cử nhân

G/v Trường TH Hòa
Bình, Long Khánh


Giáo viên thực hành

16

Phan Sĩ Quý
Cử nhân

GV Trường THCS
Ngô Quyền- Cẩm Mỹ

Giáo viên thực hành

17

Đỗ Thị Tường Vi
Cử nhân

G/v Trường TH Hòa
Bình, Long Khánh

Giáo viên thực hành

18

Nguyễn Thị Hồng
Cử nhân

G/V THCS Nguyễn
Bỉnh Khiêm- BH


Giáo viên thực hành

19

Ngô Thị Mỹ Hạnh
Cử nhân
Nguyễn Thị Hương
Cử nhân

GV THCS Nguyễn
Bỉnh Khiêm- BH

Giáo viên thực hành

Giáo viên THPT
Vĩnh Cửu

Giáo viên thực hành

21

Vũ Tiến Đạt
Cử nhân

Giáo viên THPT
Vĩnh Cửu

Giáo viên thực hành

22


Đặng Thị Kỷ
Cử nhân

GV Trường TH Kim
Đồng- Long Khánh

Giáo viên thực hành

23

Trương Thanh Tuấn
Cử nhân

GV Trường Tiểu học
Long Khánh 1

Giáo viên thực hành

24

Lê Minh Sử
Cử nhân

GV Trường TH Kim
Đồng- Long Khánh

Giáo viên thực hành

25


Nguyễn Trang Mỹ Dung
Cử nhân

Trường THCS Ngô
Quyền, Cẩm Mỹ

Giáo viên thực hành

26

Văn Bá Quý
Cử nhân

GV THCS Ngô
Quyền, Cẩm Mỹ

Giáo viên thực hành

27

Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Cử nhân

GV THCS
Hoàng Diệu, Biên Hòa

Giáo viên thực hành

28


Nguyễn Thị Trung
Cử nhân

GV THCS Lê Lợi,
Biên Hòa

Giáo viên thực hành

29

Đoàn Châu Hưng
Cử nhân

GV THCS Nguyễn
Bỉnh Khiêm, BH

Giáo viên thực hành

30

Văn Thị Phương Thảo

Ban Tuyên giáo TU

Kế toán

31

Lê Bá Thành


Ban Tuyên giáo TU

Thủ quĩ

32

Vũ Thị Hồng Thịnh

Ban Tuyên giáo TU

Văn thư, đánh máy

15

20

11


9. Cơ quan phối hợp nghiên cứu
- Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai
- Phòng giáo dục- Đào tạo thành phố Biên Hòa
- Phòng giáo dục- Đào tạo thị xã Long Khánh
- Phòng giáo dục- Đào tạo huyện Cẩm Mỹ
- Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
- Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Biên Hòa
- Trường THCS Hoàng Diệu, Biên Hòa
- Trường THCS Lê Lợi , Biên Hòa
- Trường THPT Văn Hiến, thị xã Long Khánh

- Trường Tiểu học Long Khánh, thị xã Long Khánh
10. Thời gian, kinh phí:
Thời gian thực hiện đề tài : Từ tháng 8/2008 đến hết tháng 11/2010 theo Hợp
đồng số 1077/HĐ-KHCN ngày 22/8/2008 của sổ Khoa học Công nghệ và Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai và văn bản số 546/ SKHCN-QLK ngày 13/4/2010
của sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai “Đồng ý thời gian tổng kết đề tài vào tháng
11/2010”
Kinh phí thực hiện : 462.600.000 đồng (Bốn trăm sáu mươi hai triệu, sáu
trăm ngàn đồng), nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.
--------------------------

PHẦN THỨ HAI:

Chương 1:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1.1. Các văn bản chỉ đạo:
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua năm 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã h ội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn
liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo d ục
xã hội".
Mục tiêu giáo dục theo quan điểm của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh là
giáo dục toàn diện cho người học để đào tạo lớp người có đạo đức, tri thức, sức

12


khỏe, thẩm mỹ,“vừa hồng, vừa chuyên”. Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) và
các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và X tiếp tục khẳng định: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội” .
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII chỉ rõ: “Tiếp tục xây
dựng, tôn tạo các công trình văn hóa, đi đôi với phát huy tốt hiệu quả giáo dục
truyền thống. Coi trọng việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của vùng đất và con người Đồng Nai”. Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII tiếp tục khẳng định:“Coi trọng việc nghiên cứu, bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất và con người Đồng Nai, văn
hóa các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những truyền thống lịch sử cách mạng, văn
hóa các dân tộc bản địa”.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục, một nội dung cần triển khai là giáo dục các
giá trị truyền thống, v ăn hóa, lịch sử của địa phương. Khi có hiểu biết sâu sắc về
truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông, của vùng đất đang sinh sống sẽ tạo nên
ở mỗi người lòng tự hào và nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, góp phần hoàn
thiện nhân cách con người Việt Nam . Cách đây hơn 20 năm, Bộ Giáo dục (nay là
Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có chủ trương đưa các nội dung giáo dục địa phương
như Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông các
cấp. Việc đưa nội dung kiến thức giáo dục địa phương vào giảng dạy nhằm giúp
học sinh hiểu về địa phương và hiểu sâu hơn về kiến thức chung.
Phân phối chương trình môn học, Bộ GD - ĐT quy định dành một số tiết để
giảng dạy nội dung giáo dục địa phương, nội dung này phải có giáo án ở dạng giáo
trình hoặc tài liệ u biên soạn của giáo viên, việc học của học sinh phải được tổ chức
nghiêm túc và có đánh giá.
Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học các kiến thức giáo dục địa phương nhìn
chung thực hiện chưa tốt: Nội dung dạy học chưa được biên soạn một cách hệ

thống, nhất quán, các điều kiện để thực hiện tiết dạy còn gặp khó khăn, giáo viên
chưa được tập huấn, bồi dưỡng, chưa thực hiện việc kiểm tra đánh giá.
Để tổ chức tốt hơn việc dạy học kiến thức giáo dục địa phương, ngày
05/5/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT
qui định về nội dung, hình thức tổ chức giảng dạy, thời lượng cho từng phân môn ở
các khối lớp về kiến thức giáo dục địa phương. Để thực hiện quyết định này, ngày
07/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn hướng dẫn số
5977/BGDĐT-GDTrH “Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp
THCS và cấp THPT từ năm học 2008 -2009”.
Về nội dung kiến thức giáo dục địa phương các sở GD -ĐT chủ động trình
UBND các tỉnh, thành phố kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương, chủ trì bi ên
soạn, thẩm định và ban hành tài liệu giảng dạy giáo dục địa phương. Căn cứ vào tài
liệu, giáo viên có thể dạy lồng ghép vào các môn học (lịch sử, địa lý, giáo dục công
dân, ngữ văn) hoặc tổ chức tham quan ngoại khóa, sưu tầm tài liệu, tổ chức thảo
luận nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Khi triển khai thực hiện nội dung giáo dục
địa phương, các sở GD-ĐT phải báo cáo Bộ GD-ĐT để chuẩn y trước khi thực
hiện. Bộ GD-ĐT có thể hỗ trợ về mặt chuyên môn nếu các địa phương gặp khó
13


khăn. Ngoài ra, các sở GD-ĐT có thể chỉ đạo các trường tổ chức các buổi nói
chuyện chuyên đề, mời các chuyên gia, các nhà sử học, nhà văn hóa nói chuyện về
các đề tài khác nhau, những vấn đề thiết thực khác của từng địa phương vào các
tiết học ở bậc THCS và THPT.
Nội dung chỉ đạo cụ thể:
+ Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành đã quy đ ịnh
một số nội dung giáo dục địa phương ở một số môn học. Để thực hiện nội dung đó,
các sở GD-ĐT phải chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh
giá, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học.
- Nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học,

gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động
kinh tế - xã hội, văn hoá, lịch sử địa phương trong các bài dạy còn phải thực hiện
nội dung giáo dục địa phương ở các phần sau đây:
a) Giảng dạy các tiết học (bài, môđun, chủ đề...) đã quy đ ịnh dành cho giáo
dục địa phương;
b) Đưa nội dung giáo dục địa phương thành một phần của tiết học (bài,
môđun, chủ đề...) được Bộ GD-ĐT hướng dẫn dành cho giáo dục địa phương.
+ Về tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương
- Chuẩn bị tài liệu dạy học: Sở GD-ĐT trình UBND tỉnh, thành phố kế
hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương; chủ trì phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành liên quan tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu. Cần tập
hợp các chuyên gia, cán bộ khoa học công nghệ, các nhà hoạt động văn hoá, nghệ
sỹ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu về địa phương tham gia biên soạn, thẩm định tài
liệu giáo dục địa phương thuộc các môn học.
- Về tổ chức dạy học: Hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã đư ợc phê duyệt
để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy.
- Về phương pháp giảng dạy: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham
quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu
biết về văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương cho học sinh.
- Về kiểm tra, đánh giá: Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá như các phần
khác trong chương trình bộ môn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại học sinh
từng học kì và cuối năm học. Hằng năm, các Sở GDĐT tổ chức rút kinh nghiệm
về thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tổ chức biên soạn bổ sung, cập nhật
tài liệu và báo cáo về tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương với Bộ
GDĐT để theo dõi, chỉ đạo. Nếu chưa chuẩn bị được các điều kiện để thực hiện nội
dung giáo dục địa phương, thời lượng dành cho phần này được dùng để ôn tập,
củng cố môn học đó.
1.2. Qui định của Bộ Giáo dục- Đào tạo về giảng dạy kiến thức giáo dục
địa phương cho các bậc học :
1.2.1. Bậc Tiểu học: Tổng cộng có 28 tiết.

- Môn Đạo đức: 14 tiết
Lớp

Số tiết

Thời gian (tiết/ tuần)

Ghi chú
14


1

02

32, 33

2

03

32, 33, 34

3

03

32, 33, 34

4


03

32, 33, 34

5

03

32, 33, 34

- Môn Nghệ thuật (7 tiết):
Lớp

Số tiết

Thời gian (tiết/ tuần)

1

0

2

01

33

3


02

17, 32

4

02

15, 32

5

02

16, 32

Ghi chú

- Môn Tự nhiên và xã hội (2 tiết) : Lớp 3, 2 tiết vào tuần 14, và 1 bài thực
hành thăm thiên nhiên vào tuần 29.
- Môn Lịch sử và Địa lý (4 tiết): Lớp 5, 4 tiết vào tuần 31, 32, mỗi môn 2 tiết
- Môn Tiếng Việt (1 tiết): Lớp 3, tuần 16 (Tiết luyện tập)
1.2.2. Bậc THCS và THPT:
+ Các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
- Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Thời lượng được quy định tại
Chương trình môn học;
Thời lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương:
- Đối với môn Giáo dục công dân: Có bài thực hành, ngoại khoá với nội
dung phù hợp với thực tiễn địa phương: cấp THCS mỗi lớp có 3 tiết/năm học và
cấp THPT mỗi lớp có 2 tiết/năm học.

Ngoài tài liệu giáo dục địa phương, cần tham khảo các tài liệu sau:
- Môn Ngữ văn: Cần tham khảo các tài liệu về văn hoá, ngôn ngữ, tác phẩm
văn học sáng tác về đề tài địa phương hoặc tác giả người địa phương;
- Môn Lịch sử: Cần tham khảo tài liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương;
- Môn Địa lí: Cần tham khảo tài liệu địa chí địa phương (nếu có);
- Môn Giáo dục công dân: Cần tham khảo các tài liệu thuộc chủ đề giáo dục
ý thức công dân của địa phương.
+ Các môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ
- Môn Mĩ thuật (THCS)
Căn cứ các bài học có liên quan đến nội dung giáo dục địa phương trong
CTGDPT để hướng dẫn dạy học. Các bài thực hành vẽ tranh theo đề tài được quy
15


định cho giáo viên chọn, cần lựa chọn những chủ đề gần gũi cuộc sống, mô tả các
danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương.
Ngoài những bài nói trên, giáo viên cần giới thiệu các di tích lịch sử, văn
hoá, tác phẩm mĩ thu ật địa phương (đình chùa, tranh tư ợng, sứ mỹ nghệ...) phù hợp
với chủ đề bài học và vừa sức tiếp thu của học sinh.
- Môn Âm nhạc (THCS)
Trong chương trình sách giáo khoa đã quy đ ịnh một số tiết giới thiệu về âm
nhạc địa phương. Sở GDĐT hướng dẫn các trường dựa vào chủ đề bài học để thực
hiện nội dung giáo dục địa phương. Cần chọn lọc, giới thiệu vốn âm nhạc truyền
thống, một số làn điệu dân ca đặc trưng của địa phương (dân ca quan họ, hát chèo,
ví dặm, cải lương, bài chòi, dân ca dân tộc thiểu số...), giới thiệu một số nhạc cụ
dân tộc và hướng dẫn học sinh sưu tầm vốn âm nhạc dân gian địa phương.
- Môn Thể dục (THCS, THPT)
Chương trình và sách giáo viên môn Thể dục của mỗi lớp đều quy định có 1
chương (Chương: Môn thể thao tự chọn) do địa phương tự chọn nội dung dạy học.
Ngoài các môn đã biên so ạn tài liệu trong sách giáo viên, Sở GDĐT có thể biên

soạn tài liệu về các môn thể thao phổ biến, có thế mạnh ở địa phương và hướng
dẫn thực hiện chương này (có thể lồng ghép giới thiệu về các môn thể thao truyền
thống ở địa phương như: võ, vật, đua thuyền, chơi đu, ném còn... nhưng phải vừa
sức tiếp thu và không yêu cầu học sinh thực hành nếu không phù hợp tâm sinh lý
lứa tuổi và khó bảo đảm an toàn).
- Môn Công nghệ
* Bậc THCS:
- Lớp 6: Thực hiện như quy định của Chương trình.
- Lớp 7: Nông nghiệp.
Đối với vùng nông thôn, phần Trồng trọt và Chăn nuôi dạy bắt buộc, phần
Lâm nghiệp và Thủy sản, tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương chọn 1 trong 2
phần núi trên, thời lượng còn lại dùng để ôn tập, củng cố môn Cụng nghệ (không
dùng cho môn khác).
Đối với vùng đô thị, có thể chuẩn bị tài liệu để dạy học về nuôi trồng, chăm
sóc cây cảnh, vật cảnh, thuỷ canh rau sạch, các giải pháp sinh học bảo vệ môi
trường... thay thế một số bài của các phần Trồng trọt, Chăn nuôi, một số bài hoặc
toàn bộ phần Lâm nghiệp, Thủy sản; thời lượng còn lại dùng để ôn tập, củng cố
môn Công nghệ (không dùng cho môn khác).
- Lớp 8: Thực hiện như quy định của Chương trình.
- Lớp 9: Chọn 1 trong 18 môđun của Chương trình (35 tiết/môđun).
Bộ GDĐT đó biên soạn tài liệu 5 môđun. Có thể lựa chọn 1 trong 5 môđun
hoặc biên soạn tài liệu các môđun khác phù hợp với thực tế của địa phương (ví dụ:
trồng, chăm sóc bảo vệ các loại hoa, cây cảnh trang trí, cải tạo môi trường sống;
nuôi cá tra, cá ba sa; nuôi ong lấy mật; nụi cỏ hồi vựng lạnh...).
*Bậc THPT:
- Lớp 10:
16


+ Phần 1: Nông, Lâm, Ngư nghiệp.

Tùy theo điều kiện của địa phương, có thể chọn các lĩnh vực để dạy học cho
phù hợp. Cú thể lựa chọn 1 trong 2 chương: Chương 1 hoặc chương 2. Ở chương 3,
bài 40 dạy bắt buộc, còn các bài từ 41 đến 48 có thể chọn lĩnh vực phù hợp với
chương 1 hoặc chương 2 trước đó; hoặc thay thế bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp
với điều kiện giống cây trồng, vật nuôi của địa phương.
+ Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp.
Sở GDĐT tham khảo sách giáo viên giáo dục hướng nghiệp để hướng dẫn việc
tích hợp giới thiệu nhu cầu thị trường lao động của địa phương (do giáo viên môn
Công nghệ giảng dạy).
- Lớp 11:
Đối với vùng đô thị, có thể chọn dạy các bài 33, 34, 37 (động cơ đốt trong
dùng cho ôtô, xe máy, máy phát điện);
Đối với vùng nông thôn, có thể chọn dạy các bài 34, 36, 37 (động cơ đốt
trong dùng cho xe máy, máy nông nghiệp, máy phát điện);
Đối với vùng ven sông, ven biển, có thể chọn dạy các bài 33, 35, 37 (động
cơ đốt trong dùng cho ôtô, tàu thuỷ, máy phát điện).
- Lớp 12: Thực hiện theo Chương trình.
1.3. Thực trạng giảng dạy nội dung giáo dục địa phương ở các trường học
của tỉnh Đồng Nai.
1.3.1. Bậc học Tiểu học :
Qua công tác nắm tình hình tổ chức giáo dục địa phương ở các trường Tiểu
học trong những lần thanh tra, kiểm tra chuyên môn thường kì; kết hợp phân tích,
tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến của 377 cán bộ, giáo viên tiểu học thuộc 75 trường
đại diện các khu vực trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2009, kết quả cụ thể như sau:
Nhận thức về nội dung giáo dục địa phương: 92,8 % cán bộ quản lí và giáo
viên Tiểu học cho là rất cần thiết phải giảng dạy cho học sinh kiến thức truyền
thống văn hóa, lịch sử địa phương.
Tự đánh giá về mức độ tự tin về sự hiểu biết của bản thân về kiến thức
truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương thì chỉ có 39,7% cán bộ quản lí và giáo
viên Tiểu học cho là đủ và khá đủ; 53,3% cho là tạm ổn; 6,4% không ổn lắm và

0,9% tự cho là rất không ổn. Đồng thời, tự đánh giá về chất lượng dạy và học, cán
bộ quản lí và giáo viên Tiểu học đã phản ánh như sau : Rất tốt 0,5% ; Tốt 9,8% ;
Khá tốt 28,4% ; chấp nhận được 36,6%, còn nhiều bất cập 21,8% ; thấp 1,6% và rất
thấp 0,2%.
Về mức độ tiếp cận với các nguồn cung cấp kiến thức và số lượng đầu sách,
tài liệu liên quan được cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học:
Những nguồn thông tin tiếp cận để thu thập: Truyền hình, radio: 65,8%; thư
viện: 23,6%; báo chí: 18,6%; internet: 14,3%; truyền thống và sinh hoạt gia đình:
10.9%; lễ hội địa phương: 6,4% và sinh hoạt đình làng: 3,4%.
- Mức độ thường xuyên: Thường xuyên: 36,9%; khá thường xuyên: 50.9%;
ít khi: 11,9% và rất ít: 1,3%.
17


- 38 đầu sách, tài liệu được kê khai có sử dụng; trong đó phổ biến nhất là:
Biên Hòa 300 năm hình thành và phát triển (42,7%); Truyện kể về Đồng Nai đất
nước, con người (31,3%).
- Tỉ lệ cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học không nêu (hoặc chỉ nêu được
một) được tài liệu nào đã s ử dụng cũng khá cao: 35,3%.
Về các môn học được thường xuyên lồng ghép/tích hợp giảng dạy:
- Lịch sử là môn học có tỉ lệ cao nhất: 84,4%; Địa lí 43,8%; Tiếng Việt
40,9%; Đạo đức 24,4%, Âm nhạc 1,9% ; Kĩ thuật 1,1% và cuối cùng là Mĩ thuật
0,8% .
- Trong các môn học này, cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học cho là thuận
lợi nhất khi lồng ghép vào môn: Lịch sử (68,4%), Tiếng Việt (19,1%), Địa lí
(11,9%) Đạo đức (13,3%); Âm nhạc (0,8%); Mĩ thuật (0,2%) và Kĩ thuật (0 %).
Những nguyên nhân cơ bản tạo sự thuận lợi được ghi nhận như sau: Có tài liệu
hướng dẫn cụ thể: 57,0%); GV nắm vững yêu cầu và phương pháp: 54,6%; Có nội
dung thiết thực/hấp dẫn: 47,2% ; và Có thời gian phù hợp: 22,5 %.
- Môn học mà cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học cho là khó khăn nhất khi

lồng ghép/tích hợp với giảng dạy: Kĩ thu ật (Thủ công): 65,8%; Âm nhạc: 17,0%;
Mĩ thu ật 7,7%; Tiếng Việt: 6,6%; Địa lí 1,9% và Đạo đức 1,3%. Những nguyên
nhân cơ bản gây sự khó khăn là: Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể: 83,3%; Nội
dung không thiết thực: 39,3%; Không có thời gian phù hợp: 29,2%; và GV chưa
nắm vững yêu cầu và phương pháp: 26,3%.
Về thời điểm giảng dạy:
Thông thường, việc giảng dạy được thực hiện vào những thời điểm như sau:
Lồng ghép trong các tiết có nội dung phù hợp trong chương trình chính khóa :
60,2% ; Trong tiết riêng, xếp vào cuối học kì 2 : 26,0% ; Trong tiết riêng, xếp xen
kẽ giữa các tiết có cùng mạch kiến thức : 11,4% ; và Trong tiết riêng, xếp vào cuối
học kì 1 : 6,4%.
Cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học cho rằng thời điểm thích hợp nhất để
giảng dạy là: Lồng ghép trong các tiết có nội dung phù hợp trong chương trình
chính khóa: 63,1% ; Trong tiết riêng, xếp xen kẽ giữa các tiết có cùng mạch kiến
thức: 17,8%; Trong tiết riêng, xếp vào cuối học kì 2: 15,4% ; Trong tiết riêng, xếp
vào cuối học kì 1: 5,0% ; và Ý kiến khác: Kết hợp việc lồng ghép với bố trí tiết
riêng, phù hợp với những sự kiện, ngày lễ lớn ở địa phương :2,1%.
Về hình thức tổ chức dạy học :
Hình thức thông thường để tổ chức dạy học ghi nhận được như sau: Tổ chức
hoạt động dạy học trong phòng học : 50,7% ; Giảng giải trong phòng học: 19,1% ;
Tổ chức hoạt động giáo dục/hoạt động ngoại khóa/hoạt động dạy học trong khuôn
viên nhà trường: 17,8% ; và Tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa,
hoạt động dạy học ngoài khuôn viên nhà trường: 13,5%.
Cán bộ quản lí và giáo viên Tiểu học cho rằng hình thức tổ chức dạy học
có hiệu quả nhất là: Tổ chức hoạt động giáo dục/hoạt động ngoại khóa/hoạt động
dạy học ngoài khuôn viên nhà trường: 60,2%.; Tổ chức hoạt động dạy học trong
18


phòng học: 15,6% ; Tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa, hoạt động

dạy học trong khuôn viên nhà trường: 14,6%; Giảng giải trong phòng học: 3,7% ;
và Ý kiến khác: Kết hợp linh hoạt, đa dạng nhiều hình thức khác nhau tùy nội dung
và phù hợp với điều kiện của nhà trường: 6,7%.
1.3.2. Bậc THCS, THPT :
Môn Ngữ văn :
Từ năm 1996 đến năm 2002: Trước đây, quan niệm dạy học môn
Ngữ văn ở cấp THCS chủ yếu là giảng văn, cho nên người soạn sách xem nhẹ phần
dạy tiếng và làm văn. Tương ứng với chương trình sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT,
các tác giả biên soạn tài liệu giảng dạy văn học địa phương năm 1996 chủ yếu soạn
phần văn bản văn học, không có bài riêng biệt rèn luyện phần tiếng và phần làm
văn. Chủ đề biên soạn trong sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT và tài liệu giảng dạy
văn học địa phương thường rơi vào mảng chủ đề quen thuộc như ca ngợi
quê hương đất nước, con người, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Từ năm 2003 đến 2008: Từ khi Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới chương trình,
nội dung sách giao khoa, chương trình văn h ọc địa phương đưa vào giảng
dạy đã được dành một thời thời lượng tương đối hợp lý (5 đến 6 tiết/lớp). Quan
niệm dạy môn Ngữ văn ở cấp THCS hiện nay có chú trọng hơn đến phần dạy
Tiếng Việt, Tập Làm Văn; người soạn sách giáo khoa đưa vào chương trình mới hệ
thống bài dạy bao gồm cả 03 phân môn Tiếng Việt địa phương, Tập Làm văn với
cái nhìn tích hợp. Phần văn bản được chọn lựa đưa vào nhà trường có chủ đề
phong phú hơn trước phù hợp với nhịp sống thời đại, có nhiều văn bản mang tính
nhân văn, tính nhật dụng liên quan đến nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Phần văn học địa phương trong sách giáo khoa mới có đề tài, nội dung,
thể loại phong phú hơn, mở rộng ra nhiều hơn. Ngoài những nội dung đã có t ừ
trước như sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương, văn thơ địa phương, ta còn th ấy có
yêu cầu sưu tầm các văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng viết về tình hình địa
phương … Về mặt rèn kỹ năng học sinh còn có thêm phần viết bài thuyết minh,
nghị luận về tình hình địa phương; sửa lỗi dùng từ địa phương, xưng hô hội thoại
địa phương …, cụ thể:
Tình hình thực hiện chương trình giảng dạy Ngữ văn địa phương (theo sách

giáo khoa do Bộ GD-ĐT ban hành):
Ngữ văn địa phương:
Khối lớp 6:
+ Bài 16: Phần Tiếng Việt địa phương (rèn chính tả)
+ Bài 17: Phần Văn, Tập Làm Văn địa phương (tìm hi ểu văn học dân gian,
giới thiệu trò chơi dân gian: chọi gà, chọi trâu, chơi đu, đấu vật, hội thi bánh giày.
+ Bài 21: Phần Tiếng Việt địa phương (rèn chính tả)
+ Bài 33: Phần Văn, Tập Làm Văn địa phương (tìm hiểu danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, vấn đề môi trường)
Khối lớp 7:
+ Bài 17: Phần Tiếng Việt địa phương (rèn chính tả)
19


+ Bài 18; Sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương; đọc diễn cảm các văn bản
nghị luận.
+ Bài 33; Sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương; đọc diễn cảm các văn bản
nghị luận.
+ Bài 34: Phần Tiếng Việt địa phương (rèn chính tả)
Khối lớp 8:
+ Bài 1: Phần Tiếng Việt địa phương (tìm t ừ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt)
+ Bài 14: Giới thiệu các nhà văn, nhà thơ tỉnh, thành phố.
Sưu tầm văn thơ có nội dung nói về thiên nhiên, sinh hoạt văn hoá truyền
thống lịch sử quê em.
+ Bài 30: Phần Văn, Tập Làm Văn địa phương
Tìm hiểu các văn bản nhật dụng; tìm hiểu những vấn đề của địa phương.
+ Bài 33: Phần Tiếng Việt địa phương (phần xưng hô, hội thoại địa phương)
Khối lớp 9:
+ Bài 13: Phần Tiếng Việt địa phương (thực từ địa phương: danh từ, tính
từ, động từ)

+ Bài 19: Phần Tập Làm Văn: suy nghĩ, viết bài nghị luận về tình hình địa
phương.
+ Bài 26: Phần Tiếng Việt địa phương (chuyển từ địa phương - từ toàn dân)
+ Bài 28: Phần Tập Làm Văn : văn nghị luận - sửa chửa các lỗi chính tả, từ,
ngữ pháp.
Những khó khăn khi thực hiện phần văn học địa phương:
Như đã nói ở trên, vì tài liệu giảng dạy địa phương Ngữ văn Đồng Nai (xuất
bản 1996) không đáp ứng được những yêu cầu về nội dung bài dạy của sách giáo
khoa mới đề ra (bao gồm cả 03 phân môn Tiếng Việt, Làm văn và văn học), cho
nên phần văn học địa phương gần như bỏ ngỏ.
Trong những năm đầu thay sách giáo khoa lớp 6,7, giáo viên bám sát vào tài
liệu văn học địa phương Đồng Nai (xuất bản 1996) để giảng dạy các tiết Văn học
và Làm văn. Riêng phần Tiếng Việt địa phương chủ yếu là phần sửa lỗi chính tả,
giáo viên căn cứ tình hình thực tế địa phương để chửa lỗi chính tả cho các em.
Đến năm thay sách giáo khoa lớp 8,9, do yêu cầu về nội dung bài dạy hoàn
toàn mới, tài liệu văn học địa phương Đồng Nai (xuất bản 1996) không thể đáp
ứng nên việc giảng dạy văn học địa phương giáo viên phải tự tìm tư liệu phục vụ
giảng dạy như tìm nh ững văn bản nhật dụng liên quan đến An toàn giao thông, môi
trường, giới thiệu các danh lam thắng cảnh ở Đồng Nai (phục vụ cho việc làm bài
văn thuyết minh hoặc nghị luận về vấn đề địa phương). Phần Tiếng Việt địa
phương 8,9 liên quan đến vốn từ địa phương và hội thoại ở địa phương, giáo viên
căn cứ tình hình thực tế để giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện, các Phòng Giáo dục và Đào tạo đều gặp lúng túng
việc chỉ đạo thực hiện giảng dạy văn học địa phương vì tài liệu biên soạn năm học
1996 không đáp ứng được quan điểm dạy học thể hiện trong sách giáo khoa năm
20


2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước tình hình đó, thành phố Biên Hòa thống
nhất những bài dạy phần văn học ở lớp 6,7 và bài 14 ở lớp 8 thực hiện theo tài liệu

văn học Đồng Nai biên soạn năm 1996. Những phần còn lại (đặc biệt là phần
Tiếng Việt và Làm văn) tổ bộ môn thống nhất nội dung bài dạy sao cho phù hợp
với tình hình ngữ âm địa phương và nội dung tích hợp làm văn phù hợp với kiểu
bài làm văn đang học.
Môn Lịch sử :
Qua khảo sát đã có nhiều trường phổ thông trong toàn tỉnh đã tiến hành
giảng dạy lịch sử địa phương. Tuy nhiên kết quả thu được cũng rất khác nhau giữa
các trường, kết quả này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Tâm huyết và khả năng của giáo viên
Tài liệu phục vụ giảng dạy của giáo viên và tài liệu cho học sinh
Sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trườ ng.
Trong đó yếu tố khách quan làm cho kết quả việc giảng dạy lịch sử địa
phương đạt kết quả chưa cao, là do thầy cô giáo và các em học sinh thiếu tài liệu
chính thống để sử dụng, thiếu tài liệu tham khảo. Nhiều ý kiến giáo viên cho rằng
họ đang tự bơi, tự mày mò kiếm được cái gì thì dạy cái đó. Rất ít trường tiến hành
biên soạn được tài liệu chung để sử dụng, một số trường lên được kế hoạch sơ lược
mang tính chất định hướng để giáo viên tự sưu tầm để giảng dạy. Bên cạnh đó
cũng có nhiều đơn vị trường học tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương đạt hiệu quả
cao như:
Trường THCS Hùng Vương Thành phố Biên Hoà, ngoài các tiết dạy lịch sử
địa phương chính khoá theo phân phối chương trình, giáo viên còn tiến hành đan
xen lồng ghép lịch sử địa phương vào các tiết học lịch sử dân tộc ở các phần liên
hệ thực tế cho từng bài cụ thể với những nội dung phù hợp.
Lịch sử lớp 6 : Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta. Giáo viên liên hệ
với vùng đất Đồng Nai cũng là nơi tìm th ấy dấu tích tích của người tối cổ trên đất
nước ta.
Lịch sử lớp 7 : Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế
kỷ XVI – XVIII), trong phần chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân
tranh, giáo viên kết hợp ở phần này để giới thiệu “Khai quốc công thần”- Nguyễn
Hữu Cảnh, người có công đầu trong việc sáng lập vùng đất Đồng Nai.

Bài 28: - Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỷ XVIII, giáo viên giới thiệu
về Văn miếu Trấn Biên.
Lịch sử lớp 8: Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm1873. Giáo
viên liên hệ với phong trào chống Pháp của nhân dân Biên Hoà và một số văn thân
yêu nước.
Lịch sử lớp 9: Bài 24: Nhân dân Nam bộ kháng chiên chống thực dân Pháp
trở lại xâm lược. Giới thiệu về Chiến khu D.
Trước thực trạng trên, việc biên soạn một tài liệu chính thống cho việc dạy
và học lịch sử địa phương là việc làm hết sức cân thiết, mang lại hiệu quả thiết
thực. Trong quá trình giảng dạy lịch sử địa phương giáo viên đã áp dụng nhiều
21


biện pháp phong phú: như giảng dạy trên lớp, giảng dạy tại thực địa, đi tham quan
những di tích lịch sử. Vào những ngày lễ lớn trong năm của dân tộc nhiều đơn vị
trường học đã tổ chức cho học sinh nghe các đồng chí lão thành cách mạng nói
chuyện về truyền thống lịch sử của địa phương.
Môn Địa lí :
Giảng dạy địa lý địa phương nhằm giới thiệu đến các em học sinh kiến thức
địa lý về tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phương nơi mà các em đang sinh sống.
Qua đó giúp cho các em có thêm sự hiểu biết về địa lý địa phương và địa lý Việt
Nam. Đồng thời góp phần giúp cho các em có định hướng tốt hơn về nghề nghiệp,
nhất là đối với các em học sinh chuẩn bị ra trường.
Tuy nhiên việc thực hiện giảng dạy địa lý địa phương ở các trường phổ thông
hiện nay bị hạn chế bởi một số khó khăn cụ thể:
- Việc giảng dạy học tập địa lí địa phương trong nhà trường phổ thông chưa
được coi trọng đúng mức.
- Tài liệu và sách tham khảo về địa lí địa phương còn thi ếu vì vậy giáo viên
sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình soạn bài và lên lớp.
- Chưa thống nhất các nguồn tài liệu vì vậy có sự chênh lệch về các số liệu.

- Thời gian giành cho giảng dạy địa lí địa phương quá ít (04 tiết ở bậc THCS
và 03 tiết ở bậc THPT).
Những khó khăn như đã nêu trên đã h ạn chế việc thực hiện giảng dạy nội
dung “Địa lí địa phương”. Đó cũng là nguyên nhân làm cho việc giảng dạy “Địa lí
địa phương” ở các trường phổ thông chỉ mang tính hình thức, đối phó, không mang
lại hiệu quả cao. Vì thế nên chăng cần có một số biện pháp hỗ trợ giúp cho việc
thực hiện giảng dạy “Địa lí địa phương”ở các trường phổ thông trở nên thiết thực.
1.3.3. Đối với các trường Đại học, Cao đẳng, trường Chính trị tỉnh:
Chương trình đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng của các trường Sư phạm có nội
dung giáo dục địa phương: Đào tạo Sư phạm Địa lí qui định 15 tiết (10 tiết lí
thuyết, 5 tiết thực hành). Chương trình sư ph ạm Lịch sử có 28 tiết (15 tiết lí thuyết,
13 tiết thực hành), Chương trình sư phạm Ngữ văn, có 3 đơn vị học trình 45 tiết, cả
văn học dân gian và văn học viết địa phương.
Trường Chính trị tỉnh: Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia qui định
Chương trình Lí luận chính trị trung cấp có 45 tiết các kiến thức về địa phương
(lịch sử, địa lí, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng..).
1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học kiến thức
giáo dục địa phương.
1.4.1. Thuận lợi:
Vùng đất Đồng Nai đã có l ịch sử hơn 300 năm hình thành và phát tri ển,
trong đó ẩn chứa nhiều giá trị về văn hoá và lịch sử, nơi có truyền thống đấu tranh
cách mạng kiên cường anh dũng. Đồng Nai là một trong những tỉnh phía Nam có
nhiều di tích lịch sử văn hoá được nhà nước xếp hạng. Truyền thống văn hoá lịch
sử của Đồng Nai rất đa dạng và phong phú gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội và
con người Đồng Nai trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Đây là một
22


nguồn tư liệu quý giá để truyền đạt cho thế hệ trẻ niềm tự hào về quê hương mình,
từ đó các em càng thấy yêu quê hương, gắn bó với quê hương.

Đội ngũ giáo viên đa số được đào tạo chính quy, rất tâm huyết, nhiệt tình và
có ý thức tốt trong việc tự nghiên cứu tìm hiểu các nguồn tài liệu về truyền thống
văn hoá - lịch sử địa phương để chuyển tải các nội dung đáp ứng nhu cầu cho việc
giảng dạy. Học sinh có nhu cầu muốn biết, muốn tìm hiểu về quê hương mình. Vì
vậy khi được học về truyền thống văn hoá lịch sử địa phương học sinh rất chú ý và
tích cực tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
Nguồn tài liệu khá phong phú, các ban ngành của tỉnh Đồng Nai đã biên
soạn nhiều cuốn sách rất có giá trị: Lịch sử Đảng bộ Đồng Nai tập I, II, III; Biên
Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển; Địa chí Đồng Nai tập I,II, III,
IV, V; Đồng Nai đất nước con người; …đó là những tư liệu quý giá để giáo viên có
thể tham khảo phục vụ cho bài giảng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin là phương tiện giúp đỡ hiệu quả trong
việc truy cập các tài liệu, kiến thức có liên quan đến bài học đồng thời cũng chuyển
tải những kiến thức về lịch sử, văn hoá của địa phương một cách sinh động nhất
đến với các em học sinh.
1.4.2. Khó khăn:
Chưa có một tài liệu thống nhất và hệ thống cho việc giảng dạy truyền thống
văn hoá- lịch sử địa phương cho mỗi môn học của từng khối lớp, trong toàn tỉnh.
Vì vậy, mỗi giáo viên, mỗi trường phải tự sưu tầm tài liệu, lựa chọn nội dung giảng
dạy dẫn đến sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ về nội dung giảng dạy truyền thống
văn hoá - lịch sử địa phương giữa các giáo viên, giữa các trường trong tỉnh.
Ở nhiều trường, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có điều kiện truy cập
internet nguồn tài liệu về địa phương rất thiếu nên giáo viên gặp nhiều khó khăn
trong việc soạn giảng những kiến thức văn hóa, lịch sử địa phương. Vì v ậy có giáo
viên đã b ỏ qua những tiết giảng dạy Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí địa phương hoặc có
giảng dạy nhưng hiệu quả thấp. Các buổi học thực địa, ngoại khoá rất khó thực
hiện vì thiếu nguồn kinh phí, trong khi đó việc học ngoại khoá và học thực địa
mang lại hiệu quả rất khả quan.
1.4.3. Kết quả:
Thực hiên sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2008 -2009,

giáo dục địa phương là phần học bắt buộc, các trường học phổ thông trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện giảng dạy truyền thống văn hoá lịch sử ở các
môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí… đã đạt được kết quả ban đầu tương đối khả
quan. Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để giảng dạy và tổ chức cho học sinh
tham quan học tập ngoại k hoá các công trình văn hoá lịch sử của địa phương. Học
sinh phấn khởi thích thú với bài học, yêu quê hương và gắn bó với địa phương hơ n.
Đặc biệt trong năm học 2008- 2009, thực hiện mục tiêu “Xây dựng trường học t hân
thiện, học sinh tích cực”, đã có nhiều đơn vị trường học đăng kí nhận chăm sóc các
di tích lịch sử, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về văn hoá truyền thống, các trò chơi
dân gian, lễ hội truyền thống văn hoá của Đồng Nai và các vùng miền.
23


Tuy nhiên việc thực hiện giảng dạy truyền thống văn hoá lịch sử giữa
các đơn vị trường học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh chưa thật đều, có nơi làm
tương đối tốt, có nơi làm mang tính chất đối phó, thậm chí có trường bỏ trắng
giảng dạy phần kiến thức này. Một số trường lấy tiết học giáo dục địa phương để
giảng dạy các nội dung khác của bộ môn.
Hiện tại các trường trong tỉnh Đồng Nai đang thực hiện giảng dạy kiến
thức địa phương theo những nội dung cụ thể sau đây.
Bậc Tiểu học: 04 bài
Lớp 4: Bài 1: Giới thiệu vài nét về Đồng Nai. Bài 2: Cư dân cổ Đồng Nai
Lớp 5: Bài 3: Làng đá Bửu Long. Bài 4: Nghề gốm ở Đồng Nai
Bậc THCS: 07 bài
Lớp 6: Bài 5: Vùng đất Đồng Nai
Lớp 7: Bài 6: Công cuộc khẩn hoang của người Việt từ cuối thế kỷ XVI
đến thế kỷ XVII
Bài 7: Sự ra đời của thương cảng Cù lao Phố
Bài 8: Đời sống văn hoá nghệ thuật buổi đầu trên vùng đất Đồng Nai
Lớp 8: Bài 9: Đồng Nai trong kháng chiến chống Thực dân Pháp

Lớp 9: Bài 10: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đồng
Nai
Bài 11: Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Bậc THPT: 08 bài
Môn Lịch sử
Lớp 10: Bài 12: Di tích lịch sử ở tỉnh Đồng Nai
Bài 13: Di tích kiến trúc nghệ thuật Đồng Nai
Lớp 11: Bài 14: Danh nhân Đồng Nai. Bài 15: Anh hùng đất Đồng Nai
Lớp 12: Bài 16: Chiến thắng Xuân Lộc trong Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975
Bài 17: Chiến thắng Xuân Lộc trong Tổng tiến ... (tiếp)
Bài 18: Đồng Nai thời kỳ trước Công nguyên
Bài 19: Đồng Nai thiên niên kỷ đầu Công nguyên
Sau các bài học có những bài đọc thêm để mở rộng và minh hoạ rõ nét hơn
cho các bài học chính thức.
Môn Địa lí:
Lớp 9: Bài 1: Tự nhiên và hành chính tỉnh Đồng Nai
Bài 2: Dân cư và nguồn lao động. Bài 3: Kinh tế
Bài 4: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự
nhiên và kinh tế xã hội. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế địa phương.
Lớp 12: Bài 1: Địa lí tự nhiên Đồng Nai. Bài 2: Địa lí dân cư Đồng Nai
Bài 3: Địa lí kinh tế Đồng Nai
24


Chương 2:

VÙNG ĐẤT, VĂN HÓA, CON NGƯỜI ĐỒNG NAI VÀ

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂ N TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP

-----------------------2.1. TỔNG QUAN VỀ THIÊN NHIÊN, ĐẤT NƯỚC, CON
NGƯỜI ĐỒNG NAI.
2.1.1. Địa danh:

Nguồn gốc của địa danh “Đồng Nai” vẫn chưa có căn cứ xác định. Dân gian
quen giải thích do cánh đồng có nhiều nai (cùng cấu trúc gọi tên các địa danh: Hố
Nai, Đồng Hươu, Rạch Nai, Bàu Nai, Mũi Nai ...). Cũng có ý kiến cho rằng Đồng
trong Đồng Nai là cách gọi biến âm từ chữ Đờng trong Đạ Đờng (Sông Cái) của
người Mạ.
TS Lê Trung Hoa cho rằng địa danh Đồng Nai xuất hiện lần đầu tiên bằng
chữ quốc ngữ năm 1747 trong một báo cáo về giáo dân Nam bộ của Launay gởi
cho giáo hội Công giáo; lúc đó âm “Ông” được ký hiệu là “ ou” hoặc “oũ”.
Theo tài liệu của Trương Bá Cần, trong một bản tường trình của thừa sai
Gouge viết năm 1701, thân sinh của linh mục Laurent cùng với một số người trong
gia đình đã đến vùng Dou -Nai (Đồng Nai) khai phá, cày cấy từ 29 năm trước.
Thư của giám mục phó Labbé gởi Ban giám đốc Chủng viện Truyền giáo
nước ngoài đề ngày 24.7 .1710, có đoạn: “Có một miền gọi là Dou -Nai (Đồng Nai)
ở giữa Cao Miên và Chiêm Thành đây là một vùng đồng bằng, đất tốt, khá rộng và
dài, rừng rậm, cây to, nơi mà người Đàng Trong đến lập nghiệp từ 35 hay 40 năm
nay”(3).
Vậy, địa danh Đồng Nai và người Việt – Đàng Trong ắt đã xuất hiện ở địa
phương trước năm 1679.
Về sau, địa danh Đồng Nai được khẳng định vừa bằng chữ Nôm, vừa bằng
chữ quốc ngữ trong tự điển Ditionarium Anamitico - Latium (Tự điển An Nam - La
tinh) của Pigneau de Béhaine ấn hành năm 1772. Tên gọi Đồng Nai trong tác phẩm
của các tác giả Lê Quí Đôn ( Phủ biên tạp lục, 1776 ) Trịnh Hoài Đức ( Gia Định
thành thông chí, 1820); Huỳnh Tịnh Của (Đại Nam Quốc âm tự vị, 1895 - 1896)...
được ký hiệu bằng chữ Nôm hoặc Hán làm xuất hiện nhiều tên gọi khác : Lộc Dã,
Lộc Động, Nông Nại. Lộc Dã (cánh đồng có nhiều Nai) là cách phiên nghĩa sang
chữ Hán.

Trong dân gian, không rõ tự bao giờ tên gọi Đồng Nai đã được dùng để chỉ
vùng đất khai phá trù phú, rộng lớn, không phân định rõ địa giới, gắn liền với con
sông cùng tên gọi ở phương Nam. Khi nói về sản vật, Trịnh Hoài Đức đã sử dụng
phương ngôn dân gian trong Gia Định Thành thông chí : Cơm Nai Rịa; Cá Rí Rang
(cơm gạo thì ở Đồng Nai, Bà Rịa; cá ngon thì ở Phan Rí, Phan Rang). Người địa
phương tự hào : Gạo Cần Đư ớc nư ớc Đồng Nai; Nhất Đồng Nai nhì h ai Huyện .
2.1.2. Địa thế
25


×