Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ văn phòng chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.26 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

ĐẬU MINH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU
VÀO LƢU TRỮ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lƣu trữ

Hà Nội- 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

ĐẬU MINH NGUYỆT

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU
VÀO LƢU TRỮ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lƣu trữ
Mã số: 62320301
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm

Hà Nội- 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Luận văn có tham khảo một số
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, một số thông tin từ các văn bản của
Nhà nƣớc đã có chú thích rõ ràng, đầy đủ.


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BT, CN: Bộ trƣởng, Chủ nhiệm
CP: Chính phủ
NĐ: Nghị định
QĐ: Quyết định
TTgCP: Thủ tƣớng Chính phủ
VPCP: Văn phòng Chính phủ


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 7
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8
6. Nguồn tài liệu tham khảo ......................................................................... 11
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 12
8. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ VÀ CÔNG
TÁC LƢU TRỮ CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ.................................. 13

1.1. Khái quát về VPCP ................................................................................ 13
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của VPCP ................... 13
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VPCP ............................... 15
1.1.2.1. Vị trí và chức năng ............................................................................ 15
1.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn .................................................................... 15
1.1.3. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 19
1.2. Khái quát về Lƣu trữ VPCP ................................................................. 24
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ .......................................................................... 24
1.2.2. Đội ngũ cán bộ ..................................................................................... 26
1.2.3. Cơ sở vật chất ...................................................................................... 27
1.3. Nguồn thu thập, bổ sung vào Lƣu trữ VPCP ...................................... 28
1.4. Thành phần tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của CP,
Thủ tƣớng Chính phủ và VPCP .................................................................. 29
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 43

1


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU VÀO LƢU TRỮ VĂN PHÒNG
CHÍNH PHỦ .................................................................................................. 45
2.1. Cơ sở lý luận, pháp lý của việc thu thập, bổ sung tài liệu vào lƣu trữ
......................................................................................................................... 45
2.1.1. Khái niệm về công tác thu thập, bổ sung tài liệu ............................. 45
2.1.2. Ý nghĩa của công tác thu thập, bổ sung tài liệu ............................... 49
2.1.3. Những quy định của Nhà nƣớc về công tác thu thập, bổ sung tài
liệu vào lƣu trữ .............................................................................................. 50
2.1.4. Những quy định của VPCP về thu thập, bổ sung tài liệu vào lƣu trữ
cơ quan ........................................................................................................... 56
2.2. Thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP .. 59

2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác thu thập, bổ sung tài liệu
vào Lƣu trữ VPCP ........................................................................................ 59
2.2.2. Chất lƣợng tài liệu, hồ sơ khi đƣợc thu thập, bổ sung vào Lƣu trữ VPCP
......................................................................................................................... 63
2.3. Một số nhận xét, đánh giá về công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào
Lƣu trữ VPCP ............................................................................................... 64
2.3.1. Những thuận lợi trong công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu
trữ VPCP ........................................................................................................ 65
2.3.2. Khó khăn trong công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP 65
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 68
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THẬP, BỔ
SUNG TÀI LIỆU VÀO LƢU TRỮ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ......................69
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức trong công tác thu thập,
bổ sung tài liệu ............................................................................................... 69
3.2. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về thu thập, bổ sung tài liệu lƣu trữ
......................................................................................................................... 70

2


3.3. Nâng cao trách nhiệm của Lƣu trữ VPCP trong công tác thu thập, bổ
sung tài liệu .................................................................................................... 76
3.4. Tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác văn thƣ lƣu trữ ........................................................................ 81
3.5. Tập huấn, hƣớng dẫn về công tác thu thập, bổ sung tài liệu ............. 83
3.6. Đầu tƣ kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác lƣu trữ cơ quan ........... 86
Tiếu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài liệu lƣu trữ có vai trò và giá trị to lớn đối đời sống xã hội và quá
trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Điều này đã đƣợc khẳng định trong Pháp
lệnh lƣu trữ Quốc gia năm 2001 nhƣ sau: “Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản
của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [29, tr.01]. Tài liệu lƣu trữ ghi lại quá khứ hào
hùng, phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu
tranh dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tài
liệu lƣu trữ chứa đựng thông tin quá khứ có giá trị trên tất cả các lĩnh vực nhƣ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…Vì vậy,
giá trị của tài liệu lƣu trữ là vô giá, nếu đƣợc đƣa ra khai thác, sử dụng đúng
mục đích sẽ góp phần tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội, đem lại giá trị
tinh thần to lớn cho nhân dân ta.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra thời kỳ mới cho
dân tộc Việt Nam, thời kỳ độc lập, tự do tiến lên xây dựng một xã hội mới.
Chiến tranh đã đi qua nhƣng những mất mát, tổn thất để lại cho nhân dân ta
vô cùng to lớn, một trong số đó chính là sự mất mát, hủy hoại nghiêm trọng
của tài liệu lƣu trữ. Đây là những tổn thất mà chúng ta mãi mãi không thể
khắc phục đƣợc. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của tài liệu lƣu trữ, ngay từ
những ngày đầu khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Nhà nƣớc ta đã
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động của đất nƣớc trong đó
có việc ban hành văn bản chỉ đạo về công tác lƣu trữ. Ngày 03/01/1946, Hồ
Chủ tịch đã ra Thông đạt Số 1C/VP gửi các Bộ trƣởng Chính phủ. Thông đạt
nêu rõ các công văn và hồ sơ cũ là những tài liệu “có giá trị đặc biệt về
phương diện kiến thiết quốc gia” vì vậy “cấm không được hủy những công

văn, tài liệu ấy, nếu không có lệnh trên rõ rệt cho phép hủy bỏ” và “những hồ
sơ hoặc công văn không cần dùng sau này sẽ phải gửi về những Sở Lưu trữ

4


công văn thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để tàng trữ. Những viên chức không
tuân lệnh này sẽ bị nghiêm trị” [07, tr.01]. Những nội dung trong Thông đạt
cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh- ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc đã ý thức đƣợc
giá trị to lớn của tài liệu lƣu trữ. Ngƣời đã khẳng định chính sách của Nhà
nƣớc là phải thu thập toàn bộ tài liệu vào cơ quan lƣu trữ, cấm tuyệt đối việc
tiêu hủy tài liệu nhằm tạo điều kiện để Nhà nƣớc bảo vệ và quản lý thống nhất
những tài liệu lƣu trữ đó.
Nhà nƣớc ra đời đồng nghĩa với sự ra đời của bộ máy để phục vụ cho
nhà nƣớc. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan, tổ chức đó sẽ sản sinh ra
một khối lƣợng văn bản, hồ sơ nhất định để giải quyết công việc. Tùy thuộc
vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức đó mà tài
liệu lƣu trữ có giá trị khác nhau. Để tài liệu lƣu trữ phát huy hết vai trò và giá
trị đối với đời sống xã hội trƣớc hết những ngƣời làm công tác lƣu trữ phải
thực hiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu một cách khoa học. Nếu không
làm tốt công tác này, chúng ta sẽ mất đi nhiều tài liệu có giá trị. Do vậy, đây
là nội dung nghiệp vụ quan trọng và là nhiệm vụ không thể thiếu của công tác
lƣu trữ ở nƣớc ta hiện nay.
VPCP là cơ quan ngang bộ, là bộ máy giúp việc của CP và TTgCP.
Đây là cơ quan có chức năng tham mƣu, tổng hợp giúp CP tổ chức các hoạt
động chung của CP; tham mƣu, tổng hợp giúp TTgCP (bao gồm các Phó
TTgCP) lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sự hoạt động của CP và hệ thống hành
chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở; bảo đảm thông tin, phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành của CP, TTgCP và cung cấp thông tin cho công chúng
theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho các

hoạt động của CP và TTgCP. Nhƣ vậy, VPCP là cơ quan có vị trí rất quan
trọng trong bộ máy nhà nƣớc. Chính nhờ công tác tham mƣu, tổng hợp của
VPCP, công tác chỉ đạo, điều hành của CP và TTgCP (bao gồm các Phó
TTgCP) đối với mọi mặt của đời sống xã hội đƣợc nhanh chóng, chính xác,

5


hiệu quả. Tại VPCP, hàng ngày có một số lƣợng lớn văn bản, hồ sơ đƣợc sản
sinh ra để giải quyết công việc do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
CP, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan có liên quan, các tổ chức và cá
nhân trình đến CP, TTgCP xem xét, quyết định. Vì vậy, văn bản, hồ sơ của
VPCP khá đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung đòi hỏi lƣu trữ cơ
quan phải thu thập, bổ sung đƣợc toàn bộ những tài liệu đó. Nếu công tác này
đƣợc thực hiện tốt sẽ đảm bảo phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu của
các chuyên viên VPCP và các cơ quan có liên quan. Qua đó góp phần nâng
cao chất lƣợng công tác tham mƣu, tổng hợp của VPCP, giúp CP và TTgCP
đƣa ra đƣợc những quyết định chỉ đạo, điều hành đúng đắn, đƣa đất nƣớc ta
ngày càng phát triển và hội nhập nhanh hơn nữa với bạn bè quốc tế.
Hiện nay, công tác lƣu trữ của VPCP đã đạt đƣợc những thành tựu nhất
định. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những hạn chế trong đó có công tác thu
thập, bổ sung tài liệu. Những hạn chế này thể hiện ở một số mặt nhƣ: hệ thống
văn bản về công tác lƣu trữ nói chung, công tác thu thập, bổ sung tài liệu lƣu
trữ nói riêng của VPCP chƣa hoàn chỉnh; hàng năm, nhiều chuyên viên chƣa
tự giác giao nộp tài liệu vào lƣu trữ cơ quan; thành phần tài liệu giao nộp còn
thiếu; nhiều hồ sơ giao nộp không đầy đủ do ý thức lập hồ sơ của các chuyên
viên chƣa cao đã làm mất mát tài liệu trong các hồ sơ…gây khó khăn cho việc
thực hiện các nội dung nghiệp vụ khác của công tác lƣu trữ. Năm 2012, với
việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, tất cả
các chuyên viên của VPCP đều phải lập hồ sơ điện tử, vì vậy việc thu thập loại

hình hồ sơ này nhƣ thế nào cho hiệu quả cũng đang là vấn đề rất cần quan tâm.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các
giải pháp hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lưu trữ Văn
phòng Chính phủ” để làm luận văn cao học. Thông qua đề tài này, tôi mong
muốn giúp công tác thu thập, bổ sung nói riêng và công tác lƣu trữ tại VPCP
nói chung đƣợc hoàn thiện hơn.

6


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc nguồn và thành phần tài liệu cần thu thập vào Lƣu trữ
VPCP;
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài
liệu vào Lƣu trữ VPCP.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của VPCP;
Khảo sát thực trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ
VPCP hiện nay; xác định đƣợc nguồn và thành phần tài liệu cần phải nộp vào
Lƣu trữ VPCP;
Đánh giá đƣợc các ƣu điểm, hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
VPCP là cơ quan ngang bộ, là bộ máy giúp việc có chức năng tham
mƣu, tổng hợp giúp CP tổ chức các hoạt động chung, giúp TTgCP trong lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành. Tài liệu đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan có ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chiếm khối

lƣợng nhất định trong Phông Lƣu trữ Nhà nƣớc Việt Nam. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, tôi tập trung nghiên cứu những đơn vị giúp BT,
CN thực hiện chức năng tham mƣu, tổng hợp bao gồm các Vụ, Cục, Trung
tâm Tin học, Cổng thông tin điện tử CP (gọi tắt là các Vụ, Cục, đơn vị) và tài
liệu đƣợc hình thành ra từ chính những Vụ, Cục, đơn vị đó.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào
Lƣu trữ VPCP.

7


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau đây:
- Phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn của công tác thu thập, bổ sung tài liệu lƣu trữ tại VPCP; phân tích và
đánh giá đúng đắn ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lịch sử của tài liệu đƣợc thu
thập, bổ sung vào Lƣu trữ VPCP.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận chung, để giải quyết mục tiêu và các
nhiệm vụ cụ thể do đề tài đặt ra, tôi còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ:
- Phƣơng pháp lịch sử: Để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của
VPCP;
- Phƣơng pháp khảo sát: Dùng để khảo sát thực trạng công tác thu thập, bổ
sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP, căn cứ vào thực trạng này tác giả đƣa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP;
- Phƣơng pháp mô tả: Dùng để mô tả cơ cấu tổ chức của VPCP từ đó
giúp xác định chính xác đƣợc nguồn nộp tài liệu vào Lƣu trữ VPCP;
- Phƣơng pháp phân tích, so sánh: Dùng để phân tích, so sánh tình hình
thực tế công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP với lý thuyết về

thu thập, bổ sung đã đƣợc học nhằm đƣa ra đƣợc các nhận xét, đánh giá chính
xác về công tác thu thập, bổ sung. Trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc các giải pháp để
hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung vào Lƣu trữ VPCP;
- Phƣơng pháp thống kê: Dùng để thống kê số lƣợng văn bản, hồ sơ
đƣợc thu thập nhằm đƣa ra nhận xét về tình hình công tác thu thập, bổ sung
tài liệu vào Lƣu trữ VPCP thời gian qua.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, công tác lƣu trữ của nƣớc ta ngày
càng phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu, thể hiện trên cả hai phƣơng diện
lý luận và thực tiễn. Hiện nay, công tác lƣu trữ bao gồm nhiều nội dung
nghiệp vụ khác nhau, một trong số đó là công tác thu thập, bổ sung tài liệu
8


lƣu trữ. Đây là nội dung nghiệp vụ quan trọng hàng đầu, làm tốt đƣợc công
tác này sẽ tạo thuận lợi cho các nội dung tiếp theo của công tác lƣu trữ. Trong
công tác nghiên cứu khoa học, chúng ta đã có không ít các đề tài nghiên cứu
về vấn đề này. Các đề tài không chỉ đóng góp về mặt lý luận mà còn vận dụng
sáng tạo lý luận vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn, giúp công tác thu
thập, bổ sung tài liệu vào các lƣu trữ đƣợc thực hiện tốt hơn.
Về mặt lý luận: Có một số giáo trình và công trình nghiên cứu đề cập
đến công tác thu thập, bổ sung tài liệu, cung cấp cho ngƣời học những vấn đề
căn bản liên quan đến công tác này nhƣ: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu
trữ” của các tác giả Đào Xuân Chúc- Nguyễn Văn Hàm- Vƣơng Đình QuyềnNguyễn Văn Thâm xuất bản năm 1990; “Phương pháp lựa chọn và loại hủy
tài liệu ở các cơ quan” và “Cơ sở khoa học của việc xác định giá trị tài liệu
quản lý nhà nước thời kỳ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa để lựa chọn,
bổ sung vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia” do tác giả Dƣơng Văn Khảm chủ
nhiệm; “Lý luận và thực tiễn về tổ chức mạng lưới các Kho lưu trữ ở Việt
Nam” do tác giả Vƣơng Đình Quyền chủ nhiệm; “Xác định thành phần tài
liệu thiết kế xây dựng cần nộp để bảo quản tại Phông lưu trữ Quốc gia Việt

Nam” do tác giả Nguyễn Cảnh Đƣơng chủ nhiệm; “Nghiên cứu xác định
nguồn nộp lưu tài liệu (chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước) vào Kho lưu trữ
Nhà nước cấp tỉnh” do tác giả Nguyễn Quang Lệ chủ nhiệm.
Về mặt thực tiễn: Có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thu thập, bổ
sung tài liệu vào các lƣu trữ mang tính thực tiễn cao. Các tác giả đã vận dụng
lý thuyết vào nghiên cứu tình hình thực tế công tác này tại các cơ quan nhằm
đƣa ra các giải pháp tốt nhất cho vấn đề thu thập, bổ sung tài liệu đối với các
cơ quan đó. Tiêu biểu là một số luận văn thạc sỹ của các tác giả nhƣ: “Bổ
sung tài liệu vào các Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thực trạng và giải pháp” của
Trần Quang Hồng (2002); “Thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ Bộ Giao
thông Vận tải, thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Kim Dung (2006); “Sưu
tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ Tổng Bí thư tại
9


Kho lưu trữ Trung ương Đảng” của Vũ Thị Ngọc Thúy (2008); “Sưu tầm, thu
thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung
ương Đảng- thực trạng và giải pháp” (2009); “Thu thập, bổ sung tài liệu vào
lưu trữ Bộ Tài chính- thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Hữu Danh (2009).
Bên cạnh đó còn có một số khóa luận tốt nghiệp cũng nghiên cứu về vấn đề
thu thập, bổ sung tài liệu lƣu trữ nhƣ: “Về công tác thu thập, bổ sung tài liệu
của Trung tâm lưu trữ Quốc gia III” của Trần Quang Hồng (1998); “Vấn đề
bổ sung tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Hà Tây- thực trạng và giải pháp”
của Trịnh Ngọc Hùng (1998); “Vấn đề thu thập và quản lý Phông lưu trữ cá
nhân của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” của Phạm Thị Hồng Liên (1999);
“Nhận xét về công tác thu thập, bổ sung tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia III thời gian qua” của Nguyễn Thị Thùy Dƣơng (2003); “Cơ sở khoa học
để xác định thành phần tài liệu của Bộ Thương mại phải thu thập, bổ sung
vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia” của Nguyễn Thị Nhàn (2003); “Nguồn bổ
sung tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ thuộc Văn phòng HĐND và UBND tỉnh

Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Huệ (2003); “Công tác bổ sung tài liệu vào
Trung tâm Lưu trữ tỉnh Điện Biên- thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị
Ngân (2004); “Nghiên cứu xây dựng các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu
của Lưu trữ tỉnh Thanh Hóa. Chứng minh lý luận qua việc xây dựng danh
mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu của tỉnh” của Hoàng Thị Tuyết
(2004); “Công tác bổ sung tài liệu Phông lưu trữ cá nhân tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia III- nhận xét và kiến nghị” của Nguyễn Lan Chiên (2005);
“Nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào Trung tâm lưu trữ tỉnh Ninh Bìnhthực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Hằng (2005); “Nghiên cứu xây
dựng Danh mục nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào lưu trữ UBND
huyện Thủy Nguyên- Hải Phòng” của Thân Thị San (2007); “Thu thập, bổ
sung tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên- thực trạng và giải
pháp” của Lâm Hoàng Thảo (2007); “Nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu
vào Lưu trữ cơ quan Tập đoàn Bưu chính Viễn thông” của Lã Thị Thanh
10


(2007); “Thu thập, quản lý tài liệu Phông lưu trữ cá nhân tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia III- thực trạng và kiến nghị” của Nguyễn Thị Thùy Linh (2008);
“Xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ EVN” của Trần
Thị Thúy (2008); “Thu thập, bổ sung tài liệu khoa học kỹ thuật tại Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia III” của Trần Văn Quang (2008); “Nghiên cứu xây dựng
Danh mục nguồn và thành phần tài liệu nộp vào lưu trữ Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam” của Nguyễn Thị Hiệp (2009); “Thu thập, bổ sung tài liệu
vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bắc Ninh- thực trạng và giải pháp” của Ngô Thị
Hậu (2010); “Về thu thập, bổ sung tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh” Vũ
Thị Vân (2011)…
Ngoài ra, còn có một số bài viết, bài nghiên cứu về vấn đề thu thập, bổ
sung tài liệu đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về công tác thu thập, bổ sung
tài liệu vào lƣu trữ nhƣng các đề tài này đều đƣợc thực hiện ở một số Bộ, Tập

đoàn, Tổng Công ty, các Trung tâm Lƣu trữ... Với một cơ quan ngang Bộ nhƣ
VPCP, hiện nay chƣa có một đề tài nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề thu
thập, bổ sung tài liệu. Xuất phát từ việc tìm hiểu thực trạng công tác thu thập,
bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP thời gian qua, tôi đã lựa chọn Đề tài
“Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào
Lưu trữ VPCP” làm luận văn cao học. Luận văn sẽ đi vào nghiên cứu thực
trạng công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP, đƣa ra nhận xét
về những ƣu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp giúp công tác thu
thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP đƣợc hoàn thiện hơn.
6. Nguồn tài liệu tham khảo
Trong luận văn, tác giả sử dụng một số nguồn tài liệu để phục vụ cho
việc nghiên cứu, hoàn thành đề tài nhƣ sau:
- Các văn bản chỉ đạo, quy định, hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, của VPCP
về công tác lƣu trữ;

11


- Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của VPCP; các đơn vị của VPCP;
- Các giáo trình về lý luận và thực tiễn công tác lƣu trữ;
- Các luận văn thạc sĩ của các học viên cao học Khoa Lƣu trữ học và
Quản trị văn phòng về công tác thu thập, bổ sung tài liệu;
- Các bài viết đăng trên Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam liên quan
đến vấn đề thu thập, bổ sung tài liệu lƣu trữ.
7. Đóng góp của đề tài
Giúp công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào Lƣu trữ VPCP đƣợc hoàn
thiện hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác khai thác, sử dụng tài liệu
tại Lƣu trữ VPCP.
Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên và học viên cao học ngành

Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài có bố cục gồm 3 Chƣơng:
Chương 1: Khái quát về Văn phòng Chính phủ và công tác lưu trữ của
Văn phòng Chính phủ
Chương 2: Cơ sở lý luận, pháp lý và thực trạng công tác thu thập, bổ
sung tài liệu vào Lưu trữ Văn phòng Chính phủ
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu
vào Lưu trữ Văn phòng Chính phủ
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo
tận tình của PGS. Nguyễn Văn Hàm và các đồng nghiệp đang công tác tại
Phòng Lƣu trữ- Văn phòng Chính phủ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới thầy hƣớng dẫn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi thực hiện luận văn.

12


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
VÀ CÔNG TÁC LƢU TRỮ CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
1.1. Khái quát về VPCP
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của VPCP
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, thời cơ chín muồi đã đến, Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nƣớc, mở rộng
ảnh hƣởng của Mặt trận Việt Minh, đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, tổ chức
Ủy ban Quân sự cách mạng.
Lúc này, chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đến hồi kết thúc, nhiều
nƣớc châu Âu lần lƣợt đƣợc giải phóng khỏi ách phát xít. Chế độ phát xít Đức
sụp đổ bằng chiến thắng vang dội của Hồng quân Liên Xô (4.1945). Tại châu
Á, đạo quân Quan Đông ở Đông Bắc Á của phát xít Nhật cũng bị Hồng quân

Liên Xô đánh bại. Cùng với việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử vào hai
thành phố Hiroshima và Nagaxaki đã buộc phát xít Nhật phải đầu hàng Đồng
minh vô điều kiện. Lúc này, phong trào giải phóng dân tộc tại châu Á và châu
Phi phát triển mạnh mẽ.
Nắm bắt đƣợc thời cơ đó, dƣới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng 8 thành công,
nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đƣợc thành lập. Ngày 28/8/1945, Chính
phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu đã ra
tuyên cáo trƣớc quốc dân đồng bào và toàn thế giới.
Ngày 28 tháng 8 năm 1945 đã đi vào lịch sử dân tộc ta và ngày đó cũng
chính là ngày đánh dấu sự ra đời của bộ máy Văn phòng giúp việc Chính phủ
lâm thời với tên gọi ban đầu là Văn phòng Chủ tịch Chính phủ (nay là VPCP).
VPCP đƣợc ra đời trong bối cảnh lịch sử nhƣ vậy.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, các cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức làm việc trong Văn phòng Chủ tịch Chính phủ nói riêng, cách mạng
Việt Nam nói chung đang phải đứng trƣớc những thách thức nghiêm trọng do
phải đối phó với nhiều thế lực quân sự đối địch của các nƣớc lớn cũng một
13


lúc có mặt ở Việt Nam. Ở Bắc Bộ, nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu ngƣời
chết, đê sông Hồng vỡ gây ngập lụt nhiều tỉnh tạo ra những hậu quả hết sức
nghiêm trọng. Từ vĩ tuyến 16 trở ra quân đội Tƣởng Giới Thạch mang theo
200 nghìn quân với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật đã đem theo bọn phản
động Việt quốc; Việt cách vào nƣớc ta gây khó khăn lớn cho cách mạng. Ở
Miền Nam trên 26 nghìn quân Anh- Ấn đại diện cho quân Đồng minh có mặt
ở nhiều nơi. Trong hoàn cảnh đó, việc ra đời của Văn phòng Chủ tịch Chính
phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tham mƣu, tổng hợp giúp Chính phủ
lâm thời hoạt động có hiệu quả, bảo vệ những thành quả cách mạng đã đạt
đƣợc và giữ vững đƣợc chính quyền nhân dân.

Qua gần 70 năm hình thành và phát triển, tổ chức bộ máy và hoạt động
của Văn phòng Chính phủ trải qua bốn thời kỳ tƣơng ứng với bốn giai đoạn
cách mạng nƣớc ta nhƣ sau:
- Thời kỳ đấu tranh giữ chính quyền cách mạng và chống thực dân
Pháp và các thế lực phản động khác (1945- 1954);
- Thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất
nƣớc (1955- 1975);
- Thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
(1976- 1986);
- Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nƣớc (từ năm 1986 đến nay).
Từ khi thành lập đến nay, VPCP đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau:
Văn phòng Chủ tịch Chính phủ (1945- 1949); Văn phòng Thủ tƣớng phủ
(1949- 1954); Văn phòng Phủ Thủ tƣớng (1955- 1981); Văn phòng Hội đồng
Bộ trƣởng (1981- 1992); VPCP (1992- nay).
Ngay từ khi mới thành lập, đƣợc sự chỉ dẫn trực tiếp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng và các đồng chí lãnh đạo khác của CP,
cơ quan VPCP đã từng bƣớc đƣợc xây dựng, tăng cƣờng, phát triển và trƣởng
14


thành theo sát bƣớc tiến bộ chung của CP và đất nƣớc. Đội ngũ cán bộ, công
chức của VPCP từng bƣớc đƣợc bổ sung, đào tạo, bồi dƣỡng về phẩm chất
đạo đức và trình độ năng lực công tác, dù trong hoàn cảnh nào, cán bộ công
chức VPCP cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, CP và nhân dân, đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau, giữ vững truyền thống tốt đẹp của VPCP là cơ quan trực
tiếp đáng tin cậy của CP và TTgCP. VPCP đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân ta hoàn thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
giải phóng hoàn toàn miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn

miền Nam, thực hiện thống nhất đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi quan trọng công cuộc đổi mới, tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Chính phủ
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPCP đƣợc
quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau mà gần đây nhất là
Nghị định số 74/2012/NĐ-CP ngày 29/9/2012 của Chính phủ nhƣ sau:
1.1.2.1. Vị trí và chức năng
VPCP là cơ quan ngang Bộ, là bộ máy giúp việc của CP và TTgCP;
VPCP có chức năng tham mƣu tổng hợp, giúp CP tổ chức các hoạt
động chung của CP; tham mƣu tổng hợp, giúp TTgCP (bao gồm các Phó
TTgCP) lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của CP và hệ thống hành
chính nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở; bảo đảm thông tin, phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành của CP, TTgCP và cung cấp thông tin cho công chúng
theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt
động của CP, TTgCP.
1.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
VPCP thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Nghị định số
36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của CP quy định chức năng,

15


nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
* Tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ:
- Xây dựng và quản lý chƣơng trình công tác của CP theo quy định của
pháp luật;
- Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực
hiện chƣơng trình công tác của CP và Quy chế làm việc của CP;
- Phối hợp thƣờng xuyên với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ
quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của CP trình CP xem xét, quyết định
theo quy định của pháp luật;
- Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và tham mƣu tổng hợp về nội
dung; có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chƣơng trình công tác của
CP và các công việc khác do các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan trình CP;
- Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và
các báo cáo khi đƣợc CP giao;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thƣờng kỳ, đột xuất của
CP, các cuộc họp của CP với lãnh đạo địa phƣơng, các cuộc họp và hội nghị
chuyên đề khác của CP.
* Tham mưu tổng hợp, giúp Thủ tướng Chính phủ:
- Xây dựng, trình TTgCP phủ phê duyệt và giúp TTgCP đôn đốc thực
hiện chƣơng trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của TTgCP; kiến
nghị với TTgCP những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ đạo,

16


điều hành các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan
trong từng thời gian nhất định;
- Kiến nghị với TTgCP giao các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ
quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự

thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và tham mƣu tổng hợp về nội dung;
có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản pháp luật, báo
cáo theo chƣơng trình công tác của TTgCP và các công việc khác do các Bộ,
ngành, UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình TTgCP;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình
TTgCP xem xét, quyết định đối với những công việc thƣờng xuyên khác.
Trong trƣờng hợp vấn đề trình còn có ý kiến khác nhau, VPCP có thể
triệu tập cuộc họp gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, cơ quan có liên
quan để thống nhất ý kiến trƣớc khi trình TTgCP;
- Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khi
đƣợc TTgCP giao;
- Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan
để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của TTgCP mà các Bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của TTgCP;
- Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo
cáo, các bài phát biểu quan trọng của TTgCP;
- Giúp TTgCP thực hiện công tác phối hợp giữa CP với các cơ quan
của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và cơ quan Trung ƣơng của các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Giúp TTgCP kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền
kiểm tra của TTgCP đối với các Bộ, ngành, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan,

17


tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với TTgCP các biện pháp cần thiết
nhằm đôn đốc thực hiện và bảo đảm chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính;

- Đề nghị các Bộ, ngành, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức
liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản pháp luật, văn bản
chỉ đạo, điều hành của CP, TTgCP khi đƣợc TTgCP, các Phó TTgCP giao;
- Đƣợc yêu cầu các Bộ, ngành, HĐND, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ
chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự
các cuộc họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành
của CP, TTgCP.
* Bảo đảm thông tin:
- Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
CP, TTgCP; quản lý và duy trì hệ thống thông tin hành chính điện tử CP phục
vụ sự chỉ đạo, điều hành của CP, TTgCP;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với TTgCP; thông tin
để các Thành viên CP, Thủ trƣởng cơ quan thuộc CP, Chủ tịch HĐND,
UBND, các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức liên quan về
tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc, hoạt động của CP, công tác chỉ đạo,
điều hành của TTgCP;
- Cung cấp và tiếp nhận thông tin của công chúng về các hoạt động chủ
yếu, những quyết định quan trọng của CP, TTgCP, những sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội nổi bật mà dƣ luận quan tâm theo quy định pháp luật và chỉ
đạo của TTgCP;
- Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của CP theo quy định của pháp luật;
- Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
- Quản lý tổ chức và hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
* Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của CP, TTgCP.
* Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác
thuộc thẩm quyền của VPCP theo quy định của pháp luật.
18



* Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của CP, TTgCP.
* Tổng kết, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với
Văn phòng các Bộ, ngành, Văn phòng UBND cấp tỉnh.
* Về công chức:
- Công chức VPCP phải là những ngƣời có phẩm chất chính trị và đạo
đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành, lĩnh vực
đƣợc phân công phụ trách, theo dõi; đƣợc áp dụng chế độ, chính sách đãi ngộ
theo quy định của pháp luật;
- VPCP đƣợc đề nghị quyết định điều động công chức đang công tác ở các
Bộ, ngành, cơ quan, địa phƣơng về làm việc tại VPCP theo quy định của TTgCP.
Các Bộ, ngành, cơ quan, địa phƣơng có trách nhiệm tạo điều kiện để
công chức đƣợc thuyên chuyển công tác về VPCP.
* Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế
độ, chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức VPCP và các tổ chức tƣ vấn, chỉ
đạo, phối hợp liên ngành do TTgCP giao.
* Quản lý tài chính, tài sản, các dự án, công tác nghiên cứu khoa học.
* Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do CP, TTgCP giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức
VPCP có các Vụ, Cục, đơn vị giúp BT, CN thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn đƣợc giao, nhƣ sau:
- Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng (gọi tắt Vụ I);
- Vụ Nội chính (gọi tắt là Vụ II);
- Vụ Theo dõi phối hợp công tác giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban
Trung trƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ƣơng các đoàn thể
nhân dân và Chính quyền địa phƣơng (gọi tắt là Vụ III);
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ Tổ chức hành chính nhà nƣớc và Công vụ;
19



- Vụ Pháp luật;
- Vụ Quan hệ quốc tế;
- Vụ Kinh tế ngành;
- Vụ Kinh tế tổng hợp;
- Vụ Khoa giáo - Văn xã;
- Vụ Đổi mới doanh nghiệp;
- Vụ Thƣ ký - Biên tập;
- Vụ Văn thƣ Hành chính;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Kế hoạch tài chính;
- Cục Quản trị;
- Cục Hành chính - Quản trị II;
- Trung tâm Tin học;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng (có 03
phòng), Vụ Văn thƣ Hành chính (có 05 phòng), Vụ Tổ chức cán bộ (có 03
phòng), Vụ Kế hoạch tài chính (có 02 phòng).
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPCP (xem Phụ lục II).
Ngoài ra còn có một số đơn vị sự nghiệp khác thuộc Văn phòng Chính
phủ. Theo Quyết định số 646/QĐ-TTg ban hành ngày 25/4/2013 của Thủ
tƣớng Chính phủ về các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính
phủ thì hiện nay Văn phòng Chính phủ có hai đơn vị sự nghiệp đó là:
- Trung tâm Hội nghị Quốc gia (trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Hội
nghị Quốc gia, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Nhà khách La Thành, Nhà khách
37 Hùng Vƣơng);
- Hội trƣờng Thống Nhất (trên cơ sở sáp nhập Hội trƣờng Thống nhất
và Nhà khách Tao Đàn).
Quyết định số 1368/QĐ-VPCP ngày 19/11/2012 của BT, CN VPCP

phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc VPCP nhƣ sau:
20


+ Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng (Vụ I):
có chức năng tham mƣu cho CP, TTgCP trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực
nhƣ: công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra; công
tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế và chức vụ; công tác chống
buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả.
+ Vụ Nội chính (Vụ II) có chức năng tham mƣu cho CP, TTgCP trong
chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực nội chính gồm: công tác quốc phòng, an ninh,
trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm (trừ tội phạm kinh tế, chức vụ và ma
túy), biên giới, công tác biển Đông- Hải đảo (bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng an
ninh); tìm kiếm cứu nạn, cơ yếu, địa giới hành chính, tôn giáo, dân tộc, nhân
quyền, đặc xá; công nghiệp quốc phòng; công tác phối hợp hoạt động với CP,
TTgCP với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Vụ Theo dõi phối hợp công tác giữa CP với Quốc hội, Ủy ban Trung
trƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ƣơng các đoàn thể nhân
dân và Chính quyền địa phƣơng (gọi tắt là Vụ III) có chức năng tham mƣu
cho CP, TTgCP trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp công tác
giữa CP với Quốc hội, Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ
quan Trung ƣơng của các đoàn thể nhân dân; theo dõi, tổng hợp tình hình
công tác chung về công tác dân tộc; một số lĩnh vực công tác địa phƣơng (bao
gồm hoạt động của HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng).
+ Vụ Tổng hợp có chức năng tham mƣu cho CP, TTgCP chỉ đạo, điều
hành các lĩnh vực: xây dựng, quản lý việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch
công tác của CP, TTgCP; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc
của CP; làm đầu mối tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc trong nƣớc
của CP, TTgCP; làm đầu mối xây dựng các báo cáo chỉ đạo, điều hành của
CP, TTgCP.

+ Vụ Tổ chức hành chính nhà nƣớc và Công vụ giúp BT, CN thực hiện
chức năng tham mƣu cho CP, TTgCP trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực

21


×