Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀĐỀ ÁNBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾTCủa công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.11 KB, 42 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ

ĐỀ ÁN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
Của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP CHỦ CƠ
SỞ

CƠ QUAN TƯ VẤN

Nhóm 8- Lớp ĐH2QM4

Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Nga

Hà Nam, tháng 10 năm 2015


MỤC LỤC

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH


I. MỞ ĐẦU
1. Việc hình thành của cơ sở
Công ty Bắc Hà được chính thức thành lập từ năm 2010, với các hoạt động chính là:
- Sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng.
- San lắp mặt bằng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Vận tải vật liệu xây dựng
- Khai thác, sản xuất đá xây dựng tại Mỏ đá Bắc Hà tại Xã Thanh Nghị, Thanh Liêm,
Hà Nam. Cung cấp các loại đá xây dựng 1x2, 2x3, base, subbase, đất san nền,..


Nhà máy gạch Tuynel Sông Đáy dự kiến sẽ cung cấp 180 triệu viên gạch/năm cho thị
trường Hà Nam và các tỉnh lân cận.
2. Căn cứ pháp lý để lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết


Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13



Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo
đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường



Nghị định số 35/2014/NĐ – CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số đói tượng của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của
Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.



Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường (Điều 12, Phần Phụ lục)



Thông tư số 22/2014/TT- BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày

29/04/2014 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường



Thông tư số 01/2012/TT- BTNMT ngày 18/04/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và xác nhận việc thực hiện đề án,
lập và đăng ký (Điều 3 – 11).

3. Tổ chức lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định đề án là một trong các
cơ quan sau:


Sở Tài nguyên và Môi trường
3




Bộ Tài nguyên và Môi trường



Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN BẮC HÀ
1.1.Tên cơ sở

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hà.
Điện thoại: (0351) 3888426
Fax: (0351) 3754668
Gmail:
Thị trường: Nội tỉnh và các tỉnh lân cận
Số nhân viên: Từ 51 - 100 người
Chứng nhận: Chứng nhận Đầu tư số 56/GP-UBND
Mã số thuế: 0700493840
1.2. Chủ cơ sở
Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Nga - Tổng Giám Đốc
1.3. Vị trí địa lý của cơ sở
Xã Thanh Nghị, Huyện Thanh Liêm,Hà Nam
1.4. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
- Sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng.
- San lắp mặt bằng, thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Vận tải vật liệu xây dựng
- Khai thác, sản xuất đá xây dựng tại Mỏ đá Bắc Hà tại Xã Thanh Nghị, Thanh Liêm,
Hà Nam. Cung cấp các loại đá xây dựng 1x2, 2x3, base, subbase, đất san nền,..
1.5. Quy mô, công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
Quy mô mỏ: Trữ lượng mỏ
Trữ lượng mỏ được tính theo phương pháp mặt cắt song song nằm ngang theo từng
khối trữ lượng là hợp lý mỗi mặt cắt cách nhau 10m.
- Trữ lượng địa chất tính ở cấp 121 là: 7.226.436 m3 đá vôi nguyên liệu khoáng.
- Trữ lượng khai thác: 5 781 149 m3.
4


Công suất khai thác:
-


Công suất khai thác: Aq = 204.000 x 1,1 = 224.400 m3/năm

-

Công suất của công đoạn xúc bốc, vận tải: 204.000 m3/năm

-

Công suất cho công đoạn khoan: 224.400 m3/năm

-

Sản lượng khai thác hàng năm của mỏ là 200.000 m3 đá nguyên khai/năm

-

Khối lượng đá đưa về trạm nghiền sàng đá: 300.000 m3/năm.

-

Phương án sản phẩm tính chủ yếu nghiền lấy đá dăm 10 – 20 mm

Tuổi thọ của mỏ
Thời gian tồn tại của mỏ (tuổi thọ của mỏ) được xác định trên cơ sở trữ lượng đá công
nghiệp trong toàn biên giới mỏ, công suất khai thác đá theo yêu cầu sản lượng hàng
năm của trạm nghiền sàng đá, thời gian xây dựng cơ bản mỏ cũng như thời gian cần
thiết thực hiện công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường sau khai thác.
Sản lượng khai thác đá : A = 200.000 m3đá/năm
Thời gian tồn tại của mỏ được tính theo công thức:
T1+ T2 + T3 = 30 năm.

Trong đó:
T1 = 1 năm (thời gian xây dựng cơ bản).
T2 = Thời gian mỏ khai thác ổn định theo công suất thiết kế
T3 = 1 năm (thời gian phục hồi môi trường, môi sinh đóng cửa mỏ).

T2 =

Vd − Vcb
Aq

= 28 năm

(Vđ - Trữ lượng khai thác 5.781.149 m3; Vcb - khối lượng XDCB 180.906 m3)
1.6. Công nghệ sản xuất, vận hành của cơ sở
- Áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp trên tầng. Bạt ngọn
núi tới mức đủ kích thước làm việc cho thiết bị khoan, ủi. Tiến hành phá đá nổ mìn tạo
mặt bằng khai thác đầu tiên (bãi xúc). Đá được làm tơi bằng phương pháp khoan nổ
mìn. Tại đây máy xúc chất tải cho ôtô vận tải về trạm nghiền sàng đá. Hệ thống khai
thác xác định cho phương án xây dựng mỏ là phù hợp và có tính khả thi cao, an toàn
5


- Công tác nghiền sàng, sử dụng trạm nghiền sàng công suất 120 m3 /h.
Bảng 1. Thông số chủ yếu của trạm nghiền sàng công suất 120m3/h
TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật


Giá trị

1

Máng chứa đá

Tôn thép 25 mm

01

2

Máy nghiền má

Kích thước 400 x 1080 mm

01

3

Máy nghiền đập búa

Kích thước 900 x 1200 mm

01

4

Sàng rung


Kích thước 4800 x 1800 mm

01

5

Băng tải

Kích thước 12000 x 650 mm

01

6

Băng tải

Kích thước 18000 x 650 mm

02

7

Băng tải

Kích thước 15000 x 400 mm

05

8


Động cơ điện

Công suất 110 Kw

01

9

Động cơ điện

Công suất 90 Kw

01

1.7. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản
xuất của cơ sở
1.7.1. Máy móc, thiết bị
Các thiết bị chính sử dụng trong khai thác mỏ được liệt kê dưới bảng sau
Bảng 2. Danh mục các thiết bị khai thác
TT

Loại thiết bị- đặc tính

Đơn vị

Số lượng

1

Máy khoan D =105 mm


Chiếc

02

2

Khoan nhỏ D = 36-42mm

Chiếc

03

3

Máy nén khí

Chiếc

02

4

Máy xúc thuỷ lực, E = 1,8

Chiếc

01

5


Ô tô tự đổ trọng tải 15 tấn

Chiếc

05

1.7.2. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
 Nhu cầu sử dụng điện
-

Khoan trên mỏ: Tổng công suất: 6 KWh
6


-

Trạm đập có công suất: 120 m3/h, công suất điện 252 KWh.

-

Khu vực văn phòng: công suất 3KWh

-

Xưởng sửa chữa: công suất: 30 KW

-

Tổng lượng điện tiêu thụ giờ: 291 KWh.


-

Tổng lượng điện thiêu thụ năm: 87.300 KW.

 Nhu cầu sử dụng nước

- Nước phục vụ cho sinh hoạt: Nước nước sinh hoạt được mua của nhà máy cấp nước
tỉnh Hà Nam và vận chuyển đến tận chân công trình.
Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng
(TCXDVN 33 - 2006): 0,2m3/người-ngày
58 người x 0,2m3/người-ngày = 11,6 m3/ngày
- Nước phục vụ sản xuất: Nguồn nước phục vụ sản xuất được lấy từ sông Đáy, chủ
yếu dùng phun chống bụi. Diện tích cần phun là 1ha, định mức 2,2 lít/m2
2,2 lít/m2 x 10.000m2 = 22.000 lít/ngày = 22m3/ngày
1.8. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã
qua
Trong suốt thời gian khai thác, chế biến đá vôi đến nay tình hình thực hiện công tác
bảo vệ môi trường của khu vực thực hiện dự án luôn được chú trọng, cụ thể như sau:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn
khai thác;
- Vệ sinh môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh khu vực thực hiện dự
án.

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ CÁC NGUỒN THẢI, CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA CƠ SỞ, HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
2.1. Các nguồn chất thải
2.1.1. Nước thải
a. Nước thải sinh hoạt

7


Giai đoạn xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản dự kiến số lượng công nhân phục vụ cho quá trình
xây dựng là khoảng 20 người. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn cấp nước
của Bộ Xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) là 0,2m3/người-ngày. Với định mức nước sinh
hoạt sử dụng hàng ngày là 0,2m3/người-ngày thì lượng nước cấp sinh hoạt cần là: 20 x
0,2 = 4 m3/ngày, trong đó 80% lượng nước sẽ sinh ra lượng nước thải sinh hoạt Q = 4
x 80% = 3,2 m3/ngày. Như vậy mỗi ngày tại khu mỏ sẽ sinh ra 3,2m3 nước thải sinh
hoạt.
Theo tính toán thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khối lượng chất ô nhiễm do
mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường qua nước thải sinh hoạt nếu không qua xử lý
như sau:
Bảng 3. Khối lượng chất ô nhiễm sinh ra do mỗi người hàng ngày
STT

Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người.ngày)

1

BOD5

45 – 54

2

COD (Dicromate)


72 – 102

3

Chất rắn lơ lửng (SS)

70 – 145

4

Dầu mỡ

10 – 30

5

Tổng Nitơ

6 – 12

6

Amôni

2,4 – 4,8

7

Tổng Phốt Pho


0,8 – 4,0

8

Tổng Coliform

106 – 109 MPN/100ml

Như vậy, với số lượng khoảng 20 công nhân làm việc trong giai đoạn xây dựng thì tải
lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn này sẽ là:
Bảng 4. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn xây
dựng cơ bản
STT

Chất ô nhiễm

Khối lượng
(g/người.ngày)

Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)

1

BOD5

45 – 54

0,9 - 1,08


2

COD

72 – 102

1,44 - 2,04

3

TSS

70 – 145

1,4 - 2,9

4

Dầu mỡ

10 – 30

0,2 – 0,6

5

Tổng Nitơ

6 – 12


0,12 - 0,24
8


6

Amôni

2,4 – 4,8

0,048 - 0,096

7

Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0

0,008 - 0,016

8

Tổng Coliform 106 – 109 MPN/100ml

Với tải lượng ô nhiễm trên, nguồn nước thải sinh hoạt này cần phải được xử lý trước
khi thải ra môi trường.
Giai đoạn khai thác mỏ
Trong giai đoạn khai thác mỏ, số lượng công nhân phục vụ cho quá trình xây dựng là
khoảng 58 người, gần gấp ba lần so với giai đoạn xây dựng cơ bản. Nhu cầu cấp nước
sinh hoạt theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ Xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) là
0,2m3/người-ngày. Với định mức nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày là 0,2m 3/ngườingày thì lượng nước cấp sinh hoạt cần là: 58 x 0,2 = 11,6 m3/ngày, trong đó 80%

lượng nước sẽ sinh ra lượng nước thải sinh hoạt Q = 11,6 x 80% = 9,28 m3/ngày. Như
vậy mỗi ngày tại khu mỏ sẽ sinh ra 9,28 m3 nước thải sinh hoạt.
Theo tính toán thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khối lượng chất ô nhiễm do
mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường qua nước thải sinh hoạt nếu không qua xử lý
sẽ sinh những chất nhiễm như Nitơ, phốt pho, amoni, chất rắn lơ lửng, coliform.
Như vậy, với số lượng khoảng 58 công nhân làm việc trong giai đoạn xây dựng thì tải
lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn này sẽ là:
Bảng 5. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của mỏ trong giai đoạn xây
dựng cơ bản

STT

Chất ô nhiễm

Khối lượng
(g/người.ngày)

Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)

1

BOD5

45 – 54

2,610 – 3,132

2


COD

72 – 102

4,176 – 5,916

3

TSS

70 – 145

4,060 – 8,410

4

Dầu mỡ

10 – 30

0,580 – 1,740

5

Tổng Nitơ

6 – 12

0,348 – 0,696


6

Amôni

2,4 – 4,8

0,1392 – 0,0274

7

Tổng Phốt Pho

0,8 – 4,0

0,0464 – 0,232

8

Tổng Coliform 106 – 109 MPN/100ml
9


Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, toilet của
công nhân viên làm việc trong mỏ có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận bởi các chất
hữu cơ ở dạng lơ lửng, hòa tan và các vi khuẩn như colifom nếu không được xử lý.
+ Các hợp chất hữu cơ: Việc phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước làm giảm
lượng ôxy hoà tan trong nước dẫn đến đe doạ sự sống các loài tôm cá cũng như các
loài thuỷ sinh khác.
+ Các chất dinh dưỡng như N, P: gây phú dưỡng nguồn nước dẫn đến hiện tượng
“nước nở hoa” làm lượng ôxy hoà tan trong hồ không ổn định, làm phát triển một số

loài tảo có độc tố và xuất hiện quá trình phân huỷ yếm khí giải phóng ra H2S, CH4 và
nhiều chất độc hại khác làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh.
b. Nước mưa chảy tràn
Giai đoạn xây dựng cơ bản
Theo tính toán của thiết kế mỏ, lượng nước chảy tràn vào khu mỏ được xác định theo
công thức sau:
Qm = F.K1.K2 .Amax (m3/ngày đêm)
Trong đó:
F- Diện tích lưu vực nước mưa chảy vào moong khai thác: 125.000m2
Amax: Luợng nước mưa lớn nhất chảy vào moong lấy theo lượng nước mưa ngày lớn
nhất theo tháng trong năm và được lấy theo số liệu thống kê tại trạm Phủ Lý là 333,1
mm (22/9/1978).
K1- Hệ số nứt nẻ, đất đá nứt nẻ vừa, K1 = 0,8
K1- Hệ số địa hình, ít cây cối, địa hình dốc, K2 = 0,75
Kết quả tính toán như sau:
Qm = 125.000 m2 x 0,8 x 0,75 x 0,3331m/ngày = 24.983 m3/ngđ.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0.5 - 1.5mg N/l, 0,004 - 0,03mgP/l, 1020mg COD/l và 10 - 20 mg TSS/l. Như vậy, nếu không có biện pháp xử lý thì lượng
các chất ô nhiễm thải ra môi trường qua nước mưa chảy tràn với lưu lượng 24.983
m3/ngđ với nồng động các chất ô nhiễm trên sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt khu
vực dự án.
Giai đoạn khai thác mỏ
Lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính toán tương tự như trong giai đoạn xây dựng
cơ bản, có lưu lượng lớn nhất là Qm = 125.000 m2 x 0,8 x 0,75 x 0,3331m/ngày =
10


24.983 m3/ngđ. Lượng nước mưa mày chảy qua mong khai thác và khu chế biến kéo
theo các chất ô nhiễm như bụi đất đá, rác thải sinh hoạt, kim loại, dẫu mỡ... rơi rớt
xuống hệ thống thoát nước khu vực.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới thì nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0.5 - 1.5mg N/l, 0,004 - 0,03mgP/l, 1020mg COD/l và 10 - 20 mg TSS/l.
+ Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục
của nước, đồng thời gây bồi lấp nguồn nước tiếp nhận.
+ Dầu mỡ rơi vãi trên bề mặt đất theo nước mưa chảy tràn đổ vào nguồn nước tiếp
nhận có khả năng loang thành màng mỏng che phủ mặt thoáng của nước gây cản trở
sự trao đổi ôxy của nước, cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước,
giảm khả năng thoát khí cacbonic và các khí độc khác ra khỏi nước dẫn đến là chết các
sinh vật ở vùng bị ô nhiễm và làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước…Một
phần dầu mỡ tan trong nước hoặc tồn tại dưới dạng nhũ tương, cặn dầu khi lắng xuống
sẽ tích tụ trong bùn đáy ảnh hưởng đến các loài động vật đáy. Dầu mỡ không những là
hợp chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học mà còn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ mạch
vòng độc hại khác gây ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
thuỷ sinh.
2.1.2. Chất thải rắn thông thường
a.

Đất, đá thải

Giai đoạn xây dựng cơ bản
Trong quá trình xây dựng cơ bản, thi công san gạt mặt bằng, đào tuyến đường mở vỉa
vận chuyển, bóc lớp phủ… toàn bộ lượng đất đá phát sinh (sau khi cân đối lượng đất
đá đào và đắp nền tại chỗ) sẽ được tận dụng toàn bộ để san nền cũng như làm tuyến bờ
bao xung quanh khu vực chứa sản phẩm và mặt bằng sân công nghiệp, và san nền cho
các công trình xây dựng của các dự án khác.
Do trong giai đoạn này khối lượng xây dựng nhỏ (chủ yếu là các khối nhà cấp IV và
khối nhà tạm), vì vậy lượng phế liệu xây dựng cũng coi như không đáng kể.
Thành phần đất đá thải của mỏ hầu hết chứa các thành phần vô cơ đơn giản nên có thể
tận dụng hoàn toàn để san nền, đắp tuyến bờ bao quanh của các khu vực khác (sân
công nghiệp, gia cố bãi chứa sản phẩm,…).

Giai đoạn khai thác mỏ
Do mỏ đá vôi Núi Hải Phú không đất phủ và đá cường độ thấp rất ít do đó không cần
xây dựng bãi thải. Tuy nhiên, trong quá trình nghiền sàng đá lượng bột bụi lẫn đất
11


chiếm khoảng 5% Công ty có phương án chế biến sử dụng vào các nhu cầu khác nhau
của Công ty cũng như tiêu thụ.
Giai đoạn hoàn thổ và phục hồi môi trường
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn hoàn thổ và phục hồi môi trường chủ yếu là
chất thải rắn từ quá trình tháo dỡ các công trình trên mặt bằng sân công nghiệp, cụ thể:
Bảng 6. Các hạng mục công trình cần tháo dỡ
STT

Hạng mục công trình

ĐVT

Khối lượng

1

Nhà hành chính, văn phòng mỏ

m2

128

2


Nhà ăn ca công nhân

m2

88

3

Nhà kho

m2

130

4

Nhà bảo vệ

m2

28

(Các khối nhà có kết cấu Bê tông cốt thép, tường ngăn bằng gạch chỉ, mái lợp fibro
ximăng).
Khối lượng cần tháo dỡ ước tính dưới bảng sau:
Bảng 7. Khối lượng và biện pháp thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục
hồi môi trường khu chế biến và nhà văn phòng
STT Nội dung công việc
1


2

Biện pháp thi
công

Ghi chú

Tháo dỡ các công trình trên mặt bằng
Mái tôn

m2

560

thủ công

Xà gồ, vì kèo thép

Kg

4.450

thủ công, máy

Tháo dỡ khung cột

Kg

5.000


thủ công, máy

Móng bê tông

m3

39,3

thủ công, máy

Nền móng bê tông cốt thép

m3

49,5

thủ công, máy

Tường gạch

m3

146

thủ công

m3

500


máy gạt 110 CV

Mặt bằng sân công nghiệp
San gạt mặt bằng

3

ĐVT K. lượng

cự ly
<=50m

Công tác trồng cây
12


b.

Khối lượng hố phải đào

Hố

53

Khối lượng đất màu phải bổ
sung để trồng cây

m3

53


Tổng số cây phải trồng

cây

53

Lượng phân NPK

kg

21

Biển báo

cái

2

Rác thải từ thảm thực vật

Giai đoạn xây dựng cơ bản
Thảm thực vật bị chặt phá, phát quang từ các công việc bạt đỉnh số 1, số 2, xây dựng
các tuyến đường vận chuyển và xây dựng bãi xúc, diện tích thảm thực vật bị cắt bỏ là
16.133m2. Trong diện tích khu vực Dự án, thảm thực vật rất nghèo nàn, chủ yếu là các
loại cây bụi thấp và cây cỏ, không có giá trị kinh tế nên lượng thảm thực vật phát
quang này được ủi xuống sườn, trở thành chất thải rắn. Khối lượng thảm thực vật này
sẽ bị phân hủy, mục nát gây ô nhiễm môi trường.
c.


Rác thải sinh hoạt

Giai đoạn xây dựng cơ bản
Với số lượng công nhân khoảng 20 người thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt có thể
phát sinh khoảng 10 kg/ngày (tính toán theo định mức phát sinh 0,5kg/người/ngày).
Loại chất thải này có thành phần chính gồm các chất hữu cơ (chiếm khoảng 70%),
giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,
… nếu không được thu gom xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường sống,
gây mất mỹ quan khu vực. Rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi; các loại rác
hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi trường sống và phát triển của các
loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh.
Bảng 8. Thành phần rác thải sinh hoạt
TT

Thành phần

Tỷ lệ

1

Rác hữu cơ

70%

2

Nhựa và chất dẻo

3%


3

Các chất khác

10%

4

Rác vô cơ

17%

5

Độ ẩm

65-69%
13


6

0,178 - 0,45 tấn/m3

Tỷ trọng

(Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh - Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội - 2005)
Rác thải sinh hoạt và phế liệu thải phát sinh hàng ngày không lớn (10 kg/ngày). Do đó,
chủ dự án có biện pháp quản lý và xử lý tốt thì các ảnh hưởng tới môi trường có thể
coi là không đáng kể.

Ngoài ra, môi trường đất có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm cao, theo thời gian hàm
lượng các chất ô nhiễm trong đất sẽ tăng dần. Về lâu dài, nếu không có giải pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực một cách hữu hiệu thì chất lượng môi trường đất xung quanh
mỏ sẽ bị thoái hoá, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây trồng từ đó làm giảm
năng suất cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống nhân dân khu vực.
2.1.3. Chất thải nguy hại
Giai đoạn khai thác mỏ
Chất thải rắn nguy hại phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sửa chữa các phương tiện cơ
giới, nhà kho cấp phát xăng dầu. Theo dự kiến, công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy
móc thiết bị sẽ được thực hiện với tần suất 04 lần/năm. Số lượng dầu thải của từng loại
phương tiện máy móc được liệt kê dưới bảng sau:
Bảng 9. Lượng dầu thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng máy móc, phương tiện

(lít/1máy.1lần)

Lượng dầu thải
phát sinh trung
bình (l/năm)

2

8

64

1

22

88


Ô tô tải 15 tấn, SHAANQ5
FX-200

18

Ô tô điều hành sản xuất

1

15

60

Xe phun nước

1

15

60

Thiết bị

Số lượng

Máy nén khí DK9
Máy xúc thuỷ lực, E =1,8

Tổng cộng


Lượng dầu thải

360

632

- Bao bì đựng thuốc nổ chiếm khoảng 1% lượng thuốc nổ cần sử dụng, tức là khoảng
82,5 tấn x 1% = 0,825 tấn/năm.
- Ngoài ra còn phát sinh một lượng giẻ lau dầu, thùng chứa dầu mỡ. Lượng phát sinh
khoảng 150 - 180 kg/năm.
14


- Chất thải nguy hại phát sinh từ khu vực văn phòng: bao gồm bóng đèn neon hỏng,
pin, ácquy,...Lượng phát sinh ước tính khoảng 130 - 150 kg/năm.
- Thành phần: Chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau có dính dầu mỡ, thùng chứa dầu mỡ,
ác quy, bóng đèn nê-on, linh kiện điện tử hư hỏng v.v. . .
- Thời gian gây tác động: Loại chất thải chứa dầu mỡ phát sinh không thường xuyên,
tuỳ thuộc vào thời gian sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị. Tuy nhiên lượng dầu mỡ thải
phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của mỏ 28 năm.
Các chất thải nguy hại này cần được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Nếu để
phân tán ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất và nước.
2.1.4. Khí thải
a. Ô nhiễm bụi
Giai đoạn xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản các hạng mục làm đường, bạt đỉnh, xây dựng bãi xúc
sẽ phát sinh bụi và phát tán ra môi trường từ các công việc san, gạt, đào đắp. Tổng
khối lượng đá san, gạt, đào, đắp của giai đoạn này là 261.145 m3, tương đương với
705.093 tấn (tỷ trọng đá vôi của mỏ khoảng 2,7 tấn/m3).

Theo WHO, tại các mỏ núi đá vôi cứ 1 tấn sản phẩm đá thì sinh ra 0,17 kg bụi từ công
đoạn san, gạt, đào đắp và 0,18 kg từ công việc khoan và nổ mìn. Theo đó, 196.116m3
đá sẽ sinh ra lượng bụi là: 705.093 x (0,17+0,18) = 246.782 kg bụi. Với thời gian của
giai đoạn xây dựng cơ bản là 1 năm, chế độ làm việc khoảng 300 ngày/năm, mỗi ngày
làm việc 2 kíp, mỗi kíp có thời gian là 6h. Do vậy, tải lượng bụi sinh ra trong 1 giờ là
246.782/(300 ngày x 2kíp x 6giờ) = 68,55 kg bụi/h.
Như vậy trung bình trong 1 giờ khối lượng khoảng 68,55 kg bụi được sinh ra sẽ phát
tán vào môi trường xung quanh gây ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư thôn Hải
Phú. Ngoài ra còn tác động xấu đến môi trường sinh thái, tạo lên lớp phủ bụi trên bề
mặt lá cây, giảm khả năng quang hợp của các hệ thực vật khu vực Dự án và lân cận.
Giai đoạn khai thác mỏ
Tải lượng bụi trong mong khai thác và khu vực chế biến khoáng sản:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB), khai thác và chế
biến khoáng sản (nghiền và sàng đá vôi), mỗi công đoạn sẽ phát sinh ra một lượng bụi
nhất định. Khi khai thác và chế biến 1 tấn thành phẩm đá vôi thì lượng bụi phát sinh từ
các công đoạn như sau:
-

0,40 kg bụi/tấn (đá vôi) trong công đoạn nổ mìn khai thác;
15


-

0,17 kg bụi/tấn đá vôi trong công đoạn xúc bốc, vận chuyển đá nguyên liệu và
sản phẩm;

-

0,14 kg bụi/ tấn đá vôi trong công đoạn nghiền, sàng đá vôi;


(Các hệ số phát thải này được trích dẫn từ phần mềm IPC - Integrated Pollution
Control, loại hình Khai thác các sản phẩm từ đá vôi - LimeStone Minning)
Theo thiết kế của mỏ, công suất khai thác là 224.400 m3/năm tương đương với
605.880 tấn (tỷ trọng đá vôi của mỏ khoảng 2,7 tấn/m3).
Với công suất khai thác như trên, lượng bụi sinh ra ở các công đoạn được tính toán
dưới bảng sau:
Bảng 10. Tải lượng bụi trong khai thác và chế biến
Tải lượng bụi
(kg)
1
nổ mìn khai thác
242.352,0
2
xúc bốc, vận chuyển
102.999,6
3
nghiền, sàng
84.823,2
Tổng cộng
43.0174,8
Bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển thành phẩm từ cửa mỏ đến đường giao
thông chung.
TT

Công đoạn

Tỷ lệ phát thải
bụi (kg/tấn)
0,40

0,17
0,14

Dự án xây dựng tuyến đường vận chuyển từ mỏ đến đường giao thông chung, chạy từ
cửa mỏ theo hướng bắc đi qua vùng nguyên liệu làm gạch ngói của công ty Bắc Hà và
nhập vào đường giao thông chung (đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt), loại
đường xây dựng là loại cấp phối. Trong quá trình vận chuyển đá thành phẩm, tiêu thụ
ra thị trường, các xe vận chuyển hoạt động trên tuyến đường này phát sinh ra bụi gây ô
nhiễm dọc tuyến vận chuyển. Tuyến đường vận chuyển nằm trên khu nguyên liệu của
nhà máy gạch ngói thuộc công ty Bắc Hà do vậy không có dân sinh sống tại khu vực
này, mặc dù vậy tác động này cũng cần có biện pháp giảm thiểu bụi.
b. Khí thải độc hại
Giai đoạn xây dựng cơ bản
Lượng khí thải sinh ra do nổ mìn, thực chất là quá trình ôxy hoá các chất cháy trong
thành phần của thuốc nổ. Giả thiết quá trình cháy nổ là một dãy phản ứng ôxy hoá
hoàn toàn thì khí thải từ quá trình cháy nổ bao gồm khí CO2 và khí N2 tuy nhiên ta chỉ
quan tâm đến khí CO2.
Theo thiết kế cơ sở của Dự án, đá của mỏ là đá vôi có độ cứng trung bình f = 7- 8,
thuộc loại khó nổ vừa, chỉ tiêu thuốc nổ chọn là 0,35kg/m3 đá. Vậy với khối lượng đá
cần đào trong giai đoạn xây dựng cơ bản khoảng 71.130 m3 thì lượng thuốc nổ cần
dùng trong giai đoạn này là 24.886 kg.
16


Theo quản lý môi trường ở ngành công nghiệp Khai khoáng và Năng lượng tại Úc:
"Nguyên lý và thực hành" thì lượng CO2 sinh ra khi nổ 1 kg thuốc nổ là 0,075kg. Như
vậy lượng CO2 sinh ra do nổ mìn trong giai đoạn xây dựng cơ bản là 1.866 kg.
Khí thải phát sinh ra từ các phương tiện thi công chuyên chở nguyên vật liệu, đất đá,
các máy san ủi, đào đắp, máy trộn bê tông tươi do quá trình đốt cháy nhiên liệu dầu
diezel. Thành phần chính của khí thải gồm: CO, SO2, NOx.... Ở nồng độ cao và không

gian hẹp có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Nhu cầu tiêu thụ dầu diesel cho các phương tiện vận chuyển, máy xúc cho quá trình
xây dựng công trình cơ bản như sau: Nhu cầu sử dụng xe ô tô (với định mức tiêu hao
nguyên liệu 16,5 kg/h.xe) là 3 xe, hoạt động 8h/ngày; Nhu cầu máy ủi (định mức tiêu
hao nhiên liệu 19,1 kg/h) là 1 máy, hoạt động 8h/ngày; Nhu cầu máy khoan (định mức
tiêu hao nguyên liệu 17,4kg/h) là 1 máy, hoạt động 5h/ngày và nhu cầu máy nén khí
phục vụ máy khoan (định mức tiêu hao 6,96 kg/h) là 01 máy, hoạt động 5h/ngày. Vậy
lượng dầu diesel sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng là khoảng 60,35 tấn/năm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đốt cháy một tấn dầu diesel từ các phương
tiện vận tải lớn sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi than, 20.S kg SO2 (S là % lưu huỳnh
trong dầu, với dầu diesel S= 0,05%), 50 kg NOx, 20 kg CO, 16 kg VOC.
Tổng tải lượng phát thải ô nhiễm được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 11. Tải lượng khí thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản
STT Nguồn thải

Khí
thải

Hệ số ô
nhiễm
(kg/tấn)

Tải lượng ô
Tổng tải lượng
nhiễm trong 1h
ô nhiễm (kg)
(kg)

1


SO2

1

60,35

0,016764

3.017,5

0,838194

1.207

0,335278

259,51

0,072086

2
3
4

NOx
50
Đốt nhiên liệu
diesel từ các
CO
20

động cơ
Bụi than 4,3

5
6

Nổ mìn

VOC

16

965,6

0,268222

CO2

75

1.866

0,518333

Giai đoạn khai thác mỏ
Lượng thuốc nổ dùng phá đá trong khai thác mỏ trong một năm tiêu thụ hết khoảng
82.467 kg.

17



Theo quản lý môi trường ở ngành công nghiệp Khai khoáng và Năng lượng tại Úc:
"Nguyên lý và thực hành" thì lượng CO2 sinh ra khi nổ 1 kg thuốc nổ là 0,075kg. Như
vậy lượng CO2 sinh ra hàng năm sẽ là 82.467 x 0,075 = 6.185 kg.
Sản phẩm khí độc, bụi tạo thành khí nổ hoà lẫn vào không khí, xâm nhập vào đất đá,
chứa đầy các khe nứt và lỗ hổng trong đất đá có thể gây ngộ độc cho con người. Khi
nổ mìn trên mỏ lộ thiên, đám mây bụi - khí bay cao đến 1.600m. Mật độ CO ở phần
trên của nó đạt 0,04% và NO2 là 0,07% (sau khi nổ 1,5÷2 phút). Thời gian phân tán
đám mây bụi, khí ra khỏi giới hạn công trường có thể kéo dài 30 phút. Đối với con
người nguy hiểm sau khi nổ là khí nổ thoát ra từ đất đá bị phá huỷ.
Để ước tính tải lượng ô nhiễm, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô
nhiễm khi đốt cháy các loại nhiên liệu khác nhau.
Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau:
Q = B. K
Trong đó:
Q: tải lượng ô nhiễm (kg) ;
B: Lượng nhiên liệu đốt (kg);
K: Hệ số ô nhiễm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đốt cháy một tấn dầu diesel từ các phương
tiện vận tải lớn sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi than, 20.S kg SO2 (S là % lưu huỳnh
trong dầu, với dầu diesel S= 0,05%), 50 kg NOx, 20 kg CO, 16 kg VOC.
Để đảm bảo các hoạt động của mỏ với công suất khai thác 224.400 m3/năm, khối
lượng dầu diesel cần sử dụng trung bình trong một năm là 200 tấn.
Như vậy tải lượng ô nhiễm sinh ra khi tiêu thụ 200 tấn dầu và 82.467 kg mìn được tính
toán trong bảng dưới đây:
Bảng 12. Tải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu và nổ mìn trong 1 năm
STT Nguồn thải

Khí thải


Hệ số khí
thải
(kg/tấn)

1

SO2

1

200

0,037

NOx

50

10000

1,837

3

CO

20

4000


0,735

4

Bụi than

4,3

860

0,158

2

Đốt nhiên liệu
diesel từ các động
cơ (200 tấn/năm)

Tải lượng ô Tải lượng ô
nhiễm (kg) nhiễm (mg/m.s)

18


5
6

Nổ mìn (82,467
tấn/năm)


VOC

16

3200

0,588

CO2

75

6.185

0,001

2.1.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung
Giai đoạn xây dựng cơ bản
Nguồn ồn phát sinh từ các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu và các máy móc
san gạt, bốc xúc, khối lượng nổ mìn ít, chủ yếu là nổ mìn để mở đường. Trong giai
đoạn này, thời gian hoạt động ngắn, mật độ xe đi lại không cao. Nguồn ồn chủ yếu và
có cường độ lớn ở giai đoạn này là công tác nổ mìn. Do vậy tác động này sẽ gây ảnh
hưởng đến đời sống của cư dân thôn Hải Phú. Ngoài ra, hoạt động nổ mìn còn tác
động đến khu dân cư trong phạm vi ảnh hưởng do đá văng 150m đối với công trình và
300m và tác động do sóng đập không khí.
Giai đoạn khai thác mỏ
Phát sinh chủ yếu từ khâu nổ mìn phá đá, khâu xúc bóc, vận chuyển và nghiền sàng.
Đây là nguồn ô nhiễm gây khó chịu cho dân cư trong vùng.
Tiếng ồn do máy khoan phá đá:
- Kết quả đo đạc của Trung tâm công nghệ và Quản lý môi trường, tại khai trường khi

có máy khoan nô mìn hoạt động cho thấy cường độ tiếng ồn do máy khoan xoay đập
thủy lực gây ra ở mức: 66,7 – 74,5dBA. Tiếng ồn này làm ảnh hưởng trực tiếp đến
công nhân điều khiển máy do thường xuyên phải tiếp xúc.
Tiếng ồn do nổ mìn:
Tiếng ồn tức thời khi mìn nổ được vang đi rất xa, trong thời gian nổ mìn thường xuyên
ghi nhận được tiếng nổ tức thời với cường độ 100dBA. Tiếng nổ mìn vang xa, gây tâm
lý khó chịu cho cư dân. Tuy tiếng ồn do bắn mìn có cường độ âm thanh lớn, nhưng
xảy ra tức thời và được dự báo trước.
Tiếng ồn do xúc bốc, vận chuyển:
Lượng xe, máy hoạt động trong quá trình khai thác và vận chuyển tại mỏ gồm các loại
như: máy xúc thuỷ lực (E = 1,8); ô tô tự đổ trọng tải 15 tấn; máy nén khí; máy khoan
D =105 mm; khoan nhỏ D = 36-42mm và hệ thống máy nghiền sàng có thể gây ra
tiếng ồn từ 75 dBA đến 100dBA.
Nổ mìn phá đá là công đoạn gần như bắt buộc trong khai thác đá xây dựng vì vừa đơn
giản vừa có hiệu quả. Khi nổ mìn rung động lòng đất gây ảnh hưởng đến các công
trình xây dựng.
19


Trong kỹ thuật nổ mìn, cường độ rung động lòng đất phụ thuộc vào các yếu tố sau:
loại chất nổ, chiều cao cột thuốc nổ, chiều cao cột búa, tần số nổ, khoảng thời gian
ngưng nghỉ.
Chấn động do nổ mìn phá đá: Trong kỹ thuật nổ mìn, chỉ có khoảng 25% năng lượng
được dùng để phá vỡ đá. Phần năng lượng còn lại được phóng thích vào môi trường
xung quanh dưới dạng sóng tức thời như các sóng chấn động, các sóng nén ép không
khí, sóng âm thanh và lực đẩy trong cột đá, bụi khí. Ảnh hưởng của sự nổ mìn trên mặt
đất đối với những khu vực đông dân cư là một vấn đề cần phải chú ý vì chúng không
chỉ gây thiệt hại đối với nội bộ mỏ mà còn gây ra những tác động bất lợi đối với cấu
trúc khu mỏ và các công trình lân cận.
2.2. Các tác động đối với môi trường và kinh tế xã hội

Giai đoạn xây dựng cơ bản
Tác động do ô nhiễm môi trường không khí: Trong giai đoạn xây dựng cơ bản lượng
bụi phát sinh mỗi giờ là 68,55kg/h. Đối với những ngày gió đông bắc, hướng di
chuyển bụi sẽ tác động trực tiếp đến khu dân cư.
Tác động bởi tiếng ồn, khu dân cư nằm cách dự án 100m do vậy tiếng ồn của do nổ
mìn phá đá và tiếng ồn của các máy móc hoạt động sẽ tác động đến đời sống khu dân
cư. Ngoài ra công tác nổ mìn cũng là nguồn tác động lớn của Dự án vì có những hộ
dân sinh sống trong phạm vi bán kính nguy hiểm khi nổ mìn.
Giai đoạn khai thác mỏ
Các nguồn gây ô nhiễm có hoặc không liên quan đến chất thải đều có khả năng gây tác
động xấu tới sức khoẻ cộng đồng. Trong trường hợp phơi nhiễm, các tác động của mỏ
sẽ gây ra các hậu quả như sau:
- Bụi và khí độc hại có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như bụi phổi, viêm
phổi, viêm phế quản, khí quản...
- Các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước có thể gây ngộ độc, các
bệnh về mắt hoặc đường ruột...
- Tiếng ồn do khoan nổ mìn và hoạt động của các máy móc gây khó chịu và ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người như gây nên các bệnh mãn tính như giảm thính lực, đau đầu,
mất ngủ, suy nhược thần kinh...
- Các hoạt động của dự án làm gia tăng mật độ giao thông trong khu vực ảnh hưởng
đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống.
- Có thể gây mất an ninh trật tự khu vực, gây mâu thuẫn giữa người dân đang cư trú và
những người mới đến.
20


- Gây mất đất canh tác của các hộ dân chịu ảnh hưởng, từ đó tạo ra các vấn đề xã hội
tiếp theo (phải chuyển nghề nghiệp).
Sự cố môi trường
 Tai nạn lao động


Trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường cũng như cường độ lao động, mức độ
ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người công nhân như
gây mệt mỏi, choáng váng... từ đó có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc như:
-

Tai nạn do nổ mìn;

-

Tai nạn do điện giật;

-

Tai nạn giao thông;

-

Tai nạn do vận hành các thiết bị máy móc, đặc biệt khi vận hành các thiết bị
nghiền sàng.

 Các sự cố, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành mỏ
-

Sự cố cháy, chập điện.

-

Sự cố do thiên tai: mưa lớn gây ngập úng, lụt, bão.


-

Các rủi ro, sự cố do cháy nổ kho nhiên liệu luôn luôn là điều tiềm ẩn ở
một đơn vị sử dụng khoảng 200 tấn dầu/năm phục vụ cho các thiết bị cơ
giới hoạt động.

-

Trượt lở hay sụt lở bờ mong. Sự cố này có thể xảy ra do mưa nhiều, đất
đá vách và trụ vỉa quặng bở rời, không rắn chắc và khi cắt các tầng đá
không tuân thủ các thông số kỹ thuật như để góc dốc bờ tầng lớn và
chiều cao tầng quá lớn. Tuy nhiên, do lượng đất mùn trong thân quặng
(đá) được xác định là rất ít nên hiện tượng trượt lở là rất khó xảy ra.

-

Đá lăn, đá văng trong quá trình nổ mìn, san gạt và bốc xúc đá.

2.3. Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở
2.3.1. Hệ thống thu gom nước thải và nước mưa
a. Hệ thống thu gom nước thải
Nước thải sinh hoạt tại khu điều hành sản xuất được xử lý qua các bể tự hoại, nước rửa
xe được chảy qua khu lắng xử lý đất đá, dầu mỡ trước khi thải vào môi trường.
b. Hệ thống thu gom nước mưa

21


Mỏ đá vôi Núi Hải Phú là một dãy núi nối liền nhau nên có khả năng khai thác lộ
thiên bằng phương tiện cơ giới. Trữ lượng khai thác đều cao hơn mức xâm thực địa

phương nên nước mặt và nước ngầm không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai
thác. Chỉ cần tháo khô mỏ bằng hệ thống thoát nước tự chảy là đáp ứng yêu cầu.
Về mùa mưa lượng nước mưa chảy trên khai trường được thu về hồ chứa để xử lý
trước khi chảy ra sông.
Nước trong khai trường khai thác được dẫn tự chảy theo hệ thống mương rãnh về các
hồ lắng. Theo trình tự và phương pháp khai thác, các tầng khai thác được tạo nghiêng
với độ dốc mặt 2% về phía hồ lắng. Nước được giữ lại ở các ngăn trong của hồ lắng để
lắng bùn cát rồi mới tháo sang ngăn ngoài để tiếp tục lắng trong, nước đạt loại B theo
tiêu chuẩn nước mặt sẽ được tháo ra môi trường. Nước mưa ở sườn tầng phía Tây và
Nam mỏ không là diện khai thác nên không cần tính toán thiết kế hệ thống thu nước về
hồ lắng mà được thoát như hiện tại.
Tổng diện tích hồ lắng là 30 m2 hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu lắng nước thải của
mỏ
2.3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy
hại
Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
đang được công ty lên kế hoạch đầu tư.
2.3.3. Công trình, thiết bị xử lý khí thải
Công trình, thiết bị xử lý khí thải đang được công ty lên kế hoạch đầu tư.
2.3.4. Các biện pháp chống ồn, rung.
Do mỏ đá Bắc Hà nằm cách xa khu dân cư, các công trình, vườn cây và các diện tích
canh tác khác, nên để giảm độ ồn và độ rung, công ty lựa chọn thời gian phá đá 2
lần/ngày và tránh giờ nghỉ trưa cũng như giờ nghỉ tối của mọi người. Bên cạnh đó lựa
chọn các phương pháp, sơ đồ nổ mìn tiến tiến, các thông số nổ mìn hợp lý và các loại
thuốc nổ, vật liệu nổ có cân bằng oxy bằng không hoặc sấp xỉ bằng không để ít sinh ra
khí độc, tăng hiệu quả nổ mìn và bảo vệ tốt môi trường.
Như vậy để bảo vệ tốt môi trường khi nổ mìn ở mỏ đá vôi, mỏ đá có độ cứng trung
bình, lỗ khoan không có nước, để đảm bảo nổ có chế độ cân bằng oxy tốt, ta có thể lựa
chọn các loại thuốc nổ thông dụng sau:
- Thuốc nổ Anfo.

- Thuốc nổ Zernô 79/21.
- Thuốc nổ nhũ tương NT-13.
22


- Lựa chọn phụ kiện nổ:
Chọn nổ vi sai qua hàng bằng kíp vi sai điện. Mỗi lỗ có 2 kíp đấu song song, các lỗ
đấu nối tiếp. Trong một hàng dùng kíp cùng số.
Dùng mạng nổ tam giác đều.
2.3.5. Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đang được công ty
lên kế hoạch cụ thể.

CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, VẬN HÀNH CÁC CÔNG
TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Để đảm bảo hoạt động của công ty không gây ô nhiễm môi trường, công ty có kế
hoạch xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường, các biện pháp giảm thiểu dưới đây:
3.1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa
Toàn bộ lượng nước thải từ khu vực vệ sinh sẽ được xử lý tại bể tự hoại (bể tự hoại cải
tiến BASTAF). Với lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 9,28 m3/ngày, thành phần
chứa nhiều các tạp chất hữu cơ dễ phân huỷ. Lượng nước thải sinh hoạt này được xử
lý trong các bể tự hoại và sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung. Bể tự hoại là công
trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Bể xử lý được thiết kế với
cấu tạo như hình dưới. Nước trong bể được bố trí chảy qua lớp bùn kị khí (trong điều
kiện động) để các chất hữu cơ được tiếp xúc nhiều hơn với các loại vi sinh vật trong
lớp bùn. Nước thải trước khi xả ra môi trường được đưa qua lớp vật liệu lọc bằng cát,
sỏi. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật
kị khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo
thành các chất vô cơ hoà tan.


23


N­ íc­th¶i

N­ íc­ra
Líp­vËt­
liÖu­läc

Hình. Cấu tạo bể tự hoại cải tiến BASTAF
Theo nguồn: Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến - PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Nhà xuất
bản Xây Dựng - Hà Nội 2007 thì để bể tự hoại cải tiến (BASTAF) đạt hiệu quả xử lý
tối đa thì thời gian lưu nước trong bể cần khoảng 48 giờ (2 ngày). Như vậy, với lưu
lượng nước thải hàng ngày 9,28 m3/ngày thì thể tích yêu cầu đối với bể tự hoại là:
V = 9,28 m3/ngày x 2 = 18,56 m3. Do vậy cần chọn bể có thể tích V = 20 m3 để đảm
bảo khối lượng lưu trữ để xử lý trong bể.
Chủ dự án sẽ bố trí 2 khu vệ sinh (Khu vực văn phòng và khu vực xưởng nghiền sàng).
Trong đó công nhân chủ yếu sinh hoạt tại khu vực văn phòng nên sẽ xây dựng tại đây
bể tự hoại với thể tích 5 m3, Còn ở khu vực trạm nghiền sàng sẽ xây dựng bể tự hoại
với thể tích 4,5 m3. Chọn hệ số an toàn k = 20% thì thể tích mỗi bể là: V = 6 m3 và V
=5,4 m3.
Tiêu chuẩn đạt được: Hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, COD,
BOD giảm khoảng 80%.
Bảng 13. Nồng độ nước thải sau xử lý bằng bể BASTAF
T
T

Chất ô nhiễm


1

Nồng độ (mg/l)

QCVN 14-2008

Trước xử lý

Sau xử lý

(B)

Chất rắn lơ lửng

1937

387,38

100

2

Amoni (N-CH4)

99,61

19,922

10


3

Tổng Nitơ (N)

166

33,204

-

4

Tổng Photpho (P)

16.6

3,3204
24


5

BOD5

1245

249,03

50


6

COD

2352

470,39

-

7

Dầu mỡ phi khoáng

276,7

55,34

10

Ghi chú: QCVN14:2008: Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt, Cột B - Giá trị
tối đa cho phép nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích
cấp nước sinh hoạt.
Nhìn vào bảng ta thấy, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể BASTAF nhiều chỉ
tiêu vẫn vượt Quy chuẩn Việt Nam do vậy không thể thải trực tiếp vào hệ thống thoát
nước của khu vực được. Vì vậy để đảm bảo nước thải của Dự án thải ra môi trường đạt
Quy chuẩn Việt Nam, Công ty sẽ đưa nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bể BASTAF ra
hồ lắng nước mưa chảy tràn diện tích 15m x 15m x 5m (đây là biện pháp hiệu quả và
kinh tế - Tham khảo tài liệu “Giáo trình xử lý nước thải chi phí thấp” do chương trình
EU - ASIALINK tài trợ, năm 2008), nồng độ các chất trong nước thải sau hồi lắng sẽ

giảm với hiệu suất và nồng độ sau xử lý như bảng sau:
Bảng 14. Nồng độ nước thải sau xử lý bằng hồ lắng
Chất ô nhiễm

Hiệu
suất

Nồng độ (mg/l)
Trước xử lý

Sau xử lý

QCVN14-2008
(B)

1

Chất rắn lơ lửng

85%

387,38

58,1

100

2

Amoni (N-CH4)


85%

19,922

2,98

10

3

Tổng Nitơ (N)

85%

33,204

4,98

30

4

Tổng Photpho (P)

85%

3,3204

0,498


6

5

BOD5

85%

249,03

37,3

50

6

COD

85%

470,39

70,5

80

7

Dầu mỡ phi khoáng


85%

55,34

8,3

20

T
T

3.2. Phương tiện, thiết bị thu gom,lưu giữ và xử lý chất thải rắn thông thường và
chất thải nguy hại
a. Rác thải sinh hoạt:
Công ty sẽ đặt các thùng chứa rác thải tại các khu vực thích hợp thu gom hàng ngày,
sau đó thuê công ty vệ sinh môi trường đến thu gom và đem đi xử lý.
b. Đất đá thải, cây cối
25


×