Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ngày Sáng Tạo Việt Nam 20091 Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.55 KB, 12 trang )

Dành cho Ban Tổ chức
Số thứ tự: ________________
Ngày nhận: _______________

Đề án dự thi
Ngày Sáng Tạo Việt Nam 20091
Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng

I.

CHI TIẾT ĐỀ ÁN

1.

Tên đề án:
Nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm và minh bạch cho học sinh dân tộc thiểu số

2.

Địa điểm thực hiện đề án:

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Võ Nhai (nay đổi tên thành trường Phổ thông dân
tộc nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm) , huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
3.

Địa chỉ liên hệ của cơ quan/tổ chức tác giả đề án:
Tên của tổ chức: Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ ( CTTC) thuộc
Duchuonganh.Co.Ltd
Địa chỉ :

Số 30, Ngõ 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội



Điện thoại : 04 3623 0785

Fax : 04 3869 5010

Email:

Tên người chịu trách nhiệm chính về đề án: PGS.TS Nguyễn Tr í
Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 04 2218 3728
4.

Fax: 04 3869 5010

Email:

Cơ quan thực hiện:

Duchuonganh.Co.Ltd được thành lập năm 2007, do PGS.TS Nguyễn Tr í2 sáng lập,
gồm 2 Trung tâm : Trung tâm tổ chức sự kiện và Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao
công nghệ giáo dục, y tế và môi trường Duchuonganh.Co.Ltd gồm có 10 thành viên và
gần 20 cộng tác viên. Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ gồm các thành viên
và cộng tác viên là các chuyên gia am hiểu thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường
và quản lý dự án. Đặc biệt Trung tâm có lực lượng chuyên gia giàu kinh nghiệm trong
1

Chương trình tương tự ở các nước khác được gọi là “Hỗ trợ Phát triển”
2 Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo viên, Bộ GD&ĐT

1



lĩnh vực giáo dục, giáo dục dân tộc, từ mầm non tới tiểu học và trung học. Bộ máy tổ
chức của Công ty như sau :
Ban Giám đốc

Trung tâm
Tổ chức sự kiện

Bộ phận
hành chính

Trung tâm
Tư v ấn v à Chuyển giao CN

Về việc thực hiện các đề án, dự án, sáng kiến hỗ trợ phát triển cộng đồng liên
quan tới hoạt động giáo dục, Trung tâm đã tham gia nhiều chương trình như: Hành tr ình
xanh (do Bộ GD&ĐT, Tổng cục Môi Tr ường và Công ty Toyota đồng tài trợ) ;Đồng hành
tới trường (do Hội liên hiệp Thanh niên tổ chức mới MobiFone tài trợ); Vui hè cùng
hươu con thông minh (do hiệp hội Abbort Hoa Kì tài trợ )...Bên cạnh đó, các thành viên
của Trung tâm CTTC còn tham gia nhiều hoạt động tư vấn như : Xây dựng dự án Giáo
dục mầm non tại Gia Lai ( Tổ chức NZAID tài trợ) ; Khảo sát, đánh giá nhu cầu cần thiết
xây dựng Dự án Giáo dục (Tổ chức CF tài trợ) ; Nghiên cứu tỷ lệ chuyển tiếp từ Tiểu
học lên THCS của trẻ em gái dân tộc thiểu số (Tổ chức Save Children UK tài trợ) ; Đánh
giá giữa kỳ Dự án chăm sóc và giáo dục mầm non tỉnh Bình Định (Tổ chức
NZAID),...Nguồn tài chính là thu nhập từ các hoạt động của công ty, không có nguồn tài
trợ nào khác.
5.

Tài khoản ngân hàng của cơ quan/tổ chức tác giả đề án :

Tên tài khoản (tài khoản tiền đồng V N) : Công ty TNHH Đức Hương Anh
Tên chủ tài khoản : Nguyễn Tr í
Số tài khoản :36066729
Tại ngân hàng : TMCP Á Châu Hà Nội
Địa chỉ ngân hàng : 184 – 186 Bà Triệu

II.

NỘI DUNG ĐỀ ÁN
(1) Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng:

Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Nguyễn Bỉnh Khiêm đóng tại trung
tâm huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Trường tiếp nhận và đào tạo con em các DTTS ở
tỉnh Thái Nguyên học cấp THCS. Trường có 8 lớp trong đó có 2 lớp 9. Loại trường
PTDTNT có 3 đặc tính : tính phổ thông, tính dân tộc và tính nội trú.
Về tính phổ thông : chương tr ình và tài liệu học tập của loại hình trường này hoàn
toàn giống chương tr ình và tài liệu của trường phổ thông cở sở (cấp 2) trên toàn quốc.

2


Về tính nội trú : học sinh có tiêu chuẩn và chế độ, được Nhà nước đài thọ nuôi ăn,
ở, học tập tại trường.
Về tính dân tộc : là loại trường do Nhà nước thành lập để nuôi dạy con em các dân
tộc thiểu số, con em các dân tộc định cư lâu dài tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
Theo thống kê của một số đề tài nghiên cứu

3


có khoảng 44 % học sinh dân tộc

thiểu số ( DTTS) sau khi tốt nghiệp trường PTDTNT huyện không học tiếp lên các lớp
cao hơn mà trở về địa phương. Nhóm đối tượng này là nguồn cung cấp cán bộ cho hệ
thống chính trị cơ sở và cũng là nguồn lao động có tri thức.
Mặt khác, đặc điểm địa bàn sinh sống và làm việc sau khi ra trường của các em
thường là ở vùng khó khăn, vùng miền núi dân tộc. Những vùng này kinh tế khó khăn,
thiếu phương tiện thông tin đại chúng, trình độ dân trí thấp là nguy cơ tiềm ẩn cho việc
thiếu minh bạch, dễ dẫn tới tham nhũng.
Chính v ì thế, việc trang bị cho học sinh những hiểu biết về tính minh bạch và trách
nhiệm, thái độ trung thực, phòng chống tham nhũng sẽ giúp các em có khả năng “ đề
kháng ” trước các hiện tượng tiêu cực của xã hội và có điều kiện phấn đấu trở thành
những người cán bộ liêm khiết, chí công, vô tư, đóng góp được nhiều cho sự nghiệp
phát triển miền núi.
Ngoài ra, do tính "dân tộc" và "nội trú" của loại hình trường này, nên môi trường
giáo dục tại trường cũng liên quan nhiều đến việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêu
chuẩn của học sinh. V ì vậy, việc nâng cao nhận thức về tính trách nhiệm và minh bạch,
tăng cường sự tham gia của các em trong việc xây dựng môi trường giáo dục nhà
trường trong sạch và minh bạch là rất cần thiết.
(2) Mục tiêu :
Mục đích của đề án: nâng cao nhận thức về tính minh bạch và trách nhiệm, hình
thành thái độ và ý thức phòng chống tệ nạn tham nhũng cho học sinh dân tộc thiểu số
(DTTS) lớp 9, trường PTDTNT Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Mục tiêu cụ thể của đề án:
Mục tiêu 1: Tăng cường lồng ghép, tích hợp những thông tin về tính trách nhiệm,
minh bạch và chống tham nhũng thông qua dạy học các bộ môn, tập trung chủ yếu vào
dạy học các môn khoa học xã hội ( Giáo dục công dân, Lịch Sử..)
Mục tiêu 2: Đa dạng hoá các hoạt động ngoại khóa với chủ đề tính trách nhiệm và
minh bạch, chống tham nhũng nhằm thu hút sự tích cực, hào hứng tham gia của học
sinh trong việc tìm hiểu về chủ đề, nâng cao nhận thức.

3

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu GDDT, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

3


Mục tiêu 3 : Nâng cao vai trò và tăng cường sự tham gia của học sinh DTTS trong
các hoạt động giáo dục của nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục trách nhiệm và
minh bạch, chống tham nhũng
Phương pháp thực hiện
*Thực hiện mục tiêu 1 :
Dự kiến kết quả đầu ra : 20 giáo viên trong trường biết khai thác, tích hợp các kiến
thức về tính trách nhiệm và minh bạch trong quá trình dạy học các bộ môn
Những hoạt động chủ yếu để thực hiện mục tiêu 1:
- Hoạt động 1.1: Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa lớp 9 cấp Trung học
cơ sở ; Xây dựng Tài liệu hướng dẫn khai thác và tích hợp nội dung tính trách nhiệm và
minh bạch và chống tham nhũng vào nội dung một số môn học ; Lấy ý kiến chuyên gia
hoàn chỉnh tài liệu
- Hoạt động 1.2 : Tập huấn (02 đợt) cho giáo viên về cách thức lồng ghép, tích hợp
các hiểu biết về tính minh bạch và trách nhiệm, chống tham nhũng vào nội dung học tập
các môn học.
- Hoạt động 1.3 : Tổ chức các giờ thực hành dạy lồng ghép, tích hợp các hiểu biết
về tính trách nhiệm, minh bạch và chống tham nhũng ; Quan sát giờ dự, chia sẻ ý kiến,
rút kinh nghiệm về giờ dạy .
*Thực hiện mục tiêu 2:
Dự kiến kết quả đầu ra của mục tiêu 2: 70 học sinh DTTS tích cực tham gia các
hoạt động ngoại khoá, diễn đàn...với chủ đề về tính trách nhiệm và minh bạch
Các hoạt động thực hiện mục tiêu 2 :
- Hoạt động 2.1 : Tổ chức thi sưu tầm và trình bày các câu chuyện về các tấm

gương ca ngợi tính trung thực, liêm khiết, chống tham nhũng trong lịch sử dân tộc và
trong thời đại ngày nay (ở địa phương và trên toàn quốc).
- Hoạt động 2.2: Tổ chức diễn đàn thi tìm hiểu và diễn thuyết về Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật Khiếu nại và tố cáo và Luật phòng chống tham
nhũng; Các văn bản của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
- Hoạt động 2.3 : Thi kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ, tiểu phẩm, đóng vai...để đề
cao gương trung thực, liêm khiết, phê phán việc làm thiếu trách nhiệm, thiếu minh bạch,
tệ tham nhũng.
- Hoạt động 2.4 : Hoàn thành Sổ tay sưu tầm các câu chuyện, mẩu chuyện về tấm
gương liêm khiết, minh bạch, chống tham nhũng

4


- Hoạt động 2.5 : Tổ chức chung kết các cuộc thi trên cho học sinh theo chủ đề
trách nhiệm và minh bạch
*Thực hiện mục tiêu 3
- Dự kiến kết quả đầu ra của mục tiêu 3: Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên nhà
trường đồng thuận trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch. Học sinh được
tạo nhiều cơ hội để tham gia, giám sát các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Hoạt động 3.1: Hội thảo trao đổi với cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên nhà
trường về chủ đề trách nhiệm, minh bạch, chống tham nhũng, xây dựng kế hoạch hành
động.
- Hoạt động 3.2 : Thành lập và duy trì hoạt động của hộp thư “ Những điều em
muốn nói ” trong nhà trường.
- Hoạt động 3.3 : Xây dựng nội qui, bổ sung một số qui định tạo cơ hội cho học sinh
tham gia giám sát hoạt động của nhà trường, đặc biệt các hoạt động nội trú, nhằm phát
huy vai trò tự chủ, tăng cường tinh thần trách nhiệm của học sinh
- Hoạt động 3.4 : Tổ chức học sinh tham gia giám sát các hoạt động, tập trung vào
các hoạt động : giám sát chế độ sinh hoạt, ăn uống trong khu nội trú; thực hiện nếp

sống trách nhiệm, văn minh, trong sạch ở khu nội trú.
(3) Tính sáng tạo của đề án:
Tính sáng tạo của đề án được thể hiện ở các khía cạnh sau :
1. Lựa chọn trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện để thực hiện đề án. Sự lựa
chọn này tạo 3 lợi thế:
- Loại hình trường này là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cán bộ cơ sở rất
lớn. Đưa chủ đề về tính trách nhiệm và minh bạch, chống tham nhũng vào nhà trường,
đề án hướng tới việc nâng cao nhận thức cho các chủ thể tương lai của đất nước trong
hoạt động chống tham nhũng, tiêm “ vac xin ” để tạo sự “ miễn dịch ” với tệ nạn này.
- Do đặc điểm nội trú, học sinh không chỉ được giáo dục và nâng cao nhận thức mà
còn được thực hành tham gia một số hoạt động phù hợp với chủ đề.
- Việc lựa chọn nhà trường đã huy động được nguồn lực cán bộ quản lí giáo dục,
giáo viên, nhân viên và học sinh lớp 9 (110 người) tham gia vào thực hiện mục đích của
đề án. Đây cũng chính là nhóm đối tượng hưởng lợi từ đề án
2. Lựa chọn học sinh DTTS lớp 9 là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ đề án. Sự
lựa chọn này có hai tác dụng :
- Đây là nhóm đối tượng thường chịu nhiều thiệt thòi trong giáo dục nên cần được
đề án quan tâm.
- Nhóm đối tượng này sẽ tạo cơ hội cho đề án sớm phát huy tác dụng trong cuộc
sống ở miền núi, vùng dân tộc. Nguyên nhân vì một bộ phận khá lớn các HS DTTS lớp

5


9 (khoảng 44%) sau năm học sẽ trở về sinh sống và tham gia các hoạt động xây dựng
quê hương. Lúc đó các em có điều kiện vận dụng các kiến thức về pháp luật, ý thức về
tính trách nhiệm, minh bạch, thái độ phê phán tệ tham nhũng được hình thành đề án
vào cuộc sống đấu tranh chống tham nhũng, xây dựng nền hành chính trong sạc ở quê
hương.
3. Phương pháp tiếp cận đa chiều của đề án : sự hiểu biết về tính trách nhiệm và

minh bạch, phòng chống tham nhũng, thái độ và hành vi tích cực của học sinh được
nâng cao và củng cố bằng nhiều cách khác nhau:
- Qua việc lồng ghép, tích hợp dạy học các môn học
- Qua việc chủ động tham gia tích cực các hoạt động ngoại khoá
- Qua việc tham gia trực tiếp giám sát các hoạt động tại nhà trường, xây dựng môi
trường giáo dục nhà trường lành mạnh, trong sạch.
4. Bối cảnh hiện nay của ngành Giáo dục : Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong trào thi đua toàn ngành “ Trường học
thân thiện, học sinh tích cực ”, nhằm mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
trong sáng, đào tạo thế hệ trẻ tự chủ, năng động, sáng tạo. Chủ đề trách nhiệm và minh
bạch, chống tham nhũng nếu được thực hiện trong nhà trường sẽ hoàn toàn phù hợp
với mục tiêu của phong trào trên, vì thế sẽ nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của nhà
trường, của ngành giáo dục, thuận lợi cho việc triển khai cũng như duy trì kết quả của
đề án.
(4) Các kết quả cụ thể và các tác động trực tiếp :
70 học sinh DTTS lớp 9 được nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, ý thức tốt
về tính trách nhiệm và minh bạch, phòng chống tham nhũng.
20 giáo viên có hiểu biết và kĩ năng dạy học lồng ghép, tích hợp kiến thức về tính
trách nhiệm, minh bạch thông qua dạy học các bộ môn khoa học xã hội.
16 cán bộ quản lí, nhân viên nhà trường được nâng cao hiểu biết và khả năng quản
lí khi tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia giám sát các
hoạt động trong khu nội trú.
Môi trường giáo dục nhà trường trở nên trong sạch, dân chủ, thuận lợi để giáo dục
tính trách nhiệm, minh bạch và phòng chống tham nhũng
(5) Đánh giá kết quả :
Đánh giá kết quả của đề án bằng 2 phương pháp chính là phương pháp định tính
và phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính

6



- Quan sát và ghi chép những vấn đề sau : sự thay đổi nhận thức và của học sinh
thông qua các bài học tích hợp; thái độ và hành động của học sinh đối với các hiện
tượng thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu minh bạch..., đối với các tấm gương liêm khiết,
trung thực; thái độ và sự tham gia của học sinh với các hoạt động do đề án tổ chức.
- Phỏng vấn sâu học sinh : xây dựng một số câu hỏi định hướng, một số tình huống
về tính trách nhiệm và minh bạch dùng để phỏng vấn sâu học sinh
- Thảo luận nhóm : Xây dựng câu hỏi định hướng hoặc một số tình huống để thảo
luận nhóm tập trung (khoảng 6 học sinh/nhóm)
Phương pháp định lượng
- Xây dựng các bảng hỏi cho đối tượng học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí nhà
trường để đánh giá kết quả của đề tài theo từng nhóm đối tượng.
- Xây dựng các biểu mẫu để thống kê số lượng các bài học đã khai thác lồng ghép
tích hợp về tính trách nhiệm, minh bạch và phòng chống tham nhũng ; số lượng các
hoạt động đã được tổ chức có sự tham gia của học sinh ; số lượng học sinh tham gia
các hoạt động ; số lượng sản phẩm học sinh đã hoàn thành.
Đề án sử dụng đánh giá bằng phương pháp định tính trong cả quá trình thực hiện
(đặc biệt là phương pháp quan sát, giám sát thường xuyên) để có những can thiệp kịp
thời đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra.
Thành phần giám sát đánh giá kết quả dự án: đại diện của nhóm xây dựng đề án,
cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh DTTS tại trường DTNT Võ Nhai
(6)Tính bền vững về mặt tổ chức và tài chính:
Về phía đơn vị thực hiện đề án : Trường phổ thông DTNT Võ Nhai là trường nằm
trong hệ thống trường Quốc lập, có đủ tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng
để thực hiện đề án. Đồng thời nhà trường cũng có đủ lực lượng CBQL, giáo viên, nhân
viên và học sinh để có thể thực hiện được ý tưởng do đề án đề xuất.
Sau khi đề án kết thúc nhà trường là đơn vị tiếp quản, duy tr ì dự án. Nhà trường có
đủ năng lực và điều kiện để thực hiện điều này v ì tr ình độ nhận thức và khả năng tổ
chức hoạt động của đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên đã được nâng cao thông qua

tập huấn, thông qua các hoạt động của đề án, thông qua các cuộc trao đổi tư vấn trực
tiếp về phương pháp, cách thức giáo dục tính trách nhiệm, minh bạch cho học sinh. Mặt
khác các hoạt động của đề án được tích hợp, lồng ghép vào một cuộc vận động lớn, lâu
dài của ngành GD&ĐT, đó là phong trào thi đua “ Trường học thân thiện, học sinh tích
cực ”, đồng thời, nhiều nội dung giáo dục tính minh bạch và trách nhiệm lại được tích
hợp vào các bài học, các hoạt động giáo dục, vì vậy rất thuận lợi cho việc duy trì các
hoạt động sau khi đề án kết thúc.

7


Khi triển khai đề án có thể sẽ gặp khó khăn trong hoạt động xây dựng nội qui, đưa
thêm một số qui định để học sinh có quyền giám sát đối với các hoạt động của khu nội
trú (hoạt động 3.3 trong phần 2.mục tiêu ). Để giải quyết các khó khăn nảy sinh, nhóm
đề án dự kiến sẽ làm tốt khâu nâng cao nhận thức, công tác tư tưởng cho đội ngũ
CBQL nhà trường, tập huấn, chia sẻ trong đội ngũ nhân viên phục vụ nội trú, tạo sự
đồng thuận giữa các bên liên quan.
Về phía tổ chức và cá nhân đề xuất đề án : Tổ chức chúng tôi là đơn vị có tính
pháp lí, có uy tín và kinh nghiệm trong giáo dục, có lực lượng chuyên gia giáo dục
chuyên nghiệp, hiểu biết về giáo dục vùng dân tộc và giáo dục trong các loại trường
chuyên biệt, đặc thù nên rất thuận lợi cho việc triển khai đề án.
Tổ chức chúng tôi cũng đã từng tham gia triển khai các đề án trên nhiều địa bàn
khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là triển khai các đề án trong lĩnh vực
giáo dục (như đề án về Hành tr ình xanh ; Đồng hành tới trường ; xây dựng, khảo sát
đánh giá một số dự án, nghiên cứu các đề tài về giáo dục...) Những kinh nghiệm tích luỹ
được thời gian qua sẽ giúp chúng tôi bảo đảm việc triển khai đề án này một cách có
hiệu quả và tạo điều kiện đảm bảo sự bền vững sau khi đề án kết thúc.
(7) Khả năng nhân rộng:
Sau khi hoàn thành, nhóm đề án có kế hoạch tổ chức hội thảo tổng kết, rút kinh
nghiệm và chia sẻ sáng kiến với giáo viên toàn huyện Võ Nhai. Những kết quả của đề

án như : Cuốn sổ tay cũng như các hướng dẫn, bài soạn tích hợp nội dung tính trách
nhiệm, minh bạch và phòng chống tham nhũng vào các bài học, môn học; cuốn tài liệu
sưu tầm các câu chuyện về tính liêm khiết, các kết quả giáo dục tính trách nhiệm, minh
bạch của đề án sẽ được gửi tới Vụ Giáo dục phổ thông, Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ
GD&ĐT) để các cơ quan đó tham khảo xây dựng văn bản chỉ đạo. Ngoài ra nhóm đề
án sẽ công bố các kết quả hoạt động trên các báo của ngành, Tạp chí Giáo dục.
Địa chỉ ứng dụng sáng kiến là các trường PTDTNT cấp huyện. Bởi v ì hệ thống
trường này có chung đối tượng là học sinh DTTS và có cùng các đặc điểm của loại hình
nhà trường.
Đề án cũng có thể nhân rộng tới các trường trung học cơ sở (THCS) trên toàn
quốc, đặc biệt các trường ở vùng nông thôn. Bởi v ì sau khi tốt nghiệp THCS, một số
lượng học sinh không nhỏ sẽ không học tiếp lên cao, mà quay trở về tham gia lao động
ở địa phương. Sự hiểu biết về tính trách nhiệm và minh bạch, chống tham nhũng của
các em sẽ góp phần vào việc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng đang tồn tại nhức
nhối trong một số làng, xã Việt Nam hiện nay .
(8) Tính khả thi:
Chúng tôi cho rằng đề án hoàn toàn khả thi khi nó được tích hợp với cuộc vận động
Trường học thân thiện, học sinh tích cực của ngành giáo dục. Các hoạt động có thể

8


thực hiện được trong thời gian 11 tháng (bắt đầu từ tháng 6 năm 2009 và kết thúc hoàn
toàn đề án vào tháng 4 năm 2010). Các hoạt động liên quan đến học sinh được thực
hiện trong năm học từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010 để không ảnh hưởng
đến việc học tập thi cử cuối năm học của các em.
Các dự trù kinh phí là hợp lí, hiệu quả. Ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ từ phía Nhà
tài trợ, bên đề xuất cũng như bên thực hiện sẽ huy động để hỗ trợ nguồn vốn đối ứng ở
một số khía cạnh như : mặt bằng để tổ chức các hoạt động, văn phòng để trao đổi, các
thiết bị máy móc văn phòng (Máy vi tính, máy fax, điện thoại...)

(9) Trình bày thêm về đề án :
Trường Phổ thông dân tộc nội trú Võ Nhai là nơi nuôi dạy con em DTTS đến từ 6
huyện miền núi khác trong tỉnh Thái Nguyên, bao gồm huyện Đại Từ, Phổ Yên, Sông
Công, Phú Bình, Võ Nhai và Đồng Hỉ. Trường đóng tại trung tâm huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên. Đây là một huyện miền núi, có diện tích tự nhiên 84.510,4 ha, dân số hiện
có 63.000 người. Huyện bao gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã đặc biệt khó
khăn, thuộc khu vực III 4 còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II. Địa hình của huyện phức tạp,
đồi núi là chủ yếu, giao thông khó khăn. Toàn huyện có 34,17% là người Kinh, còn lại là
người ở các nhóm dân tộc thiểu số khác như : Tày (29,88%, Nùng (14,52%), Dao
(12,63%) và các dân tộc H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa ( 8,7%).
Khoảng 90% dân số của huyện sống ở nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất
nông - lâm nghiệp, kinh tế khó khăn, dân trí thấp. Tr ình độ văn hoá của người lạo động
nhìn chung thấp. Số lao động có trình độ bậc tiểu học chiếm 74,32%, tr ình độ bậc Trung
học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có tr ình độ Trung cấp, Cao
đẳng, Đại học rất ít. Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều, thiếu hiểu
biết về quyền lợi, nghĩa vụ người dân, vai trò trách nhiệm của các cơ quan công
quyền... Các hạn chế đó là tiềm tàng nguy cơ nảy sinh các hành động thiếu minh bạch,
thiếu trách nhiệm, dễ dẫn tới tham nhũng.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Mục tiêu

Hoạt động

Thời gian

Chuẩn bị các
Chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng kế
điều kiện để triển hoạch làm việc, phân công trách nhiệm...
khai đề án


Tháng 5 sau khi
đề án được phê duyệt

Hội thảo định hướng với Sở GD&ĐT
Thái Nguyên, Chính quyền địa phương,

Tuần 1, tháng
6/2009

Phòng GD Đồng Hỉ và trường PTDTNT Võ
Nhai.
Thực hiện

4

- Rà soát chương tr ình, tài liệu, các

Xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo Qui định của Chính Phủ Việt Nam

9

Tháng 6/2009


mục tiêu 1

môn lịch sử, giáo dục công dân để xác định
các địa chỉ có thể lồng ghép, tích hợp nội
dung giáo dục chống tham nhũng
- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn dạy và

học lồng ghép, tích hợp tính trách nhiệm,
minh bạch, chống tham nhũng và các bài
học, môn học
Lấy ý kiến các chuyên gia, CBQL, GV
trường PTDTNT để hoàn chỉnh Sổ tay tích
hợp
Tổ chức 02 đợt tập huấn cho CBQL,
GV về cách thức khai thác, tích hợp qua

Tuần 1 tháng
7/2009
Tháng 7
- 8 /2009

dạy và học và tổ chức các hoạt động ngoại
khoá trong sổ tay tích hợp
- Tổ chức các giờ dạy tích hợp nội
dung phòng chống tham nhũng.
- Dự giờ chia sẻ kinh nghiệm giữa các
Thực

Tháng 9/2009
– 3/2010

giáo viên trong trường
hiện
Tổ chức sưu tầm, tr ình bày các câu

Tháng 9/2009


chuyện, tấm gương ca ngợi tính trung thực,
liêm khiết, chống tham nhũng (3 lần / 7

Tháng 12/2009
Tháng 3/2010

mục tiêu 2

tháng)
Tổ chức diễn đàn thi tìm hiểu, diễn
thuyết về phòng chống tham nhũng (2 lần/

Tháng 11/2009
Tháng 2/2010

7 tháng)
Thi kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ, tiểu
phẩm, đóng vai... (2 lần / 7 tháng) về phòng
chống tham nhũng

Tháng 10/2009
Tháng 1/2010

Tổ chức cuộc thi chung kết – 3 cuộc

Tháng 3/2010

thi trên.

Thực

mục tiêu 3

Hoàn thành cuốn sách sưu tập các
câu chuyện chống tham nhũng

Tháng 4/2010

Hội thảo tập huấn cho cán bộ nhân

Tháng 8/2009

hiện
viên

Thành lập và duy trì hộp thư “ Những
điều em muốn nói ”

Bắt đầu từ tháng
9/2009

Xây dựng một số qui định, nội qui để
tăng cường sự tham gia, giám sát của học

Tháng 10/2009

sinh trong các hoạt động nội trú của nhà

10



trường
Tổ chức HS tham gia giám sát các
hoạt động

Từ tháng 10/2009
– 3/2010

- Thực hiện nếp sống văn minh, về giờ
giấc, nội quy trong khu nội trú
- Thực hiện giám sát các chế độ sinh
hoạt ăn uống trong khu nội trú
Hỗ trợ, giám

Xây dựng công cụ giám sát, văn bản

sát và quản lí đề hướng dẫn thực hiện
án
Đi thực tế, tư vấn hỗ trợ kĩ thuật
- Cuộc họp mở đầu đề án
- Cuộc họp rút kinh nghiệm tổ chức các
hoạt động của đề án trong học kỳ I
- Cuộc họp tổng kết hoạt động

Tháng 5/2009
- 3/2010
Tháng 9/2009 –
3/2010
Tháng 8/2009
Tháng 1/2010
Tháng 4/2010


Quảng bá,
Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
nhân rộng đề án cho giáo viên toàn huyện Đồng Hỉ

Tháng 4/2010

Viết bài đăng báo, tạp chí
(Tối thiểu 02 bài)
IV.

ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG L ỢI VÀ CÁC BÊN T HAM GIA
1. Đối tượng hưởng lợi :

- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp là 70 học sinh dân tộc thiểu số lớp 9 trường
PTDTNT Võ Nhai. Các em được nâng cao các hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực phát
huy dân chủ cơ sở, quyền khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng. Sau này khi các
em trở về địa phương và cộng đồng, nhờ những hiểu biết của mình, các em sẽ phát huy
ảnh hưởng, đóng góp cho công cuộc cải cách hành chính và chống tham nhũng tại địa
phương.
- Ngoài ra 36 CBQL, giáo viên và nhân viên trường PTDTNT Võ Nhai cũng là
những đối tượng hưởng lợi (gián tiếp) từ dự án : nâng cao hiểu biết, kĩ năng dạy học
tích hợp, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, huy động sự tham gia của học sinh.
2. Các bên tham gia :
- Học sinh DTTS lớp 9 trường DTNT Võ Nhai không chỉ là người tiếp nhận các hiểu
biết về tính trách nhiệm, minh bạch, các kiến thức về pháp luật mà còn trực tiếp tham
gia một số hoạt động giám sát ở khu nội trú để tạo môi trường sinh hoạt trong sáng,
lành mạnh. Từ đó nâng cao ý thức dân chủ, hình thành thái độ đấu tranh với các hiện
tượng tiêu cực, không minh bạch trong quản lý nhà trường.


11


- Các thầy cô giáo nhà trường vừa tham gia xây dựng các bài học và kế hoạch thực
hiện, vừa là người tổ chức các hoạt động của đề án, giáo dục học sinh các hiểu biết về
pháp luật chống tham nhũng.
- CTTC vừa là đơn vị tổ chức thiết kế đề án, vừa tham gia triển khai đề án, cung
cấp các chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm cho các hoạt động tại trường DTNT Võ
Nhai.
3. Lực lượng duy trì hoạt động sau đề án :
Nhà trường và các cán bộ giáo viên, nhân viên là đối tượng hưởng lợi nhưng cũng
đồng thời là lực lượng chính để duy trì các hoạt động sau khi đề án kết thúc. Rất nhiều
các hoạt động sẽ được duy trì trong các năm học sau như các bài dạy có tích hợp nội
dung về tính trách nhiệm và minh bạch, các hình thức sinh hoạt ngoại khoá, các tập
truyện được sưu tầm, các hoạt động giám sát của học sinh...
4. Đóng góp xây dựng đề án :
Đề án đã và nhận được ý kiến đồng tình, ủng hộ từ hiệu trưởng, hiệu phó và các tổ
chức công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên của nhà trường như cô Lương Thị Thu
Hằng ( Hiệu trưởng), Lâm Xuân Thịnh ( Hiệu phó), Lương Trung Kiên (tổng phụ trách đội)
và các giáo viên chủ nhiệm lớp 9.
5. Nhóm chịu trách nhiệm chính :
PGS.TS Nguyễn Tr í, nhóm đề án và cô Lương Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng nhà
trường chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển khai đề án cùng với sự nỗ lực
tham gia của cả thầy và trò trường PTDTNT Võ Nhai.
V.
1.
2.

NGÂN SÁCH DỰ ÁN
Ước tính tổng kinh phí đề án: 264.000.000 đồng Việt Nam

Số kinh phí lấy từ giải thưởng Cuộc thi Ngày Sáng Tạo Việt Nam là: 252.000.000
đồng Việt Nam
Lập kế hoạch kinh phí: (Xem chi tiết Phụ lục kèm theo)

3.
4.
Chủ đề mà đề án tập trung vào:
Tính trách nhiệm
Tính m inh bạch
Quyền tiếp cận thông tin
Nâng cao chất lượng dịch vụ công
Chủ đề khác (xin ghi rõ):

Nhóm đề tài biết thông tin về c uộc thi qua trang Web của Ngân hàng thế giới:
NGƯỜI SOẠN THẢO: PGS.TS Nguyễn Trí
CHỨC VỤ: Giám đốc
KÝ TÊN:
NGÀY: 8/3/2009

12



×