Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những điều được và mất nào đối với văn học thiếu nhi dưới góc nhìn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.93 KB, 13 trang )

Những điều được và mất nào đối với văn học thiếu nhi dưới góc nhìn lịch sử
Từ lâu, luôn nằm ngoài phạm vi lịch sử của ngành xuất bản từ lâu và cho đến thời
gian gần đây vẫn nằm ngoài lề của tập hợp di sản các nghiên cứu và ngoài các khóa học
đại học, sách dành cho thiếu nhi giờ đây đã thay đổi vị thế. Nhưng người ta nghe thấy gì
qua sách cho thiếu nhi hay sách của giới trẻ? “Sách cho thiếu nhi”, “sách cho giới trẻ”,
“sách cho thiếu nhi và giới trẻ”, những từ ngữ này gợi đến một loại sách dành cho trẻ em
cả về mặt hình thức và nội dung: chắc chắn là cho độc giả nhỏ tuổi, cho trẻ em bắt đầu
học đọc thậm chí cho cả những trẻ em còn rất nhỏ tuổi. Tuy nhiên, cần phải phân biệt
“sách cho trẻ em” và “văn học thiếu nhi”, dù rằng sự phân biệt này vẫn còn nằm trên lý
thuyết. Nếu chúng ta quan tâm đến những xuất bản dành cho thiếu nhi theo quan điểm
văn học, chúng ta sẽ nói về văn học thiếu nhi. Nếu chúng ta thông qua quan điểm lịch sử,
bằng cách xem xét tất cả các tác phẩm viết và xuất bản cho trẻ em - sách vỡ lòng, sách
giáo khoa, sách tham khảo, album ảnh, tiểu thuyết, cổ tích, tạp chí… -, thì là chúng ta nói
tới những cuốn sách dành cho trẻ em. Chúng tôi sẽ quan tâm cụ thể hơn đến văn học
thiếu nhi.
Thường được coi như một mảng văn học không có lịch sử cũng không có phê bình
nhưng văn học thiếu nhi ngay khi nó ra đời đã được đi kèm bởi những phát ngôn hay gây
tranh cãi, luôn như mệnh lệnh xuất phát hoặc từ thế lực chính trị, hoặc từ các nhà thờ,
hoặc từ các cơ quan giáo dục, hoặc cuối cùng là từ các thủ thư trước khi một phê bình
mang tính học thuật dựa trên những nghiên cứu, cái mà hiện nay xuất hiện ngày càng
nhiều, được đưa ra. Văn học thiếu nhi từ lâu đã giữ một vị trí lạ và khác biệt. Thường
không được coi như một thể loại văn học thực sự, văn học cho thiếu nhi cùng lúc đã gây
ra nhiều bàn luận bởi nó biểu lộ mọi sự nhập nhằng và mọi mâu thuẫn liên quan đến vấn
đề cương vị, dù cho đấy là vị thế của độc giả, vị trí của việc đọc sách hay vị trí của trẻ em
mà nó xác định và theo thời gian, nó lại nêu lên vấn đề cần bàn luận.
Ở đây, trước tiên chúng tôi sẽ đề cập đến văn học cho thiếu nhi theo quan điểm
lịch sử để chỉ ra rằng ở Pháp ngay từ thế kỷ XVII người ta đã nhận ra rằng những cuốn


sách dành cho trẻ em đọc một mặt có thể mang ảnh hưởng chính trị, và mặt khác, việc
đọc sách được khẳng định về mặt xá hội đối với độc giả của mình. Vào thế kỷ XVIII ở


phương Tây trẻ em có một vị trí đặc biệt và rõ ràng rằng văn học thiếu nhi nêu lên những
vấn đề giáo dục và triết học. Vào thế kỷ XIX, ngoài những vấn đề chính trị, xã hội và
giáo dục đó, còn có thêm phương diện kinh tế khi mà những nhà xuất bản lớn chiếm lĩnh
những thị phần mới qua việc đại đa số trẻ em được đến trường. Tôi sẽ không nêu lên một
bức tranh về văn học thiếu nhi từ chiến tranh thế giới thứ hai ở Pháp đến nay bởi hai lý
do. Một phần, hoạt động xuất bản cho thiếu nhi hiện nay rất đông đảo, xuất hiện dưới
nhiều hình thức và có thể sẽ cần đến một bài thuyết trình hoàn chỉnh riêng. Mặt khác,
quan điểm lịch sử mà tôi đã lựa chọn cho phép làm sáng tỏ những điều được và mất về
mặt xã hội, giáo dục, kinh tế, văn học của mảng văn học thiếu nhi, những điều đang mở
ra nhiều con đường nghiên cứu ở trường đại học.
Lịch sử của văn học thiếu nhi ở Pháp từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX.
1. Thế kỷ XVII: từ nền giáo dục người nối dõi đến truyện cổ tích.
1.1 Văn học thiếu nhi và chính trị.
Cuốn sách đầu tiên dành cho trẻ em ở Pháp là gì? Câu hỏi dẫn đến cuộc tranh luận: các
nhà sử học luôn vấp phải câu hỏi về nguồn gốc, một số người cho rằng đó là cuốn
Civilité puérile của Erasme (1530), những người khác lại coi cuốn sách đầu tiên là
l’Orbis sensualium pictus của Comenius (1658) cùng với phương pháp học đọc bằng
tranh và là cuốn sách tranh đầu tiên cho trẻ em, hoặc là cuốn Histoires ou Contes du
temps passé, avec des moralitez của Perrault (1697) và cuốn Suite du quatrième livre de
“l’Odyssée” d’Homère ou les Aventures de Télémaque, fils d’Ulysse của Fénelon (1699).
Với chúng tôi, các tác phẩm của Fénelon và của Charles Perrault đã khởi xướng cho việc
xuất bản các cuốn sách cho trẻ em ở Pháp.
Được viết trong khoảng từ năm 1693 đến năm 1696, Les Aventures de Télémaque fils
d’Ulysse, suite du IVe livre de l’Odyssée lấy chủ đề từ sử thi của Homère. Được viết để


giáo dục công tước vùng Bourgogne, cháu trai của Louis XIV, Télémaque miêu tả một
thế giới lý tưởng. Fénelon muốn giáo dục vị vua tương lai bằng cách để ngài giải trí.
Được nghĩ ra đúng lúc mà chiến tranh của liên minh Augsbourg (1688-1697) làm kiệt
quệ hoàng gia, “câu chuyện hoang đường” này đối lập với chính sách hiếu chiến của

Louis XIV. Fénelon gửi gắm lời dặn dò này đến học trò của mình: “Không bao giờ được
quên rằng các vị vua không trị vì vì vinh quang của riêng họ mà vì của cải của dân tộc
họ”. Chính vua Louis XIV, vị vua của chiến tranh, là người bị đả kích: “Những người
chinh phục vĩ đại này, những người mà người ta miêu tả cho chúng ta với rất nhiều vinh
quang, giống với những dòng sông tràn bờ, có vẻ uy nghiêm, nhưng lại tàn phá tất cả
những đồng quê màu mỡ mà đáng lẽ ra nó chỉ phải tưới cho tươi tốt”.
Nhà vua đã không bị lừa phỉnh về điều này: ngài đã vô cùng giận dữ, vì lẽ rằng Fénelon
đã mơ về một vị vua hiền triết, thuận theo thể chế quân chủ nghị viện. Fénelon bị tước
chức vụ gia sư, nhưng cuốn Télémaque vẫn được ông tuyên truyền một cách kín đáo. Các
triết gia của thời kỳ Ánh sáng sẽ thấy trong tác phẩm của ông hình mẫu của chế độ quân
chủ sáng suốt, mà họ cho rằng rất hợp với mong muốn của họ.
Cuốn sách đầu tiên này muốn giáo dục một đứa trẻ tầng lớp quý tộc bằng cách
khiến nó cảm thấy vui thích và mang lại những lời khuyên để giúp nó trở thành một vị
vua sáng suốt. Mục đích kép của một cuốn sách cho trẻ em vừa biết giáo dục vừa biết tạo
cảm hứng này, là một xu hướng bền vững kể từ lúc mà một người thầy muốn truyền lại
những giá trị không liên quan đến tôn giáo. Nhưng người nào nói tới việc truyền lại các
giá trị, hiển nhiên sẽ nói tới việc lựa chọn dân tộc và chính trị, vì vậy những cuốn sách
mà người ta gửi gắm cho thiếu nhi không bao giờ là trung lập. Fénelon đã tự kéo theo
những trừng phạt của chính quyền vì khởi xướng truyền thống tranh cãi, một truyền
thống luôn đặt những người quyết định việc đọc của giới trẻ ở thế đối lập, một giá trị đạo
đức, thẩm mỹ được trao cho một tác phẩm bởi những người này thì những người khác sẽ
không thừa nhận và ngược lại.


Vẫn ở Pháp vào thế kỷ XVII, lại xuất hiện một hiện tượng xuất bản chưa từng xảy ra,
không có liên quan gì đến những gì vừa được nói trên. Truyện cổ tích, thể loại văn học
cho đến bây giờ dành cho người lớn, tồn tại bằng truyền thống truyền miệng và lưu tồn
trong các tầng lớp xã hội nghèo đã thay đổi vị thế. Nó được sao chép lại dưới dạng viết,
được cả tầng lớp quý tộc và trẻ em đọc. Người ta đang tham gia vào việc mở rộng giới
độc giả và những rào cản kín mít vạch ranh giới giữa các lớp công chúng bị sụp đổ.

1.2. Văn học thiếu nhi và truyện cổ tích. Ảnh hưởng của Charles Perrault.
Truyện cổ tích có nguồn gốc từ các thần thoại và truyền thuyết với những mô-típ
phổ biến. Tồn tại lâu đời dưới hình thức nói, truyện cổ tích được truyền miệng bởi nhiều
thế hệ những người kể chuyện trong những cuộc trò chuyện sau bữa tối quây quần mọi
người và gia đình. Yếu tố huyền diệu ngấm dần vào văn học thời trung cổ, một mảng văn
học đã xuất hiện một số yếu tố thần tiên.
Nếu những truyện cổ tích đầu tiên xuất hiện ở Ý vào thời Phục Hưng, thì một thể loại
văn học thực sự ra đời với chính Charles Perrault. Những nàng tiên lúc đó rất được ưa
chuộng trong các phòng khách: “những câu truyện cổ tích của những người phụ nữ đứng
tuổi” trở thành “những câu truyện cổ tích của những người phụ nữ quý phái”. Sự thịnh
hành này chứng kiến sự phát triển không hề suy yếu của Châu Âu trong vòng hai thế kỷ.
Song song với việc sưu tầm mang tính khoa học những câu truyện cổ tích dân gian Đức
thực hiện bởi anh em nhà Grimm, sự sáng tạo văn chương thậm chí còn được làm mới lại
vào thế kỷ XIX cùng với Andersen và chủ nghĩa lãng mạn, đạt đỉnh cao sau Lewis Caroll
trong những tiểu thuyết thần tiên thực sự.
Việc truyền bá truyện cổ tích đến với thiếu nhi nhanh chóng được xác nhận là cơ bản như
những gì mà các nghiên cứu trong ngành khoa học nhân văn đã chỉ ra. Các nhà tâm lý
học, nhân chủng học, giáo dục học đã chứng minh rằng truyện cổ tích cho phép các cá
nhân tự xây dựng về mặt tâm lý và về mặt xã hội bởi vì một xã hội có thể quy chiếu thành
một di sản chung mà nhà trường có trách nhiệm truyền lại. Cuối cùng các nghiên cứu về
truyện cổ tích cho phép đạt tới việc đọc sách văn học.


Quả thực, những câu chuyện cổ tích thể hiện tính tập thể vô thức của cộng đồng những
người đã viết ra chúng. Chúng chứa đựng những hình ảnh – uy lực của một sức mạnh to
lớn. Với tư cách là những thông điệp vô thức, những câu truyện cổ tích phụ thuộc vào sự
phân tích tâm lý. Trong cuốn sách của ông viết năm 1975, Bruno Bettelheim đã nghiên
cứu 71 truyện cổ tích rút ra chủ yếu từ truyện cổ của Grimm và của Andersen. Ông đã chỉ
ra rằng phần lớn trong số đó miêu tả sự ra đi của Oedipe. Những mong muốn loạn luân có
thể vượt qua được nếu chúng vẫn là những mong muốn giản đơn, khi biết rằng người ta

có thể cùng lúc vừa muốn giết người thân vừa yêu người đó.
Đối với các nhà nhân chủng học, Vladimir Propp đã tìm ra được những khám phá quan
trọng trong cuốn Hình thái của truyện cổ tích xuất bản năm 1928.
Trước Propp, nhiều sử gia, nhà dân gian học, v.v… đã được giao nhiệm vụ thống kê và
sắp xếp các câu truyện cổ tích. Nhưng việc sắp xếp đã rất khó khăn trong việc tìm ra một
phương pháp khoa học đáng tin cậy. Propp trong tác phẩm của ông không đề cập đến vấn
đề nguồn gốc của truyện cổ tích nhưng tìm cách hiểu thế nào là truyện cổ tích. Vì vậy
ông quyết định lập các so sánh để làm sáng tỏ hoạt động bên trong của thể loại chuyện kể
này và rút ra dàn ý chung của chúng. Ông đã chứng minh rằng cái mà thay đổi trong các
câu truyện cổ tích là các nhân vật, tên, những biểu hiện của các nhân vật, và cái không
thay đổi là hành động/vai trò của các nhân vật. Kết luận lại, điều khám phá của Propp là
truyện cổ tích cho vay mượn những hành động giống nhau cho các nhân vật khác nhau.
Trong nghiên cứu về truyện cổ tích, câu hỏi về cái mà các nhân vật làm là câu hỏi quan
trọng duy nhất; ai làm cái gì và làm thế nào là những câu hỏi phụ.
Propp đã xác định rằng với những truyện cổ tích thần kỳ thuộc dân gian truyền thống, các
vai trò là cực kỳ ít, trong khi các nhân vật lại cực kỳ nhiều. Chính điều này giải thích cho
hai mặt kép của truyện cổ tích thần kỳ: một mặt là sự phong phú đặc biệt, vẻ đẹp như bức
tranh nhiều màu, và mặt khác là tính đồng dạng không kém phần đặc biệt của nó. Sau
Propp, Claude Levy Strauss đã quan tâm đến việc nghiên cứu cấu trúc của các truyện
thần thoại. Trong nghiên cứu cấu trúc truyện ngắn, Greimas xác định những mối quan hệ


giữa các nhân vật xung quanh sơ đồ hành động, trong khi mà nhiều nhà ngôn ngữ học lập
sơ đồ kể chuyện để chứng minh tính tuyến tính của một câu chuyện.
Trer em sẵn sàng đọc những câu truyện cổ tích nhưng chúng cũng say sưa với những tiểu
thuyết phiêu lưu. Một tiểu thuyết Anh của thế kỷ XVIII được coi là hình mẫu tiêu biểu
cho thể loại văn học này. Ở đây đang đề cập đến truyện Robinson Crusoé của Defoe,
người đã gặp được một độc giả nhiệt tình là Jean-Jacques Rousseau, một trong những nhà
nghiên cứu lý thuyết đầu tiên về giáo dục học.
2. Thế kỷ XVIII. Những tiểu thuyết phiêu lưu đầu tiên. Sự phát triển của ngành

xuất bản truyện thiếu nhi.
2.1 Robinson Crusoé, hình mẫu của tiểu thuyết phiêu lưu cho thiếu nhi.
Vào năm 1719 một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn học thế giới,
Robinson Crusoé, dưới tên gốc là Cuộc sống và những cuộc phiêu lưu kỳ lạ đáng kinh
ngạc của Robinson Crusoé, được xuất bản bởi ngòi bút của nhà văn Anh Daniel Defoe
(1660-1731). Cuộc phiêu lưu được rút ra từ một câu chuyện có thật, câu chuyện của thủy
thủ người XcốtlenSelkirk, bị bỏ rơi vì chống đối trên hòn đảo của Juan Fernandez, ngoài
khơi Chilê, từ 1705 đến 1709. Câu chuyện về sự sống sót của ông đã được viết bởi người
cứu sống ông, thuyền trưởng Rogers, theo các trang của Nhật ký của ông có tên là Làm
thế nào Alexandre Selkirk sống một mình trong 4 năm và 4 tháng trên một hòn đảo.
Tiểu thuyết của Defoe xuất hiện năm 1719 đạt được thành công rực rỡ mà không có gì có
thể phủ nhận nữa. Chính Jean-Jacques Rousseau đảm bảo sự nổi tiếng lâu bền của
Robinson Crusoé ở Pháp, khi ông đánh giá cuốn truyện là “hiệp ước giáo dục tự nhiên
thành công nhất”. Là một hiện tượng xuất bản thực sự, tiểu thuyết này đã nuôi dưỡng
niềm tin của độc giả về thời kỳ sống trong một niềm hạnh phúc giản đơn, gần gũi với
thiên nhiên, tránh xa những điều giả tạo của cuộc sống. JJ Rousseau nhiệt tình giới thiệu
cuốn sách như một tác phẩm trung tâm của thư viện của người học trò Emile của ông.


Rousseau viết, ‘‘Robinson Crusoé trên hòn đảo, một mình, thiếu những sự hỗ trợ của
đồng loại và mọi phương tiện, nhưng chu cấp cho sự sinh tồn của mình, cho sự bảo tồn
của mình, và tự trang bị cho chính mình kỹ năng sống, đó là một con người thú vị với
mọi lứa tuổi, và là người có hàng ngàn cách giúp cho trẻ em cảm thấy dễ chịu.”
Cứ như vậy một số sách đã trở thành những cuốn sách giáo dục không thể thiếu.
2. Sự phát triển của sách thiếu nhi thế kỷ XVIII
Tuy nhiên, phải nhận rằng sự phát triển của sách thiếu nhi, ngoài lĩnh vực giáo dục, chỉ
trở nên khả thi kể từ thời điểm xã hội thừa nhận vị trí đặc biệt của trẻ em, điều mà đã diễn
ra chủ yếu vào thế kỷ XVIII, tiếp bước của John Locke và của Jean-Jacques Rousseau.
Sách dành cho trẻ em chỉ xuất hiện với tư cách một thể loại văn học thực sự và với tư
cách là một lĩnh vực xuất bản chỉ trong nửa sau của thế kỷ XVIII, rồi đạt đến sự nở rộ

hoàn toàn kể từ thế kỷ sau là điều hoàn toàn hợp lý. Sự phát triển này được nhân lên gấp
ba và theo hướng tăng tiến. Một vài tác phẩm văn học vốn dành cho người lớn chuyển
vào danh mục sách của thiếu nhi (Jonathan Swift, Daniel Defoe, Walter Scott, Alexandre
Dumas). Một số nhà văn đáp ứng với các yêu cầu xuất bản cụ thể và chấp nhận viết cho
trẻ em, như việc mà George Sand đã làm chẳng hạn (Cổ tích của bà ngoại). Cuối cùng
một số nhà văn tự chuyên môn hóa trong việc viết các tác phẩm cho thiếu nhi.
Ở đây chúng ta đề cập đến một trong chính những điều trái ngược của văn học thiếu nhi.
Lớp độc giả của thể loại văn học này không tự mua những tác phẩm mà họ đọc. Trẻ em
lựa chọn dựa vào những đơn hàng của bố mẹ, của giáo viên và theo những sở thích cá
nhân riêng của chúng. Vì vậy, các nhà xuất bản phải tính đến ba yếu tố để điều hành tốt
các chính sách xuất bản của họ.
Nếu văn học thiếu nhi mang theo những vấn đề về dân tộc, chính trị và triết học, thì nó
còn tham gia cả vào vòng quay kinh tế chịu tác động của quy luật thị trường. Vào thế kỷ
XIX nhiều yếu tố hợp lại khiến hai trong số các nhà xuất bản lớn của Paris xuất hiện và
họ dành một phần lớn trong danh mục sách của họ cho thiếu nhi.


3. Sự xuất hiện những nhà xuất bản lớn vào thế kỷ XIX. Hai nhà xuất bản Hachette
và Hetzel giậm chân tại chỗ
3.1. Louis Hachette và tủ sách hồng
Louis Hachette đã sớm nhận ra món lời mà ông có thể có từ những bộ luật đầu tiên về
việc cho trẻ em Pháp đến trường được thực thi bởi Guizot năm 1833. Ông đã nhanh
chóng tham gia vào việc xuất bản sách học đường. Sau đó năm 1853, ông tung ra một bộ
sưu tập dành cho thiếu nhi Tủ sách hồng. Louis Hachette là người đầu tiên phân biệt
những tác phẩm dành cho các bé gái mà bà Bá tước Sègur trở thành tác giả biểu tượng và
các tác phẩm dành cho các bé trai mà ông dịch các tiểu thuyết của Fennimore về cuộc
chinh phục miền Tây hay những tiểu thuyết của Charles Dicken cho chúng. Ông tỏ ra là
người tiên phong khi xem xét rằng những bé gái có thể đọc các cuốn tiểu thuyết và không
có mặt trong các tác phẩm sùng đạo nhưng ông gợi ý cho chúng các hình mẫu của các bé
gái hoàn toàn phù hợp với chuẩn của giới quý tộc hay tư sản của một giai đoạn ít nghiêng

về giải phóng phụ nữ. Văn học thiếu nhi có lưu hành hay không những định kiến về phân
biệt giới tính. Những người đòi nữ quyền những năm 1970 đã chỉ ra các album của văn
học thiếu nhi góp phần mạnh mẽ như thế nào vào việc xây dựng các biểu trưng xã hội về
vai trò của giới tính.
3.2. Pierre-Jules Hetzel và Jules Verne
Một nhà xuất bản khác hướng tới thiếu nhi vào nửa sau của thế kỷ XIX là PJ Hetzel. Nhà
xuất bản này cùng tạo với Jean Macé Cửa hàng sách giáo dục và giải trí, đây là những
lời chính yếu cho chương trình xuất bản của ông. Ông đề nghị Jules Verne viết những
cuốn tiểu thuyết cho phép giới trẻ bước đầu tìm hiểu những tiến bộ khoa học và kỹ thuật.
Ông quan tâm đặc biệt đến kỹ thuật in ấn, chất lượng của các hình minh họa trong các
cuốn sách của mình.
Những nhà xuất bản như Nathan, Hachette mua lại Hetzel, Flammarion đã từng chia sẻ
với nhau thị trường xuất bản học đường vào cuối thế kỷ XIX thì hiện giờ vẫn là những
nhà xuất bản hàng đầu về lĩnh vực xuất bản sách cho thiếu nhi, cho dù sau năm 1960


nhiều nhà xuất bản khác cũng tham gia thường xuyên vào lĩnh vực hoạt động này. Một
trường hợp ngoại lệ, năm 1911, nhà xuất bản của Tạp chí mới của Pháp, được điều hành
bởi Gaston Gallimard, quyết định sau Chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ đưa sách dành cho
trẻ em vào danh mục xuất bản của họ. Đó là khởi đầu của một câu chuyện được đánh dấu
bởi các gương mặt tác giả lớn (Marcel Aymé, Henri Bosco, Jacques Prévert, Roald Dahn,
v.v…), các họa sỹ minh họa (Nathalie Parain, Pierre Bonnard, André Francois, v.v..) và
các bộ sưu tập như “Albums du gai savoir” hay “Enfantimages”.
Việc giảm chi phí in ấn, thực hiện hệ thống phân phối sách, việc xóa mù chữ của Pháp đã
khuấy động việc xuất bản sách cho thiếu nhi.
4. Thế kỷ XX- Bùng nổ tranh ảnh minh họa và album cho thiếu nhi.
Chiến tranh thế giới thứ nhất dẫn đến sự giảm sút xuất bản các tác phẩm dành cho thiếu
nhi. Nhưng trong những năm 1920, đến lượt những người làm việc trong trường đại học,
các nhà tâm lý học, giáo dục học, thủ thư, được huy động để đề xuất một sự xuất bản có
chất lượng, cần đến những tranh ảnh minh họa đặc sắc, với số lượng bản in giới hạn, với

giấy in đẹp. Việc tạo ra thư viện “L’Heure joyeuse” ở Paris năm 1924, đã cho phép các
thủ thư làm việc trong mối liên hệ chặt chẽ với các nhà giáo dục học, các tác giả và các
nhà xuất bản, những người quan tâm đến một thể loại sách mới dành cho trẻ em. Một cái
nhìn mới về trẻ em được xây dựng. Từ đó trở đi người ta coi trẻ em như một thực thể độc
lập, một nhân cách “tự nhiên, sáng tạo, cấp cao” (Maria Montessori) mà những tiềm năng
của nó chỉ chờ để nở rộ. Những hình thức giáo dục mới và những ngôi trường áp dụng
chúng (Freinet, Beaucomont, Cousinet…) cho phép trẻ em trở thành các nhà thơ, nghệ sĩ,
diễn viên kịch, thậm chí là tác giả và người minh họa. Việc sáng tạo ra “Albums của cha
Castor” trong những năm 1930 đã mang lại một cuộc cách mạng thực sự trong việc giới
thiệu văn học thiếu nhi. Nhà xuất bản Flammarion đổi mới bằng cách đưa ra một quan
niệm mới hiện đại về các album cho trẻ em vừa dễ sử dụng, ít nặng nề và chủ đề gần với
những gì trẻ em quan tâm (cuộc sống của động vật, truyện cổ tích, hoạt động chân tay,
khám phá thế giới…). Cho đến những năm 1970 các “Albums của cha Castor” đã có vị


trí riêng trong lĩnh vực văn học thiếu nhi. Chất lượng của các bài viết, của cách viết và
của các tranh ảnh minh họa hoàn toàn ăn nhập với bài viết cuối cùng cũng cho phép trẻ
em có một cách đọc tự chủ.
Album cho giới trẻ như chúng ta biết hiện nay ra đời trong những năm 1960. Ngay năm
1965 các nhà xuất bản cho trường học của “L’Ecole” đề xuất một bộ sưu tập mới
“L’école des Loisirs” được giới thiệu dưới hình thức các cuốn album cho phép đọc gợi
mở và tưởng tượng trái ngược với cách đọc đóng và dựa trên lý tính của các cuốn sách
giáo khoa trường học.
Để giữ vị trí trong xã hội tiêu thụ của chúng ta và không ngã quỵ dưới những cưỡng chế
của trào lưu mới, các nhà xuất bản album của thiếu nhi phải không ngừng xem xét lại để
đề xuất cho trẻ em những sản phẩm vừa đẹp, vừa mang tính tương tác và đáng ngạc nhiên
để tạo sự tò mò cho chúng. Trong những năm 1960, một thế hệ các tác giả họa sỹ minh
họa xuất hiện, những người sáng tạo thực sự làm đảo lộn mọi quy ước văn học cho thiếu
nhi và đáp ứng trực tiếp cho những mong đợi của trẻ em.
Số lượng xuất bản bùng nổ kể từ năm 1972. 12428 đầu sách năm 2007 ở Pháp trong khi

những độc giả trẻ thì ngày một khan hiếm hơn.
Hiện nay có hai phương tiện truyền thông cạnh tranh với sách thiếu nhi: truyền hình và
trò chơi điện tử. Truyền hình và các trò chơi điện tử có phải đang giết chết niềm yêu thích
đọc sách hay không, cuộc tranh luận này rộng rãi và vì thời gian không cho phép nên tôi
không gợi lại vấn đề này nữa. Một điều chắc chắn là với kỉ nguyên số xuất bản văn học
thiếu nhi sẽ phải đa dạng hóa lên.
Tôi đã lựa chọn nhấn mạnh đặc biệt đến lịch sử của văn học thiếu nhi giữa thế kỷ XVII
và nửa đầu thế kỷ XX ở Pháp và không trình bày với các bạn thực trạng hiện nay, bởi vì
sự phát triển này cho phép bàn tới những điều được và mất của mảng văn học này. Tôi hi
vọng đã chỉ ra được rằng khi một xã hội tặng cho giới trẻ của mình những cuốn tiểu
thuyết, những quyển album và sách tham khảo thì có khả năng truyền cho họ những giá
trị mà xã hội đó gắn bó. Văn học thiếu nhi cũng cho phép đề cập đến những hình ảnh thể


hiện của trẻ em và của thanh thiếu niên mà vào một thời điểm nhất định, các nhà giáo dục
gặp phải và nó phát triển dưới áp lực của những yếu tố xã hội và chính trị. Mảng văn học
này nằm trong phạm vi kinh tế và kỹ thuật. Việc lựa chọn các hỗ trợ, chất lượng của các
hình minh họa và của việc giới thiệu của các tác phẩm phát triển theo những tiến bộ của
các phương tiện in ấn và phân phối. Nhưng hiện nay mối lo về khả năng sinh lời làm
ngập tràn thị trường bằng các sản phẩm chất lượng khá tồi. Để bàn bạc rõ hơn về những
cái được và mất này, các nghiên cứu về văn học thiếu nhi vẫn đang nằm trong nhiều
phạm vi nghiên cứu.
Các thư viện không giữ vai trò quyết định nhưng không thể thiếu được trong sự hỗ trợ
sáng tạo văn học dành cho thiếu nhi, trước tiên là bởi sự lựa chọn những điều thu được
của họ, tiếp theo là bởi những hành động khác nhau của họ để khích lệ các tác phẩm và
những người sáng tạo, bởi mối quan hệ của họ với những nhà xuất bản và các tác giả.
Nhưng cần chú ý đến trường hợp thấy một mà không thấy mười: một vài thư viện làm
được nhiều điều trong lĩnh vực này và từ lâu việc tăng các xuất bản sách dành cho thiếu
nhi một cách ổn định (hơn 7000 năm 2001) và sự tập trung của các nhà xuất bản (hiện
nay, 7 nhóm chiếm hơn 90% xuất bản) kéo theo một sự luân chuyển rất nhanh các đầu

sách, với những hệ quả hiển nhiên về chất lượng các cuốn sách, về công việc của những
nhà xuất bản và của chủ các bộ sưu tập, và của chính các tác giả. Văn học thiếu nhi
không thoát khỏi thực trạng này.
Để kết luận tôi chỉ muốn điểm lại tình hình về phạm vi nghiên cứu mở ra bởi các nghiên
cứu về văn học thiếu nhi.
5. Các triển vọng nghiên cứu
Trước hết, một phần lớn các công trình nghiên cứu ở đại học được dành để nghiên cứu
chuyên ngành này: những chủ đề tái diễn, những biểu trưng xã hội, những hình mẫu tư
tưởng, những thể loại nổi trội, v.v... Sau đó, nhiều đóng góp dựa trên tình hình cụ thể
trong thể chế văn học: cơ sở vật chất cho việc xuất bản, sự nghiệp hay sự nghiệp kép của
các tác giả nam và nữ (hay việc kiểm tra sự căng thẳng giữa việc xuất bản độc quyền các


tác phẩm cho thiếu nhi và việc sản xuất các tác phẩm dành cho số đông), việc phân phối
trong các hệ thống trường học và các thư viện công cộng, sự gánh vác của các giáo viên,
từ mẫu giáo cho đến đại học. Cuối cùng, và đây là một tính chất gắn liền với nghiên cứu
đại học ít ảnh hưởng tới lĩnh vực của nó, các nam nữ nghiên cứu sinh áp dụng để đảm
bảo tính hợp thức của phạm vi nghiên cứu riêng của họ, điều mà một lần nữa xin nhắc lại
rằng nghiên cứu về văn học dành cho thiếu nhi tự xác định trong khi xác định đối tượng
của nó, được xây dựng bằng cách lên danh sách tư liệu các cuốn sách và xây dựng tính
hợp pháp của nó bằng việc nghiên cứu lĩnh vực của nó. Từ đó ba đường hướng mà các
công trình nghiên cứu (và các cuộc thảo luận) tham gia trong đó từ 20 đến 25 tổ chức các
dịch vụ tình nguyện tham gia: việc thiết lập công cụ lao động và các tác phẩm tham khảo;
việc phân tích về xã hội học và tâm lý giáo dục học; việc mở ra “tính văn học” của các
tác phẩm cho thiếu nhi.
Marc Soriano, Marie-Chombart de Lauwe, Denise Escarpit, Isabelle Jan, Andre Mareuil,
Jean Perrot, đã mở đường.
Từ 1972 đến 1995, hai thể loại nghiên cứu lớn đã được đặt ra: thống kê thư mục và lịch
sử, theo chân của các công trình nghiên cứu của các nữ và nam tiên phong trong ngành
thư viện học; và phân tích văn hóa xã hội, tâm lý xã hội, ít nhiều được quan tâm mạnh mẽ

trong các nghiên cứu các ứng dụng sư phạm vào trường học.
Trước hết, văn học thiếu nhi được nghiên cứu trong các khoa thuộc các trường đại học về
Lịch sử văn hóa, ở đây họ quan tâm đến lịch sử của việc xuất bản, của các thư viện, của
việc đọc sách của các cá nhân, của quần chúng và của các trường học.
Các trường đại học thuộc chuyên ngành văn học tự đặt câu hỏi về tình trạng của văn học
thiếu nhi trong ngành văn học nói chung, và về vị trí của đối tượng xuất bản của nó. Họ
chú ý đến việc chỉ ra tính văn chương của các tác phẩm đã trở nên thực sự cổ điển.
Các khoa thuộc các trường đại học về Văn học so sánh dành nhiều nghiên cứu về văn học
thiếu nhi trong phạm vi cộng đồng pháp ngữ và ngoài cộng đồng pháp ngữ.


Việc đào tạo các thủ thư chuyên về văn học thiếu nhi đang được đưa vào các khóa đào
tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ.
Các nhà xã hội học đặt câu hỏi về các hình ảnh thể hiện của trẻ em và của giới trẻ trong
văn học thiếu nhi tùy theo môi trường xã hội, tuổi, giới tính.
Cuối cùng các nhà giáo dục học dựa vào các tác phẩm hay nhất của lĩnh vực xuất bản này
để dạy đọc cho học sinh, trao cho chúng những phương tiện để hiểu bài khóa. Nhưng
ngoài việc đạt được kỹ năng đọc, họ cố gắng giúp chúng tự xây dựng tâm sinh lý, chia sẻ
các giá trị chung. Cuối cùng họ mong muốn dẫn dắt chúng đến với văn học và hướng đến
tính thẩm mỹ, nghệ thuật của nó.



×