Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.54 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để con người tiến

hành các hoạt động giao tiếp, biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Trong
báo chí, ngôn ngữ là phương tiện “gốc” để truyền tải thông tin tới công chúng mà các ký
hiệu, cử chỉ của con người đều không thay thế được mức độ giàu thông tin, đa hình tượng
của ngôn ngữ.
Ngày nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Bắt đầu với
những tờ báo chép tay, đến những bản in đầu tiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình
báo chí mới như: báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử….
Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin khác
nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát thanh truyền
thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo
mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và
động nhờ vào internet. Cho dù là loại hình nào đi chăng nữa thì cũng lấy ngôn ngữ là
phương tiện chuyển tải thông tin đến với công chúng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ cũng như gia tăng sự cạnh tranh với
những tờ báo khác, mỗi cơ quan, tòa soạn phải nâng cao cả chất lượng cả về nội dung,
hình thức, đặc biệt là chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt. Đây cũng là điều
kiện tiên quyết để thu hút độc giả, tạo ra sức mạnh, sự bền vững cho tờ báo.
Tuy nhiên, do được viết trong thời gian khá eo hẹp nên chắc chắn tiểu luận còn
nhiều hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Trần Văn
Thư để cho bài tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
2.

Mục đích khảo sát và nhiệm vụ khảo sát
Lựa chọn đề tài Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự, em muốn tìm hiểu sâu



hơn những kiến thức về ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ trong thể loại
phóng sự nói riêng. Từ đó có cái nhìn bao quát về yêu cầu nghề nghiệp của mình cũng
như đặt ra mục đích rèn luyện bản thân vững bước trên con đường sự nghiệp đã chọn.
1


3.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu nghiên cứu

theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển. Ngôn ngữ thể loại phóng sự cũng không
ngoại lệ. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, phóng sự có sức cuốn
hút đặc biệt đối với các cây viết, khiến họ muốn thử sức chinh phục và nhiều khi càng viết
càng thấy khó nắm bắt. Còn với người đọc, phóng sự được yêu thích bởi sự hấp dẫn, tươi
mới, sự quyến rũ mà nó mang lại. Và hơn hết, phóng sự làm thay đổi thế giới bằng cách
thay đổi nhận thức con người.
4.

Nội dung khảo sát
Khảo sát ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo Tuổi Trẻ Online (TTO)

từ 01/03/2015 đến 31/03/2015.
5.

Phương pháp khảo sát
Khảo sát, phân tích, đánh giá, nhận xét, bình luận.

6.


Kết cấu của bài tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập lớn gồm 3

chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Kết quả khảo sát
Chương 3: Bài học kinh nghiệm

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.

Ngôn ngữ và ngôn ngữ báo chí

1.

Khái niệm
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao thiệp với

nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như
vậy.
Ngôn ngữ được dùng trên các văn bản báo chí dưới các hình thức như: báo viết, báo
nói, báo hình và báo mạng điện tử được gọi là ngôn ngữ báo chí.
Báo viết là các loại in như nhật báo, tuần báo, nguyệt san, tạp chí... Báo nói là các
văn bản được phát ngôn trên sóng phát thanh. Báo hình là những thông tin bằng hình ảnh
có kèm theo lời thuyết minh trên kênh truyền hình. Báo mạng điện tử sử dụng ngôn ngữ

đa phương tiện. Cả bốn hình thức này đều sử dụng ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải
thông tin đến với công chúng, tuy mức độ nhiều ít và những đặc trưng riêng có khác nhau.
Trong bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 định nghĩa
“Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản in,
phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,...), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức
thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định”
2.

Tính chất của ngôn ngữ báo chí

2.2.

Tính chính xác
Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức

năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể làm cho độc
giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không
lường trước được.
2.2.

Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tường thuật sự

việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ. Có như vật người đọc, người nghe mới có
cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói
tới trong bài báo.
3


Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một không gian,

thời gian xác định; với những con người xác định. Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn
chế tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ.
2.3.

Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không

phụ thuộc nghề nghiệp, trình đọ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,… đều là đối tượng
phục vụ của báo chí. Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi để bày tỏ ý kiến.
Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho đại chúng, có tính phổ cập
rộng rãi.
2.4.

Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin,

ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm
tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến các lỗi sai về mặt ngôn từ.
2.5.

Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích xuất hiện

trên báo, đó là định lương. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ
lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về
thời gian và không gian.
2.6.

Tính biểu cảm
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới lạ, giàu


hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân.
Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, chỉ là những chuối thông tin khô
khan thì nó khó có thể thu hút được sự chú ý của độc giả. Tính biểu cảm tác động mạnh
mẽ tới tâm hồn nguwoif nghe, làm cho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo
như người viết mong đợi.
2.7.

Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu của báo chí, thường bao gồm 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở

đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao?

4


Yếu tố khuôn mẫu không đi một mình. Nó thường được kết hợp với thành tố biểu
cảm, nên ngôn ngữ báo chí thường mềm mại, hấp dẫn chứ không hề khô khan như trong
một văn bản khoa học hay văn bản hành chính.
II.

Phóng sự - thể loại hấp dẫn nhất của báo chí

1.

Sơ lược về sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự
Nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông cho rằng thể loại phóng sự ra đời

sớm nhất là ở Anh, sau đó ít lâu có mặt trên báo chí Pháp vào cuối thế kỉ XIX do những
biến động của xã hội châu Au khi đó, do nhu cầu thông tin nhiều hơn của công chúng và

sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
Ở Việt Nam, mặc dù báo chí xuất hiện năm 1865 nhưng theo các nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan, Nguyễn Đăng Mạnh, Huỳnh Văn Tòng, phóng sự chỉ lộ diện vào những năm
30 của thế kỉ XX.
Mới chỉ xuất hiện khoảng hơn 70 năm ở Việt Nam nhưng phóng sự đã có những
bước tiến dài về thể loại. Càng ngày phóng sự càng đi sâu vào những vấn đề thời sự cập
nhật, được thể hiện ngắn gọn nhưng thông tin nhanh, nhiều.
2.

Các quan niệm về phóng sự
Có rất nhiều ý kiễn khác nhau về thể loại phóng sự, có lẽ do khả năng phong phú

của nó trong quá trình phản ánh hiện thực
Trên thế giới, có nhiều quan niệm về phóng sự. Người Dduecs coi phong sự chỉ là
tin đưa một cách chi tiết hơn, người Pháp quan tâm nhiều đến khả năng trình bày những
kết quả điều tra, còn người Mỹ lại rất chú trọng khả năng diễn tả.
Ở Việt Nam, cùng nêu đặc điểm chung cơ bản của phong sự là mô tả người thật,
việc thật có tính chất thời sự xã hội, nhiều nhà nghiên cứu còn đưa ra một số quan điểm
riêng của mình về phóng sự.
TS. Đức Dũng cho rằng “Phóng sự là thể loại có khả năng thông tin thời sự, đảm
bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự
kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò
quan trọng của nhân vật trần thuật và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất
văn học”.
5


Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân định nghĩa “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh
những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan tâm. Phóng
sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có nhân vật và cái tôi

trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn về sự việc và chia sẻ được với tác
giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
Nhà báo Phan Quang cho rằng phóng sự phản ánh tương đối đầy đủ quá trình của
một sự kiện có quan hệ nhân quả, dẫn người đọc đến một cái đích (suy nghĩ) nào đó.
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn xếp phóng sự vào nhóm loại tác phẩm thông tin. Ngôn ngữ
phóng sự là ngôn ngữ báo chí, cần ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu; Kết cấu năng động; Phản
ánh nhanh nhất những nhận thức đầu về sự kiện.
Theo giáo trình Nghiệp vụ báo chí (tập 2, năm 1977, tr 196) của Khoa Báo chí,
Trường Tuyên huấn TW1, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền: “Phóng sự là thể tài
báo chí có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện có quá trình diễn biến, bằng
phương pháp miêu tả, tự thuật, có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh
thần của người và bộ mặt xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất
định”.
Tuy nhiên, tời cuốn “Tác phẩm báo chí” tập 2 của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, xuất bản năm 2006, quan niệm về phóng sự đã có tháy đổi: “Phóng sự là thể loại
báo chí quan trọng, thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc có thật, có ý nghĩa
xã hội, theo một quá trình phát sinh, phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp linh
hoạt, với bút pháp mô tả, tường thuật kết hợp với nghị luận”.
Từ những quan điểm trên và thực tiễn hoạt động báo chí, chúng tôi cho rằng phóng
sự là thế loại báo chí đặc biệt, có khả năng lay động hàng triệu trái tim, từ đó làm thay đổi
cuộc sống của mỗi người, của thế giới. Phóng sự có kết cấu đa dạng. Ngôn ngữ trong
phóng sự là ngôn ngữ mang phong cách báo chí với các yếu tố ngắn gọn, giản dị, súc tích
nhưng linh hoạt, phù hợp với vấn đề nó đề cập. Phóng sự phản ánh con người, sự vật,
hiện tượng có thật, mới xảy ra hoặc mới phát hiện có ý nghĩa trong cuộc sống.

6


3.


Các dạng phóng sự

a.

Phân loại theo đối tượng phản ánh
 Phóng sự sự kiện
 Phóng sự vấn đề
 Phóng sự hiện tượng
 Phóng sự chân dung
b.

Phóng sự chia theo các lĩnh vực nội dung, có thể kể đến:
 Phóng sự chuyên đề kinh tế
 Chuyên đề chính trị – xã hội
 Văn hóa – thể thao – du lịch
 An ninh trật tự
 Xây dựng nông thôn mới...

c.

Phân loại theo quy mô
 Phóng sự dài kỳ
 Phóng sự 1 kì
 Phóng sự điều tra
 Phóng sự ngắn
 Phóng sự ảnh

III.

Ngôn ngữ phóng sự


1.

Sơ lược về ngôn ngữ phóng sự
Ngôn ngữ là phương tiện biểu cảm và biểu đạt cụ thể chủ đề, chủ đề tư tưởng của

tác phẩm phóng sự. Để lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cho đúng, trúng và hay trong tác
phẩm phóng sự, nhà báo phải xem xét tính chất, quy mô của đối tượng phản ánh, trình độ
của đối tượng tiếp nhận thông tin và loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải
bài phóng sự đó.
Ngày nay, phóng sự là “đặc quyền” của các nhà báo chuyên nghiệp và được viết
bằng ngôn ngữ thuần khiết báo chí: Ngắn gọn, giản dị, mạch lạc, dễ hiểu và xúc tích.
Tuy cùng năm trong dòng “phản ánh” nhưng khác với ngôn ngữ của tin, tường
thuật, một bái báo thông thường, phóng sự có nhiệm vụ cho bạn đọc thấy một bức tranh
7


sống động trước mắt, vì thế ngôn ngữ phóng sự mang đủ cung bậc âm thanh và sắc màu:
có tả, kể, có thuật, có bình, lại có cả nói (ngôn ngữ nhân vật). Câu văn trong phóng sự
thuộc mọi kiểu, loại, cấu trúc và giàu tính biểu cảm.
Về ngôn ngữ nhân vật, có ngôn ngữ nhân vật trực tiếp và ngôn ngữ nhân vật gián
tiếp. Đặc biệt, ngôn ngữ phóng sự có khi mang cả cái “tôi” trần thuật của tác giả - như
một người dẫn chuyện, người chứng kiên (nhưng không phải bao giờ cũng cần).
2.

Đặc tính cơ bản của ngôn ngữ phóng sự: chính xác và hàm xúc biểu đạt nội dung
Phóng sự là phản ánh hiện thực một cách chân thật, khách quan, cho nên các

phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phong sự thường chính xác và khách quan.
Tính chính xác thể hiện ở chỗ ngôn ngữ phóng sự phải biểu đạt đúng bản chất sự

vật, hiện tượng trong từng thời khắc nhất định, trong từng bối cảnh cụ thế, nhằm tạo ra
một văn bản đơn nghĩa, dễ hiểu. Mặt khác, phóng sự phải miêu tả, kể lại câu chuyện một
cách cô đọng, logic và hàm súc. Tính hàm súc của ngôn ngữ phóng sự nảy sinh từ yêu cầu
phải cung cấp một lượng thông tin cao, không có dư thừa về con người và sự kiện trong
một diện tích ngôn ngữ hạn hẹp trên báo mạng, trên sóng… cho nên cần phải dùng từ sao
cho đắt nhất, có giá trị biểu cảm cao nhất. Cung cấp thông tin một cách chính xác và hàm
súc, có nghĩa là ngôn ngữ đã được thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí có hiệu quả
cao nhất.
Trong phóng sự, ngôn ngữ còn giá trị biểu đạt chân thực những trạng thái tình cảm,
cảm xúc tâm lý, thái độ, ý kiến của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả, có thể tác
động đến nhận thức, tình cảm của đối tượng tiếp nhận thông tin.

8


CHƯƠNG 2: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ KHẢO SÁT
I.

Các bài phóng sự từ 01/03/2015 đến hết 31/01/2015 đăng tải trên Tuổi trẻ Online
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Tên bài
Rưng rưng xem phóng sự ảnh "Học sinh nghèo

Ngày
01/03/2015

vượt khó"
Cô gái có trái tim hồng
Khi các bà ngoại múa lân
Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 2:

01/03/2015
01/03/2015

Không còn đường lùi
Người “cải tử hoàn sinh” những chiếc đồng hồ
Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 3:


02/03/2015

Chạy trốn trong đêm
Buông câu lúc 0g
Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 4:
Theo dấu kẻ bệnh hoạn lạm dụng tình dục trẻ em
Thần hộ mệnh trên biển
Hũ gạo tình thương
“Sàn giao dịch”... trâu ở Si Ma Cai
Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ 5:
Trở lại “địa ngục tình dục”
Hành trình cứu người của một luật sư – Kỳ cuối:
Ngày trở về
MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 1: Những trận
chiến kinh hoàng
MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 2: Đổi máu để đổi
đời
Đạp xích lô nuôi chồng con
MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 3: Lê Cung giã từ
sàn đấu
Nhạc sống... di động
MMA – võ đài hung bạo – Kỳ 4: Lò MMA
chuyên nghiệp giữa lòng Sài Gòn
Dưa Hấu không còn mẹ
MMA – võ đài hung bạo – Kỳ cuối: Giới võ
thuật Việt Nam nói gì về MMA?
9

01/03/2015


02/03/2015
02/03/2015
03/03/2015
03/03/2015
04/03/2015
04/03/2015
04/03/2015
05/03/2015
06/03/2015
07/03/2015
08/03/2015
08/03/2015
09/03/2015
09/03/2015
09/03/2015
10/03/2015


22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44

Nỗi lòng người dân trên đồi Trại Thủy
Cứu người giữa trùng khơi
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 2: Vật lộn sóng
gió, cứu ngư dân
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 3: Bên trong
bệnh viện di động
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 4: Nghẹt thở
trong đêm
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 5: Thuốc quý
như vàng
Dạo phố với xe điện 1 bánh tại Hà Nội, Sài Gòn
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 6: Mệnh lệnh
trái tim
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ 7: Chúng tôi
mang ơn họ
Cứu người giữa trùng khơi – Kỳ cuối: Tổ quân y
đầu tiên ở đảo Trường Sa
Đến Campuchia xem sếu đầu đỏ

Máu & nước mắt trên cung đường hạnh phúc –
Kỳ 1: Những liệt sĩ sau nửa thế kỷ!
Những người được thay đổi cuộc sống
Máu & nước mắt trên cung đường hạnh phúc –
Kỳ 2: Sống trên đá chết vùi trong đá
Máu & nước mắt trên cung đường hạnh phúc –
Kỳ cuối: Năm mươi năm hẹn một ngày
Tàu lửa bóp còi vẫn "hiên ngang" băng qua
Cổ tích giữa đồng bưng
Nhìn mẹ đi Thuận ơi!
Lạnh người trước hình ảnh "Tranh đường với tàu
hỏa”
Cặp đôi đạp xe từ TP.HCM đến Paris
Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt
Nam
Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt
Nam – Kỳ 2: Ông Lý Quang Diệu đến Việt Nam
Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt
10

11/03/2015
11/03/2015
12/03/2015
13/03/2015
14/03/2015
15/03/2015
16/03/2015
16/03/2015
17/03/2015
18/03/2015

18/03/2015
19/03/2015
20/03/2015
20/03/2015
21/03/2015
22/03/2015
23/03/2015
23/03/2015
24/03/2015
25/03/2015
25/03/2015
26/03/2015
27/03/2015


Nam – Kỳ 3: Ông Lý Quang Diệu đến Sông Bé,
45
46
47
48
49
50

mở VSIP
Đổi thay ở “đảo Đài Loan”
Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt
Nam – Kỳ 4: Ông Lý và những câu hỏi khó
Lý Quang Diệu và những câu chuyện với Việt

27/03/2015

28/03/2015

Nam – Kỳ cuối: LKY, trích sổ tay phóng viên...
Đào Tấn – ông quan kịch tác gia: Người học trò
xuất sắc
Gặp lại bé sơ sinh bị bắt cóc
Đào Tấn – ông quan kịch tác gia – Kỳ 2: Ông
quan viết tuồng

29/03/2015
30/03/2015
30/03/2015
31/03/2015

Như vậy, trong tháng 3/2015, Tuổi trẻ Online đã đăng tải 50 bài phóng sự, với loại
thể đa dạng, điển hình như: phóng sự dài kỳ, một kỳ, phóng sự ảnh, phóng sự vấn đề,
phóng sự hiện tượng, phóng sự chân dung, phóng sự chuyên đề kinh tế, văn hóa...
II.

Ngôn ngữ phóng sự thể hiện qua một số loại thể tiêu biểu

1.

Phóng sự dài kì
Trong tháng 03/2015, Tuổi trẻ Online đăng tải hàng loạt phóng sự dài kỳ. Điển hình

là phóng sự Hành trình cứu người của một luật sư (6 kỳ), MMA – võ đài hung bạo (5 kỳ),
Cứu người giữa trùng khơi (8 kỳ)...
Phân tích điển hình chuỗi bài Hành trình cứu người của một luật sư để phần nào
hiểu thêm về ngôn ngữ phóng sự

Tác giả đặt tít (title) là Hành trình cứu người của một luật sư đã khiến cho người
đọc tò mò, buộc họ phải đọc bài báo. “Hành trình” là một quá trình lâu dài, “cứu người”
là con số không cụ thể, nhưng cho người đọc cảm giác số lượng nhiều, chứ không chỉ 1, 2
người.
Bài báo gồm 6 kỳ: Lời cầu cứu lúc 0 giờ, Không còn đường lùi, Chạy trốn trong
đêm, Theo dấu kẻ bệnh hoạn lạm dụng tình dục trẻ em, Trở lại “địa ngục tình dục” và
Ngày trở về. Thông tin ở mỗi kỳ được tác giả tường thuật rõ ràng, chi tiết, logic, lôi cuốn
và kích thích người đọc, khiến họ không thể bỏ qua những kỳ tiếp theo.
11


Nội dung thông tin làm nên thành công của tác phẩm. Điều đó là hoàn toàn đúng,
nhưng chưa đủ. Cách dùng từ, diễn đạt, dẫn dắt câu chuyện lôi cuốn người đọc là cả một
nghệ thuật, mà người làm báo cần trang bị vốn kiến thức sâu rộng và đa dạng. Với việc
đặt tít xen như: Cú lừa sơn nữ, Kế hoạch giải cứu, Chuyến xe xuyên đêm, Nhận diện nạn
nhân, 10 giây sơ hở, “Ông chú tốt bụng”, Cuộc gọi từ Liễu Châu, Xâm nhập “ổ nhện”,
Ra tay... đều thể hiện thái độ của tác giả. Điển hình như “Ông chú tốt bụng” tác giả nói
với thái độ mỉa mai, châm biếm. Trong khi “Cú lừa sơn nữ”, “Ra tay” “10 giây sơ hở” là
những thuật ngữ mang sắc thái mạnh mẽ, cương quyết. Tuy nhiên, nội dung nổi bật của
bài báo là tường thuật lại quá trình giải cứu nạn nhân của Tạ Ngọc Vân – vị luật sư tài
giỏi với lòng vị tha, bao dung nhưng bằng giọng điệu chậm rãi, người đọc thấy toát lên
trong bài viết là sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với những con người bất hạnh,
những nô lệ tình dục.
2.

Phóng sự ảnh
Những phụ nữ “phái mạnh”, Lạnh người trước hình ảnh “Tranh đường với tàu hỏa”,

Đạp xích lô nuôi chồng con... là những phóng sự ảnh tiểu biểu, nổi bật trong tháng 3 được
đăng tải trên TTO.

Đặc trưng của phóng sự ảnh là dùng hình ảnh thay cho lời nói. Nhưng không vì thế
mà không có “chất” ngôn ngữ trong đó. Chỉ với chú thích ngắn gọn kèm với hình ảnh
giàu sức gợi cũng đủ để làm nổi bật đề tài, tạo được nhiều chiều và chiều sâu liên tưởng
trong lòng độc giả.
08/03 là ngày tôn vinh phụ nữ toàn thế giới. Chỉ với một vài bức hình phác họa chân
thực đời sống của những người phụ nữ đã làm lòng ta xao xuyến, thấy phụ nữ Việt thật là
tuyệt

12


13


Với hình ảnh chân thực, chú thích ngắn gọn, phóng sự ảnh nêu trên cho thấy những
người phụ nữ đầy tinh thần nghị lực, vượt qua khó khăn và không lùi bước trước cuộc
sống cho dù công việc nặng nhọc đến đâu.
3.

Phóng sự vấn đề
Để làm rõ chủ đề Nỗi lòng người dân trên đồi Trại Thủy, Phạm Sông Ngân đã đưa

ra những nhân chứng điển hình trong khu vực giải tỏa.
Điều đặc biệt trong tác phẩm là tác giả sử dụng những từ cổ: tứ linh, đồi thiêng, hạ
sơn; các từ mang sắc thái biểu cảm cao như xóm ổ chuột, nhà ổ chuột, “khang trang”...
càng tô đậm thêm nỗi khổ của dân nghèo đồi Trại Thủy.
4.

Phóng sự chân dung
Cô gái có trái tim hồng, Người “cải tử hoàn sinh” những chiếc đồng hồ là những


phóng sự tiêu biểu của phóng sự chân dung.
Trong bài Cô gái có trái tim hồng, tác giả chỉ kể, tường thuật những việc làm, hành
động của nhân vật Nguyễn Thi Lan Phương nhưng đã làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của
cô gái đó: “Phương khoe vừa vận động được 90 triệu đồng từ một số doanh nghiệp và cá
nhân để lo tết cho người nghèo Quảng Bình.
14


Tiền mới chỉ được “hứa hỗ trợ” nhưng Phương đã lên sẵn kế hoạch chi tiêu trước
khi Tết Nguyên đán đến: “35 triệu đồng dành cho 35 trẻ bị tan máu bẩm sinh, 25 triệu
dành cho 25 hộ khó khăn, 13 triệu dành cho 13 trường hợp chạy thận nhân tạo, 15 triệu
cho ba trường hợp đặc biệt khó khăn, còn 2 triệu sẽ trao cho một gia đình bị ung thư giai
đoạn cuối ở phường Hải Thành”
Trái tim hồng đã “rỉ máu” như bộc lộ sự đau xót của tác giả dành cho số phận của cô
gái tốt bụng nhưng số phận hẩm hiu này. Một tháng Phương lại lên tàu ra Hà Nội một lần
để bác sĩ kiểm tra và cho thuốc ngăn sự phát triển của tế bào ung thư.
Mỗi lần đi như thế Phương lại tranh thủ xin cho trẻ em nghèo miền núi mấy bao áo
quần cũ, ít bánh kẹo. Nhắc đến căn bệnh đang mang trong người, Phương không hề tuyệt
vọng. Cô vẫn cười nói như ngày nào: “Tôi còn khỏe lắm. Khi nào còn đi được là còn gắng
giúp người nghèo...
Bằng vài nét chấm phá về nhân vật, tác giả đã cho người đọc cảm nhận rõ nét về
nhân vật chính trong câu chuyện - Nguyễn Thi Lan Phương.

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với con người và vai trò to lớn này thể hiện trong
từng lĩnh vực của cuộc sống xã hội trong đó có lĩnh vực báo chí. Ngôn ngữ trong báo chí
nói chung và ngôn ngữ trong thể loại phóng sự nói riêng luôn có cách thể hiện riêng của
mình và điều quan trọng là các nhà báo phải biết sử dụng ngôn ngữ viết phóng sự một
cách phù hợp, hiệu quả, thực hiện chức năng báo chí của mình.

Thứ nhất, nhà báo cần nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng
tiếng Việt, bao gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Chỉ khi nắm bắt, hiểu
được những kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt, nhà báo mới có thể viết đúng, nói đúng;
chưa viết đúng, nói đúng thì cũng chưa thể viết hay được.
Thứ hai, nhà báo cần hạn chế tối đa việc vay mượn những từ ngữ nước ngoài. Nó
không chỉ gây cản trở đối với đối tượng độc giả không biết ngoại ngữ mà còn làm cho bài
báo trở nên khó hiểu khi dùng sai nghĩa của từ.
15


Thứ ba, nhà báo cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định. Nó mang đến cho họ
nhiều lợi ích, nhất là trong thời kỳ đa phương hóa, toàn cầu hóa như hiện nay. Bên cạnh
đó, khi có ngoại ngữ, nhà báo có thể quy chiếu một cách chính xác những từ, tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt. Các ngoại ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Nga… đều có tính khoa
học và chính xác cao. Học được điều này sẽ giúp cho nhà báo sử dụng tiếng Việt một
cách khúc chiết, mạch lạc, tránh sự dài dòng, cầu kỳ, không cần thiết.

16


KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, báo chí đã và đang trở thành “món ăn
tinh thần” không thể thiếu của con người. Song, thực tế cạnh tranh báo chí khốc liệt buộc
các nhà báo và nhà quản lý báo chí phải đối mặt với những câu hỏi như: Công chúng sẽ bị
hấp dẫn bởi tác động gì từ các tác phẩm báo chí? Quá trình tiếp nhận của công chúng với
các tác phẩm báo chí diễn ra theo quy luật nào? Những kiến thức và kỹ năng nào là cần
thiết trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí tiếp cận tốt với công chúng? Trả lời được
những câu hỏi này là cơ sở cho việc xác định bước đầu cách thức tác động và thuyết phục
công chúng báo chí.
Tuy nhiên, cốt lõi của tác phẩm báo chí là ngôn ngữ. Ngôn từ ngắn gọn, mạch lạc,

rõ ràng, dễ hiểu là chưa đủ. Nó cần kết hợp các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm trong
ngôn ngữ để gây ấn tượng, tạo dựng mối quan hệ thân thiết cảm giác gần gũi với độc giả.
Và phóng sự được đề cao như một thể loại hấp dẫn nhất của báo chí với “bức tranh” ngôn
ngữ hội tụ đầy đủ cả âm thanh và màu sắc.
Với đề tài “Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự”, em trang bị thêm những kiến
thức về ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ phóng sự nói riêng. T ừ đó
vận dụng có hiệu quả vào thực tế nghề nghiệp để có những kỹ năng viết báo tiếp cận công
chúng báo chí. Đó là yêu tố quan trọng và cần thiết mà một nhà báo cần phải có trong
hoạt động nghề nghiệp của mình, đem lại uy tín, thương hiệu cho bản thân và cơ quan
công tác.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

TS. Hoàng Anh, Một số vấn đề về ngôn ngữ trên báo chí, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.
2.

Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn.

3.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động

4.


TS. Nguyễn Quang Hòa, Phóng sự báo chí – Lý thuyết, kỹ năng và kinh

nghiệm, NXB Thông tin và truyền thông.
5.

TS. Đức Dũng (sưu tầm và giới thiệu), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB

Thông tấn.
6.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tác phẩm báo chí (tập 2), NXB Lý luận

chính trị, 2006
7.

Báo Tuổi trẻ Online tháng 03/2015.

18



×