Tải bản đầy đủ (.pdf) (440 trang)

TỔNG HỢP CÁC ĐỀ TÀI - DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 440 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

TỔNG HỢP CÁC ĐỀ TÀI - DỰ ÁN
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Thái Nguyên, năm 2011
1


NĂM 2006

2


Đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: KY - 20 – 06.
Cơ quan thực hiện đề tài: Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Chủ nhiệm đề tài: Ông Nguyễn Văn Lai – Trưởng ban Dân tộc.
Thời gian thực hiện: 2006-2007.

Đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU
HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: KT-04-06.
Cơ quan thực hiện đề tài: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên.


Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Chí Thiện .
Thời gian thực hiện: 2006-2007.

Đề tài:
NÂNG CAO KỸ NĂNG THẨM TRA, GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH
VÀ CẤP HUYỆN NHIỆM KỲ 2004-2009
Mã số: KY- 21 - 06
Cơ quan thực hiện đề tài: Văn phòng HĐND tỉnh Thái Nguyên.
Chủ nhiệm đề tài: Ông Nguyễn Đình Bàng - Trưởng Ban Kinh tế và Ngân
sách HĐND tỉnh.
Thời gian thực hiện: năm 2006.

3


MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của đại biểu HĐND 2
cấp tỉnh và huyện nhiệm kỳ 2004-2009; chọn một số xã để khảo sát đánh giá
(theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định). Xác định những nguyên
nhân chủ yếu hạn chế kỹ năng thẩm tra, giám sát của đại biểu HĐND. Nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp nhằm đưa ra một công nghệ nâng cao kỹ năng thẩm
tra, giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu
HĐND cấp tỉnh, cấp huyện nhiệm kỳ 2004-2009.
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thực tế nhận thức về kỹ năng thẩm tra, giám sát, và nhu cầu tập
huấn của đại biểu HĐND 3 cấp; Đối tượng là các đại biểu HĐND các cấp
tỉnh và cấp huyện và một số cấp xã nhiệm kỳ 2004-2009 trên các lĩnh vực
công tác:
+ Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 60 đồng chí;

+ Đại biểu HĐND cấp huyện: 177 đồng chí;
+ Đại biểu HĐND cấp xã: 254 đồng chí;
2. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, đề tài sẽ đưa ra các giải
pháp tiên tiến, toàn diện về các kỹ năng thẩm tra, giám sát của HĐND, Thường
trực, các Ban và đại biểu HĐND cấp tỉnh, đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ
2004-2009 ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, văn hoá, xã hội, dân tộc và
pháp chế theo đúng chức năng, nhiệm vụ của HĐND, Thường trực, các Ban
HĐND và đại biểu HĐND tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tổ
chức xây dựng các chuyên đề 07 chuyên đề; 04 buổi hội Hội thảo xin ý kiến các
chuyên gia; Tổ chức tập huấn đào tạo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Thái Nguyên
Về kết quả đạt được: Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND
các cấp tại Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực. Giám sát tại các kỳ họp
ngày càng đổi mới, nâng cao chất lượng. Tại các kỳ họp, căn cứ vào các chủ
trương của Đảng bộ tỉnh và các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, HĐND
đã xem xét, thảo luận và quyết định được những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về
phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh đồng thời đề ra những nhóm giải
pháp lớn, tích cực bảo đảm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề
ra.
4


Về hạn chế: Hoạt động giám sát của HĐND các cấp đầu nhiệm kỳ chưa
thực sự đi vào nề nếp, chủ yếu là do Thường trực HĐND và các Ban của HĐND
tiến hành; Giám sát của đại biểu, các tổ đại biểu còn nhiều hạn chế do đại biểu
mới tham gia và kiêm nhiệm nhiều.
2. Một số kết quả khảo sát
Biểu 1: Số liệu điều tra tình hình đã tập huấn của đại biểu HĐND, thời

điểm tháng 9 năm 2006
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Đơn vị hành
chính

TP.Thái
Nguyên
TX. Sông Công
H. Phú Bình
H.Đồng Hỷ
H.Võ Nhai
H.Định Hoá
H.Phú Lương
H.Đại Từ
H.Phổ Yên
Tổng số:

Đại biểu HĐND được điều

tra (người)
Tổng
số

Tỉnh

Huyện



64

15

12

37

24
35
55
191
38
32
47
5
491

3
8

7
4
6
6
9
2
60

19
27
24
22
19
26
25
3
177

2
0
24
165
13
0
13
0
254

Số đại biểu đã được tập huấn, hiểu biết
về kỹ năng thẩm tra, giám sát

Chức
năng
chung
(%)

Ngân
sách
(%)

VHX
H
(%)

Pháp
chế
(%)

Dân
tộc
(%)

100

46

29

28,1

34,3


100
100
96,4
98,23
100
100
100
100
99

43
51
40
31
36
37
36
60
37

37
25,7
27,2
17,3
17
16,8
23,4
60
23,3


25
22,8
22
18,8
13,1
12,5
17,5
40
17,5

33,3
25,7
21,8
16,23
15,7
18,7
19,1
40
21,3

Biểu 2: Số liệu điều tra tháng 9 năm 2006 về nhu cầu tập huấn của các đại biểu
TT

1
2
3
4
5


Đơn vị hành
chính

TP.Thái
Nguyên
TX. Sông Công
H. Phú Bình
H.Đồng Hỷ
H.Võ Nhai

Đại biểu HĐND được điều
tra (Người)

Nhu cầu tập huấn của đại biểu về kỹ
năng thẩm tra, giám sát

Tổng số

Tỉnh

Huyện



Chức
năng
chung
(%)

Ngân

sách
(%)

VHX
H
(%)

Pháp
chế
(%)

Dân
tộc
(%)

64

15

12

37

100

95,3

93,7

39,5


23

24
35
55
191

3
8
7
4

19
27
24
22

2
0
24
165

100
100
100
100

100
97

98
94,2

95,8
91,4
90,9
85,8

41,6
54,3
49
44

25
28,5
63,6
68,5

5


6
7
8
9
10

H.Định Hoá
H.Phú Lương
H.Đại Từ

H.Phổ Yên
Tổng số:

38
32
47
5
491

6
6
9
2
60

19
26
25
3
177

13
0
13
0
254

100
100
100

100
100

96
96
96
100
96,25

92,1
90,6
91,4
100
89,7

39,4
53,1
51
80
45

63,1
78,1
66
40
56

3. Tổ chức xây dựng 07 chuyên đề nghiên cứu
- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ giám sát của HĐND, Thường trực
HĐND, đại biểu HĐND.

- Kỹ năng thẩm tra, giám sát của đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện
trong lĩnh vực kinh tế.
- Kỹ năng thẩm tra, giám sát của đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện
trong lĩnh vực lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương.
- Kỹ năng thẩm tra, giám sát của đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện
trong lĩnh vực quyết toán ngân sách nhà nước ở địa phương.
- Kỹ năng thẩm tra, giám sát của đại biểu HĐND trong lĩnh vực văn hoá
xã hội.
- Kỹ năng thẩm tra, giám sát của đại biểu HĐND về lĩnh vực thực hiện
chính sách dân tộc và miền núi.
- Nâng cao kỹ năng thẩm tra, giám sát của HĐND trong lĩnh vực Pháp
chế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài “Nâng cao kỹ năng thẩm tra, giám sát của HĐND cấp tỉnh và cấp
huyện nhiệm kỳ 2004-2009” là một đề tài nghiên cứu rất rộng, trên nhiều lĩnh
vực khác nhau của hoạt động thẩm tra, giám sát của HĐND cấp tỉnh và cấp
huyện. Đây là một công trình đầu tiên nghiên cứu cho chúng ta có cái nhìn tổng
quan về hoạt động thẩm tra, giám sát của HĐND và bước đầu đưa ra những giải
pháp thiết thực có tính khả thi phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn ở tỉnh ta
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh và cấp huyện về vấn đề
thẩm tra, giám sát.
Đề tài cũng đã cung cấp tình hình về hoạt động thẩm tra, giám sát của
HĐND các cấp. Đánh giá thực trạng về tổ chức bộ máy của HĐND, trong đó có
cơ quan giúp việc cho HĐND.
2. Kiến nghị

6



Qua nghiên cứu, để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của HĐND trong hoạt
động của HĐND nói chung, hoạt động thẩm tra, giám sát nói riêng, đề tài kiến
nghị một số vấn đề sau:
- Đề nghị với Quốc hội: Sớm ban hành Luật Giám sát của Hội đồng nhân
dân các cấp hoặc sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
năm 2003 sao cho cụ thể, đảm bảo tính khả thi trong giám sát của Hội đồng
nhân dân. Đặc biệt là việc quy định cụ thể các chế tài bắt buộc các đơn vị, thủ
trưởng các đơn vị được giám sát thực hiện nghiêm túc ý kiến kết luận và kiến
nghị khắc phục các tồn tại sau giám sát, có như vậy hoạt động giám sát mới đảm
bảo tính thực chất và hiệu quả.
- Đề nghị với Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung Nghị định 133/CP về việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế
của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo
đó tăng thêm biên chế cho Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh và cho cả cấp
huyện để từng lĩnh vực đều có cán bộ tham mưu, giúp việc đảm bảo tính chuyên
sâu và nâng cao chất lượng cho hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Đề nghị với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Quan tâm hơn đến
việc bố trí cán bộ công tác Hội đồng nhân dân, đặc biệt là quy hoạch các chức
vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, các trưởng, phó ban của Hội đồng
nhân dân ở các địa phương cấp huyện và xã đảm bảo là những người có năng
lực, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ khi
được giao.

7


Đề tài:
XÂY DỰNG LUẬN CỨ KHOA HỌC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ
THỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 2006 – 2020
Mã số: KT-11-16

Cơ quan thực hiện đề tài: Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên.
Chủ nhiệm đề tài: KTS. Nguyễn Thế Đề.
Thời gian thực hiện: 2006.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng được các luận cứ khoa học để có cơ sở lập quy hoạch hệ thống
đô thị tỉnh Thái Nguyên (2006-2020). Đánh giá tổng quát thực trạng quy hoạch
phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên 1997-2005. Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện
trạng, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển của các ngành giai đoạn
1997-2005. Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng, quy hoạch phát triển đô thị, quy
hoạch phát triển của các ngành giai đoạn 2006-2020. Đề xuất các luận cứ phục
vụ quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên 2006-2020.
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thực tế tại hiện trường.
- Sử dụng công nghệ thông tin để nhập và xử lý số liệu.
- Sử dụng thuật toán thống kê để phân tích chỉ tiêu loại trừ những bất hợp
lý và lựa chọn phương án tối ưu làm căn cứ khoa học để xây dựng luận cứ.
- Sử dụng công nghệ GIS loại trừ các nội dung chồng chéo thiếu tính khả
thi của quy hoạch phát triển ngành từ đó đưa ra các kiến nghị về định hướng
phát triển hợp lý.
- Sử dụng phương pháp hội thảo, xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành về
các lĩnh vực liên quan đến đề tài.
- Kế thừa, tham khảo các tài liệu hiện có có khả năng phục vụ đề tài.
2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá hiện trạng, thu thập tổng hợp dữ liệu, số liệu, biên tập
hiện trạng giai đoạn 1997-2005 của:
+ Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ hiện có.
+ Các thị xã, thị trấn, thị tứ dự kiến xây dựng phát triển.

8



- Khảo sát đánh giá thu thập số liệu hiện trạng một số ngành chính như:
công nghiệp; lâm nông nghiệp, thuỷ lợi; y tế; giáo dục; văn hoá thể thao; xây
dựng, điện lực; cấp thoát nước; giao thông; thương mại, du lịch, dịch vụ; bưu
chính viễn thông; an ninh quốc phòng...
- Khảo sát thu thập số liệu, xây dựng cơ sở dự liệu, số liệu về chiến lược,
quy hoạch phát triển, kinh tế, văn hóa, xã hội, đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2006-2020 của:
+ Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ hiện có.
+ Các ngành, khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp của
Trung ương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Tổng hợp xử lý số liệu hiện trạng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, đô thị 1997 đến 2005.
- Tổ chức Hội thảo hiện trạng (các ngành, các huyện, thị trấn, thị xã...).
- Tổng hợp xử lý số hoá số liệu quy hoạch phát triển đô thị 2006-2020.
- Tổ chức hội thảo xin ý kiến quy hoạch phát triển đô thị 2006-2020.
- Xử lý, chỉnh lý, hoàn thiện báo cáo qua hội thảo. Đề xuất luận cứ, đưa ra
tầm nhìn, mục tiêu quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài hoàn thành số lượng chuyên đề: 32 chuyên đề bao gồm:
- 09 chuyên đề về lận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị giai đoạn
2006-2020 của các huyện thành thị.
- 12 chuyên đề quy hoạch phát triển các ngành của tỉnh.
- 10 chuyên đề về quy hoạch phát triển đô thị mới.
STT
Tên chuyên đề
1
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị thành phố Thái
Nguyên giai đoạn 2006 – 2020

2
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị thị xã Sông Công
giai đoạn 2006 – 2020
3
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Phổ Yên
giai đoạn 2006 – 2020
4
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Đại Từ giai
đoạn 2006 – 2020
5
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Phú Bình
giai đoạn 2006 – 2020
6
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Định Hoá
giai đoạn 2006 – 2020
7
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Võ Nhai
giai đoạn 2006 – 2020
8
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Phú Lương

9


9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

giai đoạn 2006 – 2020
Xây dựng luận cứ khoa học quy hoạch phát triển đô thị huyện Đồng Hỷ
giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Thái nguyên giai
đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển Du lịch tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2006
– 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Thái nguyên giai đoạn
2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Văn hoá thông tin tỉnh Thái
nguyên giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Điện lực tỉnh Thái nguyên giai

đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Nông lâm nghiệp tỉnh Thái nguyên
giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Thái
nguyên giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Bưu chính viễn thông tin tỉnh Thái
nguyên giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Thái nguyên giai
đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao tỉnh Thái nguyên
giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2006 –
2020
Chuyên đề quy hoạch sử dụng đất an ninh quốc phòng tỉnh Thái nguyên
giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm cụm xã Điềm Mặc
huyện Định Hoá giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm thị tứ Quán Vuông
xã Trung Hội huyện Định Hoá giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm cụm xã Bảo Linh
huyện Định Hoá giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm cụm xã Sơn Phú
huyện Định Hoá giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm xã Yên Đổ huyện
Phú Lương giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm cụm xã Cúc Đường
huyện Võ Nhai giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm cụm xã Tràng Xá

huyện Võ Nhai giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới trung tâm xã Ke Mo huyện
Đồng Hỷ giai đoạn 2006 – 2020
Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới thị trấn Quang Sơn huyện
Đồng Hỷ giai đoạn 2006 – 2020

10


32

Chuyên đề quy hoạch phát triển đô thị mới Núi Cốc giai đoạn 2006 –
2020

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Đề tài nghiên cứu khoa học đã xây dựng được các luận cứ khoa học để có
cơ sở lập Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên; đánh giá tổng quát hiện
trạng Quy hoạch phát triển đô thị, phát triển ngành giai đoạn 1997-2005; xây
dựng cơ sở dữ liệu giai đoạn 1997-2005; giai đoạn định hướng 2005-2020.
2. Kiến nghị
- Đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị căn
cứ Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Thái nguyên đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 để
tổ chức rà soát lại các Quy hoạch kinh tế xã hội, các Quy hoạch đô thị đã lập
để kịp thời điều chỉnh những bất cập
- Chỉ đạo các ngành lập các dự án đầu tư theo danh mục đã được phê duyệt
- Xây dựng các chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng đô
thị, các biện pháp quản lý kiến trúc quy hoạch, các chính sách quản lý môi
trường đô thị.

- Đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đô thị
- Tăng cướng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà
nước về quy hoạch xây dựng đô thị để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân
dân
- Đẩy mạnh việc cắm mốc giới quy hoạch tại thực địa để phục vụ cho công
tác quản lý xây dựng theo quy hoạch.

11


Đề tài:
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN ĐIỀU TRỊ U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH
TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG CẮT ĐỐT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN C
TỈNH THÁI NGUYÊN

Mã số: KY-17-06.
Cơ quan thực hiện đề tài: Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên.
Chủ nhiệm đề tài: BS. Lê Xuân Tân .
Thời gian thực hiện: 2006-2007.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lý u phì đại lành
tính tuyến tiền liệt. Đưa ra phác đồ điều trị bệnh này bằng cắt đốt nội soi tại
Bệnh viện C Thái Nguyên. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật cắt đốt nội soi, từ đó
rút ra kinh nghiệm để hoàn thành kỹ thuật mổ nội soi nhằm nâng cao kết quả
điều trị và hạn chế tai biến trong mổ.
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp can thiệp, có chủ đích.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân có

triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới, tuổi trên 40.
- Nghiên cứu các chỉ định và chống chỉ định của phẫu thuật nội soi u phì
đại lành tính tuyến tiền liệt.
- Nghiên cứu các phương pháp vô cảm, các phương pháp phẫu thuật nội
soi, cách chăm sóc sau phẫu thuật.
- Tiến hành nghiên cứu 100 bệnh nhân nam có các triệu chứng bế tắc
đường tiểu dưới, tuổi trên 40 tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện C, được chẩn
đoán u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật
nội soi.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong tổng số 40 bệnh nhân được phẫu thuật, người cao tuổi nhất là 88
tuổi, người thấp tuổi nhất là 52 tuổi.
Bảng 1: Phân bố theo độ tuổi như sau:
12


Tuổi
50 -60
61 - 70
71 - 80
>80
Tổng

Số bệnh nhân
2
12
20
6
40


Tỷ lệ %
5
30
50
15
100

Nhận xét: Độ tuổi gặp chủ yếu từ 61-80 chiếm (80%).
Bảng 2: Phân bố theo thời gian.
Thời gian (tháng)
Số bệnh nhân
<6
8
6-12
10
13-24
12
>24
10
Tổng
40

Tỷ lệ %
20
25
30
25
100

Nhận xét: Phần lớn bị bệnh kéo dài trên một năm chiếm (55%).

Bảng 3: Dấu hiệu thăm trực tràng.
Khối u bình
Các dấu hiệu
Khối u cứng chắc
thường
Số bệnh nhân
8
3
Tỷ lệ %
20
7,5

U to, mật độ mềm,
mất rãnh liên thuỳ
29
72,5

Nhận xét: Đa số là khối u mật độ mềm mất rãnh liên thuỳ chiếm (72,5%).
Bảng 4: Bệnh phối hợp.
Các bệnh
Số bệnh nhân
Tăng huyết áp
15
Thiếu máu cơ tim
12
Hen phế quản
2
Tai biến mạch não cũ
1
Sỏi bàng quang

6

Tỷ lệ %
37,5
30
5
2,5
15

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân đều có các bệnh phối hợp từ một đến hai
bệnh trở lên, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp (37,5%).
Bảng 5: Khối lương tuyến đo trên siêu âm.
Khối lương (gam)
Số bệnh nhân
<30
2
30 - 50
24
51 - 60
14
Tổng
40

Tỷ lệ %
5
60
35
100
13



Nhật xét: Khối lượng u từ 30 -50gam có tỷ lệ cao nhất (60%).
Bảng 6: Kết quả giải phẫu bệnh
Thành phần
Số bệnh nhân
Tổ chức tuyến
4
Tổ chức tuyến và xơ
27
Tổ chức tuyến viêm
7
Loạn sản
2
Tổng
40

Tỷ lệ%
10
67,5
17,5
5
100

Nhận xét: Gặp chủ yếu là tổ chức tuyến viêm và xơ (85%).
Bảng 7: Sự tương quan giữa khối lượng u cắt được với khối lượng u đo
trên siêu âm(gam)
< 30
30 - 50
51 - 60
Khối lượng u

Tổng
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%
lượng
%
38
Trên siêu âm
2
5,27
22
57,89
14
36,84
(100%)
Khối lượng
38
5
13,16
26
68, 42
7
18,42

cắt được
(100%)
Nhận xét: Tỷ lệ BN có khối lượng u cắt được từ 51 đến 60gam ít hơn rất
nhiều so với khối lượng u đo được trên siêu âm là (18,42%) so với (36,84%). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 8: Sự tương quan giữa thời gian phẫu thuật và khối lượng u
cắt được.
Thời gian(phút)
<30
30-50
51-60
>60
Tổng

Khối lượng u(gam)
>30

30-50

51-60

2
3
0
0
5(13,16)

0
24

2
0
26(68,42)

0
0
6
1
7(18,42)

Tổng
2(5,27%)
27(71,06%)
8(21,05%)
1(2,63%)
38(100%)

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật nhóm bệnh nhân có khối lượng u cắt
được từ 30-50g mất từ 30-50 phút chiếm tỷ lệ cao nhất ( 71,06%).
Thời gian mổ tỷ lệ thuận với khối lượng u, u càng to thời gian mổ càng kéo
dài.
Bảng 9: Các tai biến trong mổ.
Tai biến
Số bệnh nhân (40)

Tỷ lệ %
14


Chảy máu

Lạc đường
Hội chứng nội soi
Thủng BQ,trực tràng
Nhiễm khuẩn máu
Tử vong

2
1
0
0
0
0

5
2,5
0
0
0
0

Nhận xét: Có hai trường hợp chảy máu phải chuyển mổ mở và có kết quả
giải phẫu bệnh là ung thư tuyến tiền liệt.
Bảng 10: Kết quả khi ra viện
Kết quả
Số bệnh nhân
Tốt
31
Trung bình
7
Xấu

2
Tổng
40

Tỷ lệ %
77,5
17,5
5
100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân đều đạt kết quả tốt chiếm (77,5%), chỉ có 2
trường hợp chuyển mổ mở.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu này cũng như tham khảo trên số bệnh nhân được mổ nội
soi từ năm 2001 - 2005. Chúng tôi đưa ra phác đồ điều trị bệnh u phì đại lành
tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện C như sau:
Chỉ định phẫu thuật nội soi:
- Bệnh nhân tuổi >50.
- Khối lượng u tuyến tiền liệt đo trên siêu âm ≤ 60gam.
- Một số trường hợp có khối lượng u > 60gam có thể xem xét áp dụng
phẫu thuật nội soi với mục đích làm thông đường tiểu cho bệnh nhân (bệnh nhân
già yếu, nhiều bệnh phối hợp nếu mổ mở có thể nguy hiểm).
- Có rối loạn tiểu tiện nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Bí tiểu do thuỳ giữa chèn ép (mặc dù khối lượng u nhỏ).
Chống chỉ định:
Không áp dụng phẫu thuật nội soi đối với bệnh nhân có các bệnh toàn
thân chưa điều trị ổn định, bệnh rối loạn đông máu. Dị dạng đường niệu đạo,
hẹp niệu đạo trước.
Phương pháp phẫu thuật:

15


- Vô cảm: Chủ yếu là tê tuỷ sống, các trường hợp có chống chỉ định thì
gây mê nội khí quản.
- Phẫu thuật theo phương pháp Reuter
- Sau mổ lưu sonde 3 trạc và rửa BQ liên tục bằng nước muối sinh lý 3 -5 ngày.
2. Kiến nghị
Kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt
tại Bệnh viện C Thái Nguyên đã được khẳng định, khả thi và hiệu quả đề nghị
UBND Tỉnh, Sở y tế tạo điều kiện cho các bệnh viện của Tỉnh trong việc đào tạo
chuyên môn và trang thiết bị y tế cần thiết để áp dụng rộng rãi tại các Bệnh viện
tuyến tỉnh và có thể ở cả tuyến huyện nếu có đủ phương tiện và trình độ chuyên
môn (nhất thiết phải mổ mở được u phì đại lành tính tuyến tiền liệt để khi mổ
nội soi nếu có tai biến hoặc không thành công thì phải chuyển sang mổ mở) để
giảm chi phí cho bệnh nhân và không ngừng nâng cao chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân.

16


Đề tài:
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN BÓN
NPK TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT PHÂN BÓN THÁI NGUYÊN
Mã số: KC - 13 - 06
Cơ quan chủ trì dự án: Công ty cổ phần sản xuất phân bón Thái Nguyên
tỉnh Thái Nguyên.
Chủ nhiệm dự án: Ông Trần Danh La - Giám đốc.
Thời gian thực hiện: 2006-2009.
MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Áp dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, xây dựng mô hình sản xuất phân bón
hữu cơ khoáng NPK 3t/h tại công ty cổ phần sản xuất phân bón Thái nguyên.
Đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất phân bón hữu cơ khoáng
NPK, phân tổng hợp NPK, phân phức hợp NPK đạt chất lượng mẫu mã của tiêu
chuẩn ngành, cơ sở. Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương
và tỉnh lân cận. Sử dụng lao động tại chỗ là con em nông nghiệp có đất nông
nghiệp chuyển thành khu công nghiệp. Tạo ra sản phẩm mới, đa dạng, chất lượng cao, chống làm hàng giả đáp ứng nhu cầu phân bón trong tỉnh, góp phần
thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010.
NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
Thăm quan, tìm hiểu đánh giá và lựa chọn công nghệ xây dựng dự án.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thiết bị và sản xuất phân bón, lắp đặt hướng
dẫn công nhân chạy thử không tải. Sản xuất thử, phân tích mẫu các loại phân
bón từ dự án sản xuất ra.
Căn cứ yêu cầu chủng loại phân bón trong thời gian tới; điều kiện mặt
bằng nhà xưởng sản xuất hiện có đơn vị; Căn cứ các thiết bị kỹ thuật mới của
ngành phân bón tại Việt Nam, dự ỏn đó lựa chọn cụng nghệ cụ thể như:
- Chọn nhà sản xuất lắp đặt thiết bị là Công ty TNHH An Khang
- Công suất dây chuyền thiết bị 3t/h
- Số lượng hàng năm từ 12.000-15.000 tấn/năm
- Sản xuất ra 4 loại sản phẩm: Phân bón hữu cơ khoáng NPK 4:3:3 +
15%HC; Phân bón hữu cơ khoáng NPK 4:3:3 + 15%HC + 1%HHVL; Phân
tổng hợp NPK 4:10:4 + 1%HHVL; Phân phức hợp hữu cơ vi sinh 3:2:2 +
15%HC + 0,02%HHVL + 3.106vsv.
17


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN
1. Một số nét thực trạng dây chuyền sản xuất phân bón NPK của
Công ty trước khi thực hiện dự ỏn
Bảng 1: Khả năng sản xuất năm 2006

STT
1
2

Chỉ tiêu
Công suất
Chủng loại
- NPK 4:3:3+15%HC
- NPK 4:10:4+1%VLĐH

3

Chất lượng

4

Tiêu hao lao động

5
6

Điện
Khác

Thực trạng

Ghi chú

300kg/h


Thấp- giá thành cao, sản phẩm đơn
điệu
Hạt không đều, độ ẩm cao, chỉ một
màu đen, chất lượng không đều,
cân thủ công, thời gian bảo quản ít
ngày
Không đồng đều so với cac loại
phân bón của TW đang tiêu thụ tại
địa phương. Không có sức cạnh
tranh
Thiết bị thủ công bán cơ giới, tiêu
hao lao động nhiều, năng suất lao
động thấp, thu nhập bình quân thấp.

2 loại
300kg/h
300kg/h

21 lao động

7 kw/h
Dễ làm hàng giả

2. Kết quả sau khi áp dụng dây chuyền sản xuất mới của dự án
Bảng 2: Một số thông số về dây chuyền sản xuất mới
STT

Chỉ tiêu

Thực trạng


1
2
3
4

65 kw/h
12 lao động
3 tấn/h

5

Điện
Lao động
Công suất
Chủng loại
NPK 4:3:3+15%HC
NPK 4:10:4+1%VLĐH
Chất lượng

6

Khác

Ghi chú

Từ 2 đến 3 màu
Hạt đều, mẫu mã đẹp và có độ
bóng
Chống làm hàng giả


Những ưu điểm và tiến bộ kỹ thuật của dây chuyền sản xuất mới.
18


- Tự động hoá, phối liệu cũng như cân thành phẩm độ chính xác cao, tiêu hao
điện thấp, tiết kiệm lao động
- Giá thành sản phẩm hạ, chất lượng đảm bảo, sản phẩm đa dạng, có khả năng
cạnh tranh trên thị trường phân bón.
Bảng 3: Kết quả vận hành thử nghiệm dây chuyền sản xuất
TT

Tên sản phẩm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Hình thức
vận hành

Sản phẩm

thu hồi
(kg)

Phế liệu
(kg)

Chạy thử 70% có tải

6.750

8.250

Chạy thử 85% có tải

7.650

9.350

Chạy thử 60% có tải

5.400

6.600

Chạy thử 70% có tải

5.850

7.150


Chạy thử 50% có tải

4.500

5.500

Chạy thử 50% có tải

4.950

6.050

Chạy thử 50% có tải

4.500

5.500

Chạy thử 70% có tải

6.300

7.700

Chạy thử 70% có tải

5.850

7.150


Chạy thử 80% có tải

7.200

8.800

Chạy thử không tải
Phân bón NPK
4:10:4+1%VLĐH
Phân bón NPK
4:3:3+15%HC
Phân bón NPK
4:10:4+1%VLĐH
Phân bón NPK
4:3:3+15%HC
Phân bón NPK
4:3:3+15%HC
Phân bón NPK
4:3:3+15%HC
Phân bón NPK
4:10:4+1%VLĐH
Phân bón NPK
4:3:3+15%HC
Phân bón NPK
4:10:4+1%VLĐH
Phân bón NPK
4:10:4+1%VLĐH

Khi tiến hành chạy có tải thì từ băng tải đến máy vê viên- máy sấy- gầu
tải- máy làm mát- hệ thống hút bụi đều phải căn chỉnh. Sản phẩm ra bị đóng

bánh từng mảng độ ẩm cao, dẫn đến sản phẩm phế liệu. Trước tình hình đó ban
dự án cán bộ kỹ thuật chế tạo, các chuyên gia công nghệ đã có sự thống nhất
điều chỉnh khắc phục một số nội dung sau:
- Cần phải thay đổi tốc độ vòng quay của máy vê viên cụ thể vòng quay
của thiết kế từ 17 vòng/phút giảm xuống còn 13 vòng/phút.
- Nhiệt độ lò vào máy sấy theo thiết kế và tính toán của nhà sản xuất. Khi
vào máy sấy 2700C nhiệt độ sau máy sấy 500C. Cần phải thay đổi tăng nhiệt độ
19


lên 3700C nhiệt độ sau sấy phải đạt 700C- 1000C mới đảm bảo nhiệt độ cho máy
sấy.
- Khi nhiệt độ đạt máy sấy đầu vào bị ùn đống cần phải thay ngay động cơ
để tăng vòng phút từ 3 vòng/phút lên thành 6 vòng/phút.
- Thống nhất thay gầu tải bằng băng tải. Sản phẩm của Công ty là loại hữu
cơ khoáng nên thành phần hữu cơ có độ ẩm ra thành phẩm là 13% nên khi gầu
tải chạy sản phẩm bị bết dẫn đến kẹt quả lô. Chính vì vậy cần phải thay đổi lại
gầu tải thành băng tải.
- Hệ thống làm mát phải thay đổi từ 6 vòng/phút lên 9 vòng/phút, vì vòng
phút chậm sản phẩm ra không đạt yêu cầu bị ùn tắc. Hệ thống nâng đẩy của máy
trộn 3 màu không đảm bảo công suất, mới đạt được 350 kg/mẻ phải thay đổi
cần đẩy thuỷ lực lên 500 kg/mẻ để đảm bảo công suất 3 tấn /h.
Sau khi hiệu chỉnh cỏc thụng số kỹ thuật, dõy chuyền hoạt động ổn định,
cụ thể kết quả so sỏnh với thiết kế và quỏ trỡnh chạy thử nghiệm như sau:
Bảng 4: Kết quả hoạt động của dây chuyền sản xuất
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chỉ tiêu
Nhập nguyên liệu
Nghiền
Trộn
Băng tải chuyển liệu
Vê viên
Băng tải chuyển lên lò

Sấy
Gầu tải
Làm mát
Chạy màu
Cân đóng gói
Điện tiêu hao
Lao động
Công suất

Theo thiết kế

Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
65 kw/h
12 lao động
3 tấn/h

Chạy thử
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Không đạt
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Không đạt
Không đạt
Không đạt
Không đạt
Đạt yêu cầu
40 kw/h

12 lao động
2,5 tấn/h

Khắc phục
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
65 kw/h
12 lao động
2,7 tấn/h

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phân bón hữu cơ khoáng
NPK từ nguồn nguyên liệu địa phương tại Công ty cổ phần sản xuất phân bón
Thái nguyên đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Sản phẩm sản xuất ra đã đạt
chất lượng đúng tiêu chuẩn công bố, người nông dân được hưởng lợi bởi giá bán
20


thấp hơn so với sản phẩm cùng loại các Công ty khác, chất lượng và năng suất

cây trồng tăng 10-15%.
2. Kiến nghị
Đây là một chương trình ứng dụng khoa học cần thiết nhằm đáp ứng nhu
cầu bức xúc về phân bón. Triển khai dự án nhằm khai thác tiềm năng nguyên
liệu sẵn có tại địa phương, tiềm năng lao động, góp phần phát triển kinh tế tại
địa phương. Vì vậy, kiến nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành địa phương có chính
sách hỗ trợ để đưa sản phẩm phân bón có chất lượng, là sản phẩm mới của dự án
đến được với nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

21


Đề tài:
XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH TRUNG TÂM Y TẾ KHU
VỰC CÁC TỈNH VÙNG ĐÔNG BẮC GIAI ĐOẠN 2006-2010
Mã số: KY - 11- 06
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Y tế Thái Nguyên.
Chủ nhiệm: Hà Văn Thức – Giám đốc.
Thời gian: 2006.
MỤC TIÊU CỦA NHIỆM VỤ KHCN
Mục tiêu chung đến năm 2010: Xây dựng mạng lưới y tế Tỉnh Thái
nguyên trở thành Trung tâm y tế khu vực các tỉnh vùng Đông bắc. Phấn đấu để
mọi người dân được hưởng các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; được sống trong cộng đồng
an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể
lực, tǎng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, hoạt động của các cơ sở y tế
trên địa bàn. Tổng hợp tài liệu, xây dựng chuyên đề nghiên cứu, Hội thảo khoa

học, xin ý kiến chuyên gia về định hướng xây dựng Trung tâm Y tế khu vực Đề
án.
2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 7 chuyên đề thuộc lĩnh như sau:
- Thực trạng công tác khám chữa bệnh tỉnh Thái Nguyên: Mạng lưới
khám chữa bệnh; Những thành tựu đã đạt được; Những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân
- Thực trạng công tác y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên: Mạng lưới y tế dự
phòng; Những thành tựu đã đạt được; Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
- Thực trạng công tác đào tạo cán bộ y tế: Các Trường đào tạo cán bộ y tế;
Những kết quả đào tạo trong thời gian qua; Những hạn chế, tồn tại và nguyên
nhân.
- Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ công tác y tế 2006-2010: Quan điểm chỉ
đạo; Mục tiêu chung; Mục tiêu cụ thể; Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị y tế trên
địa bàn (Nâng quy mô giường bệnh, Nâng cấp hệ thống Y tế dự phòng, Tăng
cường bổ sung nhiệm vụ đào tạo cho các Trường).
22


- Những kết quả chủ yếu cần đạt được sau khi thực hiện đề án: Những kỹ
thuật cao trong công tác khám chữa bệnh; Labo xét nghiệm kỹ thuật cao thuộc
hệ dự phòng; Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; Trình độ và khả năng
cán bộ Y tế đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân dân.
- Các giải pháp thực hiện: Giải pháp về tài chính nâng cấp các cơ sở y tế
(Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã); Giải pháp về đào tạo
cán bộ (Nâng cấp cơ sở đào tạo, trình độ cán bộ trong các cơ sở y tế).
- Tổ chức thực hiện đề án: Cơ cấu tổ chức thực hiện đề án; Xây dựng kế
hoạch và các dự án chi tiết; Thời gian và tiến độ thực hiện đề án.
Một số nội dung cụ thể:
- Thực hiện được một số kỹ thuật y học cao về KCB và phòng bệnh tương

đương với các kỹ thuật cao Hà nội và TP Hồ Chí Minh đang thực hiện hiện nay
đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân Tỉnh Thái nguyên và một số tỉnh lân cận trong
vùng Đông Bắc, góp phần giảm tải cho các BV tuyến Trung ương. Nâng số
giường bệnh từ 2475 giường/năm 2005 lên 3590 giường năm 2010, trong đó
giường bệnh đa khoa là 2830, giường bệnh chuyên khoa là 760; tuyến tỉnh 1790
giường; tuyến huyện, thành, thị 800 giường, tuyến Trung ương 1000 giường;
giành 20% số giường bệnh tuyến Trung ương và tuyến Tỉnh để điều trị Bệnh
nhân nặng các Tỉnh lân cận.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dược, các Bệnh viện và
phòng khám đa khoa ngoài nhà nước. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế,
nâng số lượt người dân Tỉnh Thái nguyên được chăm sóc y tế từ 1,43 lần/người/
2005 lên 1,8-2 lần/người/2010. Trong đó các dịch vụ y tế ngoài nhà nước chiếm
10-15% và trên 50% số lượt dịch vụ y tế được thực hiện ở tuyến xã.
- Mở thêm mã ngạch và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ y dược (Bác
sỹ, Dược sỹ đại học, chuyên khoa cáp I, cấp II, Thạc sỹ, Tiến sỹ, cao đẳng Y)
cho Thái nguyên và các Tỉnh miền núi phía Bắc.
- Mỗi năm xây dựng thêm 10-15% số xã đạt chuẩn y tế quốc gia để đến
năm 2010, 100% số xã trong toàn tỉnh đạt chuẩn y tế quốc gia.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Công tác khám chữa bệnh tại Thái Nguyên
Bảng 1: Công tác KCB tại các tuyến trong 3 năm 2003-2005
Các chỉ số
Số lần khám bệnh

Năm 2003

Năm 2004

1.426.540


1.488.437

TS bệnh nhân điều trị nội trú

84.810

114.343

TS bệnh nhân điều trị ngoại trú

14.005

7.105

Năm 2005
1.545.945

23


TS ca phẫu thuật

7.809

10.326

1.001.633

1.310.538


TS lần chụp XQ

84.002

108.778

TS lần siêu âm

72.937

95.476

129

139

TS lần xét nghiệm

Tổng số bệnh nhân tử vong

Trong tổng số lượt KCB đó có đến 50% KCB tại tuyến xã, tuyến huyện
chiếm khoảng 30%, tuyến tỉnh và trung ương khoảng 20%.
Bảng 2: Thực hiện kế hoạch giường bệnh trong 3 năm qua(2003- 2005)
(Đơn vị: giường bệnh)
2003

2004

2005


Đơn vị

Kế
hoạch

Thực
hiện

Kế
hoạch

Thực
hiện

Kế
hoạch

Thực
hiện

Tuyến tỉnh

1.160

1.464,7

1.160

1.574,42


1.290

1.841,77

615

801,2

625

801,2

625

967

1.775

2.266

1.785

2.375,62

1.915

2.809

Tuyến huyện
Tổng cộng


Bảng 3: Công suất sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện qua 3 năm
(2003- 2005)
Năm 2003
Đơn vị

Năm 2004

Năm 2005

Công suất sử dụng Công suất sử dụng Công suất sử dụng
GB (%)
GB (%)
GB (%)

Tuyến tỉnh

126,3

135,72

146,7

Bình quân tuyến tỉnh

130,24

128,2

142,8


Bình
huyện

127,65

133

154,7

quân

tuyến

Qua kết quả hai bảng trên cho thấy: hầu hết các bệnh viện trong vòng 3
năm qua đều vượt chỉ tiêu giường bệnh được giao.
Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng giường bệnh trong 3 năm (2003-2005)
24


Tên bệnh viện

Tổng số giường bệnh/số thực hiện
2003

2004

2005

1.160/1.464


1.160/1.574

1.290/1.842

126,2%

135,7%

142,8%

615/809

625/793

625/967

131,5%

126,9%

154,7%

1.775/2.273

1.785/2.367

1.915/2.467

128,1%


132,6%

128,8%

Tuyến tỉnh
(Năm 2003,2004 có 8 BV,
năm 2005 có 9 BV)

Tỷ lệ giường thực hiện/
giường kế hoạch
Tuyến huyện
(Có 9 BV)

Tỷ lệ giường thực hiện/
giường kế hoạch
Cộng toàn tỉnh
(Tổng số 18 BV)

Tỷ lệ giường thực hiện/
giường kế hoạch

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ sử dụng giường bệnh thực tế so với giường kế
hoạch ở cả 2 tuyến tỉnh và huyện hàng năm đều đạt mức trên dưới 130%. Điều
này cho thấy nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại các bệnh viện tuyến tỉnh
và huyện là rất cao (năm sau cao hơn năm trước)
2. Phương hướng và giải pháp phát triển
- Xây dựng hoàn chỉnh đề án TTYT vùng Đông Bắc trình các Bộ và
Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, từng đơn vị xây dựng các Dự án khả thi
theo hướng phát triển các kỹ thuật chuyên sâu theo mục tiêu của Đề án.

- Hoàn chỉnh về cơ sở vật chất trang thiết bị, củng cố và triển khai các mũi
nhọn kỹ thuật chuyên sâu. Thực hiện KCB một số bệnh nặng, giảm tải cho Hà
Nội và Bệnh viện Trung ương. Tiếp tục đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm
học tập với các Trung tâm y tế chuyên sâu của Hà Nội, Huế và thành phố Hồ
Chí Minh.
- Thực hiện theo thông tư số: 11/2005/TTLT – BYT – BNV, ngày 12
tháng 04 năm 2005 của Bộ y tế và Bộ Nội vụ, về hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý
nhà nước về y tế địa phương cụ thể: Thành lập phòng y tế ở 09 huyện, trực thuộc
UBND các huyện, thành, thị giúp UBND huyện quản lý nhà nước về y tế trên
địa bàn và quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Thành lập 09 Bệnh viện đa
25


×