Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Dàn ý phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ tây tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.85 KB, 2 trang )

Sharing the value

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
I. Mở bài
1. Giới thiệu tg (Phần này như hôm trước nhé)
2. Giới thiệu tác phẩm (Phần này như hôm trước nhé)
3. Giới thiệu đoạn trích
Nội dung: Đoạn trích miêu tả một đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước con người
Tây Bắc, qua đó khắc họa vẻ đẹp hào hoa lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ.
II Thân bài
Đánh giá chung: (Phần này như hôm trước nhé)
1. 4 câu đầu: Đêm liên hoan văn nghệ đầm ấm tình quân dân
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
a, Sau những ngày hành quân gian khổ, hiểm nguy đầy những hy sinh mất mát, người
lính Tây Tiến dừng chân nơi bản làng nào đó và đêm liên hoan văn nghệ đầm ấm tình
quân dân đã diễn ra
- "Bừng lên" gợi cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt: Giữa màn đêm dày đặc bao phủ núi
rừng, cả doanh trại bỗng bừng lên trong ánh lửa đuốc, tưng bừng rộn rã trong tiếng khèn
và các cô gái vung cao e ấp tình tứ trong những vũ điệu dập dìu, quyến rũ.
b, MT đêm lửa trại, QD đã kịp thời nắm bắt được chất hào hoa lãng mạn trong tâm hồn
người lính:
- Câu hỏi :Kìa em xiêm áo tự bao giờ" thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên rồi reo
vui sung sướng của những người lính khi các cô gái hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng
lẫy.
- Tiếng khèn và dáng điệu e ấp tình tứ của các cô đã thu hút hồn vía cảu các chàng trai Hà


Nội, khiến tâm hồn họ như phiêu diêu đến tận thủ đô nước Lào, mơ tưởng một ngày mai
tươi sáng: "Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ".
=> Không phải những tâm hồn hào hoa lãng mạn thì không thể sống hết mình với những
vẻ đẹp mang màu sắc xứ lạ phương xa đến như vậy.
2. 4 câu tiếp: Cảnh sông nước và con người Tây Bắc
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ


Sharing the value
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
a, Không gian là một dòng sông lúc chiều xuống giăng mắc một màn sương mờ ảo.
- Trên dòng sông ấy nổi lên một "dáng người trên độc mộc"
+ Độc mộc là con thuyền làm bằng 1 thân cây gỗ to khoét trũng dùng để vượt thác leo
ghềnh.
+ Hình ảnh thơ gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, cứng cáp của con người Tây Bắc nơi đầu
sóng ngọn thác.
+ Vẻ đẹp ấy có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với tâm hồn hào hoa lãng mạn cua những người
lính.
- Những triền lau bông xám bạc phất phơ theo chiều gió đưa đẩy qua cảm nhận của người
ra đi có cái gì đó thật quyến luyến, như có hồn phản phất trong gió trong cây.
- Rồi những bông hoa rừng đong đưa trên dòng nước lũ khi những con mua to đầu nguồn
làm nước lũ ập về, những bông hoa chao đảo trên dong nước xiết như cũng muốn làm
duyên.
b, Nhận xét
- Cảnh chiều sương Châu Mộc được viết theo bút pháp chấm phá: Trên dòng sông mờ ảo,
thấp thoáng một dáng thuyền độc mộc, 1 hồn lau, một bông hoa đong đưa giữa dòng
nước lũ. Nét bút như nhòe mờ để cho cái dáng, cái hồn, cái điệu tức là cái thần thái của
cảnh nổi rõ.

- Những câu hỏi gợi nhắc kí ức "có thấy" "có nhớ" kết hợp với hình ảnh thể hiện nét điệu
nghệ trong việc sử dụng ngôn ngữ của QD:
+ Câu hỏi "Có thấy" gắn với hình ảnh trừu tượng là "hồn lau". Bời hồn lau trựu tượng kia
ko phải ai cũng thấy. Phải là những tâm hồn hào hoa lãng mạn mới cảm nhận được cái
hồn của tạo vật
+ Câu hỏi "Có nhớ" gắn với hình ảnh cụ thể là "dáng người trên độc mộc", "hoa đong
đưa". Bởi dáng người và bông hoa kia ai cũng thấy nhưng ko phải ai cũng nhớ. Chỉ có
những tâm hồn hào hoa lãng mạn mới có thể nhận ra để rồi nhớ mãi.
3. Nghệ thuật
- Bút pháp chấm phá mềm mại uyển chuyển
- Ngôn ngũ hình ảnh mang chất thơ nhạc họa của cuộc sống, sử dụng những câu hỏi tu từ
khéo léo
- Thể thơ thất ngôn, nhịp 4/3, cứ 1 câu kết thúc vần bằng lại 1 câu kết thúc vần trắc tạo
nên nhạc điệu của bài thơ
- Giọng điệu phù hợp với trạng thái cảm xúc.
III Kết bài



×