Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

CÂU hỏi và đáp án môn THI TRIẾT học hệ THẠC sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.16 KB, 57 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN THI TRIẾT HỌC HỆ THẠC SĨ
1. Triết học Ấn độ (hoàn cảnh ra đời, đặc trưng);
2. Triết học phật giáo (quan điểm về bản thể luận, quan điểm về nhân sinh triết lý
giáo dục của Phật giáo);
3. Triết học Nho giáo (Quan điểm của Nho giáo về chính trị, đạo đức xã hội,
phương châm giáo dục của Nho giáo? vận dụng thực tiễn)
4. Bản thể luận triết học Mac
5. Phép biện chứng duy vật (các nguyên tắc phương pháp luận rút ra và vận dụng
vào thực tiễn)
6. Lý luận nhận thức (Thực tiễn và vai trò của thực tiễn, tính thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn)
7. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - từ lý luận đến thực tiễn
8. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (lý luận và thực tiễn)?
9. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và vấn đề xây dựng, phát triển nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (lưu ý tính kế thừa và tính thường lạc hậu hơn
của ý thức xã hội).

1. Hoàn cảnh ra đời triết học và đặc điểm của triết học ấn Độ
a. Hoàn cảnh ra đời của Triết học Ấn Độ
Điều kiện tự nhiên: ấn Độ cổ đại là một lục địa lớn ở phía Nam châu á, có
những yếu tố địa lý rất trái ngược nhau: Vừa có núi cao, lại vừa có biển rộng; vừa
có sông ấn chảy về phía Tây, lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông; vừa có
đồng bằng phì nhiêu, lại có sa mạc khô cằn; vừa có tuyết rơi giá lạnh, lại có nắng
cháy, nóng bức...


Điều kiện kinh tế - xã hội: Xã hội ấn Độ cổ đại ra đời sớm. Theo tài liệu khảo
cổ học, vào khoảng thế kỷ XXV trước Công nguyên (tr. CN) đã xuất hiện nền văn
minh sông ấn, sau đó bị tiêu vong, nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Từ thế kỷ XV tr.
CN các bộ lạc du mục Arya từ Trung á xâm nhập vào ấn Độ. Họ định cư rồi đồng
hóa với người bản địa Dravida tạo thành cơ sở cho sự xuất hiện quốc gia, nhà nước


lần thứ hai trên đất ấn Độ. Từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên đến thế kỷ XVI
sau Công nguyên, đất nước ấn Độ phải trải qua hàng loạt biến cố lớn, đó là những
cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các vương triều trong nước và sự xâm
lăng của các quốc gia bên ngoài.
Đặc điểm nổi bật của điều kiện kinh tế - xã hội của xã hội ấn Độ cổ, trung đại
là sự tồn tại rất sớm và kéo dài kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình "công xã nông
thôn", trong đó, theo Mác, chế độ quốc hữu về ruộng đất là cơ sở quan trọng nhất
để tìm hiểu toàn bộ lịch sử ấn Độ cổ đại. Trên cơ sở đó đã phân hóa và tồn tại bốn
đẳng cấp lớn: tăng lữ (Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân tự do (Vaisya) và
tiện nô (Ksudra). Ngoài ra còn có sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp,
tôn giáo.
Điều kiện về văn hóa: Văn hóa ấn Độ được hình thành và phát triển trên cơ sở
điều kiện tự nhiên và hiện thực xã hội. Người ấn Độ cổ đại đã tích lũy được nhiều
kiến thức về thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng nhật thực,
nguyệt thực... ở đây, toán học xuất hiện sớm: phát minh ra số thập phân, tính được
trị số π, biết về đại số, lượng giác, phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3. Về y
học đã xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa bệnh bằng thuật châm cứu, bằng
thuốc thảo mộc.
Nét nổi bật của văn hóa ấn Độ cổ, trung đại là mang dấu ấn sâu đậm về tín
ngưỡng, tôn giáo. Văn hóa ấn Độ cổ, trung đại được chia làm ba giai đoạn:


- Khoảng từ thế kỷ XXV - XV tr. CN gọi là nền văn minh sông ấn.
- Từ thế kỷ XV - VII tr. CN gọi là nền văn minh Vêda.
- Từ thế kỷ VI - I tr. CN là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn
giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống.
Hệ thống chính thống bao gồm các trường phái thừa nhận uy thế tối cao của
Kinh Vêda. Hệ thống này gồm sáu trường phái triết học điển hình là Sàmkhya,
Mimànsà, Védanta, Yoga, Nyàya, Vai'sesika. Hệ thống triết học không chính thống
phủ nhận, bác bỏ uy thế của kinh Vêda và đạo Bàlamôn. Hệ thống này gồm ba

trường phái là Jaina, Lokàyata và Buddha (Phật giáo).
b. Những đặc điểm cơ bản củaTriết học ấn Độ
Trước hết, triết học ấn Độ là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những
tư tưởng tôn giáo. Giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học
ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Vêda, Upanisad. Tuy
nhiên, tôn giáo của ấn Độ cổ đại có xu hướng "hướng nội" chứ không phải "hướng
ngoại" như tôn giáo phương Tây. Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết học tôn giáo ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan
dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồng
nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ (Atman và Brahman).
Thứ hai, các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước.
Thứ ba, khi bàn đến vấn đề bản thể luận, một số học phái xoay quanh vấn đề
"tính không", đem đối lập "không" và "có", quy cái "có" về cái "không" thể hiện
một trình độ tư duy trừu tượng cao.


Triết học ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề
của triết học. Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc bản thể luận, nhận thức luận
và nhân sinh quan, triết học ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát
khá sâu sắc; đã đưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản triết học của
nhân loại.
Một xu hướng khá đậm nét trong triết học ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giải
quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi
tìm cái Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân. Có thể nói: sự phản
tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học ấn Độ cổ,
trung đại (trừ trường phái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều
biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm
hay nhị nguyên. Phải chăng, điều đó phản ánh trạng thái trì trệ của "phương thức
sản xuất châu á" ở ấn Độ vào tư duy triết học; đến lượt mình, triết học lại trở thành
một trong những nguyên nhân của trạng thái trì trệ đó.
2. Triết học phật giáo (quan điểm về bản thể luận, quan điểm về nhân sinh

triết lý giáo dục của Phật giáo);
1. Quan niệm cơ bản về Bản thể luận
• Trong Phật giáo, thế giới quan không tách rời nhân sinh quan, bởi lẽ khảo sát thế
giới, nghiên cứu vũ trụ mà tách rời khỏi con người thì đức Phật không chấp nhận.
• Theo đức Phật, mọi sự vật, hiện tượng đều phải xem xét đến cái chân tướng, cái
thực tướng của nó (gần với khái niệm bản chất trong triết học), tránh tưởng tượng;
phải thị kiến và như thực kiến (gần với khái niệm khách quan trong triết học). Với
cách khảo sát thế giới này, Phật đã phát hiện ra mọi hiện tượng đều do nhân duyên
sinh, các pháp do nhân duyên sinh. Nhân duyên ở đây chỉ mối liên hệ, điều kiện.


Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ chằng chịt, không có gì
là tồn tại độc lập tuyệt đối.
• Phật giáo cho rằng, bản thể (thực tướng) của vũ trụ là chân như (chân tâm) không
thể mô tả được, bởi vậy, thái độ đúng đắn nhất để trực nhận bản thể là im lặng (vô
ngôn).
• Nhìn chung, thế giới quan Phật giáo được thể hiện rõ nét qua các tư tưởng chủ
yếu là: “nhất thiết duy tâm tạo”, “vô thường”, “vô ngã” và “luật nhân quả”.
- “Nhất thiết duy tâm tạo”: là vạn pháp (mọi sự vật, hiện tượng) từ tâm mà sinh ra,
phụ thuộc vào “duyên khởi” (điều kiện, hoàn cảnh).
- “Vô thường”: là không thường, có sinh có diệt, biến đổi, trôi, chảy không ngừng,
không có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Sự biến đổi nhanh hơn một niệm gọi là
“niệm niệm vô thường”. Sự chuyển rõ theo chu kỳ “thành – trụ - hoại – không”
hay “sinh – trụ - dị - diệt) gọi là “nhất kỳ vô thường”.
- “Vô ngã”: là sự vô thường của con người, không có trường sinh. Vì vậy, theo
Phật giáo, mọi mưu toan làm cho cái ta (ngã) trường tồn đều là sai lầm, trái với
chân lý của Phật. Phật giáo được gọi là “đạo sắc sắc – không không”.
- “Luật nhân quả”: Theo Phật giáo có nguyên nhân tất sinh ra kết quả (quả báo).
Nhưng kết quả phụ thuộc vào duyên khởi. Nguyên nhân phù hợp với duyên khởi sẽ
có kết quả phù hợp là “nhất định pháp”, “trồng dưa được dưa, trồng đậu được

đậu”; còn duyên khởi không phù hợp thì kết quả thế này hoặc thế khác gọi là “bất
định pháp”. Chuỗi các mối liên hệ nhân – duyên – quả báo như vậy gọi là “tính
trùng trùng duyên khởi” – “pháp giới tính”. Luật nhân quả là học thuyết sâu sắc
của Phật giáo, nó giải thích mọi sự vận động biến đổi trong vũ trụ.
2. Quan niệm về Nhân sinh quan:


Phật giáo chủ yếu quan tâm đến cứu khổ, đặc biệt là cứu khổ cho con người, do đó,
nó chủ yếu tập trung vào vấn đề con người, vấn đề nhân sinh. Đối với vấn đề này,
Phật giáo đưa ra tư tưởng “luân hồi và nghiệp báo”, “tứ diệu đế”, “thập nhị nhân
duyên” và “Niết bàn” nhằm lý giải sự ra đời, tồn tại, bản chất của đời sống con
người:
• Quan niệm về cấu tạo con người và sự xuất hiện của con người được thể hiện
trong thuyết “Luân hồi nghiệp báo”: là giáo lý của Phật giáo dựa trên luật nhân
quả. Theo Phật giáo, sự sinh tử của con người (vô ngã) là sự tan hợp của ngũ uẩn:
- Sắc: vật chất, bao gồm “tứ đại”: Địa – xương thịt; Thủy – máu; Hỏa – nhiệt;
Phong – hô hấp;
- Thụ: Là những cái chỉ cảm tình, do cảm mà biết – nghiêng về tình cảm (gần như
cảm giác);
- Tưởng: Là tưởng tượng, biểu tượng, tri giác, ký ức (nghiêng về trí);
- Hành: Là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm vận động;
- Thức: Là ý thức, cái biết phân biệt.
Theo quy luật “vô thường” năm yếu tố này luôn luôn vận động. Con người sau khi
chết có thể đầu thai trở lại sáu kiếp là: nhân, tiên, súc sinh, địa ngục, Atula và quỷ.
Quá trình cứ thế như chiếc bánh xe (luân) quay tròn (hồi). Đó là luân hồi. Tái sinh
vào kiếp nào (kết quả - nghiệp báo) là phụ thuộc vào nghiệp (ý nghiệp, khẩu
nghiệp). Lại có thiện nghiệp, ác nghiệp, bất động nghiệp, cực trong nghiệp, cận tử
nghiệp. Có nghiệp của chính bản thân, của cha mẹ, của gia đình... Hơn nữa, lại có
nghiệp báo ngay trước mắt, đến ngay với mình (quả báo nhãn tiền) hay đến với thế
hệ sau (cha làm con chịu). Tổng hợp lại gọi đó là thuyết luân hồi nghiệp báo.



Thuyết luân hồi nghiệp báo không thừa nhận có linh hồn bất tử. Luân hồi ở đây
không phải là sự đầu thai của linh hồn mà là sự kết tập mới của ngũ uẩn qua nghiệp
lực. Nó di truyền vào ngũ uẩn, dẫn dắt con người vào bể khổ trầm luân, Phật giáo
chỉ ra con đường đường lối giải thoát ở Tứ diệu đế.
• Quan niệm về cuộc đời con người được thể hiện trong “Tứ diệu đế” và “Thập nhị
nhân duyên”:
- Khổ đế: là học thuyết về sự khổ, cho rằng đời người là bể khổ. Có tám cái khổ
chủ yếu (bát khổ):
+ Sinh, lão, bệnh, tử;
+ Ái biệt li khổ: Yêu nhau phải xa nhau;
+ Oán tăng hội khổ: Ghét nhau phải hội tụ với nhau;
+ Sở cầu bất đắc khổ: Muốn mà không được;
+ Ngũ thủ uẩn khổ: Khổ vì có sự tồn tại của thân xác.
Vậy là, ngay cả khi vui sướng nhất cũng vẫn có cái khổ, không thoát khỏi bể khổ.
- “Nhân đế” (Tập đế): nói về nguyên nhân của cái khổ. Có nhiều nguyên nhân,
nhưng có ba cái chính là: tham, sân, si. Những nguyên nhân ấy kết hợp với duyên
khởi hình thành thuyết Thập nhị nhân duyên. Đó là mười hai cái vừa là nhân vừa là
duyên của sự khổ: Vô minh, hành, thức, danh - sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu,
sinh và lão - tử.
- “Diệt đế”: nói về sự diệt khổ, phải diệt nguyên nhân sinh ra khổ, phải “tịnh
nghiệp”, tức là phải diệt nghiệp.


- “Đạo đế”: là đường lối, phương pháp diệt khổ, giải thoát khỏi vòng luân hồi. Diệt
khổ suy cho cùng là diệt “vô minh” để giác ngộ chân lý của Phật giáo. Đường lối
ấy có tam học – ba cái phải học (tu) là học Giới, học Đinh và học Tuệ. Ba sự học
đó thể hiện qua tám phương pháp chính:
+ Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn, nhất là Tứ diệu đế;

+ Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn;
+ Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính;
+ Chính nghiệp: hành động chân chính (không tà dâm, không sát sinh...) nghiệp có
tà nghiệp và chính nghiệp. Nếu là tà nghiệp (sát hại, trộm cướp...) thì phải tu sửa,
cải tạo, nếu là chính nghiệp thì phải giữ cho vững. Có thân nghiệp (do hành động
gây ra), khẩu nghiệp (do lời nói gây ra) và ý nghiệp (mới trong ý nghĩ)
+ Chính mệnh: phải tiết chế dục vọng, trì giới (giữ các điều răn).
+ Chính tinh tấn: hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá chân lý của
Phật.
+ Chính niệm: Phải thường hằng nhờ Phật, niệm Phật.
+ Chính định: Phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về Tứ diệu đế, về vô
thường, khổ.
• “Niết bàn”: Thực hành tu luyện tốt đạo để có thể giác ngộ chân lý nhà Phật,
chứng quả Niết bàn, giải thoát khỏi bể khổ trầm luân.
- Niết bàn là một trạng thái tinh nghiệp, hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sự
sinh tử luân hồi, là đắc đạo ở các mức độ khác nhau.


- Niết bàn không phải là một thế giới khác riêng biệt mà ở ngay thế giới hiện thực.
Người đắc đạo vẫn có thể đang sống.
Phật giáo là một tôn giáo. Vì vậy, nó có những hạn chế về mặt thế giới quan và
nhân sinh quan. Song, với thái độ khách quan, chúng ta cần nhận thức rõ những
yếu tố tích cực trong tư tưởng triết học Phật giáo. Từ khi xuất hiện cho đến nay,
Phật giáo là tôn giáo duy nhất lên tiếng chống lại thần quyền. Trong những tư
tưởng của nó có những yếu tố duy vật và biện chứng. Đạo Phật còn tích cực chống
chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã
hội; nói lên khát vọng giải thoát con người khỏi những bi kịch của cuộc đời. Đạo
Phật nêu cao thiện tâm, bình đẳng, bác ái cho mọi người như là một tiêu chuẩn đạo
đức cơ bản của đời sống xã hội. Những giá trị tích cực của Phật giáo đã đưa nó lên
thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới.

3. Triết học Nho giáo (Quan điểm của Nho giáo về chính trị, đạo đức xã hội,
phương châm giáo dục của Nho giáo? vận dụng thực tiễn)
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ
chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo
cho được người cai trị kiểu mẫu – người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ
làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với “tiểu nhân”, những
người thấp kém về điạ vị xã hội; sau “quân tử” còn chỉ cả phẩm chất đạo đức:
những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với “tiểu nhân” là những
người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi
đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở
thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tự đào tạo”, phải “tu thân”. Sau
khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải “hành đạo” (Đạo không đơn
giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo
đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là


nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự
nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có
Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi
giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho
giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó.
a. Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức… để làm
chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ
đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ
được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.
Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân
thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng).
Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên

những nguyên tắc“chết người”
_Quân thần: (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là: dù vua có bảo cấp
dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì
cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn
công minh, tôi trung thành một dạ.
_Phụ tử: (“phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con
không chết thì con không có hiếu)”)
_Phu phụ: (“phu xướng phụ tùy” nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)
Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có
trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
_Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
_Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
_Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.


_Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
_Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo,
gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
_Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
_Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
_Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con”
Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có,
là: công – dung – ngôn – hạnh.
_Công: khéo léo trong việc làm.
_Dung: hòa nhã trong sắc diện.
_Ngôn: mềm mại trong lời nói.
_Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
Đạt đạo: Đạo có nghĩa là “con đường”, hay “phương cách” ứng xử mà người quân

tử phải thực hiện trong cuộc sống. “Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua
tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè” (sách Trung Dung), tương
đương với “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu”. Đó chính là Ngũ
thường, hay Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là “trung dung”. Tuy
nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng
nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
Đạt đức: Quân tử phải đạt được ba đức: “nhân – trí – dũng”. Khổng Tử nói: “Đức
của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người
trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi” (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử
thay “dũng” bằng “lễ, nghĩa” nên ba đức trở thành bốn đức: “nhân, nghĩa, lễ,
trí”. Hán nho thêm một đức là “tín” nên có tất cả năm đức là: “nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín”. Năm đức này còn gọi là ngũ thường.


Biết thi, thư, lễ, nhạc: Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo” và “đức”, người quân tử còn
phải biết “thi, thư, lễ, nhạc”. Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa
toàn diện.
b. Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm
chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành “tề gia, trị quốc,
thiên hạ bình “. Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ – gia đình, cho đến lớn – trị
quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ
nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
Nhân trị: Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi
người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói:
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người
khác” (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức,
Khổng Tử nói: “Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì
nhạc mà làm gì?” (sách Luận ngữ).
Chính danh: Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi

người phải làm đúng chức phận của mình. “Danh không chính thì lời không thuận,
lời không thuận tất việc không thành” (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề
Cảnh Công: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử – Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra
cha, con ra con” (sách Luận ngữ).
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo,
chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và
đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư,
lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà
không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức
thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).


c. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam.
Sự phát triển của Nho giáo Việt Nam không tách rời những yêu cầu xã hội như
trên đã nói, cho nên trong buổi thịnh tự nhất, nó không khỏi có một số tác dụng
tích cực.
Trước hết là cương vị độc tôn, Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và uy
thế tóp phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu
mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy
mô hoàn chỉnh có đầy đủ những thể chế và điều phạm. Mà ở thế kỷ XV, các xu thế
phát triển đó đã và đang giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trên
các bình diện sản xuất và củng cố quốc phòng.
Như đã biết, quá trình đi lên của Nho giáo Việt Nam không tách rời yêu cầu
phát triển nền kinh tế tiểu nông gia trưởng dựa trên quyền sở hữu của giai cấp địa
chủ của nhà nước và của một bộ phận nông dân trực tiếp tự canh về ruộng đất. Vì
thế cho nên khi chiếm được vị trí chủ đạo trên vòm trời tư tưởng của chế độ phong
kiến, Nho giáo càng có điều kiện xúc tiến sự phát triển này. Nó làm cho sản xuất
nông nghiệp và trao đổi hàng hoá được đẩy mạnh hơn trước.
Đồng thời Nho giáo đem lại một bước tiến khá căn bản trong lĩnh vực văn

hoá tinh thần của xã hội phong kiến nước ta từ thế kỷ XV, trước hết nó làm cho
nền giáo dục phát triển hết sức mạnh mẽ nhất là dưới triều Lê Thánh Tông. Nền
giáo dục ấy cùng với chế độ thi cử đã đào tạo ra một đội ngũ tri thức đông đảo
chưa từng thâý trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Do đó khoa học và văn
học nghệ thuật phát triển.
Hơn nữa sự thịnh trị của Nho giáo từ thế kỷ XV cũng là một hiện tượng góp
phần thúc đẩy lịch sử tư tưởng nước ta tiến lên một bước mới. Là một học thuyết
tích cực nhập thể, nó cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu vào tìm hiểu những
quan hệ xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Do đó,
nhận thức lý luận của dân tộc ta về các vấn đề ấy cũng được nâng cao hơn. Dựa


vào lịch sử của Nho giáo, nhà vua và các nho sĩ giải thích các vấn đề ấy có lập luận
và có lý lẽ đầy đủ hơn.
Nhưng Nho giáo Việt Nam dù có lý do để tồn tại và phát triển thì cũng vẫn
gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nước và là công cụ thống trị và tư
tưởng của giai cấp đó. Mà giai cấp địa chủ đó từ thế kỷ XV trở về trước tuy có một
vai trò nhất định nhưng vẫn là một giai cấp bóc lột đối với nhân dân. Và bất cứ một
giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng mang theo những vết bùn nhơ và
bàn tay vấy máu của những người lao động.
Cho nên Nho giáo với tư cách là vũ khí của giai cấp phong kiến Việt Nam
dù cho có không ít tích cực thì tác dụng tích cực đó cũng còn rất hạn chế. Thực ra
ngay ở thời kỳ thịnh trị của nó, Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cực nghiêm
trọng và chứa đựng khả năng suy yếu sau này của nó.
Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa
giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tư tưởng và trong địa
hạt giáo dục khoa học. Các quan lại, sĩ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của
Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi người suy nghĩ và hành động của
mình, lấy cái xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội;
lấy những sự tích và điều phạm trong kinh, thư, kinh xuân thu làm tiêu chuẩn để

bình giá mọi sự việc.
Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và
nghệ thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực
này bị dập vào những cái khuôn sẵn có. Đó là một tật bệnh đã được rèn đúc ngay
từ khi người nho sĩ phải mài dũa văn chương để tiến vào con đường cử nghiệp.
Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi người nhất là các phần tử tri
thức đi sâu vào cải tạo “tu tề trị bình” vào việc học hành, thi đỗ, dương danh thiên
hạ. Vì vậy mà trong thực tế, Nho giáo đã làm cho những người gia nhập tầng lớp
Nho sĩ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề cao


đạo tư thân và đạo tự nước chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức vè khoa học tự
nhiên cũng như về các ngành sản xuất và lưu thông. Tính chất tiêu cực ấy của Nho
giáo càng về sau càng gây tác hại không nhỏ trong việc phát triển lực lượng sản
xuất của xã hội.
Khi đã chiếm được địa vị thống trị trên vũ đài tư tưởng, Nho giáo Việt Nam
không tiếp tục đi sâu vào khám phá những vấn đề bản chất của đời sống và của vũ
trụ, vì mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Nó chỉ chú trọng đến những quan hệ
chính trị và đạo đức thực tế. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số
phận và yêu cầu giải phóng con người được đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực.
Nó không giải đáp được vấn đề ấy vì nó đã sớm bỏ con đường phát triển tư duy
trừu tượng.
Hơn nữa, một khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của nó đặc biệt phát triển
mạnh. Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con người và bóp nghẹt nếp sống giản dị,
những quan hệ xã hội trong sáng, những tình cảm tự nhiên và chân thực của suy
sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phản động, cổ hủ và lạc hậu.
Do đó,bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng đem lại không ít
tác động tiêu cực mà cho đến nay nó vẫn còn là nhân tố kìm hãm sự phát triển văn
hoá tại các vùng nông thôn Việt Nam.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất hạ màn thì một ngôi sao mới bắt đầu mọc

lên ở chân trời Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, phát tích từ một gia đình
Nho giáo khoa bảng, từ một tỉnh Nho học truyền thống. Với Nguyễn Ái Quốc, chủ
nghĩa Mác-Lênin du nhập Việt Nam, phát triển và thành công, lạ thay và đẹp thay,
không phải bằng sự xung đột với Nho giáo mà bằng sự vượt qua và giữ lại, nói
theo cách phương Tây, là bằng một phủ định biện chứng các khối lượng khổng lồ
những tri thức truyền thống tích tụ bao đời, trong đó Nho giáo là bộ phận quan
trọng hàng đầu. Suốt thời đại Hồ Chí Minh, trên nước Việt Nam, tất nhiên có nhiều
cuộc phê bình Nho giáo, đã thêm rõ phần tiêu cực phải bỏ đi và phần tích cực cần


trọng dụng, nhưng ở đây chưa hề xảy ra một cuộc vận động nào bài Nho, đả Khổng
cả.
Trong vấn đề kế thừa văn hoá truyền thống (mà cốt lõi là tư tưởng Nho học)
một lần nữa, Hồ Chí Minh lại nêu cho dân tộc mình một tấm gương sáng chói về
quan niệm lịch sử, về cách đánh giá người xưa. Với tư tưởng trọng nam khinh nữ,
tư tưởng coi khinh lao động chân tay, bệnh danh lợi địa vị… phải triệt để phê phán.
Song phê phán triệt để không có nghĩa là phủ định sạch trơn. Phục cổ mù quáng là
sai lầm và tội lỗi. Song, phủ định sạch trơn cũng là một thái độ không khoa học, và
vì thế, không cách mạng. Nghiên cứu thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
đối với Nho giáo, ta thấy ba cái mốc thời gian đáng chú ý:
– Một là ở tuổi 30, không lâu sau bước ngoặt lịch sử tư tưởng của Người, khi
người thanh niên sôi sục bầu nhiệt huyết yêu nước thương nòi vừa tiếp thu được
ánh sáng tư tưởng Lênin và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, trong bài
L’Indochine đăng trên tạp chí La Revue Communiste, Nguyễn Ái Quốc đã nhắc
đến tư tưởng của Khổng Khâu về “thế giới đại đồng” và gọi nhà tư tưởng ấy là
“ông Khổng Tử vĩ đại” (Le grand Confucius).
– Hai là trong thập kỷ 40, khi được hỏi về chính kiến của mình, Nguyễn Ái Quốc
đã làm một sự so sánh vắn tắt: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự
tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jésus có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao
cả. Chủ nghĩa Marx có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ

nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện
nước ta” và kết luận: “Khổng Tử, Jésus, Marx, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm
chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã
hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ
nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố
gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.


– Ba là ngày 19-5-1965, trên cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, Hồ Chí
Minh trong cuộc thăm chính thức nước CHND Trung Hoa (bấy giờ đang rục rịch
“phê Lâm phê Khổng” và “đại cách mạng văn hóa” đã yêu cầu bố trí cho Người đi
thăm Khổng Miếu và đã để lại một bài thơ tứ tuyệt rất hay, bài Phỏng Khúc Phụ.
Những điều nói trên đều thể hiện một thái độ nhất quán của Nguyễn Ái
Quốc- Hồ Chí Minh đối với Khổng Tử và Nho giáo, thái độ ấy đã được Người nêu
rõ trong bài nói tại Hội nghị huấn luyện toàn quốc lần thứ nhất 1950: “Tuy Khổng
Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng
song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Trong các trước tác suốt 60
năm hoạt động cách mạng phong phú và sôi nổi của mình, Hồ Chí Minh đã hàng
trăm lần vận dụng các mệnh đề tư tưởng Nho gia và đặc biệt trong lời kết thúc buổi
ra mắt của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951, Người đã dùng ba mệnh đề bất hủ
của Nho giáo nói về tiêu chuẩn của người quân tử là “Giàu sang không thể quyến
rũ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Uy lực không thể khuất phục” để khái quát
phẩm chất của người cộng sản Việt Nam (Chính Người là kết tinh đẹp đẽ nhất,
trong sáng nhất của phẩm chất ấy).
Trong thời đại nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, mở cửa giao lưu
hợp tác quốc tế, nếu nhận thức đúng đắn về những mặt tích cực của Nho giáo sẽ là
một yếu tố hết sức có ích cho sự phát triển đi lên của đất nước.
4. Bản thể luận triết học Mac
Cấu trúc của triết học Mác-Lênin- đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
cùng với nó, trong sự thống nhất gắn bó không tách rời là chủ nghĩa duy vật lịch

sử. Trong thành phần của triết học Mác-Lênin còn có những vấn đề triết học trong
khoa học tự nhiên, tâm lý học, lôgíc học, đạo đức học, mỹ học, chủ nghĩa vô thần
khoa học và lịch sử triết học. Triết học- đó không chỉ là lý luận của biện chứng


khách quan và lôgíc của nhận thức khoa học, mà còn là lý luận của học thuyết xã
hội học chung, của học thuyết đạo đức học và mỹ học.
Phương pháp tư duy triết học Mác - Lênin là tư duy lý luận. Loại tư duy dựa
vào việc tổng kết kinh nghiệm của nhân loại, thành quả của khoa học và của văn
hoá nói chung.
Triết học Mác-Lênin, định hướng vào sự phản ánh tương ứng, chân thực các
qui luật của tự nhiên và trên cơ sở đó, thấy trước những sự kiện, biến cố của tương
lai. Khi áp dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật và dựa vào sự nhận
thức các qui luật của sự phát triển của xã hội, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã
tiên đoán được thời đại của những sự thay đổi xã hội sâu sắc rất lâu trước khi điều
đó xẩy ra.
Cùng với những vấn đề trên, triết học Mác-Lênin có sự khác biệt sâu sắc với
bất kỳ một khoa học chuyên ngành nào, trước hết ở chỗ, triết học là thế giới quan
của giai cấp công nhân- đó là đặc thù chính của triết học Mác-Lênin. Đưa ra và
phát triển thế giới quan khoa học là sứ mạng lịch sử của triết học Mác-Lênin. Hệ
thống triết học đó không chỉ gắn trong mình học thuyết về bản chất và các qui luật
của sự vận động và phát triển của thế giới, mà còn đưa ra những tư tưởng và các
quan điểm về đạo đức, luân lý, nghĩa là triết học Mác-Lênin không chỉ phản ánh
những qui luật của hiện thực, mà còn thể hiện mối quan hệ của con người và của
các nhóm người với hiện thực đó.
Khởi điểm lý luận của bất kỳ học thuyết triết học nào đều là vấn đề về mối
quan hệ gữa tồn tại với tư duy, giữa cái tinh thần với cái vật chất, giữa cái chủ quan
với cái khách quan.
"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại nhất,
là vấn đề về mối quan hệ của tư duy với tồn tại" (Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc

và sự cáo chung của nền triết học cổ điển Đức/C.Mác và Ph. Ăngghen: t.21,
tr.282). Cái gì sinh ra và qui định cái gì- thế giới vật chất sinh ra và qui định thế


giới tinh thần, hoặc ngược lại, thế giới tinh thần sinh ra và qui định thế giới vật
chất- đó là mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học; giải quyết mặt này như thế nào
chia các nhà triết học và các học thuyết của họ thành hai trường phái đối lập nhau
là trường phái duy vật và trường phái duy tâm.
Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại còn chỉ ra và giải thích tính
chất của mối liên hệ giữa khách thể và chủ thể nhận thức- đó là mặt thứ hai vấn đề
cơ bản của triết học. Chủ nghĩa Mác cho rằng, vật chất là thực tại khách quan, tồn
tại bên ngoài, có trước và không phụ thuộc vào ý thức, đồng thời coi ý thức là
thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao, khảng định ý thức xã hội là sự phản
ánh tồn tại xã hội. Triết học Mác đưa ra và khảng định nguyên tắc tính nhận biết
của thế giới, xem xét nhận thức và lý luận là sự phản ánh hiện thực khách quan.
Ngoài mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại, vấn đề cơ bản của triết học còn là
mối quan hệ của con người với thế giới như là với thể thống nhất bao gồm cả chính
bản thân con người, như là với phần nhận thức và với phần tự nhận thức. Nhận
thức của con người về thế giới, tự nhận thức vị trí của mình trong thế giới đó là
một quá trình lịch sử-xã hội, quá trình này được phát triển dựa trên cơ sở của thực
tiễn lịch sử-xã hội- đó là các nguồn gốc, các mục đích và là một trong những đối
tượng quan trọng của nhận thức triết học. Theo nghĩa này, học thuyết Mác-Lênin
về nhận thức có sự phân biệt sâu sắc với kiểu nhận thức luận cũ mang tính tự phát,
cách tiếp cận hạn hẹp, đơn lẻ và mang tính phản lịch sử. Khi bao hàm trong các
nguyên tắc của mình vấn đề tồn tại và tư duy trong tính thống nhất nhưng không
đồng nhất của chúng, lý luận nhận thức của triết học Mác-Lênin đã vượt qua
khoảng cách giữa bản thể luận và nhận thức luận của các hệ thống triết học trước
đó: Phép biện chứng duy vật "...được gọi là phép biện chứng chủ quan, tư duy biện
chứng, chỉ là phản ánh sự vận động đang thống trị trong toàn giới tự nhiên..."
(C.Mác và Ph. Ăngghen: t.20, tr.526)- là sự phản ánh không hoàn toàn đồng nhất

với hiện thực, chỉ là sự phản ánh gần đúng, sự phát ánh đã phát triển mang trong


mình dấu ấn đặc thù của nhận thức tích cực, chủ động và sáng tạo của chủ thể nhận
thức.
Triết học Mác-Lênin, trong sự đối lập với chủ nghĩa duy tâm, coi lĩnh vực
nhận thức không phải là lĩnh vực tuyệt đối của tinh thần đã bị tách rời khỏi thế giới
và thống trị trên thế giới, mà là sự phản ánh thế giới đó. Bởi vậy, sự phân tích tư
duy theo mặt nội dung của nó có nghĩa đồng thời cũng là sự phân tích chính thực
tại- cái đã tạo thành nội dung của tư duy, và đó cũng chính là sự phân tích những
hoạt động thực tiễn của con người.
5. Phép biện chứng duy vật (các nguyên tắc phương pháp luận rút ra và vận
dụng vào thực tiễn)
a. Nguyên tắc toàn diện và phương pháp hệ thống
* Nguyên toàn diện: (là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến)
- Trong hoạt động nhận thức cần:
+ Xem xét sự vật từ nhiều phương diện, góc độ. TÌm hiểu và phát hiện nhiều mối
liên hệ, quan hệ
+ Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ nào là bên trong, cơ bản, tất
nhiên, ổn định; và những mối lien hệ quan hệ nào là bên ngoài không cơ bản, ngẫu
nhiên, không ổn định
+ Dựa trên những mối lien hệ, quan hệ bên trong, tất nhiên, ổn định để lý giải được
những mối lien hệ, quan hệ còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như
sự thống nhất các mối lien hệ, quan hệ và phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
- Trong hoạt động thực tiễn cần:
+ Đánh giá đúng vai trò của từng mối lien hệ, quan hệ chi phối sự vật
+ Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp để biến
đổi những mối lien hệ, quan hệ của bản than sự vật, đặc biệt là những mối lien hệ,
quan hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng của nó



+ Nắm vững sự chuyển hóa các mối lien hệ, quan hệ của bản than sự vật, kịp thời
sử dụng các công cụ phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự
tác động của chúng, nhằm hướng lái sự vận động phát triển theo đúng quy luật và
hợp lợi ích của chúng ta.
- Ý nghĩa: Quán triệt và vận dụng sang tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp khắc phục
được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ ngĩa ngụy biện,… trong hoạt
động nhận thức và thức của chính mình.
* Phương pháp hệ thống (Cơ sở lý luận là hệ thống mang tính chỉnh thể - khách
thể)
- Phương pháp này yêu cầu:
+ Phân chia khách thể hệ thống ra thành các yếu tố, xác định môi trường mà khách
thể tồn tại
+ Phát hiên được hững mối quan hệ, liên hệ tất yếu, ổn định giữa các yếu tố, xác
định cấu trúc, vạch rõ chức năng, làm sang tỏ trật tự - tổ chức của khách thể
+ Xác định các thuộc tính tổng hợp, phát hiện ra tính chỉnh thể của hệ thống, vạch
rõ các mối lien hệ, tương tác giữa hệ thống và môi trường
+ Phát hiện ra tính hướng đích của hệ thống và xu hướng phát triển của khách thể
hệ thống
b. Nguyên tắc phát triển đi đôi với phương pháp tư duy trừu tượng
* Nguyên tắc phát triển (Cơ sở lý luận là nội dung nguyên lý về sự phát triển) đòi
hỏi:
- Trong hoạt động nhận thức:
+ Phát hiện những xu hướng, khả năng biến đổi, chuyển hóa những giai đoạn tồn
tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động, phát triển của chính nó
+ Xây dựng được hình ảnh về sự vật nhhuw sự thống nhất các xu hướn, những giai
đoạn thay đổi của nó, từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển của sự vật.
- Trong hoạt động thực tiễn:



+ Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng tồn tạ của sự vật để nhận định đúng các
xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra với nó.
+ Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp để biến đổi những
điều kiện tòn tại, phát huy hay hạn chế những khả năng của sự vật nhằm hướng lại
sự vật vận động theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta.
- Ý nghĩa: Giúp chủ thể khắc phục được tư duy siêu hình, lối xem xét cứng nhắc,
đầu óc bảo thủ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
* Phương pháp tư duy trừu tượng đến cụ thể: (Cơ sở lý luận là cái trừu tượng và
cái cụ thể)
- Phương pháp này yêu cầu: Nhận thức khoa học phải thống nhất hai quá trình
nhận thức và vận động đối lập: Từ cụ thể (cảm tính) đến trừu tượng và từ trừu
tượng đến cụ thể (trong tư duy)
+ Từ cụ thể đến trừu tượng: Dựa vào những tài liệu cảm tính thông qua phân tích
xây dựng các khái niệm, định nghĩa, định luật… phản ánh từng mặt, từng thuộc
tính của đối tượng đang nghiên cứu
+ Từ trừu tượng đến cụ thể: Dựa trên những khái niệm định nghĩa đơn giản, trừu
tượng thong qua tổng hợp biện chứng xây dựng cái cụ thể
- Ý nghĩa: Cho phép đi sâu vào bản chất của đối tượng nghiên cứu, hình dung tất
cả các mặt, các quan hệ tác động lẫn nhau.
c. Nguyên tắc lịch sự và phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái logic
* Nguyên tắc lịch sử (nội dung nguyên lý về mối lien hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển) yêu cầu:
- Trong hoạt động nhận thức: Phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát
triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh quan hệ cụ
thể
+ Trong hạt động thực tiễn: Phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng
cho những sự vật cụ thể đang tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh, qua hệ cụ


thể mà không ên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào,

trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh, quan hệ nào
* Phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái logic (Cơ sở lý luận là : cái lịch sử và
cái logic) Phương pháp này đòi hỏi:
- Trong quá trình nhận thức đối tượng, logic phát triển của tư tưởng nhất thiết phải
trùng lặp một cách cơ bản, tổng quát với lịch sử phát triển của đối tượng
- Logic nhận thức phải tái hiện lại logic khách quan của sự vận động, phát triển của
hiện thực
d. Vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng trong quá
trình đổi mới ở Việt nam hiện nay
- Chú ý đên lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội, biết phân biệt đâu là lợi
ích cơ bản và không cơ bản, lợi ích vật chất, tinh thần…, phát huy mọi tiềm năng
hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội từ các thành phần kinh tế, tổ
chức chính trị - xã hội… để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hwpj
mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, dàn đều…
- Chú ý đến tình hình trong nước và quốc tế, xu thế phát triển của dân tộc và xu thế
phát triển của thời đại để hoạch định các đường lối, chính sách dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn tối ưu và khả thi
- Nắm vững các mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển
6. Lý luận nhận thức (Thực tiễn và vai trò của thực tiễn, tính thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn)
a. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
* Thực tiến là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã
hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan
- Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:
+ Hoạt động sản xuất vật chất


+ Hoạt động chính trị - xã hội.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặc gần
giống môi trường sống bên ngoài: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan

trọng).
- Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là
cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định : Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục
đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức Mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có
những nhận thức do thực tiễn và kinh nghiệm trực tiếp đem lại mà còn kế thừa, tiếp
thu những tri thức của các thế hệ trước, của người khác đem lại. Song, suy cho
cùng, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự
tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính,
hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
Ví dụ : Những tri thức về thiên văn, toán học, trồng trọt… của người xưa
đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, tính toán chu kì vận động của Mặt
Trời, của tuần trăng, sự đo đạc ruộng đất, sự đút kết kinh nghiệm từ thực tế gieo
trồng hằng năm… Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát
triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của
con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ về sự vật, hiện tượng.
Ví dụ : Khi biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bàn tay con người trở
nên khéo léo hơn, tư duy phát triển hơn…
- Thực tiễn là động lực của nhận thức Thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận
thức phát triển vì thực tiễn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho
nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.


Ví dụ : Những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, bác sĩ
Đặng Văn Ngữ (1910 -1967) đã điều chế ra nước lọc Pê-ni-xi-lin từ giống nấm Pêni-xi-lin mà ông đưa từ Nhật về. Lúc đó, thứ thuốc này được coi là thần dược, đã
làm lành vết thương cứu sống bao người, nhưng lại không chữa được những vết
thương mãn tính đã mưng mủ. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu y học phải nghiên cứu
tìm ra loại kháng sinh mới. Năm 195, Wát-man tìm ra Strép-tô-mi-xin. Là người

luôn theo dõi tình hình y học thế giới, bác sĩ Ngữ liền bắt tay nghiên cứu loại nấm
mới này trong các mẫu đất. Sau ba tháng, ông đã tìm ra 18 loại Strép-tô-mi-xin.
Trong đó, có nhiều loại trị được vết thương mãn tính đã mưng mủ.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức Các tri thức khoa học chỉ có giá trị
khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải
tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận
suông.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận
thức lại diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan,
khách quan khác nhau. Bởi vậy, tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có
thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm
nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện nhữn
nhận thức chưa đầy đủ.
Ví dụ : Thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc cho rằng. Trái Đất quay xung quanh
Mặt Trời. Nhờ có kính viễn vọng tự sáng chế và kiên trì quan sát bầu trời. Ga-li-lê
(1564-1642) đã khẳng định thuyết Nhật tâm của Cô-péc-níc là đúng và còn bổ
sung : Mặt trời còn tự quay xung quanh trục của nó. Tóm lại, thực tiễn là cơ sở của
nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
để kiểm tra kết quả của nhận thức


×