Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong giai đoạn 2001 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.26 KB, 69 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
kiệt xuất, đồng thời cũng là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời
người là tấm gương sáng ngời về đức hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Đặc biệt, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Người khẳng định: “Nói phụ nữ
là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một
nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một
nửa”1. Người đã nêu lên tư tưởng của mình về giải phóng phụ nữ và có những hành
động thiết thực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, kể từ
khi tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước (1986), Đảng ta đã không ngừng phát
1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 300.

1


huy vai trò của mình trong việc lãnh đạo toàn dân xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm
mục tiêu “giải phóng con người” mà trong đó có giải phóng phụ nữ. Từ năm 2001
đến nay, trong bối cảnh tình hình mới, nhiệm vụ đấu tranh giải phóng phụ nữ được
Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh hơn nữa, bằng nhiều chủ trương, đường lối, chính
sách cụ thể và thiết thực, nhằm góp phần thực hiện quyền bình đẳng và phát huy
vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 2001 – 2015 là điều
hết sức cần thiết, nhằm rút ra những kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm cho
việc đấu tranh thực hiện bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ trong


nhữnggiai đoạn tiếp theo. Chính vì lý do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ trong giai đoạn 2001 – 2015”
làm bài tiểu luận kết thúc môn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và sự vận dụng
của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh đòi quyền phụ nữ và phát huy vai
trò của phụ nữ ở nước ta trong giai đoạn 2001 – 2015. Qua đó thấy được giá trị to
lớn của của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự chủ động sáng tạo của Đảng và Nhà nước
ta trong việc vận dụng tư tưởng của người trong công cuộc Đổi mới đất nước nói
chung và giải phóng phụ nữ Việt Nam nói riêng.
- Đồng thời, thông qua quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy được những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân của 15 năm Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về giải phóng phụ nữ (2001 – 2015), từ đó có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm cho các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, phải nêu lên được những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về giải phóng phụ nữ.
- Thứ hai, phải trình bày đầy đủ quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ ở nước ta trong giai đoạn 2001 – 2015, nêu lên được thành tựu hạn
chế và nguyên nhân.
- Thứ ba, rút ra được ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm từ 15 năm vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ ở nước ta, lấy đó làm cơ sở để Đảng và
Nhà nước ta tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giải phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn 2001 – 2015:

cơ sở vận dụng (tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ); bối cảnh vận dụng
(trong nước và thế giới);nội dung vận dụng (chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước); kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
- Phạm vi nghiên cứu là ở nước ta, giai đoạn 2001 – 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biệt chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Có phương pháp chủ yếu là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như
phân tích, so sánh, tổng hợp…

3


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung các giá trị luận trong quá trình vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, đặc biệt
là các vấn đề về việc đấu tranh giải phóng phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa
học của sinh viên chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và các ngành học khác có
liên quan.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nhìn chung, cho đến này số lượng công trình nghiên cứu việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ không nhiều.
Trước hết, là những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh mà
trong đó có đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ. Tiêu
biểu cho các công trình này là tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người do nhà nghiên cứu Phạm Ngọc Anh chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005. Tác giả dành khoảng 15 trang để trình bày những quan điểm độc đáo,
sáng tạo của Hồ Chí Minh về giải quyền phụ nữ, từ cách tiếp cận quyền phụ nữ cho

đến các nội dung cơ bản về quyền phụ nữ trong tư tưởng của Người.
Công trình Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu,
nước mạnh của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1993, đã đề cập đến quá trình đấu tranh bền bỉ của con người trong lịch sử
loài người nói chung và người Việt Nam trong lịch sử Việt Nam nói riêng và hoạt
động của Hồ Chí Minh nhằm giải phóng con người, xây dựng cho con người Việt
Nam một cuộc sống hạnh phúc và xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

4


Hoàng Chí Bảo với công trình Văn hoá và con người Việt Nam trong tiến
trình CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, đề cập đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với yêu cầu phát triển văn
hoá và con người, phát triển văn hoá và xây dựng con người Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp theo là những công trình nghiên cứu về vai trò, phẩm chất của người
phụ nữ Việt Nam trong truyền thống và hiện đại.
Trong đó có công trình nghiên cứu Phụ nữ Việt Nam từ góc nhìn văn hóa
của Trần Quốc Vượng, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2013
trình bày về vị trí, vai trò và những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam dưới
góc độ nghiên cứu những truyền thống văn hóa của dân tộc.
Tiếp đến là công trình Phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên biến đổi xã hội
nhanh của Bùi Thế Cường, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2012. Tác giả đã tập
hợp các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước thể hiện một cái nhìn mới về
vai trò và đặc điểm của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống hiện đại.
Ngoài ra, phải kể đến công trình, Phụ nữ và quản lý cùa Nguyễn Thị Vân
Hạnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014. Trong công trình, tác giả đã trình
bày các cách tiếp cận nghiên cứu bình đẳng giới và nghiên cứu phụ nữ trong quản
lý, một số lý thuyết về trường phái nữ quyền, những rào cản và nhận định sai lầm

về phụ nữ và quản lý, thực trạng nữ lãnh đạo và quản lý trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay.
Sau cùng là những công trình nghiên cứu trực tiếp đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về giải phóng phụ nữ và sự vận dụng tư tưởng đó và sự nghiệp Đổi mới đất
nước trong giai đoạn hiện nay.

5


Tiêu biểu là công trình Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ
nữ, do Nxb Thông tấn biên soạn và xuất bản, Hà Nội, 2005 và công trình Chủ tịch
Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ của Phạm Hoàng Điệp với, Nxb Văn hoá
Thông tin, 2008, đã tập hợp những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về chủ đề
giải phóng phụ nữ; những mẩu chuyện, hồi kí, bài viết thể hiện lòng kính trọng,
yêu quý và biết ơn sâu sắc của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế đối với Người.
Kế đến là công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ của Lê
Ngọc Dũng, Luận văn Thạc sĩ Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn – ĐHQG TP.HCM, 2010. Trong đó, tác giả trình bày những nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và đề xuất một số giải pháp để
thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong hiện nay.
Bên cạnh đó phải kể đến công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp Đổi mới ở nước ta hiện nay của Đoàn Anh
Phượng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, 2012.Trong công trình, tác giả
đã trình bày một cách khá đầy đủ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giải phóng phụ nữ và trình thực trạng, giải pháp đẩy mạnh sự nghiệp giải
phóng phụ nữ ở nước ta trong thời kỳ Đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn có bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và
xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của Nguyễn Thị Trà Giang, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh trình bày khái quát những nội dung cơ bản của tư

tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ và rất
nhiều bài viết, bài báo, trang mạng trình bày về tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi và phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay.
6


Nhìn chung, trong các công trình trên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện và đầy đủ về quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải
phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc Đổi mới, đặc biệt là trong
giai đoạn 2001 – 2015. Với khả năng hạn chế của mình, tác giả mong muốn đề tài
được nghiên cứu sẽ đóng góp được phần nhỏ và kho tàng các công trình nghiên
cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 1
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc, phụ nữ Việt Nam đã góp phần sáng tạo nên mọi của cải vật chất và tinh thần,
đã tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống áp bức và bóc lột, nhất là đấu tranh
chống ngoại xâm, đã đảm đang nuôi dạy con cái, góp phần bảo vệ những truyền
thống tốt đẹp của cha ông để lại.
Nhận thức được điều đó, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò
quan trọng của phụ nữ Việt Nam. Trong tác phẩm Lịch sử nước ta, Người đã viết:
“Phụ nữ ta chẳng tầm thường. Đánh đông dẹp Bắc làm gương với đời”2.
Sớm nhận thấy phụ nữ là lực lượng đông đảo của cách mạng, từ những năm
20 của thể kỷ XX trong tác phẩm Đường Kách mệnh, dựa trên quan điểm của
C.Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ

2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 260.


7


giúp vào, thì chắc không làm nổi” Người đã khẳng định: “An Nam cách mệnh
cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”3.
Theo Hồ Chí Minh, người phụ nữ Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong gia đình, người phụ nữ vừa đóng vai trò là một người vợ, vừa làm
thiên chức của một người mẹ. Họ không chỉ làm công việc nội trợ, cơm nóng, canh
ngọt, mà phải lo chạy đủ gạo ăn cho gia đình, lo giỗ tết, cưới xin, ma chay, v.v..Họ
đã cần cù, tiết kiệm, giật gấu bá vai, sao cho vừa đủ ăn, làm tròn nghĩa vụ với tổ
tiên, với chồng con, với họ hàng làng xóm. Trong điều kiện hoàn cảnh sống còn
khó khăn, thiếu thốn, người phụ luôn lo lắng cho gia đình, cho con cái có cơm ăn,
áo mặc, được học hành và khỏe mạnh. Theo Hồ Chí Minh, phụ nữ cũng là người
có tiếng nói quan trọng trong gia đình, không chỉ xung phong sản xuất mà còn
“khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận
tải”4. Những lúc chồng con ra đi bảo vệ đất nước, thì người mẹ, người vợ ở nhà
bám chặt lấy đồng ruộng, tiếp tục sản xuất, nuôi con cái, bố mẹ già và tiếp lương
cho quân đội. Chị em phụ nữ đã làm mọi công việc thay chồng con, vì việc
nước mà vắng nhà. Công lao to lớn của các bà, các mẹ, các chị được Hồ Chí Minh
kịp thời thay mặt cả nước ngợi khen và gửi lời cảm ơn: “Nhân dân ta rất biết ơn
các bà mẹ hai miền Nam - Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của
nước ta”5.
Trên mặt trận lao động sản xuất, Hồ Chí Minh luôn khẳng định phụ nữ luôn
có vai trò rất quan trọng, họ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, chị em phụ
nữ đã góp phần công sức to lớn của mình trong việc nuôi quân và dân “ăn no đánh
giặc”. Người chỉ rõ: “chưa bao giờ có nhiều đoàn phụ nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng đi
3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 315.
4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 38.

5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 172.

8


tiếp tế vận tải đông đảo như vậy, khó nhọc, khổ sở, nguy hiểm, mà vẫn hăng hái,
vui vẻ, dũng cảm thật là đáng khâm phục” 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phân khởi
khi thấy phụ nữ nước nhà ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích
cực tham gia phong trào bình dân học vụ, nâng cao trình độ học vấn. Người khen
ngợi phong trào “Năm tốt” của phụ nữ miền Nam và phong trào “Ba đảm đang”
của phụ nữ miền Bắc. Người rất vui khi nhận thấy ở mọi ngành, mọi lĩnh vực xã
hội, phụ nữ đều tham gia và đạt được thành tích tốt.
Hồ Chí Minh rất cảm kích trước những tấm gương ngoan cường của phụ nữ
Việt Nam trong hai cuộc khánh chiến vĩ đại của dân tộc như: Nguyễn Thị Minh
Khai, Võ Thị Sáu, Út Tịch, Nguyễn Thị Định, Tạ Thị Kiều…Trong thư gửi phụ nữ
ngày 8-3-1952, Người viết: “Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ
ta đang gánh một phần quan trọng…Non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp rực rỡ”7.
Theo Hồ Chí Minh, người phụ nữ không chỉ có vai trò đối với gia đình, mà
họ còn có thể tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Ngay trong phiên họp đầu
tiên của Chính phủ (3-9-1945), Hồ Chí Minh nói: “Tất cả công dân trai gái mười
tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử”8. Ngày 1-6-1946, lần đầu tiên trong lịch
sử nước ta, phụ nữ được cầm lá phiếu trực tiếp bầu những người có đức, có tài đại
diện cho mình vào trong chính quyền cách mạng. Đây cũng là lần đầu tiên, phụ nữ
Việt Nam được thực hiện quyền công dân của mình. Ngay sau tổng tuyển cử, Hồ
Chí Minh đã giới thiệu vào Quốc hội khóa I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa một số chị em tiêu biểu như giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên, bà Tôn Thị
Quế...Từ đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo từ cấp Trung

6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 459.

7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 339-340.
8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 7.

9


ương đến cơ sở ngày càng nhiều, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước.
Trong các hoạt động văn hóa – xã hội, chị em phụ nữ cũng đã không
ngừng học tập, nâng cao trình độ. Theo Hồ Chí Minh, chính từ những cố gắng
trong học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ mà hàng vạn phụ
nữ đã trở thành chuyên gia các ngành và là cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó
giám đốc các xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã nhà nước, chủ tịch ủy ban hành
chính, bí thư chi bộ Đảng, “có người gánh vác những trách nhiệm nặng như làm
thẩm phán, chánh án”9. Người nói: “Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
ngườ phụ nữ nước ta tham gia chính quyền ngày càng nhiều”10.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam có vai trò vô cùng to lớn
trong sự nghiệp cách mạng và mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đánh giá về vai trò và
công lao to lớn của phụ nữ Việt Nam, Người đã khái quát một cách ngắn gọn mà
vô cùng sâu sắc bằng 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải giải phóng phụ nữ
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy người phụ nữ luôn phải chịu
nhiều thiệt thòi bất công trong gia đình và xã hội. Trong xã hội cũ, phụ nữ thường
bị coi thường, bị coi khinh và bị ngược đãi. Thậm chí ngay cả khi cách mạng
Tháng Tám đã thành công, trong xã hội vẫn còn có tình trạng phụ nữ bị phân biệt
đối xử bất bình đẳng.
Trong xã hội cũ, xã hội phong kiến, phụ nữ nói chung không được tôn
trọng trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Về điều này, Hồ Chí Minh viết:
“Dưới chế độ phong kiến và thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội họ bị
xem khinh như nô lệ. Trong gia đình họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam

tòng””11. Có thể nói, dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ bị áp bức bóc lột, bị
9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 639.
10
11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 523.

10


khinh rẻ, ngược đãi đến mức mất cả tư cách làm người, quyền hành quốc gia tập
trung vào tay vua, trong gia đình thì tập trung vào tay người đàn ông. Hơn thế nữa,
giai cấp phong kiến còn duy trì đạo “tam tòng”, “tứ đức”. Công bằng mà nói,
những giá trị đạo đức này có nhiều điểm tích cực đối với người phụ nữ trong việc
tu dưỡng, rèn luyện để làm tốt chức năng của người mẹ, người vợ trong gia đình.
Song, dưới chế độ phong kiến đạo “tam tòng”, “tứ đức” lại là công cụ của giai
cấp thống trị, của người đàn ông để áp bức tinh thần đối với phụ nữ.
Ở Việt Nam, dưới chế độ thực dân, phụ nữ bị áp bức, bóc lột nặng nề. Họ
không được hưởng những thành quả lao động do bàn tay, khối óc của mình
làm ra. Công lao của họ rất lớn nhưng họ không có vị trí xứng đáng nào trong xã
hội. Chủ nghĩa thực dân đã không từ một hành động bạo ngược nào để áp bức,
bóc lột phụ nữ. Chị em phụ nữ bị coi như súc vật, bị đánh đập, bị hành hạ, bị
bóc lột một cách thê thảm. Cùng một công việc làm như nhau nhưng tiền
lương của phụ nữ bao giờ cũng thấp hơn nam giới. Sinh đẻ là chức năng của phụ
nữ, nhưng khi chị em sinh đẻ lại không được nghỉ, thậm chí có nguy cơ mất
việc làm. Chị em còn phải nộp sưu cao, thuế nặng, phải mua rượu và thuốc
phiện, nếu không có tiền mua thì phải đi tù...Dưới chế độ thực dân, chị em phụ
nữ luôn bị hành hạ và bị làm nhục. Bọn thực dân cho mình có quyền chửi mắng,
đánh đập phụ nữ ở bất cứ chỗ nào chúng muốn. Chúng đã dùng mọi thủ đoạn dã
man đối với chị em phụ nữ như phải mang nặng gông xiềng đi quét đường vì
không nộp thuế; bị bắt giam vì tội “vi phạm luật thương chính” (không mua rượu
và thuốc phiện). Có nơi bọn quan cai trị còn dùng cả những hình phạt đau đớn nhất

đối với phụ nữ như bắt họ đội đá trên đầu đứng cả ngày, bắt làm “vật thế chấp”,
thậm chí đổ cả nhựa cao su nóng bỏng vào bộ phận sinh dục. Chị em phụ
nữ, kể cả những cụ già 80 tuổi, những em bé 12, 13 tuổi, những phụ nữ đang có
thai hay đang cho con bú…đều bị xúc phạm một cách dã man và tàn bạo. Hồ Chí

11


Minh đã vạch trần và phê phán bản chất của chủ nghĩa thực dân. Người khẳng
định rằng chưa có bao giờ, ở một nước nào, một thời đại nào, người ta lại vi phạm
mọi quyền làm người một cách dã man độc ác đến thế cả.
Như vậy, trong xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến cũng như dưới chế
độ thuộc địa, chị em phụ nữ về cơ bản là những người không có địa vị trong xã
hội, họ là những người bị áp bức bóc lột về kinh tế, chính trị, văn hóa, bị phân
biệt đối xử, bị nghèo đói, thiếu ăn, bị lạc hậu dốt nát. Vì vậy, để giải phóng được
phụ nữ thì trước hết phải đấu tranh giành được độc lập chủ quyền dân tộc, có
như vậy thì nhân dân ta, trong đó có chị em phụ nữ mới trở thành những người
làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình .
Gắn với việc giành được độc lập chủ quyền dân tộc, chị em phụ nữ
bước đầu đã được giải phóng. Để đảm bảo cho phụ nữ có thể được giải phóng hoàn
toàn, ngay sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc
xây dựng và ban hành Hiến pháp mới. Trong Hiến pháp đầu tiên đã ghi rõ trong
Điều 9: “Tất cả quyền bình đẳng trong cả nước là của nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, trai gái giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, “đàn bà ngang quyền
với đàn ông về mọi phương diện”. Như vậy, trong Hiến pháp, quyền công dân,
quyền bình đẳng của phụ nữ đã được xác lập. Chị em phụ nữ đã chính thức trở
thành những người phụ nữ mới, có quyền bình đẳng với nam giới, biết sống và
biết cống hiến.
Song theo Hồ Chí Minh, mặc dù đã được pháp luật quy định, nhưng trên
thực tế chị em phụ nữ vẫn chưa thực sự có được tự do, bình đẳng, chưa thực sự

được giải phóng hoàn toàn trong đời sống xã hội và trong chính gia đình của họ.
Trong Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1961, Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phụ
nữ ta đóng góp một phần rất to. Tỉnh ta có hơn 82 vạn phụ nữ, đó là một lực lượng
rất lớn. Nhưng địa vị phụ nữ chưa được xem trọng đúng mức. Ví dụ trong 3761
12


hợp tác xã nông nghiệp chỉ có 7 chủ nhiệm là phụ nữ. Hội đồng nhân dân các
huyện có 734 ủy viên trai mà chỉ có 202 ủy viên gái. Tỉnh ta có hơn 46000 đảng
viên trai mà chỉ có hơn 5700 đảng viên gái”12.
Ở nhiều nơi, bên cạnh những cán bộ lãnh đạo, quản lý có thái độ tôn trọng,
đề cao vai trò, vị trí của người ph ụ nữ thì vẫn còn có nhiều người chưa thấy được
vai trò và khă năng của phụ nữ. Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy và phê phán tình
trạng: “Trong tổ chức còn phân ra nam nữ, không giúp đỡ cho các chị em phụ nữ
thanh niên phát triển. Số phụ nữ cũng ngang bằng đàn ông, vậy mà gạt chị em
ra ngoài”13. Theo Người, cần phải khắc phục tình trạng có một số người chưa
nhận thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn tư tưởng xem
thường khả năng của phụ nữ.
Từ thực tế, nam giới vẫn chiếm một tỉ lệ lớn, có nơi gần như tuyệt đối nắm
cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các cơ quan quyền lực, trong các tổ chức
chính trị - xã hội. Trong Bài nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam
Định, năm 1957, Hồ Chí Minh nhắc nhở, lưu ý việc ở nhiều nơi: “có cất nhắc
cán bộ phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài
năng của phụ nữ”14.
Là người quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, trong đó có phụ nữ, Hồ
Chí Minh cũng đã sớm nhận thấy tình trạng còn tồn tại những bất bình đẳng, trọng
nam khinh nữ trong nhiều gia đình. Theo Hồ Chí Minh, trong khi đời sống khó
khăn, nhận thức của nhiều người về quyền bình đẳng nam nữ không tránh khỏi
còn hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ sẽ còn tồn tại ở nhiều người và ở nhiều

gia đình.
Theo Hồ Chí Minh, một gia đình tốt là một gia đình mà trong đó các thành
viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Song dotàn dư của
12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 293.
13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 122.
14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 537.

13


chế độ phong kiến, người phụ nữ trong gia đình ngay cả ở thời điểm đất nước hòa
bình nhiều khi vẫn bị coi thường. Không ít cảnh bất bình đẳng khi người phụ nữ
vừa gánh vác công việc xã hội, vừa phải lo toan việc gia đình. Đã thế chị em
còn phải chịu cảnh bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu
văn hóa. Hồ Chí Minh đã phê phán rất nhiều về tình trạng này. Năm 1960, trong
bài Phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ, Người viết: “Hiện nay vẫn còn có
những người chồng đối xử rất tệ với vợ, ngay ở Hà Nội “nghìn năm văn vật” cũng
vậy…Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình, thì có 26 người chồng thường
đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương. Ở khu Hai Bà Trưng, có người chỉ vì
thức ăn không vừa ý, đã hất cả mâm cơm vào mặt vợ. Có người vợ ốm, chồng để
mặc, không săn sóc trông nom. Ở xã Quảng Lưu (Thanh Hóa), có người nhét tro
vào miệng vợ và đánh vợ què tay, có người cạo trọc đầu và lột hết quần áo vợ, rồi
giong vợ đi bêu khắp thôn xóm...Những cử chỉ tàn nhẫn dã man như vậy vừa là
phạm luật, vừa trái với tình nghĩa vợ chồng”15.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh ngay cả sau khi đã giành được độc lập
chủ quyền dân tộc, trong thời kỳ xây dựng chế độ mới, ở trong gia đình cũng như
ở ngoài xã hội, người phụ nữ vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng.
Đồng thời, Người cũng sớm nhận thấy một trong những khó khăn ảnh hưởng
đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ chính là bản thân chị em chưa ý thức được đầy
đủ vai trò của mình cũng như chưa có đủ năng lực để thể hiện vai trò của

mình trong xã hội. Vì vậy, để được giải phóng, có được sự bình đẳng với nam
41giới, chị em phụ nữ trước hết phải ý thức được về quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, chống tư tưởng tự ty, ỷ lại, an phận.
Do đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển nên đại bộ phận nhân dân bị
thất học, trong số đó đa phần là phụ nữ. Hơn nữa những hủ tục phong kiến lạc hậu
còn tồn tại nhiều trong xã hội đã kìm hãm sự phát triển của người phụ nữ. Là
15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 705-706.

14


những người ít được học hành, lại phải làm những công việc nặng nhọc vất vả suốt
ngày, trình độ nhận thức hạn chế nên rất nhiều chị em phụ nữ có tư tưởng tâm lý
mặc cảm, tự ty, thiếu tin tưởng vào bản thân mình. Là người luôn quan tâm đến đời
sống của nhân dân, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy tình trạng “phụ nữ chúng ta còn
một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của
mình”16.
Theo Hồ Chí Minh, địa vị của chị em phụ nữ trong xã hội còn thấp kém có
nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do khả năng, kiến thức của chị em còn nhiều
hạn chế, họ thường gặp khó khăn do thiếu kiến thức, lại thường gặp những thiệt
thòi, bất công trong xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định trước kia rất ít phụ nữ được
đi học và hiện nay vốn hiểu biết vẫn còn rất thấp. Chính những điều đó đã làm cho
một bộ phận phụ nữ cho rằng mình không đủ khả năng, trình độ để tham gia vào
công việc xã hội và thực tế số lượng phụ nữ tham gia hoạt động xã hội là rất thấp.
Trong gia đình, quyền quyết định những vấn đề quan trọng vẫn thuộc về
nam giới. Phụ nữ luôn tự ty, cho rằng mình chỉ là người hỗ trợ cho chồng. Họ hài
lòng với vị trí của mình, chú tâm đến việc hoàn thành thiên chức nội trợ và chăm
sóc con cái nhiều hơn các công việc khác, thậm chí có chị em cho rằng ngay trong
việc nuôi dạy con cái, họ cũng không bằng chồng.Với sự mặc cảm, tự ty, chị
em phụ nữ đã tự kéo rào ngăn cản con đường phát triển của mình.Với

không ít phụ nữ, sự mặc cảm, tự ty là bạn đồng hành của sự an phận. Sự an
phận này cũng có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò giới trong gia
đình và xã hội. Người phụ nữ an phận chấp nhận lùi về làm “hậu phương” cho
chồng, cho con. Họ bằng lòng với những lý do và mức độ khác nhau, với những
gì đang có, cho dù đó là một thực tế rất đáng buồn. Mặc cảm, tự ty cũng dẫn đến
sự ỷ lại, buông xuôi, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác. Vì vậy nên một bộ
16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 640.

15


phận không nhỏ phụ nữ không chủ động vươn lên, vượt qua những trở ngại để
sánh vai cùng nam giới trên con đường phát triển. Có thể xem đây là một căn bệnh
do ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, “tam tòng” của xã hội cũ
để lại, làm cho người phụ nữ luôn cảm thấy “lép vế” trước nam giới trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho họ thường nhường nhịn và chấp nhận hy
sinh. Điều đó chứng tỏ trong xã hội còn có nhiều phụ nữ chưa ý thức được đầy đủ
vai trò của mình trong việc quyết định các vấn đề trong gia đình và ngoài xã hội.
Hồ Chí Minh khẳng định địa vị xã hội, trình độ văn hóa, điều kiện sống
của phụ nữ là phản ánh trình độ văn minh của dân tộc. Những yếu kém, thiệt
thòi của phụ nữ là phản ánh sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước. Vì vậy, toàn
thể xã hội, Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội phải giúp chị em
phụ nữ đấu tranh khắc phục những tư tưởng, tâm lý lỗi thời lạc hậu. Sự giác
ngộ cách mạng, sự tự ý thức được về vai trò của người phụ nữ là những điều
kiện cần thiết, cơ bản để chị em có thể vươn lên làm chủ vận mệnh của mình,
tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước không thua kém
nam giới.
1.3. Theo Hồ Chí Minh, thực chất của vấn đề giải phóng phụ nữ là xóa bỏ bất
bình đẳng đối với phụ nữ
Theo Hồ Chi Minh, nguồn gốc đem đến sự đau khổ của phụ nữ chính là sự

bất bình đẳng giữa họ với nam giới. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã có từ rất
lâu trong xã hội phong kiến, song cho đến thời kỳ hiện đại, tư tưởng đó vẫn còn tồn
tại khá phổ biến. Ở nhiều nơi, trong nhiều ngành nghề, phụ nữ vẫn bị phân biệt đối
xử. Do đó theo Người, mục đích giải phóng phụ nữ xét đến cùng là thực hiện
quyền bình đẳng của phụ nữ so với nam giới. Đó phải là bình đẳng thực sự, bình
đẳng từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội.

16


Tạo cơ sở thiết lập sự bình đẳng thật sự giữa nam va nữ là một cuộc cách
mạng thực sự lớn lao, liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội rộng lớn, phức tạp
của đất nước, bởi “Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu” 17. Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát,
quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm
to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó”18.
Bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, Hồ Chí Minh đã tích cực đấu
tranh cho sự bình đẳng giữa nam và nữ. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng (2-1930), Người đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là xây dựng
một xã hội mà ở đó “nam nữ bình quyền”. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Người đã
trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Trong Sắc
lệnh Số 14 ngày 18 tháng 9 năm 1945 đã công nhận quyền bình đẳng của người
phụ nữ: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền
tuyển cử và ứng cử…”.Bản Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1946 cũng đã tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do, phụ
nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với nam giới để được hưởng chung mọi
quyền tự do của một công dân…Năm 1959, khi Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu
tiên được Quốc hội thông qua, Người khẳng định: “Luật Hôn nhân và gia đình có

quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta.
Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình đẳng, gia đình thật sự hạnh phúc”19.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, như ta biết, Nho giáo đã ảnh hưởng rất
lớn, tư tưởng trọng nam khinh nữ là một thói quen ăn sâu trong tiềm thức của
người Việt. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, để thực sự giải phóng phụ nữ, cần có sự
17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 342.
18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 342.
19 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 427.

17


chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội để thay đổi tư tưởng thành kiến đối
với phụ nữ. Cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ trước hết là cuộc cách mạng về tư
tưởng, nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời. Cần phải có sự thay
đổi về nhận thức của toàn xã hội để có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng
đắn đối với vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới. “Phải cách mạng từng người,
từng gia đình đến toàn dân”20, sau đó, phải thực hiện những hành động, giải pháp
đồng bộ, toàn diện “về chính trị, kinh tế, văn hóa và pháp luật”, đảm bảo quyền
bình đẳng nam nữ trong thực tiễn.Đồng thời, thực hiện bình đẳng nam nữ không
chỉ là việc phân công lao động một cách giản đơn trong gia đình mà còn phải gắn
liền với sự sắp xếp, phân công lao động trong toàn xã hội. Nhà nước cần tổ chức
những nhà giữ trẻ, vận động nam giới tham gia công việc gia đình, tạo điều kiện
cho phụ nữ vừa hoàn thành vai trò của người mẹ, người vợ vừa thực hiện tốt các
nhiệm vụ xã hội. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp,
hỗ trợ cho phụ nữ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để tham gia vào hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người đã căn dặn toàn Đảng, toàn dân:
“Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng
đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch

thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách
mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn
lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”21.
Đồng thời, Người cũng khẳng định “Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự
tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng
gia đình đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”22.
20 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 342.
21 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 617.
22 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 342.

18


1.4. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những điều kiện cơ bản để giải phóng
phụ nữ
- Giải phóng phụ nữ phải gắng liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người và theo lập trường vô sản.
Từ sự chứng kiến những đau thương, khổ nhục của người phụ nữ dưới chế
độ thực dân, phong kiến, Hồ Chí Minh đã khẳng định mọi áp bức, nô dịch đối với
phụ nữ và trẻ em ở các nước thuộc địa không phải chỉ do tư tưởng phong kiến lỗi
thời lạc hậu, mà chủ yếu là do chế độ áp bức dân tộc và bóc lột giai cấp của chủ
nghĩa thực dân gây ra. Chính sách tàn bạo của thực dân Pháp là nguyên nhân căn
bản đẩy chị em phụ nữ nước ta vào con đường đói khổ, tủi nhục. Vì vậy, theo Hồ
Chí Minh, quyền lợi của người phụ nữ phải gắn liền với quyền lợi của dân tộc, của
giai cấp và của nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, trong đó có
giải phóng phụ nữ thì không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người và xuyên suốt trong đó có giải phóng phụ nữ.
Người đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ vào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và

xem giải phóng dân tộc là điều kiện tiên quyết để tiến tới giải phóng phụ nữ. Chị
em phụ nữ chỉ được giải phóng chừng nào nhân dân ta thoát khỏi ách thống trị của
bọn đế quốc và bè lũ phong kiến tay sai, giành độc lập chủ quyền dân tộc, thiết
lập chính quyền dân chủ nhân dân. Người khẳng định đàn bà con gái cũng nằm
trong nhân dân, cả dân tộc được tự do, thì đương nhiên họ cũng là những người
được tự do. Ngược lại nếu dân tộc còn trong cảnh nô lệ thì họ và con cái họ cũng
sẽ sống trong cảnh nô lệ.
Nét đặc biệt trong tư tưởng giải phóng phụ nữ ở Hồ Chí Minh là đặt sự
nghiệp giải phóng phụ nữ trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, đặt quyền của chị
em phụ nữ gắn liền quyền dân tộc độc lập, quyền dân tộc tự quyết. Theo Hồ Chí
19


Minh, có giành được độc lập dân tộc thì mới thực hiện được quyền bình đẳng của
phụ nữ. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc phải đem toàn bộ sức mạnh dân tộc
để tranh đấu, phải “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ cũng là đem sức mạnh của đoàn kết dân
tộc, đoàn kết phụ nữ mà giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ trong
xã hội. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ
nghĩa đều là hướng tới để giải phóng con người, giải phóng phụ nữ. Theo Hồ Chí
Minh, nếu chưa giải phóng được phụ nữ, một “phần nửa” xã hội thì cũng có nghĩa
là chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thật sự
đem lại lợi ích cho con người, trong đó có người phụ nữ. Người khẳng định quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là quá trình thực hiện giải phóng phụ
nữ và ngược lại. Để được giải phóng, có quyền bình đẳng với nam giới thì chị em
phụ nữ phải tích cực tham gia góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng xét đến cùng là để giành
lấy độc lập, tự do, dân chủ, nam nữ đều có quyền như nhau. Nếu cách mạng mà
chưa giải phóng được phụ nữ thì cũng có nghĩa là nó mới giải phóng được một
nửa thế giới. Người khẳng định chỉ có giải phóng được dân tộc và phát triển đất

nước theo con đường chủ nghĩa xã hội thì phụ nữ mới được thực sự giải phóng
và đây là một sự nghiệp giải phóng chân chính nhất, toàn diện và triệt để nhất.
- Giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và
thông qua tổ chức hội
Giải phóng phụ nữ là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Do đó, theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp
đấu tranh giải phóng phụ nữ Việt Nam là sự nghiệp chung của toàn thể xã hội do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hồ Chí Minh khẳng định địa vị xã hội, trình độ văn hóa, điều kiện sống
của phụ nữ là phản ánh trình độ văn minh của dân tộc. Những yếu kém, thiệt
20


thòi của phụ nữ là phản ánh sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước. Vì vậy, toàn
thể xã hội, Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội phải giúp chị em
phụ nữ đấu tranh khắc phục những tư tưởng, tâm lý lỗi thời lạc hậu. Sự giác
ngộ cách mạng, sự tự ý thức được về vai trò của người phụ nữ là những điều
kiện cần thiết, cơ bản để chị em có thể vươn lên làm chủ vận mệnh của mình,
tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước không thua kém
nam giới.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải có nhiệm vụ tập hợp phụ nữ, tổ chức và lãnh
đạo họ đấu tranh để giải phóng họ. Trong công tác vận động phụ nữ, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh đến lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân lao động, đồng thời hết
sức quan tâm đến lợi ích của chị em phụ nữ, đến những nét đặc thù trong điều kiện
lao động, sinh sống của họ. Ngay trong thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam còn hoạt
động bí mật, đế quốc Pháp đang thống trị ở nước ta, cuộc vận động cách mạng mới
bắt đầu, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời chỉ rõ trong công
tác vận động phụ nữ phải chú ý đến quyền lợi riêng của chị em. Những chủ trương
của Đảng đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của chị em phụ nữ đang sống trong
vòng áp bức bóc lột của chế độ thực dân và những tệ phân biệt đối xử nam nữ. Sự

quan tâm của Đảng và của Hồ Chí Minh đã động viên chị em phụ nữ tích cực
tham gia cách mạng, gắn bó chặt chẽ với phong trào đấu tranh chung của toàn dân
tộc. Người luôn nhắc nhở Đảng ta phải có vai trò đối với phụ nữ, trước lúc đi xa
Người còn căn dặn: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi
dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể
cả công việc lãnh đạo.”23.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ muốn thành công là nhờ có sự lãnh đạo của
Đảng, song phải thông qua tổ chức hội của phụ nữ, vì tổ chức hội là nơi trực tiếp
đứng ra tập hợp và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chị em. Sớm nhận thức
23 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 617.

21


được điều đó, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Đảng ta phải làm sao để phụ nữ tham gia
các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ
nhằm tập các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. chính vì vậy mà vào ngày 2010-1930, Hội phụ nữ chính thức được thành lập (mà sau này có tên là Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam). Sự kiện lịch sử này nói lên quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ
nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Theo Hồ Chí Minh, để phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp giải
phóng phụ nữ, Hội phụ nữ cần phải ra sức tập hợp, đoàn kết chị em phụ nữ trong
nước với nhau, đồng thời phải đoàn kết với “phụ nữ các nước phe ta và phụ nữ tiến
bộ trên thế giới”; phải giúp chị em phát huy vai trò làm chủ của mình, “tức là phải
ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây
dựng chủ nghĩa xã hội”. Trong bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của
Hội Phụ nữ, Người căn dặn: “Muốn người mẹ sản xuất tốt thì cần tổ chức những
nơi gửi trẻ và những lớp mẫu giáo. Hiện nay có một số cơ quan, xí nghiệp và địa
phương đã làm được khá tốt. Hội phụ nữ cần phải phổ biến những kinh nghiệm đó
và giúp đỡ chị em các nơi khác tổ chức tốt” 24. Trong công tác tuyên truyền của

Hội, Người nhắc nhở: “Từ nay, đối với nhân dân, chúng ta cần phải tuyên truyền
rộng khắp và bền bỉ giáo dục; đồng thời đối với những kẻ phạm pháp thì phải thi
hành kỷ luật một cách nghiêm khắc”25. Đồng thời, Hội cần phải chú trọng hơn nữa
trong công tác cán bộ: “Cán bộ đã cố gắng còn phải cố gắng hơn nữa, đoàn kết nội
bộ chặt chẽ hơn nữa, chịu khó học tập hơn nữa, đi sâu đi sát hơn nữa trong các
ngành sản xuất, thông cảm sâu sắc hơn nữa với quần chúng, và ra sức giúp đỡ chị
em giải quyết những thắc mắc, những khó khăn, phải làm gương mẫu”26.
- Giải phóng phụ nữ cũng là cuộc cách mạng của bản thân phụ nữ
24 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 59-60.
25 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 60.
26 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 60.

22


Theo Hồ Chí Minh, để được giải phóng và có được sự bình đẳng với nam
giới, bản thân phụ nữ phải tự phấn đấu giải phóng mình về trí tuệ, tư
tưởng, tình cảm, tâm lý.
Người căn dặn: “Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc
cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”27. Phụ nữ phải tự đấu
tranh để giải phóng mình. Muốn tự giải phóng và khẳng định vị trí, vai trò của
mình đối với xã hội, phụ nữ phải đoàn kết, phải hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, có khả năng và tinh thần làm chủ, có đức, có tài. Phụ nữ cũng cần phải nỗ
lực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ,
phải nêu cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; “phải xóa bỏ tư
tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập”28.
Ngày 9-3-1961 khi nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn
quốc lần III, Bác dặn dò phụ nữ phải nhận rõ địa vị làm chủ của mình: “Ngay từ
khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta
đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan

tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và
nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong
mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, trước mắt là thi
đua hoàn thành tốt kế hoạch năm nay, để làm đà tốt cho cả kế hoạch 5 năm, để xây
dựng đời sống tươi vui hạnh phúc cho nhân dân ta, cho con cháu ta”29
Nói tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ là những quan
điểm của Người về vai trò của phụ nữ, bản chất và con đường giải phóng họ. Tư
tưởng đó bắt nguồn từ truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là tôn trọng phụ
nữ, từ những quan điểm về giải phóng phụ nữ của chủ nghĩa Mác-Lênin và từ bối
27 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 617.
28 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 60.
29 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 60.

23


cảnh thực tiễn quyền phụ nữ ở nước ta và trên thế giới đầu thế kỷ XX mà Hồ Chí
Minh đã nhận thức được và vận dụng sáng tạo và sự nghiệp đấu tranh giải phóng
phụ nữ Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, phụ nữ không chỉ có vai trò trong đời sống gia đình,
mà họ còn có vai trò rất lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, họ có
khả năng trực tiếp tham gia và có nhiều đóng góp to lớn trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, trong lao động sản xuất ra của cải vật chất và sáng tạo ra các giá
trị văn hóa tinh thần, cũng như trong các công việc lãnh đạo quản lý xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của chủ
nghịa thực dân, quyền lợi của người phụ nữ bị chà đạp thô bạo. Đồng thời, ngay cả
khi đất nước giành được độc lập và đang xây dựng xã hội mới thì tình trang xâm
phạm, phân biệt đối với phụ nữ vẫn còn tồn tại trong khi bản thân những người phụ
nữ chưa thể tự đấu tranh giải phóng cho mình. Từ đó, Hồ Chí Minh xác định, giải

phóng phụ nữ thực chất là quá trình đấu tranh để giành quyền bình đẳng cho phụ
nữ trong mọi phương diện. Để làm được đều đó Do đó, đấu tranh giải phóng phụ
nữ phải là nhiệm vụ của toàn xã hội diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam thông qua tổ chức hội của phụ nữ.
Để giải phóng phụ nữ, theo Hồ Chí Minh, phải gắn liền sự nghiệp giải
phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người vì phụ nữ là
một nửa của xã hội. Đảng và Nhà nước cần phải tạo môi trường xã hội thuận lợi
về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để phụ nữ phấn đấu vươn lên. Đồng
thời, trên cơ sở của sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, bản thân
phụ nữ phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, phấn đấu có đủ khả năng
nhận và hoàn thành tốt các công việc được giao, hiểu rõ quyền và lợi ích của
mình, biết đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, khắc phục
những tư tưởng, tâm lý, thói quen lỗi thời lạc hậu, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ.

24


CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2015
2.1. Thực trạng quyền phụ nữ ở nước ta và trên thế giới
- Thực trạng quyền phụ nữ ở nước ta trước năm 2001
Trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay sau cách mạng
Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã có những quy định về quyền bình
đẳng nam nữ và chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hiến pháp đầu tiên và Luật
Hôn nhân gia đình năm 1959 đã đề cập tới việc bảo đảm hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ như vợ, chồng bình đẳng và cấm tệ ngược đãi trong gia đình. Những quy định
này tiếp tục được kế thừa trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000.
Từ sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước năm 1986, Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chủ chương, chính sách để bảo vệ hơn nữa quyền lợi của phụ nữ

Việt Nam. Những vấn đề liên quan phụ nữ cũng đã được thể chế hóa thành Hiến
pháp và các văn bản pháp luật.
Bản Hiến pháp năm 1992 của nước ta quy định: “Công dân nữ và nam có
quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình;
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ
nữ; Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau. Lao động
nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm
công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ
25


×