Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI dự THI CUỘC THI VIẾT THẦY cô GIÁO tôi của huỳnh như lớp 12a4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.36 KB, 4 trang )

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT “THẦY – CÔ GIÁO TÔI”
Tên : Huỳnh Như
Lớp : 12A4
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyễn một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều.

Bay lên tựa những cánh diều
Khắp ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười.

Giọt sương rơi nặng bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian…
Những lời bộc bạch hết sức chân thành của Nguyễn Quốc Đạt trong “Thầy và
chuyến đò xưa” như nói hộ lời của bao thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về những thầy cô.
Không ai nhắc nhớ, nhưng vô hình chung, cứ nhắc đến thầy cô, mỗi chúng ta đều mường
tượng ra hình ảnh người lái đò miệt mài đưa khách sang sông trôi dần theo năm tháng.
Còn thầy cô giáo cũng là những người lái đò chăm chỉ, cần mẫn, dẫn dắt con đò tri thức
chở ước vọng của biết bao thế hệ học trò cập bến thành công. Không chỉ mang đến về
kiến thức, mở mang trí óc, thầy cô còn trang bị cho chúng em những kĩ năng sống cần
thiết để chúng em thêm tự tin bước vào đường đời. Ở trường thầy cô như người cha,
người mẹ thứ 2 của chúng em.


Lũ “em dại” chúng em cũng luôn dành cho thầy cô những tình cảm yêu mến chân
thành và cao quý nhất. Và tập thể lớp chúng em đặc biệt quý mến một cô giáo, tuy chỉ là
giáo viên bộ môn nhưng cô đã sát cánh cùng tập thể lớp suốt ba năm cuối cấp này.


Năm tháng trôi qua không bao giờ dừng lại, thấm thoát đây mà chúng em đã là
những học sinh cuối cấp và sắp phải từ giã ghế nhà trường gắn bó suốt bao năm qua để
bước vào một môi trường mới, một môi trường đầy những điều mới mẻ và cũng không ít
thử thách đang chờ đón. Hết cấp ba, mỗi người sẽ đi về một hướng khác nhau, có bạn sẽ
bước vào giảng đường đại học, có bạn sẽ rẽ vào con đường mưu sinh, .. nhưng dù có đi
đâu, làm gì, có lẽ chúng em cũng chẳng thể nào quên được những kỉ niệm đã có ở mái
trường này, cùng bạn bè và đặc biệt là những kỉ niệm chúng em đã có cùng cô.
Đã hơn 2 năm trôi qua nhưng em vẫn nhớ như in ấn tượng ngày đầu tiên cô đến
lớp em. Một người phụ nữ dáng cao, thân người mảnh mai, cô trông thật thước tha trong
chiếc áo dài truyền thống. Mái tóc dài cùng khuôn mặt trái xoan và làn da ngâm càng tô
đậm thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông. Cô sở hữu một giọng nói rất ngọt ngào cùng
giọng hát trầm ấm, ngân vang càng khắc đậm hơn ấn tượng về cô trong chúng em, dù chỉ
là trong những lần đầu tiếp xúc. Khi đứng lớp, cô luôn giữ đúng thái độ của một người
giáo viên nhưng đôi lúc cô cũng pha trò, xử sự với chúng em như chị em thân thuộc trong
gia đình, hay những lúc cô bộc bạch những điều trong cuộc sống hàng ngày, vì thế chúng
em càng thêm yêu quý cô và cũng có cảm giác rất gần gũi, gắn bó.
Có lần cô còn trò chuyện thân tình với chúng em, cô bảo cô thích đi du lịch nhiều
nơi và cũng thích may áo dài nên tụi nhóc chúng em mỗi giờ cô đứng lớp lại hay “đếm”
áo dài để trêu cô.
Ông bà ta có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, câu nói không đơn thuần là chỉ
truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt ta, mà ẩn trong đó còn là tình cảm gắn bó
giữa thầy và trò, dù thời gian là ngắn hay dài, một ngày là thầy thì mãi mãi cũng là thầy.
Thời gian ba năm học có lẽ không là quá dài nhưng nó cũng đã đủ để chúng em được ghi
lại biết bao kỉ niệm cùng cô. Sát cánh bên chúng em hơn ba mươi tháng trời ròng rã, cô
không chỉ biết rõ sức học của mỗi đứa, mà cô còn nắm rõ tâm lí và tính cách “khó chiều”
của tận “bốn mươi tên cướp” 12A4.
Cô không chỉ truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em, đô khi cô còn cho
chúng em những kinh nghiệm sống hết sức quý báu. Còn nhớ năm lớp 10, hai bạn nam
trong lớp có một chút mâu thuẫn với nhau rồi dẫn đến bất hòa, hôm đó cũng ngay giờ cô
đứng lớp. Sau khi tìm hiểu rõ mọi chuyện, cô đã dùng những lời khuyên khéo léo để

không chỉ hòa giải và thay đổi không khí căng thẳng trong lớp mà cũng muốn khuyên
răn các bạn khác hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi có thái độ hay hành động gì. Cô nói rất dí
dởm “Trong lớp này hôm nay có vẻ đằng đằng sát khí vậy ta? Mà sát khí rồi sẽ có thể có
vũ khí, vũ khí lại là ám khí, mà nếu gây hại đến người khác không khéo lại thành hung
khí!”. Cả lớp lại cười xuề xòa, mọi khúc mắt lại được hóa giải. Cô cũng dạy “trong lớp là
bạn bè cũng như anh em trong nhà không hà. Có gì cứ từ từ mà trao đổi, dừng vì một
phút nóng giận mà gây hại đến nhau”. Cũng nhờ vậy mà không khí trong lớp lại vui vẻ
như thường ngày.
Nắm bắt tâm lí học sinh khối 12 chương trình học nặng, cô đã ngồi lại cùng lớp tìm
cách giúp lớp học hiệu quả hơn nhưng cũng không quá đè nặng. Cô lắng nghe ý kiến của


các bạn và cô đưa ra những đề xuất của cô rồi cùng bàn bạc hướng giải quyết tối ưu nhất.
Trong tiết dạy, cô cũng hay đọc những mẫu truyện cười cho lớp nghe để thư giãn. Các
bạn cười, cô cũng cười, thật hiền và ấm áp.
Chỉ bấy nhiêu lời không thể kể xiết những gì cô đã làm cho lớp chúng em và
những tình cảm mà chúng em dành cho người cô giáo – người mẹ hiền dịu thứ hai ở mái
trường này.
Xin mượn những lời ca hết sức ngọt ngào và nồng thắm trong ca khúc “Bụi phấn”
của nhạc sĩ Vũ Hoàng và Lê Văn Lộc để tạm kết cho những tình cảm mến yêu của tập thể
nói chung và của riêng em nói riêng dành cho cô:
“Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay.
Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên, ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn
thơ.”
“Cô ơi, cho dù có đi đâu và làm gì, chúng em mãi mãi sẽ không bao giờ quên cô và
những kỉ niệm đã có cùng cô, cùng mái trường thân yêu này. Cám ơn những kiến thức cô
đã truyền đạt cho chúng em. Cảm ơn cả những tình cảm thiêng liêng cô đã dành cho bọn
nhóc “cái tật lớn hơn cái tuổi” này. Nếu chúng em có làm những điều khiến cô buồn lòng,
xin cô thứ tha cho chúng em còn non dại!”





×