Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 34 trang )

DỰ ÁN
“Tăng cường quyền của công nhân và đại diện của công đoàn”

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Hải Dương

Hà Nội - tháng 4/2014



1


Thành viên nhóm nghiên cứu:
Cán bộ nghiên cứu: Đỗ Tá Khánh (Trưởng nhóm), Đặng Quang Hợp, Vũ Minh Tiến,
Nguyễn Đức Tĩnh, Bùi Thu Hà, Nguyễn Đức Hữu, Trần Thị Thu Huyền, Nguyễn
Thanh Tùng.
Sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh, Hoàng Thị Minh Phương, Lê Phương Nga, Vũ Thị
Ngọc Anh, Hoàng Minh Hằng, Nông Ngọc Bích, Khuất Thị Thu, Nguyễn Thị Hà,
Đinh Thị Ký, Trần Nam Phong



2


MỤC LỤC



I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA SỬ DỤNG BẢNG HỎI........................................ 7


II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỬ DỤNG BẢNG HỎI ................................................... 12
2.1. Đặc điểm chung về nhân thân và tổ chức cuộc sống của công nhân ................. 12
2.2. Tiền lương, thu nhập, an sinh xã hội và điều kiện lao động khác ...................... 22
2.3. Việc làm và bảo đảm việc làm ........................................................................... 27
2.4. Quan hệ lao động ............................................................................................... 30
2.5. Sự bảo đảm bình đẳng giới ................................................................................ 32
2.6. Vai trò và kết quả hoạt động của công đoàn cơ sở đối với công nhân............... 32
III. NHẬN XÉT ............................................................................................................ 34


















3


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT




BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BQL

Ban quản lý

CCN

Cụm công nghiệp



Công đoàn

CĐCS

Công đoàn cơ sở


CN

Công nhân

DN

Doanh nghiệp

KCN

Khu công nghiệp



Lao động

NLĐ

Người lao động

THPT

Trung học phổ thong

THCS

Trung học cơ sở

TH


Tiểu học

UBND

Ủy ban nhân dân












4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Độ tuổi của công nhân tham gia khảo sát phân theo giới tính.................... 12
Bảng 2: Độ tuổi của công nhân tham gia khảo sát phân theo ngành nghề............... 12
Bảng 3: Giới tính của công nhân phân theo ngành nghề ......................................... 13
Bảng 4: Thành phần dân tộc của công nhân phân theo ngành nghề ........................ 13
Bảng 5: Tình trạng đăng ký cư trú phân theo loại đăng ký, ngành nghề và giới tính ........ 14
Bảng 6 : Nguồn thông tin về việc làm phân theo ngành và giới tính ....................... 15
Bảng 7 : Trình độ phổ thông phân theo giới và ngành nghề .................................... 16

Bảng 8 : Trình độ chuyên môn phân theo giới tính và ngành nghề ......................... 17
Bảng 9 : Phương thức thu nhận nghiệp vụ của công nhân ....................................... 17
Bảng 10: Tình trạng hôn nhân phân theo giới tính và ngành nghề .......................... 19
Bảng 12: Đối tượng ở cùng con công nhân phân theo ngành nghề ......................... 20
Bảng 13: Nơi sống của con công nhân..................................................................... 21
Bảng 14: Tỷ lệ công nhân tham gia các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp
phân theo giới tính và ngành nghề ......................................................................... 21
Bảng 15: Phân loại hợp đồng lao động theo ngành nghề và giới tính ..................... 22
Bảng 16: Thu nhập ngoài lương của công nhân phân theo ngành nghề .................. 24
Bảng 17: Số liệu về khoản chu cấp của công nhân cho gia đình ............................. 25
Bảng 18: Thống kê việc tìm kiếm nguồn thông tin về địa phương của công nhân.. 28
Bảng 19: Nguồn hỗ trợ và giúp đỡ công nhân tại địa bàn nơi cư trú ....................... 28











5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tình trạng đăng ký cư trú phân theo ngành nghề ........................................... 14
Biểu đồ 2: Công việc công nhân đã làm trước khi làm việc cho doanh nghiệp hiện tại . 15
Biểu đồ 3: Tình trạng kết hôn phân theo ngành nghề ....................................................... 19

Biểu đồ 4: Tình trạng có con ở công nhân phân theo ngành nghề ................................... 20
Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân tham gia các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp phân
theo ngành nghề............................................................................................................. 22
Biểu đồ 6: Hợp đồng lao động phân theo ngành nghề ..................................................... 23
Biểu đồ 7: Thu nhập ngoài lương của công nhân phân theo ngành nghề ........................ 24
Biểu đồ 8: Tỷ lệ công nhân tham gia các loại hình bảo hiểm .......................................... 26
Biểu đồ 9: Tỷ lệ ý kiến của công nhân trong việc giải quyết tranh chấp ......................... 31
Biểu đồ 10: Cách giải quyết mâu thuẫn của công nhân theo hai nhóm ngành ................ 31
Biểu đồ 11: Đánh giá của công nhân về vai trò của CĐCS.............................................. 33








6


I. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA SỬ DỤNG BẢNG HỎI
1.1. Mục tiêu điều tra
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh, với sự hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, qua việc tham gia vào Tổ chức Thương mại
Thế giới và khu vực mậu dịch tự do ASEAN cũng như hướng tới tham gia vào Hiệp
ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cùng với quá trình này, dòng đầu tư nước ngoài
đang ồ ạt chảy vào Việt Nam đang dẫn đến sự hình thành của nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất và một sự dịch chuyển lao động lớn từ nông thôn ra các vùng sản xuất
công nghiệp tập trung, hình thành lên một đội ngũ công nhân công nghiệp mới.
Để hiểu rõ điều kiện làm việc, điều kiện sống, tình trạng nhận thức pháp luật của công

nhân và sự tuân thủ pháp luật lao động của doanh nghiệp, và sự đại diện của công
đoàn đối với công nhân, Dự án “Tăng cường quyền của công nhân và đại diện của
công đoàn” sẽ tiến hành nghiên cứu sử dụng bảng hỏi tại 3 tỉnh thuộc đồng bằng sông
Hồng, nơi đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ. Nghiên cứu này sẽ tập
trung vào hai ngành:
+ Điện tử: đại diện cho ngành công nghệ cao, thâm dụng vốn, đòi hỏi trình độ của
công nhân cao. Đây là ngành được kỳ vọng sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia có
trình độ công nghệ cao nhờ chuyển giao công nghệ, trình độ của công nhân được nâng
lên và thu nhập cũng tốt hơn.
+ May/da giầy: đây là ngành thâm dụng lao động, đòi hỏi trình độ công nhân thấp hơn
(chủ yếu lao động chân tay). Trong nhiều nghiên cứu đã từng thực hiện trước đây cho
thấy công nhân ngành này thường phải làm thêm giờ nhiều và thường có mức lương
thấp.
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi trong khuôn khổ dự án đang thực hiện sẽ nhằm vào các
mục tiêu sau:
- Tìm hiểu về tình hình về việc làm, thu nhập, đời sống, nhận thức về pháp luật của
người lao động, phân tích số liệu dựa trên cơ sở giới và tình trạng di cư;
- Thông qua đó đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp và
vai trò đại diện của công đoàn trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động.
1.2. Nhiệm vụ điều tra
Thực hiện nghiên cứu thông qua phỏng vấn sử dụng bảng hỏi, kết hợp trao đổi tìm
hiểu những vấn đề có liên quan, tạo cơ sở cho nghiên cứu định tính thông qua phỏng
vấn sâu sẽ được thực hiện sau này.



7


1.3. Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng bảng hỏi:
Với các mục tiêu nghiên cứu trên, bảng hỏi tập trung vào 04 nhóm câu hỏi chính:
+ Thông tin cá nhân: nhóm câu hỏi này tập trung vào các thông tin như giới tính, năm
sinh, quê quán, con cái, gia đình, dân tộc, trình độ học vấn...
+ Hợp đồng – Bảo trợ xã hội – Tiền lương: đây là nhóm câu hỏi hướng đến tìm hiểu
các quyền lợi của công nhân tại nơi làm việc. Các thông tin này cũng là một cơ sở
quan trọng để xem xét sự chấp hành các quy định pháp luật của các doanh nghiệp.
+ Công việc: Nhóm câu hỏi này tập trung vào tìm hiểu mối quan hệ giữa công nhân và
doanh nghiệp họ đang làm việc, bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, công việc cụ
thể của công nhân trong doanh nghiệp, cách thức công nhân tìm được việc làm hiện
tại, thâm niên làm việc, khả năng gắn bó với doanh nghiệp, các dự định công việc
trong tương lai...
+ Vai trò đại diện của công đoàn: nhóm câu hỏi này tìm hiểu mối sự hiểu biết và mối
quan hệ của công nhân đối với công đoàn, bao gồm các thông tin về công đoàn cơ sở,
các hoạt động của công đoàn cơ sở, nhân tố trợ giúp công nhân khi xảy ra tranh chấp
lao động, quan điểm của công nhân về giải quyết tranh chấp lao động có liên quan đến
nhiều người, vấn đề phân biệt đối xử (bao gồm cả giới tính) tại nơi làm việc và nơi cư
trú.
- Lựa chọn địa điểm nghiên cứu:
Với tiêu chí lựa chọn ngành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thảo luận trực tiếp với công
đoàn cấp tỉnh tại các địa phương sẽ tiến hành nghiên cứu. Công đoàn cấp tỉnh giới
thiệu các khu công nghiệp, địa điểm tập trung nhiều các doanh nghiệp thuộc ngành
nghề mục tiêu nghiên cứu của Dự án. Nhóm tiền trạm của Dự án sau đó xuống địa
phương làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương, thực hiện đi bộ quan sát,
phỏng vấn ngắn người dân địa phương (nhất là các chủ nhà trọ) và từ đó đi đến quyết
định lựa chọn địa điểm thực hiện nghiên cứu. Trong trường hợp, sau khi khảo sát tiền
trạm trên thực địa, khu công nghiệp không có doanh nghiệp thuộc ngành nghề cần
nghiên cứu thì nhóm nghiên cứu sẽ thảo luận cùng công đoàn cấp tỉnh để lựa chọn
một địa điểm khác.
Ở đây cần nhấn mạnh sự phối hợp giữa nhóm nghiên cứu của Dự án và các cán bộ

công đoàn tại địa phương nghiên cứu. Dự án có mục tiêu tăng cường vai trò đại diện
của công đoàn, thông qua việc nâng cao năng lực cho các trung tâm tư vấn pháp luật
của liên đoàn lao động các tỉnh, do đó sự tham gia trực tiếp của các cán bộ công đoàn
cấp tỉnh, cụ thể là các cán bộ của trung tâm tư vấn pháp luật, sẽ giúp họ thực hành các
công cụ nghiên cứu đã được tập huấn trong giai đoạn trước đó của Dự án. Ngược lại,
đây cũng là cơ hội để nhóm nghiên cứu nhận được sự chia sẻ những kiến thức, kinh


8


nghiệm thực tiễn từ các cán bộ công đoàn, những người thường xuyên tiếp xúc và trợ
giúp người lao động.
- Thời gian và địa điểm tiến hành phỏng vấn:
Để trả lời bảng hỏi, mỗi công nhân sẽ phải dành 30 – 45 phút. Do vậy, việc thực hiện
phỏng vấn bảng hỏi trong doanh nghiệp là không khả thi khi không thể phỏng vấn
trong thời gian nghỉ trưa của công nhân (chỉ có 60 phút, bao gồm cả thời gian chờ lấy
thức ăn và thời gian ăn). Việc yêu cầu doanh nghiệp cho công nhân nghỉ sớm hơn 60
phút để trả lời bảng hỏi cũng không thực hiện được do ảnh hưởng tới toàn dây chuyền
sản xuất. Do đó, nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện phỏng vấn bảng hỏi vào
buổi tối, sau giờ làm việc của công nhân, cụ thể từ 19h30 – 21h30, tại các phòng trọ
của công nhân.
- Thực hiện phỏng vấn bảng hỏi:
Là một trong những nội dung hoạt động chính của Dự án, 30 sinh viên khoa Luật, Đại
học Công đoàn đã được tập huấn về phương pháp nghiên cứu xã hội học và kỹ năng tư
vấn pháp luật. Để trang bị cho các sinh viên này kiến thức thực tế và thực hành các
phương pháp đã được tập huấn, Dự án đã gắn kết họ vào 03 cuộc nghiên cứu sử dụng
bảng hỏi tại Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc. 30 sinh viên đã được chia làm 3 nhóm,
mỗi nhóm 10 người. Mỗi nhóm sẽ tham gia nghiên cứu tại một tỉnh, với sự hướng dẫn
của các thành viên của nhóm nghiên cứu Dự án.

Tại địa bàn nghiên cứu, các sinh viên và cán bộ nghiên cứu của Dự án chia thành từng
nhóm nhỏ đến từng phòng trọ của công nhân tìm công nhân đang làm việc cho các
doanh nghiệp thuộc mục tiêu nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn. Việc tìm công nhân
để phỏng vấn nhận được sự hỗ trợ của các cán bộ công đoàn và các cán bộ quản lý địa
phương (trưởng thôn/xóm, an ninh thôn/xóm), với vai trò dẫn đường và giới thiệu
đoàn nghiên cứu với chủ nhà trọ.
Việc phỏng vấn sử dụng bảng hỏi được tiến hành theo nguyên tắc trực tiếp, tức thành
viên nhóm nghiên cứu (người phỏng vấn) sẽ trực tiếp điền vào bảng hỏi hoặc người
trả lời phỏng vấn (công nhân) sẽ điền vào bảng hỏi với sự giám sát, hướng dẫn tại chỗ
của người phỏng vấn. Đây là cách thức đảm bảo việc trả lời bảng hỏi đầy đủ, chính
xác, khách quan và có độ tin cậy cao.
- Xử lý bảng hỏi:
Sau khi kết thúc phỏng vấn tại một địa điểm, mỗi nhóm sinh viên tham gia điền dã đã
tham dự một buổi tập huấn về phương pháp nhập dữ liệu và xử lý số liệu sử dụng
chương trình SPSS. Buổi tập huấn do đại diện nhóm nghiên cứu Dự án làm giảng
viên. Các bảng hỏi đã được trả lời được tập hợp, đánh số và được các sinh viên nhập
dữ liệu thông qua chương trình SPSS, với sự giám sát của nhóm nghiên cứu Dự án.
Các dữ liệu sau khi nhập đã được nhóm nghiên cứu Dự án xử lý và viết báo cáo.



9


1.4. Thời gian, địa điểm thực hiện
Thực hiện từ 18 – 20/2/2014, tại khu công nghiệp Phúc Điền và tại các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn phường Cẩm Thượng, TP. Hải Dương
1.5. Những hoạt động chính
Tham quan, tìm hiểu đời sống của công nhân tại các khu tập thể của công ty dành cho
công nhân, tại các khu trọ tập trung nhiều công nhân các ngành may và điện tử trên

địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tại các khu tập thể và khu trọ trên, nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu hỏi và
hướng dẫn công nhân trả lời những vướng mắc và chưa hiểu hết về các nội dung trong
phiếu hỏi. Tại một số khu tập thể, nhóm nghiên cứu tập hợp công nhân thành từng
nhóm để tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát. Trong quá trình trả lời phỏng vấn, các
công nhân có thể cùng nhau thảo luận về những nội dung trong phiếu hỏi và cũng
người điều tra, khảo sát trao đổi những nội dung liên quan.
1.6. Số lượng và phân bổ phiếu điều tra
12 điện tử và 19 may

STT



Tên Công ty

Số phiếu

Lĩnh vực

1

Công ty điện tử UMC

103

Điện tử

2


Công ty Giầy Việt Phát

10

May mặc

3

Công ty TNHH Xây dựng - May xuất khẩu
Minh Tuấn

3

May mặc

4

Công ty Thành Đông Liên doanh may

1

May mặc

5

Công ty TNHH May Trấn An (Việt Nam)

7

May mặc


6

Công ty PRETTL VIETNAM

1

Điện tử

7

Công ty TNHH điện tử JK electronics

5

Điện tử

10




8

Công ty TNHH Kim Thụy Phúc

3

May mặc


9

Công ty TNHH Chính Xác Ngân Vượng

1

May mặc

10

Công ty TNHH CN Brother

55

Điện tử

11

Công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Hàn Precision

3

Điện tử

12

Công ty TNHH Điện tử Iriso Vietnam

10


Điện tử

13

Công ty TNHH Điện tử Towada VN

14

Điện tử

14

Công ty TNHH Điện tử Uniden

7

Điện tử

15

Công ty TNHH Embossa Viet Nam

10

May mặc

16

Công ty TNHH Global MFG Vietnam


2

May mặc

17

Công ty TNHH Giầy Hải Nam

1

May mặc

18

Công ty TNHH Hitachi cable Vietnam

3

Điện tử

19

Công ty TNHH Mascot Việt Nam

11

May mặc

20


Công ty TNHH may Đồng Tâm

6

May mặc

21

Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam

2

May mặc

22

Công ty TNHH may xuất khẩu Daekwang Son
Vina

3

May mặc

23

Công ty TNHH Move Vina

6

May mặc


24

Công ty TNHH Nam Yang Delta

6

May mặc

25

Công ty TNHH Nishoku Technology VN

11

Điện tử

26

Công ty TNHH PNG Vietnam

7

May mặc

27

Công ty TNHH Quốc tế Jaguar Hà Nội

4


Điện tử

28

Công ty TNHH Ros Viet

10

May mặc

29

Công ty TNHH Samil Hanoi Vina

63

May mặc

30

Công ty TNHH Taishodo VN

1

Điện tử

31

Công ty TNHH VSM Japan


5

May mặc

11


II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỬ DỤNG BẢNG HỎI
2.1. Đặc điểm chung về nhân thân và tổ chức cuộc sống của công nhân
• Giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo
Công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương được điều tra, phỏng vấn
đều nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật, từ 16 tuổi trở lên, trong
đó nhóm tuổi tham gia trả lời nhiều nhất là từ 21 đến 24 tuổi, chiếm 40,7%. Các nhóm
tuổi còn lại được chia thành các nhóm từ 16 đến 18 chiếm 3,9%, 19 đến 20 chiếm
18,1%, 25 đến 29 chiếm 21,4%, 30 đến 39 chiếm 13,1%, 40 đến 49 chiếm 2,2% và
trên 49 tuổi chiếm0,6%. Sự phân bổ này cho thấy nhóm lao động trẻ chiếm tỷ lệ rất
cao trong đội ngũ công nhân công nghiệp đang làm việc trong khu công nghiệp. Tỷ lệ
nhóm tuổi lao động được điều tra phỏng vấn có thể thấy trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: Độ tuổi của công nhân tham gia khảo sát phân theo giới tính
Đơn vị: %
Độ tuổi
16-18

19-20

21-24

25-29


30-39

40-49

>49

Nữ

85,7

100

88,4

64,9

80,9

87,5

100

Nam

14,3

0

11,6


35,1

19,1

12,5

0

Tỷ lệ trong tổng
số CN tham gia
phỏng vấn

3,9

18,1

40,7

21,4

13,1

2,2

0,6

Bảng 2: Độ tuổi của công nhân tham gia khảo sát phân theo ngành nghề
Đơn vị %
Ngành


Độ tuổi
16-18

19-20

21-24

25-29

30-39

40-49

>49

May

92,9

32,3

34,2

33,8

57,4

87,5


100

Điện tử

7,1

67,7

65,8

66,2

42,6

12,5

0

Trong số 373 công nhân lao động tham gia trả lời phỏng vấn của nhóm nghiên cứu, nữ
công nhân luôn chiếm tỷ lệ cao trong cả 2 lĩnh vực may và điện tử. Nếu ở ngành may,
tỷ lệ công nhân nữ chiếm 34,93% trong tổng số người được điều tra thì tỷ lệ nam công


12


nhân chỉchiếm 6,67%. Tỷ lệ này trong ngành điện tử là 48% và 10,4%.Như vậy có thể
thấy, công nhân nữ làm việc trong các doanh nghiệp được khảo sát trong các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 3: Giới tính của công nhân phân theo ngành nghề

Đơn vị: %
May

Điện tử

Nam

34,93

48

Nữ

6,67

10,4

Công nhân dân tộc kinh chiếm tỷ lệ đa số (88%) trong số công nhân được phỏng
vấn.Các dân tộc khác chỉ chiếm tỷ lệ 12%.Trong số lao động là người dân tộc thiểu số
thì lao động nữ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nam. Lao động là người Kinh hầu
hết là người Hải Dương và các tỉnh lân cậnnhư Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng,
Nam Định….
Bảng 4: Thành phần dân tộc của công nhân phân theo ngành nghề
Đơn vị: %
Dân tộc

May

Điện tử


Kinh

96,2

82,2

Khác

3,8

17,8

• Tình trạng di cư và đăng ký tạm trú
Lao động nhập cư là một trong những vấn đề được các tỉnh, thành phố quan
tâm vì điều này có ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự của địa phương cũng như phát
triển kinh tế - xã hội. Không nằm ngoài xu hướng chung của các tỉnh có khu công
nghiệp, lao động nhập cư tại Hải Dương cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động
làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may và điện tử. Lao động nhập cư
chiếm tới 82,67%, trong khi lao động địa phương chỉ chiếm 17,33%. Điều này phản
ánh thực trạng tình hình di cư của nguồn lao động đến các tỉnh có khu công nghiệp
phát triển và có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc lao động nhập cư
vào địa phương đông dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và đăng ký hộ khẩu đối với
chính quyền địa phương. Trong quá trình khảo sát công nhân lao động về tình hình
đăng ký cư trú tại địa phương, có nhiều công nhân không biết mình đã đăng ký tạm trú
tại nơi ở hiện tại hay chưa, cũng có trường hợp công nhân có đăng ký nhưng không
biết mình thuộc nhóm đối tượng nào.


13



Trong số những công nhân đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương, họ được chia
thành nhiều loại đối tượng khác nhau, trong đó đối tượng đăng ký KT2 là 5,2%, KT3
là 36,8%, KT4 là 39,7% và không biết rõ mình thuộc loại đối tượng nào là 15,2%.
Bảng 5: Tình trạng đăng ký cư trú phân theo loại đăng ký, ngành nghề và giới tính
Đơn vị: %
Đối tượng
KT2

Tổng số
5,2

May
3,6

Điện tử
6,4

Nữ
5,5

Nam
3,6

KT3

38,6

42,8


32,0

36,5

38,2

KT4

39,7

35,5

43,0

37,3

50,9

Không biết

15,2

16,7

14,0

17,3

5,5


Biểu đồ 1: Tình trạng đăng ký cư trú phân theo ngành nghề


45
40
35
30
25

May

20

Điện tử

15
10
5
0
KT 2

KT3

KT4

Không biết

* Thông tin việc làm - nguồn gốc xuất thân
Một trong những nội dung nghiên cứu về công nhân là việc họ đến địa phương này
làm việcdo có người thân hay bạn bè giới thiệu, hay tự bản thân họ tìm hiểu thông tin

trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo kết quả điều tra, 50,13% công nhân trả
lời là có người thân và bạn bè ở địa phương, trong khi đó 49,87%công nhân không có
người thân hay bạn bè tại đia phương này. Những công nhân không có người thân đến
làm việc do tự tìm hiểu và biết thông tin hoặc đọc được trên báo, nghe đài.



14


Bảng 6 : Nguồn thông tin về việc làm phân theo ngành và giới tính
Đơn vị: %
May

Điện tử

Nam

Nữ

Có người thân và bạn bè

47,7

53,3

49,5

50,5


Không có người thân và bạn bè

44

56

17,1

82,9

Cùng với việc chuyển đến địa phương này làm việc, rất nhiều công nhân đã từng làm
việc trong nhiều lĩnh vực cũng như trong các loại hình doanh nghiệp khác trước khi
vào làm việc tại doanh nghiệp hiện tại.Tuy nhiên, một số lượng lớn công nhân là học
sinh phổ thông hoặc học viên của các trung tâm đào tạo trước khi vào làm cho doanh
nghiệp (33,9%). Cũng có nhiều công nhân được tuyển dụng vào doanh nghiệp làm
việc sau khi đã làm việc cho doanh nghiệp khác (chiếm 18,4%). 14,13%công nhân
được hỏi trả lời trước khi vào làm tại doanh nghiệp, họ đi làm giúp việc, nội trợ cho
các gia đình khác. Khi thấy có thông tin doanh nghiệp tuyển công nhân hoặc được bạn
bè giới thiệu, rủ vào doanh nghiệp làm việc, họ đã chuyển vào làm việc cho doanh
nghiệp.
Một đặc điểm đáng chú của công nhân ở tỉnh Hải Dương là có 10,67% công nhân
tham gia trả lời bảng hỏi là sinh viên các trường cao đẳng, đại học vẫn xin làm công
nhân trong các doanh nghiệp.Tuy đối tượng này không nhiều nhưng cũng cho thấy
nhu cầu việc làm của thanh niên hiện nay.
Biểu đồ 2: Công việc công nhân đã làm trước khi làm việc cho doanh nghiệp hiện tại


35
30
25

20
15
10
5
0

33.334.2

16

12.8

Dệt may

14.6
5.1

17.918.7

15.4
3.8 5

5

4.54.6

0.7 0.5

Nội
Học Sinh Không Nông Doanh Làm Bộ đội,

trợ,
sinh
viên làm gì dân nghiệp thuê công
giúp
phổ
đại
khác
an xuất
việc thông, học,
ngũ
gia
TT
cao
đình GDTX đẳng



15

2.6

0.5 0.7

4.1

Buôn Khác
bán
nhỏ,
kinh
doanh

tự chủ


Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, tỷ lệ công nhân có xuất thân là học sinh
phổ thông và các trung tâm GDTX là cao nhất ở cả hai ngành may và điện tử, trong đó
may là 33,3% và điện tử là 34,2%. Cũng có một tỷ lệ tương đối công nhân chuyển
sang doanh nghiệp hiện nay làm việc từ các doanh nghiệp khác trong cả hai ngành:
may là 17,9%và điện tử là 18,7%. Có sự chênh lệch lớn giữa hai ngày đối với đối
tượng là sinh viên đại học, cao đẳng. Nếu trong ngành điện tử có đến14,6%thuộc đối
tượng này thì trong ngành may, con số này chỉ là 5,1%.

• Trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề
Xét trình độ học vấn phổ thông của công nhân được phỏng vấn cho thấy, đa số
công nhân được phỏng vấn có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học. Theo kết quả
nghiên cứu, công nhân có trình độ học vấn thấp, tiểu học, chiếm 1,1%; trung học cơ
sở, chiếm 39% ; trung học phổ thông, chiếm 59,9%.
Bảng 7 : Trình độ phổ thông phân theo giới và ngành nghề
Đơn vị: %
Tiểu học

THCS

THPT

May

1,3

56,2


42,5

Điện tử

0,9

26,9

72,2

Nữ

1,3

40,7

58

Nam

0

30,6

69,4

Bảng 7 cho thấy trình độ giáo dụcphổ thông của công nhân ngành điện tử cao hơn
công nhân ngành may. Trong khi công nhân ngành điện tử có 72,2%đã tốt nghiệp
THPT thì con số này ở ngành may chỉ là 42,5%. Đối với tốt nghiệp bậc THCS, tỷ lệ
ởngành điện tử là 26,9% trong khi ở ngành may là 56,2%. Đối với trình độ đại học và

cao đẳng, ngành điện tử có tỷ lệ cao hơn ngành may.
Về trình độ chuyên môn, cũng như trình độ học vấn phổ thông, công nhân
ngành điện tử cao hơn ở ngành may. Đa số công nhân tham gia trả lời phỏng vấn đều
có trình độ tay nghề trong quá trình được đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, chiếm
43,3%.Số công nhân tốt nghiệp cao đẳng chiếm 10,2% và tốt nghiệp đại học chỉ chiếm
3,5%. Cũng có 5,9% công nhân đã được đào tạo qua các trường trung cấp và 4,3%
công nhân đã tốt nghiệp các trường nghề. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc trước
khi tham gia công việc hiện nay tại doanh nghiệp, có đa số công nhân là học sinh phổ
thông trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên hay làm các công việc nội trợ, giúp
việc gia đình. Vì chưa có tay nghề và làm những công việc không liên quan đến


16


chuyên môn nên sau khi vào làm việc tại doanh nghiệp, công nhân được đào tạo ngay
tại doanh nghiệp theo hình thức cầm tay chỉ việc và trải qua một thời gian thử việc,
đây chính là thời gian công nhân học tập trình độ chuyên môn ngay tại nơi sản xuất.
Bảng 8 : Trình độ chuyên môn phân theo giới tính và ngành nghề
Đơn vị: %
ĐT tại
DN

Học
nghề qua
trường
nghề

Trung
cấp


Cao
đẳng

Đại học

Tổng
số

36,8

43,9

7,1

5,8

5,8

0,6

100

Điện tử

30

42,9

2,2


6,0

13,4

5,5

100

Nữ

37,5

44,3

3,9

4,5

8,1

1,6

100

Nam

9,5

38,1


6,3

12,7

20,6

12,7

100

Chưa
qua đào
tạo
May

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nữ công nhân luôn chiếm đa số trong tổng số công
nhân tham gia trả lời phỏng vấn. Còn nếu phân theo lĩnh vực sản xuất thì 5,5% công
nhân ngành điện tử có trình độ đại học trong khi con số đó ở ngành may chỉ là 0,6%.
Đối với trình độ cao đẳng, công nhân ngành điện tử có 13,4% và ngành may chỉ có
5,8%.
Bảng 9 : Phương thức thu nhận nghiệp vụ của công nhân
Đơn vị: %



Qua
khóa đào
tạo nghề


Qua chương
trình chính
thức do doanh
nghiệp tổ chức

Vừa học vừa
làm và học hỏi
thêm từ đồng
nghiệp

Qua kèm
cặp, cầm
tay chỉ
việc

Từ kinh
nghiệm làm
việc từ các
doanh nghiệp
trước đây

May

34,6

28,5

55,5

34,5


66,7

Điện tử

65,4

71,5

44,5

65,5

33,3

Nữ

82,7

86,1

80,5

89,7

79,2

Nam

17,3


13,9

19,5

10,3

20,8

17


Theo bảng trên, đa số công nhân được phỏng vấn chưa được đào tạo trong lĩnh vực
mình phụ trách nên việc được đào tạo tại doanh nghiệp là một trong những yêu cầu
cần thiết để hoàn thành công việc. Khi tìm hiểu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
công nhân có được để làm việc cho doanh nghiệp hiện tại, một số hình thức công nhân
lựa chọn để thu nhận kiến thức chuyên môn là qua đào tạo nghề (ngành may là 34,6%,
ngành điện tử là 65,4%) ; học thông qua chương trình đào tạo chính thức do doanh
nghiệp tổ chức (công nhân may chiếm 28,5%, công nhân điện tử chiếm 71,5%), vừa
học vừa làm và học hỏi thêm từ đồng nghiệp (công nhân ngành may chiếm 55,5% và
công nhân ngành điện tử chiếm 44,5%); học thông qua kèm cặp, cầm tay chỉ việc
(công nhân may chiếm 34,5% và công nhân điện tử chiếm 65,6%) và học thông quá
kinh nghiệm làm việc từ các doanh nghiệp trước đây (công nhân ngành may chiếm
66,7% và công nhân ngành điện tử chiếm 33,3%).
Việc được đào tạo tại doanh nghiệp là cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu
công việc hiện tại của công nhân. Công nhân được đào tạo tại doanh nghiệp chiếm tỷ
lệ lớn cho thấy công tác đào tạo nghề chưa thực hiện tốt trong các trường nghề và
doanh nghiệp đã phải tự làm công việc này.

• Hôn nhân và con cái

Tình trạng hôn nhân và con cái là một trong những nội dung của nhóm nghiên
cứu khi tiến hành tìm hiểu về đời sống của người lao động. Khi di cư từ địa phương
khác đến Hải Dương, có những công nhân đã lập gia đình và mang theo cả gia đình và
con cái. Cũng có những trường hợp sau khi vào làm cho doanh nghiệp mới kết hôn
với người địa phương hoặc cũng là công nhân di cư từ nơi khác đến. Với những cặp
vợ chồng di cư từ địa phương khác đến họ lựa chọn thuê trọở các khu dân cư gần
doanh nghiệp.
Sau khi kết hôn, việc nuôi dạy và chăm sóc con cái là một trong những công
việc quan trọng đối với công nhân, đặc biệt là công nhân nữ. Có những công nhân
mang theo con đến ở trọ gần nơi làm việc, nhưng cũng có công nhân không có điều
kiện đó nên phải để con lại cho vợ (chồng) hoặc nhờ bố mẹ, họ hàng ở quê trông nom.
Trong quá trình khảo sát, đặc biệt tại các khu trọ của công nhân, nhóm nghiên cứu đã
đến từng khu trọ tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và chứng kiến các cặp vợ chồng
cùng nhau chia sẻ việc chăm con. Tuy nhiên cũng có những gia đình có điều kiện hơn
một chút đã nhờ bà (mẹ của công nhân) lên chăm sóc con giúp để hai vợ chồng đi làm.
Đối với những người còn độc thân, nhiều công nhân nữ đến làm việc sau khi
tốt nghiệp THPT vàchưa lập gia đình nhưng theo họ, điều kiện làm việc theo ca và
thời gian làm việc phụ thuộc thời điểm kinh doanh của doanh nghiệp nên họ thấy khó
khăn cho việc hẹn hò và lập gia đình khi còn đang làm việc cho doanh nghiệp.



18


Bảng 10: Tình trạng hôn nhân phân theo giới tính và ngành nghề
Đơn vị: %
Chưa kết hôn

Đã kết hôn


Góa, li dị, ly thân

May

51,6

47,1

1,3

Điện tử

64,7

35,3

0

Nữ

60,9

38,4

0,7

Nam

51,6


48,4

0

Tỷ lệ công nhân chưa kết hôn trong các doanh nghiệp trong cả hai ngành tương đối
cao (59,3%), tiếp theo là số lượng công nhân đã kết hôn (40,2%) và một tỷ lệ nhỏ đã li
hôn (gồm cả góa, ly thân)(0,5%). Đặc điểm này phù hợp với độ tuổi và số lượng
người trong độ tuổi kết hôn của nhóm người được điều tra, khảo sát.

Biểu đồ 3: Tình trạng kết hôn phân theo ngành nghề
70
60
50
40

May mặc

30

Điện tử

20
10
0

Chưa kết hôn

Đã kết hôn


Góa, li dị

Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy, đối với ngành may, tỷ lệ công nhân đã kết hôn
và chưa kết hôn tương đối cân bằng (51,6% chưa kết hôn và47,1% đã có gia đình).
Tuy nhiên, đối với ngành điện tử, tỷ lệ công nhân chưa lập gia đình cao gần gấp đôi số
công nhân đã kết hôn (64,7% so với 35,3%).
Về tình trạng hiện tại của con công nhân, 47,1% công nhân cho biết họ chưa có
con, 33,3% đã có 1 con, 15,7% có 2 con và 3,9% có trên 2 con. Trong số các công
nhân đã có con,61,7% công nhân có con đang ở cùng ông bà;29,8% công nhân sống
cùng con, và 8,5% công nhân ở trong một gia đình có cả ba thế hệ (ông bà, bố mẹ và
con cái).



19


Bảng 11 : Tình trạng có con ở công nhân phân theo giới tính và ngành nghề
Đơn vị: %
Chưa có con

1con

2 con

>2con

May

45,7


26,6

21,3

6,4

Điện tử

48,2

39,1

10,9

1,8

Nữ

47

31,3

16,9

4,8

Nam

47,4


42,1

10,5

0

Biểu đồ 4: Tình trạng có con ở công nhân phân theo ngành nghề
May mặc

Điện tử

45.7 48.2
39.1
26.6

21.3
10.9

Chưa có con

1con

2 con

6.4

1.8

>2con


Tỷ lệ công nhân chưa kết hôn trong ngành điện tử cao hơn do đó tỷ lệ công
nhân chưa có con trong ngành điện tử cũng đạt tỷ lệ cao nhất (48,2%). Trong khi đó,
công nhân may cũng có 45,7% người tham gia trả lời là chưa sinh con lần nào. Do
tuổi đời của công nhân cả hai ngành được hỏi trong độ tuổi từ 21 đến 24 là đông nhất
nên tỷ lệ công nhân trong cả hai ngành mới có 1 con chiếm tỷ lệ khá cao,26,6% trong
ngành may và 39,1% trong ngành điện tử.
Bảng 12: Đối tượng ở cùng con công nhân phân theo ngành nghề
Đơn vị: %



Ở với ông bà

Ở cùng công
nhân

Cả ông bà, bố mẹ
và công nhân

May

52,1

39,6

8,3

Điện tử


71,7

19,6

8,7

20


Bảng 13: Nơi sống của con công nhân
Sống ở quê

Sống ở địa phương này

Cả ở quê và ở địa phương

May

51,2

27,9

20,9

Điện tử

78,3

21,7


0

• Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội
Một trong những quyền lợi chính trịcơ bản của công nhân là được tham gia
cáctổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, việc thành lập các tổ
chức này trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gặp
nhiều khó khăn do không được sự ủng hộ hoàn toàn từ phía người sử dụng lao động
nước ngoài. Đây là đặc điểm chung của các doanh nghiệp FDI trong cả nước. Tuy
nhiên, trong quá trình phỏng vấn công nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, đa số công nhân được hỏi đều nói có tổ chức công đoàn. Công nhân là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ chiếm 2,1%,trong khi công nhân là đoàn viên công
đoàn chiếm 61,3%.Trong tổng số công nhân dưới 30 tuổi, đoàn viên Đoàn thanh niên
CSHCM chiếm 46,4%. Đối với công nhân nữ, hội viên Hội phụ nữ Việt Nam chiếm
7,1%. Một thực tế dễ nhận thấy là tỷ lệ công nhân tham gia Đoàn thanh niên của cả
hai ngành đều chiếm tỷ lệ cao, điều này phù hợp với độ tuổi của công nhân tham gia
trả lời phỏng vấn.Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là, ngoại trừ Đảng Cộng sản và Công
đoàn, hầu hết công nhân tham gia Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ ở quê vì hai tổ chức
này chưa được thành lập trong doanh nghiệp.
Bảng 14: Tỷ lệ công nhân tham gia các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh
nghiệp phân theo giới tính và ngành nghề
Đơn vị : %



Đảng viên

Đoàn viên CĐ

Đoàn viên
ĐTN


Hội viên Hội
phụ nữ

May

0,6

58,3

49,6

9,2

Điện tử

3,2

63,5

44,6

5,6

Nữ

2,3

59,2


49

7,1

Nam

1,6

71,9

31,9

7,1

21


Biểu đồ 5: Tỷ lệ công nhân tham gia các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh
nghiệp phân theo ngành nghề
70
60
50
40
30
20
10
0

58.3


63.5
49.6

44.6

9.2

0.6 3.2

5.6

Đảng viên Đoàn viên Đoàn viên Hội viên

ĐTN
Hội phụ
nữ
May mặc

Điện tử

2.2. Tiền lương, thu nhập, an sinh xã hội và điều kiện lao động khác
• Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là một trong những nội dung quan trọng thể hiện quyền của công
nhân trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Trong tổng số 373 công nhân được
hỏi, chỉ có 1,9% trả lời không có hợp đồng lao động trong quá trình làm việc tại doanh
nghiệp, tuy nhiên tìm hiểu sâu hơn thì hầu hết những người không ký hợp đồng lao
động là những lao động mới được tuyển dụng hoặc làm công việc phụ trong dây
chuyền sản xuất. Đa số công nhân được ký hợp đồng với nhiều loại thời hạn khác
nhau, như thỏa thuận bằng miệng 0,5% ;hợp đồng dưới 12 tháng, 18,8% ; hợp đồng từ
12 đến 36 tháng, 44% ; hợp đồng trên 36 tháng, 26,5%. Thậm chí có những người

công nhân khi được hỏi về loại hợp đồng mình được ký kết đã không hề biết loại hợp
đồng mình được ký kết thuộc loại hợp đồng gì (8,3%).
Bảng 15: Phân loại hợp đồng lao động theo ngành nghề và giới tính
Đơn vị tính : %
May

Điện tử

Nữ

Nam

Không có HĐLĐ

3,2

0,9

1,6

3,2

Thỏa thuận miệng

0,6

0,5

0,6


0

HĐ <12 tháng

13

22,8

19,4

15,9

HĐ12 - <36 tháng

28,6

54,8

43,5

46

HĐ>= 36 tháng

37,7

18,7

25,5


31,7

Không biết

16,9

2,3

9,4

3,2



22


Biểu đồ 6: Hợp đồng lao động phân theo ngành nghề
60
50
40
30
20
10
0

54.8
37.7
22.8
3.2 0.9

Không có
HĐLĐ

28.6

13

18.7 16.9

0.6 0.5
Thỏa
thuận
miệng

2.3
HĐ <12 HĐ12 - HĐ>= 36
tháng <36 tháng tháng

Dệt may

Không
biết

Điện tử

Theo biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy, ở ngành điện tử, tỷ lệ công nhân ký hợp
đồng lao động từ 12 đến dưới 36 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 54,8%), trong khi
đó, ở ngành may, loại hợp đồng công nhân được tham gia ký đông nhất lại là loại hợp
đồng trên 36 tháng (37,7%). Việc công nhân được tham gia ký hợp đồng lao động cho
thấy các doanh nghiệp đã tuân thủ pháp luật lao động, quyền lợi của công nhân đã

phần nào được đảm bảo, và sự ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao
động. Đây cũng có thể coi là căn cứ pháp lý, bên cạnh các thỏa ước lao động tập thể
khác, để người lao động có cơ sở đấu tranh đòi những quyền lợi của mình được hưởng
nếu có tranh chấp lao động xảy ra.
• Tiền lương, thu nhập - chi tiêu
Khi công nhân làm việc trong doanh nghiệp, những vấn đề được họ quan tâm
đó là tiền lương và các khoản phụ cấp khác như tiền làm thêm giờ, tiền chuyên cần,
tiền đi lại, nhà ở, phí đào tạo kỹ năng, tiền ăn ca. Từ các khoản thu nhập trong quá
trình làm việc, mức chi tiêu và tiết kiệm có sự khác nhau giữa công nhân các ngành.
Trong số công nhân được khảo sát, có thể thấy tiền lươngcơ bản của 2 ngành
điện tử và may có sự chênh lệch. Trong số 151 công nhânngành may được hỏi, mức
thu nhập thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 5 triệu đồng. Trong khi đó, con số này
sau khi phỏng vấn 216 công nhânngành điện tử là 2,2triệu và 9 triệu. Có thể thấy
lương cơ bản của ngành điện tử cao hơn của ngành may, tuy nhiên thu nhập trung bình
các khoản khác của hai ngành mayvà điện tử có sự chênh lệch không đáng kể.



23


Bảng 16: Thu nhập ngoài lương của công nhân phân theo ngành nghề
Đơn vị tính: ngàn đồng/tháng
Tiền
làm Chuyên cần
thêm giờ

Đi lại

Nhà ở


Phí đào tạo
kỹ năng

May

256

177

122

61

18

Điện tử

284

136

146

56

0

Biểu đồ 7: Thu nhập ngoài lương của công nhân phân theo ngành nghề


300
250
200
150

May mặc

100

Điện tử

50
0
Tiền làm
thêm giờ

Chuyên
cần

Đi lại

Nhà ở

Phí đào
tạo kỹ
năng

Với đặc điểm là công nhân trong cả hai ngành phần đông ở độ tuổi từ 21 đến
24, lại chưa có gia đình hoặc mới có 1 con. Nhiều công nhân có con thường để con
sống ở quê nhà với ông bà, bố mẹ nhằm giúp họ có thời gian làm thêm ca, thêm giờ,

để tăng thêm thu nhập, đồng thời cũng giúp họ tiết kiệm được tiền vì chi phí cho trẻ
em ở nơi họ đang làm việc cao hơn nhiều so với ở quê. Theo biểu đồ trên thì cả 2
ngành may và điện tử, tiền làm thêm giờ chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các khoản thu
nhập ngoài lương của công nhân, theo sau đó làtiền chuyên cần. Cũng có sự chênh
lệch về các khoản thu nhập giữa nam công nhân và nữ công nhân trong quá trình khảo
sát. Nếu thu nhập trung bình của nữ công nhân (cả lương cơ bản tiền làm thêm giờ) là
3,218 triệu đồng thì con số này đối với nam công nhân là 3,595 triệu đồng. Tiền



24


chuyên cần trung bình hàng tháng tương đương so với công nhân nam, 371 nghìn
đồng so với 272 nghìn đồng. Như vậy tổng thu nhập bình quân của nữ công nhân là
3,589 triệu đồng và nam công nhân là 3,867 triệu đồng.
Với khoản thu nhập như trên, trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc công nhân,
phải thuê nhà trọ hoặc phải cho con cái đi học thì việc tiết kiệm được hàng tháng là
một công việc khó khăn, đặc biệt đối với những công nhân nhập cư. Theo số liệu khảo
sát, công nhân ngành may cho biết mỗi tháng họ tiết kiệm được trung bình là 1,190
triệu đồng, con số này đối với ngành điện tử là 1,220 triệu đồng. Tuy nhiên công nhân
ngành may hàng tháng phải chu cấp cho người thân trung bình hàng tháng là 1,537
triệu đồng và ngành điện tử hàng tháng chu cấp trung bình 1,818 triệu đồng.
Bảng 17: Số liệu về khoản chu cấp của công nhân cho gia đình
Đối tượng
chu cấp

Số lượt Tỷ lệ Ngành SXKD (%)
CN gửi gửi
May

Điện tử
(người) (%)

Giới tính (%)
Nữ

Nam

Gửi chu cấp 233
cho bố mẹ

97,1

93,5

99,3

97,6

94,3

Gửi chu cấp 68
cho con

67,3

63,3

71,2


67,1

68,4

Gửi chu cấp 54
cho anh chị em

63,5

51,4

72,9

66,2

45,5

Gửi chu cấp 27
cho ông bà

42,9

46,9

38,7

42

46,2


Gửi chu cấp 22
cho vợ /chồng

36,7

44,1

26,9

36

40

Gửi chu cấp 0
cho người khác

0

0

0

0

0

82.8% công nhân của cả hai ngành nói phải gửi tiền chu cấp về cho gia đình.
Tuy nhiên, số lượng người nhận trợ cấp từ công nhân có sự khác nhau. Trong tổng số
308 người trả lời có chu cấp cho gia đình thì có 243 người tham gia câu hỏi về số
lượng người được trợ cấp. Trong đó, chu cấp cho 1 người chiếm 25,9%, cho 2 người

chiếm 47,7%, cho 3người là 15,6%, cho 4 người là 7% và cho 5 người là 3,7%. Các
đối tượng được công nhân chu cấp là ông bà (42,9%), bố mẹ (97,1%), anh chị em
(63,6%), con (67,3%), vợ (chồng) (36,7%).



25


×