Tải bản đầy đủ (.pdf) (376 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI (ESIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.09 MB, 376 trang )

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC
BAN QUẢN LÝ ODA

DỰ ÁN QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ NGẬP LỤT VĨNH PHÚC

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI (ESIA)

Cơ quan chuẩn bị dự án
BAN QUẢN LÝ ODA
Địa chỉ: số 38, đường Nguyễn Trãi, phường Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211.3.860.858

Fax: 0211.3.860.858

Tháng 12 năm 2015

1


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 4
1. Xuất xứ dự án ..................................................................................................... 4
2. Mục tiêu và phạm vi dự án .................................................................................. 5
3. Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tác động môi trường và xã hội ........... 8
PHẦN 1. MÔ TẢ DỰ ÁN ........................................................................................... 16
1.1 Mô tả chung .................................................................................................... 16
1.2 Các hợp phần của dự án ................................................................................ 28
1.3. Quản lý, nhân sự, kinh phí và tiến độ thực hiện dự án .................................. 59
1.4. Vùng ảnh hưởng của dự án ........................................................................... 63
PHẦN 2. KHUNG CHÍNH SÁCH, LUẬT PHÁP VÀ THỂ CHẾ................................. 69


2.1. Cơ sở kỹ thuật ............................................................................................... 69
2.2 Các chính sách và quy định của quốc gia về an toàn môi trường và xã hội ... 69
2.3. Các chính sách an toàn của WB về môi trường và xã hội ............................. 74
PHẦN 3. HIỆN TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ
- XÃ HỘI CỦA VÙNG DỰ ÁN. .................................................................................. 79
3.1 Hiện trạng về các điều kiện tự nhiên ............................................................... 79
3.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN môi trường tự nhiên.............................. 109
2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học ..................................................................... 125
3.4 Đặc điểm về kinh tế - xã hội và văn hóa........................................................ 132
PHẦN 4. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ .......................................... 146
4.1. Không có dự án............................................................................................ 146
4.2. Dự án được triển khai .................................................................................. 149
PHẦN 5. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TIỀM TÀNG .................... 167
5.1 Các tác động tích cực đối với khu vực dự án trong toàn lưu vực ................. 167
5.2. Đánh giá các tác động tiêu cực tiềm tàng cho toàn bộ vùng dự án ............. 169
5.3. Hợp phần 1. Đánh giá các tác động lưu vực B ............................................ 195
5.4. Hợp phần 1. Đánh giá các tác động lưu vực C ............................................ 218
5.5 Hợp phần 2. Tác động do việc đầu tư xử lý nước thải .................................. 230
5.6. Đánh giá tác động các hoạt động hỗ trợ ...................................................... 238

2


5.7. Phân tích tác động tích luỹ - Cumulative Impact Assessment ...................... 240
Phần 6. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI THIỂU ................................................................. 252
6.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường chung ................................. 252
6.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẶC THÙ theo từng
hợp phần ............................................................................................................. 253
PHẦN 7. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMP) .................. 265
7.1 Nguyên tắc cơ bản ........................................................................................ 265

7.2. Các biện pháp giảm thiểu chính cho dự án .................................................. 267
7.6. Kinh phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và quản lý
môi trường xã hội ................................................................................................ 309
PHẦN 8 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN..................... 318
8.1. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN....................................................... 318
8.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................... 320
8.3. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG........................................................... 322
CÁC PHỤ LỤC........................................................................................................ 333

3


GIỚI THIỆU
1. XUấT Xứ Dự ÁN
Vĩnh Phúc nằm ở vị trí nằm tiếp giáp với Hà Nội, cách Hà Nội khoảng 60km
về phía Tây Bắc, nằm trong vị trí ba vùng phát triển trọng điểm của Việt Nam: Vùng
Đồng Bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với
lợi thế về vị trí địa lý, trong những năm qua Vĩnh Phúc đã có sự tăng trưởng kinh tế
ấn tượng và trở thành một trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng,
là một trong những điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) của cả
nước. Tính đến tháng 12/2012, tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) từ 150 dự
án đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Hiện nay, hàng năm Vĩnh Phúc thu hút từ 200 đến 350
triệu USD về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khoảng một nửa GDP của tỉnh là từ lĩnh
vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh đóng
góp nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Mức nợ công là không đáng kể trong suốt
giai đoạn 2006 - 2011, giá trị trung bình các khoản vay của Vĩnh Phúc chỉ vào
khoảng 1% của tổng nguồn thu của tỉnh.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng Vĩnh Phúc đang đối mặt với một
loạt các thách thức, bao gồm tình trạng úng ngập thường xuyên, ô nhiễm nước trong
vùng, thiếu hạ tầng kỹ thuật và năng lực thể chế còn hạn chế, đã cản trở Vĩnh Phúc

phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, lưu vực sông Phan là nơi tập trung trên 80% dân
số và hầu hết các doanh nghiệp FDI đang tham gia hoạt động sản xuất, chiếm 2/3
diện tích toàn tỉnh, là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng do lũ lụt. Lũ lụt đã gây ra
tổn thất lớn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống, làm hư
hỏng hạ tầng kỹ thuật và ô nhiễm môi trường tại cả khu vực nông thôn và thành thị.
Những ước tính ban đầu do thiệt hại từ lũ lụt trong giai đoạn 2006 -2013 là khoảng
150 triệu USD, trong đó, riêng những tổn thất về sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng
30% tổng giá trị thu hoạch. Ngoài ra, sự ô nhiễm các nguồn nước do nước thải sinh
hoạt, các chất thải rắn tại các lưu vực sông như sông Phan, sông Cà Lồ, sông Phó
Đáy và các đầm hồ trên địa bàn tỉnh ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức
khoẻ người dân cũng như môi trường sống và cảnh quan sinh thái xung quanh các
lưu vực. Do đó để kinh tế được phát triển bền vững thì việc kiểm soát, giảm thiểu lũ
lụt và cải thiện môi trường các lưu vực trên địa bàn tỉnh là vấn đề cấp thiết.
Những năm gần đây, ngoài vốn hỗ trợ từ Chính phủ để thực hiện một số công
trình nhằm cải thiện khả năng tiêu thoát của sông Phan, Vĩnh Phúc còn nhận được
sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức quốc tế khác như JICA, ADB... để tiến hành đầu tư một số
hạng mục công trình xử lý nước thải, tạo cảnh quan môi trường... Tuy nhiên, riêng
vấn đề ngập lụt và ô nhiễm nguồn nước chưa đượt giải quyết triệt để. Bắt nguồn từ
thực trạng này, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp, đồng thời phối hợp với WB
để triển khai Dự án "Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc" nhằm xử lý nguồn
nước và giải quyết tình trạng ngập lụt trên địa bàn.

4


Dự án được đầu tư mới hoàn toàn bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế
giới và sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án được đề xuất gồm 03 hợp
phần chính: Hợp phần 1 - Quản lý rủi ro lũ lụt; Hợp phần 2 - Quản lý môi trường
nước; Hợp phần 3 - Hỗ trợ thực hiện dự án và Tăng cường thể chế.
Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong danh mục Dự án

bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng mức đầu tư khoảng 220
triệu USD. Dự án được thực hiện nhằm kiểm soát nguy cơ lũ lụt, cắt giảm điều tiết lũ
cho lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ; tăng khả năng tiêu thoát lũ, tích trữ nước và
điều hòa cho sông Phan, sông Cà Lồ; tạo lập hạ tầng để phát triển các khu công
nghiệp, thu hút đầu tư; cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hòa,
phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050, phù hợp với quy hoạch tiêu thoát nước, quy hoạch giao thông
của tỉnh.
2. MụC TIÊU VÀ PHạM VI Dự ÁN
2.1. Mục tiêu của dự án
a. Mục tiêu chung
Mục tiêu phát triển của Dự án nhằm cung cấp môi trường nước bền vững cho
sự phát triển kinh tế và xã hội dài hạn của tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, Dự án sẽ tập trung
đảm bảo kiểm soát lũ lụt tại lưu vực trung tâm của tỉnh và ngăn chặn sự suy thoái
nhanh chóng của chất lượng nước mặt.
Mục tiêu phát triển Dự án sẽ đạt được thông qua:
(i) Hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, hạ tầng
xã hội nhằm kiểm soát lũ lụt và cải tạo sông;
(ii) Cải thiện chất lượng nước lưu vực sông Phan và sông Cà Lồ bằng cách nạo
vét, theo dõi dự báo chất lượng môi trường nước và chất thải dọc hai bờ
sông Phan, sông Cà Lồ, giải quyết dứt điểm các điểm nóng gây ô nhiễm
nguồn nước tại các khu vực Đầm Vạc, Đầm Diệu, lưu vực sông Phan.
(iii) Thiết lập hệ thống quan trắc nguồn nước và chất lượng nước, kiểm soát lũ
lụt và ứng phó khẩn cấp; và
(iv) Phát triển thể chế và đào tạo cán bộ cho các sở ngành và học viên ngành
nước nhằm mục đích quản lý lưu vực sông và các lĩnh vực liên quan đến
nước một cách đồng bộ.
b. Mục tiêu cụ thể
 Kiểm soát nguy cơ lũ lụt, tham gia cắt giảm điều tiết lũ cho lưu vực sông
Phan - sông Cà Lồ;


5


 Tăng khả năng tiêu thoát lũ, tích trữ nước và điều hoà cho sông Phan, sông
Cà Lồ phục vụ nhu cầu dùng nước của các xã dọc theo các trục sông này;
 Cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hòa, phù hợp với quy
hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050;
 Từng bước thực hiện quy hoạch giải pháp tiêu tổng thể lưu vực sông Phan
và sông Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc;

 Nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực các dòng sông, kênh tiêu thoát nước khi
mưa lớn gây ngập úng. Tạo niềm tin trong thu hút đầu tư FDI vào khai thác
cơ sở hạ tầng gần khu vực kết nối với tuyến đường xuyên á Hà Nội - Lào
Cai, tập trung thu hút đầu tư phát triển các Khu công nghiệp Bình Xuyên, Bá
Thiện, Tam Dương và cảng nội địa ICD.
2.2. Phạm vi và vị trí vùng dự án
Theo quy hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, toàn tỉnh Vĩnh Phúc được phân chia làm 03 vùng tiêu, thoát lũ như sau:
 Vùng 1: Lưu vực sông Lô, Phó Đáy, diện tích lưu vực tiêu 445,82 km2,
hướng tiêu thoát chủ yếu là tiêu tự chảy ra sông Lô, Phó Đáy.
 Vùng 2: Lưu vực sông Phan - Cà Lồ có diện tích lưu vực tiêu 710 km2 chiếm
60% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Hướng tiêu thoát hiện tại chủ yếu
là tự chảy ra sông Phan - sông Cà Lồ, sau đó thoát ra sông Cầu qua cửa
Phúc Lộc Phương.
 Vùng 3: Vùng bãi Yên Lạc, Vĩnh Tường (nằm ngoài đê sông Hồng) diện tích
lưu vực tiêu 39,74 km2 tiêu tự chảy ra sông Hồng.

6



Sơ đồ phân chia lưu vực tiêu thoát nước tỉnh Vĩnh Phúc
Phạm vi nghiên cứu của Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt Vĩnh Phúc
là phần lãnh thổ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (Vùng 2 trong phân vùng tiêu của tỉnh Vĩnh
Phúc), bao gồm đất đai của 7 huyện - thị xã - thành phố: Tam Đảo, Tam Dương,
Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên
+ Ranh giới của vùng Dự án: Phía Bắc - Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo; phía
Tây là sông Phó Đáy; phía Nam là đê tả sông Hồng; phía Đông - Đông Nam là sông
Cà Lồ Cụt với tổng diện tích tự nhiên là 710 km2.
+ Nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên
hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Trung tâm của vùng
Dự án là thành phố Vĩnh Yên, có vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km và cách
sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.

7


Lưu vực C
Ba sông Bình
Xuyên; FLV = 32,160 ha

Lưu vực B-1
Trạm bơm Kim Xá;
FLV = 8,806 ha

Lưu vực B-2
Trạm bơm Ngũ Kiên;
FLV = 11.472 ha


Lưu vực B-3
Trạm bơm Nguyệt
Đức; FLV = 19.600 ha

Sơ đồ phân chia lưu vực vùng dự án
3. CÁCH TIếP CậN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐộNG MÔI TRƯờNG VÀ
XÃ HộI
3.1. Cách tiếp cận
3.1.1 Cách tiếp cận môi trường
Dự án sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Chính phủ nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công tác đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA)
của dự án được yêu cầu thực hiện và phải phù hợp với các chính sách và yêu cầu
của Ngân hàng Thế giới và của Chính phủ Việt Namf. Dựa trên kinh nghiệm của các
dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và các dự án được thực hiện bởi Chính
phủ Việt Nam.
Báo cáo ESIA được chuẩn bị dựa trên các điều khoản tham chiếu (TOR) của
dự án với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) mà chính phủ Việt Nam đã quy định.
Ngoài ra, để thực hiện việc đánh giá ESIA, báo cáo đã nghiên cứu kỹ lưỡng về
các nội dung, phạm vi và kỹ thuật thực hiện của dự án đối với mỗi hợp phần cũng
như tổng thể dự án. Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát thực tế trong và xung quanh

8


phạm vi dự án để tiến hành lựa chọn, đánh giá các vấn đề môi trường xã hội có thể
nảy sinh khi dự án được triển khai.
Quá trình đánh giá ESIA được thực hiện có sự kết hợp giữa các phân tích kinh
tế, tài chính, thể chế, xã hội và kỹ thuật của dự án để đảm bảo rằng vấn đề môi
trường và xã hội được quan tâm đầy đủ trong việc lựa chọn dự án, địa điểm và các

quyết định liên quan đến các giải pháp công nghệ,... Các tác động được phân chia
thành các tác động tích cực - tiêu cực, tác động trực tiếp - gián tiếp, tác động tích lũy,
tác động trung hạn - dài hạn. Xác định các tác động tiềm ẩn có thể xảy ra trong xây
dựng và các tác động không thể tránh khỏi và không thể đảo ngược
Đồng thời xây dựng và đề xuất các chính sách, biện pháp thích hợp cho mỗi
hợp phần để kiểm soát và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động môi trường và
xã hội.
Ngoài ra, hai cuộc tham vấn đã được thực hiện cho việc chuẩn bị ESIA bởi dự
án và các buổi tham vấn khác cũng đã được thực hiện trong quá trình chuẩn bị của
ESIA.
3.1.2 Cách tiếp cận xã hội
Đánh giá xã hội (SA) đã được tiến hành cùng với đánh giá môi trường của dự
án, trên cơ sở các nghiên cứu khả thi. Mục đích chính bao gồm: Một là, kiểm tra tác
động tích cực và tiêu cực tiềm ẩn của tiểu dự án. Hai là, xác định các biện pháp khắc
phục tác động và đề xuất các hoạt động liên quan đến cộng đồng nhằm đạt được
mục tiêu phát triển của dự án. Đánh giá xã hội sẽ thu thập các thông tin có liên quan
về diện tích, địa lý, kinh tế, dịch vụ công trong vùng dự án, cũng như các ảnh hưởng
có thể có. Đối với những tác động bất lợi được xác định không thể tránh khỏi,
nguyên tắc địa phương và chính sách OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới cần phải
được tham vấn với các bên liên quan, người dân địa phương, các cơ quan chính
phủ, và những người có liên quan khác, để đảm bảo người dân bị ảnh hưởng sẽ
được đền bù và hỗ trợ, nhằm đảm bảo rằng điều kiện kinh tế-xã hội của cộng đồng
sẽ được cải thiện và phục hồi ít nhất ngang bằng mức trước khi có dự án, và cuộc
sống của cộng đồng sẽ không bị xấu đi. Một phần của SA là xác định có hay không
người dân tộc thiểu số (DTTS) có cư trú trong khu vực của các tiểu dự án. Một sàng
lọc DTTS (theo Ngân hàng OP 4.10), công tác tham vấn đã được thực hiện miễn phí,
có thông báo trước để khẳng định rằng DA sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của
cộng đồng nếu DA được triển khai. Sàng lọc DTTS được tiến hành theo Chính sách
OP 4.10 của Ngân hàng Thế giới, và với phạm vi, độ bao phủ của các đánh giá xã
hội cũng như đánh giá môi trường (OP 4.01). Một phân tích về giới cũng được thực

hiện như một phần của SA nhằm tìm hiểu hiểu (từ góc độ tác động của dự án) để
cho phép lồng ghép giới để thúc đẩy bình đẳng giới cũng như nâng cao hơn nữa
hiệu quả phát triển của các tiểu dự án và toàn dự án. Dựa vào mức độ của các tác
động tiềm ẩn của dự án, Kế hoạch hành động về giới, Kế hoạch giám sát giới cũng

9


như Kế hoạch hành động y tế cộng đồng và Chiến lược truyền các bên liên quan và
Kế hoạch tham gia sẽ được chuẩn bị.
3.2. Phương pháp đánh giá tác động môi trường xã hội
3.2.1 Phương pháp đánh giá môi trường
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: điều tra, khảo sát hiện trạng tài
nguyên môi trường. Nghiên cứu và lựa chọn các vị trí, thông số, phương pháp quan
trắc và lấy mẫu đất, trầm tích, nước mặt, nước ngầm, không khí trong phạm vi khu
vực dự án.
Phương pháp điều tra xã hội học và tham vấn cộng đồng: Đây là phương pháp
có thể đánh giá sự tham gia của các bên, sự tham gia của cộng đồng trong việc triển
khai dự án. Để tham vấn cộng đồng nhóm tư vấn đã tổ chức các buổi họp tham vấn
cộng đồng và thảo luận nhóm ở tất cả các khu vực có xây dựng công trình của dự
án, đảm bảo có đủ các thành phần với các đối tượng: Người bị ảnh hưởng trực tiếp,
gián tiếp, cơ quan quản lý; người tham gia xây dựng DA, những tổ chức và cá nhân
khác,... Tham vấn được thực hiện 2 lần:
- Lần 1: Xác định phạm vi tác động, giới thiệu Dự án, sơ bộ đánh giá tác động
môi trường do các hoạt động của Dự án, xin các ý kiến về các biện pháp giảm thiểu;
Xác định những yếu tố của môi trường chưa được nhận biết trước đó trong vùng dự
án.
- Lần 2: Hoàn thành dự thảo báo cáo ESIA: Nhằm báo cáo và thảo luận các kết
quả ESIA và lấy ý kiến phản hồi cũng như thống nhất các kết quả đánh giá tác động
môi trường của dự án.

Trong quá trình tham vấn, tư vấn thông báo về những ảnh hưởng môi trường
tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, các biện pháp được đề xuất
nhằm giảm nhẹ các ảnh hưởng đó. Chính quyền và nhân dân vùng ảnh hưởng sẽ
góp ý về các vấn đề môi trường được nêu và các biện pháp giảm thiểu sẽ được thực
hiện.
Phương pháp thống kê: Thu thập, xử lý và phân tích: các số liệu khí tượng,
thuỷ văn, môi trường trong nhiều năm tại khu vực dự án.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các dự án có liên
quan.
Phương pháp chuyên gia: đơn vị tư vấn đã tham gia và tổ chức các cuộc họp,
các buổi tiếp xúc để lấy ý kiến về việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động
tiêu cực của dự án với các chuyên gia môi trường, chuyên gia xã hội học,....
Phương pháp tổng hợp phân tích xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các
tác động của dự án đến các thành phần của môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội
khu vực thực hiện dự án.

10


Phương pháp đánh giá nhanh: Là phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát
thải ô nhiễm. Phương pháp đánh giá nhanh có hiệu quả cao trong xác định tải lượng,
nồng độ ô nhiễm do khí thải đối với việc sử dụng các máy móc thiết bị và hoạt động
của xe chở vật liệu; tải lượng, nồng độ ô nhiễm nước gây ra do nước sinh hoạt của
công nhân trong quá trình thi công dự án; tải lượng ô nhiễm nước do việc vận hành
các công trình trong quá trình vận hành dự án. Từ đó có thể dự báo khả năng tác
động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm. Phương pháp đánh giá nhanh dùng để
dự báo nhanh tải lượng cho cơ sở phát sinh chất ô nhiễm.
Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động bằng cách so sánh các kết quả
đo đạc, phân tích, tính toán dự báo nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của dự
án với các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên Môi trường ban

hành về chất lượng đất, nước, tiếng ồn, không khí và các tiêu chuẩn ngành của Bộ Y
tế, Bộ Xây dựng.
Phương pháp ma trận: Một bảng ma trận được lập là sự đối chiếu từng hoạt
động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối
quan hệ nguyên nhân và hậu quả. Phương pháp ma trận rất có giá trị cho việc xác
định tác động của dự án và đưa ra được hình thức thông tin tóm tắt đánh giá tác
động. Là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường
nhưng lại có thể phân tích tường minh được nhiều hạnh động khác nhau lên cùng
một nhân tố. Sử dụng phương pháp ma trận môi trường có thể thấy được rõ ràng
mối quan hệ giữa phát triển và môi trường.
Phương pháp mô hình: Với mục tiêu của dự án là quản lý nguồn nước và kiểm
soát lũ lụt, nên việc sử dụng mô hình để dự báo diễn biến và khả năng ngập lụt là rất
cần thiết. Mô hình MIKE11 HD và AD được sử dụng bởi khả năng và mức độ độ tin
cậy đã được trong nước và quốc tế công nhận rộng rãi. Kết quả của mô hình sẽ là
cơ sở cho đánh giá tác động đến mức độ kiểm soát lũ lụt cũng như những tác động
đến hệ sinh thái dòng sông trong các giai đoạn trước và sau khi có công trình.
Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích môi trường nền: Trên cơ sở các
hoạt động của dự án cũng như quá trình điều tra khảo sát thực tế vùng dự án, báo
cáo đã tiến hành quan trắc, lấy mẫu để phân tích hiện trạng môi trường nền vùng dự
án. Từ đó có cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động cũng như kế
hoạch quản lý, giám sát môi trường khi dự án được triển khai. Các thành phần môi
trường được lựa chọn để quan trắc, lấy mẫu bao gồm:
Việc quan trắc chất lượng môi trường đất, nước mặt, nước ngầm được thực
hiện theo hướng dẫn của các quy trình/quy chuẩn sau:
Quan trắc môi trường không khí: Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT quy định quy
trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn.
Quan trắc môi trường nước mặt và trầm tích: Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT
quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.

11



Quan trắc môi trường nước dưới đất: Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT quy định
quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất
Quan trắc môi trường đất: Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT quy định quy trình
kỹ thuật quan trắc môi trường đất
Các mẫu sau khi lấy ngoài thực địa, được bảo quản và đưa về phòng thí
nghiệm tiêu chuẩn VILAS để phân tích các thông số môi trường đặc trưng. Các
phương pháp phân tích được áp dụng theo đúng các Tiêu chuẩn/quy chuẩn mà Việt
Nam đã ban hành.
3.2.2 Phương pháp đánh giá xã hội
Sàng lọc DTTS
Mục đích của việc sàng lọc dân tộc thiểu số là nhằm xác định sự hiện diện của
họtrong vùng dự án theo OP 4.10. Sau khi xác nhận sự hiện diện của cộng đồng
DTTS, chính sách OP 4.10 sẽ được kích hoạt và một Khung chính sách DTTS
(EMPF) được chuẩn bị để hướng dẫn việc chuẩn bị của Kế hoạch Phát triển DTTS
(EMDP), cho các tiểu dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện.
Khảo sát và thu thập số liệu
Sau khi tiến hành sàng lọc nêu trên, một khung và phương pháp khảo sát đã được
thảo luận để xác định cỡ mẫu thích hợp, kỹ thuật/phương thức thu thập dữ liệu. Hai
kỹ thuật khảo sát chính được lựa chọn, gồm: (i) sử dụng các biểu mẫu, bảng biểu
khảo sát cho chính quyền địa phương các phường/xã dự án; (ii) khảo sát lấy mẫu
phân tầngthông tin kinh tế-xã hội của các hộ gia đình.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông tin và dữ liệu liên quan đến dự án được thu thập từ Ban quản lý ODA Vĩnh
Phúc và từ các nguồn phân tích tình hình kinh tế-xã hội địa phương khác như Niên
giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, các báo cáo kinh tế-xã hội của tỉnh/huyện/xã và phân
tích nghèo đói liên quan tới các nhóm dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu định lượng
Một khảo sát kinh tế xã hội đã được thực hiện nhằm tài liệu hóa hồ sơ cá nhân của

người dân trong vùng dự án, liên quan đến các hộ gia đình bị ảnh hưởng và hộ
hưởng lợi (hoặc cả hai). Khảo sát kinh tế xã hội đã được thực hiện từ 10 - 28 tháng
10. 965 hộ gia đình tham khảo ý kiến thông qua bảng hỏi, bao gồm 21 phường của 7
huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Bảng dưới đây cho thấy số lượng các hộ gia đình tham
gia khảo sát đã đề cập:
-

Chính quyền địa phương: Đại điện các ban ngành đoàn thể nằm trong vùng
dự án tại các Quận/huyện và phường/ xã.

-

Hộ dân: hộ hưởng lợi, hỗ dễ bị tổn thương, hộ dân tộc thiểu số, hộ nguy cơ
bị ảnh hưởng dự án, hộ có mức sống khác nhau…

12


Số hộ khảo sát tại các lưu vực của dự án
Số
huyện/Thành
phố

Hộ hưởng lợi

Hộ BAH

C

2


53

108

161

B3

3

90

178

268

B2

2

90

179

269

B1

2


57

112

169

Hợp phần 2

4

40

58

98

330

635

965

Lưu vực

Số hộ khảo sát

Tổng

Tổng


(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 08/2015)
Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được tiến hành dưới dạng phỏng vấn sâu với 246 người cung
cấp thông tin chính bao gồm: (a) tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn, (b) lãnh đạo
UBND các xã/phường, (c) cán bộ khuyến nông, (d) trạm trưởng trạm y tế, (e) hội phụ
nữ, (f) các hộ dân nằm trong khu vực dự án và (g) các hộ bị ảnh hưởng và các hộ
được hưởng lợi. Mục đích phỏng vấn sâu nhằm thu thập ý kiến, mong muốn của
người dân trong khu vực dự án, từ đó đưa ra cách thức giải quyết các mâu thuẫn
tiềm ẩn và xác định các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án.
Ngoài ra, 21 cuộc thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của 172 người và tham
vấn cộng đồng đã được tổ chức với sự tham gia của 392 người, bao gồm đại diện
các đoàn thể xã hội của thôn/xóm và nhóm những hộ dễ bị tổn thương, hộ dân tộc
thiểu số. Thảo luận nhómtập trung vào các vấn đề liên quan đến điều kiện sống,
nghề nghiệp, tiếp cận các cơ sở hạ tầng dịch vụ công cộng, chăm sóc sức
khỏe/bệnh tật, giao thông, biến đổi khí hậu…
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia hiệu quả của tất cả các bên liên quan
được hưởng lợi và bị ảnh hưởng là việc làm quan trọng của dự án, bao gồm xác
định số dân sẽ hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án. Cần thực hiện các nghiệp vụ
tham gia cộng đồng nhằm thu thập thông tin về phản hồi của cộng đồng về các hạng
mục đầu tư dự án đề xuất trong quá trình thực hiện và giám sát. Trong giai đoạn
chuẩn bị này, 21 cuộc họp tham vấn cộng đồng ở 21 xã/phường dự án đã được tổ
chức với sự tham gia của các bên liên quan sau:
-

Đại diện của chính quyền địa phương từ 21 xã dự án;

-


Các ban ngành đoàn thể: Mặt trận tổ quốc (21 người), Hội phụ nữ (25 người),
Đoàn thành niên (21 người), Hội nông dân (28 người), Hội cựu chiến binh (21
người) của 21 phường/xã được chọn. Đại diện các hộ dân trong khu vực dự
án bao gồm các hộ có khả năng bị thu hồi đất,các hộ được hưởng lợi (965 hộ,

13


trong đó có 330 hộ được hưởng lợi, 635 hộ bị ảnh hưởng), đặc biệt là các hộ
dễ bị tổn thương , hộ có người tàn tật (20 hộ), hộ dân tộc thiểu số (35 hộ).
Các vấn đề đã được Đơn vị tư vấn đưa ra tham vấn, trao đổi bao gồm: (i) Giới thiệu
về các hạng mục, cấp phần của dự án; (ii) Tổng quan về hiện trạng kinh tế xã hội
của địa phương;(iii) Hiện trạng về hệ thống cơ sở hạ tầng của khu dân cư bao gồm
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: điện, đường, trường, trạm, y tế; (iv) Nhu cầu về
đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng cơ sở của địa phương; (v) Sàng lọc/đánh
giá tác động tiềm ẩn có khả năng xảy ra trong giai đoạn thi công và có thể ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của người dân trong khu vực dự án.
(Thông tin chi tiết về phổ biến thông tin, tham vấn và tham gia được đề cập trong
phần 8 của tài liệu này).
3.3. Tổ chức thực hiện lập báo cáo ESIA
Tên dự án: Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc
Loại dự án: Dự án nhóm A
Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ quan đề xuất dự án: Ban quản lý ODA tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi - phường Đống Đa - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: (0211).3860.858;

Fax: (0211).3860.858;


Cơ quan quản lý dự án: Ban quản lý ODA tỉnh Vĩnh Phúc
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi - phường Đống Đa - thành phố Vĩnh Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: (0211).3860.858;

Fax: (0211).3860.858;

Cơ quan tư vấn: Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển (DRCC)
Địa chỉ liên hệ: Tầng 15, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Đại diện: Ông Nguyễn Hồng Quang. Chức vụ: Giám đốc
Danh sách những người tham gia lập báo cáo ESIA của dự án được thể hiện ở
bảng sau:

14


Danh sách những người tham gia lập báo cáo ESIA của dự án
STT

Tên chuyên gia

Chuyên môn

Vị trí

1

Nguyễn Thị Loan


PGS.TS Môi trường

Đội trưởng

2

Trần Thiện Cường

TS Môi trường

Chuyên gia môi trường

3

Trần Minh

ThS. Môi trường

Chuyên gia môi trường

4

Phạm Hồng Hiệp

ThS. Công nghệ Môi
trường

Chuyên gia công nghệ môi
trường


5

Nguyễn Xuân Huân

ThS Khoa học Môi trường

Chuyên gia phân tích môi
trường

6

Nguyễn Thị Thục

ThS Môi trường

Chuyên gia môi trường

7

Hoàng Đức Thắng

ThS Công nghệ Môi
trường

Cán bộ hỗ trợ quan trắc và
lấy mẫu môi trường

8

Đinh Mạnh Cường


ThS Môi trường

Cán bộ hỗ trợ quan trắc và
lấy mẫu môi trường

9

Nguyễn Tiến Dần

ThS Hoá môi trường

Cán bộ hỗ trợ quan trắc và
lấy mẫu môi trường

10

Phạm Tiến Dũng

ThS Quản lý D

Kỹ sư Xây dựng

11

Hoàng Hoa Quân

ThS Sinh học

Chuyên gia Sinh vật học


12

Bùi Quang Bình

TS Khoa học Trái đất

Chuyên gia GIS

13

Khúc Thị Thanh Vân

TS Xã hội học

Chuyên gia Xã hội/TĐC

15


PHẦN 1. MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1 MÔ Tả CHUNG
Dự án Quản lý nguồn nước và Ngập lụt Vĩnh Phúc dự kiến được thực hiện trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên,
Vĩnh Tường, Tam Dương. Dự án bao gồm 3 hợp phần:


Hợp phần 1: Quản lý rủi ro lũ lụt;




Hợp phần 2: Quản lý môi trường nước;



Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hiện dự án và tăng cường thể chế.

Hợp phần 1 - Quản lý rủi ro ngập lụt
(a) Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng phía
Bắc sông Hồng. Phía bắc có dãy núi Tam Đảo có độ cao 1.592 m tại đỉnh Đạo
Trù. Sông Lô chạy từ đông sang tây dọc theo ranh giới vùng núi và đồng bằng
và sông Hồng chạy theo hướng bắc nam dọc theo ranh giới phía tây tỉnh. Địa
hình của tỉnh Vĩnh Phúc cao ở phía tây bắc và chạy dần xuống vùng đất thấp
phía đông nam. Khu vực dự án, trung tâm kinh tế của dự án, rộng 720 km2
của lưu vực sông Phan, và có núi và khu vực đồi núi ở phía bắc, với độ cao từ
300.0 m đến 700,0 m, và vùng trũng với độ cao từ 10,0 m đến 12,0 m, tại trung
tâm và phần phía nam của lưu vực.
(b) Khu vực dự án bao gồm toàn bộ lưu vực sông Phan, với diện tích 398.5 km2,
và thượng nguồn sông Cà Lồ, khoảng 13 km với diện tích lưu vực 311,2 km2.
Khu vực này có điều kiện thủy văn và thủy lực rất phức tạp. Sông Phan bắt
nguồn từ Tam Đảo và là dòng chính, với chiều rộng từ 20,0 m đến 50,0 m và
độ cao đáy sông từ 9,6 m đến 3,0 m, chạy dài 64,5 km từ Bắc vào Nam và sau
đó sang đông, để xả nước từ một số lạch/sông và ao/hồ vào sông Cà Lồ và
sau đó đi khoảng 110 km về phía biển. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm địa hình,
thủy văn của khu vực dự án, lưu vực sông Phan, gọi là lưu vực B, được chia
thành ba tiểu lưu vực, là lưu vực B1 phía bắc, lưu vực B2 phía tây nam, lưu
vực B3 ở trung tâm, và xả nước vào thượng nguồn sông Cà Lồ là lưu vực C.
(c) Lượng mưa trong khu vực dự án được phân bố không đều theo cả không gian
và thời gian. Theo hồ sơ khí tượng từ năm 1962-2010, lượng mưa trung bình
hàng năm dao động từ 1.575 mm tại trạm Vĩnh Yên ở trung tâm và phía nam

đến 2439 mm ở khu vực miền núi phía Bắc tại trạm Tam Đảo. Khoảng 70%
đến 85% lượng mưa tại trung tâm và phần phía Nam xuất hiện trong tháng
sáu, tháng bảy và tháng tám nhưng ở khu vực miền núi thì muộn hơn một
tháng sau đó. Lượng mưa lớn do gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện trên
toàn bộ dự án và kéo dài 3-5 ngày trong suốt mùa mưa.

16


d)

Khi mưa lớn xảy ra tại khu vực dự án thường là cùng lúc ở lưu vực sông Cà
Lồ, nước hạ nguồn sông Cà Lồ khiến mực nước ở sông Phan dâng quá cao
so với khả năng thoát nước tự nhiên, sẽ gây ngập úng và lũ lụt tới 2,5 m ở một
số nơi, kéo dài từ 10 ngày đến 20 ngày. Ngập úng và lũ lụt ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp, vận tải, công nghiệp và sinh kế tại địa bàn tỉnh. Hiện có các
công trình phòng chống lũ, trong đó có năm trạm bơm công suất vừa và nhỏ
cũng như các cống, nhưng hầu hết các cơ sở hạ tầng có từ thời Pháp thuộc và
hầu như ít hoạt động hoặc ngừng hoạt động. Bên cạnh cơ sở hạ tầng lạc hậu,
không có đủ khả năng bơm và khả năng giữ nước, sông và cống bị bồi lắng và
không có đủ cơ cấu điều tiết để quản lý ngập lụt.

(e) Mô hình thủy động lực học được sử dụng để thực hiện việc đánh giá rủi ro lũ
lụt và thẩm tra các kịch bản thiết kế. Mô hình này đã được hiệu chỉnh chính
xác và thẩm tra dựa trên các dữ liệu có sẵn. Trận lũ tháng 8 năm 2013 đã
được sử dụng để xây dựng và việc thẩm tra mô hình được một đội ngũ kỹ
thuật của một công ty tư vấn quốc tế uy tín tiến hành. Một mô hình 2D được sử
dụng để lập bản đồ nguy cơ lũ lụt giúp để xác định diện tích thiệt hại lũ lụt. Các
kết quả mô hình khẳng định những nguyên nhân quan trọng của lũ lụt và ngập
úng tại khu vực dự án, tức dòng chảy quá nhanh từ vùng đồi núi ở phía bắc,

công suất xả thấp hơn của sông Phan và mặt cắt thủy lực thoát dọc sông Phan
do mực nước cao hơn tại giao điểm với sông Cà Lồ. Phân tích phương án thay
thế với nhiều kịch bản thiết kế khác nhau theo chu kỳ bão lặp lại đã được thực
hiện để xác định các kịch bản thiết kế. Dựa trên những phân tích, đã quyết
định đầu tư các giải pháp công trình bảo vệ khu vực dự án chống ngập lụt với
chu kỳ bão 10 năm và các giải pháp phi công trình để giảm thiệt hại do cơn
bão với xác suất trên 10%. Mô hình này được sử dụng để thâm tra các
phương án thiết kế để đảm bảo sự phù hợp của công trình.
(f) Như việc đánh giá và phân tích đã xác định, chiến lược đề xuất về quản lý rủi
ro lũ lụt là để tạo năng lực trữ nước trong ba tiểu lưu vực của sông Phan nhằm
điều tiết lũ đỉnh cao, và cũng làm các hồ chứa nước trong mùa không có lũ, để
xây dựng trạm bơm trong từng tiểu lưu vực để bơm hết lượng nước dư của
lưu vực, và nạo vét các đoạn xung yếu của sông Phan để tăng khả năng xả lũ.
Căn cứ vào chiến lược này, dự án đã đề xuất hỗ trợ: i) nạo vét ba hồ hiện có
để tăng khả năng giữ, sẽ góp phần trữ lưu lượng đỉnh trong lưu vực; ii) xây
dựng ba trạm bơm, với tổng công suất 145 m3/s, để chuyển lượng nước dư
sang sông Phó Đáy từ thượng nguồn và sông Hồng từ đoạn giữa sông Phan;
iii) nạo vét đoạn xung yếu và cải tạo một số công trình trên sông để cải thiện
khả năng xả của sông Phan ; và iv) xây dựng hai cống tại điểm nối sông Cà Lồ
để ngăn chặn lũ vào lưu vực sông Phan khi cần thiết. Các giải pháp phi công
trình, bao gồm cả một hệ thống cảnh báo lũ sớm và kế hoạch ứng phó, được
đề xuất để giảm thiệt hại và thương vong khi xuất hiện bão 10 năm.

17


Tổng thể 4 lưu vực của hợp phần 1
(g) Các hoạt động chính theo các lưu vực bao gồm:
i) Tiểu lưu vực B1: (i) xây dựng trạm bơm Kim Xá với công suất 30m3/s, 2 cống
tại K3+128 và K13+300, đào 1 kênh xả dài 313m, kênh dẫn dài 18,65m; (ii) nạo vét

đầm trữ nước Nhị Hoàng trên phần diện tích 38,5ha đến độ sâu 1,8-2,0m, bãi đổ vật
liệu nạo vét rộng 3,8ha tại vùng đất trũng nằm ở ngoài đê sông Phó Đáy; và (iii) Cải
tạo cống điều tiết 10 cửa tại K11+369 để phân chia lưu vực tưới.

18


Các công trình dự kiến đầu tư chính thuộc lưu vực B1
ii) Tiểu lưu vực B2: Nạo vét hồ trữ nước với dung tích 1,35 triệu m3, xây dựng
trạm bơm Ngũ Kiên, với công suất thiết kế là 35 m3/s, và đào 1 kênh dẫn dài 5898m,
với 7 cống xả và 4 cầu trên kênh, và kênh xả dài 3833m với một cống tại đê Tả
Hồng, nạo vét đoạn xung yếu dài 11.5km dọc sông Phan cùng với cải tạo một số
công trình cầu qua sông.

Các công trình dự kiến đầu tư chính thuộc lưu vực B2
iii) Tiểu lưu vực B3: (i) xây dựng trạm bơm Nguyệt Đức với công suất 80m3/s
bao gồm 7.7km kênh dẫn nước từ hồ Sáu Vó về trạm bơm, xây dựng một hồ điều

19


hòa sức chứa 1,62 triệu m3 rộng 21ha trước trạm bơm, cửa xả và 3,15km kênh xả
(ii) nạo vét hồ trữ nước Sáu Vó với diện tích khoảng 176.51ha, sức chứa 4 triệu m3
và (iii) nạo vét 3.5km sông Phan đoạn từ cửa ra hồ Đầm Vạc đến cửa vào cống Sáu
Vó (trong đó có 0.5km được kè đá và xây lát mái).

Các công trình dự kiến đầu tư chính thuộc lưu vực B3

iv) Lưu vực C: (i) xây dựng 2 cổng điết tiết lũ (Cầu Tôn và Cầu Sắt), (ii) nạo vét
3 con sông Tranh, Bá Hanh, sông Cầu Bòn với tổng chiều dài khoảng 21375m.


Các công trình dự kiến đầu tư chính thuộc lưu vực C

20


Hợp phần 2 - Quản lý Môi trường nước
a) Các số liệu quan trắc chất lượng nước của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN &
MT) và việc lấy mẫu bổ sung được tiến hành bởi các chuyên gia tư vấn trong quá
trình chuẩn bị dự án cho thấy ô nhiễm nước với nồng độ BOD5 và coliform cao ở
đoạn giữa cống điều tiết Thượng Lạp và Lạc Ý trên sông Phan. Các nguồn ô nhiễm
chính từ nước thải sinh hoạt từ các thị trấn và thôn ở lưu vực sông Phan. Nước thải
từ các khu công nghiệp được xử lý trước khi xả. Bốn thị trấn và 33 làng đã được xác
định dựa trên các tiêu chí lựa chọn về (i) quy mô dân số; (ii) các khoảng cách đến
sông Phan ; và (iii) sự sẵn có của hệ thống cấp nước tập trung được phát triển theo
một trong hai chương trình của Chính phủ hoặc chương trình tài trợ cho kết quả
(PforR) đang diễn ra của Ngân hàng Thế giới cho cấp nước và vệ sinh nông thôn.
Tổng dân số ở các thị trấn và điểm dân cư nông thôn là khoảng 150.000. Các biện
pháp can thiệp đề xuất thông qua dự án bao gồm cải tạo và xây dựng mạng lưới
thoát nước, kết nối hộ gia đình và các trạm xử lý nước thải.
b) Nước thải từ các thị trấn và các điểm dân cư nông thôn chủ yếu là nước thải sinh
hoạtvà một phần từ hoạt động chăn nuôi. Phần lớn các hộ gia đình ở các thị trấn và
khu dân cư nông thôn chủ yếu sử dụng bể tự hoại xử lý nước thải trước khi xả vào
mạng lưới thoát nước, chủ yếu ở dạng kênh lộ thiên dọc theo đường đi. Các mạng
lưới cống được kết hợp hệ thống dẫn nước mưa và nước thải. Theo dự án, cống mở
sẽ được cải tạo và nâng cấp có nắp đậy. Ngoài ra, hệ thống sẽ được mở rộng bằng
cách xây dựng cống cấp 1, cấp 2, cấp 3 mới để cung cấp dịch vụ cho 4.300 hộ gia
đình chưa kết nối tại các thị trấn và điểm dân cư nông thôn. Để tách nước thải từ
cống kết hợp trước khi thải ra môi trường, hố ngăn với buồng tràn (SCO) kết hợp sẽ
được xây dựng. Nước thải ngăn sẽ được đưa đến các trạm xử lý nước thải hoặc

bằng tự chảy hoặc thông qua trạm bơm chuyển bậc. Tổng cộng, có khoảng 20 trạm
bơm chuyển bậc với hơn 5km đường ống áp lực.
c) Các trạm XLNT đơn giản và chi phí thấp có bể tự hoại tiên tiến và bộ lọc rác ở đầu
vào và bãi đất ngập nước ở đầu thải. Các trạm xử lý nước thải tương tự được sử
dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước và đã cho thấy tính đơn giản
và hiệu quả. Các trạm có thể xử lý nước thải đầu vào với hàm lượng BOD5 120mg/l
đến 150mg/l cho đến mức tiêu chuẩn nước thải của Chính phủ là 50mg/l mà không
sử dụng năng lượng và tạo ra ít bùn thải. Có 38 trạm xử lý nước thải sẽ được xây
dựng với công suất dao động từ 300m3/ngày đến 2,500m3/ngày, trong đó 5 trạm
cho ba thị trấn (Yên Lạc, Tam Hồng và Vĩnh Tường) và 33 trạm cho 33 điểm dân cư
nông thôn . Riêng thị trấn Hương Canh chỉ cần xây dựng hệ thống cống thoát nước
và thu gom vì đã có trạm XLNT Quất Lưu hiện đang được xây dựng để xử lý nước
thải cho thành phố Vĩnh Yên và thị trấn Hương Canh với công suất ban đầu của
5,000m3/ngày.
d) Tổ chức vận hành và bảo dưỡng (O&M) riêng biệt được đề xuất cho các thị trấn
và điểm dân cư nông thôn. Trong khi chính quyền các thị trấn và xã (Ủy ban nhân

21


dân) vẫn là chủ sở hữu của tài sản được tạo ra từ các khoản đầu tư, dịch vụ O&M ở
các thị trấn có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa chủ
sở hữu tài sản đó và các nhà cung cấp dịch vụ đã chọn. Các dịch vụ O&M cho các
vùng nông thôn có thể được thực hiện bởi các cộng đồng có liên quan theo hướng
dẫn từ chủ sở hữu tài sản. Đối với các thị trấn, các trạm cấp nước hiện tại có thể
được lựa chọn để cung cấp dịch vụ nước thải vì những điểm chung về dịch vụ và
khách hàng. Thu phí dịch vụ nước thải sẽ do chính quyền tỉnh thực hiện như một
khoản phụ phí trong hóa đơn tiền nước và sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ đi thu.
Đối với các làng nông thôn, phí nước thải nhỏ sẽ được chính quyền cấp xã quyết
định và có thể được thêm vào các khoản phí rác thải hiện có hoặc hóa đơn tiền

nước tùy điều kiện từng nơi.

Vị trí các trạm xử lý nước thải dự kiến thuộc Hợp phần 2 của Dự án

Hợp phần 3: Hỗ trợ thực hiện dự án và hỗ trợ kỹ thuật
a) Hỗ trợ thực hiện dự án là để đảm bảo dự án được thực hiện đúng. Với mục
đích đó, năng lực của các đơn vị thực hiện dự án (PMO) cần phải được tăng cường
và một số tư vấn cần phải được sử dụng. Xây dựng năng lực của PMO bao gồm (i)
cung cấp thiết bị văn phòng, phần cứng, phần mềm và phương tiện đi lại; và (ii) cung
cấp các khóa đào tạo/tham quan học tập về quản lý dự án cho cán bộ PMO. Các

22


dịch vụ tư vấn cần thiết bao gồm (i) tư vấn lập thiết kế kỹ thuật chi tiết và chuẩn bị hồ
sơ mời thầu cho các công trình còn lại; (ii) tư vấn giám sát xây dựng; (iii) tư vấn giám
sát tuân thủ biện pháp an toàn; (iv) tư vấn kiểm toán báo cáo tài chính của dự án; (v)
tư vấn giám sát và báo cáo tiến độ dự án; và (vi) các tư vấn khác.
b) Hỗ trợ kỹ thuật tập trung nâng cao năng lực của tỉnh trong lĩnh vực quản lý
tài nguyên nước tổng hợp và kiểm soát rủi ro lũ lụt. Điều này bao gồm thiết lập hệ
thống cảnh báo lũ sớm cho tỉnh và tài nguyên nước liên quan khác. Ngoài ra, các
hoạt động tăng cường năng lực và nâng cao năng lực thể chế sẽ được thực hiện đối
với các dịch vụ O&M. Đối với việc giám sát chất lượng nước, chính quyền (Sở
TNMT) đã cam kết xây dựng hệ thống giám sát chất lượng nước như một phần của
chương trình giám sát môi trường tổng thể của chính phủ tại Vĩnh Phúc. Hệ thống
bao gồm 10 trạm quan trắc chất lượng không khí, 11 trạm quan trắc nước ngầm, 13
trạm quan trắc nước mặt và 13 trạm quan trắc bùn trong hồ. Ngân hàng đã nhận
được các công văn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (Công văn số 2273, 2974 và 2494) về
việc phê duyệt danh sách các trạm giám sát đề xuất đó sẽ được tài trợ từ ngân sách
của Chính phủ, trong đó công văn số 2494 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt

ngân sách xây dựng một số trạm quan trắc trong năm 2015 bao gồm 2 trạm quan
trắc nước mặt.
c) Hệ thống cảnh báo lũ sớm bao gồm một số trạm khí tượng thủy văn xây
dựng trong lưu vực sông Phan sẽ chuyển thông tin Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn (NN & PTNT) để lưu trữ và xử lý. Với năng lực của Sở NN & PTNT, xử lý
thông tin thu thập được cần được thực hiện bởi cơ quan chuyên ngành ở cấp trung
ương theo hợp đồng. Các dự báo từ quá trình xử lý dữ liệu được chuyển giao cho
Ủy ban phòng chống thiên tai của tỉnh, mà Sở NN & PTNT là thành viên thường trực.
Ủy ban này, dựa trên dự báo tiếp nhận được và quy chế công tác có thể đưa ra
quyết định về phương thức ứng phó lũ lụt. Dự án sẽ hỗ trợ tỉnh trong việc (i) cung
cấp các trang thiết bị cần thiết để theo dõi nước và hệ thống khí tượng thủy văn; (ii)
thành lập các thể chế sẽ được tăng cường bởi các hoạt động tư vấn; và (iii) soạn
thảo quy chế công tác cho quản lý tài nguyên nước và phòng chống lũ lụt. Các tài
sản được tạo ra từ dự án sẽ được chuyển giao cho các đơn vị O&M. Công ty quản lý
thủy lợi Liên Sơn hiện có sẽ chịu trách nhiệm O&M tài sản kiểm soát lũ như trạm
bơm, kênh mương, hồ và cống. Việc đánh giá năng lực của công ty cho thấy rằng
một số lĩnh vực của công ty sẽ cần phải được tăng cường. Bao gồm (i) chiến lược
quản lý tài sản; (ii) thiết bị O&M ; (iii) quản lý tài nguyên; và (iv) các kỹ năng lao động.
Đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải ở các thị trấn, năng lực của chính quyền
thị trấn về việc quản lý các hệ thống sẽ cần phải được tăng cường. Bao gồm việc cải
thiện các kỹ năng kỹ thuật và kiến thức kinh doanh bất kể chính phủ của thị trấn sẽ
chịu trách nhiệm O&M hoặc thuê dịch vụ bên ngoài . Tất cả các hoạt động xây dựng
năng lực có thể được hỗ trợ theo dự án thông qua một số khóa đào tạo, dịch vụ tư
vấn và mua sắm các trang thiết bị cần thiết.

23


Danh mục chi tiết các hạng mục và địa điểm đầu tư của Dự án
TT


Hạng mục

Địa điểm xây dựng
(xã)

Hợp phần I – Quản lý rủi ro lũ lụt
I
Vùng lưu vực B1- TB Kim Xá (8806ha) (Hình 1.2)
1 Cải tạo cống An Hạ và cống K3+128
(là 2 cửa điều tiết từ sông Phan vào
đầm Nhị Hoàng)
Nạo vét Đầm Nhị Hoàng với diện
Hoàng Lâu, Hoàng
tích 38.5ha đến độ sâu 1.8-2m
Đan
Kênh hút từ đầm Nhị Hoàng vào
Hoàng Đan
trạm bơm Kim Xá dài 18.65m
Trạm bơm Kim Xá công suất 30
Hoàng Đan
3
m /s với 6 tổ máy đặt tại Km13+300
đê tả sông Phó Đáy
Kênh xả từ trạm bơm ra cống qua
Hoàng Đan
đê Phó Đáy chiều dài 42m, rộng
3.5m
Cống qua đê Phó Đáy kích thước
Hoàng Đan

3.5mx3.5m
Kênh xả đất đắp từ cống qua đê ra
Hoàng Đan
sông Phó Đáy dài 0,313km (chiều
rộng 3.5m)
2 Cải tạo cống điều tiết 10 cửa
Kim Xá
3 Bãi đổ vật liệu nạo vét tai xã Kim Xá Kim Xá
với diện tích 10.3 ha, đắp bờ bao
bằng đất, có mái dốc taluy và
đường vận hành rải cấp phối đá
răm xung quanh cao trình +17m.
Sức chứa 618.000m3
II
Vùng lưu vực B2 -TB Ngũ Kiên 11.472ha (Hình 1.3)
1 Trạm bơm Ngũ Kiên dự kiến 35
m3/s
Trạm bơm qui mô 35 m3/s
Ngũ Kiên
Hồ điều hòa trước trạm bơm với
Ngũ Kiên
diện tích 30,9 ha, nạo vét xuống độ
sâu 3.8-4.2m
Kênh xả kè đất ra sông Hồng dài
Ngũ Kiên, Đại Tự và
3833m, rộng đáy:16m, sâu 1.5m,
Liên Châu
cao độ đáy +9.6m cao độ đỉnh kênh

24


Huyện

Tam Dương

Tam Dương

Tam Dương

Tam Dương

Vĩnh Tường
Vĩnh Tường

Vĩnh Tường
Vĩnh Tường

Vĩnh Tường
và Yên Lạc


2

+15.4m
Sông Phan từ cầu Thượng Lạp đến
Lạp Ý dài khoảng11.5km
Nạo vét theo tuyến hiện trạng; đến
độ sâu khoảng 0.5-1.5m
Kè đá một số đoạn xung yếu, chiều
dài khoảng 3 km


Thổ Tang, Tân Tiến,
Cao Đại, Thượng
Trưng, Vĩnh Sơn,
Vũ Di

Vĩnh Tường

Kênh dẫn từ Sông Phan đến Đầm
Vũ Di, Tứ Trưng,
Rưng dài 3,96 km; rộng 35.5m
Ngũ Kiên, Yên Đồng
Lưu vực B3- TB Nguyệt Đức 19.600 ha (Hình1.4)
1 Nạo vét 3.4km sông Phan đoạn từ
cửa ra Hồ Đầm Vạc đến cửa vào
cống Sáu Vó, độ sâu 1,5-2,0m
(trong đó có 0.5km được kè đá và
xây lát mái).
2 Cụm công trình Trạm bơm tiêu
Yên Phương
Nguyệt Đức tiêu ra Sông Hồng 80
m3/s
3 Cải tạo cống Sáu Vó 2 (cửa điều tiết Đồng Cương
từ sông Phan vào kênh dẫn)
Cải tạo kênh dẫn từ sông Phan vào Đồng Cương, Bình
hồ Sáu Vó (7.712 km gồm 3 kênh
Định, Tân Phong,
nối tiếp Sáu Vó 2- Đồng Mấy 2Thanh Lãng, tt Yên
Vườn Sống-hồ điều hòa trước trạm Lạc, Nguyệt Đức,
bơm)

Yên Phương
Nạo vét hồ Sáu Vó quy mô
Đồng Cương, Bình
176.51ha,chiều sâu nạo vét trung
Định, Tân Phong,
bình từ 1.5-3m
Thanh Lãng, tt Yên
Lạc
Kênh hút nối từ hạ lưu cống Sáu Vó Yên Lạc, Nguyệt
2 trên đê hữu Sông Phan nối vào
Đức
các kênh Đồng Mấy 2, Vườn Sống
hiện có và đào mới một đoạn kênh
nối từ kênh Vườn Sống đến hồ điều
hòa trước trạm bơm dài 7712m.
Chiều rộng đáy kênh từ 20 -45m;
Cao trình đáy tại đầu kênh: +3,00m;
Cao trình đáy tại cuối kênh: +2,65m.
Độ dốc đáy kênh i=5x10-5; hệ số

Vĩnh Tường,
Yên Lạc

3
III

Vĩnh Tường

25


Tp Vĩnh
Yên, Yên
Lạc, Bình
Xuyên
Yên Lạc

Yên Lạc
Bình Xuyên,
Yên Lạc

Bình Xuyên,
Yên Lạc

Yên Lạc


×