Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đánh giá tác động môi trường Nhà máy thủy sản Bình Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 92 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

MỞ ĐẦU
I. Xuất xứ dự án
Tỉnh An Giang có điều kiện tự nhiên không chỉ thuận lợi cho nông nghiệp phát triển
mà ngành nuôi trồng thủy sản cũng được biết đến như một thế mạnh thứ hai của tỉnh. Tỉnh
đã không ngừng tạo những thuận lợi để thúc đẩy ngành chế biến thủy sản ngày càng phát
triển, từng bước tạo thế đứng vững mạnh trong khu vực ĐBSCL.
Trong năm 2006, tỉnh An giang có diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.909 ha, sản
lượng nuôi trồng đạt 181,952 tấn, sản lượng cá xuất khẩu 94.500 tấn/năm đạt kinh ngạch
xuất đạt 251,4 triệu USD tăng 104% so với năm 2005.
Đứng trước tình hình kinh tế thủy sản của tỉnh đang phát triển vững mạnh và chính
sách khuyến khích đầu tư với nhiều ưu đãi. Công ty TNHH một thành viên Bình Long quyết
định đầu tư dự án “Nhà máy chề biến thủy sản xuất khẩu Bình Long” tại khu công nghiệp
Bình Long thuộc xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang với công suất 120 tấn
nguyên liệu/ngày.
Dự án đầu tư xây dựng mới hoàn toàn, do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xem xét
phê duyệt và cấp giấy phép hoạt động.
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực tham gia thúc đẩy nền kinh tế của Tỉnh
phát triển, thì môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển bền
vững của con người. Do đó, công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng
như thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường khi dự án đi vào hoạt động là điều vô
cùng quan trọng và cần thiết.
Chính lẽ đó, Công ty TNHH một thành viên Bình Long đã kết hợp với đơn vị tư vấn
để tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các bước thực hiện báo cáo ĐTM
của dự án được tuân thủ theo Nghị định 80/2006 NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 về
hướng dẫn lập ĐTM trên cơ sở so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
II. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
Các căn cứ pháp luật để thực hiện đánh giá tác động môi trường như:


- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 11/6/2007 về việc ban hành quy
định quản lý nhà nước về đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về Môi Trường hiện hành.
Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 1


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

III. Tổ chức thực hiện ĐTM
Ngay sau khi nhận thấy lợi ích của công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, Công ty TNHH một thành viên Bình Long đã yêu cầu Công ty Cổ Phần Công Nghệ
Môi Trường Xanh tư vấn lập báo cáo.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu, Công ty Cổ Phần Công Nghệ Môi Trường Xanh
cho triển khai ngay các bước chủ yếu như sau:
- Thu thập, chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến Nhà máy.
- Tổ chức nghiên cứu, quan trắc, lấy mẫu ngoài hiện trường, phân tích, xử lý, đánh
giá số liệu đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn.
- Viết và thông qua báo cáo với chủ đầu tư, hoàn chỉnh báo cáo.


Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 2


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Tên dự án
Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long
1.1.2 Chủ đầu tư
Công ty TNHH một thành viên Bình Long
Giám Đốc: Ngô Kim Thanh Nhàn
Người liên hệ: ông Huỳnh Kim Thình (098.9828555)
1.1.3 Địa điểm đầu từ
Lô E, khu công nghiệp Bình Long, xã Bình Long, huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang.
Diện tích: 13.680 m2
1.1.4 Vị trí tiếp giáp của nhà máy
 Phía Bắc giáp đường số 5 (cách sông Hậu khoảng 100 m).
 Phía Nam giáp nhà máy cấp nước trong KCN Bình Long
 Phía Đông giáp đường nội bộ số 1 trong KCN Bình Long
 Phía Tây giáp kênh Phù Dật.
Khoảng cách gần nhất từ nhà máy đến khu dân cư về phía Tây là 85 m (tính từ dãy
tường phân cách của nhà máy sang kênh Phù Dật).

Khoảng cách gần nhất từ nhà máy đến khu dân cư về phía Nam là 60 m (tính từ nhà
máy đến nhà người dân hiện hữu).
1.1.5 Nguồn vốn đầu tư & Công suất sản xuất
a. Công suất hoạt động
Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long hoạt động với công suất thiết kế là
36.000 tấn nguyên liệu/năm.
Trong đó, Nhà máy hoạt động 300 ngày/năm ước tính khoảng 120 tấn nguyên liệu
/ngày tương đương 40 tấn thành phẩm/ngày. (Thời gian hoạt động sản xuất là 15 giờ/ngày)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 3


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Bảng 1.1: Công suất hoạt động của nhà máy
Năm

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4


Năm 5

Công suất thực hành

70 %

80 %

90 %

95 %

95 %

Sản lượng thành phẩm ( tấn)

7.560

8.640

9.720

10.260

10.260

Sản lượng

(Nguồn : Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy CB TS XK Bình Long, 10/2007)


b. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư:

70 tỷ đồng.

Bao gồm:
 Giá trị xây dựng :

26 tỷ đồng

 Máy móc thiết bị :

26 tỷ đồng

 Dự phòng :

5 tỷ đồng

 Lưu động :

13 tỷ đồng

1.1.6 Những thuận lợi & khó khăn
a. Thuận lợi
- Diện tích nuôi cá ngày càng được mở rộng, sản lượng cá gia tăng thuận lợi cho
ngành chế biến thủy sản phát triển.
- Kinh tế vùng phát triển dự trên nền tảng thủy sản – nông nghiệp kết hợp với những
chính sách ưu đãi cũng như chiến lược kinh tế của tỉnh thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành chế biến thủy sản
- Điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và rẻ.

b. Khó khăn
- Chưa có trường lớp đào tạo công nhân, số lượng công nhân tay ghề cao còn ít.
- Vị trí nhà máy nằm xa cảng chung của KCN. Nhà máy phải xây dựng cảng riêng.
- Chất lượng giao thông đường bộ gần khu vực thực hiện dự án còn hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu lưu thông cho xe có tải trọng lớn.
- Mặt bằng mới sang lắp, nền đất yếu. Việc xây dựng công trình kho bãi tốn nhiều chi
phí
1.1.7 Mục tiêu quản lý dự án
- Phát triển hoạt động kinh doanh của công ty dựa trên những điều kiện ưu đãi của
tỉnh.
- Tham gia mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng thủy sản của công ty.
Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 4


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

1.2 Quy mô đầu tư dự án
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng 13.680 m2.
Các hạng mục công trình được thiết kế thành một thể liên hoàn. Vị trí của từng hạng
mục được bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ, đường nội bộ được bố trí đảm bảo
thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm.

Hình 1.1: Vị trí xây dựng nhà máy
Bảng 1.2: Cân bằng đất của nhà máy
STT


Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng

7.982,85

58,354

2

Đất giao thông, sân bãi

3.254,78

23,792

3

Đất cây xanh

2.442,37

16,392


4

Cầu tàu, bến lên cá

200

1,462

13.680

100

Tổng cộng

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở Nhà máy CB TS XK Bình Long, 12/2007)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 5


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

1.2.1 Các hạng mục công trình
Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long với công suất 120 tấn nguyên
liệu/ngày được thực hiện bao gồm các hạng mục công trình như sau:

- Phân xưởng sản xuất (40 x 115 m)

4.600 m2

- Nhà làm việc (2 tầng x 11 x 45 m)

990 m2
1.032,5 m2

- Nhà xe, Nhà ăn
- Kho, Nhà giặt, Xưởng cơ khí

945 m2

- Trạm thu mua (36 m2), Nhà bảo vệ (22,5 m2)

58,5 m2

- Kho phụ phẩm trung gian (13,8 x 15)

207 m2

- Khu xử lý nước thải (27 x 15)

405 m2

- Trạm cấp nước (8 x 15)

120 m2


- Đường giao thông nội bộ, Cây xanh thảm cỏ
- Cổng phụ 1, Cổng phụ 2, Cổng chính
+ Chiều dài hàng rào xây tường

255 m

+ Chiều dài hàng rào song sắt

250,5 m

(Nguồn: Thuyết minh thiết kế cơ sở Nhà máy CB TS XK Bình Long, 12/2007)

Bảng 1.3: Số lượng trang thiết bị chính phục vục cho hoạt động của nhà máy
Số

Tên thiết bị

TT

Quy cách

Số lượng

công suất

1

2 Hệ thống cối đá vảy

2


Đơn giá

Thành tiền

( USD)

(USD)

15 tấn/ngày

1

23.000

46.000

2 Hệ thống cấp nước lạnh

10 m3/giờ

1

25.000

50.000

3

Hệ thống mạ băng


500 kg/giờ

1

10.000

10.000

4

Tủ đông

1000 kg

5

35.000

5.000

5

Cấp đông băng chuyền
phẳng

500 kg/60phút

1


200.000

200.000

6

Máy niềng thùng

750 thùng/ngày

1

7.000

7.000

7

Máy điều hòa phân xưởng

600HP

1

100.000

100.000

8


Máy quay cá

250 kg/20phút

1

5.000

5.000

9

Bán chế biến (cái)

200

60.000

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

300

Trang 6


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”


10

Kho lạnh + phòng đệm

11

1.500 tấn

1

200.000

200.000

Hệ thống máy nén dàn
ngưng

1

400.000

400.000

12

Hệ thống điện

1

200.000


200.000

13

Máy phát điện dự phòng

1

100.000

100.000

14

Máy lạn da cá

7.000

0

15

Cấp nước

400

50

20.000


500

250

125.000

500KVA

60 m3/giờ
(giai đoạn đầu)
1.000 m3/ngày

16

Xử lý nước thải

17

Trạm PCCC (có hệ thống ống dẫn)

1

10.000

10.000

18

Hệ thống chống sét


1

5.000

5.000

19

Thiết bị văn phòng

1

20

Dụng cụ dùng cho chế biến

21

Xe vận tải lạnh

4

0

22

Xe du lịch, xe tải

4


0

20.000
100.000

100.000

(Nguồn : Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy CB TS XK Bình Long, 10/2007)

1.2.2 Nhu cầu cung cấp điện, nước, nguyên liệu và lao động
a. Nhu cầu cung cấp điện
Nguồn điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ lưới điện của xã Bình Long trong hệ
thống mạng lưới điện quốc gia qua đường dây trung thế chạy dọc ven Quốc lộ 91.
Ước tính nhà máy sẽ tiêu thụ 17 KVA trên 01 tấn nguyên liệu cá. Vậy với công suất
ổn định 120 tấn nguyên liệu/ngày, nhu cầu sử dụng điện của nhà máy là 2040 KVA/ngày.
Để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho nhà máy hoạt động liên tục đạt theo yêu cầu
của nhà máy, nhà máy sẽ trang bị thêm máy phát điện dự phòng với công suất là 500 KVA.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 7


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

b. Nhu cầu cung cấp nguyên liệu

Với định mức sử dụng nguyên liệu khoảng 3 kg cá nguyên liệu cho ra 1 kg thành
phẩm.
Bảng 1.4: Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy
(ĐVT: Tấn/năm)

Sản phẩm

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Cá Tra

21.924

25.056

28.188

29.754

29.754

Cá Basa


1.260

1.440

1.620

1.710

1.710

Cá khác

2.016

2.304

2.592

2.736

2.736

(Nguồn : Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy CB TS XK Bình Long, 10/2007)

c. Nhu cầu sử dụng lao động
Khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ cần nhiều lao động ở các lĩnh vực khác nhau: khối
nhân viên văn phòng, khối lao động trong khâu vận chuyển, khối lao động trong khu vực sản
xuất… Tùy theo yêu cầu của từng công việc mà nhà máy bố trí lao động có trình độ đại học,
cao đẳng hay lao động phổ thông. Nhà máy sẽ ưu tiên chọn lao động là người ở địa phương

để giảm chi phí ăn ở cho công nhân cũng như góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.
Theo thông tin từ các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh trong tỉnh, nhu cầu lao
động cho 1 tấn nguyên liệu đầu vào cần 10 công nhân. Nhà máy hoạt động với công suất 120
tấn nguyên liệu/ngày nên nhu cầu lao động khoảng 1.200 công nhân. Số lượng công nhân làm
việc tại nhà máy tăng dần theo công suất hoạt động.
d. Nhu cầu cung cấp nước
Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy bao gồm nước trong quá trình sản xuất, nước làm
vệ sinh nhà xưởng, nước sinh hoạt,…
- Nước dùng cho quá trình sản xuất: Ước tính khoảng 5-7 m3 nước cho 1 tấn
nguyên liệu. Để có hệ số an toàn ta lấy 7 m3 nước cho một tấn nguyên liệu.
→ 120 tấn nguyên liệu/ngày * 7 m3/tấn nguyên liệu = 840 m3/ngày.
- Nước dự trù cho cứu hỏa: Nhà máy phải đảm bảo luôn luôn có một lượng nước dự
trữ cho công tác phòng cháy chữa cháy, dự trù khoảng khoảng 100 m3.
- Nước phục vụ sinh hoạt cho công nhân: Theo định mức cấp nước sinh hoạt 80 120 lít/người.ngày.đêm. Tuy nhiên, nhà máy hoạt động 15 giờ/ngày và chia làm 02 ca nên
nhu cầu dùng nước cho công nhân khoảng ½ định mức, tức là 60 lít/người.ngày.
→ 60 lít/người.ngày * 1.200 người = 72 m3/ngày.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 8


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

- Nước dùng cho một số mục đích khác:
Nước dùng để vệ sinh phân xưởng dự trù khoảng 15-20 m3/ngày;
Nước dùng để vệ sinh các phương tiện vận chuyển và nước tưới cây khoảng 100

m /ngày.
3

→ Nhu cầu dùng nước cho khoảng này là 120m3/ngày.
Vậy nhu cầu dùng nước tổng cộng của Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình
Long là 1.132 m3/ngày.
Để dự trù trường hợp sử dụng nước lớn hơn tính toán, ta lấy hệ số an toàn là 1,1.
→ Lượng nước cần thiết 1.132 * 1,1 = 1.245,2 m3/ngày.
Nguồn nước cung cấp cho nhà máy khi đi vào hoạt động ổn định là nước mặt sông
Hậu đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sản xuất của ngành (chỉ thị của Hội Đồng
Châu Âu số: 98/83/EC) thông qua hệ thống xử lý nước cấp có công suất 30 m 3/giờ (giai
đoạn đầu và nâng dần công suất cho giai đoạn tiếp theo), phần diện tích là 120 m 2 (Vị trí số
9 trên bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy).
Hiện tại, nhà máy cấp nước trong khu công nghiệp Bình Long đang được xây dựng.
Do đó, thời gian đầu tiên nhà máy sẽ sử dụng nguồn nước cấp từ khu công nghiệp Bình
Long để cung cấp cho nhà máy.
e. Hệ thống thoát nước
Thoát nước mặt: theo rãnh thoát nước được bố trí xung quanh các hạng mục công
trình của nhà máy, rồi theo cống dẫn ra hệ thống thoát nước mưa chung nằm trên đường số 1
của khu công nghiệp Bình Long.
Thoát nước thải sản xuất: nước thải từ phân xưởng sản xuất, khu phụ phẩm trung
gian,...theo công nổi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, sau quá trình xử
lý đạt loại A, TCVN 5945 – 2005, sẽ theo cống dẫn vào hệ thống cống thoát nước mưa
chung của khu công nghiệp Bình Long nằm trên đường số 5, rồi đổ ra kênh Phù Dật
f. Hệ thống giao thông
Đường nội bộ trong khu vực nhà máy gồm 02 loại:
- Đường bê tông nhựa
 Nền cát đầm chặt đạt Kyc ≥ 0,98
 Trải tấm vải địa kỹ thuật
 Lót lớp đá 4x6 dày 30 cm, Lu đầm đạt E ≥ 780

 Lớp đá 3x4 dày 20 cm, Lu đầm đạt E ≥ 920
 Lớp bê tông nhựa 03 lớp, mỗi lớp dầy 3,5 cm. Tiêu chuẩn nhựa 4,5 kg/m 2

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 9


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

- Đường Dale bê tông cốt thép (ở khu vực nhập nguyên liệu)
 Nền cát đầm chặt đạt Kyc ≥ 0,98
 Trải tấm nhựa PE
 Tấm Dale BTCT 3000x3000 x 100 mm , Mác BT 250
 Giữa các khe đổ nhựa Bitum chèn.
Tất cả các đường đều có độ dốc nghiêng về phía có hệ thống thoát nước (2%)
Do vị trí nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long có vị trí rất thuận lợi về
đường bộ và đường thủy.
- Về đường bộ: đường nội bộ khu công nghiệp Bình Long đã được quy hoạch và thi
công, cổng chính (vi trí số 17) nhà máy nằm ngay ngã ba (giao điểm giữa đường số 1 và số
4), thuận lợi cho vận chuyển bằng các loại xe lạnh hay xe Container.
- Về đường thủy: được sự chấp thuận của Ban quản lý khu công nghiệp Bình Long và
đồng tình của nhà máy chế biến thủy sản Hòa Phát, nhà máy chế biến thủy sản Bình Long
được phép sử dụng khoảng đất về phía Bắc (nằm cạnh nhà máy chế biến thủy sản Hòa Phát)
để làm cầu cảng (nơi tiếp nhận nguyên liệu) và làm đường nhập nguyên liệu băng ngang qua
đường nội bộ số 5 trong KCN. (Xem bản vẽ)
1.2.4 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khi Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long đi vào hoạt động, các sản phẩm
làm ra được Công ty TNHH một thành viên Bình Long hướng đến một số thị trường tiêu thụ
chủ yếu sau: thị trường EU, thị trường Hoa Kì, thị trường Hồng Kông, Canada, Úc.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 10


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

1.2.5 Quy trình công nghệ sản xuất
a. Sơ đồ quy trình chế biến cá Fillet đông lạnh
NHẬP NGUYÊN
LIỆU

Nước

XỬ LÝ
NGUYÊN LIỆU

Nước máu

Phụ phẩm
CẮT FILLET

Nước máu


Da
LẠNG DA

Mỡ, thịt vụn

LÓC MỠ , THỊT
VANH GỌN
CÂN, KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG
XẾP KHUÔN

CẤP ĐÔNG

Độ ẩm
Độ ẩm, hơi lạnh

MẠ BĂNG

ĐÓNG GÓI THÀNH PHẨM

Độ ẩm, hơi lạnh
BẢO QUẢN KHO LẠNH

Hình 1.2: Quy trình chế biến cá Fillet tại Nhà máy CB TS XK Bình Long

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:


Trang 11


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu cá sống từ lúc mang vào nhà máy cho đến khi thành phẩm phải trải qua
một quy trình công nghệ có thể chia làm 4 công đoạn.
- Thu mua tiếp nhận nguyên liệu
Cá tra, cá ba sa còn tươi sống được chuyển đến nhà máy bằng ghe đụt. Khi đến cầu
cảng cá sẽ được cho vào các thùng phi bằng nhựa có thể tích 100 lít và sẽ được bằng chuyền
hay máng trượt đưa thẳng vào phân xưởng sản xuất (quá trình kiểm tra chất lượng cá đã
được tiến hành trước khi vận chuyển đến nhà máy).
- Xử lý
Vào đến phân xưởng cá được cắt tiết để gây chết đột ngột theo phương pháp thủ
công, ngâm cá sau khi cắt tiết vào bồn rửa chứa nước pha Chlorine (nồng độ clo 0,5 – 1
ppm) để rửa cá và cho máu thoát ra khỏi thịt cá. Cá được băng tải tự động cuốn lên phân
phối vào băng tải fillet. Công nhân đứng dọc theo băng tải fillet dùng dao chuyên dụng cắt
fillet cá. Đầu cá, ruột cá, đuôi cá và các phụ phẩm khác được băng tải gom tự động và
chuyển vào khu phụ phẩm trung gian. Cá fillet được đưa đến bàn kiểm công suất công nhân
và băng tải chuyển sẽ vận chuyển miếng fillet ra khỏi khâu làm sạch, phân phối đến các máy
lạng da.
Miếng fillet được lạng da bằng máy dao bán tự động, da được trục vít nằm âm đất
cuốn chuyển về khu phụ phẩm trung gian. Miếng fillet sau khi lạng da sẽ được chuyển đến
băng tải sửa cá. Với thao tác thủ công dùng dao lóc mỡ, bỏ thịt đỏ, vanh gọt miếng cá. Sau
đó, Filet được chuyển qua bàn kiểm tra chất lượng soi ký sinh trùng rồi được băng tải đưa
vào thùng ngâm rửa cá. Sau đó, băng tải sẽ cuốn cá lên, vận chuyển phân phối vào các máy
quay tăng trọng để làm tăng trọng lượng và bóng đẹp miếng cá.
- Phân loại, xếp khuôn, cấp đông

Fillet cá được cho vào máy phân loại cũng như màu sắc miếng cá (chất lượng) theo
yêu cầu thành phẩm theo nhu cầu khách hàng đặt rồi đem cấp đông. Hệ thống cấp đông có 2
loại là đông bán tiếp xúc (đông theo khối đặc rời) hoặc đông theo dây chuyền (đông theo xếp
lớp mỏng).
Nếu đông bằng tủ đông theo khối đặc rời thì phải xếp khuôn trước khi đem các khuôn
chứa cá đi cấp đông trong tủ, sau 2 giờ cá sẽ đạt nhiệt độ yêu cầu (khoảng -18 0C). Trọng
lượng mỗi khuôn theo tiêu chuẩn thường từ 4 – 5 kg. Tủ cấp đông bằng vĩ lạnh nhiều ngăn
sử dụng phương pháp hút nhiệt của sản phẩm bằng những ống hơi lạnh nằm tiếp xúc dưới
đáy những vĩ nằm ngang. Phương pháp đông lạnh này rất nhanh kinh tế nhất, tiết kiệm chi
phí vận hành hơn các phương pháp đông lạnh bằng bồn hơi và Cyrogenic. Cấp đông bằng vĩ
lạnh giữ được phẩm chất tự nhiên, không làm khô, biến đổi màu, hư hại tế bào, mất trọng
lượng của sản phẩm. Độ lạnh của tủ từ -35 đến -450C.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 12


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Nếu đông bằng tủ đông theo xếp lớp mỏng miếng fillet được đặt trực tiếp lên tấm belt
INOX phẳng chạy liên tục qua buồng tủ, sau khoảng 45 phút miếng cá sẽ đạt nhiệt độ yêu
cầu (khoảng -180C). Sau đó, miếng cá fillet được mạ một lớp băng bằng máy mạ băng tự
động hoặc bằng thủ công. Lớp băng có tác dụng bảo vệ thịt cá. Thao tác thủ công là dùng tay
ngâm rổ chứa cá mạ băng vào thùng chứa nước lạnh. Nước lạnh gặp miếng cá -18 0C sẽ biến
thành băng bám quanh miếng cá. Do miếng cá bị mất nhiệt nhiều vì truyền sang lớp băng
nên sau khi mạ băng miếng cá fillet cho vào tủ đông theo xếp lớp mỏng để hạ nhiệt độ

xuống -190C.
Đóng gói và trữ kho
Sản phẩm sau khi mạ băng, tái đông sẽ được đem qua khâu đóng gói. Bao bì là các
bọc nhựa PE và các thùng carton. Thể tích thùng tùy vào loại sản phẩm. Thao tác bằng thủ
công kết hợp với máy. Thành phẩm được trữ ở kho lạnh có nhiệt độ -18 0C đến -250C. Vận
chuyển để tiêu thụ bằng xe lạnh trọng tải 5 – 10 tấn. Nhiệt độ trong xe như ở kho trữ đông.
1.2.6 Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 1.5: Tiến độ thực hiện dự án
Số

Công việc thực hiện

Quý
IV/2007

1

Lập dự án và thiết kế cơ sở

X

2

Thiết kế chi tiết và trình
thẩm định

X

3


Chuẩn bị điều kiện cần
thiết cho việc xây dựng

X

4

Thi công công trình nhà
máy và các công trình phụ
trợ

TT

Quý
I/2008

Quý
II/2008

X

X

Quý
III/2008

5

Lắp đặt máy móc


X

6

Vận hành thử nghiệm

X

7

Đi vào hoạt động chính
thức

Quý
IV/2008

X

(Nguồn : Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy CB TS XK Bình Long, 10/2007)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 13


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”


1.3 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức khi nhà máy đi vào hoạt động như sau:
GIÁM ĐỐC

PHÓ
GIÁM ĐỐC

H.CHÍNH
KẾ TOÁN

ĐẦU


KINH
DOANH

THU
MUA

KỸ THUẬT

TIÊU
THỤ

CHẾ
BIẾN

THÀNH
PHẨM


KCS

Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức nhà máy chế biến thủy sản Bình Long
1.4 Lợi ích kinh tế xã hội khi triển khai dự án
Căn cứ vào dự án đầu tư xây dựng nhà máy với tổng số vốn đầu tư ban đầu 70 tỉ
đồng. Thời gian hoàn vốn là 6 năm 10 tháng.
-

Tạo việc làm cho người dân địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống.

-

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa xã, huyện.

-

Đóng góp ngân sách xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng huyện.

-

Đào tạo ghề cho công nhân, số lượng công nhân có tay nghề cao ngày cáng gia tăng.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 14


Báo cáo đánh giá tác động môi trường

“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN
MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý huyện Châu Phú
Huyện Châu Phú là 1 trong số 11 huyện thuộc tỉnh An Giang ( ngoài thành phố Long
Xuyên và thị xã Châu Đốc). Vị trí địa lý của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển các khu
công nghiệp chế biến thủy sản.
-

Đông giáp huyện Phú Tân.

-

Tây giáp huyện Tịnh Biên.

-

Bắc giáp thị xã Châu Đốc.

-

Nam giáp huyện Châu Thành.

Toàn huyện có 12 xã, một thị trấn. Dân số của huyện khoảng 250.567 người. Trong
đó số người trong độ tuổi lao động 127.459 người chiếm 50,86% dân số toàn huyện.
Điều kiện tự nhiên của huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang mang đặc trưng điều

kiện khí hậu của tỉnh An Giang.
( Nguồn : Niên giáo thống kê huyện Châu Phú- 2006)

2.1.2 Điều kiện địa hình
Địa hình đồng bằng phù sa châu thổ nên địa hình tương đối bằng phẳng. Mặt bằng
khu đất có cao trình chống lũ triệt để.
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy CB TS XK Bình Long, 10/2007)

2.1.3 Địa chất công trình
Địa chất công trình trong phạm vi khảo sát được cấu tạo bởi các trầm tích kỷ Đệ Tứ
được hình thành trong các kỷ địa chất trước đây quyết định. Thành phần không đồng nhất và
phức tạp, lớp đất mặt là lớp đá cát hạt mịn, lớp phía dưới là lớp sét có kết cấu tương đối
mềm yếu. Mô tả các đơn nguyên địa chất công trình theo thứ tự từ trên xuống như sau (Công
ty tư vấn xây dựng đường thủy 2003):
- Lớp 1: Đất trồng trọt, có chiều dày mỏng 0,5 m, thành phần không đồng nhất nên
không có ý nghĩa đối với việc thiết kế móng công trình.
- Lớp 2: Sét, trạng thái dẻo mềm, sức chịu tải nhỏ, biến dạng lớn, chiều dày trung
bình khoảng 2,1 m, nằm ngay phía trên gần bề mặt đất. Đây là lớp đất yếu không nên đặt
móng công trình vào lớp này.
- Lớp 3: Cát hạt nhỏ, kết cấu xốp, chiều dày lớn 11,6 m. Đây là lớp đất có sức chịu tải
trung bình, có thể đặt móng công trình có tải nhỏ đến vừa vào lớp này.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 15


Báo cáo đánh giá tác động môi trường

“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

- Lớp 4: Cát hạt nhỏ, kết cấu xốp, chiều dày lớn 14,8 m, sức chịu tải lớn, đây là lớp
đất khá thích hợp cho việc đặt móng công trình.
- Lớp 5: Cát hạt nhỏ, kết cấu chặt, chiều dày khoan sâu vào lớp 6,7 m, sức chịu tải
lớn. Đây là lớp đất tốt, thích hợp cho đặt móng công trình có tải trọng vừa và lớn.
Nhận xét
Kết quả thí nghiệm các mẫu đất cho thấy: Lớp 2 là lớp đất yếu chỉ sử dụng công trình
trung bình yếu không thể sử dụng đặt nền móng công trình tải trọng lớn. Lớp 3,4,5 là những
lớp cát có sức chịu tải trung bình đến lớn, các lớp đất này là nhứng lớp đất tốt cho phép đặt
móng công trình có tải trọng vừa trở lên.
(Nguồn: Hồ sơ khảo sát địa chất công trình cảng Bình Long, 09/2005)

2.1.4 Đặc điểm tự nhiên tỉnh An Giang
An Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu gần xích đạo. Khí hậu nóng
ẩm nhưng ôn hoà có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4. Các yếu tố môi trường tự nhiên: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ,
hướng gió, tốc độ gió, lưu lượng dòng chảy của các con sông nơi thực hiện dự án có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện dử án.
a. Nhiệt độ trung bình
Thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệnh các tháng trong năm là không
lớn.Trong năm 2006, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trong khoảng 26,5 – 37,3 0C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 2 (37,30C) thấp nhất vào tháng 1 (26,50C).
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại tỉnh An Giang
Tháng

Nhiệt độ trung bình các năm (oC)
2004

2005


2006

1

26

25,4

26,5

2

26

26,8

37,3

3

28,1

27,9

28

4

29,5


29,6

29

5

28,6

29,1

28,7

6

27,5

28,5

28,4

7

27,8

27,4

27,6

8


27,8

28,2

27,6

9

28

27,8

27,7

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 16


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

10

27,6

28


27,8

11

27,7

27,5

28,7

12

26

26

26,9

Trung bình

27,6

27,7

28,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2006)

b. Ẩm độ tương đối trung bình (% bão hòa)

Bảng 2.2: Ẩm độ tương đối trung bình của các tháng trong năm
Ẩm độ trung bình các năm(%)

Tháng
2004

2005

2006

1

81

78

80

2

77

80

79

3

71


73

79

4

75

74

79

5

79

80

81

6

81

84

84

7


80

85

85

8

81

81

82

9

82

84

84

10

81

83

82


11

78

82

77

12

78

77

76

Trung bình

78,7

80,1

80,6

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2006)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:


Trang 17


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

c. Mưa
Những năm gần đây, môi trường tự nhiên thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Việc
chênh lệch nhiệt độ giữa mùa trong năm có liên quan đến lượng mưa. Cụ thể lượng mưa
năm 2006 là 1.090,8 mm thấp hơn so với các năm 2005 là 1.615,1 mm. Lượng mưa có ảnh
hưởng đến việc thiết kế hệ thống thoát nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trình.
Bảng 2.3: Sự thay đổi lượng mưa (mm) ở An Giang từ năm 2004 – 2006
Tháng

Lượng mưa các năm (mm)
2004

2005

2006

1

0,4

-

13,9

2


-

-

3,6

3

-

0,1

5,9

4

9,0

-

97,3

5

200,7

75,4

102,3


6

153,7

117,1

112,7

7

55,7

240,0

96,4

8

85,9

121,8

234,7

9

241,5

209,3


145,1

10

375,1

341,2

239,7

11

120,4

388,6

16,6

12

-

121,6

22,6

Cả năm

1.242,6


1.615,1

1.090,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2006)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 18


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

d. Chế độ thủy văn
Các tính chất của dòng như hướng dòng chảy, tốc độ dòng chảy, mức độ xáo trộn của
dòng có ảnh hưởng đến khả năng phát tán chất thải gây ô nhiễm nước mặt. Ngoài ra còn tùy
thuộc rất nhiều vào lưu lượng nước của dòng vào từng mùa trong năm.
Sông Hậu: Một nhánh hạ lưu của sông Mê kông chảy vào Việt Nam. Sông Hậu đổ ra
biển Đông bằng ba cửa là Định An, Bát Sắc và Trần Đề.
Bảng 2.4: Mực nước trên sông Hậu trong năm 2006 (cm)
(Trạm thủy văn Châu Đốc – Long Xuyên)
Tháng

Mực nước cao nhất

Mực nước thấp nhất


1

166

-26

2

159

-34

3

140

-71

4

118

-71

5

116

-77


6

112

-73

7

151

-60

8

195

51

9

224

133

10

234

143


11

229

65

12

178

10
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh tỉnh An Giang, 2006)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 19


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

2.1.5 Hiện trạng môi trường tự nhiên
a. Môi trường nước
Nước mặt
Nước mặt sông Hậu có đặc điểm là chế độ dòng chảy cao, lưu lượng nước đặc trưng.
Mùa khô lượng nước trên tuyến sông chính giảm đi, do lưu lượng từ thượng nguồn đổ về
giảm nước ít phù sa, độ trong cao.

Mùa mưa lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh, lưu lượng tăng, nước trên sông
chính có độ đục cao, có màu nâu đỏ.
Sông Hậu (ngay đoạn khu công nghiệp Bình Long) là nguồn cung cấp nước, đồng
thời là nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của các nhà máy thông qua cống thoát nước
chung của khu công nghiệp Bình Long.
Vì vậy, việc tiến hành lấy mẫu nước mặt và phân tích một số chỉ tiêu hóa, lý nhằm
đánh giá chất lượng nước mặt Sông Hậu (đoạn ngay khu công nghiệp Bình Long) là cần
thiết.
Công ty cổ phần công nghệ Môi Trường Xanh đã kết hợp với Trung tâm Ứng dụng
và khoa học công nghệ An Giang tiến hành thu mẫu nước mặt tại kênh Phù Dật (nằm phía
Tây nhà máy và kênh chảy thẳng ra sông Hậu) lúc 9 giờ 15 phút ngày 27/12/2007.
Thùng 05 lít để kiểm tra các chỉ tiêu: DO, SS, COD, BOD5, N-NH3
Chai thủy tinh 500 ml vô trùng để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh.
Vị trí lấy
mẫu

Nhà máy
chế biến
thủy sản
xuất
khẩu
Bình
Long

Hình 2.1:Vị trí lấy mẫu nước mặt kênh Phù Dật

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:


Trang 20


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Bảng 2.5: Chất lượng nước mặt Kênh Phù Dật (đoạn gần nhà máy)
Thông số

Đơn vị

Kết quả đo

TCVN
5942 – 1995 (cột A)

NH3

mg/l

0,3

0,05

BOD5

mg/l

3


<4

COD

mg/l

10

>10

SS

mg/l

38

20

DO

mg/l

7.32

≥6

Coliforms

MNP/100ml


2,4 105

5.000

(Nguồn: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ An Giang, 09/01/2008)

Nhận xét
Qua kết quả phân tích chất lượng nước mặt kênh Phù Dật (đoạn tiếp giáp nhà máy)
cho thấy nước mặt của kênh chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên các chỉ tiêu NH3, chất
rắng lơ lửng, Coliforms có dấu hiệu vượt so với tiêu chuẩn.
b. Môi trường không khí

Thiết bị
thu mẫu
không khí

Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu không khí trong khuôn viên nhà máy

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 21


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Tiến hành thu mẫu không khí vào lúc 9 giờ ngày 27/12/2007 tại ngay khu đất xây
dựng nhà máy (trên nền vị trí xây dựng dự án) và bước đầu ghi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng không khí
Chất ô nhiễm

Đơn vị

Kết quả đo

TCVN 5937 – 2005
TCVN 5949 - 1998

Ồn

dBA

78 – 80

≤75

SO2

mg/m3

0,007

≤0,35

NO2

mg/m3


0,002

≤0,2

CO

mg/m3

3,571

≤30

Bụi tổng

mg/m3

0,248

≤0,3

(Nguồn: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ An Giang, 09/01/2008)

Nhận xét
Chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, các chỉ
tiêu nằm trong mức tiêu chuẩn cho phép, riêng chỉ số bụi có dấu hiệu ô nhiễm. Do nhà máy
đang tiến hành xây dựng nên chỉ tiêu tiếng ồn vượt hơn so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN
5949 - 1998).
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Bình Long
2.2.1 Điều kiện kinh tế
Xã Bình Long có dân số khoảng 19.138 người với diện tích đất tự nhiện là 25,52 km 2,

mật độ dân số 750 người/km2.
Về nông nghiệp: toàn huyện có 40.192 ha. Trong năm 2006, có 2.196 ha là đất nông
nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản là 15 ha, đất trông lúa là 2.117 ha, số lượng bè nuôi cá
là 112 cái.
Về công nghiệp: số phương tiện vận chuyển đường bộ là 1.036, đương thủy 877. Cơ
sở lao động sản xuất kinh doanh có 8.125 hộ sản xuất – kinh doanh, có 37 cơ sở công
nghiệp, 412 cơ sở thương mại, 55 cơ sở dịch vụ.
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Phú, 2006)

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 22


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

2.2.3 Điều kiện về xã hội
a. Giáo dục
Xã Bình Long có 04 trường tiểu học (59 lớp học, 63 CBGV), 01 trường THCS (25
lớp học, 46 CBGV), 01trường PTTH ( 22 lớp học, 13 CBGV).
Trong năm 2006, xóa mù chữ 6.406 đối tường tuổi từ 15 đến 35, phổ cập giáo dục
tiểu học cho 321 trẻ em dưới 14 tuổi, phổ cập THCS cho 822 thanh thiếu niên tuổi từ 15 đến
18.
b.Sức khỏe cộng đồng
Bệnh viện

1


Số giường bệnh

80

Bác sĩ

35

Y sĩ

80

Y tá trung học

23

Hộ sinh trung học

19

Dược sĩ trung học

28
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Phú, 2006)

2.3 Dự báo diễn biến môi trường khu vực điều kiện triển khai dự án
2.3.1 Dự báo diễn biến môi trường tự nhiên
a. Môi trường không khí
Khi dự án đi vào hoạt động môi trường tự nhiên ít nhiều bị thay đổi, ảnh hưởng bởi

các yếu tố như bụi, tiếng ồn dọc trục lộ giao thông và trong khuôn viên nhà máy vào các giờ
cao điểm trước khi vào ca và tan ca sản xuất.
Thêm vào đó, các dịch vụ, mua bán hàng rong,...tập trung trước cổng khu công
nghiệp, nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân cũng sẽ làm mất mỹ quan, gây
ùng tắt giao thông trên quốc lộ và phát sinh nhiều vấn đề về tai nạn giao thông, rác thải trên
đường.
b. Môi trường nước mặt
Chất lượng nước mặt sông Hậu có thể bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu nước thải từ các
nhà máy trong khu công nghiệp Bình Long (cụ thể Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu
Bình Long) không được xử lý đạt tiêu chuẩn 5945 – 2005, loại A trước khi thải ra môi
trường sông, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước mặt, hệ thủy sinh, chất lượng mước
sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản của khu vực hạ lưu con sông.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 23


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

2.3.2 Dự báo những biến đổi môi trường xã hội
Khi triển khai thực hiện dự án sẽ mang lại tác động như sau:
- Gia tăng dân số cơ học, tăng mật độ dân số.
- Cơ sở hạ tầng phát triển.
- Kinh tế huyện phát triển.
- Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi.
- Gia tăng phương tiện giao thông.

- Các tệ nạn xã hội có thể tăng hơn.

Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 24


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Bình Long”

Chương 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Nguồn gây tác động
Các vấn đề liên quan đến môi trường trong suốt quá trình xây dựng nhà máy cho đến
khi nhà máy đi vào hoạt động được trình bày cụ thể như sau:
Các nguồn phát sinh chất thải, tác nhân gây ô nhiễm và các vấn đề môi trường do dự
án xây dựng nhà máy được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của dự án
Nguồn

Các tác nhân ô nhiễm

Các vấn đề môi trường

A Giai đoạn xây dựng nhà máy
1. Xây dựng nhà xưởng Bụi, ồn
và các công trình phụ

Dầu mỡ thải, chất thải xây dựng

Ô nhiễm đất, nước, không khí
Ô nhiễm tiếng ồn

Hoạt động của các phương tiện Có thể nguy hại tính mạng
thi công cơ giới
công nhân, tài sản
Sự cố, rủi ro
B Giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động
1. Khí thải từ máy phát Bụi,ồn, khói, mùi hơi
điện dự phòng, từ các Khí thải: CO, NO , SO , NH …
x
x
3
phương tiện giao thông

Gây ô nhiễm không khí

2. Nước thải sinh hoạt, Các chất hữu cơ
nước thải sản xuất
Chất lơ lửng

Gây ô nhiễm nước mặt

Ảnh hưởng sức khoẻ công
nhân

Dầu mỡ


Ảnh hưởng sức khoẻ cộng
đồng

Nhiệt độ,…

Ảnh hưởng thuỷ sinh vật
Ảnh hưởng nguồn lợi thuỷ sản

3. Rác thải trong quá Rác thải bền: nylon, cao su, Gây ô nhiễm nước mặt
trình hoạt động của nhà nhựa,…
Ảnh hưởng sức khoẻ cộng
máy: rác thải sinh hoạt, Thùng đựng nguyên liệu
đồng
rác thải sản xuất, rác
Gây ô nhiễm đất
thải độc hại
Gây ô nhiễm không khí
Mất vẻ mỹ quan khu vực nhà
máy
Đơn vị lập báo cáo: Công ty CP CN Môi Trường Xanh
19 Yết Kêu, phường Mỹ Bình_Tp Long Xuyên. AnGiang
ĐT: 076.210250 Fax: 076.956669 E-mail:

Trang 25


×