Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đồ án thiết kế xử lý nước thải nhà máy xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.2 KB, 58 trang )

Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU...............................................................................................3
1.1.Đặt vấn đề.....................................................................................................3
1.2.Mục tiêu thực hiện........................................................................................3
1.3.Phương pháp thực hiện................................................................................3
CHƯƠNG II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
VÀ THỦY HẢI SẢN..................................................................................................4
2.1.Giới thiệu chung............................................................................................4
2.1.1.Sơ lược về công ty.................................................................................4
2.1.2.Điều kiện địa lý......................................................................................4
2.1.3.Điều kiện tự nhiên môi trường...............................................................5
2.2. Hiện trạng môi trường nước........................................................................5
2.2.1.Nước mặt................................................................................................5
2.2.2.Nước ngầm.............................................................................................5
2.3.Nhu cầu cung cấp điện nước.........................................................................6
2.3.1.Nhu cầu cung cấp nguyên liệu điện và nước.........................................6
2.3.2.Nhu cầu cung cấp điện...........................................................................6
2.3.3.Nhu cầu cung cấp nước.........................................................................6
2.4.Quy trình chế biến và nguồn phát thải.........................................................7
CHƯƠNG III: CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ MÁY VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ...............................................................9
3.1.Các tác động đến môi trường nước do hoạt động của nhà máy...................9
3.1.1.Nước mưa chảy tràn.............................................................................9
3.1.2.Nước thải sinh hoạt..............................................................................9
3.1.3.Nước thải sản xuất................................................................................9
3.2.Các biện pháp xử lý ô nhiễm do nước thải................................................10


3.2.1.Đối với nước thải từ hoạt động sản xuất............................................10
3.2.2.Đối với nước thải sinh hoạt................................................................10
3.2.3.Đối với nước mưa chảy tràn..............................................................10
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ......................11
4.1.Đề xuất phương án xử lý............................................................................11
4.1.1.Phương án 1.......................................................................................11
4.1.2.Phương án 2.......................................................................................12
4.1.3.Phương án 3.......................................................................................13
4.2.Lựa chọn phương án...............................................................................…14
4.2.1. Chia gia quyền..................................................................................16
4.2.2.Lựa chọn phương án.........................................................................17
4.3.Các hạn mục công trình trong hệ thống xử lý............................................17
4.3.1.Song chắn rác.....................................................................................17
4.3.2.Bể lắng cát..........................................................................................17
4.3.3.Bể điều lưu.........................................................................................17
4.3.4.Bể tuyển nổi.......................................................................................18
4.3.5.Bể bùn hoạt tính.................................................................................18
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
1


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

4.3.6.Bể lắng thứ cấp..................................................................................18
4.3.7.Bể khử trùng......................................................................................18
4.3.8.Sân phơi bùn......................................................................................19
CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN ĐÃ CHỌN................19
5.1.Kênh dẫn nước thải.....................................................................................19

5.2.Song chắn rác.............................................................................................20
5.3.Bể lắng cát..................................................................................................24
5.4.Bể điều lưu..................................................................................................27
5.5.Bể tuyển nổi................................................................................................31
5.6.Bể bùn hoạt tính..........................................................................................38
5.7.Bể lắng thứ cấp...........................................................................................44
5.8.Bể khử trùng...............................................................................................48
5.9.Sân phơi bùn...............................................................................................52
5.10.Tính toán cao trình....................................................................................56
5.11. Tổng kết kích thước các công trình thiết kế...............................................
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..............................................................57
6.1.Kết luận......................................................................................................57
6.2.Kiến nghị...................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................58

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
2


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Việt Nam là nước có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản. Do đó, nhiều nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư phát triển, đặc biệt là
ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Khi các nhà máy hoạt động sẽ không tránh khỏi việc sản sinh ra các chất thải,
nước thải và các phụ phế phẩm khác. Vì vậy, việc quản lý và xử lý các chất thải

(phần lớn là nước thải) phải thật sự nghiêm túc, chặt chẽ và chính xác để giảm thiểu
đến mức tối đa những ảnh hưởng đến môi trường.
- Hạn chế và ngăn chặn ô nhiễm do nước thải là một trong các yêu cầu quan trọng
của kỹ thuật môi trường, Trước tình hình đó nhằm ngăn chặn giảm thiểu các tác
động xấu đến môi trường thì việc xử lý các chất thải trong sản xuất cũng như trong
sinh hoạt là vấn đề không thể thiếu. Đặt biệt là với ngành chế biến thủy hải sản, một
ngành đang phát triển với quy mô rộng như hiện nay thì càng phải được chú trọng
hơn trong công tác xử lý nước thải. Vì vậy mà việc thiết kế một hệ thống xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn an toàn và thích hợp để lượng nước thải đầu ra nằm trong
khoảng cho phép đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật là rất cần
thiết.
- Trong quá trình thực hiện đồ án do lần đầu thiết kế nên không tránh khỏi những
sai sót trong tính toán, thiết kế hệ thống xử lý, và lựa chọn công nghệ. Chính vì thế
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉnh sửa từ các thầy, cô.
- Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy Lê Hoàng Việt đã
tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành đồ án này.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN
- Thiết kế hệ thống xử lý nước thải (sản xuất và sinh hoạt) đạt tiêu chuẩn cho Công
ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ. để đảm bảo nước thải đầu ra đạt
QCVN 11:2008/ BTNMT.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Thu thập số liệu từ bài báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty TNHH Xuất
Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
3


Đồ án xử lý nước thải


CBHD: Lê Hoàng Việt

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM VÀ THỦY HẢI SẢN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1 Sơ lược về công ty :
- Tên doanh nghiêp : Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ.
- Địa Chỉ : Lô số 03,04 Khu Công nghiệp Trà Nóc I ,phường Trà Nóc,Quận Bình
Thủy,TP.Cần Thơ
- Giám đốc điều hành: Đoàn Văn Đông
- Số điện thoại: 0710743869 ; số Fax : 0710743869
- Tổng số cán bộ nhân viên của công ty: 700 người
+ Nhân viên quản trị :20 người
+ Nhân viên gián tiếp :80 người
+ Nhân viên trực tiếp :600 người
- Diện tích công trình xây dựng mới: 24.527,5m2.
- Tổng diện tích của nhà máy: 13.261m2, trong đó:
+ Diện tích xây dựng xưởng sản xuất: 800m2.
+ Diện tích khu xử lý nước thải : 360 m2.
+ Diện tích trồng cây xanh: 1989m2.
+ Diện tích còn lại để xây dựng các công trình phụ trợ khác: hệ thống xử lý nước
sạch, hệ thống nhà vệ sinh cho công nhân, nhà bảo vệ…
2.1.2 Điều kiện địa lý:
- Công ty đã chọn phương án thuê đất trong thời hạn 40 năm để xây dựng nhà
xưởng sản xuất và dự phòng phát triển trong thời gian tới.
+ Phía Đông: giáp sông Hậu
+ Phía Tây: giáp đường trục chính của KCN Trà Nóc 1
+ Phía Nam: giáp công ty phân bón hóa chất Cần Thơ
+ Phía Bắc: giáp bến xếp dỡ thuộc công ty TNHH bột mì Đại Phong.

- Địa hình bằng phẳng do được qui hoạch nằm cách xa các khu dân cư,xa công trình
di tích lịch sử văn hóa cụng như không có các khu bảo tồn mà lại có đường bộ nối
liền với mạng lưới giao thông đường bộ của khu vực và cả nước,gần s6n bay Trà
Nóc,nên khu công nghiệp Trà Nóc 1 là một vị trí rất thuận lợi cho việc vận chuyển
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
4


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

các loại nguyên liệu ,hang hóa bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài ra ,cơ sở hạ
tấng của khu công nghiệp
2.1.3 Điều kiện tự nhiên và môi trường
- Địa chất Trà Nóc gồm năm đến bảy lớp phù sa,sức chịu lực kết dính trung bình
0,01-0,38 kg/cm2 , không thuận lợi xây dựng cao tầng
- Nhiệt độ trung bình các tháng nằm trong năm khoảng 25,7-29 oC
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.629 mm/năm.
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.2.1 Nước mặt:
Hiện trạng nước mặt bờ sông dự án
Bảng 1. Hiện trạng nước mặt bờ sông dự án (sông Hậu )
STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả đo


QCVN 08-2008

1
2
3
4
5
6

pH
BOD5
COD
SS
Nitrat(NO3-)
Sắt

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

7,37
13
16,1
51
0,7
0,16


>6
4
10
20
2
0,5

(Nguồn: ĐTM của nhà máy )
Nước mặt bị ô nhiễm do chất hữu cơ ,chất rắn lơ lững
2.2.2. Nước ngầm:
Bảng 2. Chất lượng nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án
STT
1
2
3
4
5
6

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

kiểm nghiệm
pH
Clorua
Độ cứng

Nitrat(NO3-)
Sunfat(SO42-)
Sắt

tính

NN1

NN2

Mg/l
mgCaCO3/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l

6,94
798
450
0,2
70
3,32

7,21
720
320
0,2
67
0,67


QCVN 09 2008
6,5-8,5
200-600
300-500
<450
200-400
1-5

(Nguồn:nhóm ĐTM thực hiện, Phạm Ngọc Phụng, Nguyễn Trường Phúc, Nguyễn
Thanh Phong, Thái Phương Vũ,Trần Quốc Quang)
Qua kết quả phân tích ta thấy chất lượng nước ngầm ở khu vực nhà máy còn rất
tốt.Chưa có dấu hiệu ô nhiễm
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
5


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

2.3. NHU CẦU CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC
2.3.1 Nhu cầu cung cấp nguyên liệu, điện và nước
- Nguyên liệu chủ yếu cho nhà máy là cá tra,cá basa và tôm được cung cấp từ các
hộ nuôi ao, nuôi bè của thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Đồng Tháp …
2.3.2 Nhu cầu cung cấp điện :
- Nhà máy được cung cấp điện từ mạng lưới điện của khu công nghiệp Trà Nóc 1.
Nhu cầu về điện được xác định trên cơ sở công suất tiêu thụ của máy móc thiết bị
và thời gian sản xuất,với định mức bình quân của ngành công nghiệp chế biến thủy
hải sản là 945KWh/tấn
- Để phóng ngừa sự cố mất điện ,nhà máy có trang thiết bị máy phát điện dự phóng

và có kho chứa 1000 lít dầu DO
2.3.3 Nhu cầu cung cấp nước :
- Nước sản xuất: Nước dùng cho sản xuất ,chế biến nguyên vật liệu,làm lạnh ,làm
nóng rửa dụng cụ,thiết bị vệ sinh nhà xưởng .Bình quân 1 ngày cần 2000m 3/ ngày
- Nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt cho công nhân 120 lít/người/ngày.Tổng nhu cầu
về nước 84m3/ngày

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
6


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

2.4. QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ NGUỒN PHÁT THẢI

NGUYÊN LIỆU

NƯỚC
THẢI

XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU

PHILE CẮT KHÚC

LẠNG DA

ĐỊNH HÌNH


XẾP KHUÔN

CẤP ĐÔNG

THÀNH PHẨM

CÂN ĐỊNH LƯỢNG

ĐÓNG GÓI

NHẬP KHO TRỮ ĐÔNG
-200C

XUẤT KHO THÀNH PHẨM

Hình 1. Quy trình chế biến cá basa đông lạnh và nguồn sinh nước thải.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
7


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

TIẾP NHẬN TÔM
NGUYÊN LIỆU

NƯỚC
THẢI


XỬ LÝ NỘI
TẠNG
PHÂN MÀU

PHÂN LOẠI
KÍCH CỠ

LÊN KHUÔN

CẤP ĐÔNG

CÂN,ĐÓNG
GÓI

NHẬP KHO TRỮ
ĐÔNG -200 C

XUẤT KHO
THÀNH PHẨM

Hình 2. Quy trình chế biến tôm đông lạnh và nguồn sinh nước thải.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
8


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt


CHƯƠNG III: CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
DO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY VÀ BIỆN PHÁP XỬ

3.1. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ
MÁY
3.1.1 Nước mưa chảy tràn:
- Trung bình khoảng 125 m3/ngày vào mùa mưa
- Vào mùa mưa,nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng xưởng sẽ kéo theo đất
cát,chất cặn bã rơi vãi vào nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản
lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt,nước ngầm
3.1.2 Nước thải sinh hoạt:
- Do đặc điểm hoạt động của nhà máy chế biến thủy sản nên nước thải sinh hoạt chỉ
bao gồm nước thải nhà vệ sinh và nước thải rửa tay của công nhân
Bảng 3. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Thông số

QCVN14/2008
Cột A

Nồng độ, mg/l

Chất rắn lơ lửng (SS)

50

220

BOD5


30

250

COD

500

Tổng N

40

Tổng phospho

6

8

(Nguồn:Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – T.V.Nhân & N.T.Nga ,1999)
Theo dự án, thì tổng nước thải sinh hoạt là : 84 m3/ngày.
Nhận xét: Nước thải sinh hoạt đã vượt tiêu chuẩn thải nhiều lần so với tiêu chuẩn
nước thải QCVN14 cột A , như vậy nước thải này cần xử lý trước khi thải ra ngoài.
3.1.3 Nước thải sản xuất:
- Lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 1200m3/ngày

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
9


Đồ án xử lý nước thải


CBHD: Lê Hoàng Việt

Bảng 4. Kết quả phân tích nước thải chưa qua xử lý

mg/l

Kết quả phân
tích
7.5
715

QCVN 11 2008
cột A
6-9
50

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

470
300
22,5
39,7
86

30

50
4
15
10

STT Chỉ tiêu

Đơn vị

1
2

pH
COD

3
4
5
6
7

BOD5
SS
Tổng P
Tổng N
Dầu mỡ

(Nguồn:nhóm ĐTM thực hiện,Phạm Ngọc Phụng,Nguyễn Trường Phúc,Nguyễn
Thanh Phong,Thái Phương Vũ,Trần Quốc Quang)
Nhận xét: Từ bảng phân tích trên cho thấy nồng độ các chất trong nước thải đều

vượt quá quy chuẩn cho phép QCVN 11- 2008 loại A rất nhiều lần gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất nuôi trồng thủy sản của khu vực nói riêng và
TP.Cần Thơ nói chung.
3.2. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DO Ô NHIỂM
3.2.1 Đối với nước nước thải từ hoạt động sản xuất:
- Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải. Quy trình xử lý nước thải của
nhà máy sẽ xây dựng là sự kết hợp các phương pháp hoá, lý và sinh học nhằm đạt
được hiêu suất xử lý cao. Đối với nước thải từ hoạt động chế biến thuỷ sản các giai
đoạn xử lý hoá, lý mang tính chất tiền xử lý. Đó là giai đoạn tạo bông và tách mỡ ra
khỏi nước thải. Giai đoạn xử lý sinh học đóng vai trò quan trọng, nó quyết định
mức độ sạch của nước thải sau xử lý.
- Đặc điểm của nước thải từ loại hình chế biến thuỷ sản có chứa thành phần dinh
dưỡng cao nên việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học là phương án khả thi và ít
tốn kém trong chi phí đầu tư lẫn chi phí vận hành.
3.2.2 Đối với nước thải sinh hoạt:
- Đặc tính nhiễm bẩn chung của nhóm nước thải này là chứa nhiều cặn bã, các chất
hữu cơ hoà tan và đặc biệt là vi trùng gây bệnh với các chỉ tiêu ô nhiễm cao.
- Để đảm bảo hợp vệ sinh và đúng tiêu chuẩn Việt Nam, tất cả các nước thải sinh
hoạt được đưa vào bể tự hoại sau đó được dẫn vào bể xử lý chung của nước thải sản
xuất.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
10


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

3.2.3 Đối với nước mưa chảy tràn:

- So với nước thải nước mưa là nguồn ít gây ô nhiễm hơn.Vì vậy hệ thống thu gom
nước mưa của phân xưởng chính sẽ được tách riêng ra khỏi nước thải và cho thải
thẳng ra cống thoát nước chung của khu vực sau khi qua song chắn rác để giữ lại
các chất rắn có kích thước lớn

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
4.1. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÍ
Nước thải của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Cần Thơ với tổng lưu
lượng là 2084 m3/ngày, lưu lượng xả thải trung bình là 36.18 l/s. Thành phần chủ
yếu có trong nước thải là hợp chất hữu cơ, dưỡng chất (N,P), chất rắn lơ lửng, dầu
mỡ và coliform. Các chỉ tiêu ô nhiễm phân tích được đều vượt tiêu chuẩn cho phép
(QCVN 24:2008/BTNMT). Nếu không được xử lý tốt, khi thải ra môi trường sẽ làm
ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất và sức
khỏe của người dân xung quanh. Vì vậy phải xây dựng hệ thống xử lý cho nhà máy
đặt biệt là hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải.
Để giải quyết yêu cầu đó, tôi có một số phương án sau:
4.1.1 Phương án 1:

Bồn tạo áp

Song chắn rác
Nước thải đầu vào

Bể lắng cát

Bể điều lưu

Bể tuyển nổi
Oxy


Sân phơi cát
Clo

Hoàn
lưu
bùn

Nước thải đầu ra
Bể khử trùng

Bể bùn hoạt tính

Bể lắng thứ cấp
Bùn xả

Sân phơi bùn

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
11


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

Hình 3. Sơ đồ khối cho phương án 1
* Thuyết minh quy trình:
- Toàn bộ nước thải của nhà máy từ nơi sản sinh được dẫn đến kênh dẫn nước thải,
sau đó đưa qua song chắn rác để loại bỏ thành phần rác có kích thước lớn có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của các thiết bị tiếp theo: xương cá, da cá, nội tạn cá, bọc

nilong...
- Nước thải sau khi qua song chắn rác được đưa qua bể lắng cát để loại bỏ thành
phần cát, sỏi, đá trong nước thải, lượng này sẽ được trữ lại và xử lý ở sân phơi cát
để tránh gây hư hỏng máy bơm và các thiết bị cơ giới phía sau.
- Tiếp đến nước thải tiếp tục đưa vào bể điều lưu để giữ cho lưu lượng và nồng độ
các chất ô nhiễm vào hệ thống phía sau được ổn định.
- Sau bể điều lưu là bể tuyển nổi áp lực, nhằm loại bỏ chất hữu cơ, mỡ, máu cá và
một phần chất rắn lơ lửng trong nước thải. Các chất này sẽ bị đẩy lên trên tạo thành
lớp màng, thanh gạt sẽ loại bỏ lớp màng này và đưa vào sân phơi bùn. Nước thải
đầu ra ở bể tuyển nổi một phần được bơm lên buồng tạo áp lực để hoàn lưu, phần
còn lại cho chảy qua bể bùn hoạt tính có sục khí oxy.
- Từ bể tuyển nổi, nước thải được bơm sang bể bùn hoạt tính để bắt đầu phân hủy
các chất hữu cơ có trong nước thải. Ở bể bùn hoạt tính, các chất hữu cơ bị xử lý
bằng con đường oxy hóa, lượng bùn tạo ra từ sinh khối vi sinh vật tiêu thụ chất hữu
cơ sẽ cho qua bể lắng thứ cấp.
- Nước thải được cho qua bể lắng thứ cấp để loại bỏ các bông cặn lắng xuống đáy
tạo thành bùn. Một phần bùn này sẽ được hoàn lưu về bể bùn hoạt tính để đảm bảo
mật độ vi sinh cần thiết cho bể bùn hoạt động ổn định, phần còn lại được bơm định
kì sang sân phơi bùn.
- Phần nước thải đầu ra ở bể lắng thứ cấp được được cho tiếp vào bể khử trùng
( bằng Clo) để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh. Sau đó mới được thải ra ngoài môi
trường.
4.1.2 Phương án 2

Song chắn rác
Nước thài đầu vào

Bể điều lưu

Bể lắng sơ cấp


Oxy
Clo
Nước thải đầu ra

Hoàn
lưu
bùn
Bể khử trùng

Bể bùn hoạt tính
Bể lắng thứ cấp
Bùn xả

Sân phơi bùn

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
12


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

Hình 4. Sơ đồ khối phương án 2
* Thuyết minh quy trình:
- Toàn bộ nước thải của nhà máy từ nơi sản sinh được dẫn đến kênh dẫn nước thải,
sau đó đưa qua song chắn rác để loại bỏ thành phần rác có kích thước lớn có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của các thiết bị tiếp theo: xương cá, da cá, nội tạn cá, bọc
nilong...

- Tiếp đến nước thải tiếp tục đưa vào bể điều lưu để giữ cho lưu lượng và nồng độ
các chất ô nhiễm vào hệ thống phía sau được ổn định.
- Nước thải tiếp tục được bơm sang bể lắng sơ cấp để loại bỏ thành phần có khả
năng lắng được.
- Nước thải đầu ra từ bể lắng sơ cấp được bơm sang bể bùn hoạt tính có sục khí để
bắt đầu phân hủy các chất hữu cơ còn lại tạo thành các bông cặn và huyền phù sẽ
được lắng trong bể lắng thứ cấp.
- Lượng sinh khối bùn tạo ra từ bể bùn hoạt tính được tiếp tục cho qua bể lắng thứ
cấp để xử lý. Bùn ở bể lắng thứ cấp một phần sẽ được lắng xuống và đưa ra sân
phơi bùn; phần còn lại được hoàn lưu trở lại bể bùn hoạt tính nhằm đảm bảo mật độ
vi sinh vật cần thiết để bể hoạt động tốt.
- Cuối cùng nước thải từ bể lắng thứ cấp được cho qua bể khử trùng để loại bỏ vi
sinh vật gây bệnh và hải ra môi trường.
4.1.3 Phương án 3:
Song chắn rác
Nước thài đầu vào
Bể lắng cát

Bể điều lưu
Oxy

Sân phơi cát
Hoàn
lưu
bùn

Clo

Bể lắng sơ cấp
Bể UASB


Bể bùn hoạt tính

Nước thải đầu ra
Bể khử trùng

Sân phơi bùn

Bể lắng thứ cấp
Bùn xả

Hình 5. Sơ đồ khối phương án 3

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
13


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

* Thuyết minh phương án:
- Toàn bộ nước thải của nhà máy từ nơi sản sinh được dẫn đến kênh dẫn nước thải,
sau đó đưa qua song chắn rác để loại bỏ thành phần rác có kích thước lớn có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của các thiết bị tiếp theo: xương cá, da cá, nội tạn cá, bọc
nilong...
- Nước thải sau khi qua song chắn rác được đưa qua bể lắng cát để loại bỏ thành
phần cát, sỏi, đá trong nước thải, lượng này sẽ được trữ lại và xử lý ở sân phơi cát
để tránh gây hư hỏng máy bơm và các thiết bị cơ giới phía sau.
- Tiếp đến nước thải tiếp tục đưa vào bể điều lưu để giữ cho lưu lượng và nồng độ

các chất ô nhiễm vào hệ thống phía sau được ổn định.
- Nước thải tiếp tục được bơm sang bể lắng sơ cấp để loại bỏ thành phần có khả
năng lắng được.
- Tại bể xử lí yếm khí UASB chất hữu cơ được vi sinh vật yếm khí hấp thụ ở bề mặt
và bắt đầu quá trình phân hủy yếm khí. Nước thải được bơm theo hướng từ dưới
lên, đi qua lớp thảm bùn. Nhờ sự tích tụ dần các chất ô nhiễm nên lớp thảm bùn có
tác dụng làm giá bám cho vi khuẩn phát triển và làm nền tảng để phân hủy chất hữu
cơ. Nước thải đầu ra ở bể UASB được cho qua bể bùn hoạt tính có sục khí oxy.
- Ở bể bùn hoạt tính có sục khí các chất hữu cơ còn lại sẽ bi phân hủy tạo thành các
bông cặn và huyền phù sẽ được lắng trong bể lắng thứ cấp.
- Lượng sinh khối bùn tạo ra từ bể bùn hoạt tính được tiếp tục cho qua bể lắng thứ
cấp để xử lý. Bùn ở bể lắng thứ cấp một phần sẽ được lắng xuống và đưa ra sân
phơi bùn; phần còn lại được hoàn lưu trở lại bể bùn hoạt tính nhằm đảm bảo mật độ
vi sinh vật cần thiết để bể hoạt động tốt.
- Cuối cùng nước thải được cho qua bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh và
hải ra môi trường.
4.2. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
- Với ba phương án được nêu ra ở trên thì mỗi phương án xử lý đều có ưu và khuyết
điểm riêng, vì thế ta cần xem xét cẩn trọng để lựa chọn phương án phù hợp nhất.
- Về yêu cầu cần thiết của hệ thống xử lý là:
+ Qui trình công nghệ đơn giản
+ Không tốn nhiều diện tích đất cho hệ thống xử lý
+ Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp
+ Nước thải sau xử lý đạt QCVN 11:2008/BTNMT.
- Dưới đây là bảng phân tích ưu khuyết điểm của từng phương án, là căn cứ để lựa
chọn ra phương án tối ưu cho hệ thống xử lý.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
14



Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

Bảng 5: phân tích ưu khuyết điểm của các phương án.
Phương án
Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Ưu điểm
- Ít bị ảnh hưởng bởi các sự cố
- Chịu được sự thay đổi đột
ngột của lưu lượng và chất hữu

- Xử lý hiệu quả nước thải có
dầu mỡ và chất hữu cơ cao
- Tiết kiệm được diện tích xây
dựng, do bể tuyển nổi tốn ít
diện tích
- Hiệu suất xử lý trung bình.
- Thi công dễ dàng với thời
gian ngắn.
- Vận hành đơn giản.
- Giá thành đầu tư công nghệ
thấp.


Khuyết điểm
- Hệ thống vận hành phức tạp,
đòi hỏi người vận hành phải có
chuyên môn và kỹ thuật.
- Chi phí vận hành cao do phải
tốn nhiều năng lượng.
- Sân phơi bùn chiếm diện tích
đáng kể.

-Chịu được sự thay đổi về lưu
lượng và nồng độ chất hữu cơ.
- Hiệu suất xử lý cao (do có bể
lắng sơ cấp và bể UASB).
- Chi phí vận hành tương đối.

- Tốn diện tích lớn cho bể lắng sơ
cấp và bể UASB.
- Mùi hôi từ bể UASB.
- Nhạy cảm với các sự cố.
- Kỹ thuật vận hành cao.
- Tốn diện tích sân phơi bùn.

- Thời gian phát triển của vi sinh
vật trong bể bùn hoạt tính thường
rất chậm.
- Sân phơi bùn tạo mùi hôi. Thu
hút ruồi gây mất mỹ quan.
- Tốn diện tích xây dưng.

- Từ bảng phân tích ở trên, ta thấy Phương án 1 là phương án có nhiều lợi điểm và

hệ thống xử lý phù hợp với thành phần, tính chất nước thải thuỷ sản của Công Ty.
Bởi vì thành phần nước thải chủ yếu của công ty là nước thải thuỷ sản, có hàm
lượng dầu mỡ cao. Do đó đòi hỏi hệ thống xử lý phải có hiệu suất loại chất rắn lơ
lửng và dầu mỡ cao (từ 70-90%) mới đủ điều kiện cho bể sinh học phía sau ( SS<=
150mg/l), Phương án 1 đã đáp ứng được yêu cầu này. Ngoài ra trong hệ thống xử lý
của Phương án 1, bể tuyển nổi tốn rất ít diện tích xây dựng, đây là lợi điểm mà rất
nhiều công ty lựa chọn. Bể tuyển nổi còn tiết kiệm được một lượng đáng kể chất tạo
bông, keo tụ..
- Phương án để lựa chọn là dựa trên cơ sỡ phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng
của từng cơ sỡ nêu trên đối với hệ thống xử lý, phương án tối ưu nhất được chọn là
phương án có tổng số điểm cao nhất.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
15


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

4.2.1 Chia gia quyền
- Điểm số tổng cộng của một phương án = ∑ (gia quyền * mức điểm số)
Bảng 6. Mức gia quyền của các yêu cầu lựa chọn
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Yêu cầu lựa chọn
Hiệu suất xử lý
Diện tích
Giá thành
Vận hành
Mùi hôi
Ảnh hưởng do sự cố
Sự thích nghi thay đổi nồng độ, lưu lượng

Gia quyền
0,4
0,2
0,15
0,1
0,05
0,05
0,05

* Giải thích mức chia gia quyền:
- Hiệu suất xử lý: Do thành phần nước thải thải thuỷ sản có hàm lượng chất hữu cơ
và dầu mỡ cao nên đòi hỏi hệ thống xử lý phải có hiệu suất xử lý chất rắn lơ lửng và
dầu mỡ hiệu quả (từ 70-90%) mới đủ điều kiện cho bể sinh học phía sau hoạt động
(điều kiện SS<= 150 mg/l).
- Diện tích: Với thực trạng giá mặt bằng khá đắt đỏ như hiện nay thì diện tích đất
cũng được xem là một lợi điểm mà các công ty thường chú ý lựa chọn. Vì diện tích
đất còn lại của mỗi dự án là khá hạn chế.
- Giá thành: Bao gồm chi phí đầu tư máy móc thiết bị ban đầu cho các phương án
đề xuất, lẻ tất nhiên sau hiệu xuất xử lý và quỹ đất mà họ đang có sẽ là giá cả.

- Vận hành: Đây là yếu tố đảm bảo tính bền vững lâu dài của phương án, trong yếu
tố này đòi hỏi cả chi phí lẫn chuyên môn vận hành. Chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản
sẽ là những ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn yếu tố này.
- Yếu tố mùi hôi, sự thích nghi khi thay đổi nồng độ và lưu lượng thải còn là những
tồn tại hoặc đã đáp ứng được ở cả ba phương án.
Bảng 7. Kết quả so sánh các phương án
TT

Cơ sở đánh giá

Gia
trọng

điểm số

1

Hiệu quả xử lý

0,4

PA1
9
3,6

2

Diện tích

0,2


7

1,4

4

0,8

3
4

Độ phức tạp
Tính phổ biến
Chi phí vận
hành
Mùi hôi

0,1
0,05

4
9

0.4
0.45

8
8.5


0.8
6
0.425 7.5

0.6
0,375

0,15

5

0.75

8

1,2

4

0,6

0,05

4

0,2

4

0,2


3

0,15

5
6

PA2
5

2

PA3
9

3,6

3

0,6

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
16


Đồ án xử lý nước thải

7


Sự thích nghi
với sự cố thay
đổi nồng độ, lưu
lượng.

Điểm tổng cộng

CBHD: Lê Hoàng Việt

0,05

6

1

0,3
7.1

6

0,3
5,725

6

0.3
6,225

4.2.2 Lựa chọn phương án
* Ghi chú: Thang điểm được chia theo mức độ đáp ứng các yêu cầu lựa chọn:

+ Mức đáp ứng cao: 8-10 điểm.
+ Mức đáp ứng trung bình: 5-7 điểm.
+ Mức đáp ứng thấp: 2-4 điểm.
* Kết luận: Phương án 1 sẽ là phương án tối ưu cho việc thiết kế hệ thống xử lý
nước thải cho nhà máy với tổng điểm lợi ích phân tích là 7,1
4.3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG XỬ LÍ
4.3.1 Song chắn rác
- Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải có kích thước lớn (bọc ni-lông, rác thải
sinh hoạt…), kích thước các chất thải giữ lại tùy thuộc vào khoảng cách giữa các
thanh kim loại trong song chắn rác.
- Song chắn rác được đặt ở kênh trước khi nước thải vào trạm xử lý. Hai bên tường
kênh phải chừa một khe hở đủ để dễ dàng lắp đặt và thay thế song chắn rác. Khi mở
rộng hay thu hẹp kênh nơi đặt song chắn rác thì phải mở rộng dần với góc α =200
để tránh tạo chảy rối trong kênh.
4.3.2 Bể lắng cát
- Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sạn , sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải. Bể lắng
cát thường đặt phía sau song chắn rác. Ở đây phải tính toán như thế nào cho các hạt
cát và các hạt vô cơ cần loại bỏ lắng xuống còn các chất hữu cơ lơ lững khác trôi đi.
4.3.3 Bể điều lưu
- Nước thải công ty được thải ra với lưu lượng biến đổi theo thời vụ sản xuất, giờ
mùa. Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn về
thể tích cũng như các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó sự hiện diện của bể điều lưu
là hết sức cần thiết.
- Bể điều lưu có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để
đảm bảo hiệu quả cho các quá trình xử lý sinh học phía sau, nó chứa nước thải và
các chất cần xử lý ở những giờ cao điểm rồi phân phối lại cho các giờ không hoặc ít
sử dụng để cung cấp ở một lưu lượng nhất định 24/24 giờ cho các hệ thống xử lý
sinh học phía sau.
- Trong bể điều lưu nên lắp dặt thêm các thiết bị để:
+ Rửa các chất rắn hay dầu mỡ bám vào thành bể.

+ Hệ thống chảy tràn khi bơm bị hỏng.
+ Thiết bị lấy các chất rắn nổi hay bọt trong bể.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
17


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

+ Các vòi phun để tránh bọt bám vào thành bể.
4.3.4 Bể tuyển nổi
- Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước
thải và cô đặc bùn sinh học. Lợi điểm chủ yếu của bể tuyển nổi là nó có thể loại các
hạt chất rắn nhỏ, có vận tốc lắng chậm trong một thời gian ngắn
- Bể tuyển nổi gồm có các loại
+ Bể tuyển nổi theo trọng lượng riêng.
+ Bể tuyển nổi bằng phương pháp điện phân.
+ Bể tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao.
+ Bể tuyển nổi bằng sục khí.
+ Bể tuyển nổi theo kiểu tạo chân không.
- Trong hệ thống ta tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao.Theo cách
này không khí được hoà tan vào nước thải ở áp suất cao vài atm, sau đó nước thải
được đưa trở lại áp suất thường của khí quyển. lúc này không khí trong nước thải sẽ
phóng thích trở lại vào áp suất khí quyển dưới dạng các bọt khí nhỏ. Các bọt khí
này sẽ bám vào các hạt chất rắn tạo lực nâng các hạt chất rắn này nổi lên bề mặt của
bể, sau đó các chất rắn này được loại bỏ bằng các thanh gạt.
4.3.5 Bể bùn hoạt tính
- Bể bùn hoạt tính tạo ra sinh khối có khả năng hoạt động cố định các chất hữu cơ.
Hiện nay có nhiều phiên bản khác nhau của loại bể này, tuy nhiên các nguyên lý cơ

bản vẫn giống nhau.
- Tại bể bùn hoạt tính diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí theo các phản ứng sau:
+ Quá trình oxy hóa:
(CHONS) + O2 + Vi khuẩn hiếu khí
CO2 + NH4 + sản phẩm khác + Q
+ Quá trình tổng hợp:
(CHONS) +O2 + vi khuẩn hiếu khí + năng lượng
C5H7O2N
- Nước thải từ bể tuyển nổi và bùn hoàn lưu từ bể lắng thứ cấp được khuấy trộn
bằng máy nén khí hay sục khí cơ học. Lượng khí cung cấp cho bể phải đồng nhất ở
tất cả mọi điểm trên đường đi của nước thải. Trong suốt quá trình sục khí các phản
ứng hấp phụ, oxy hóa các chất hữu cơ và tạo bông cặn sẽ diễn ra. Sau đó nước thải
được đưa sang bể lắng thứ cấp và sinh khối sẽ được tách ra khỏi nước thải bằng quá
trình lắng.
4.3.6 Bể lắng thứ cấp
- Bể lắng thứ cấp có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật dùng để loại bỏ các tế bào vi
khuẩn nằm ở dạng các bông cặn. Bể lắng thứ cấp có hình dạng cấu tạo gần giống
với bể lắng sơ cấp, tuy nhiên thông số thiết kế về lưu lượng nạp nước thải trên một
đơn vị diện tích bề mặt của bể khác rất nhiều. Tại bể lắng thứ cấp một phần bùn
được hoàn lưu về bể bùn hoạt tính và phần còn lại được đưa ra sân phơi bùn.
4.3.7 Bể khử trùng
- Để hoàn thành công đoạn xử lý nước thải dùng chlorine, nước thải và dung dịch
chlorine được cho vào bể trộn, trang bị một máy khuấy vận tốc cao, thời gian lưu
tồn của nước thải và dung dịch chclorine trong bể không ngắn hơn 30 giây. Sau đó
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
18


Đồ án xử lý nước thải


CBHD: Lê Hoàng Việt

nước thải đã trộn lẫn với dung dịch chlorine được cho chảy qua bể tiếp xúc được
chia thành những kênh dài và hẹp theo đường gấp khúc.Thời gian tiếp xúc giữa
chclorine và nước thải từ 15 ÷ 45 phút, ít nhất phải giữ được 15 phút ở tải đỉnh. Bể
tiếp xúc chclorine thường được thiết kế theo kiểu plug_flow. Tỷ lệ dài : rộng từ
10:1 đến 40:1. Vận tốc tối thiểu của nước thải từ 2 ÷ 4,5m/phút để tránh lắng bùn
trong bể.
4.3.8 Sân phơi bùn
- Bùn thải ra từ bể lắng thứ cấp và váng, bọt, các chất hữu cơ bị tuyển nổi từ bể
tuyển nổi được đưa ra sân phơi bùn. Sân phơi bùn được coi là một công đoạn làm
khô bùn, làm giảm ẩm độ bùn xuống còn khoảng 70 ÷ 80%.

CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN ĐÃ
CHỌN
- Lưu lượng: Q = Qsh + Qsx= 84+2000= 2084 m3/ ngày. = > ta sẽ thiết kế hệ thống
xử lý với công suất Q = 2084 (m3/ngày).
- Số giờ thải: t = 16 giờ/ ngày.
- Lưu lượng trung bình xả thải:
Qtb =

Q 2084
=
= 130,25( m 3 / h ) = 0,03618( m 3 / s ) = 36,18( l / s )
t
16

- Do lưu lượng nước thải trong ngày không đều theo giờ nên ta phải xác định hệ số
không điều hòa chung (k0). Khi thiết kế song chắn rác ta thiết kế theo thời điểm lưu
lượng lớn nhất.

- Ứng với lưu lượng Qtb = 36,18 l/s. Giả sử:
+ Qmax = 2 Qtb = > Qmax = 0,0723 (m3/s)
+ Qmin = 0,5 Qtb = > Qmin = 0,0181 (m3/s)

5.1. KÊNH DẪN NƯỚC THẢI:
- Chọn vận tốc dòng chảy trong kênh trước song chắn rác là: vkenh = 0,7(m/s)
trong khoảng quy phạm (0,7 ÷ 1) (m/s) theo TCVN 7957:2008
- Diện tích mặt cắt ướt (Akd) của kênh dẫn nước là:
Akd =

Qmax 0.0723(m 3 /s)
=
= 0,1033(m 2 )
v kenh
0.7 m / s

Chọn chiều sâu ngập nước trong kênh dẫn là: Hnn = 0,25(m)
Chọn chiều cao chết ( miệng dưới kênh): Hchet = 0,2 (m).
Chọn chiều cao bảo vệ tránh nước mưa chảy tràn là: Hbv = 0,2 (m
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
19


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

- Chiều cao tổng cộng cần xây dựng kênh dẫn là:
Hkd = Hnn + Hchet + Hbv
= 0,25 + 0,2 + 0,2

= 0,65 (m)
- Chiều rộng của kênh dẫn là:
Bkd

Akd
0.1033m 2
=
=
= 0.413(m)
H nn
0.25(m)

Chọn độ đốc thủy lực là: imin = 0,003
Chọn chiều dài kênh dẫn: Lkd = 20 m.
L
Hbv

±0,00

Hchet
L*i
Zđáy kênh (đầu kd)
Zđáy kênh (cuối kd)

Hnn

5.2 . SONG CHẮN RÁC
- Song chắn rác được đặt ở kênh trước khi nước thải vào trạm xử lý. Hai bên tường
kênh phải chừa một khe hở đủ để dể dàng lắp đặt và thay thế song chắn rác.
- Do lượng rác trong nước thải không nhiều nên có thể sử dụng cào rác bằng thủ

công. (ngày cào 2 – 3 lần)
Bảng 8. Các giá trị thông dụng để thiết kế song chắn rác
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chỉ tiêu
Vận tốc nước chảy qua song chắn vs (m/s)
Kích thước rác (cm)
Chiều rộng khe Bkhe (cm)
Độ nghiêng so với trục đứng β (độ)
Góc mở rộng (thu hẹp) kênh α (độ)
Bề dày của sắc C (cm)
Bề bản của sắt (cm)
Độ giảm áp cho phép (cm)
Chiều sâu ngập nước của kênh dẫn nơi
đặt SCR Hnn (m)
Vận tốc dòng chảy ở kênh dẫn trước SCR

Khoảng biến
thiên

0,31 ÷ 0,62
2÷6
2,54 ÷ 5,08
30 ÷ 45
0,51 ÷ 1,52
2,54 ÷ 3,81
15,24

Trị số
thiết kế
0,5
3
2,54
45
20
1

0,25
0,7 -1

0,7

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
20


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt


Vkenh (m/s)
( Theo Ths.Lê Hoàng Việt, Giáo trình Phương Pháp Xử Lý Nước Thải,2003
Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải-Trịnh Xuân Lai, 2000.)
- Tổng diện tích khe hở ngập nước của song chắn rác:
Chọn: Vận tốc dòng chảy qua song chắn rác: vs = 0,5 (m/s)
Akhe =

(

)

Qmax 0,0723 m 3 / s
=
= 0,145(m 2 )
vs
0,5( m / s )

- Tổng chiều rộng các khe của song chắn rác:

BT =

Akhe 0.145
=
= 0,58(m)
H nn 0,25

- Số khe của song chắn rác:
Do ta chọn kích thước nhỏ nhất của rác là 0,03m nên ta chọn chiều rộng của 1 khe
là: Bkhe = 0,0254 (m)
N=


BT
0,58
=
= 22,83 ≈ 23(khe)
Bkhe 0,0254

- Số thanh sắt sử dụng:
F = N − 1 = 23 − 1 = 22(thanh)

- Chiều rộng lọt lòng của kênh dẫn nơi đặt song chắn rác:
Chọn: Bề dày thanh sắt: C = 0,01 (m)
Bll ( scr ) = BT + F * C = 0,58 + 22 * 0,01 = 0,8(m)

-Ta có:
Lmr: Chiều dài đoạn mở rộng trước song chắn rác (m)
Ltr: khoảng cách từ cuối đoạn mở rộng đến đầu thanh sắt SCR (m)
Lβ: Chiều dài đoạn kênh mà SCR nghiêng góc β
Lsàn: chiều dài tấm vĩ sàn để công nhân vớt rác (m)
Lsau: chiều dài từ cuối bản hứng rác SCR đến đầu đoạn thu hẹp (m)
Lth: Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn rác (m)

- Chiều dài đoạn mở rộng kênh nơi đặt song chắn rác:
Nhìn vào số liệu ta nhận thấy chiều rộng kênh dẫn nơi đặt song chắn rác lớn hơn
chiều rộng kênh dẫn trước song chắc rác (Bll(scr) > Bkd). Để tránh dòng chảy rối ta
phải mở rộng kênh dẫn theo gốc α = 20o
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
21



Đồ án xử lý nước thải
Lmr =

CBHD: Lê Hoàng Việt

Bll ( scr ) − Bkd
2 * tgα

=

0

0,8 − 0,413
= 0,6(m)
2 * tg 20 0

Lmr Ltruoc L ß

L4

B kd

B ll(scr)

a

Lsau Lth

Hình 6. Tổng chiều dài đoạn kênh đặt SCR


L th

an
h

Ht-d
ß

ß

Hk

ß
90 -


Hình 7. Mặt cắt nơi đặt thanh sắt SCR
- Khoảng cách từ đáy kênh tới đỉnh của SCR
Hđk-đ SCR =Hk + Ht-d
Ta có Hk = 0,65 (m)
Chọn chiều cao từ tường kênh tới đỉnh SCR Ht-đ = 0,2 m
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
22


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

=> Hđk-đ SCR =0,65+ 0,2 = 0,85 (m)

- Chiều dài thanh sắt SCR:
Lthanh=

H đk − đSCR
+a
cos β

Chọn gốc nghiêng của SCR so với trục thẳng đứng β = 45o
Chọn chiều dài phần gấp khúc (uốn cong) của thanh sắt a = 0,2 (m)
0,85

= > Lthanh=

2
2

+ 0,2

= 1,4 (m)

- Chiều dài đoạn kênh mà SCR nghiêng góc β
Lβ=

H đk − đSCR
x cos (90 – β)
cos β
0,85

=


2
= 0,85(m)
2 x
2
2

Chọn Lmr=Lth= 0,6 (m).
Chọn: Ltruoc = Lsau = 0,4 (m)
Chọn Lsàn= 1,5(m)
- Tổng chiều dài đoạn kênh nơi đặt SCR:
Lkenh = Lmr + Ltrước + Lβ + Lsàn + Lsau + Lth
= 0,6 + 0,4 +0,85 + 1,5 + 0,4 + 0,6 = 4,35 (m)
- Diện tích mặt cắt ướt ngay trước song chắn rác:

( )

Ascr = H nn ×Wll ( scr ) = 0,25 ×0,8 ≈ 0,2 m 2

- Vận tốc dòng chảy ngay trước song chắn rác là:
v=

Qmax
Ascr

=

0,0723
= 0,3615( m / s )
0,2


- Độ giảm áp của dòng chảy qua kênh chắn rác:
1  v s − v 2
=
0,7  2 × g
2

H giam

2
2


 = 1  0,5 − 0,3615
 0,7 
2 × 9,81




 ≈ 0,0087(m)


= 0.87(cm) < 15.24 (cm) ( TCVN 7957: 2008)
- Sau song chắn rác, ta hạ đáy kênh xuống một đoạn để bù lại độ giảm áp gây ra bởi
song chắn rác:
H ha = H giam × 3 = 0,0087 × 3 ≈ 0,0261( m )

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
23



Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

( Số “3” là hệ số cần phải nhân vào để dự trù trường hợp độ giảm áp sẽ tăng khi
song chắn rác có rác, vì độ giảm áp tính ở trên chỉ áp dụng cho trường hợp song
chắn rác không có rác).
*Điều lưu ý khi thiết kế song chắn rác:
- Chọn vật liệu làm song chắn rác là loại thép không rỉ.
- Bảng hứng rác phải đục lỗ và các lỗ này phải nhỏ hơn kích thước rác.
- Không thiết kế các thanh sắt ngang trên song chắn rác để việc cào rác được dễ
dàng.
- Khoảng cách giữa lưới chắn rác và song chắn rác phải lớn hơn chiều dài của răng
bàn cào.
5.3. BỂ LẮNG CÁT
- Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, xi, các loại sỏi, đá nhỏ mà song chắn rác
không giữ lại được nhằm hạn chế ma sát làm mài mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn
ở đường ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý trong hệ thống. Theo
thứ tự trong hệ thống xử lý, bể lắng cát thường đặt sau song chắn rác.
Bảng 9. Một số thông số cơ bản sử dụng để thiết kế bể lắng cát
Khoảng
cho
phép

Giá trị thiết
kế

STT


Thông số

Đơn vị

1
2
3

Lưu lượng tổng (Q)
Kích thước hạt cát
Thời gian tồn lưu nước (θ)
Vận tốc dòng chảy ngang qua
bể (v)
Thời gian giữa 2 lần lấy cát (t)
Lưu lượng tải đỉnh (Qmax)
Lưu lượng tải thấp nhất (Qmin)
Trọng lượng riêng của cát (ρc)
Chiều sâu công tác của bể (H)

m3/ngày
mm
s

45 ÷ 90

2084
0,2
60

m/s


0,24 – 0,4

0,2

0,5 ÷ 1,2

7
0,0723
0,0181
1600
0,5

4
5
6
7
8
9

ngày
m3/s
m3/s
kg/m3
m

(Nguồn: Phương pháp xử lý nước thải – Lê Hoàng Việt,2003
Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải – Trịnh Xuân Lai,2000)

Bảng 10. Tải trọng bề mặt bể lắng cát ở 15o

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
24


Đồ án xử lý nước thải

CBHD: Lê Hoàng Việt

Tải trong bề mặt của bể lắng cát Uo ở 15oC (mm/s)
5,12
7,37
11,5
18,7
24,2
28,3
34,5
40,7
51,6

Đường kính hạt (mm)
0,10
0,12
0,15
0,20
0,25
0,30
0,35
0,40
0,50


(Nguồn: Wastewater Engineering: Treatment, reuse, disposal, 1991).
Với đường kính nhỏ nhất của hạt cát cần giữ lại là 0,2 mm
Suy ra tải trọng bề mặt của bể lắng cát là U 0 = 18,7 mm/s = 0,0187 m/s (theo bảng
trên)
 ta có hệ số kinh ngiệm K = 1,7 ( Theo TCXDVN 7957:2008 )
- Diện tích bề mặt của bể lắng cát:
Alc =

K × Qmax 1,7 × 0,0723
=
≈ 6,57(m 2 )
Uo
0,0187

Chọn chiều sâu công tác của bể: H = 0,5m
Chọn vận tốc dòng chảy ngang v = 0,2 m/s.
- Tính tỉ lệ dài/sâu:
L
V
0.2
=K*
= 1.7 *
= 18,182
H
U0
0.0187

- Chiều dài bể lắng cát thiết kế:
L=


L
* H = 18.182 * 0.5 = 9,09(m)
H

B=

Alc 6,57
=
= 0,72 m
L
9,09

- Tính chiều rộng bể:

- Thể tích hữu dụng của bể là:
Vhd = H*Alc = 0,5*6,57 =3,29(m3)
Do lượng cát của nhà máy chế biến thủy hải sản là không nhiều nên ta chọn bể lắng
cát thông thường.
* Kiểm tra thời gian tồn lưu:
- Thời gian tồn lưu ở Qmax:
θ min =

Vhd
3,29
=
= 45,5( s )
Qmax 0,0723

Nguyễn Thị Ngọc Huyền, MSSV: 1110823
25



×