Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận về tổ chức thương mại thế giới WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.29 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Lớp: Đ14KD3

KINH TẾ QUỐC TẾ
GV: Ths. Nguyễn Thị Thanh Ngân
Nhóm thực hiện: Lá Xanh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 2 năm 2016


DANH SÁCH NHÓM
1. LÊ THÀNH KHỞI
2. LÊ THỊ SANH
3. PHẠM THỊ THÙY TRINH
4. PHAN TRUNG TUẤN
5. NGUYỄN THỊ THANH THỦY
6. NGUYỄN THỊ TIỂU MI
7. NGUYỄN VĂN ĐỨC
8. NGUYỄN THÁI TOÀN
9. NGUYỄN LÊ TƯỜNG VY


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ WTO………………………………… 2
1. Sự hình thành và phát triển …………………………………………. 2
2. Mục tiêu……………………………………………………………... 5
3. Chức năng WTO…………………………………………………….. 6
4. Cơ cấu tổ chức WTO………………………………………………... 6
5. Cơ chế vận hành WTO……………………………………………… 9
6. Những nguyên tắc luật lệ quy định cơ bản………………………… 10


7. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam…………………………… 11
II. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CHO VIỆT NAM…………………………………………………… 12
1. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới……………………….. 12
2. Cơ hội và thách thức……………………………………………….. 14
a) Cơ hội……………………………………………………………… 14
b) Thách thức…………………………………………………………. 15
c) Giải pháp cho các thách thức………………………………………. 17
III. THỰC TRẠNG VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP
WTO………………………………………………………………….. 17
1. Các mốc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam…… 17
2. Tình hình Việt Nam trước khi gia nhập WTO……………………... 18
3. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO……………………….. 22


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa các quốc gia không ngừng hội nhập WTO
là một đặc trưng cho quá trình đó. WTO là tổ chức lớn của thế giới về
thương mại thu hút nhiều nước gia nhập
Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác – bắt đầu
thời kì mới với những cơ hội và thách thức.
Việc gia nhập WTO giúp nhiều nước biết đến Việt Nam vốn là một đất
nước nhỏ và qua đó thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây chính là
bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vị thế
của Việt Nam sẽ dần được nâng cao, thế giới sẽ nhìn thấy sự năng động
của nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO là đòn bẩy cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến nhanh đến nền công nghiệp hiện
đại, cùng các cường quốc bước đến nền văn minh mới – văn minh công
nghệ

Để hiểu rõ hơn về WTO như: cơ cấu tổ chức; chức năng; những thách
thức & cơ hội khi nước ta tham gia; …. thì nhóm em xin tìm hiểu qua
bài tiểu luận này.

4


I. TỔNG QUAN VỀ WTO
1. Sự hình thành & phát triển
WTO (viết tắt: World Trade Organization) – tổ chức Thương mại thế
giới là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại
giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là những hiệp
định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.

Trụ sở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tại Geneve
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho
thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị
của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng
3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kì đã không phê chuẩn
hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ
việc giới doanh nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc
tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt
động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kì (Lisa Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh
thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT). GATT đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của
hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các nước
tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa
5



ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán
Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định
của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như
GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu
tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1
tháng 1 năm 1995.
GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan
TÊN

BẮT ĐẦU

KÉO DÀI

SỐ QUỐC GIA

Genevra

04/1946

7 tháng

23

Currency

04/1949


5 tháng

13

Thổ Nhĩ Kỳ

09/1950

8 tháng

38

Genevra II

01/1956

5tháng

26

Dylan

09/1960

11 tháng

26

Kennedy


05/1964

37 tháng

62

Tokyo

09/1973

74tháng

102

Uruguay

09/1986

87tháng

123

Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên
GATT vốn chỉ là những sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang
tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp
Do đó các bên đã kết thúc hiệp định thành lập tổ chức thương mại Thế
Giới nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT
WTO là tổ chức duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các
quốc gia trên thế giới
Từ đó WTO đã kế thừa và phát triển GATT đến nay

6


Sự khác nhau giữa WTO và GATT

WTO

GIỐNG NHAU

KHÁC NHAU

GATT

- Sử dụng nguyên tắc tối huệ quốc MFN trong
các hiệp định song phương, thương mại dịch
vụ, sở hữu trí tuệ, với nguyên tắc bình đẳng,
không phân biệt đối xử.
- Có cùng mục tiêu hoạt động; thúc đẩy phát
triển thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các
nước trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển các cơ
chế thị trường
- Có thành viên => là - Chỉ có những bên ký
một tổ chức quốc tế
kết => là một hiệp ước
- Có cơ sở pháp lý
- Mang tính chất lâm
vững chắc
thời
- Giám sát các hiệp
- Nhằm điều hòa chính

định thương mại giữa sách thuế quan giữa
các thành viên
các nước ký kết
- Điều chỉnh cả thương - Chỉ điều chỉnh
mại dịch vụ và sở hữu thương mại hàng hóa
trí tuệ

7


2. Mục tiêu
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục
vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ
thống thương mại đa phương, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Công
pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước
kém phát triển được hưởng những lợi ích thực chất từ sự tăng trưởng của
thương mại quốc tế.

8


Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành
viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động đối thiểu

3. Chức năng của WTO
Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương
mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ

thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế
của họ.
Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa
phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng
WTO.
Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến
việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại
đa phương.
Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên,
bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ
các quy định của WTO
Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hoạch
định những chính sách và dụ báo về xu hướng phát triển tương lai của
nèn kinh tế toàn cầu.
9


4. Cơ cấu tổ chức WTO
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy
ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải
quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.
CẤP CAO NHẤT: HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít
nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên
WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế
quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra
quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa
phương của WTO …
CẤP THỨ HAI: ĐẠI HỘI ĐỒNG

Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội
đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách
Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ
quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc
tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa
chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau
của WTO.
- Đại hội đồng: là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva,
được nhóm họp thường xuyên. Đại hội đồng bao gồm đại diện (thường
là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có
thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp
hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO.
- Hội đồng Giải quyết Tranh chấp: được nhóm họp để xem xét và phê
chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ
quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước
thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương).
- Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện
việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế
rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực
kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với
10


những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng
hơn.
CẤP THỨ 3: CÁC HỘI ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại hội đồng. Có
ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng
Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí
tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng đảm trách một lĩnh vực

riêng. Cũng tương tự như Đại hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện
của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có
sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại hội
đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các
thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý
là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm
làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
- Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương
mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về
hàng hóa.
- Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động
thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS),
tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
- Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu
Trí tuệ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp
định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí
tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong
lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
CẤP THỨ 4: CÁC ỦY BAN VÀ CƠ QUAN
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực
chuyên môn riêng biệt.
- Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác,
và 1 ủy ban đặc thù.
- Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và
2 ủy ban đặc thù.
11


- Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và

Cơ quan Phúc thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã
thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để
thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm
nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
5. Cơ chế vận hành WTO
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO) họp 2 năm một lần dưới hình thức
Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên. Ngoài các cuộc họp của Hội
nghị bộ trưởng, còn có các cuộc họp của Ðại hội đồng.
Trong các cuộc họp của WTO, việc ra quyết định được tiến hành trên cơ
sở đồng thuận. Ðây là một thông lệ của GATT 1947 (tổ chức tiền thân
của WTO) trước kia và được WTO tiếp tục sử dụng.
Cơ chế đồng thuận khác với cơ chế biểu quyết: Ở cơ chế biểu quyết (có
thể biểu quyết bằng bỏ phiếu, bằng giơ tay, bằng ấn nút điện tử...) quyết
định được thông qua kể cả khi không có được 100% số phiếu tán thành,
mà tuỳ theo quy định của mỗi tổ chức, mỗi cuộc họp, khi đạt được một
tỷ lệ phiếu thuận (tán thành) nhất định thì quyết định đã được thông qua.
Ðồng thuận là cơ chế ra quyết định mà tại thời điểm thông qua quyết
định đó không có thành viên nào (có mặt tại phiên họp) chính thức phản
đối quyết định được dự kiến. Ví dụ, tại thời điểm 12-2005, WTO có 148
thành viên, nếu Hội nghị bộ trưởng họp và ra một quyết định nào đó,
quyết định được thông qua nếu tất cả 148 nước thành viên đều không
phản đối về quyết định đó thì gọi là đồng thuận.
Ðồng thuận cũng khác với nhất trí: Nhất trí là biểu quyết với 100% tán
thành, tức là đạt được 100% số phiếu thuận.
Nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận thì vấn đề
cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc
họp của Hội nghị bộ trưởng và Ðại hội đồng, mỗi thành viên của WTO
có một phiếu. Cộng đồng châu Âu thực hiện quyền bỏ phiếu thì họ sẽ có
số phiếu tương đương với số lượng thành viên của cộng đồng là thành

viên của WTO.
12


Các quyết định của Hội nghị bộ trưởng và Ðại hội đồng được thông qua
trên cơ sở đa số phiếu.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu chung của GATT trước đây, WTO đã xác
định ba mục tiêu cụ thể:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại giữa các nước thành
viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước
thành viên
6. Những nguyên tắc luật lệ quy định cơ bản

7. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

13


Nhận rõ sự cần thiết tham gia tổ chức WTO, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX đã khẳng định lại "...Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện
những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương... tiến tới gia
nhập WTO...".
Tháng 1/1995, VN nộp đơn xin gia nhập WTO.
Tháng 8/1996, cung cấp cho WTO Bị vong lục về chế độ ngoại thương
của VN.
Tháng 7/1998, phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tác về minh

bạch hoá các chính sách kinh tế thương mại.
Tháng 12/1998, họp đa phương phiên 2.
Tháng 7/1999, họp đa phương phiên 3
Tháng 11/2000, họp đa phương phiên 4.
Tháng 4/2002, họp đa phương phiên 5
Tháng 5/2003, họp đa phương phiên 6 đàm phán về mở cửa thị trường.
Tháng 12/2003, Phiên đàm phán đa phương thứ 7.
Tháng 6/2004, phiên đàm phán đa phương thứ 8
II. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CHO VIỆT NAM
1. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị
nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn
diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới
14


cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành
chính quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá
trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý,
từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính
điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức
mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài. Việt Nam đã
phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với
Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham
gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu
(ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực
mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn
Độ, ASEAN - Úc và New Zealand. Ký hiệp định thương mại song

phương với Hoa kỳ (BTA). Đây là những bước đi quan trọng, là sự "cọ
xát" từng bước trong tiến trình hội nhập. Thực tiễn những năm qua chỉ
rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp khó khăn. Mở cửa
buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy
doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất "lao đao",
một số doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh
nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển mới.
Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng,
mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà tăng được sức cạnh
tranh, phát triển được sản xuất, mở rộng được thị trường. Thực hiện các
cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại bỏ hàng
rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Đến năm 2006, có 10.283 dòng
thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN có thuế suất chỉ ở mức
0 - 5%, nhưng các ngành sản xuất của ta vẫn phát triển với tốc độ cao.
Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp tăng trung bình 15 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm là nhân tố
15


quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm. Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài
là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế
đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông
thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có
kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu
với cạnh tranh. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được toàn cầu hoá kinh tế là một
xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, năm 1995
Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và kiên
trì đàm phán và cải tổ để được gia nhập tổ chức này
2. Cơ hội và thách thức

a) Cơ hội:
Khi gia nhập WTO việt nam có những cơ hội, hội nhập nền kinh tế quốc
tế một cách thuận lợi hơn, gải quyết nhiều vấn đề bất cập trong đất nước
cụ thể như sau:
- Khi gia nhập WTO Việt Nam tiếp cận thị trường hàng hóa của các
nước thành viên với mức thuế đã được cắt giảm, đặt biệt các nghành
dịch vụ không bị phân biệt đối xử thị trường được mở rộng
- Môi trường kinh doanh trong nước ngày được cải thiện theo xu hướng
tích cực hơn do cải thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa
- Khi gia nhập WTO Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành
viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có điều
kiện bảo vệ lợi ích của đất nước và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
16


- Nâng cao vị thế của ta trên trường thế giới, thuận lợi cho việc triển
khai các đường lối đối ngoại hiệu quả hơn
- Hàng hóa trong nước đa dạng hơn về chủng loại và chất lượng, kích
thích tiêu dùng
- Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Kích thích các doanh nghiệp đa
dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước
- Khi gia nhập WTO giúp Việt Nam trao đổi công nghệ một cách dể
dàng hơn, tiếp cận công nghệ của các nước phát triển học hỏi và nâng
cao kiến thức
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành chủ lực của Việt Nam phát
triển như: nông sản, hải sản, dệt may
- Khi gia nhập WTO mặt hàng dệt may của việt nam đã được dở bỏ hạn

ngạch khi xuất khẩu vào các nước trong khối, gia tăng sản lượng xuất
khẩu lên đáng kể
- Khi gia nhập WTO nền kinh tế trong nước phát triển giải quyết nhiều
việc làm cho người dân trong nước, tình trạng thất nghiệp giảm mạnh
- Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, cơ sở hạ tầng giao thông được
cải thiện
- Học hỏi cái hay cái mới của các nước phát triển, áp dụng vào sản xuất
trong nước giúp nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm
- An ninh quốc phòng được củng cố trước các thế lực thù địch
- Thúc đẩy nhân viên nâng cao tay nghề, trao dồi kiến thức ngoại ngữ,
tin học để hội nhập vào nền kinh tế siêu cạnh tranh ngày nay
- Đời sống nhân dân được cải thiện
17


….
b) Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội mà WTO mang lại cho việt nam song song với
đó là những thách thức mà việt nam phải đương đầu
- Cạnh tranh giữa mặt hàng trong nước và mặt hàng nhập khẩu gay gắt
hơn với nhiều đối thủ và trên phương diện rộng hơn. Không chỉ diễn ra
cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, doanh nghiệp của nước ta với
doanh nghiệp của nước ngoài, mà còn diễn ra giữa nhà nước với nhà
nước trong chính sách hoạch định chiến lược để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài
- Trên thế giới sự phân phối lợi ích không đồng đều các nước có nền
kinh tế lớn sẽ được hưởng lợi ích lớn, các nước có nền kinh tế thấp sẽ
được hưởng ích thấp
- Hội nhập nền kinh tế quốc tế các nước sẽ phụ thuộc vào nhau nhiều
hơn, sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị

trường trong nước nên đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách dự báo
phân tích kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
- Hội nhập nền kinh tế quốc tế đặt ra cho ta nhiều vấn đề hơn như bảo vệ
môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,
chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền
- Khác biệt văn hóa, ngôn ngữ làm việc trao đổi mua bán giữa các nước
khó khăn hơn
- Các nhà máy, xí nghiệp của Việt Nam còn lạc hậu, sản lượng chưa cao
- Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ về các quy định của
WTO khó khăn cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu

18


- Có nhiều doanh nghiệp nội địa phá sản đi đến tình trạng công nhân thất
nghiệp, gây hậu quả xấu cho xã hội
- Thái độ và tinh thần làm việc của người dân chưa cao, đặt lợi ích cá
nhân lên trên lợi ích của tổ chức
- Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập
….

c) Giải pháp cho các thách thức:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới cơ chế sản xuất, áp dụng khoa
học và công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất tăng tính
cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu
- Bên cạnh việc gia tăng sản xuất phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường,
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, thường xuyên
kiểm tra đột xuất các hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp, xử
phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường
- Nâng cao trình độ học vấn của lao động, nâng cao trình độ dân trí, tích

cực học tập nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung, xóa bỏ
rào cản về ngôn ngữ
- Các doanh nghiệp, xí nghiệp đổi mới khoa học công nghệ, áp dụng
khoa học công nghệ vào trong sản xuất, nhập các thiết bị hiện đại từ các
nước phát triển, cải thiện hơn nữa môi trường sản xuất, kinh doanh
- Nâng cao thái độ của người dân lao động, đào tạo các nguồn quản lý có
năng lực chuyên môn cao

19


- Phổ biến tộng rãi và hướng dẫn cho các doanh nghiệp biết về những
cam kết để tranh thủ cơ hội đẩy mạnh sản xuất, xâm nhập thị trường các
nước, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Nâng cao và cải thiện môi trường làm việc của công nhân, tạo điều
kiện thuận lợi để sản xuất đạt hiệu quả
III. THỰC TRẠNG VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP
WTO
1. Các móc đánh dấu chặng đường gia nhập WTO của Việt Nam
- 4-1-1995: Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được Đại hội đồng
tiếp nhận. - 31-1-1995: Ban xem xét công tác gia nhập (WP) của Việt
Nam được thành lập với chủ tịch là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại
WTO. - 24-8-1995: Việt Nam nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương
VN và gửi tới Ban thư ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của
ban công tác. Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét
công tác xét duyệt. Đầu năm 2002: Việt Nam gửi bản chào ban đầu về
thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song
phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan
và dịch vụ. - 9-10-2004: Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc Việt
Nam gia nhập WTO. - 9-6-2005: Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa

thuận cơ bản về vấn đề mở đường cho Việt Nam sớm gia nhập WTO. 12-6-2005: Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang
Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan
Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương. - 18-72005: Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường
để Việt Nam gia nhập WTO. -31-5-2006: Ký thỏa thuận kết thúc đàm
phán song phương với Mỹ - nước cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu
đàm phán song phương. - 26-10-2006: Việt Nam hoàn tất đàm phán đa
phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm phán trước đó diễn ra căng
20


thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc được cho đến phút chót. Ngày 07 tháng 11/2006, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức
này.
2. Tình hình Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Thời kỳ 1976-1982 Việt Nam đã xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó
công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển, các thành phần phi kinh tế xã
hôi chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân và được ưu tiên phát triển. Hội nhập kinh tế thong
qua triển khai các hiệp định hợp tác với các nước xã hôi chủ nghĩa đặc
biệt là Hội đồng tương trợ kinh tế năm 1978. Việc phân phối hàng hóa
theo chế độ tem phiếu và chấm dứt vào năm 1994 khi chính sách tiền tệ
hóa được hoàn tất. Trong thời gian này có những chính sách sai lầm của
Đảng và Nhà nước đã gây ra những hậu quả lớn đối với nền kinh tế phải
kể đến 2 cuộc đổi tiền vào năm 1975 và 1978.
Thời kỳ 1982-1986 Đảng đã quyết định Việt Nam sẽ phát triển nông
nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, kinh tế quốc doanh vẫn tiếp
tục giữ vai trò chủ đạo, thị trường không có tổ chức bị quản lí chặt chẽ.
Tuy nhiên đã không thực hiện được mục tiêu đề ra. Và đến cuối năm
1985 nền kinh tế đã lâm vào tình trạng khủng hoảng và siêu lạm phát
kéo dài.
Nền kinh tế việt Nam từ năm 1986 có nhiều bước ngoặc đổi mới.

Thời kỳ 1986-1990: Việt Nam tập trung triển khai ba chương trình kinh
tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Đặc biệt
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và
bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị
trường hóa. Từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô đem lại
nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kìm chế dần dần. 6/1991 phát
21


triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước và.
Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kìm chế thành công lạm
phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó nền kinh tế Việt
Nam phát triển chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy tăng tốc từ năm
2000 nhưng nền kinh tế Việt Nam có lúc giảm phát.
Xuất khẩu trong giai đoạn 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm.
Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong
năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm 1989 và thậm chí đã có
xuất siêu vào năm 1990.

Năm

1986

Nhập siêu -47,6%

1988

1989


1990

1991

-30%

-0,8%

+2,5%

-3,2%

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1992-1996 đạt đến 9% năm nhưng từ
năm 1997 thì giảm dần.
Sau khủng hoảng kinh tế, chính phủ Việt Nam nhấn mạnh: Sự ổn định
kinh tế vĩ mô hơn là sự tăng trưởng áp dụng nguyên tắc “chậm mà
chắc”.
Nhờ chính sách đổi mới Việt Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã
trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Bên cạnh gạo các mặt
hàng xuất khẩu chính là cà phê, hồ tiêu, chè, hạt điều, thủy sản… và
được sắp xếp các hạng cao trên thế giới.
Song song với những nỗ lực tăng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã
tìm cách tăng sản phẩm công nghiệp không những nhiều gấp bội về số
loại mà còn gấp nhiều về sản lượng. Công nghiệp chiếm 32.5% GDP
22


năm 1999. Tính đến đầu năm 2005 cả nước có 23,2 nghìn doanh nghiệp
công nghiệp đang hoạt động với tổng số gần 3,2 triệu lao động, tổng số
vốn gần 677,2 nghìn tỷ đồng, tài sản cố định 400 nhìn tỷ đồng.

Về thương mại việc mua bán trong nước được tự do hóa, nhiều sản
phẩm cung đã vượt cầu. Hiện Việt Nam có quan hệ với 220 quốc gia,
kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị
kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tương đương trên 60% GDP cả nước.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đến 60 lần từ mức 789 triệu USD năm
1986 lên hơn 48,5 tỷ USD vào năm 2007. Thu hút vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) liên tiếp lập
nhiều kỉ lục trong năm 2007 với mức cam kết lần lượt là 21,3 tỷ USD và
5,4 tỷ USD.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có trên 9500 dự án đầu tư nước ngoài
được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng kí 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng
thêm). Trừ các dự án đã hết hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn,
hiện có 8590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 83,1 tỷ USD.
Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ cùa các nhà đầu tư nước ngoài hình
ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.
Kể từ năm 1986 Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc trên
hầu hết các lĩnh vực tạo nên thế và lực mới và mở ra rất nhiều cơ hội và
tiềm năng phát triển cho đất nước. Liên tục trong vòng 20 năm tăng
trưởng kinh tế khá cao, GDP tăng bình quân 7%/năm riêng năm 2005 và
2006 tăng trên 8%/năm. Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,5%
trong năm 2007. Đất nước đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường
và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Chính phủ Việt Nam
đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Cùng với Trung Quốc, Nam
Phi và Vê-nê-zu-ê-la, đầu tháng 5/2007 tổ chức ASEAN chính thức ra
công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Theo số liệu
23


của IMF, tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm
2004 lên 60 tỷ USD năm 2006, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng

năm đạt 40 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt trên 10
tỷ USD riêng năm 2006 đã thu hút 10,2 tỷ USD.
Những thành tựu kinh tế chung của đất nước đã góp phần cải thiện đời
sống tầng lớp nhân dân. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả nổi
trội, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc
về xóa đói giảm nghèo trước thời hạn 10 năm, tỷ lệ nghèo theo tiêu
chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 19% vào năm 2006.
Chỉ số phát triển con người của Việt Nam do UNDP công bố đứng ở
mức khá cao so với các nước đang phát triển cùng mức thu nhập bình
quân đầu người.
Việt Nam đang phấn đấu thực hiện mục tiêu để sớm ra khỏi nước kém
phát triển năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp năm 2020.

3. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao, bình quân 5 năm 2007 - 2011 đạt
7%/năm.

24


Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 2005, đạt 42,9% GDP. Quy mô GDP năm 2011 tính theo giá thực tế đạt
119 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2000, GDP bình quân theo đầu
người đạt 1.300 USD... Đây là những kết quả đáng khích lệ trong những
năm đầu gia nhập WTO, là "bàn đạp” để kinh tế Việt Nam trỗi dậy, trở
thành nền kinh tế mạnh trong khu vực.
5 năm tham gia WTO, các hoạt động kinh tế đối ngoại là lĩnh vực đạt
được những bước phát triển mạnh mẽ nhất. Độ mở của nền kinh tế Việt
Nam ngày càng rộng, với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm
gấp khoảng 1,5 lần GDP thông qua sự "bùng nổ" về xuất khẩu. Theo số

liệu của Bộ Công Thương, tốc độ tăng của xuất khẩu Việt Nam trung
bình trong 5 năm ở mức 19,52%/năm. Đáng chú ý, dù kinh tế đất nước
gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ
USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD (tăng 33%). Bên
cạnh đó, thị trường thương mại được mở rộng, đến năm 2010 đã có 19
thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó đầu
bảng là Mỹ, đạt 14, 2 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc....

25


×