Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2008 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
----------*****---------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:

HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2008- 2012.
Giảng viên hướng
dẫn
Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Chuyên ngành
Lớp
Hệ
Thời gian thực tập

: Ths. Vũ Minh Ngọc
: Vũ Tú Nam
: CQ512156
: Thương mại quốc tế
: Thương mại quốc tế
: Chính quy
: Đợt I năm 2013

Hà Nội, tháng 5/2013

1



Lời cam đoan
Em tên là Vũ Tú Nam, mã sinh viên CQ512156, sinh viên lớp chuyên
ngành Thương mại quốc tế, Viên Thương mại và kinh tế quốc tế, trường Đại học
Kinh tế quốc dân là tác giả của chuyên đề thực tập: “Hoạt động Marketing của
Công ty Cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long trong giai đoạn 2008- 2012”. Em
xin cam đoan chuyên đề thực tập này là nghiên cứu của riêng bản thân em, các số
liệu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, các giải pháp đề xuất không sao
chép của bất kì công trình nghiên cứu nào.
Sinh viên thực hiện
Vũ Tú Nam.

2


MỤC LỤC

Lời cam đoan.....................................................................................................................2
Em tên là Vũ Tú Nam, mã sinh viên CQ512156, sinh viên lớp chuyên ngành Thương
mại quốc tế, Viên Thương mại và kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân là
tác giả của chuyên đề thực tập: “Hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần cơ khí
đóng tàu Hạ Long trong giai đoạn 2008- 2012”. Em xin cam đoan chuyên đề thực tập
này là nghiên cứu của riêng bản thân em, các số liệu trong chuyên đề là hoàn toàn
trung thực, các giải pháp đề xuất không sao chép của bất kì công trình nghiên cứu
nào.....................................................................................................................................2
Sinh viên thực hiện............................................................................................................2
Vũ Tú Nam........................................................................................................................2
MỤC LỤC..........................................................................................................................3
Lời mở đầu.........................................................................................................................6
CHƯƠNG I........................................................................................................................9

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ...................................................................................................9
CÔNG TY CỔPHẦN CƠKHÍ ĐÓNG TÀU HẠLONG..........................................................9
1.1.Khái quát về Công ty Cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long..........................................9
1.1.1.Giới thiệu chung...................................................................................................9
1.3.1.Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty........................................13
1.3.2.1. Bộ phận quản lý..........................................................................................14
1.3.2.2. Nhiệm vụ các phòng ban............................................................................15
1.4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty...............................................................16
1.4.1. Lao động............................................................................................................16
1.4.2.1. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................17
1.4.2.2. Các trang thiết bị.........................................................................................18
1.4.3.1.Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh...........21
1.4.3.2.Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu...........................22
CHƯƠNG II....................................................................................................................24
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔPHẦN CƠKHÍ ĐÓNG TÀU HẠ
LONGGIAI ĐOẠN 2008- 2012......................................................................................24
2.1.Tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ
Long giai đoạn 2008- 2012.............................................................................................24
2.1.1.Hoạt động sản xuất của công ty.........................................................................24
2.1.1.1.Năng lực sản xuất........................................................................................24
2.1.1.2.Công nghệ....................................................................................................25
2.1.1.3.Tình hình sản xuất của công ty..................................................................29
2.1.2.Tình hình kinh doanh của công ty.....................................................................30
2.1.2.1.Về doanh thu................................................................................................30
2.1.2.2.Về chi phí....................................................................................................32
2.1.2.3. Về tổng lợi nhuận kế toán sau thuế............................................................33
2.2.1.2. Nhân tố chủ quan........................................................................................36
2.2.2.2.Chính sách Marketing của công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long giai
đoạn 2008- 2012......................................................................................................40
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được...........................................................................49

2.3.1.1. Thành tựu đạt được....................................................................................49
2.3.1.2. Nguyên nhân..............................................................................................50
2.3.2. Những hạn chế...................................................................................................51
2.3.2.1. Hạn chế.......................................................................................................51
CHƯƠNG III:..................................................................................................................54
NHỮNG BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢNĂNG CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔPHẦN CƠKHÍ ĐÓNG TÀU HẠLONG...............................................54
3.1.Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2015...............................54
3.1.1. Về sản xuất....................................................................................................54
3.1.2. Về chiến lược kinh doanh..............................................................................55
3


3.2.Những biện pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ
phần cơ khí đóng tàu Hạ Long.......................................................................................55
3.2.1. Về nghiên cứu thị trường...............................................................................55
3.2.2. Về chính sách sản phẩm...............................................................................56
3.2.3. Về chính sách giá.........................................................................................58
3.2.4. Về chính sách kê phân phối.........................................................................59
3.2.5. Về chính sách xúc tiến bán hàng.................................................................59
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................63
Phụ lục............................................................................................................................64

4


Danh mục bảng biểu
Sơ đồ.
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU
HẠ LONG


14

SƠ ĐỒ 2: .CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI TÀU.

28

SƠ ĐỒ 3: CÔNG NGHỆ SƯA CHỮA TÀU.

30

SƠ ĐỒ 4: QUY TRÌNH TIẾP NHẬN ĐƠN SẢN PHẨM SỬA CHỮA TÀU.

47

Bảng.
BẢNG 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY.

16

BẢNG 2:NHÀ XƯỞNG, VĂN PHÒNG LÀM VIỆC.

18

BẢNG 3:CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT.

19

BẢNG 4:DỤNG CỤ THIẾT BỊ KIỂM TRA CỦA CÔNG TY.


21

BẢNG 5: SỐ LIỆU TIÊU HAO NVL CHÍNH QUA MỘT SỐ NĂM

23

BẢNG 6: NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY.

26

BẢNG 7: CÁC SẢN PHẨM TÀU ĐÓNG MỚI

41

BẢNG 8:DANH MỤC DỊCH VỤ SỬA CHỮA TÀU TẠI CÔNG TY.

42

BẢNG 9:TỔNG HỢP GIÁ THÀNH ĐÓNG MỚI TÀU 250 KHÁCH.

44

BẢNG 10: CHI PHÍ QUẢNG CÁO TỪNG NĂM.

49

5


Lời mở đầu.


A.

Tính tất yếu của đề tài
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh
tế thị trường, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp bắt
đầu có sự phân cực cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Do vậy để
tồn tại các doanh nghiệp phải gây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh
đúng đắn.
Vai trò của Marketing trong đời sống xã hội và sản xuất kinh doanh là vô
cùng quan trọng. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có hoạt động
Marketing vì đó là công việc cần thiết đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt
đầu kinh doanh, đang kinh doanh hoặc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh.
Marketing có những đặc trưng là coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá
trình tái sản xuất hàng hoá. Trên thị trường, người mua ( nhu cầu) có vai trò
quyết định. Trong Marketing thị trường, sản xuất, phân phối và trao đổi được
nghiên cứu trong thể thống nhất.
Do đó, hoạt động Marketing là việc làm thường xuyên của mỗi doanh
nghiệp. Mục đích của hoạt động Marketing là nghiên cứu để xác định khả năng
bán một loại mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định. Trên
cơ sở đó, nâng cao khả năng cung ứng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và
qua đó nhà sản xuất nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, các nhu cầu mới phát sinh
chưa được đáp ứng.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa
giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành theo sự điều tiết của quan
hệ cung cầu. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu
dùng. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng làm cho người sản xuất hiểu rõ về
sản phẩm của mình để không ngừng vươn tới sự hoàn thiện đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thị trường tạo ra động lực phát triển cho doanh nghiệp nói
riêng và cả nền kinh tế nói chung. Đặc biêt, trong bối cảnh của nền kinh tế thế

giới có sự chuyên môn hóa cao thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn hoàn thiệ
mình để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy muốn đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triền bền vững, doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng thị
trường tiêu thụ bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

6


Trong những năm vừa qua, do có chính sách mở cửa về nền kinh tế, ngành
vận tải biển ngày càng phát triển mạnh dẫn đến ngành đóng tàu vận tải cũng phát
triển không ngừng.
Là một doanh nghiệp đóng tàu vận tải có rất nhiều tuậ lợi với các yếu tố
địa lý, công nghệ sản xuất, trình độ khoa học- kỹ thuật đặc biệt là nguồn vốn dồi
dào cho nên các sản phẩm đóng mới, hoàn cải, sửa chữa tàu thuyền của Công ty
cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long trong hiện tại và tương lai hoàn toàn có đủ khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
Vì lý do trên, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hoạt động Marketing của
Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long trong giai đoạn 2008- 2012” cho
chuyên đề thực tập cuối khóa của mình.
B.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động Marketing
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động Marketing của Công ty cổ phần
cơ khí đóng tàu Hạ Long.
C.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo cứu khả năng cạnh tranh và đề xuất hoạt
động Marketing phù hợp cho công ty.
D.
+
+

+
+

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung:
Chủ nghĩa Mác Lenin, duy vật biện chứng duy vật lịch sử,
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội.
Phương pháp cụ thể:
Phân tích tổng hợp tài liệu
Thống kê

E.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ LONG.
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2008- 2012
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ
LONG.

7


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Vũ Minh Ngọc- Viện Thương Mại
và Kinh Tế Quốc Tế- trường Đại học Kinh Tế Quốc Dânđã nhiệt tình giúp đỡ,
hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp quí báu của cô trong suốt quá trình thực
hiện khóa chuyên đề thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Kế HoạchCông ty Cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long đã giúp đỡ em trong quá trình thu
thập, xử lý tài liệu và hoàn thành chuyên đề.


8


CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ LONG.

1.1.

Khái quát về Công ty Cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long.

1.1.1. Giới thiệu chung.
 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long.
 Tên Tiếng Anh: Halong mechanical engineering ship building joint stock
company.
 Tên giao dịch ( Viết tắt ): Halong ship building – JS.
 Số đăng ký: 0203002888.
 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất các phương tiện vận tải và linh kiện hàng hải.
 Loại doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
 Địa chỉ: Số 6/215 Lê Lai, Máy Chai, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
 Địa bàn hoạt động: Trong nước và quốc tế.
 Điện thoại: (031) 3836352- (031) 3766605
 Fax: (031) 3836649.
 Email:
 Người đại diện: Tổng Giám đốcLương Thị Thanh Nhã.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Từ 2 đơn vị sản xuất: Xưởng đóng tàu I và xí nghiệp X25 ngày 1/7/1974
theo quyết định của Tổng cục Thủy sản đã hợp nhất 2 đơn vị thành nhà máy cơ
khí Hạ Long với những chức năng và nhiệm vụ chính sau:
Sửa chữa các loại tàu thuyền đánh cá.

Chế tạo phụ tùng, phụ kiện cho nhiệm vụ sửa chữa và cho ngành.
Đóng mới tàu cá để cân đối lực lượng sản xuất.
Sau 23 năm thành lập (1974-1997) vượt qua mọi khó khăn thử
thách Nhà máy cơ khí Hạ long đã thay đổi và trưởng thành vè mọi mặt. Nhà máy
là đơn vị cơ khí đầu ngành của Bộ Thủy sản ngay từ ngày mới thành lập. Trong
9


lĩnh vực sản xuất phụ tùng, phụ kiện Nhà máy đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu
của các đơn vị trong ngành. Nhà máy đã cung cấp hàng trăm cán bộ công nhân
viên lành nghề cho các tỉnh miền Nam, cho Nhà máy cơ khí thủy sản Vật Cách
và xí nghiệp dịch vụ vật tư Thủy sản Hải Phòng.
Thành tích của Nhà máy cơ khí Hạ Long đã được Chính phủ, các
cấp, ngành trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
-

Năm 1968 xưởng Đóng tàu I được vinh dự đón nhận lẵng hoa của

Bác Hồ tặng.
-

Năm 1973 nhận lẵng hoa Bác Tôn tặng.

-

1 Huân chương Lao đông hạng Nhì.
1 Huân chương Lao động hạng Ba.

-


1 Huân chương kháng chiến hạng 3.

-

1 Huân chương chiến công hạng 3 cho Tiểu đoàn tự vệ xí nghiệp.

-

1 Huân chương chiến công hạng nhì cho Tiểu đội cao xạ 12,7ly.

-

1 Bằng khen của Bộ Tư lệnh Hải Quân.

-

2 cờ thi đua xuất sắc của Ngành Thủy sản.

-

1 Lá cờ thi đua luân lưu của UBHC thành phố Hải Phòng

Bằng khen của Bộ Thủy sản và một số bằng khen của Bộ trưởng
Bộ thủy sản và chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng tặng cho các đơn vị và cá
nhân Nhà máy.
-

Và một số bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bằng Lao động

sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bằng khen của Bộ trưởng Bộ

thuỷ sản và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng cho các đơn vị
cá nhân của Nhà máy.
Công ty là con chim đầu đàn ngành thuỷ sản được Tổng cục Thuỷ sản lựa
chọn đóng mới các loại tàu cá vỏ thép phục vụ ngành. Khi hạ thuỷ 02 chiếc tàu
cá đầu tiên (là tàu cá có công suất lớn nhất thời điểm) đồng chí Tổng cục trưởng
về cắt băng hạ thuỷ.
Ngày 30 tháng 6 năm 1997 Nhà máy cơ khí Hạ Long được đổi tên thành
Công ty cơ khí tàu thuyền Hạ Long theo quyết định số 293 QĐ/KHĐT của Bộ
Thủy sản với những chức năng sau:
Đóng mới và sửa chữa các loại tàu cá, tàu vận tải, cho trong và
ngoài ngành thủy sản.
Gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện và các cấu kiện xây lắp phục
vụ cho cơ sở hạ tầng.
10


-

Kinh doanh dịch vụ hậu cần cho ngành Thủy sản ( chế tạo lắp đặt

nhà kho lạnh, nhà xưởng, cung ứng nước đá, nước ngọt, dầu mỡ,....) trên và dưới
bờ.
Như vậy, linh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công tu cơ khí tàu
thuyền Hạ Long đã được nâng cao và mở rộng hơn so với Nhà máy cơ khi tàu
thuyền Hạ Long.
Kết thúc năm 1997 Công ty đã sửa chữa và hoán cải được 51 sản phẩm,
doanh thu đạt 3 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người/ tháng: 543.000 đồng
bằng 127% so với năm 1996.
Ngày 25 tháng 2 năm 1998 Bộ Thủy sản có quyết định thành lập Tổng
Công ty Thủy sản Hạ Long gồm 10 thành viên, trong đó Công ty cơ khí tàu

thuyền Hạ Long là 1 trong 5 thành viên hạch toán kinh tế độc lập. Từ đây, Công
ty cơ khí tàu thuyền Hạ Long trực thuộc Tổng Công ty thủy sản Hạ Long và
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty được Tổng Công
ty phê duyệt.
Đến cuối năm 1998, Công ty đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất,
nhận phương tiện và sửa chữa cải hoán nhiều hơn năm 1997 phần lớn là các tàu
có trọng tải 400- 800 tấn. Đặc biêt, Công ty đã nhận được hợp đồng và đóng mới
thành công tàu đánh bắt xa bờ cho Công ty khai thác thủy sản Hạ Long. Năm
1998 đạt doanh thu 4,3 tỷ đồng bằng 143% so với năm 1997, bù lỗ xong 127
triệu của năm 1994 trở về trước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Năm 1999 Tổng Công ty thủy sản Hạ Long có quyết định điều chuyển Xí
nghiệp cơ khí sửa chữa từ Công ty khai thác thủy sản Hạ Long về Công ty cơ khí
tàu thuyền Hạ Long. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã nâng cấp thành
công đốc nổi có sức nâng 250 tấn lên 360 tấn. Hơn nữa uy tín của Công ty đã
được Hãng YANMAR- Nhật Bản đánh giá cao, hãng đã thành lập trạm bảo
dưỡng, bảo trì máy thủy YANMAR ngay tại Công ty.
Công ty Cơ khí Tàu thuyền Hạ Long được hoạt động theo Giấy đăng ký
kinh doanh số 111070 ngày 26 tháng 01 năm 2000 do sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hải Phòng cấp.
Công ty được bổ sung ngành nghề kinh doanh theo Giấy đăng ký kinh
doanh thay đổi lần 1 ngày 02 tháng 04 năm 2001, thay đổi lần 2 vào ngày 20
tháng 11 năm 2003 và lần 3 ngày 14 tháng 04 năm 2005 do Sở Kế hoạch và đầu
tư Thành phố Hải Phòng cấp
Căn cứ quyết định số 685/ QĐ- BTS ngày 30 tháng 10 năm 2006 của Bộ
thủy sản về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Cơ khí Tàu thuyền Hạ
Long thành Công ty Cổ phần Cơ khí Đóng tàu Hạ Long. Công ty cổ phần hoạt
11


động theo giấy phép kinh doanh số 0203002888 ngày 19/03/2007 do sở Kế

hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp. Từ ngày 01 tháng 04 năm 2007 Công
ty Cổ phần Cơ khí Đóng tàu Hạ Long chính thức đi vào hoạt động.
Hiện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (51%).
Doanh nghiệp Nhà nước hạng II.
Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001: 2008.
Công ty có kinh nghiệm 37 năm về đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại
tàu vỏ thép và gia công chế tạo cơ khí.
1.2.

Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.

1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh.
Đóng mới và sửa chữa hoán cải các loại tàu vỏ thép, vỏ gỗ, vỏ xi
măng lưới thép, vỏ composite có công suất đến 3500 CV, trong tải trên 5000 tấn
cho trong và ngoài ngành.
Gia công chế tạo phụ tùng, phụ kiện trong Công nghiệp đóng tàu
vận tải, tàu cá và các cấu kiện thép phục vụ xây lắp.
Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các loại cần cẩu hàng, cần trục ( trên bờ
và trên các loại phương tiện thuỷ, bộ), các loại thiết bị chịu áp lực, chịu máy ép
thuỷ lực.
-

Kinh doanh dịch vụ hậu cần trong ngành thủy sản.
Đặc biệt đến nay Công ty có đủ năng lực và mặt bằng đóng mới

cùng một lúc 4 tàu biển trọng tải từ 3.000 tấn đến 5.000 tấn.
1.2.2. Nhiệm vụ
Với các chức năng chủ yếu trên, Công ty đã triển khai thành một số
nhiệm vụ cụ thể sau:
-


Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.

-

Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch được đề ra.

-

Quản lý và sừ dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, nguồn lực.

Ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế, đảm bảo duy trì và
mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, gây uy tín tốt với khách hàng.
Không ngừng cải tiến đời sốn vật chất, điều kiện Lao động, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của Cán bộ công nhân viên để khuyến
khích người lao động tăng cao năng suất.

12


Làm tốt các công tác bảo vệ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường,
bảo vệ tài sản Xã Hội Chủ Nghĩa.
1.3.

Cơ cấu bộ máy quản lý

1.3.1.Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Công ty có 2 cấp quản lý: Cấp công ty và cấp phân xưởng.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty quán triệt theo kiểu cơ cấu
trực tuyến chức năng nhằm tránh tình trạng tập trung quá mức, chồng chéo, trùng

lặp, bỏ sót nên các chức năng quản lý được phân cấp phù hợp cho các Xí nghiệp
thành viên.
- Hệ thống trực tuyến gồm: Ban giám đốc công ty, Ban giám đốc các Xí
nghiệp, các quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng s¶n xuÊt.
- Hệ thống các chức năng gồm các phòng ban chức năng của công ty, các
phòng (bộ phận) quản lý các xí nghiệp, phân xưởng.

13


SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ
ĐÓNG TÀU HẠ LONG.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PX Vỏ

PX cơ khí

P. Tổng Giám đốc
KT-SX

Giám đốc Xí nghiệp
CKSC

Xí nghiệp CKSC

Phòng KCS

Phòng Kế toán - Tài
chính

Phòng Bảo vệ - Q. sụ

Phòng Vật tư - vận tải

Y.tế

KCS

Phòng TC - HC -

P.Tổng Giám đốc
Nội chính - XDCB

Phòng Kỹ thuật - SX

Phòng Kế hoạch

Xí nghiệp CK Cát Bà

Giám đốc XN
CK Cát Bà

Phòng Kỹ
thuật - SX


Phòng Tổ
chức - HC

Phân xưởng sửa chữa

PX cơ điện

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành Chính, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ máy quản lý.
1.3.2.1. Bộ phận quản lý.
Tổng Giám đốc: Là người quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng đến
sản xuất kinh doanh và mọi công việc điều hành khác đối với Công ty. Chịu trách
nhiệm trước cấp trên và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó Tổng Giám đốc
trực tiếp quản lý điều hành: Phòng Kế toán- Tài chính, phòng Kế hoạch, phòng
Vật tư- vận tải, Xí nghiệp cơ khí dịch vụ thuỷ sản Cát Bà và Xí nghiệp cơ khí sửa
chữa.
Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật- Sản xuất: Là người giúp việc cho Tổng
Giám đốc về mảng kỹ thuật, điều hành sản xuất, trực tiếp quản lý: phòng Kỹ
thuật- Sản xuất, phòng KCS, phân xưởng Cơ khí máy và phân xưởng Vỏ tàu.

14


Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, trực tiếp
quản lý, điều hành: phân xưởng Cơ điện, phòng Bảo vệ-quân sự và phòng Tổ
chức – Hành chính - Y tế.

1.3.2.2. Nhiệm vụ các phòng ban.
- Phòng Kế hoạch: Là phòng tổng hợp quan trọng của công ty, là bộ mặt

khách quan trong quan hệ đối ngoại với khách hàng. Tiếp thị sản phẩm, tư vấn
cho lãnh đạo lập kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn, mô hình phát triển của công
ty.
- Phòng Kỹ thuật- Sản xuất: là đơn vị tiếp nhận, triển khai mọi quy trình,
quy phạm kĩ thuật trong dây chuyền sản xuất đối với từng sản phẩm; đảm nhận
nhiệm vụ thiết kế, theo dõi kĩ thuật thi công, điều hành sản xuất, định mức lao
động, dự trù vật tư, nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành; giải quyết trực
tiếp các công việc theo lệnh sản xuất đối với các phòng ban, phân xưởng sản xuất
trong công ty.
- Phòng KCS: là đơn vị trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm
thu chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định.
- Phòng Tài chính - Kế toán: Là phòng có chức năng quản lý tài chính:
thu-Chi và quyết toán năm, trích nộp ngân sách Nhà nước theo luật định; thực
hiện đúng chế độ báo cáo thống kê - Báo cáo thống kê hàng tháng, quý, năm;
tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc sử dụng, bảo toàn, huy động vốn trong sản
xuất kinh doanh.
- Phòng Vật tư - Vận tải: có nhiệm vụ cung ứng vật tư vân tải cho các sản
phẩm của công ty; kinh doanh vật tư thiết bị khi có đủ điều kiện được Giám đốc
cho phép; cấp phát vật tư cho các đơn vị trong công ty.
-Phòng bảo vệ - Quân sự: là phòng có chức năng giúp Giám dốc bảo vệ an
toàn tài sản, cơ sở vật chất của công ty, bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh trật tự,
thực thi luật dân quân tự vệ.
-Phòng Tổ chức - Hành chính - Y tế: là phòng có chức năng tổng hợp làm
công tác tổ chức cán bộ, lao động phục vụ mọi nhu cầu hoạt động văn phòng, đời
sống và sức khỏe CBCNV.
-Phân xưởng Vỏ tàu: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc thực hiện, tổ chức
tốt các lệnh sản xuất, quản lý tài sản, vật tư, thiết bị máy móc, phương tiện được

15



giao. Có nhiệm vụ gia công, chế tạo, đóng mới, sửa chữa hoán cải vỏ tàu theo
yêu cầu thiết kế và các nhiệm vụ khác do Công ty giao.
- Phân xưởng Cơ khí - Máy: Là phân xưởng tổng hợp có nhiệm vụ gia
công cơ khí, lắp đặt hoàn chỉnh các thiết bị cho một con tàu.
- Phân xưởng Cơ điện: Là phân xưởng có chức năng quản lý mọi thiết bị,
máy móc, phương tiện, ... phục vụ sản xuất của Công ty. Có quan hệ đối ngoại và
tự kiểm tra, giám sát lên kế hoạch sửa chữa định kỳ và đột xuất các thiết bị máy
móc, dụng cụ, đồ nghề, các phương tiện vận tải thủy bộ, Đốc nổi, ca nô, ... trong
toàn Công ty.
- Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa: Là Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc báo sổ, có
nhiệm vụ sửa chữa, hoán cải tàu thuyền, phương tiện thủy theo yêu cầu của Công
ty.
- Xí nghiệp cơ khí dịch vụ thủy sản Cát Bà: Là Xí nghiệp hạch toán phụ
thuộc báo sổ, có nhiệm vụ sửa chữa tàu thuyền đánh cá, cung cấp các dịch vụ
thủy sản cho bà con ngư dân ở đảo Cát Bà.
1.4.

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

1.4.1. Lao động.
BẢNG 1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
(Đơn vị tính: Người)
Tổng số lao động trong danh sách thường xuyên tại Công ty
Trong đó:

224

* Phân theo giới tính:
- Lao động nam


186

- Lao động nữ

38

* Phân theo độ tuổi:
- Từ 20 - 29 tuổi

28

- Từ 30 - 44 tuổi

171

- Từ 45 - 60 tuổi

35

* Phân theo trình độ:
- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học
16

20


- Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp

26


- Công nhân kỹ thuật

145

- Lao động phổ thông/ lao động khác

33

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành Chính, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).
- Đúng với đặc thù của 1 đơn vị sản xuất cơ khí, lực lượng lao động chủ
yếu của Công ty là nam trong độ tuổi từ 30-44 tuổi, tập trung vào lực lượng công
nhân kĩ thuật. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong hoạt động đóng mới
và sửa chữa tàu.
- Lượng lao động nữ của công ty tập trung chủ yếu trong khối văn phòng.
- Xét về trình độ Đại học, bộ máy lãnh đạo của công ty đều có trình độ
Đại học và trên Đại học. Điều này đảm bảo cho việc quản lý cũng như thực hiện
công việc một cách hiệu quản, hợp lý.
-

Công ty tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu

cầu sản xuất kinh doanh. Được sắp xếp theo nghề nghiệp đào tạo, trước khi được
chấp nhận chính thức phải qua thời gian đào tạo lại, kiểm tra trình độ chuyên
môn tay nghề phù hợp với ngành nghề đào tạo. Được học tập nâng cao trình độ
nghề nghiệp.
Có báo cáo định kỳ tình hình sử dụng lao động với Sở Lao động
Thương binh và xã hội Hải Phòng.
1.4.2. Mặt bằng và thiết bị thi công.
1.4.2.1. Cơ sở hạ tầng.

Mặt bằng cuả Công ty trên lô đất rộng: 35.950 m2, phía Bắc là sông Cấm.
Công trình nâng hạ tàu và cầu dẫn:
-

Hệ thống đường triền dọc đóng tàu đến 5.000 Tấn: 02 đường; KT:

dài 150m, chịu tải trọng P = 3.000 tấn.
Hệ thống đường triền ngang: 03 đường; KT: dài 60m, chịu tải trọng
P=2.500 tấn.
Hệ thống xe triền: Xe mẹ KT 45 mx 5 m, Xe con KT 5 m x 4,5 m.
Tời kéo tàu: 01 cái. Tời điện 15 Tấn x 2 cái, hệ pu ly kép và cáp
thép.
-

Sàn phóng mẫu 150 m2: 01.
Cầu tàu ( BTCT ): dài = 50 m; rộng = 5 m.

17


BẢNG 2: NHÀ XƯỞNG, VĂN PHÒNG LÀM VIỆC.
TT

Diện tích sử dụng (m2)

Tên nhà xưởng

1
Xí nghiệp cơ khí sửa chữa
2.000

2
Xí nghiệp cơ khí và dịch vụ Thuỷ sản Cát Bà 3.065
3
Phân xưởng Vỏ
5.000
4
Phân xưởng Cơ khí - Máy
1.200
5
Phân xưởng Cơ Điện
120
6
Văn phòng Ban Giám đốc
150
7
Phòng Tổ chức - HC
50
8
Phòng Kế hoạch
40
9
Phòng Vật tư - vận tải
120
10
Phòng Kỹ thuật - SX
80
11
Phòng Bảo vệ - Quân sự
50
12

Phòng Kế toán - TC
40
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành Chính, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).
Ta có thể thấy công ty có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt với cụm nhà xưởng
diện tích với tổng diện tích 11385m2 bao gồm xí nghiệp cơ khí sửa chữa tại trụ sở
với diện tích, xí nghiệp cơ khí và dịch vụ Thủy sản Cát Bà, phân xưởng Vỏ, Phân
xưởng Cơ khí- Máy, Phân xưởng Cơ điện. Điều này đảm bảo cho công ty có thể
thi công đóng mới và sửa chữa nhiều loại tàu khác nhau với trọng tải lớn cùng
lúc, không bị chồng chéo hạn chế trong việc sản xuất cũng như đảm bảo công tác
kiểm tra, quản lý việc thi công.
Cụm văn phòng hành chính cũng có quy mô đạt chuẩn, đảm bảo cho nhân
viên văn phòng có không gian thoải mái để làm việc, không bị ảnh hưởng từ
tiếng ồn khi thi công đồng thời có thể quản lý việc sản xuất một cách hiệu quả.
Hệ thống điện, nước:
-

Trạm biến áp 560 KVA: 01 và hệ thống đường điện hoàn chỉnh .
Hệ thống đường ống nước: hoàn chỉnh, đảm bảo phục vụ sản xuất.

Nhà kho : tổng diện tích kho: 4.200m2.

1.4.2.2. Các trang thiết bị.
a. Trang thiết bị sản xuất.
18

Ghi chú


Một số trang thiết bị sản xuất chính của công ty được thống kê chi tiết tại
bảng sau:

BẢNG 3: CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT.
STT Chủng loại
1

Máy cắt tôn băng dài

2

Máy lốc tôn

3
4

Máy ép thủy lực
Máy uốn ống thuỷ lực
Thiết bị cắt ôxy, khí
ga.

5

Công suất

Xuất xứ

Cắt tôn 8 - 13
SNG
mm
Uốn tụn vỏ tàu
SNG
≤ 16 mm

P = 150 Tấn
Trung Quốc
4KW
Trung Quốc
Việt nam

6

Máy hàn

20 - 24KW

7
8

Máy mài cầm tay
Kính thuỷ lực

9

Máy phun cát

10

Máy phun sơn

0,6KVA
100T
P = 10kg/cm2
150 KW

10m2/giờ

11

Máy tiện vạn năng

5 - 40KW

12

Máy khoan

3 - 4,5 KW

13
14

Máy bào
Máy cưa cần

Hàn Quốc,
Trung Quốc
Trung Quốc
SNG

Chất lượng sử
dụng hiện nay
Tốt
Tốt
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Nhật Bản

Tốt

Trung Quốc
SNG, Trung
Quốc, Việt
Nam
SNG, Trung
Quốc, Việt
Nam
Việt Nam
Việt Nam

Tốt

Đức

Tốt

Nhật Bản

Tốt


Nhật Bản

Tốt

Trung Quốc

Tốt

Tốt

Tốt

18

3 - 4,5KW
3,5KW
Sức nâng
Xe cẩu bánh lốp ADK
12,5 tấn
Xe cẩu bánh lốp
Sức nâng
TADANO TR300E
30 tấn
Xe nâng hàng
Sức nâng 5 tấn
TOYOTA FD35
Xe ô tô tải
2 - tấn

19


Tàu kéo

150 CV

Việt Nam

Tốt

20

Đốc nổi

Sức nâng được Việt Nam

Tốt

15
16
17

19

Tốt
Tốt


tàu 1.000T
(Nguồn: Phòng Vật tư- Vận tải, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).
Công ty có đầy đủ trang thiết bị sản xuất được sản xuất tại Việt Nam cũng

như nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và SNG. Ngoài ra một số phương tiện vận
tải cao cấp được công ty nhập từ Nhật Bản và CHLB Đức. Hệ thống trang thiết
bị sản xuất của công ty có chất lượng và công suất đạt chuẩn, đảm bảo cho việc
thực hiện nhiều hợp đồng đóng mới và sửa chữa các loại tàu cỡ bé cũng như các
loại tàu trọng tài 3000- 8000 tấn. Công tác bảo trì bảo dưỡng máy móc được
công ty triển khai thường xuyên, giúp cho hệ thống luôn hoạt động tốt. Bất cứ
khi có đơn hàng nào công ty đều có thể đáp ứng.
b.

Trang thiết bị kiểm tra.
BẢNG 4: DỤNG CỤ THIẾT BỊ KIỂM TRA CỦA CÔNG TY.

TT Loại dụng cụ
1

Máy thử độ cứng Roc

Nước sản Tính năng kỹ thuật
xuất
Ba Lan
Thử độ cứng chi tiết

2

Bộ đo cánh chân vịt

Ba Lan

3
4


Máy siêu âm khuyết SNG
tật
Máy đo chiều dày tôn Nhật

Siêu âm khuyết tật chi Tốt
tiết
Đo chiều dày tôn
Tốt

5

Pan me các loại

SNG

Đo kích thước

Tốt

6

Thước cặp các loại

SNG

Đo kích thước chi tiết

Tốt


7

Đồng hồ đo vòng phút Ba lan

Đo tốc độ quay

Tốt

8

Đồng hồ vạn năng

Ba lan

Đo điện

Tốt

9

Đồng hồ kiểm tra AQ

Ba lan

10

Đồng hồ Gômmét

SNG


Kiểm tra chất lượng Tốt
AQ
Kiểm tra độ cách điện Tốt

Đo cánh chân vịt

Chất lượng
sử dụng
Tốt
Tốt

11

Siêu âm đường hàn
Tốt
Máy siêu âm đường Nhật
hàn
(Nguồn: Phòng Vật tư- Vận tải, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).
Hệ thống trang thiết bị kiểm tra của công ty chủ yếu được nhập từ các
nước Đông Âu với đầy đủ các chủng loại bảo đảm về mặt chất lượng phục vụ
cho công tác kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất.
20


c. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ.
Được trang bị và bố trí theo yêu cầu của Cục PCCC và quy phạm PCCC TCVN:
- Bơm cứu hoả
- Họng nước cứu hoả được bố trí xung quanh nhà xưởng, tại tất cả các
nguồn cung cấp nước.
- Bình bọt CO2 loại 8 kg bố trí xung quanh nhà xưởng, số lượng 50 bình

và các bể chứa để cứu hoả.
Công tác phòng An toàn và PCCC.
- Có mạng thông tin đảm bảo cho sự liên lạc thông suốt giữa Công ty và
cơ quan PCCC khu vực.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC của cơ quan
PCCC khu vực.
- Trong khi thi công phải tuân thủ theo các quy định phòng cháy của cơ
quan PCCC Thành phố.
- Ban an toàn lao động Công ty cử người hàng ngày kiểm tra đôn đốc
nhắc nhở thường xuyên tới mọi CNV.
- Tổ trực phòng cháy, chữa cháy được huấn luyện chính quy của cơ quan
PCCC Thành phố và thường xuyên trực kiểm tra hàng ngày.
1.4.3. Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
1.4.3.1.
doanh.

Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh

Nguyên vật liệu chính ở công ty là sắt thép các loại. Đặc điểm về nguyên
vật liệu ở công ty là sử dụng các loại sắt thép có kích cỡ phù hợp với sản phẩm
và phải đáp ứng được đúng yêu cầu kỹ thuật (thép phải có thành phần hoá học,
có lý tính phù hợp).
Bên cạnh việc sử dụng nguyên vật liệu chính vào sản xuất ở công ty còn
sử dụng những nguyên vật liệu phụ bao gồm : sơn, ôxy, ga, que hàn... các trang
thiết bị để lắp đặt cho tàu. Các loại vật liệu này tham gia vào quá trình sản xuất
có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm.

21



BẢNG 5: SỐ LIỆU TIÊU HAO NVL CHÍNH QUA MỘT SỐ NĂM.

Nguyên vật
liệu

Mức tiêu hao
Giá trị (106 đ)

Khối lượng
Đ.V tính

2010

2011

2012

Thép tấm

Tấn

450

680

650

Thép góc

Tấn


80

120

Thép tròn

Tấn

7

Thép ống

Tấn

Thép đúc

2010

2011

2012

6750

10.200

9.750

110


1360

2.040

1.870

12

10

621

192

160

27

35

32

112

805

736

Tấn


1.5

3

3

30

60

60

Que hàn

Tấn

25

35

33

625

875

813

Ôxy


chai

3700

5.000

4.500

167

225

203

Ga

Tấn

5,5

7,5

7

165

225

210


0,8
15
Sơn tàu biển
Tấn
12
56
1.050
840
(Nguồn: Phòng Vật tư- Vận tải, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).

1.4.3.2.
-

Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu.
Dự trữ nguyên vật liệu :

Đặc thù sản phẩm của Công ty là đơn chiếc và chu kỳ sản xuất kéo dài.
Căn cứ vào các đơn hàng đã ký hợp đồng với khách hàng, căn cứ vào thiết
kế đuợc duyệt, phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư và tiến độ thi công cho từng sản
phẩm. Phòng Vật tư căn cứ vào tiến độ các sản phẩm được Tổng Giám đốc duyệt
tiến hành mua vật tư, hạn chế tồn đọng vật tư trong kho dài ngày khiến tăng vốn
lưu động, ngược lại cũng không để tỡnh trạng lượng vật tư không đủ gây gi¸n
®o¹n, ngừng trệ sản xuất.
-

Bảo quản nguyên vật liệu :

Do chu kỳ sản xuất kéo dài vỡ vậy bảo quản sắt thộp, vật tư khác trong
kho theo cỏch bảo quản dài ngày, đảm bảo an toàn nguyên vật liệu .

-

Cấp phát nguyên vật liệu :

Trên cơ sở tiến độ và dự trù vật tư cho sản phẩm được Tổng Giám đốc phê
duyệt, phòng Vật tư sẽ chuẩn bị cấp phát nguyên vật liệu một cách hợp lý.
-

Tình hình sử dụng nguyên vật liệu :
22


Về cơ bản sử dụng theo định mức do phòng Kỹ thuật - SX lập được Tổng
Giám đốc phê duyệt. Sau khi hoàn thành sản phẩm ( đóng mới hoặc sửa chữa ),
phòng Kỹ thuật - SX căn cứ vào khối lượng nghiệm thu thành phẩm tiến hành
quyết toán vật tư với các đơn vị sản xuất. Nếu thừa cho nhập lại kho, nếu thiếu
do lỗi của công nhân (sử dụng lãng phí vật tư ) thì sẽ trừ vào tiền lương của tổ
sản xuất.
1.4.4. Nguồn vốn.

Vốn đầu tư chủ sở hữu của Công ty bao gồm:
- Vốn góp của cổ đông Nhà nước: 51%
- Vốn vốn góp của cổ đông trong và ngoài Công ty: 49%.
Cụ thể:
Cổ đông Nhà nước
459000 cổ phần Chiếm 51,0%
Cổ đông là CBCNV trong công ty
26600 cổ phần
Chiếm 29,5%
Cổ đông chiến lược

40000 cổ phần
Chiếm 4,4%
Cổ đông ngoài DN
135000 cổ phần Chiếm 15,%
Tổng cộng
900000 cổ phần 100%
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).

Vốn vay: Nguồn vốn này của Công ty chủ yếu là vay Ngân hàng
( Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Hải Phòng, Ngân hàng đầu tư & PT - CN
Hải Phỏng; Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - CN Hải Phòng ).

Việc sử dụng vốn:
- Vốn Chủ sở hữu của Công ty: từ năm 2008 - 2011 Công ty bảo toàn
được vốn, năm 2012 do lỗ lớn nên nguồn vốn chủ sở hữu bị giảm ( lỗ từ dự án
đầu tư đốc nổi 1.500 tấn ).
- Vốn vay: chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nguồn vốn phục vụ sản suất
kinh doanh của công ty. Công ty sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả,
nên đã trả vốn và lãi vay đúng kỳ hạn, Không có nợ quá hạn Ngân hàng.
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã sử dụng nguồn vốn
chiếm dụng của khách hàng. Tuy nhiên các khoản phải thanh toán này đầu nằm
trong thời hạn thanh toán theo hợp đồng.

23


CHƯƠNG II.
HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ ĐÓNG TÀU HẠ LONGGIAI ĐOẠN 2008- 2012.


2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty cổ phần cơ khí
đóng tàu Hạ Long giai đoạn 2008- 2012.

2.1.1. Hoạt động sản xuất của công ty.

2.1.1.1.
Năng lực sản xuất.
Với lợi thế về vị trí địa lý là doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố
Hải Phòng, cái nôi của ngành công nghiệp đóng tàu Việt nam. Là doanh nghiệp
có bề dày lịch sử ( hình thành và phát triển từ năm 1974 ), với trang thiết bị máy
móc, nhà xưởng, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệp, đội ngũ
ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, năng lực sản xuất hàng năm của Công ty như
sau:
BẢNG 6: NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY.
STT

Tên sản phẩm

Sản lượng hàng Ghi chú
năm
1
Đóng mới các loại 10000 tấn phương Tương đương 02 tàu
tàu vận tải
tiện
chở hàng trọng tải
5000 Tấn
2
Đóng mới tàu đánh 900 tấn phương tiện Tương đương 03 tàu

có công suất 600CV

3
Sửa chữa các loại từ 10 - 15 chiếc/
tàu vận tải, tàu đánh năm
cá, tàu công trình,
tàu du lịch
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật- Sản xuất, Công ty cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long).
Năng lực sản xuất của công ty ở mức khá, hàng năm có thể đóng mới
10000 tấn phương tiện tàu vận tải, 900 tấn phương tiện tàu đánh cá và sửa chữa
24


từ 10-15 tàu các loại. Điều này có được là do công ty có cơ sở vật chất tương đối
tốt bao gồm xí nghiệp và các phân xưởng riêng biệt, đội ngũ công nhân lành nghề
cũng như kĩ thuật hiệu quả.

2.1.1.2.

Công nghệ.
SƠ ĐỒ 2: CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI TÀU.

25


×