Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tuyển tập dân ca nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 36 trang )

TUYỂN TẬP
Dân ca Nghệ Tĩnh
(NHÓM BÀI CÓ TÍNH CHẤT TƯƠI VUI, SÔI NỔI, MẠNH MẼ)


PHẦN 2

CÁC LÀN ĐIỆU CẢI BIÊN
VÀ CA KHÚC PHÁT TRIỂN TRONG
QUÁ TRÌNH SÂN KHẤU HÓA DÂN CA


LÀN ĐIỆU CẢI BIÊN VÀ CA KHÚC PHÁT TRIỂN
TRONG QUÁ TRÌNH SÂN KHẤU HÓA DÂN CA XỨ NGHỆ

Các làn điệu cải biên và ca khúc phát triển là một bộ phận
không thể thiếu trong quá trình đưa Dân ca xứ Nghệ lên sân khấu,
trở thành bộ môn kịch hát Dân ca. Mặc dù các làn điệu Dân ca gốc
rất giàu chất thơ, chất trữ tình, chất đối thoại dễ đi vào lòng người,
song lại nghèo về làn điệu, hạn chế tính biểu đạt, tính nội tâm sâu
sắc. Trong lúc đó, sân khấu kịch hát Dân ca lại cần đa dạng tính
chất, tính xung đột của sân khấu không chỉ thể hiện qua lời thoại mà
phải bằng những lớp hát đầy kịch tính. Gần 40 năm, kể từ khi thành
lập đoàn Dân ca Nghệ An đến nay, nhiều nhạc sĩ, diễn viên đã sáng
tạo nhiều làn điệu cải biên và ca khúc phát triển Dân ca xứ Nghệ, đã
góp phần quan trọng trong việc thể nghiệm thành công sân khấu
hóa Dân ca xứ Nghệ.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc đến sự đột phá ban đầu của
việc sáng tạo các làn điệu cải biên và ca khúc phát triển Dân ca xứ
Nghệ; Đó là sự phát triển của phong trào sân khấu quần chúng
những năm 1960 của thế kỷ trước, sự ra đời của những vở kịch


ngắn như: “Không phải tôi” của Nguyễn Trung Giáp, “Khi ban đội
đi vắng” của Nguyễn Trung Phong, “Hỏi ai quan trọng”của Nguyễn
Tiến Đang…Cùng với sự vào cuộc của các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nên
một số làn điệu cải biên, ca khúc phát triển đã ra đời và sống mãi
với thới gian như: “Giận mà thương” của Nguyễn Trung Phong,
“Đồng năm tấn” của Thanh Tùng, “Con cóc” của Mai Hồng. “Hát
Khuyên”, “Dò hốt đắp bờ” của Thanh Lưu...
Mặc dù các làn điệu cải biên, ca khúc phát triển có dấu ấn cá
nhân của các tác giả, song trên cơ sở tôn trọng những quy định
nghiêm ngặt của âm nhạc dân gian truyền thống, chúng tôi định ra
các tiêu chí để tuyển chọn đưa vào tuyển tập. Các làn điệu cải biên
phải đảm bảo các tiêu chí sau:


- Về âm nhạc: phải được sáng tác dựa trên tính chất âm nhạc
của các làn điệu gốc như Hò, Ví, Giặm hoặc có sự kết hợp nhưng
phải mang đậm âm hưởng Dân ca xứ Nghệ.
- Về ca từ: dù đặt lời mới hay giữ lời cổ, diễn đạt theo
phương pháp hiện đại hay dân gian, truyền thống đều phải trên cơ
sở phổ thơ với các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, lục
bát biến thể, vè 4 chữ, 5 chữ...
- Cấu trúc làn điệu phải được mô phỏng theo lối cấu trúc làn
điệu dân gian: cấu trúc mở, thang âm, điệu thức dân tộc, vận dụng
các quảng đặc trưng của dân ca xứ Nghệ một cách hợp lý, cách gieo
lời đảm bảo tính phương ngữ của vùng xứ Nghệ, đây là đặc điểm
tạo nên nét đặc trưng nhất, bản sắc nhất của Dân ca xứ Nghệ.
- Về nội dung: các làn điệu cải biên phải đảm bảo được việc
thể hiện tính cách nhân vật, tính đa dùng, khả năng vận dụng trong
nhiều tình huống kịch có cùng mô-típ. Trên cơ sở những tiêu chí
này, chúng tôi tạm chia các làn điệu cải biên thành 3 nhóm như sau:

1) Nhóm bài có tính chất vui tươi, sôi nổi, mạnh mẽ; 2) Nhóm bài
có tính chất tự sự, thể hiện tâm trạng; 3) Nhóm bài thể hiện tính
cách lẳng lơ hoặc mỉa mai, cộc cằn. Tuy nhiên, mọi sự phân chia
đều chỉ mang tính tương đối để tiện cho người sử dụng có thể tham
khảo, vận dụng trong quá trình sử dụng các làn điệu cải biên.
Về ca khúc phát triển: Trong sân khấu kịch hát Dân ca xứ
Nghệ, ca khúc đã hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của sân khấu kịch
hát Dân ca. Ca khúc phát triển nằm trong tuyến nhạc nền, làm
nhiệm vụ khắc hoạ chủ đề của vở diễn, phát triển vở diễn, nhất là
những lúc sân khấu bất lực chỉ có âm nhạc mới nói thay được. Ca
khúc phát triển không cấu trúc theo phương pháp dân gian, truyền
thống mà đã sử dụng phương pháp cấu trúc dân gian đương đại,
song vẫn mang âm hưởng Dân ca xứ Nghệ. Kịch hát truyền thống
của dân tộc như Tuồng, Chèo...trong nhiều thập kỷ qua cũng đã sử
dụng nhiều ca khúc phát triển, huống gì kịch hát Dân ca sinh sau, đẻ


muộn, càng cần phải sử dụng nhiều ca khúc phát triển. Ca khúc
phát triển đã giúp cho vở diễn phát triển sâu hơn, không chỉ hát tự
sự, hát đối đáp giữa các nhân vật với nhau, mà hát để giải toả những
tình huống kịch éo le, những xung đột kịch phức tạp, hát để đưa ta
vào một không gian đầy thơ mộng của tình yêu đôi lứa, của tình
người,... Như vậy, ca khúc phát triển là một bộ phận không thể
thiếu trong sân khấu kịch hát Dân ca, nhất là kịch hát Dân ca xứ
Nghệ mới hình thành và phát triển trong vòng 40 năm..
Các làn điệu cải biên và ca khúc phát triển là những sáng tạo
của các nhạc sĩ trong quá trình giàn dựng vở diễn, song qua thời
gian đã được dân gian hoá trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng
đồng. Trong đó, một số làn điệu cải biên và ca khúc phát triển đã có
đời sống độc lập trong quần chúng nhân dân như những ca khúc

độc lập khác. Đó là “Giận mà thương” của Nguyễn Trung Phong,
“Hát khuyên” của Thanh Lưu, “Chúng con hát về Người” của Hồ
Hữu Thới...
Sau gần 40 năm thể nghiệm sân khấu hoá Dân ca xứ Nghệ,
mặc dù chưa có hệ thống thi pháp hoàn chỉnh cho riêng mình, song
bước đầu, những người làm công tác chuyên môn đã xác định được
hướng bảo tồn, phát huy và xu thế phát triển tất yếu của Dân ca xứ
Nghệ. Số lượng các làn điệu cải biên và ca khúc phát triển được đưa
vào tuyển tập chưa nhiều so với thực tế đã và đang sử dụng, Ban
biên tập cố gắng tuyển chọn những làn điệu có tính đa dùng nhất,
quen thuộc nhất với cộng đồng. Đây là những làn điệu có thể nói đã
phần nào được dân gian hoá, được nhân dân sử dụng trong rất nhiều
hoạt ca, hoạt cảnh, các vở kịch ngắn, trong các chương trình sinh
hoạt văn hoá văn nghệ ở địa phương. Nhiều ca khúc không chỉ
dừng lại trong vở diễn sân khấu mà đã được sử dụng trong nhiều
chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật quần chúng
của các địa phương và cả nước, tạo dấu ấn đậm nét về xứ Nghệ cho
các chương trình nghệ thuật.


Nếu tạo những nhát cắt đồng đại cho Dân ca xứ Nghệ ở thế
kỷ XX-XXI, tin chắc rằng, những làn điệu cải biên, những ca khúc
phát triển có mặt trong cuốn tuyển tập hôm nay là những sáng tác
dù của cá nhân hay tập thể đều thấm đẫm chất Dân ca, đều xứng
đáng là “linh hồn” của Dân ca xứ Nghệ, vừa mang trong mình vẻ
đẹp chân chất, trữ tình của cội rễ, vừa lấp lánh ánh sáng của dân ca
hiện đại, ca khúc trữ tình dân gian và đương đại.


I. CÁC LÀN ĐIỆU CẢI BIÊN

1- NHÓM BÀI CÓ TÍNH CHẤT TƯƠI VUI, SÔI NỔI, MẠNH MẼ
















“Hò bơi thuyền” chính là một biến thể của “Hò trên sông” do Nhạc sĩ Lê Hàm và
Nhạc sĩ Thanh Lưu cải biên khi Đoàn Dân ca Nghệ Tĩnh dàn dựng vở “Mai Thúc Loan”.





×