Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC THỦY LỢI PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH CỦA VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 13 trang )

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC
THỦY LỢI PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH CỦA
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
PGS.TS Nguyễn Vũ Việt
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
trong thời gian vừa qua hoạt động khoa học công nghệ của Viện đã tập trung xác định
một số hướng nghiên cứu trọng tâm đáp ứng các yêu cầu về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên cơ sở các thế mạnh và nền tảng về
khoa học và nhân lực của Viện là: Phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, an toàn hồ đập và
ngập lụt hạ du; đê biển; thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; tưới tiên tiến tiết kiệm
nước; nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.
1. Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, an toàn hồ đập
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán, công nghệ thông tin vào điều tiết lũ,
chỉnh trị sông, sự thay đổi lòng dẫn, cửa sông, bờ biển, chống bồi lắng, dự báo và
cảnh báo thiên tai;
- Nghiên cứu diễn biến lòng sông do xây dựng hồ chứa và sử dụng nước
thượng nguồn, nghiên cứu tích hợp tăng cường năng lực dự báo cảnh báo mưa, xâm
nhập mặn, hạn hán phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quản lý lưu vực (quản lý
hạn, lũ), phương pháp đánh giá và giải pháp nâng cao an toàn đê sông, đê biển và các
công trình phòng tránh giảm nhẹ thiên tai;
- Các giải pháp cho an toàn đập, ngập lụt hạ du sau hồ chứa, ngập lụt nước
dâng do siêu bão;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám kết hợp công nghệ thông tin
GIS để nâng cao năng lực dự báo phòng chống thiên tai, an toàn đập, nghiên cứu nâng
cao quản lý lũ tổng hợp các lưu vực sông, xây dựng bản đồ ngập lụt, bản đồ sạt lở,
động lực học biển và chỉnh trị sông; nghiên cứu dự báo đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu và môi trường, đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu.
2. Tưới tiên tiến tiết kiệm nước
- Lúa: Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho lúa
theo phương thức canh tác tiên tiến (SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Nông - Lộ Phơi) và giảm phát thải khí nhà kính, hướng dẫn thiết kế hệ thống thủy lợi nội đồng và


xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với xây dựng nông thôn mới.


- Cây trồng cạn: Nghiên cứu các giải pháp cấp nước tưới cho cây trồng cạn chủ
lực như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su, mía, chè, cây ăn quả, rau, hoa; Nghiên cứu giải
pháp thúc đẩy sản xuất thiết bị, vật tư cho tưới tiên tiến, tiết kiệm nước….
- Xây dựng các mô hình thủy lợi tiên tiến đáp ứng nền nông nghiệp có tưới, hệ
thống canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình tổ chức thủy nông
cơ sở phù hợp với từng vùng miền;
- Chuẩn bị đề án tổ hợp sản xuất sản xuất một phần trong nước các thiệt bị tưới
tiết kiệm nước.
3. Xây dựng và bảo vệ đê biển: Nghiên cứu quy luật, nguyên nhân gây bồi, xói và đề
ra giải pháp đối với từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây chắn sóng, gây bồi;
các giải pháp công trình bảo vệ bờ biển; công nghệ thi công, ứng dụng vật liệu mới,
vật liệu địa phương, thân thiện môi trường trong xây dựng đê biển.
4. Thủy lợi phục vụ thủy sản: Nghiên cứu các giải pháp cung cấp nước mặn ngọt
chủ động, đảm bảo chất lượng nước cho các khu vực nuôi trồng thâm canh công
nghiệp và xử lý nước thải; cơ chế chính sách để phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng
thủy sản chủ lực tập trung.
5. Xây dựng công trình thủy lợi
- Nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ khảo sát, thiết kế, thiết bị, thi
công công trình thủy lợi (cống ngăn triều, ngăn sông khẩu độ lớn, cửa van lớn, công
trình đập dâng có độ cao lớn..); tự động hóa trong xây dựng và vận hành hệ thống đầu
mối công tình thủy lợi;
- Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng hạ tầng nông thôn, công
nghệ và sử dụng năng lượng tái tạo.
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển nước, giữ nước ở một số lưu vực
sông, cải tiến các thiết bị (máy bơm, cửa van, thiết bị thủy lợi…) phục vụ cấp thoát
nước, giải pháp tạo nguồn, cấp nươc sinh hoạt, sản xuất cho vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới hải đảo…

6. Cơ chế chính sách
- Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống công
trình thủy lợi và đề xuất kế hoạch hiện đại hóa (Rap Masscote Benchmarking);
- Xây dựng các sổ tay, hướng dẫn quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng, quản lý
tưới có sự tham gia của người dân (PIM);


- Xây dựng hướng dẫn đánh giá đạt tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng nông
thôn mới;
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, đào tạo quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách
hợp tác công tư (PPP), mô hình quản lý công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả khai
thác công trình thủy lợi hiện có và theo hướng đa mục tiêu; huy động nguồn lực và tham
gia của các thành phần kinh tế trong cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn;
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức trong nghiên cứu, xây dựng,
khai thác công trình thủy lợi (công trình ngăn sông lớn, hồ chứa, phòng tránh giảm
nhẹ thiên tai, ứng dụng công nghệ mới…).
5. Hợp tác với các tổ chức quốc tế về chuyển giao công nghệ
- Đại học Cologne và các trường đại học của Đức về xây dựng hệ thống quản lý
tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu;
- Chuyển giao hệ thống xử lý nước thải phân tán (DEWATS) của tổ chức BORDA
(Đức) cho các làng nghệ về vệ sinh môi trường nông thôn;
- Công ty HALEX - Nhật Bản: phối hợp nghiên cứu tích hợp và khai thác cơ sở
dữ liệu dự báo lượng mưa;
- Viện khoa học và công nghệ Gwangju - Hàn Quốc: phối hợp nghiên cứu kỹ thuật
thiết kế bộ thu thập số liệu (RTU) tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mặt trời.
Công ty Niken của Nhật về xây dựng hệ thống dự báo , cảnh báo ngập lụt hạ du
cho các lưu vực sông;
- Công ty DHI – Đan Mạch: Phối hợp nghiên cứu để tích hợp bộ mô hình MIKE
Server lên hệ thống máy chủ để tính toán giải quyết các bài toán lũ lụt, hạn hán, xâm

nhập mặn và lan truyền chất lượng nước;
- Công ty Netafim về chuyển giao công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm.
6. Một số kết quả chính
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ: Viện Quy hoạch Thủy lợi, Trường đại học
Thủy lợi tiến hành xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các lưu vực sông cho các tỉnh từ
Thanh Hóa đến Phú Yên để phục vụ công tác điều hành mùa lũ năm2014, xác định
các nội dung cần thực hiện cho các năm tiếp theo. Đến nay Viện và các đơn vị đã xây
dựng xong bản đồ ngập lụt cho các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, các tỉnh
từ Đà Nẵng đến Phú Yên sẽ hoàn thành trước 31/8.


Bản đồ ngập lụt theo cấp báo động III + 01 của TP. Huế
và phương án di dân mùa lũ 2014
- Chủ động tính toán xây dựng bản đồ ngập lụt, nước dâng do siêu bão cho một
số tỉnh ven biển như Thanh Hóa, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.

Từ kết quả tính toán của bão Damrey năm 2005 cho thấy mức độ tàn phá do
nước dân trong siêu bão là rất lớn cho các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Với
những kết quả đã tính toán được, khảng định Viện hoàn toàn làm chủ được công nghệ
dự báo các thông số mực nước, nước dâng, sóng (chiều cao và hướng sóng) ở vùng
ven biển (khu vực có đê và không có đê) với các điều kiện biên khác nhau như mực


nước, triều, nước dâng trê cơ sở dự báo về bão của Trung tâm khí tượng thủy văn
quốc gia cho tất cả các tỉnh ven biển Việt Nam.
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị, lắp đặt các trạm giám sát tự động (giám sát mực
nước, độ mở cửa tràn, cửa cống, đo mưa, độ mặn…) và xây dựng các module phần
mềm chuyên ngành để tích hợp thành hệ thống thông tin quản lý, giám sát và hỗ trợ
điều hành các công trình thủy lợi theo thời gian thực. Hệ thống đã từng bước giải
quyết các vấn đề bức xúc của ngành như: Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ chứa, hệ thống

công trình thủy lợi; dự báo lũ, dự báo ngập lụt vùng hạ du và hỗ trợ điều hành hồ chứa
theo thời gian thực; vấn đề cảnh báo hạn, giám sát, dự báo và cảnh báo xâm nhập
mặn; vấn đề kiểm soát lượng nước trên kênh tưới nhằm tưới tiết kiệm nước cho cây
lúa. Viện đã chế tạo thành công các thiết bị chính trong hệ thống giám sát tự động các
công trình thủy lợi (thiết bị truyền số liệu, thiết bị đo mực nước, thiết bị đo độ
mặn,….). Các thiết bị này đã được Trung tâm do lường Việt nam kiểm nghiệm và đã
được triển khai cho nhiều hồ chứa và hệ thống thủy nông. Việc chế tạo được các thiết
bị này làm giảm giá thành các hệ thống giám sát tự động các công trình thủy lợi
khoảng 30% so với nhập ngoại, chủ động trong việc bảo hành, bảo trì hệ thống để
đảm bảo hoạt động ổn định và lâu dài.
- Công nghê đập
ngầm và hào thu nước với nhiều ưu điểm vượt trội, như vật liệu dễ
̣
tìm, thi công đơn giản, phù hợp cho các công trình cấp nước sinh hoạt loại vừa và nhỏ cho
khu vực miền núi, đặc biệt cho khu vực khan hiếm nước như: Vùng núi cao, biên giới, hải
đảo, thu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt vùng ven biển, hạn chế ảnh hưởng của
xâm nhập mặn.


Công nghệ đã ứng dụng ở đang được triển khai áp dụng thành công ở nhiều địa
phương, như xã Tung Qua Lin, Chăn Nưa, Nậm Cha của tỉnh Lai Châu; ở huyện đảo Bạch
Long Vĩ ...vv. Hiện nay đang triển khai áp dụng ở 3 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu và Tuyên
Quang với sự tài trợ kinh phí của Tổ chức hỗ trợ phát triển kinh tế hải ngoại Úc. Với những
ưu điểm nổi bật, hệ thống lấy nước kiểu đập ngầm có chi phí xây dựng công trình thấp, chỉ
bằng 50-60% so với giải pháp công trình hiện có. Công trình luôn đạt độ bền vững cao, hạn
chế được hư hại do tự nhiên và dòng chảy gây ra vì được đặt ngầm hoàn toàn trong đất.
Lưu lượng nước ổn định, chất lượng nước đạt Quy chuẩn Việt Nam, phù hợp với tập quán
sử dụng của đồng bào vùng cao. Đặc biệt là chất lượng nước luôn đảm bảo an
toàn vệ sinh, ngay cả trong mùa mưa lũ.
- Công nghệ dự báo và giám sát xâm nhâ ̣p mă ̣n ứng đã đư ợc Viện nghiên cứu

và triển khai ứng dụng tại vùng đ ồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Viện đã được Bộ giao xây dựng đề án “Giám sát tình trạng xâm nhập mặn hạ du trên
các hệ thống sông” với nội dung chính: Xây dựng phần mềm, chương trình tính toán
diễn biến xâm nhập mặn cho 3 hệ thống sông chính là sông Hồng - Thái Bình, sông
Vu Gia – Thu Bồn, sông Cử Long; bố trí lắp đạt các thiết bị giám sát mặn; chế tạo, lắp
đặt, quản lý vận hành thiết bị; tổng hợp số liệu quan trắc để hỗ trợ quản lý điều hành
cho Tổng cục Thủy lợi.
- Công nghệ trồng cây chắn sóng được Viện đặc biệt quan tâm nghiên cứu với
mục đích tạo thành vành đai xanh bảo vệ an toàn tuyến đê biển. Với một số ưu điểm
cải tiến như:

Có thể trồng cây chắn sóng tại các bãi triều không thể trồng cây bằng biện pháp
lâm nghiệp thông thường; bãi có dinh dưỡng kém, thể nền yếu, sóng lớn; chi phí trồng
cây chắn sóng rẻ hơn nhiều so với biện pháp gia cố hoặc xây mới đê. Kế t quả nghiên cứu
các loại cây chắn sóng ven biển đã được ứng dụng vào khôi phục và trồng rừng ngập mặn


bảo vệ cho các đoa ̣n đê biể náp dụng trên ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam
Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị Hâ ̣u Lô ̣c - Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng và hiê ̣n
đang tiến hành triển khai trồng tại Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.
- Công nghệ tưới tiết kiệm nước cho những vùng thường xuyên khô hạn Nam
Trung Bô ,̣ Đông Nam Bộ (cho thanh long, nho, chà là); tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa
ở Đắc Lắc (cho cây cà phê của t ập đoàn Trung Nguyên), tưới cho mía ở Quảng Ngãi,
Bình Dương, tưới hoa và cà chua ở Sơn La, tưới cho cây dư ợc liệu (ngưu tất, đương
quy, diệp hạ châu, hồng hoa, nghệ) ở Phú Thọ, tưới cam ở Cao Phong - Hòa Bình.

- Xuất phát từ thực tiễn, Viện đã nghiên cứu và chế tạo thành công bơm hút sâu có
HCK=8m ứng du ̣ng cho vùng miền núi, trung du, những nơi có sự chênh lệch mực nước lớn
trong năm.


Bơm hút sâu áp dụng tại Định Tiến - Yên Định – Thanh Hóa


Hiện nay có 24 chủng loại máy bơm được sản xuất, ứng dụng đạt hiệu quả cao tại
nhiều tỉnh thành trong cả nước: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc
Cạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình , Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi ,Bình Định… Ứng dụng trong nuôi
trồng thủy sản, bơm hút sâu cho phép hút xa nước biển đến 200m đảm bảo chất lượng nước
trong nuôi trồng thủy sản trên cát tại Đại học Vinh, Nghệ An.
- Viện đã tham gia xây dựng mới 147 tiên chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về lĩnh
vực thuỷ lợi, thuỷ điện và đã xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều
tập định mức và đơn giá chuyên ngành thủy lợi phục vụ cho công tác quản lý; Nghiên
cứu phát triển mô hình PIM, với cách tiế p câ ̣n mới về quản lý vâ ̣n hành các công trình
thủy lợi thông qua mô hình xã hội hoá - mô hình quản lý thuỷ nông có sự tham gia của
người dân, đã ta ̣o ra những chuyể n biế n mới, nâng cao hiê ̣u quả dùng nước và tuổ i tho ̣
công trin
̀ h . Các kết quả nghiên cứu về PIM đã được chuyển giao thực tế thông qua
nhiều dự án: VWRAP, AFD, OSDP.
7. Quản lý giám sát và điều hành hồ chứa theo thời gian thực
7.1 Mô tả tổ ng quan hê ̣ thố ng
7.1.2 Chức năng quản lý, giám sát các công trình thủy lợi
- Quản lý các dữ liệu tĩnh:
+ Các hồ chứa: Thông tin của 5640 hồ chứa đã được đưa lên hệ thống. Trong
đó, đã số hóa được 1252 hồ chứa trên bản đồ. Các hồ chứa được quản lý theo tỉnh,
theo lưu vực và theo hệ thống thủy nông. Trong thời gian tới Viện tiếp tục cập nhật, số
hóa các hồ còn lại lên bản đồ.
+ Quản lý, Hiển thị toàn bộ hệ thống sông suối của Việt Nam theo lưu vực,
theo tỉnh trên bản đồ.
+ Quản lý các trạm bơm, đập dâng, cống ngăn mặn, cống lấy nước lớn: Các dữ
liệu này đang được Viện hoàn thiện.

+ Quản lý các hệ thống thủy nông: Các dữ liệu này đang được Viện hoàn thiện.
+ Quản lý, hiển thị các ranh giới địa chính theo tỉnh, huyện, xã.
- Dữ liệu động:
+ Quan trắc các thông số bên ngoài công trình (số liệu đo mưa, mực nước, độ
mở cửa tràn, cửa cống):
* Cập nhật số liệu quan trắc tự động từ các trạm quan trắc tự động (hiện nay đã
lắp đặt thiết bị giám sát tự động cho 18 hồ chứa với 100 trạm đo trên cả nước, 08


trạm đo tự động độ mặn).
* Cập nhật số liệu từ các trạm quan trắc thủ công: Các công trình chưa được
lắp thiết bị giám sát tự động thì có thể nhập số liệu bằng thủ công qua máy tính, máy
tính bảng hoặc điện thoại smartphone.
* Cập nhật số liệu quan trắc từ Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương (615
trạm đo mưa, 381 trạm đo mực nước): Hàng ngày, khi có số liệu mới nhất thì dịch vụ
trên máy chủ của Trung tâm KTTV TW sẽ tự động cập nhật số liệu lên hệ thống.
* Cập nhật số liệu quan trắc các hồ thủy điện từ Tập đoàn điện lực Việt Nam
(EVN): Hàng ngày, khi có số liệu mới nhất thì dịch vụ trên máy chủ của EVN sẽ tự
động cập nhật số liệu lên hệ thống.
+ Quan trắc trong thân công trình (như đường bão hòa trong thân đập, áp lực
thấm nền,….): Các số liệu này đang được Viện tích hợp số liệu từ các dự án quan trắc
trong thân công trình mà Viện đang triển khai.
+ Giám sát công trình bằng hình ảnh camera: Một số công trình lớn đã được lắp
đặt thiết bị camera giám sát ( hồ Dầu Tiếng – tỉnh Tây Ninh, hồ EaSoup – tỉnh Đăk
Lăk, hồ Krong Buk hạ - tỉnh Đăk Lăk, hồ Đá Bàn – tỉnh Khánh Hòa,… ) người dùng
có thể sử dụng máy tính có kết nối internet để truy cập vào hệ thống và xem hình ảnh
trực tiếp công trình.

Giao diện hệ thông tin quản lý, giám sát hồ chứa trên hệ thống thủy lợi Việt Nam
7.2.2. Module dự báo lũ, dự báo ngập lụt vùng hạ du và hỗ trợ điều hành hồ chứa theo



thời gian thực.
Các trạm đo mưa tự động được lắp đặt trên lưu vực và hạ lưu các hồ; các trạm
đo mực nước tự động được lắp đặt tại hồ, sau tràn, sau cống và trên các dòng sông
thoát lũ; các trạm đo tự động độ mở cửa cống, cửa tràn. Các số liệu này tự động cập
nhật lên hệ thống khi thay đổi giá trị.
Khi có số liệu đo mưa trên lưu vực, số liệu mưa dự báo (số liệu này đang được
cung cấp thử nghiệm bởi công ty HALEX – Nhật Bản) hệ thống sẽ tự động tính toán
dự báo dòng chảy đến hồ và mực nước hồ trong thời gian 84 giờ tới, kết quả dự báo
này luôn được hiệu chỉnh từ các số liệu đo mưa trên lưu vực, mực nước hồ và độ mở
cửa tràn cửa cống. Đơn vị quản lý hồ sẽ căn cứ vào kết quả dự báo dòng chảy đến hồ,
mực nước hồ để đưa ra phương án xả tràn, ứng với mỗi phương án xả tràn và số liệu
đo mưa hiện tại và lượng mưa dự báo khu vực hạ du, mực nước trên các triền sông
hiện tại, hệ thống sẽ tính toán dự báo độ sâu các vùng ngập theo thời gian. Dựa vào
kết quả này, đơn vi ̣quản lý hồ sẽ đưa ra phương án xả tràn sao cho đảm bảo an toàn
công trình nhưng giảm thiểu thiệt hại vùng hạ du ít nhất. Khi chọn được phương án xả
tràn và vận hành cửa tràn, hệ thống luôn cập nhật số liệu thực đo để tính toán hiệu
chỉnh kết quả dự báo các vùng ngập lụt và có thể tự động gửi tin nhắn đến điện thoại
di động của người dân về thời gian xả tràn, dự báo độ sâu các vùng ngập lụt theo thời
gian. Trong trường hợp khẩn cấp, giám đốc công ty có thể điều khiển đóng mở cửa
tràn, cửa cống tại bất cứ nơi nào trên máy tính có kết nối internet.

Mô phỏng lưu lượng, mực nước hồ dự báo tại hồ Vực Mấu – tỉnh Nghệ An
trong cơn bão số 10 – năm 2013


Mô phỏng các vùng ngập lụt hạ du hồ Vực Mấu, Nghệ An trong cơn bão số 10, năm 2013
7.2.3 Module cảnh báo các tình huống nguy hiểm:
- Đối với hồ chứa:Cảnh báo theo các trường hợp: Mức an toàn: biểu tượng

cảnh báo màu xanh; Dưới mực nước chết: biểu tượng cảnh báo màu vàng; Lớn hơn
mực nước dâng bình thường: biểu tượng cảnh báo màu tím; Vận hành sai quy trình
hoặc lớn hơn mực nước dâng gia cường: biểu tượng cảnh báo màu đỏ; Các thông số
quan trắc trong thân công trình vượt mức cho phép: màu đỏ; Các công trình được
đánh giá là mất an toàn cần xử lý: mầu đỏ.
- Đối với các trạm đo mưa: Dưới 50mm: biểu tượng cảnh báo giọt mưa màu
xanh; Từ 50-100mm: biểu tượng cảnh báo giọt mưa màu vàng; Từ 100-200mm: biểu
tượng cảnh báo giọt mưa màu đỏ; >200mm: biểu tượng cảnh báo giọt mưa màu tím
- Đối với các trạm đo mực nước trên sông: Không báo động: biểu tượng cảnh
báo là số 0 màu xanh; Báo động 1: biểu tượng cảnh báo là số 1 màu xanh vàng; Báo
động 2: biểu tượng cảnh báo là số 2 màu vàng cam; Báo động 3: biểu tượng cảnh báo
là số 3 màu đỏ; Lũ lịch sử: biểu tượng cảnh báo là số 4 màu tím
7.2.4. Module dự báo, cảnh báo chất lượng nước để lấy nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay Viện đã triển khai được 8 trạm đo độ mặn tự động tại hệ thống thủy
nông Xuân Thủy - tỉnh Nam Định từ năm 2011. Hệ thống sẽ cảnh báo khi độ mặn
vượt qua giới hạn cho phép lấy nước và tự đóng cửa cống. Toàn bộ số liệu được


truyề n trực tiế p v ề trung tâm điều hành . Trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục hoàn
thiện, phát triển module này để có thể dự báo xâm nhập mặn theo thời gian thực,
người dân hoặc các đơn vị quan tâm có thể truy cập vào hệ thống để xem thông tin
giám sát và dự báo độ mặn theo thời gian thực trên mạng internet.
7.2.5. Module cảnh báo hạn hán
Module này, Viện đang hợp tác thực hiện với Trường đại học Cologne của Đức trong
khuôn khổ dự án Lucci. Sau khi hoàn thành, Viện sẽ tích hợp module này vào hệ thống.
7.2.6 Module kiểm soát, điều hành lượng nước phân phối trên hệ thống kênh tưới.
Thiết SGate-TL-F được lắp tại đầu các kênh cấp và trên các công điều tiết.
Thiết bị này có những đặc điểm: Sử dụng năng lượng mặt trời cung cấp cho hệ thống;
truyền và nhận số liệu qua mạng điện thoại di động thông qua dịch vụ GPRS hoặc qua

sóng vô tuyến; Giám sát số liệu, hình ảnh công trình, cảnh báo khi có người đến gần
công trình.
Module này có các chức năng sau:
- Giám sát mực nước, lưu lượng đang chảy qua các cống phân phối nước và các
công điều tiết;
- Tính toán nhu cầu tưới, lập kế hoạch phân phối nước của hệ thống;
- Lập phương án vận hành hệ thống theo thời gian thực;
- Điều khiển đóng mở các cống lấy nước, cống điều tiết từ trung tâm điều hành.
7.3. Một số sản phẩm do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã nghiên cứu chế tạo
để tích hợp vào hệ thống
+ Thiết bị thu thập và truyền số liệu từ xa (RTU-TL3).
+ Thiết bị đo mực nước.
+ Thiết bị đo độ mở cửa cống.
+ Thiết bị đo độ mở cửa tràn.
+ Thiết bị chốt cửa tràn tự động.
+ Thiết bị đo độ mặn (Model SAL-TL).
+ Thiết bị kiểm soát lượng nước phân phối từ xa trên kênh tưới (model SGate-TL-F).
+ Bộ ổn định nguồn để lưu trữ, cung cấp điện cho các trạm đo.
+ Giải pháp cung cấp nguồn điện cho các trạm giám sát tự động từ năng lượng
mặt trời.
+ Phần mềm giám sát điều khiển hệ thống từ xa.


+ Phần mềm dự báo lũ, dự báo các vùng ngập lụt hạ du và hỗ trợ điều hành hồ
chứa theo thời gian thực.
+ Phần mềm quản lý, giám sát các công trình thủy lợi dựa trên công nghệ
WebGis




×