Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.62 KB, 17 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỊNH THÀNH
TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12

I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
1. Những nét cơ bản về nội dung và hình thức của văn bản văn học.
a. Các khái niệm của nội dung
* Đề tài
- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá
và thể hiện trong văn bản.
- Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
* Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.
- Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với
cuộc sống.
- Một văn bản có thể có nhiều chủ đề.
- Một văn bản có thể có sự đồng nhất giữa chủ đề và đề tài.
* Tư tưởng của văn bản
- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu ra.
- Là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc
 là linh hồn của văn bản văn học.
* Cảm hứng nghệ thuật
- Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
- Trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà sẽ truyền cảm, hấp dẫn người
đọc.
b. Các khái niệm về hình thức
* Ngôn từ
- Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.
- Phương tiện tạo nên các chi tiết, sự việc, nhân vật.


- Mỗi nhà văn có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
* Kết cấu
- Sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn
chỉnh, có ý nghĩa.
* Thể loại
- Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản
 nội dung và hình thức tồn tại thống nhất trong một văn bản văn học.
c. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học

1


- Văn bản vh có chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp  nội dung
văn bản vh cần đáp ứng các chức năng đó.
- Trau dồi tìm tòi hình thức mới mẻ, có tính nghệ thuật cao.
 nội dung và hình thức cần thống nhất.
2. Tiếng Việt:
* Thực hành hàm ý
a. Khái niệm
Ví dụ 1.
Đến đây mận mới hỏi đào,
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
(Ca dao Việt Nam)
- Những từ ngữ: mận, đào, vườn hồng, lối vào,... có phải chỉ thể hiện nghĩa tường minh
hay còn thể hiện nghĩa khác?
- Gợi ý: Hàm ý chàng trai hỏi cô gái về ý trung nhân.
Ví dụ 2.
Đối đáp

Vợ: - Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỷ sa tăng còn sướng hơn.
Chồng: - Ủa, lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?
( Tiếu lâm Việt Nam hiện đại)
- Hàm ý của người vợ trong truyện này là gì?
- Gợi ý: Tôi mà biết anh ...(nghĩa là anh còn tệ hơn quỷ sa tăng).
Ví dụ 3.
Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước
ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về.
(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
- Hãy tìm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong đoạn văn trên.
- Gợi ý:
Nghĩa tường minh
- Thiếu thông tin về số lượng bò
bị mất.
- Thừa thông tin về việc lấy súng
đi bắt con hổ.

Hàm ý
- Công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công
nhận mình có lỗi.
- Khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc
tội, hơn nữa còn hé mở hi vọng con hổ có giá
trị nhiều hơn so với con bò bị mất.

2



* Khái niệm THCS
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng ngôn ngữ trong
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
* Khái niệm THPT (lớp 12)
Những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng
không nói ra trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra.
b. Luyện tập
Bài tập 2 SGK tr 80
a. Câu nói của Bá Kiến: “ Tôi không phải là cái kho”
- Hàm ý: “ Cái kho” là biểu tượng của của cải, sự giàu có.(Tôi không có nhiều tiền
của để có thể lúc nào cũng cho anh được- Chí Phèo)
- Cách nói này không đảm bảo phương châm cách thức: không nói rõ ràng, mạch
lạc mà thông qua hình ảnh cái kho để nói bóng gió đến tiền của.
b. Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có dùng những câu hỏi:
- “ Chí Phèo đấy hở?”
=> Không nhằm ý định hỏi, thực hiện hành động hỏi, mà mục đích hô-gọi, hướng
lời nói đến người nghe.
- “ Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?”
=> Nhằm mục đích cảnh báo, sai khiến, thúc giục: Chí Phèo làm mà ăn chứ không
thể luôn đến xin tiền.
c. Lượt lời 1, 2 Chí Phèo không nói hết ý: đến để làm gì?
- Hàm ý được tường minh ở lượt lời thứ 3 của hắn.
- Cách nói ở hai lượt đầu không đảm bảo phương châm về lượng (không đủ lượng
thông tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói) và cả phương châm về cách thức
(không nói rõ ràng).
Bài tập 2 SGK tr 99
a. Câu hỏi đầu tiên của Từ:
“Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?”.

=> Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc
khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều
đi nhận tiền nhuận bút ).
b. Câu “nhắc khéo” thứ hai:
“Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”.
=> Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về
để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức)
c. Tác dụng cách nói của Từ:
- Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc
khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)...
- Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn
tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn
cảnh khó khăn.
* Tổng kết phần tiếng Việt.
a. Các phong cách ngôn ngữ.

3


Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Lớp 10)
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi thông
tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết
(thư từ, nhật kí, tin nhắn, lời hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm…)
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm
xúc và tính cá thể) và các đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Lớp 10)
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn ngữ văn chương, không chỉ có chức năng
thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm
ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính
truyền cảm, tính cụ thể hóa.
Phong cách ngôn ngữ báo chí (Lớp 11)
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh
vực truyền thông đại chúng (báo in, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình).
- Một số thể loại văn bản báo chí tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, quảng cáo
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí: Tính thông tin sự kiện, tính ngắn
gọn , tính hấp dẫn.
Phong cách ngôn ngữ chính luận (Lớp 11)
- Là phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và tồn tại như một phong cách
độc lập, do cách thức sử dụng ngôn ngữ đã hình thành những đặc trưng tiêu biểu.
- Thao tác chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận: Tính công khai về quan điểm
chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm, thuyết phục,...
Phong cách ngôn ngữ khoa học (Lớp 12)
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học: Dạng viết: sử
dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ,… Dạng nói: yêu cầu cao về phát
âm, diễn đạt trên cơ sở một đề cương.
- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, logic, tính khách quan, phi cá
thể.
Phong cách ngôn ngữ hành chính (Lớp 12)
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao
tiếp trong phạm vi các cơ quan Nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là
cơ quan), hoặc giữa cơ quan với người dân và giữa người dân với cơ quan, hay giữa
những người dân với nhau trên cơ sở pháp lí.
- Đặc trưng: Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ.

4



II. Phần làm văn (8,0 điểm)
1. Nghị luận xã hội
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
- Bàn luận:
+ Phân tích biểu dương các mặt đúng.
+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Để triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần xác định đúng nội
dung tư tưởng, đạo lí đặt ra trong đề bài; căn cứ vào nội dung đó mà giải thích, phân tích,
bình luận để làm sáng tỏ vấn đề và rút ra bài học (chú ý: khi nêu bài học cần chân thực,
tránh hô hào chung chung hoặc đao to búa lớn...)
* Trong khi viết bài cần phối hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận,...Cần diễn dạt ngắn gọn, trong sáng, nhất là cần nêu bật được suy nghĩ riêng
của bản thân.
Ví dụ 1. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
câu nói sau: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người
ngại núi e sông” theo Nguyễn Bá Học.
Ví dụ 2. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
câu nói sau: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương
hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Theo nhà văn
Nga L.Tôn-xtôi.
Ví dụ 3. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
câu nói sau: “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những
điều tốt đẹp”. Theo Arnold Schwarzenegger.
Ví dụ 4. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
câu nói sau: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Theo M.Xi-xê-rông
(nhà triết học La Mã cổ đại).
Ví dụ 5. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về

câu nói sau: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng
được sống”. Theo Democrite.
b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nêu rõ hiện tượng cần bàn luận.
- Phân tích các mặt đúng- sai; lợi- hại.
- Chỉ ra nguyên nhân và đề suất giải pháp.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng.
* Hiện tượng xã hội được bàn luận có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực.
Tích cực để biểu dương, ca ngợi và tiêu cực để phê phán, lên án,…Người viết cần nhìn
nhận, phân tích hiện tượng đó từ nhiều phương diện để có cái nhìn toàn diện, tránh phiến
diện, cực đoan. Phê phán hay ca ngợi đều phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở khoa học, có cái
nhìn nhân ái, bao dung, tránh suy diễn, áp đặt.

5


* Trong khi viết bài cần phối hợp các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ,
bình luận,...Cần diễn dạt ngắn gọn, trong sáng, nhất là cần nêu bật được suy nghĩ riêng
của bản thân.
Ví dụ 1. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
chuyện đỗ, trượt trong thi cử.
Ví dụ 2. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
vấn đề tai nạn giao thông hiện nay.
Ví dụ 3. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
hiện tượng xả rác bừa bãi.
Ví dụ 4. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
hiện tượng nghiện Internet của thanh niên ngày nay.
Ví dụ 5. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của em về
hiện tượng chọn nghề.
c. Kiểu bài nghị luận xã hội kết hợp

- Nêu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn câu nói)
- Giải thích; nêu ý nghĩa của câu nói.
- Phân tích và chứng minh (tùy theo đề bài yêu cầu mà người viết chọn cách viết
cho phù hợp):
+ Mặt tốt  ý nghĩa  dẫn chứng cụ thể.
+ Mặt xấu  hậu quả  dẫn chứng chung.
- Bài học nhận thức:
+ Đánh giá: Khẳng định  Nêu ý nghĩa.
Phủ định  Hậu quả. Viết câu văn ngắn gọn.
+ Hành động: Phát huy/ ngăn chặn (gởi thông điệp).
* Tuy nhiên, học sinh có thể tiến hành nhiều cách khác nhau, miễn sao làm sáng tỏ
được nội dung đề bài yêu cầu cũng được chấp nhận.
2. Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
2.1. Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
- Đối tượng của bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi là giá trị nội
dung, nghệ thuật của một đoạn trích, tác phẩm hoặc so sánh nhiều đoạn trích, tác phẩm
văn xuôi với nhau.
- Người viết kiểu bài này cần thể hiện được những hiểu biết đúng đắn về đoạn tích
hay tác phẩm, chỉ ra những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật. Việc phân tích, bình
luận cần khách quan, khoa học dựa trên văn bản.
2.2. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn trích, tác phẩm văn xuôi cần nghị
luận.
- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề bài (phân
tích chi tiết, tình huống truyện; phân tích nhân vật để làm sang tỏ giá trị nội dung và nghệ
thuật).
- Đánh giá chung về đoạn trích, tác phẩm văn xuôi đó.
* Cần phối hợp các thao tác nghị luận trong bài viết. Cố gắng nêu lên những nhận
xét, đánh giá riêng của bản thân.


6


2.3. Kĩ năng cần rèn luyện khi làm bài văn nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm
văn xuôi.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một đoạn trích,
tác phẩm văn xuôi.
- Huy động các kiến thức sách vỡ và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để
viết bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
3. Khái quát về tác giả, tác phẩm truyện: Vợ chồng A phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu,
Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa.
* Vợ chồng A Phủ
a. Tác giả:
- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có
vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền khác trên
đất nước.
- Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh
động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có- nhiều khi rất bình dân và thong tục, nhưng
nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
b. Tác phẩm
- Vợ chồng A Phủ được trích từ tập truyện Tây Bắc. Đó là kết quả chuyến đi thực
tế của nhà văn cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Trong chuyến đi này, Tô Hoài
đã sống và gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi. Chính con người và cuộc sống nơi
đây đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để nhà văn hoàn thành ba truyện ngắn của tập
truyện: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.
Truyện nhận được giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.
c. Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực:
+ Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo;
+ Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.

- Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người
dân lao động miền núi trước cách mạng.
+ Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị.
+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách
mạng của nhân dân Tây Bắc,…
* Vợ nhặt
a. Tác giả
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và
người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông
hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ.
- Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy
thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn
yêu đời; thật thà, chất phác mà thong minh, hóm hỉnh, tài hoa.
b. Tác phẩm
- Vợ nhặt thực ra là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau
Cách mạng Tháng tám thành công nhưng còn dang dở và thất lạc bản thảo trong kháng

7


chiến. Sau khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ viết lại thành
truyện ngắn này. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí, 1962.
c. Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực.
Ghi lại chân thực nạn đói 1945 và cuộc sống bị đe dọa nghiêm trọng của nhân dân
lao động.
Cái đói khiến con người bị trở nên bị rẻ rúng.
- Giá trị nhân đạo.
Lên án, tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Cảm thông, thấu hiểu và xót xa trước những đau khổ, cực nhọc của cuộc sống
người dân.
Trân trọng phát hiện và ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của người lao động: giàu tình
yêu thương, giữa khốn khó họ không ngừng khát khao đổi đời, hạnh phúc và tổ ấm gia
đình.
Niềm tin vào khả năng đổi đời của người lao động.
* Rừng xà nu
a. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn trưởng thành trong cả hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Trước năm 1954, ông là nhà văn của cảm hứng lãng mạn.
Nhưng sau năm 1954, ông lại là nhà văn của hiện thực cuộc sống.
- Ông cũng là một trong những nhà văn gắn bó mật thiết với vùng đất Tây Nguyên.
b. Tác phẩm
- Sau khi tập kết ra Bắc, 1962 Nguyễn Trung Thành trở lại chiến trường miền
Nam, vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào
miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức qui mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh
ấy, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất,
kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào nói chung.
- Rừng xà nu đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung
trung bộ (số 02, 1965). Sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương
những anh nhùng Điện Ngọc(1969).
c. Đặc sắc nghệ thuật.
Rừng xà nu giàu âm hưởng sử thi: Được thể hiện ngay ở chủ đề của tác phẩm, ở
cuộc đời và số phận mang tính bi tráng của nhân vật chính, ở cách đặt toàn bộ câu chuyện
vào khung cảnh thiên nhiên hoành tráng, kết hợp với giọng kể trang nghiêm như lời phán
truyền của cụ Mết.
Ngôn ngữ truyện giàu âm hưởng, vừa trang nghiêm, vừa hào hùng khiến cho câu
chuyện kể hiện tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ bỗng có một “ độ lùi sử thi” trong sự
chiêm nghiệm của người đọc.
* Những đứa con trong gia đình

a. Tác giả
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải
phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu nặng
với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người nông dân
Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

8


Các tác phẩm của Nguyễn Thi thường bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực nóng bỏng,
ác liệt ở mặt trận miền Đông- Nam bộ. Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là những
người nông dân vùng đất này, những con người bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung
hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì
độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Văn Nguyễn Thi vừa
giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm trữ
tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam bộ, có khả năng tạo nên
những nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
b. Tác phẩm
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất
sắc nhất của Nguyễn Thi. Câu chuyện ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện được viết ngay trong những ngày chiến
đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng và được in trong tập
truyện và kí xuất bản năm 1978.
c. Đặc sắc nghệ thuật
Văn Nguyễn Thi giàu chi tiết, cụ thể, đầy giá trị tạo hình và đậm chất Nam bộ. Lời
mỗi nhân vật đều được cá thể hóa rất rõ nhưng không hề lạm dụng từ ngữ địa phương,
không làm mất đi tính trong sáng và chuẩn mực của ngôn ngữ văn học.
Ngòi bút xây dựng và miêu tả cá tính hóa nhân vật.
Tạo bối cảnh đặc biệt.

Đưa vào tác phẩm những chi tiết giàu tính biểu cảm: Chi tiết khiêng bàn thờ má
sang nhà chú Năm, dùng cuốn sổ gia đình để nhập chuyện gia đình vào chuyện quê hương
đất nước.
* Chiếc thuyền ngoài xa
a. Tác giả
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học
Việt Nam thời kì đổi mới. Trước 1975 ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng
mạn.
Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những
vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong sô những “ người mở đường tinh anh và
tài năng” (Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
b. Tác phẩm
Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn
Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đỏi mới đã đi sâu khám
phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật
của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiềm hạnh
phúc và hoàn thiện nhân cách.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn in đậm phong cách tự
sự- triết lí của ông. Rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự trong giai
đoạn sáng tác thứ hai(những năm 80 trở về sau).
Truyện lúc đầu được in trong tập Bến quê(1985), sau được nhà văn lấy làm tên
chung cho một tuyển tập truyện ngắn(in năm 1987).
c. Đặc sắc nghệ thuật

9


Có thể thấy nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ở một số
điểm cơ bản sau:
Tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

Cách khắc họa nhân vật hết sức tinh tế.
Giọng điệu trần thuật của tác phẩm đa dạng: có khách quan, ngạc nhiên khi thuật tả
cảnh đời, cảnh biển; có lo âu khi tái hiện lời thoại của người đàn bà; có sót thương, căm
phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn ông ngược đãi vợ con; có day dứt, khắc khoải khi
thấy người phụ nữ chưa tìm được lối thoát nào sáng sủa, có sự trầm tĩnh dung hòa và tĩnh
táo…
III. Gợi ý tham khảo

ĐỀ 1
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan
trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng
ta xa cách nhau hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp
khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc,
chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú
dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ
túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm
rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay
trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì
“cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ”…
( Trích Gần mặt…cách lòng- Lê Thị Ngọc Vi- Tuổi trẻ Online 04/05/2014)
a. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đoạn văn nói về thực
trạng gì đang phổ biến hiện nay ?
b. Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo ? Cách
đặt như thế có hàm ý gì?
II. Phần làm văn (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)
“Tại sao xếp hàng là hành vi rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được và ai cũng
muốn, nhưng rốt cuộc không ai chịu làm? Có phải vì người Việt chúng ta hay có thói

10


quen nhìn nhau và làm theo nhau. Người đến sau thấy người đến trước nhờ chen lấn mà
được việc, nên cũng bắt chước làm theo và sợ rằng nếu xếp hàng mình sẽ bị thua thiệt.
Người có ý thức xếp hàng bị coi thường, hoặc bị cho là muốn chơi trội, muốn thể hiện….
Bởi chẳng ai muốn mình trở nên “khó coi”trong mắt mọi người, cho nên người nghiêm
túc xếp hàng ngày càng trở nên hiếm hoi, những kẻ chen ngang thì coi hành vi của mình
là chuyện bình thường. Và họ đã vô tình tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, tạo môi
trường cho thói ích kỷ, mưu mẹo…”
Đọc mẩu tin trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết của “văn hóa xếp hàng”?
Hãy bàn luận trong một bài văn ngắn.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn
sau:
“ …Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau
chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ
vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn
chuyện sung sướng về sau này:
-Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm
cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà
xem…
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con
lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu
cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:

- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà
lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm
nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon
đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có
cám mà ăn đấy.
(Trích “Vợ nhặt” – Kim Lân, Sgk Ngữ văn 12, tập 2, Nxb GD 2009, tr 31)
ĐỀ 2
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

11


“Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn
hóa, người Việt Nam có nền văn hóa của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã
bị xóa bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực,
linh hoạt, dung hòa. Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm,
tinh nhanh, khôn khéo, gỡ các khó khăn, tìm được sự bình ổn”.
(Trích “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” – Trần Đình Hượu, Sgk Ngữ văn 12, tập 2,
NXB Giáo dục 2008, trang 159)
a. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Xác định nội dung chính của
đoạn văn.
b. Hai chữ “văn hóa” trong câu văn “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết
thực, linh hoạt, dung hòa” được hiểu như thế nào?
II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)

“Theo báo cáo chưa đầy đủ của Bộ Y tế, từ 28 đến hết mùng 5 Tết, các cơ sở y tế
trên toàn quốc tiếp nhận hơn 6.200 trường hợp nhập viện do đánh nhau, trong đó có 15
trường hợp tử vong.
So với những năm trước, con số này đã tăng vọt. Trong đó chỉ tính riêng đêm giao
thừa và mùng 1 Tết, đã có hơn 800 ca chấn thương do đánh nhau phải nhập viện, trong
ngày mùng 2 - 3 Tết, mỗi ngày có gần 930 trường hợp phải nhập viện...”.
(Trích Báo Vietnamnet ngày 24.02.2015)
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình về hiện tượng trên?
Câu 2 (5,0 điểm)
Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi có lời thoại như
sau: “Giỏi, việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thế,
đặng bề nước non”. Lời thoại trên đang nói đến nhân vật nào. Viết bài văn nghị luận trình
bày cảm nhận của em về nhân vật đó.
ĐỀ 3
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
… Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng
chí Nguyễn Bá Thanh còn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy
chung, một người anh, một người cha, một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ,
thương yêu các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

12


Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã
được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân
chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của
Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương
của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong
cả nước đã dành trọn cho đồng chí…

( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo điện tử INFONET giới thiệu
ngày 16/02/2015).
a. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Xác định nội dung chính của
đoạn văn trên.
b. Xác định nghĩa hàm ý trong câu văn “cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm
huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng
cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí”…
II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Phấn son
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và
thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi
shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều
không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì…
(Trích Truyện ngắn hay và ý nghĩa về mẹ, nguồn Internet)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu chuyện trên ? Từ đó có thể rút ra điều gì bổ
ích cho bản thân mình.
Câu 2( 5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước qua hai nhân vật Tnú trong truyện ngắn“Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành và Việt trong truyện ngắn“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

ĐỀ 4
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
“... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng


13


hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế,
nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,…
và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân.
Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng”
trở nên vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên
Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác.
Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện
đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm
mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…
Facebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con
người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mãi nói chuyện với người trên mạng mà
quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với
mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời
thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô
đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop…”
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn)
a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Văn bản đề cập đến những tác
hại nào của mạng xã hội Facebook?
b. Từ nội dung của văn bản trên tác giả muốn nhắn gửi điều gì đến học sinh hiên nay?
II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1( 3,0 điểm)
“Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất. Tuy
nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân cách
của mỗi con người” (Frank Crane).
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Câu 2(5,0 điểm)
Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:

“Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái.
Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”.
(Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
Trình bày cảm nhận của anh(chị) về “bóng tối” và “những tia sáng ấm
lòng” trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
ĐỀ 5
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)

14


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:
- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi
nẩy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như
dấu hiệu chào đón mùa xuân…Tôi muốn cảm nhận được sự ấm áp của mặt trời và thưởng
thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ
gặp phải điều gì ở nơi tăm tối đó. Và giá như những chồi non của tôi mọc ra, đám côn
trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi
có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết
là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
(Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất Hạt giống tâm hồn- NXB Tổng hợp TP. HCM,
năm 2014)
a. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Hãy nêu nội dung chính của
đoạn văn.
b. Nêu nghĩa hàm ý của đoạn trích?

II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy
đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”.
Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ
khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to:
Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”.
Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống
của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù
ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu
thương con”
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)
Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài văn nói lên suy nghĩ của mình về mối
quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?
Câu 2(5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng
hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở

15


tác phẩm này, nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân
nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
ĐỀ 6
I. Phần đọc- hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
“Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào…”
(Trích bài thơ Dặn con – Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ, Nxb Văn học, 1993)
a. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Người cha đã nhắc nhở
con điều gì trong văn bản trên?
c. Hãy lí giải tại sao người cha lại dặn dò con: không bao giờ được hỏi/ Quê hương
họ ở nơi nào.
II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Cái nhiệt kế và máy điều hòa nhiệt độ
Bạn có biết sự khác biệt giữa cái nhiệt kế và máy điều hòa nhiệt độ không?
Cái nhiệt kế đơn thuần chỉ cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt. Ví
dụ như cái nhiệt kế của bạn đang chỉ 35 độ C và bạn đem nó vào trong phòng máy lạnh có
nhiệt độ là 28 độ C thì nó sẽ thay đổi chỉ số của mình để phù hợp với nhiệt độ của phòng
là 28 độ C. Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh để hòa hợp với nhiệt độ của môi trường xung
quanh.
Cái máy điều hòa thì ngược lại, nó điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Nếu trong
phòng đang có nhiệt độ là 28 độ C và máy điều hòa cài đặt ở 20 độ C thì chẳng bao lâu
nhiệt độ trong phòng là 20 độ C, phù hợp với chỉ số của máy điều hòa.

16


(Trích Bài học làm người – Nxb Trẻ, 2006)
Trong cuộc sống, anh/chị sẽ là cái nhiệt kế hay là cái máy điều hòa nhiệt độ? Hãy
viết một bài văn bày tỏ quan điểm của bản thân.

Câu 2(5, 0 điểm)
Số phận bi thảm và vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo trong xã hội cũ
qua hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân.

17



×