Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.05 KB, 16 trang )

Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Mục lục
1. Tổng quan bệnh teo cơ DMD
2. Triệu chứng bệnh
3. Chẩn đoán
• DNA test
• Muscular biopsy test
• Prenatal test
4. Liệu pháp gen:
• Liệu pháp truyền thống
• Liệu pháp mới
• Hướng đi mới 1: mini- và micro- dydstrophin
• Hướng đi mới 2: exon skipping
5. Khái quát các liệu pháp gen điều trị DMD
6. Tài liệu tham khảo

1

Trang
2
3
4-5
4
5
5
6-14
6
7
7
11


14
15


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Tổng quan: Bệnh teo cơ Duchenne muscular dystrophy
Duchenne muscular dystrophy (DMD) là một dạng bệnh teo cơ, liên quan tới việc
biểu hiện tính trạng lặn của nhiễm sắc thể giới tính X. Người mặc chứng bệnh này sẽ
thoái hóa cơ rất nhanh, thậm chí mất khả năng đi lại và chết; tỷ lệ mắc là 1/3500 nam,
góp phần lớn nhất về tầm nguy hiểm trong tất cả các dạng teo cơ. Hầu hết chỉ nam có
biểu hiện bệnh, nữ thường là người mang yếu tố gây bệnh, trừ trường hợp nữ có cha bị
bệnh còn mẹ mang bệnh. Sự rối loạn này là do có đột biến trong gen DMD, định vị
trên nhiễm sắc thể giới tính X (Xp21) trong thể gen của con người.
Cho tới nay, gen DMD được coi là gen lớn nhất trong số 30,000 gen, mã hóa cho
các loại protein của con người; bao gồm 79 exons _chứa 2,6 triệu bp. Với kích thước
lớn như thế, gen luôn có xu hướng sắp xếp lại và tái tổ hợp, rất dễ gây ra đột biến.
Phần lớn là đột biến do mất một hoặc một vài exon ( 60%); tuy nhiên, lặp đoạn (6%),
đảo đoạn và đột biến điểm cũng đã được tìm thấy. Khi xảy ra đột biến, nó sẽ phá vỡ
khung đọc khi phiên mã dystrophin và dẫn tới việc kết thúc sớm quá trình tổng hợp
protein này.
Dystrophin là thành phần cấu trúc vô cùng quan trọng trong các tế bào cơ, giúp
liên kết các protein từ phía bên trong khung xương của mỗi sợ cơ với phức hợp ngoài
màng sợi. Nếu vắng mặt dystrophin sẽ cho phép canxi thâm nhập quá mức qua màng
tế bào, gây nguy hiểm cho các sợi cơ và thủng màng, nhưng vai trò tiềm năng của
protein này còn là truyền tín hiệu, cho nên nhiều triệu chứng bệnh được phát hiện có
nguồn gốc từ hai hướng. Sự yếu đi của các cơ một cách nhanh chóng dẫn tới việc tất
cả các bệnh nhân mắc DMD đều phải ngồi xe lăn trước 12 tuổi và hầu như sẽ chết ở
tuổi 20.
Hình 1: Vai trò

của dystrophin

2


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Triệu chứng
Triệu chứng chính của DMD, hay rối loạn thần kinh cơ nhanh chóng, là sự yếu đi của
các cơ, đi kèm với nhiễm độc cơ, đầu tiên là ở các cơ thần kinh chủ động như cơ
xương chậu, xương mác, diễn tiến tới các cơ thuộc vùng vai và cổ, lan xuống cơ tay
và cơ hô hấp. Các triệu chứng xuất hiện từ những năm đầu của trẻ:







Trẻ có thể bắt đầu bị sẩy chân, vấp ngã, đi lắc lư, gặp khó khăn khi đi lên cầu
thang và đi bằng ngón chân (gót chân không nện xuống ,một đáp ứng bù lại của
cơ thể khi cơ duỗi đầu gối bị yếu ).
Mệt mỏi
Gặp khó khăn với các kỹ năng liên hoàn ( chạy, nhảy lò cò, nhảy cao..)
Khả năng học kém
Mắc chứng cơ bắp chân phình to, khi các mô cơ bị phá huỷ và được thay bằng
mỡ.

Hình 2: Mô bệnh học thuộc cơ cẳng chân, từ người bị
mắc bệnh Dunchenne và đã tử vong. Quan sát cho

thấy rất nhiều sợi cơ đã bị thay thế bởi các tế bào mỡ.

3


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Chẩn đoán
A. DNA test:
Việc kiểm tra và phân tích DNA có thể xác định được loại đột biến và những exon
nào bị ảnh hưởng.
Theo trang Leiden Muscular Dystrophy( hiệu đính tháng 10,2008):
Dựa trên những kết quả mới nhất đảm bảo xác định được các loại đột biến trong
gen DMD_ nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ Dunchenne [xem Table, White & den
Dunnen 2006, Aartsma-Rus 2006] thì các kỹ thuật dựa trên vật liệu DNA tốt nhất cho
đến nay để phát hiện ra những thay đổi ở mức phân tử trong cơ thể bệnh nhân như
sau:
1. Kiểm tra mất đoạn- lặp đoạn:
• Multiplex Ligation-dependent Probe Amplification (MLPA): Điểm mạnh
của MLPA (Schwatz & Duno 2003) ở chỗ nhờ phương pháp này người ta đã
kiểm tra được tất cả 79 exon trong gen DMD, đánh giá exon nào có khả
năng bị đột biến mất hay lặp đoạn.
• Multiplex PCR (Beggs & Chamberlain kits): phương pháp này chỉ có thể
kiểm tra 18 trong tổng số 79 exon và nó không xác định được đột biến lặp
đoạn trên 5-7% bệnh nhân (den Dunnen 1989, White & den Dunnen 2006).
Ngoài ra, các kỹ thuật truyền thống, như Southern blotting, khá cần thiết để
xác định được những giới hạn chính xác của vùng tái sắp xếp trên gen, cũng
như là lọc ra các đột biến lặp đoạn. Việc tìm kiếm những giới hạn này vô
cùng quan trọng nếu muốn phân biệt được các khung đọc mở trong những
khung đọc đã bị thay đổi do đột biến.

• Các phương pháp khác : một số phương pháp định lượng khác cũng đã đang
được sử dụng rải rác, qPCR (quantitative-PCR - e.g. Ashton 2008);
Multiplex-Amplifiable Probe Hybridisation - (MAPH - White 2002) là một
phương pháp đơn giản và có tính chọn lọc cao, nhưng nó đòi hỏi hàm lượng
DNA mẫu nhiều và thao tác tỉ mỉ. FISH, CA_ phương pháp phân tích đánh
dấu lặp và qPCR đặc hiệu exon là những công cụ có giá trị để xác nhận các
4


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền
vùng tái sắp xếp đã biết trong cơ thể người mang yếu tố gây bệnh nhưng lại
không hiệu quả lắm nếu muốn kiểm tra bệnh nhân trực tiếp.
2. Kiểm tra đột biến điểm:
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc kiểm tra đột biến điểm dựa trên vật liệu RNA là
kỹ thuật mạnh nhất để phát hiện ra những thay đổi mất hay lặp những đoạn có hại
nhưng không phải exon trên gen DMD. Bằng cách nhân vùng mang mã trọn vẹn trên
DMD từ khuôn RNA, tất cả các đột biến gây ngắn cụt bất lợi sẽ được giải quyết, bao
gồm cả những trình tự RNA-splicing. Phương pháp Protein Truncation Test (PTT)
đang được cải thiện và tỏ ra rất hiệu quả, tuy đây chưa phải là cách đơn giản nhất.
Hơn nữa, với các mẫu RNA lấy sinh tiết từ cơ thì không phải lúc nào cũng cho kết
quả, với mẫu RNA từ tế bào lympho thì rất khó tiến hành (Tuffery-Giraud 2004).
Đoạn cDNA có được sau RT-PCR được đem đi giải trình tự để xác định sự có mặt của
các loại đột biến (Hamed 2006, xem Primers for DMD RNA RT-PCR).

B. Muscle biopsy test:
Nếu các kiểm tra trên DNA thất bại trong việc phát hiện đột biến, việc thử sinh tiết
cơ cần được tiến hành. Chiết tách lấy một lượng mẫu nhỏ mô cơ rồi đem nhuộm nhằm
phát hiện dystrophin. Sự vắng mặt hoàn toàn loại protein này chỉ ra người mắc bệnh.

C. Prenatal tests:

(Các kiểm tra khi mang thai)
Nếu một trong 2 người bố hoặc mẹ là người mang nhân tố gây bệnh (carrier), thì
đó là mối nguy hiểm tiềm tàng cho đứa trẻ. Các test này được tiến hành trong suốt
thời kỳ mang thai, nhằm cố gắng phát hiện ra thai nào bị ảnh hưởng.

5


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Hình 3: Sự di
truyền
bệnh
DMD đến thế
hệ sau nếu mẹ
là người mang
yếu tố gây bệnh
(carrier)

Liệu pháp gen
A. Liệu pháp gen truyền thống :
Kích cỡ của gen DMD mã hóa cho dystrophin luôn là một thách thức ngặt ngèo đối
với các nhà nghiên cứu liệu pháp gen chữa trị bệnh teo cơ Dunchenne. Nhằm thay thế
gen dystrophin bị khiếm khuyết, người ta đưa một cấu trúc cDNA vào nhân của tế bào
cơ, tại đây nó sẽ được biểu hiện và điều hòa một cách thích hợp.
Vì thế, để chuyển giao đoạn cDNA dystrophin 14kb ( với 11,5 kb mang mã), cần tới
các vecto có năng lực lớn. Những vecto thế hệ đầu tiên được tổng hợp từ virus vùng
tuyến (adenoviral) mặc dù có kích thước lên tới 8kb song vẫn quá nhỏ. Sau này, nhiều
vecto có sức chứa lớn ( 28kb _ loại bỏ hết các gen virus) đã bỏ qua được giới hạn này,
hơn thế còn làm giảm các đáp ứng miễn dịch của cơ thể chủ và nâng cao mức biểu

hiện chuyển gen trong tế bào cơ. Tuy nhiên, có hai vấn đề mà các nhà nghiên cứu cần
phải vượt qua trước khi áp dụng thành liệu pháp chữa trị rộng rãi : một là, chúng quá
lớn nên rất khó đi qua phức hợp ngoài màng ( extracellular matrix: trong tế bào cơ
đây là một lớp mỏng , còn gọi là basal lamina, chứa collagen, elastin và fibronectin;
nó bao quanh sợi cơ và hoạt động như là một màng lọc hay một rào chắn có tính chọn
lọc của tế bào). Hai là, không có nhiều thụ thể tương thích với adenoviral trên bề mặt
sợi cơ.
Tương phản với vecto adenoviral, vecto có nguồn gốc từ virus herpes simplex
type-1 (HSV-1) có thể tự chứa được đoạn cài lớn. Loại vecto này cũng tỏ ra đạt mức
6


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền
độ chuyển gen cao trong phòng thí nghiệm, nhưng, cũng giống như adenoviral vecto,
chúng chỉ được tìm thấy trong các tế bào cơ mới sinh. Ngoài ra, tính độc hại của virus
và sự miễn dịch đối với HSV-1 cản trở sự biểu hiện gen dài hạn.
Kích thước của cả mảnh cDNA dystrophin không phải là vấn đề lớn khi làm việc
với vector plasmid DNA không có nguồn gốc từ virus vì chúng có thể chứa những
đoạn cài lớn. Những vecto này được tổng hợp nhân tạo và không lây lan, vì thế rất
thích hợp để dùng trong thử nghiệm. Tuy nhiên, con đường chuyển gen này không
mấy hiệu quả trong các mô cơ, vì thế vẫn hình thành các phân tử lipid. Để làm tăng
hiệu suất chuyển gen, cần tới các thao tác như : xung điện, vi bong bong và sóng siêu
âm…

B. Liệu pháp gen mới:
Một vài cách tiếp cận mới trong liệu pháp gen cho bệnh DMD đang được nghiên
cứu và phát triển, song song với các cách truyền thống. Việc sử dụng mạch đôi DNA
hoặc chuỗi oligonucleotide RNA nhằm sửa chữa lại đoạn gen bị hỏng nhờ vào bộ máy
sửa sai DNA của tế bào đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm , mở ra những
khám phá đầy hứa hẹn cho căn bệnh quái ác này. Con đường này cho phép sửa chữa

các đột biến điểm tại exon 23 trên gen dystrophin của chuột và tại intron 6 trên gen
CXMD của loài chó vàng. Phương pháp này vẫn đang chưa hiệu quả lắm trên cơ thể
người và còn phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ sửa sai trong các tế bào chủ. Tuy nhiên,
nó tỏ ra khá mạnh bởi tác động bền bỉ, tích lũy và lâu dài.
Một sự lựa chọn khác là điều trị bằng aminoglycoside ( nhóm chất kháng sinh có
tác dụng ức chế việc tổng hợp protein của vi khuẩn và đặc biệt là VK gram âm ), với
cố gắng ngăn chặn bộ ba kết thúc sớm _ một nguyên nhân gây ra DMD. Ví dụ, hoạt
chất gentamicin đã phục hồi lại sự biểu hiện của dystrophin chức năng trong cơ xương
của chuột mdx. Sau đó, một vài thử nghiệm trên người với loại thuốc truyền thống này
đã được tiến hành và báo cáo hoàn thiện, tuy nhiên không thành công lắm so với thử
nghiệm trên chuột. Vì thế cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá lại tính khả
thi của phương pháp này.

Hướng đi mới 1: mini- và micro- dystrophin
7


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền
• Giảm được kích thước của đoạn gen chuyển mã hóa dystrophin. Một loạt các
đoạn bị mất trong dystrophin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh lý nhẹ
trên cơ thể bệnh nhân BMD. Do vậy, phần lớn trong gen này có vẻ không mấy
quan trọng với chức năng của nó. Để thiết lập bản đồ những vùng cần thiết cho
hoạt tính của dystrophin, các chú chuột mdx đã được biến đổi để bị mất đi một
vài chi tiết khác nhau trên bốn domain dystrophin. Những đoạn bị mất trong
domain N-terminal có liên quan đến kiểu hình bệnh lý trên, chứng tỏ vùng đó
khá quan trọng nhưng chưa phải là thiết yếu cho sự liên kết với actin và
cytoskeleton. Ngược lại, việc xóa đi domain giàu cysteine gây ra triệu chứng
teo cơ rất mạnh, nguyên nhân chính phá hủy phức hợp dystrophinglycoprotein. Domain C-terminal không cần lắm cho sự gắn kết phức hợp trên.
Cuối cùng là domain thanh nối trung tâm, khi xóa đi một vài đoạn trên domain
này, mặc dù cấu trúc thanh là cần thiết nhưng số lượng các đoạn lặp lại có thể

được giảm xuống một cách đáng kể. Tuy nhiên, thuộc tính định vị của các đoạn
lặp này và sự hiện diện,hình dạng của các vùng kết nối có tính cốt yếu. Một cấu
trúc mini 6.2kb (∆H2–R19) chứa 8 đoạn lặp và vùng nối 1,3,4 đã được thiết kế
để bắt chước exon 17. Người ta nhận ra nó hoàn toàn được vận hành: chuột
mdx chuyển gen mang cấu trúc này đã biểu hiện hình thái không bị teo cơ và
hoạt động bình thường.
Một cấu trúc dystrophin mini khác cũng có thể cải thiện bệnh lý teo cơ trên
chuột mdx. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 5 đoạn lặp và 2 vùng nối đủ khả năng
cung cấp độ dài cần thiết cho domain thanh. Sẽ khả thi nếu muốn rút ngắn hơn
nữa bằng các cấu trúc micro (3.6–4.2 kb), rất thích hợp với tế bào cơ, ít nhất là
ở cơ chuột. Cấu trúc nhỏ nhất và hiệu quả hiện nay (∆R4–R23) chỉ có 3,6kb,
chứa 4 đoạn lặp và các vùng nối 1,2,4.
• Chuyển gen nhờ vectơ rAAV : bên cạnh việc giúp chúng ta thêm hiểu biết về
đại phân tử protein dystrophin, bản đồ domain trên còn cung cấp các cấu trúc
gen mang mã mà với nó, vấn đề bấy lâu liên quan đến năng lực chứa có giới
hạn của các vecto chuyển gen sẽ được giải quyết. Nói riêng thì việc sử dụng
vectow rAAv để chuyển gen là khả thi. Các cấu trúc mini- và micro- dystrophin
khác nhau sẽ được chuyển vào vectow rAAV type-2 và kiểm nghiệm lại trên
chuột mdx. Các nghiên cứu đều cho kết quả rằng vecto rAAV chuyển gen chứa
4,5 hay 8 đoạn lặp liên kết với 2 hoặc 3 vùng nối là một phương thức rất hiệu
quả trong điều trị nhiều triệu chứng DMD. Nhìn chung, đã có sự biểu hiện rõ
ràng của mini- và micro-dystrophin, với sự định vị chính xác trên màng sợi cơ
và phức hợp glycoprotein-dystrophin đã phục hồi lại. Những tác động của liệu
pháp này đang được xác định bằng nhiều thông số sinh lý như: đường kính sợi
cơ, tế bào cơ, độ giảm tính nguyên vẹn của màng và mức độ hoại tử.
8


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền
Tuy nhiên, những đáp ứng miễn dịch trong cơ thể chống lại rAAV lại mạnh

hơn, quan sát thấy trên các cơ bị teo so với cơ khỏe mạnh bình thường. Điều
này dễ dẫn tới viêm nhiễm môi trường quanh cơ mdx và tác động của kháng
nguyên tế bào (APCs), hoạt hóa các tế bào lympho T chống lại sản phẩm
chuyển gen, phá hủy các sợi cơ mới. Dù vậy, sau đó kháng nguyên NEO lại
được giải phóng từ các sợi cơ bị teo, hoạt động nhờ nguyên bào cơ và tái sinh
các sợi mới. Để tối thiểu hóa các đáp ứng miễn dịch này, cần tới thuốc ức chế
miễn dịch để đình chỉ hoạt động của APCs, bảo vệ sợi cơ.

9

Hình 4: Mô hình các domain cấu trúc chính của phân tử dystrophin trong cơ
thể con người, becker mini- và micro-dystrophin, và ultrophin.
• Phân tử dystrophin có chiều dài đầy đủ bao gồm 4 domain: N-terminal
(đỏ) liên kết với F-actin, domain giàu cystein (xanh lá cây) gắn với
β-dystroglycan (β-DG) và vùng C-terminal (vàng) liên kết với
dystrobrevins và syntrophin. Domain thanh trung tâm (xanh da trời)
chứa 24 spectrin_ tương tự các đoạn lặp (R1-R24) và 4 đoạn nối (H1H4).
• Trong cấu trúc mini-dystrophin, domain thanh nối đã bị cắt bỏ bớt một
vài đoạn lặp hoặc đoạn nối. Lưu ý rằng các cấu trúc chuyển vào vecto
rAAv không còn chứa domain C-terminal
• Phân tử ultrophin cũng bao gồm domain N-terminal liên kết với actin,
một domain thanh trung tâm ( thiếu vài đoạn lặp 15-19 và 2 vùng nối),
còn domain C-terminal lại gắn với phức hợp dystrophin- protein.


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Hình 5: Dùng vecto adeno-associated viral (rAAV) tái tổ hợp dường
như là phương án tốt nhất để chuyển gen vào tế bào cơ,mặc dù giới
hạn đoạn cài chỉ có 5 kb.Nó có khả năng mang lại sự biểu hiện gen dài

hạn,do hình thành các monomer EPISOME bền
Hơn thế nữa, nhiều hiệu quả chuyển gen đáng chú ý có thể đạt
được trong các mô cơ trưởng thành, đưa lại sự biểu hiện mạnh của thụ
thể AAV type 2.
Quan trọng nhất,mảnh rAAV đủ nhỏ để vượt qua phức hợp
ngoài màng cơ một cách dễ dàng. Gen đích, ví dụ là mini- hay microdystrophins được cài vào giữa trình tự AAV inverted terminal repeat
(ITR),dưới sự điều khiển của promoter mong muốn (vd,CMV,MCK
hoặc CK6).

• Triển vọng:
Cấu trúc micro- và mini- dystrophin đạt hiệu quả với chuột mdx nhưng còn
phải xem xét trên cơ thể con người. Những yêu cầu tính năng tối thiểu đối với
protein dystrophin của người và các domain thiết yếu của nó có thể khá khác so
với chuột. Nhưng, hướng đi này vẫn mở ra một câu hỏi liệu rằng cấu trúc này
có thể khôi phục lại chức năng của cơ cũng như ngăn chặn các nguy hiểm cho
cơ không, vì đối với cơ thể người thì phân tử dystrophin lớn hơn.
10


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Hướng đi mới 2: “Bỏ qua” exon được gắn với mạch antisense
Những triệu chứng bệnh lý BMD ( dạng teo cơ ít nguy hiểm hơn so với DMD )
xuất phát từ nguyên nhân do đột biến mất những đoạn lớn hoặc những đoạn vô nghĩa,
đã làm nảy sinh ý tưởng mới về liệu pháp gen : “bỏ qua” một exon trong quá trình cắt
nối phân tử pre-mRNA, mở rộng vùng bị mất trên gen DMD, nhờ đó nó sẽ giống với
kiểu khiếm khuyết trong nội tại khung đọc BMD, thay vì xảy ra sự phiên mã kết thúc
sớm như trước đây.

Hình 6: Giản đồ minh họa cho hướng đi “bỏ qua exon”

a. Trong cơ thể bệnh nhân DMD với đột biến mất exon từ 45-54, sự phiên mã
ngoài khung dẫn đến exon 44 nối với exon 55. Khi khung đọc dịch chuyển,
bộ ba kết thúc nằm trên exon 55 nên quá trình tổng hợp dystrophin kết thúc
sớm.
b. Liệu pháp: sử dụng mạch antisense oligonucleotide (AON) liên kết vào
exon 44. Như vậy, quá trình phiên mã có thể quay trở lại đúng khung đọc
11
( cho dù bị mất một đoạn lớn hơn) và các triệu chứng bệnh được giảm bớt,
về gần với dạng BMD


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Bằng chứng đầu tiên cho liệu pháp gen “bỏ qua exon” này trên tế bào cơ của các
bệnh nhân DMD là từ một nghiên cứu nhắm tới exon 46. Đột biến chỉ mất exon 45
(~7%) là dạng gây bệnh DMD phổ biến nhất. Phương pháp bỏ qua exon 46 nhờ AON
đặc hiệu đã được tiến hành trên 2 bệnh nhân DMD bị mất exon 45, với hiệu quả “bỏ
qua” chỉ với 15% nhưng khung đọc đã được phục hồi và việc tổng hợp dystrophin đã
đạt tới hơn 75% trên các ống cơ. Hơn thế nữa, mức độ dystrophin hình thành đáng kể
đã cho thấy sự bám dính của các protein.
Một đánh giá cho hàng loạt các loại đột biến gây bệnh DMD chỉ ra rằng việc “ bỏ
qua” bất cứ exon nào cũng là một liệu pháp gen hiệu quả cho nhiều dạng đột biến
khác nhau. Ví dụ, nếu “ bỏ qua” exon 51, có thể phục hồi khung đọc ở những bệnh
nhân bị mất các exon 45-50, 47-50, 48-50, 49-50, 50, 52 hoặc 52-63, mà số bệnh nhân
này chiếm tới 17,5% tổng số người mắc DMD.

12


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền


• Triển vọng :
Mặc dù phương pháp này khá đặc hiệu nhưng điểm mạnh quan trọng nhất của nó so
với các liệu pháp truyền thống là nó có thể sửa chữa, phục hồi hầu hết các dạng của
dystrophin, mà vẫn duy trì được quá trình điều hòa gen trên tế bào cơ ban đầu. Hơn
thế nữa, các mảnh AON khá nhỏ, tính đặc hiệu cao, dễ thiết kế và là tác nhân điều trị
an toàn. Tuy nhiên vẫn cần nhiều thí nghiệm để tối ưu phương pháp.

Hình 8: RT-PCR cho vùng
exon mở rộng 43-55, cho kết
quả tại ống cơ chưa được
điều trị, hầu hết quá trình
phiên mã rơi ra ngoài khung
đọc và vẫn chứa exon 44
(lane 2) trong khi nếu được
xử lý bằng AON thì 90% sự
phiên mã trong khung và
thiếu exon 44 (lane 3)

13


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Hình 9: liệu pháp dẫn tới sự
tổng hợp dystrophin thực sự
trong phòng thí nghiệm.
Điều này được kiểm chứng
bằng các phương pháp phân
tích miễn dịch sinh hóa tiến

hành trên các sợi cơ thao tác
và bằng western blot _ phân
tích mẫu protein.

Hình 10: Dystrophin tập
trung trên màng trong 2
ngày, và tích lũy dần tới 7
ngày. Không có phân tử
dystrophin nào trên mẫu
chưa qua xử lý (NT). Phân tử
tạo
thành
ngắn
hơn
dystrophin nguyên bản lấy từ
mẫu HC

Khái quát các con đường trong liệu pháp gen chữa trị bệnh
teo cơ Dunchenne muscular dystrophy

14


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

Tài liệu tham khảo
15


Tiểu luận kỹ thuật gen di truyền

1. Duchenne muscular dystrophy
From Wikipedia- />2. ADVANCES IN DUCHENNE MUSCULAR DYSTROPHY GENE THERAPY
Judith C.T.van Deutekom and Gert-Jan B.van Ommen
3. From Patient UK- />4. Leiden Muscular Dystrophy pages

16



×