Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV ở VN gđ i OK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.06 KB, 106 trang )

Hội liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN
Viện môi trường và phát triển bền vững

Báo cáo khoa học đề tài: ‘Nghiên cứu xây dựng tiêu chí
phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam” (báo cáo
chính).
Tác giả:
Chủ nhiệm: PGS.TS. lê trình; GS.TS. Lê Thạc Cán

GS.TS. Lê Quý An
GS.TS. Nguyễn thượng Hùng
PGS.TS. Phan Thu Hương
PGS.TS. Nguyễn ĐÌnh Hòe
TS. Trần Hồng Hà
TS. Phạm văn Đại
TS. Nguyễn Quốc Hùng
GS.TS. Đỗ Ngọc Khuê

ThS. Nguyễn Đức Tùng
ThS. Lê Đông Phương
KS. Phạm Sơn Dương
KS. Ngô Thanh Tâm
KS. Hà Cẩm Vân
CN. Lê Phương Thảo
KS. Trần Tuyết Hạnh

Chương 1. Mục tiêu, nội dung và tổ chức nghiên cứu
Sau nhiều thập kỷ xung đột giữa phát triển kinh tế và môi trường, giữa phát
triển kinh tế và tiến bộ xã hội, càng ngày nhân loại càng nhận ra “phát triển bền
vững” là hướng đi cần lựa chọn. Chính vì vậy, nếu chủ đề của Hội nghị Thượng
đỉnh Thế giới tại Stockholm (1972) có tiêu đề là “con người và môi trường”,


Hội nghị thượng đỉnh thế giới tại Rio de Janeiro (1992) là “môi trường và phát
triển” thì chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh thế giới tại Johanesburg (ngày
8/9/2002) là “Phát triển Bền vững” (PTBV).
PTBV là quan điểm mới, đã được trình bày trong nhiều tài liệu quốc tế và
Việt Nam (Xem chi tiết tại chương 2). Tuy nhien chưa có quốc gia nào trên thế
giới tự nhận là đã đạt được các chuẩn mực của “PTBV”. Do vậy việc đánh giá
mức độ PTBV là cần thiết ở cấp độ quốc tế và ở từng quốc gia, từng địa phương,
từng ngành. Để đánh giá mức độ PTBV cần phải “lượng hóa” theo các tiêu chí
(criteria), các chỉ số (index) các chỉ thị (indicators).
1.1. Giải thích thuật ngữ
1.1.1.
Tiêu chí (criterria)
-Là tính chất, dấu hiệu để dựa vào đó mà phân biệt, đánh giá được.
-Là phạm trù các điều kiện hoặc quá trình theo đó việc quản lý bền vững có
thể được đánh giá.
-Một tiêu chí được đặc trưng bằng một bộ các chỉ thị (indicators) có thể được
quan trắc, giám sát định kỳ để đánh giá diễn biến về PTBV (theo định nghĩa của
ỦY ban PTBV của LHQ). Trong đề tài này định nghĩa sau được sử dụng.

1


Ở Việt Nam thuật ngữ “indicator’ lẽ ra nên được gọi là “chỉ thị” thì một số
tấc giả lại gọi là “tiêu chí” (như trong trường hợp của Đề tài này). Do vậy có sự
lẫn lộn, nên cần được làm rõ.
1.1.2. Chỉ thị (indicator)
Là các thông số định tính hoặc định lượng đặc trưng cho yếu tố môi trường,
kinh tế, xã hội nào đó, có thể được mô tả hoặc đo lường để chứng minh cho xu
hướng phát triển bền vững.
Có ba loại chỉ thị:

-Các chỉ thị động lực hoặc áp lực (Driving Force): Đây là những chỉ thị đánh
giá một quá trình có ảnh hưởng đến một chỉ thị hiện trạng. Chúng mô tả các
phương diện kinh tế, xã hội, môi trường hoặc thể chế của PTBV.
-Chỉ thị hiện trạng (State): chỉ thị có thể mô tả điều kiện có thực của môi
trường.
-Chỉ thị phản ứng (Respone): Chỉ thị có thể biểu hiện các phản ứng tự nhiên
và những thay đổi về chính sách có liên quan đến thay đổi của môi trường.
1.1.3. Chỉ số (Index)
Là một loại chỉ thị đặc biệt dùng đẻ trình bày các thông tin, dữ liệu trong
một hình thức kết hợp cao.chỉ số là một tổ hợp chỉ thị đạt được nhờ kết hợp và
cân nhắc một số các thỉ thị.
Không có một tiêu chí hoặc chỉ thị đơn lẻ nào có thể đánh giá được PTBV về
một lĩnh vực mà cần phải có một bộ các tiêu chí và chỉ thị.
Thí dụ trong phần phục lục 1 có thể làm rõ hơn các khái niệm “tiêu chí” và
“chỉ thị”.
Trong thực tế, để đánh giá PTBV ở cấp quốc gia hoặc vùng người ta chỉ lập
“Bộ hoặc hệ thông chỉ thị PTBV” (Set of indicators ò Subtainable development)
mà không dùng các “tiêu chí” (criteria), Bộ chỉ thị PTBV của Ủy ban PTBV
LHQ (CSD), Trung Quốc, Philipines, Anh, Mỹ, Áo, Pakistand và phần lớn các
quốc gia đều thực hiện theo cách này.
Tuy nhiên, “mục tiêu” (objective) hoặc “chủ đề” (Theme), phân đề (subtheme) thường được dùng trong các bộ chỉ thị (mỗi mục tiêu hoặc phân đề có
nhiều “chỉ thị” để đanh giá). Các mục tiêu hoặc phân đề này có thể là định
hướng nêu trong các chương của CHương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) (trong
bộc chỉ thị PTBV của LHQ) hoặc các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ (tỏng
Bộ chỉ thị PTBV của Anh quốc).
Ở Việt Nam, thuật ngữ “chỉ thị” (indicator trong Tiếng Anh đang được nhiều
nướ sử dụng) trong một số văn bản và cả tên đề tài này (do Bộ KHCN&MT giao
nhiệm vụ qua Liên hiệp các Hội KH_KT Việt Nam đặt hàng) lại được dịch là
“tiêu chí”. Do vậy, đầu đề của đề tài này nên được đổi là “Nghiên cứu xây dựng
Hệ thống chỉ thị PTBV cho Việt Nam” thay vì “Nghiên cứu xây dựng Hệ thống


2


tiêu chí PTBV cấp Quốc gia cho Việt Nam (National sytems of Indicaotors of
Subtainable Development)”.
Mặc dầu vậy để thống nhất với tên đề tài đã được Hội đồng KH-CN của Liên
hiệp các Hội KH-KT Việt Nam quy định, chúng tôi vẫn dùng từ “tiêu chí”
nhưng có kèm theo “chỉ thị” (trong ngoặc).
1.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm:
a, Đề xuất hệ thống tiêu chí (indicator) PTBV cấp quốc gia (và có thể vận
dụng ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phừ hợp với điều kiện Việt
Nam trong giai đoạn 2001-2010.
b, Bước đầu đề xuất phương pháp xác định các tiêu chí PTBV qua một số
chỉ số hoặc công thức tính.
c, Áp dụng thử nghiệm hệ thống Tiêu chí PTBV cấp quốc gia vào một địa
phương (cấp tỉnh) nhằm hiệu chỉnh phương pháp đánh giá PTBV (giai đoạn 2
của Đề tài).
Do yêu cầu của Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam (Cơ quan quản lý đề
tài). Trong giai đoạn 1, Đề tài chỉ tập trung thu thập thông tin, nghiên cứu cơ sở
lý luận. Trong giai đoạn 2 (từ năm 2003), đề tài sẽ hoàn chỉnh Hệ thống Tiêu chí
PTBV, phương pháp xác định và áp dụng thử nghiệm.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
Nội dung 1: Tổng quan về đặc điểm môi trường Việt Nam
Nội dung 2: Tổng quan về tác động môi trường do tăng trưởng kinh tế xã
hội ở Việt Nam.
Nội dung 3: Thu thập, phân tích các tài liệu nước ngoài về tiêu chí

(criteria), chỉ số (index), chỉ thị (indicator) và phương pháp đánh giá phát
triển bền vững.
Nội dung 4: Nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống các tiêu chí (chỉ
thị) PTBV môi trường ở Việt Nam.
Nội dung 5: Nghiên cứu lý luận về xây dựng các tiêu chí (chỉ thị) PTBV
về tài nguyên ở Việt Nam.

3


Nội dung 6: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí (chỉ thị) PTBV về xã hội ở
Việt Nam.
Nội dung 7. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, (chỉ thị) PTBV về kinh tế
ở Việt Nam
Nội dung 8. Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ số (index) để tổng hợp
về PTBV cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
Nội dung 9. Nghiên cứu xây dựng công thức lượng hóa mức độ PTBV
(công thức tương đối đơn giản, có thể chuẩn hóa chi nhiều địa phương, dễ
ứng dụng).
Nội dung 10. Tổ chức 4 hội thảo khoa học nội bộ và rộng rãi để thu thập ý
kiến về các nội dung nghiên cứu.
Nội dung 11. Áp dụng thử nghiệm phương pháp đánh giá PTBV (giai
đoạn sau của đề tài).
Xây dựng các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng hợp của đề tài.
Xây dựng tập tài liệu thể hiện kết quả giai đoạn đầu của đề tài, làm rõ các
vấn đề:
+Lý thuyết chung về phát triển bền vững;
+Lý thuyết về xác định các tiêu chí (chỉ thị) PTBV và phương pháp đánh
giá;
+Xác định các tiêu chí về PTBV cấp quốc gia trong điều kiện Việt Nam;

+Các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu về đánh giá PTBV.
1.3.

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG TIÊU
CHÍ (CHỈ THỊ) PTBV

1.2.2. Mục đích sử dụng
Theo quan niệm chung của ủy ban PTBV (Commisssion of sustainable
development-CSD) của LHQ và Ủy ban PTBV của nhiều quốc gia, Bộ chỉ
thị PTBV cần phục vụ cho các mục đích sau:
-Các chỉ thị cung cấp hướng dẫn để giúp đỡ các nhà hoạch định chính sách
quốc gia đưa ra các quyết định-hành động ở tất cả các cấp độ (quốc gia, địa

4


phương,...) nhằm hướng tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường tập
trung vào mục tiêu PTBV.
Cung cấp các thông tin cho những người ra quyết định như thông tin về nơi
họ đang sống, xu hướng phát triển, áp lực đè nặng, các tác động và ảnh
hướng của chính sách, các thành tựu quan trọng họ đã giành được, các sai
lầm mắc phải,... để họ có những định hướng đúng để hướng tới PTBV.
-Dự đoán và báo động các hiểm họa đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội-môi
trường nhằm ngăn chặn các mối đe dọa đó.
-Là công cụ quan trọng trong việc truyền đạt các khái niệm, tư tưởng, suy
nghĩ về xu hướng và các quan hệ giữa các lĩnh vực trong xã hội do chúng có
thể chuyển những kiến thức khoa học vật lý và xã hội thành các đơn vị thông
tin đơn giản, dễ hiểu.
*Trong đề tài này Bộ tiêu chí (chỉ thị) PTBV được nghiên cứu để phục vụ
cho mục đích:

+Tạo ra công cụ để kiểm tra, đánh giá tiến bộ của PTBV trong quá trình phát
triển KT-XH hàng năm ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
+Cung cấp thông tin để Đảng, Chính phủ có cơ sở điều chỉnh các chính sách,
biện pháp khắc phục các mặt hạn chế để đảm bảo PTBV theo từng thời kỳ và
thực hiện Lịch trình 21 của Việt Nam.
+Dựa theo hệ thống tiêu chí (chỉ thị) đánh giá PTBV các tỉnh, thành phố và
cơ quan quản lý môi trường của Chính phủ xây dựng báo cáo đánh giá về
PTBV hàng năm và so sánh với các thời điểm trước đây, từ đó có cơ sở để
xây dựng ác chính sách, biện pháp PTBV.
+Tiến tới tham gia “Chương trình chỉ thị PTBV” của LHQ (hiện nay đã có và
nước tham gia).
1.2.3. Phạm vi áp dụng Bộ tiêu chí và chỉ thị
Hệ thống tiêu chí PTBV do đề tài này nghiên cứu nhằm áp dụng ở cấp quốc
gia, tỉnh, thành phố.
Hàng năm Bộ TN&MT (hoặc ỦY ban Quốc gia về PTBV) sẽ xây dựng “báo
cáo tình hình PTBV” cảu Việt Nam để trình Chính phủ. Báo cáo sẽ đánh giá
tổng hợp các mặt Kinh tế-Xã hội-Môi trường dựa theo bộ chỉ thị này. Các

5


tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng dựa vào Bộ chỉ thị này để xây
dựng báo cáo về tình hình PTBV của địa phương hàng năm và so với các
năm trước.
Hệ thống tiêu chí PTBV cấp huyện, xã sẽ được nghiên cứu trong một Đề tài
khác.
1.4.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU XÁC LẬP BỘ TIÊU CHÍ VÀ CHỈ

THỊ PTBV

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, việc xác định và lựa chọn các tiêu chí
và chỉ thị PTBV trong đề tài này được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu của việc xây dựng bộ chỉ thị PTBV.
“Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá quá trình tiến tới PTBV (gọi tắt là chỉ thị
PTBV) ở cấp quốc gia và tỉnh, thành phố trực thuộc”.
Bước 2. Xác định các nội dung của khung chỉ thị PTBV:
Nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế của Việt Nam
hiện nay và xu hướng phát triển; định hướng các nội dung của việc xác định
tiêu chí và chỉ thị PTBV phù hợp.
Bước 3. Xác định sơ bộ các tiêu chí và đề xuất bộ chỉ thị để tuyển chọn
Bước 4. Nghiên cứu các chuyên đề khoa học, thực tiễn và phương pháp xác
định (đo lường) từng chỉ thị dự tuyển và xây dựng công thức đánh giá tổng
hợp về PTBV.
Bước 5. Hội thảo để nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, doanh
nghiệp, công chúng, cơ quan quản lý về bộ tiêu chí và chỉ thị PTBV.
Bước 6. Hoàn chỉnh bộ tiêu chí và chỉ thị PTBV.
Bước 7. Nghiên cứu áp dụng thử-điều chỉnh bộ chỉ thị PTBV cho phù hợp
với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong giai đoạn này của đề tài 5 bước đầu đã được thực hiện. Trong giai
đoạn II đề tài sẽ nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chí (chỉ thị) PTBV,
phương pháp xác định từng chỉ thị và nghiên cứu áp dụng thử (bước 6 và 7).

6


1.5.

CỞ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG TIÊU CHÍ LỰA

CHỌN CÁC TIÊU CHÍ (CHỈ THỊ) ĐÁNH GIÁ TRONG ĐIỀU
KIỆN VIỆT NAM

1.5.1. Cơ sở để lựa chọn chỉ thị PTBV
Các chỉ thị đưa ra các thông tin để đánh giá các lĩnh vực của quá trình hướng tới
PTBV, đưa ra những dự báo về một xu hướng hay hiện tượng xã hội mà không
phải lúc nào cũng nhận diện ngay lập tức. Vì vậy, các chỉ thị được xác định
phải:
-Tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách của toàn quốc.
-Đơn giản, dễ hiểu đối với công chúng song phải mang tính đại diện cho vấn đề
của toàn quốc hoặc địa phương, vùng, miền.
-Phù hợp với chính sách phát triển KT-XH của Đảng, Chính phủ.
-Phản ánh được quá trình diễn biến và mức độ phát triển của từng lĩnh vực dựa
vào các số liệu liên quan đến lĩnh vực đó.
-phục vụ có hiệu quả công tác quản lý tất cả các khía cạnh PTBV theo nghị định
thư 21 (Agenda 21) của Việt Nam và của LHQ.
Lựa chọn các chỉ thị phát triển bền vững dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu
đáng tin cậy, thu thập được qua mạng lưới quan trắc tốt, hoạt động một cách
nghiêm túc theo quy định thống nhất.
Đưa ra các giới hạn nhưng vẫn phát triển được và đảm bảo cho nhu cầu của thế
hệ tương lai.
Có cơ sở khoa học hợp lý.
Có thể xác điinh (định lượng) được tương đối dễ dàng bằng số liệu thống kê
hoặc qua đo đạc, khảo sát.
Tương thích với các chỉ thị quốc tế (nhất là của ỦY ban PTBV của LHQ) để dễ
dàng tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường
trong khu vực hoặc toàn cầu.
Có tính khả thi.
1.5.2. Các yêu cầu lựa chọn Tiêu chí (chỉ thị) PTBV ở cấp Quốc gia


7


ở nhiều quốc gia PTBV được đánh giá qua hệ thống chỉ thị cho bốn lĩnh vực:
kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế.
Trong nghiên cứu này PTBV được đánh giá qua 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và
môi trường. Chúng tôi quan niệm “thể chế” là công cụ để đáp ứng cho việc phát
triển 3 lĩnh vực trên nên có thể được xem xét như “đáp ứng đảm bảo PTBV”
(xem chương 5).
Trong mỗi lĩnh vực có nhiều chủ đề, phân đề cần được đánh giá.
Với mỗi chủ đề có một hoặc một số mục tiêu đánh giá về mức độ PTBV.
Để đánh giá định lượng kết quả thực hiện mục tiêu cần phải có một số chỉ thị
(indicator) tức tiêu chí theo nghĩa của đề tài do Bộ KHCNMT yêu cầu.
Các chỉ thị có chức năng chuyển kiến thức khoa học về môi trường, kinh tế, xã
hội thành các đơn vị thông tin để giúp cơ quan Nhà nước xây dựng quy trình ra
quyết định phát triển và kiểm tra mức độ PTBV. Các chỉ thị cũng giúp đo lường
ảnh báo, điều chỉnh quá trình hướng tới PTBV.
Do vậy, hệ thống các chỉ thị PTBV (tiêu chí) là công cụ quan trọng để kiểm tra,
đánh giá các ý tưởng chính sách và thực hành về PTBV của Chính phủ hoặc địa
phương, bộ, ngành.
Để đạt được các mục tiêu trên thì các chỉ thị đánh giá PTBV cần đạt được các
yêu cầu sau:
-Có tính đặc trưng và khái quát cao để phản ánh tương đối đúng vấn đề cần đánh
giá.
-Có độ tin cậy cao khi sử dụng để đánh giá.
-Có tính định lượng: Có thể đo lường và dễ đo lường hoặc mô tả theo các
phương pháp có tiinhs quốc gia và quốc tế.
-Có tính khả thi: các “chỉ thị” phải dựa vào số liệu thống kê hàng năm của các
cơ quan quản lý Nhà nước (Tổng cụ thống kê, Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Kế
hoạch-Đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn,...). Trường hợp không nằm trong danh mục thống kê chính
thức thì phải dễ thực hiện qua các biện pháp khảo sát, phân tích, tính toán, suy
luận. Thí dụ như các chỉ thị về môi trường như chỉ số chất lượng không khí, chỉ
số chất lượn nước, khối lướng rác phát sinh, chỉ thị về độ phong phú về số loài
động vật hoang dã,...).

8


1.6. Tổ chức thực hiện
*Cấp quản lý đề tài:
Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam
*Cơ quan chủ trì đề tài: Viện môi trường và phát triển bền vững-Hội bảo vệ
Thiên nhiên và môi trường việt Nam
Chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS. Lê Trình
GS.TS. Lê Thạc Cán
*Tham gia thưc hiện các chuyên đề nghiên cứu chính:
GS.TS. Lê quý an (Hội BVTN&MT)
.............
Sau khi đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng KHCN của Liên hiệp các Hội
KHKT Việt Nam xét duyệt, đề tài đã được Liên hiệp ký quyết định cho phép
triển khai trong 2 giai đoạn:
-Giai đoạn I: (5.2002-11.2002)
-Giai đoạn II: từ 2003.
Baod cáo này là thể hiện kết quả nghiên cứu theo chuyên ngàn. Kết quả nghiên
cứu được tổng hợp và trình bày, thảo luận trong 4 cuộc hội thảo nội bộ và 01 hội
thảo lớn với sự tham gia của trên 60 cán bộ khoa học từ nhiều viện, trường, bộ
ngành và 5 tỉnh, thành phố. Trên cơ sở góp ý từ hội thảo Ban chủ nhiệm đề tài
đã chỉnh lý, bổ sung và hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp (báo cáo chính) và các báo

cáo chuyên đề.
Kinh phí của Đề tài:
-Kinh phí dự toán trong đề cương được Hội đồng KHCN của Liên hiệp KHKT
Việt Nam thông qua: 269.000.000 đồng
-Kinh phí giai đoạn I (năm 2002) là 100.000.000 đồng
Tài liệu tham khảo

9


1. Viện môi trường và phát triển bền vững-Đề cương Đề tài nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ “Xây dựng các tiêu chí PTBV ở Việt Nam”.
2. Ban khoa giáo trung ương, Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam, Đại học
Quốc gia Hà Nội-Bảo vệ môi trường và PTBV ở Việt Nam, Hà Nội, 2001.
3. Bộ KH-ĐT, chương trình phát triển LHQ-Hội thảo “PTBV ở Việt Nam”,
Hà nội, 3.2002.
4. UN-Division of subtainable development, Indicators of Subtainable
development Guideline and methodologies, N.Y, 1997.
Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG-QUAN ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG
2.1. MÂU THUẪN GIỮA PHÁT TRIỂN VỚI MÔI TRƯỜNG
Do gia tăng nhanh dân số và nhu cầu tiêu thụ, nhu cầu phát triển tiềm lực
kinh tế, quốc phòng, trong thế kỷ 20, đặc biệt giai đoạn sau chiến tranh thế
giới thứ 2 công nghiệp hóa trở thành xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. việc gia tăng hoạt động của con người kèm theo sự gia tăng
lượng chất thải sinh hoạt, chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và
dịch vụ và giao thông vận tải. Chất thải là nguồn ô nhiễm môi trường chủ yếu
dẫn tới sự suy giảm chất lượng môi trường.
Một số hoạt động không tạo ra chất thải đáng kể như công trình tủy lợi, thủy
điện, khai thác rừng, khai thác thủy sản nhưng cũng gây trực tiếp tác hại đến
môi trường (mất đa dạng sinh học, thay đổi chế độ thủy văn, xói mòn đất,

axit hóa đất, thay đổi khí hậu....).
Khi chất lượng môi trường và thành phần môi trường biến đổi theo chiều
hướng xấu, tài nguyên thiên nhiên sẽ suy giảm. Do vậy điều kiện phát triển
kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng xấu. Suy thoái môi trường là lực cản đối với phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ của một quốc gia mà còn của khu vực
và toàn cầu.
Các quốc gia, các vùng có nền kinh tế càng phụ thuộc vào tìa nguyên thiên
nhiên thì càng dễ bị tác động do suy thoái môi trườn. Việt Nam và nhiều
quốc gia đang phát triển có nền kinh tế phụ thuốc vào tài nguyên thiên nhiên,
do vậy việc bảo vệ môi trường cáng có ý nghĩa to lớn.
2.1.1. Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp và môi trường

10


Phát triển mạnh các ngành công nghiệp hóa dầu, luyện kim, xi măng, cơ khí,
năng lượng, khai khoáng và giao thông bô, thủy, hàng không tạo cho các
quốc gia Tây Âu, Đông Âu. Nhật Bản, Trung Quốc... có tiềm năng kinh tế
quốc phòng mạnh chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên cuộc cách
mạng công nghiệp trong thế kỷ 20 cũng đã tạo ra các hậu quả nghiêm trọng
khôn tiền khoáng hậu đối với môi trường, biểu hiện rõ nhất về tác độngcủa
công nghiệp hóa đến môi trường là sự ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công
nghiệp.
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, đá, dầu mỏ) trong công nghiệp và
giao thông đã tạo ra một khối lượng khổng lồ các chất gây ô nhiễm không
khí như bụi, SOx, COx và hydrocacbon.
Ngoài ra, chất thải từ nhiều ngành công nghiệp còn chứa hàm lượng cao các
chất độc khác như HF, Pb, Hg, H2S,... Các chất gây ô nhiễm không khí nêu
trên có đọc tính, tính oxy hóa, ăn mòn hoặc mùi khó chịu. Đây là nguồn gây
tác hại đến sức khỏe con người, ăn mòn vật liệu và gây hại đời sống sinh vật.

Nhiều thảm họa ô nhiễm không khí đã được ghi nhận. Vào tháng 12 năm
1930, do điều kiện lưu thông gió, thung lũng sông Meuse (Bỉ) bị bao trùm
bởi màn sương mù do khí thải công nghiệp tạo ra. Hiện tượng này gây ô
nhiễm độc cho hàng ngàn người, trong đó có 600 người chết do bị nhiễm độc
đường hô hấp.
Vào năm 1952 tại London, do điều kiện áp suất không khí cao và kém đối
lưu trong vài ngày làm cho nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm rất cao trong
không khí, trên 3.000 trường hợp chết người cao hơn mức bình thường. Liền
sau những ngày này thêm 1.200-1.500 nạn nhân bị chết do không khí bị ô
nhiễm nặng.
Hiện tượng này lại xảy ra ở London vào năm 1956, làm cho số người chết
cao hơn mức bình thường khoảng 1.000 người.Ở Yokaichi (nhật bản) vào
thời điểm 1961-1967, ô nhiễm không khí do khí thải của các khu công
nghiệp hóa dầu (chủ yếu là SO2) đã gây bệnh cho hàng trăm người. Đặc biệt
sự cố nổ nhà mày điện Chernobyl ở Ucraina vào năm 1986 đã gây ô nhiễm
phóng xạ trong bán kính vài trăm km, trong đó hàng trăm người bị chết và
hàng ngàn người bị mắc bệnh.
Ô nhiễm không khí đã tạo ra các vấn đề môi trường có tính toàn cầu ngày
càng nghiêm trọng. Đó là “hiệu ứng nhà kính” (do gia tăng nồng độ CO2
trong không khí), “mưa axit” (do gia tăng nồng độ SO2, NOx trong không
khí), “hiệu ứng mỏng tầng ozone” (do gia tăng nồng độ CFC trong không

11


khí). Hậu quả do tác động của các hiệu ứng này được trình bày trong các
sách chuyên đề về ô nhiễm không khí.
Chất thải công nghiệp còn gây ô nhiễm nguồn nước (nước sông, hồ, nước
ngầm và ven biển). Nước thải công nghiệp ngoài hàm lượng cao của các chất
thải rắn, chất hữu cơ (công nghiệp thực phẩm, hóa dầu,...) còn chứa hàm

lượng đáng kể các chất độc như kim loại nặng (công nghiệp hóa dầu, luyện
kim, pin-acquy, nhuộm, thuộc da), Hydrocacbon, phenol, dầu mỡ (công
nghiệp hóa dầu, cơ khí, hóa chất hữu cơ, dệt nhuộm giấy...). Với hàng tỷ m 3
nước thải do các ngành công nghiệp hàng năm đổ vào môi trường, nguồn
nước sông hề, nước biển, nước ngầm trên thế giới đã và đang bị ô nhiễm.
Đặc biệt ở các nơi chưa áp dụng rộng rãi công nghệ sạch cà chưa đảm bảo tốt
việc xử lý chất thải công nghiệp. Các sự kiện điển hình về ô nhiễm nguông
nước do hoạt động công nghiệp được dẫn chứng dưới đây.
Trong một thập kỷ dài thập kỷ 50-60 của thế kỷ 20 vịnh Minamata (Nhật
Bản) nhận nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân hữu cơ (metyl thủy
ngân). Chât độc này được cá hấp thụ và thông qua dây chuyền thực phẩm
gàng trăm người ăn các loại cá đánh bắt ở Vịnh này đã bị chết. Bệnh do
metyl thủy ngân sau này gọi là bệnh Minamata. Ô nhiễm vùng Ngũ hồ giữa
Mỹ và Canada, đặc biệt là hề Eric cũng là một ví dụ điển hình. Tạu đây, ô
nhiễm do Phốt pho, các chất hữu cơ bền vững (toxaphen, DDT, dioxin và
PCB) và kim loại nặng ở mức cao. Chính phủ Mỹ và Canada đã tiêu tốn trên
7,5 tỷ đô la để xử lý Phostpho trong nước thải trước khi cho đổ vào hồ. Ô
nhiễm các biển và đại dương điển hình là các biển Đại Trung Hải, Baltic và
Bắc Hải do chất thải công nghiệp chứa háo chất độc như Poluclobiphenyl
PCB, dầu mỡ, kim loại nặng và chất thải sinh hoạt đã và đang ở mức cao.
Theo thống kê, thiệt hại của ngành thủy sản Mỹ do ô nhiễm nguồn nước lên
tới 6,0 tỷ đô la.
Chất thải rắn công nghiệp cũng là nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trường.
Hàng năm trên thế giới hàng tỷ tấn chất thải rắn trong đó 40-50% là chất thải
nguy hại được đưa vào môi trường từ các ngành công nghiệp luyện kim, hóa
dầu, giấy, năng lượng, hóa chất, cơ khí, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm. Chỉ
tính riêng nước Mỹ vào năm 1987 đã đưa vào môi trường trên 747 triệu tấn
chất thải nguy hại (cùng năm ấy khối lượng chất thải rắn nguy hại của
Malaysia là 377.076m3). Đây là nguồn gây ô nhiễm đất, nước sông hồ, biển,
nước ngầm và không khí lâu dài và khó xử lý, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

con người và đời sống sinh vật.
2.1.2. Mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và môi trường

12


Cuộc cách mạng trong nông nghiệp đã mang đến cho nhân loại nguồn nông
phẩm có sản lượng và năng suất ngày càng cao.
Tuy nhiên nông nghiệp hiện đại cũng tạo ra các tác động tiêu cực ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, Tình trạng phá rừng để mở rộng diện
tích canh tác, đặc biệt ở các nước ĐÔng Nam Á, Nam Á, Mỹ La tinh, Châu
Phi đã và đang là một trong nguy cơ lớn nhất đối với môi trường.
Nếu kể các tác động do khai thác gỗ, củi và mở rộng diện tích đất nông
nghiệp, đất ở hiện nay mỗi năm thế giới mất đi khoảng 17 triệu ha rừng nhiệt
đới. Tốc độ mất rừng cao nhất ở Châu Á (1,2%/năm trong giai đoạn 19801990), Mỹ Latinh (0,9%/năm) và Châu Phi (0,8%/năm). Do mất nơi cư trú và
bị đánh bắt, từ năm 1900 đến nay hơn 700 loài động vật và thực vạt bậc cao
đã bị tuyệt chủng. Mất rừng còn dẫn đến sa mạc hóa, thoái hóa đất, gia tăng
cường độ lũ lụt, ảnh hưởng nhiều đến điều kiện khí hậu và làm trầm trọng
thêm hiệu ứng nhà kính. Do vậy mất rừng đang và sẽ là vấn đề môi trường có
tính toàn cầu.
Để gia tăng năng suất và sản lượng nông phẩm nền nông nghiệp hiện đại cần
có những công trình thủy lợi nhằm cấp, tiêu nước và cần có một lượng lớn
phân bón háo học và hóa chất bảo vệ thực vật. Việc xây dựng và hoạt động
các công trình thủy lợi và việc sử dụng không hợp lý phân bón và hóa chất
nông nghiệp đã và đang tạo ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nhiều
vùng trên thế giới (ô nhiễm đất và nguồn nước, suy giảm tài nguyên sinh vật
và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người).
2.1.3. Mâu thuẫn giữa gia tăng dân sô đến môi trường
Gia tăng nhanh chóng dân số cunugs gây tác động tiêu cực đến môi trường.
vào năm 1810 trên thế giới có 1,0 tỷ người, đến năm 1927 mới đạt 2,0 tỷ

người nhưng đến năm 1974 đã đạt đến 4,0 tỷ người và năm 2000 lên trên 6,0
tỷ người. Gia tăng dân số dẫn tới gia tăng các nhu cầu về nông phẩm, năng
lượng, nước, phương tiện giao thông và các dịch vụ khác, tạo điều kiện cho
việc thúc đẩy mạnh khai thác tài nguyên và sản xuất công, nông nghiệp và
dịch vụ. Nhu cầu con người ngày càng tăng, do đó nếu chỉ tăng 1,0% dân số,
tăng trưởng kinh tế phải đạt 2-3% mới thỏa mãn việc gia tăng nhu cầu tiêu
thụ. Như vậy, tăng dân số còn trực tiếp gây ô nhiễm môi trường do gia tăng
chất thải sinh hoạt chứa hàm lượng cao chất thải rắn, chất hữu cơ dinh dưỡng
và vi trùng. Mỗi ngày môi trường trên thế giới tiếp nhận khoảng 2,0 tỷ m 3
nước thải sinh hoạt chứa trên 1,5 triệu tấn tăng tỷ lệ thuận với gia tăng dân
số. Đây là nguồn ô nhiễm có tính phổ biến và nghiêm trọng đối với môi
trường toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

13


2.1.4. Các vấn đề môi trường toàn cầu
Tóm lại, do hoạt động của con người nhằm tăng trưởng dân số, công, nông
nghiệp, giao thông và dịch vụ, thế giới đang đứng trước các vấn đề môi
trường toàn cầu như sau:
Ô nhiễm môi trường, suy thoái chất lượng môi trường đặc biệt là ô nhiễm các
nguồn nước sông hồ, đại dương, nước ngầm, khôn khí và đất đai.
Biến đổi khí hậu do hiện tượng trái đất nóng lên vì hiệu ứng nàh kính và các
nguyên nhân khác.
Mưa axit do ô nhiễm không khí.
Suy giảm tần ozone do ô nhiễm không khí
Suy giảm rừng và tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học đặc biệt là vùng rừng
nhiệt đới.
Sa mạc hóa do mất thảm thực vật vầ suy giảm tần nước ngầm.
Các vấn đề môi trường toàn cầu này đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng xấu đến

sức khỏe con người, suy giảm tài nguyên thiên nhiên có thể dẫn đến cản trở
phát triển, gây đói nghèo trong nhiều khu vực Châu Á, Châu Phi và Mỹ
Latinh, thậm chí gây tranh chấp về tài nguyên dẫn đến xung đột về chính trị
và quân sự.
Nhận thức rằng muốn đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định không gây tác hại
đến môi trường, đảm bảo môi trường luôn là nguồn lực cho sự phát triển lâu
dài, nhân loại cần phải có quan điểm phát triển mới-“Phát triển bền vững”.
2.2. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.2.1. Tính bền vững của quá trình phát triển
Xét một cách cụ thể, trong từng thời đoạn nhất định thì sự phát triển của
xã hội loài người không phải đã luôn luôn diễn ra theo chiều hướng đi lên.
Trong quá trình lịch sử lâu dài nhiều xã hội đã phải đối mặt với những
khủng hoảng trầm trọng về tài nguyên và môi trường, không vượt qua
được những khủng hoảng này và đi đến suy thoái, thậm chí tiêu vong. Sự
phát triển kỹ thuật sản xuất tạo nên khả năng cải thiện chất lượng môi
trường cho con người, nhưng tới một mức độ nhât định chính sự phát
triển này lại là nguyên nhân gây suy thoái môi trường. Quá trình này đã

14


diễn ra liên tục từ thời thượng cổ tới nay. Chăn nuôi đã đem lại cho con
người những điều kiện sản xuất ưu việt hơn nhiều lần so với săn bắt và
hái lượm, nhưng chính chăn nuôi phát triển với quy mô lớn đã tàn phá
hàng triệu ha rừng, biến rừng nguyên thủy tại các nước châu Phi ven Địa
Trung Hải thành vùng cây bụi, trảng cỏ xơ xác, rồi tiếp đó là sa mạc hóa.
Các công trình thủy lợi thời thượng cổ và trung cổ đã taojo nên nhiều xã
hội phồn vinh, nhưng rồi việc sử dụng nguồn nước vượt ngưỡng cho phéo
của thiên niên đã tạo nên sự sụp đổ và hoang tàn của các xã hội này. Một thí
dụ thường được nhắc tới là sự tàn lụi của nền văn minh Maya. Trong thời

gian khoảng 6 thế kỷ từ năm 150 đến năm 800 người Maya đã thiết lập tại
vùng Trung Mỹ một xã hội rất phát triển theo tiêu chuẩn đương thời. Họ đã
xây dựng khoảng hàng trăm đô thị với những đền đài, cung điện nguy nga,
tráng lệ tại nhiều nơi ở Mehico, Guatemala, Honduras, Salvador. Để xây
dựng khối lượng công trình khổng lồ họ phải dùng rất nhiều gỗ làm vật liệu
và nhiên liệu để nung vôi. Hàng triệu ha rừng bị triệt hạ, đất đai bị xói mòn,
nguồn nước cạn kiệt, cát lấp đầy các thửa ruộng màu mỡ, lương thực thiếu
hụt, nạn đói, rồi chiến tranh nội bộ trong thời gian khoảng mấy thập kỷ đã
dẫn đến tiêu diệt nền văn minh Maya (Roberto, Furlani, 1995).
Theo một số nhà nghiên cứu thì những hiện tượng nêu trên là biểu hiện
cuối cũng của một quá trình phát triển sai lầm. Lý do sâu sắc của thảm họa
này là sự mất cân bằng giữa tham vọng vô cùng của con người về phát triển
và sự hạn chế của thiên nhiên.
Trong cố gắng phát triển kinh tế-xã hội trong thập lỷ 1970, 1980 theo
hướng công nghiệp hóa, con người đã thấy rõ hơn đe dọa mới về phát triển
không bền vững đối với từng quốc gia cũng nhưn cung toàn nhân loại. Trong
các xã hội công nghiệp hóa, sự phát hiện những năng lượng mới, vật liệu mới
và công nghệ sản xuất tiến bộ, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp, nhiều khi thô
bạo vào các hệ thiên nhiên, tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu
phát triển của xã hội loài người với các quá trình tiến hóa tự nhiên.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, tất cả các nước, kể cả
nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển đều phải đi theo con đường
công nghiệp hóa để tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về công nghệ,
bùng nổ dân số, phân hóa về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng
mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự
bất hợp lý trong nền kinh tế của từng nước và trên toàn thế giới đã tạo nên
hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi, gây ra bởi tấng lớp những người

15



giầu, có lối xống hướng về tiêu dùng xa xỉ và “ô nhiễm do đói nghèo” gây ra
chủ yếu bởi những ngời dân có thu nhập thấp, quá thấp mà con đường mưu
sinh độc nhất là khai phá cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên với những phương
tiện thô sơ.
Có thể nói rằng mọi vấn đề môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người, cũng như mọi sinh vật khác sống trên Trái Đất không thể
chống lại quy luật tiến hóa và ngừng sự phát triển của mình. Đó là quy luật
của cuộc sống mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác, hoăc không tự
giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là
phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ cho phát triển không tác động tiêu cực
đến môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề
lphair làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn làm đầy đủ ba chức
năng cơ bản của nó là tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và
chất lượng tiện nghi cần thiết; cung cấp cho con người các tài nguyên cần
thiết để sản xuất, sinh sống; thu gom, xử lý, chôn vùi các phế phẩm sản xuất
và giữ cho không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường. Đó chính là sự phát
triển bền vững.
Năm 1987, ỦY ban Thế giới về môi trường và phát triển WCEP đã đưa ra
định nghĩa về PTBV: phát trineer bền vững là phát triển sao cho những thế
hệ hiện tại đáp ứng được các nhu cầu ucar mình mà không phương hại đến
khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Nói một cách cụ thể hơn, “Phát triển bền vững là sự sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, điềukện môi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thể hệ
con người đang sống, nhưng phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những
điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày
nay”.
Đó là mục tiêu quan trọng, chung cho sự phát triển hiện nay của mọi quốc
gia trên thế giới.

2.2.2. Các cam kết và thoản thuận quốc tế về phát triển bền vững
Năm 1992 trên 170 quốc gia tham dự hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về
“Môi trường và Phát triển bền vững” họp tại Rio de Janerio đã chấp nhận lịch
trình Hành động cho thế kỷ 21, gọ tắt là lịch trình 21. Lịch trình này đã xác
định các hoạt động lớn về phát triển bền vững, phối hợp cố gắng của các
quốc gia trên toàn thế giới về phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi
trường.Lịch trình nêu 48 hoạt dộng, phân theo 4 lĩnh vực:

16


-Những khía cạnh kinh tế-xã hội của phát triển (7 hoạt động)
-Bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên (14 hoạt động)
-Tăng cường vai trò của các nhóm dân cư chính (9 hoạt động)
-Những phương tiện để thực hiện (8 hoạt động)
*Lĩnh vực những khía cạnh xã hội và kinh tế của phát triển:
1. Hợp tác quốc tế
2. Chống đói nghèo
3. Thay đổi các chức năng tiêu dùng
4. Dân số và phát triển bền vững
5. Bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người
6. Định cư con người một cách bền vững
7. Quá trình ra quyết định để phát triển bền vững
*Lĩnh vực bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
1. Bảo vệ khí quyển
2. Quản lý đất đai một cách bền vững
3. Chống phá rừng
4. CHống hoang mạc hóa và hạn hán
5. Phát triển bền vững vùng núi
6. Phát triển nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững

7. Bảo tồn đa dạng sinh học
8. Quản lý công nghệ sinh học
9. Bảo vệ và quản lý các đại dương
10. Bảo vệ và quản lý nguồn nước ngọt

17


11. Sử dụng an toàn các hóa chất độc hại
12. Quản lý chất thải độc hại
13. Quản lý chất thải rắn và nước thải
14. Quản lý chất thải phóng xạ
*Lĩnh vực tăng cường vai trò của các nhóm dân cư chính:
1. Phụ nữ trong phát triển bền vững
2. Thanh thiếu niên trong PTBV
3. Tăng cường vai trò của dan cư bản địa
4. Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ
5. Các tổ chức chính quyền địa phương
6. Công nhân và công đoàn
7. Giới kinh doanh và công nghiệp
8. Các nhà khoa học và công nghệ
9. Tăng cường vai trò của nông dân
*Lĩnh vực những phương tiện để thực hiện:
1. Nguồn tài chính cho PTBV
2. Chuyển giao công nghệ
3. Khoa học vì PTBV
4. Giáo dục, đào tạo và nhận thức của nhân dân
5. Xây dựng năng lực cho PTBV
6. Tổ chức thực hiện PTBV
7. Luật quốc tế

8. Thông tin phục vụ việc ra quyết định

18


Mười năm sau Hội nghị Rio, 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về
Phát triển bền vững họp tại Johanesburg, Nam Phi, từ ngày 26/8 tới ngày
04/9/2002 đã thông qua một kế hoạch hành động mới. Kế hoạch này nhằm
tiếp tục thực hiện lịch trình 21 và đề xuất 9 phương hướng quan trọng sau
đây:
1. Xóa nghèo
2. Thay đổi phương thức tiêu duungf và sản xuất không bền vững
3. Bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên
4. PTBV trong bối cảnh toàn cầu hóa các nền kinh tế
5. PTBV và sức khỏe con người
6. PTBV tại các quốc gia đang phát triển
7. PTBV tại Châu Phi và các sáng kiến cho các khu vực khác
8. Các biện pháp thực hiện PTBV
9. Khung thể chế để PTBV
Lập kế hoạch thực hiện nêu trên đang được hội đồng PTBV của LHQ tiếp
tục cụ thể hóa.
2.2.3. Chủ trương về PTBV ở Việt Nam
Năm 1991, trong quá trình chuẩn bị tham gia hội nghị Thượng đỉnh trái
đất toàn cầu về môi trường và phát triển, nhà nước ta đã công bố Kế hoạch
Hành động Quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững 1991-2000. Kế
hoạch này dựa trên nguyên tắc PTBV, tuy nhiên các nội dung cụ thể đề cập
chủ yếu về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản
Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ IX, đã xác định đường lối phát triển kinh
tế-xã hội của nước ta trong những năm tới là “...phát triển nhanh, có hiệu

quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng
bước cải tiến đời sống vật chất và đời sống tinh thần cảu nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường...”.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001- của nước ta đã nêu: “Chủ động
gắn kết yêu cầu cải thiện chất lượng môi trường trong mỗi quy hoạch, kế

19


hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội, coi yêu cầu về môi
trường là tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”.
Tháng 8/2000, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
cùng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường và các bộ ngành liên quan xây
dựng Lịch trình 21 của Việt Nam.
Các bản thảo Chiến lược Bảo vệ môi trường 2001-2010, Kế hoạch quốc
gia về Bảo vệ môi trường 2001-2005 đều thể hiện rõ quan điểm PTBV.
2.2.4. Các độ đo về PTBV
Đánh giá tính bền vững của sự phát triển của một xã hội là hết sức khó
khăn, vì phát triển như đã nói ở trên liên quan đến nhiều mặt của xã hội.
Trong những mặt này quan trọng nhất là phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường. Sự phát triển bền vững về phát triển của một xã hội có thể được đánh
giá bằng những tiêu chí (indicator) nhất định trên ba mặt kinh tế, xã hội tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
*Bền vững kinh tế
Tính bền vững về kinh tế có thể được thể hiện qua các tiêu chí về phát
triển kinh tế quen thuộc như:
1. Tổng sản phẩm trong nước, GDP (Gross Dosmetic Product).
2. tổng sản phẩm quốc gia, GNP (Gross National Product)
3. GDP hay GNP bình quân đầu người (GDP/Capita)
4. tăng trưởng của GDP (GDP Growth)

5. Cơ cấu GDP
GDP hay GNP khái quát hóa toàn bộ khả năng sản xuất và dịch vụ của
một quốc gia vào một chit tiêu định lượng. Chỉ tiêu này cho phép ta so sánh
mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia khác nhau, cũng như để so sánh
sự phát triển của một quốc gia trong những thời kỳ khác nhau, GDP thường
được điều chỉnh bằng sức mua thực tế của GDP, gọi tắt là PPP (Purchase
Parity power)
GDP/người biểu thị giá trị trung bình về sản xuất, dịch vụ mà một người
dân trong quốc gia đó có thể làm ra, nói lên quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và gia tăng dân số. Căn cứ vào GDP/người các tổ chức quốc tế thường phân

20


các quốc gia thành các nhóm: Thu nhập thấp, thu nhập trung bình, thu nhập
trung bình cao và thu nhập cao.
Tăng trưởng GDP thể hiện lượng tăng của GDP trong một năm cụ thể so
với GDP của năm trước tính bằng %.
Nền kinh tế của một quốc gia thường cơ cấu kinh vực khác nhau: nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Mỗi một lĩnh vực có khả năng sinh lợi khác
nhau. Thông thường dịch vụ và công nghiệp sinh lợi nhiều hơn nông nghiệp.
Cùng một GDP bằng nhau nền kinh tế nào có cơ cấu với tỷ lệ du lịch và công
nghiệp cao thì khả năng tăng trưởng nhanh chóng hơn.
Một quốc gia bền vững về mặt kinh tế phải đạt các yêu cầu sau đây:
-Có tăng trưởng của GDP và GDP/người cao. Nước càng nghèo, thu nhập
trong thời gian trước càng thấp thì tăng trưởng này cành phải cao. Trong điều
kiện hiện nay nước thu nhập thấp phải có tăng trưởng GDP/người vào
khoảng 5% mới có thể là bền vững kinh tế. Nếu tăng trưởng thấp hơn thì nền
kinh tế này không thể được xem là bền vững.
-Có GDP, GDP/người bằng hoặc cao hơn mức trung bình hiện nay của

các nước đang phát triển thu nhập trung bình. Nếu tăng trưởng GDP cao
nhưng mức GDP/người thấp thì chưa đạt tới mức bền vững.
-Có cơ cấu GDP lành mạnh nhằm bảo đảm cho tăng trưởng GDP ổn định
lâu dài. Cụ thể là tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP phải
cao hơn nông nghiệp.
Trong phạm vi quốc gia sự đánh giá tính bền vững nền kinh tế của một
địa phương cũng có thể dựa vào các chỉ tiêu nói trên.
*Bền vững xã hội
Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia cũng thường được
đánh giá qua một số tiêu chí như: chỉ số phát triển con người HDI Human
Development index; Hệ số bình đẳng thu nhập; các tiêu chí về giáo dục, dịch
vụ y tế, hoạt động văn hóa.
Về chỉ số phát triển con người
Sự không thành công của các chiến lược phát triển trong các thập lỷ 19601980 đã đem lại một nhận thức mới về phát triển. Các nhà chiến lược cho
rằng mục đích cơ bản của phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống vật

21


chất và tinh thần của con người. Con người vừa là mục tiêu phục vụ, vừa là
động lực phát triển, vì vậy muốn phát triển thành công điều cơ bản, cần làm
trước hêt, là phát triển khả năng và phẩm chất con người,thành tố cơ bản của
mọi xã hội. Quan điểm phát triển con người đã được xây dựng từ nhận thức
trên.
Xuất phát từ quan điểm nêu trên năm 1990 Chương trình phát triển LHQ
đem ra “Chỉ số phát triển con người”. Chỉ số này tập hợp 3 độ đo về mức
phát triển của con người vào một số đo chung gọi là HDI.
HDI = f(PPP/người, l, e)
Trong đó: PPP/người, thể hiện trình độ kinh tế; l tuổi thọ trung bình của
người dân, thể hiện trình độ dịch vụ y tế xã hội, e: số năm đi học trung bình

cyar dân, thể hiện trình độ học vấn chung của xã hội.
Phát triển con người có hai mặt. Một mặt tạo nên khả năng của con người
như tăng sức khỏe, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng. Mặt khác là việc sử dụng các
khả năng này vào các hoạt động sản xuất, công tác, hưởng thụ các giá trị của
thiên nhiên, xã hội vào cuộc sống. Không chỉ xét đến phát triển con người
theo cách riêng một mặt nào. Muốn phát triển bền vững một quốc gia, hoặc
địa phương trogn quốc gia phải đạt các điều kiện:
-HDI tăng trưởng;
-HDI đạt trên mức trung bình;
HDI có ưu điểm là đã tập hợp nhiều độ đo khác nhau vào một chỉ số
chung giúp cho sụ so sánh một cách tổng hợp một số mặt của sự phát triển.
Tuy nhiên HDI có những nhược điểm nhất định. Cách tính HDI tương đối
phức tạp, chưa ổn định. Từ năm 1990 đến nay các tác giả đã nhiều lần thêm
bớt các thành tố được đem ra xem xét HDI. Một vài giả định đưa ra trong
tính toán, như xem mức GDP/người từ 5.300 USD trở lên không khác gì
nhau, nghĩa là sự khác nhau giữa GDP thí dụ của Thụy Điển (22.100 USD)
và của Columbia (5.300usd) có thể không cần phải xem xét đến, là điều
không phù hợp với thực tế/TLTK2, Gillis,1996/.
*Về chỉ số bình đẳng thu nhập
Muốn bền vững một quốc gia, hoặc một địa phương trong quốc gia, phải
tránh được những bất ổn xã hội. Nguyên nhân cơ bản của sự bất ổn này là sự
bất công bằng trong phân phối thu nhập. Vì vậy nên chỉ số bất bình đẳng về

22


thu nhập, thường gọi là chỉ số Gini, theo tên người đề xuất chỉ số, được xem
là một tiêu chí về tính bền vững xã hội.
Tình trạng phân phối thu nhập của các hộ nông dân trong một xã hội nhất
định được mô tả trên một đồ thị dội là đường cong Lorenz. Trên đồ thị này

hoành độ X ghi tổng số các hộ có thu nhấp thấp hơn một mức nhất định tính
bằng % của tổng số hộ trong xã hội. Tung độ Y ghi tích lũy các thu nhập
trong xã hội tính theo % tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối một
cách tuyệt đối bình đẳng thì đường cong Lorenz là đường phân giác nghiêng
một góc 45 độ xuất phát từ gốc tọa độ, biểu diễn bằng phương trình Y=X.
Nếu phân phối không đều thì đường cong Lorenz có dạng võng xuống dưới
đường phân giác 45 độ. Tỷ lệ diện tích A/B trên biểu đồ biểu thị bằng % gọi
là chỉ số Gini. A là diện tích tam giác hình thành bởi đường phân giác 45 độ
và hai trục X và Y. B là diện tích hình thành bởi đường cong Lorenz và
đường phân giác. Hệ số Gini bằng không trong trường hợp công bằng tuyệt
đối. Hệ số Gini càng lớn chứng tỏ mức mất công bằng càng cao
Hệ số Gini có ưu điểm là chỉ bằng một con số nói lên trình trạng phân
phối bất công. Tuy nhiên có nhược điể là chỉ nói lên tình trạng không công
bằng, nhưng không mô tả được sự công bằng theo cách nào, thí dụ không thể
nói được rằng 5% hộ giàu chiếm 80% của cải xã hội, hay 10% hộ giàu chiếm
60% của cải xã hội như đường cong Lorenz. Bổ sung nhược điểm của chỉ số
Gini thường phải thêm một số liệu thống kê, thí dụ (a) 40% số hộ nghèo nhất
trong xã hội được phân phối bao nhiêu % tổng của cải xã hội, và (b) 20% số
hộ giàu nhất trong xã hội được phân phối bao nhiêm % tổng của cải xã hội.
*Tiêu chí về giáo dục đào tạo
Tiêu chí về giáo dục và đào tạo thường được trình bày thành những số
liệu cụ thể, như: tỷ lệ người biệt chữ trong nhân dân ở một độ tuổi nhất định;
tỷ lệ người được học các bậc tiểu học, trung học, đại học trong những lứa
tuổi nhất định, số sinh viên/10.000 dân, trong đó % sinh viên các nhành công
nghệ; số học sinh/giáo viên; ngân sách nhà nước chi cho giáo dục bằng %
tổng số ngân sách, hoặc tổng %GDP.
*Tiêu chí về dịch vụ y tế xã hội
Tiêu chí về dịch vụ y tế xã hội, thường được cụ thể hóa thành: số trẻ sơ
sinh bị chết/1000 em; tuổi thọ trung bình; số bác sỹ/1000 dân, số dường bệnh
cho 1000 dân, tỷ lệ % dân hưởng dịch vụ y tế xã hội, tỷ lệ % dân số có nước

sạch để dùng, tỷ lệ trẻ em dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng phòng dịch

23


bệnh, ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ xã hội về y tế bằng % tổng ngân
sách, hoặc tổng GDP.
*Tiêu chí về hoạt động văn hóa
Tiêu chí về hoạt động văn hóa, khó xác định hơn, thường được cụ thể hóa
bằng: số tờ báo, ấn phẩm thường kỳ được phát hành cho 1000 dân; số người
với máy thu hình, thu thanh; số thư viện/1000 dân.Xã hội bền vững về giáo
dục y tế văn hóa phải có sự tăng trưởng của các chỉ số trên.
*Bền vững về môi trường
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,
sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các
cá nhân và cộng đồng con người. Môi trường sống của con người là vũ trụ
bao la, trong đó có hệ Mặt trời, trong hệ có trái đất, với khí quyển, thạch
quyển, thủy quyển, sinh quyển và trí quyển. Đối với từng cá thể con người
cũng như toàn cả loài người môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng
với ba chức năng:
-Môi trường là không gian sinh tồn của con người. Cũng như mọi sinh vật
để tồn tại và phát triển về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thân con người cần có
một không gian sống với những đặc điểm nhất định về chất lượng môi
trường trước hết là không gian sống này.
-Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng
thông tin, cần thiết cho cuộc sống và hoạt đọng sản xuất của con người.
-Môi trường là nơi chứa đụng và xử lý phế thải do con người tạo ra trong
cuộc ssống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường luôn luôn biến động dưới tác động của tiến hóa tự nhiên và
haotj động của các sinh vật, trong đó con người đang có những tác đọng

mạnh mẽ nhất. Con người không thể bảo toàn giữ môi trường nguyên dạng,
nhưng phải bảo đảm ba chức năng nói trên của môi trường. môi trường bền
vững là môi trường luôn luôn thay đổi những vẫn làm tròn cả ba chức năng
trên.
Bền vững về không gian sống của con người tại một khu vực lãnh thổ
nhất định thể hiện ở mật độ dân số, mật độ hoạt động của con người không
vượt quá khả năng chịu tải của khu vực đó. Về yếu tố chất lượng cuộc sống
của con người như sự trong sạch của không khí, nước đất, không gian vật lý,

24


cảnh quan, quá trình sử dụng không được làm giảm bớt chất lượng các yếu tố
này dưới giới hạn cho phép theo các quy định của Nhà nước hoặc của xã hội.
Chất lượng môi trường sau sử dụng ≥ tiêu chuẩn quy định
Sự bền vững về tài nguyên thiên nhiên thể hiện ở chỗ tài nguyên tái tạo
được (nước, một số dạng năng lượng, tài nguyên sinh vật) được sử dụng
trong phạm vi khôi phục lại được một số lượng và chất lượng bằng các
phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo.
Lượng sử dụng ≤ lượng khôi phục, tái tạo được
Đối với tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được (khoáng sản, nguồn
gen quý hiếm) lượng sử dụng phải ít hơn hoặc bằng lượng tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác hoặc được dùng để thay thế.
Lượng sử dụng ≤lượng thay thế
Sự bền vững theo chức năng thứ ba của môi trường là lượng phế thải tạo
nên phải nhỏ hơn khả năng tái tạo sử dụng, tái chế, phân hủy tự nhiên.
Lượng phế thải ≤ khả năng tái sử dụng, tái chế, phân hủy thiên nhiên hoặc ít
nhất lượng phế thải ≤ khả năng tái sử dụng, phân hủy, chôn lấp.
Những điều nêu trên về ba chức năng của môi trường là điều kiện cần và
đủ để đảm bảo sự PTBV về mặt môi trương của xã hội. Thiếu một trong cả 3

điều kiện thì môi trường sẽ đứng trước nguy cơ không bền vững. Cũng tương
tự như vậy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn cầu, của một quốc gia,
một địa phương, hay một cộng đồng dân cư chỉ có thể bền vững về môi
trường lúc đáp ứng cả ba yêu cầu trên. Sự thiếu bền vững một mặt sẽ phá vỡ
tính bền vững tổng thể.
2.2.5. Thách thức về phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu
Nhìn một cách khái quát những thách thức về phát triển bền vững ở quy
mô toàn cầu hiện nay là:
1. Suy giảm về lượng và chât của một số tài nguyen thiên nhiên có ý nghĩa
cơ bản đối với đời sống con người: đất, rừng, thủ sản, khoáng sản, năng
lượng, đa dạng sinh học.Một số nhà nghiên cứu đã dự báo nguy cơ thiếu
hút trầm trọng về lương thực, về nguồn năng lượng phi thương mại tại
một số quốc gia trong các thập kỷ tới.

25


×