Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Luận văn thạc sỹ đánh giá sơ bộ chất lượng nước sông tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.54 KB, 70 trang )

Bùi Thị Ban Mai, luận văn thạc sỹ khoa học, Đánh giá sơ bộ chất lượng
nước một số sông tỉnh Bắc Ninh, dự báo diễn biến chất lượng nước, đề xuất
các biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt một cách bền vững, 2007, Trường
ĐHKHTN-ĐHQG Hà Nội
Lời Mở đầu
I.

Lý do chọn đề tài

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, nếu như không có nước thì sự
sống không tồn tại và cũng không có một hoạt động kinh tế nào diễn ra được.
Nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế-xã hội. Mặt khác, nước được sử dụng làm môi trường tiếp nhận các
loại chất thải dư thừa khác nhau của hệ sản xuất và sinh hoạt. Việc sử dụng nước
mặt làm nơi tiếp nhận nước thải đã gây ô nhiễm nước bề mặt nặng nề, gây hậu
quả xấu cho hệ sinh thái dưới nước và cũng làm ảnh hưởng tới các hình thức sử
dụng nước khác nhau. Những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa ngày càng nhanh, kéo theo sự ô nhiễm nước ngyaf càng tăng và lan rộng.
việc sử dụng nguồn nước à làm ô nhiễm môi trường nước. Nước trong các sông,
hồ về mùa khô không đủ để hòa tan, pha loãng chất bẩn làm cho sự ô nhiễm
ngày càn nghiêm trọng trên nhiều đoạn sông. Việc hiện đại hóa, công nghiệp
hóa càng nghiêm trọng cũng đã và đang xuất hiện những ô nhiễm mới.
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã đưa ra những lĩnh vực ưu tiên
nhằm phát triển bền vững: Năm lĩnh vực về kinh tế, năm lĩnh vực về xã hội, và
chín lĩnh vực về môi trường [11]. Một trong những lĩnh vực ưu tiên về môi
trường nhằm phát triển bền vững là bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền
vững tài nguyên nước.
Việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước chưa tốt làm cho các nguồn
nước đang bị suy thoái, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguy cơ nguồn
nước bị cạn kiệt, cộng với tình hình phân bố không đều theo thời gian và không


1


gian, đang đe dọa thiếu nước cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân ở nhiều
nơi trong nước. Nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do lượng nước thải, rác
thải công nghiệp và sinh hoạt gây nên. Hiện nay các con sông đều đang phải
chịu những tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế, sự gia tăng dân số ở
các khu công nghiệp, khu khu vực làng nghề, các đô thị và các tụ điểm dân cư.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hoạt động của các KCN, các làng nghề như làng sắt
thép đa hội, làng giấy Phú Lâm, Phong Khê, .... làm cho chất lượng các con
sông, đặc biệt là sông NHK ngày càng xấu đi, có đoạn nước sông bị ô nhiễm đến
mức báo động. Chính việc phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông NHK,
sông Cầu đã, đang và sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Trước yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội cho các tỉnh và vùng lãnh thổ,
vấn đề nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến chất lượng môi
trường là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Điều này cũng đáp
ứng Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhằm góp phần làm rõ ý nghĩa khoa học và thực tiễn của lưu vực sông NHK,
sông Cầu thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh
giá sơ bộ chất lượng nước của một số sông tỉnh Bắc Ninh, dự báo xu hướng diễn
biến chất lượng nướ, đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt một
cách bền vững” với mục tiêu đặt ra là:
-Đánh giá chất lượng nước sông NHK, sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Ninh;
-Xác định nguồn gây ô nhiễm chính;
-Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước;
-Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt một cách bền vững.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu


2


Tiến hành nghiên cứu chất lượng nước các sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
bao gồm sông NHK và sông Cầu, đây là hai con sông ô nhiễm nhất trên toàn hệ
thống sông suối trong tỉnh, hàng ngày phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải
chưa được xử lý từ các khu vực làng nghề và tụ điểm dân cư. Điều tra phân tích
tìm nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các làng nghề trên lưu vực sông
NHK, sông Cầu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề sau:
*Đánh giá chất lượng nước của sông NHK, sông Cầu theo từng thông số như
NH4+, NO2-, NO3-, SS, BOD5, COD, Coliform tổng số,... so với Tiêu chuẩn Việt
Nam.
*Thống kê các nguồn gây ô nhiễm chính, phân tích các tác nhân gây ô
nhiễm, tính toán lưu lượng thải,...
*Đánh giá thải lượng ô nhiễm của BOD5, COD, SS,... trong nước thải sinh
hoạt, nước thải làng nghề. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước mặt.
*Đề xuất các biện pháp quản lý nguồn nước sông NHK, sông Cầu.
III. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá hiện trạng đất chất lượng các con sông
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, điều tra nghiên cứu nguồn gây ô nhiễm chính. Điều
này đóng vai trò quan trọng đối với các biện pháp quản lý tài nguyên nước một
cách bền vững, giúp các nhà quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương có
những lựa chọn phù hợp để quản lý môi trường đạt hiệu quả cao.
Đánh giá diễn biến chất lượng nước, ước tính lưu lượng thải, thải lượng ô
nhiễm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tính đến thời điểm 2010 và
2020 là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chiến lược, chính sách, kế hoạch
bảo vệ môi trường và các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường để hướng
tới sự phát triển bền vững.


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1.

Một số vấn đề chung về môi trường nước mặt

Trên phạm vi lục địa, trữ lượng nước mặt bao gồm nước băng tuyết ở các địa
cực và các vùng núi cao xứ hàn đới (98,83%), nước hồ (1,15%), nước đầm lầy
(0,015%) và nước sông (0.005%) [22]. Tuy nhiên, trong thực tế băng hà nằm ở
khu vực giá lạnh vĩnh cửu, nên khả năng sử dụng chúng còn rất hạn chế. Nước
sông và hồ tuy chiễm tỷ lệ rất nhỏ (1,2%), song do tham gia vào chu trình tuần
hoàn rất tích cực nên chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế-xã hội của con người.
Lãng thổ Việt Nam có diện tích 332.000km2. Đại bộ phận được bao phủ bởi
đồi núi. Đồi núi không cao nhưng hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh vừa dầy
lại vừa sâu với những sườn dốc tạo ra sông suối khá dày đặc và đan xen phức
tạp. Do có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió ẩm, lại có lượng mưa phong phú trên
lãnh thổ nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành dòng chảy. Tuy nhiên
do lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian cho nên mật độ
sông suối và lượng dòng chảy phân bố cũng không đều. Vùng núi và trung du có
những nơi lượng mưa lớn, trung bình hay ít mưa cho nên vẫn có những vùng
quanh năm thiếu nước và cũng có những vùng khô thiếu nước nghiêm trọng còn
mùa mưa thì lượng dòng chảy quá lớn tàn phá cả đât đai và mùa màng. Vùng
đồng bằng có mạng lưới sông dày, nguồn nước dồi dào hơn quanh năm song lại
không đảm bảo tiêu thoát nước về mùa lũ.
Việt Nam có lượng mưa hàng năm khoảng 2000mm, nhưng phần lớn mưa từ
tháng 5 đến tháng 11. Khoảng 70-75% lượng mưa hàng năm được tạo ra trong 3

đến 4 tháng va 20-30% được tạo ra trong một tháng cao điểm [22]. Do lượng

4


mưa chảy từ ngoài lãnh thổ vào chiếm tỷ lệ lớn (khoảng trên 60%) cho nên tiềm
năng nước mặt của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội
của các nước phía thượng lưu. Lượng nước mặt phát sinh trên lãnh thổ Việt
Nam có khoảng 310 tỷ m3/năm [5]. Với dân số như hiện nay thì bình quân đầu
người có khoảng 4.000 m3/năm. [22] Tham khảo đánh giá xếp loại của Hội tài
nguyên nước quốc tế thì quốc gia nào cũng có lượng nước bình quânđầu người
dưới 4.000 m3/năm là quốc gia thiếu nước.
Việt Nam có số sông suối dài trên 10 km là 2.360 sông, trong đó có 10 lưu
vực có diện tích trên 10.000km2, mật độ lưới sông trung bình vào khoảng
0,6km/km2 [12]. Những năm gần đây do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa
tăng nhanh kéo theo sự ô nhiễm nước ngày càng tăng nhanh và lan rộng. Tỉnh
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày, mật độ sông từ 1,8-2,0km/km 2, được
đánh giá là cao so với các tỉnh vùng ĐBSH (mật độ lưới sông của ĐBSH là
1,5km/km2. Hệ thống sông của Bắc Ninh có thể được chia thành các nhóm chính
như sau:
-Các sông lớn chỉ chảy qua địa bàn tỉnh (điểm đầu và điểm kết thúc không
thuộc địa bàn tỉnh): Sông Thái Bình.
-Các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa bàn tỉnh sau đó đổ ra sông
Thái Bình: Sông Cầu, Sông Đuống, sông Bùi.
-Các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa bàn tỉnh sau đó đổ ra sông
Cầu: Sông Cà Lồ, Sông Ngũ Huyện Khê.
-Các sông nội bắt nguồn từ các sông lớn trong tỉnh: Ngòi Tào Khê, sông Dâu
Lang tài, sông Đại Quảng Bình, sông Đồng KHởi.
Kết quả cho thấy, trong số 10 con sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì sông
Ngũ Huyện Khê chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc xả thải của các làng nghề.

Sông Cầu bị ô nhiễm cục bộ tại đoạn tiếp nhận sông Ngũ Huyện Khê. Các sông
còn lại nhìn chung cũng đã có những dấu hiệu ô nhiễm những ở mức độ nhẹ.

5


Hiện nay sông NHK hàng ngày phải tiếp nhận hàng ngàn m 3 nước thải từ các
cơ sở sản xuất trong lưu vực. Hoạt động sản xuất giấy tại làng nghề Phú Lâm và
Phong Khê tạo ra một lượng lớn nước thải phát sinh từ hầu hết các quá trình
công nghệ. Chất lượng nước sông NHK đang bị suy thoái và là sông ô nhiễm
chính của nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ thuộc loại khó phân hủy sinh
học ở dạng phân tán mịn, xơ sợi khó lắng, các loại hợp chất vô cơ, độ kiềm cao
và đặc biệt là các hợp chất chứa Clo có tính độc cao [1]. Hiện tại nước thải từ tất
cả cơ sở sản xuất giấy đều không được xử lý, xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi
trường. sông NHK hợp lưu với sông Cầu tại xã Vạn An tỉnh Bắc Ninh. Từ trên
đê sông Cầu nhìn xuống xẽ thấy một khúc sông bị đổ màu rõ rệt do phải tiếp
nhận nước sông NHK bị ô nhiễm nghiêm trọng.
I.2.

CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

NƯỚC
I.2.1. Khu vực Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc giáp Bắc Giang,
phía Đông và Đông Nam giáp hải Dương, Tây và Tây Nam giáp Hà Nội, Hưng
Yên. Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp và cách thủ đô Hà Nội
30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách cảng biển Hải Phòng 110 km
[31]. Bắc Ninh nằn trong vùng kinh tế trọng điểm-tam giác tăng trưởng: Hà NộiHải Phòng-Quảng Ninh; gần các khu, cụm công nghiệp lớn của vùng trọng điểm
Bắc Bộ. Bắc Ninh có các tuyến đường trục giao thông lớn quan trọng chạy qua,
nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của phía Bắc:

Đường quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Hà Nội-Quảng Ninh), quốc lộ 38, đường sắt
xuyên Việt đi Trung Quốc. Trong tỉnh có nhiều sông lớn nối Bắc Ninh với các
tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân như sông Cầu, sông Đuống, sông
Thái Bình. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao

6


lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho việc phát triển kinh tếxã hội và khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nước nhưng lại là địa phương có
nhiều tiềm năng trở thành tỉnh công nghiệp vì đây là nơi tập trung khá đông các
làng nghề, các cơ sở sản xuất tieeu thủ công nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, thế
mạnh trên cũng có mặt trái là đã gây ra một vấn đề lớn về môi trường. Công
nghệ sản xuất lạc hậu cộng với ý thức bảo vệ môi trường của dân làng chưa cao
đã gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải từ các hộ sản xuất trong làng nghề tái
chế giấy Phong Khê-Bắc Ninh đã biến những con mương của làng thành màu
đen, nồng nặc mùi hôi. Sau đó, dòng nước đen ngòm ấy lại đổ thẳng ra sông
NHK, một con sông lớn trong vùng. Trong khi đó, 100% các làng nghề không
có chương trình cấp nước sạch. Cư dân làng nghề chủ yếu dùng nước giếng
khoan cho sản xuất và cả sinh hoạt mà các chỉ số về độ ô nhiễm nước tại hầu hết
các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 5 lần [31]. Không chỉ
ở làng nghề giấy Phong Khê, các làng nghề khác ở tỉnh Bắc Ninh như làng nghề
sắt thép Đa Hội, làng đúc nhôm, chì Văn Môn, làng gôc mỹ nghệ Đồng Kỵ, tất
cả đều chung tình trạng ô nhiễm tương tự mà chưa có biện pháp khắc phục hữu
hiệu.
I.2.2. Các yếu tố tự nhiêm ảnh hưởng đến môi trường nước
I.2.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Tuy dốc từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đông nhưng độ dốc không lớn, được thể hiện các dòng chảy bề mặt đổ
về Sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự

nhiên toàn tỉnh, có độ cao phổ biến từ 3-7m so với mặt nước biển. Vùng trung
du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có độ cao phổ biến là 300-400m. Diện tích
đồi núi chiễm tỷ lệ 0,53% so với tồng diện tích toàn tỉnh, chủ yếu ở hai huyện
Quế Võ và Tiên Du. Do được bồi đắp bởi các dòng sông lớn như sông Đuống và

7


sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù xa màu mỡ. Vùng gò đổi
trung du chỉ chiếm 0.5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhấ
là núi Hàm Long (171m) [31].
I.2.2.2. Khí hậu
Khí hậu đặc trưng của tỉnh là nhiệt đới gió mùa, chia làm bốn mùa rõ rệt.
Mùa hè nắng nóng, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới thàng 10.
Nhiệt độ không khí
Nằm trong vùng nhiệt đới, Bắc Ninh quanh năm được tiếp nhận một lượng
bức xạ rất dồi dào trên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ hàng năm dao động trong
khoảng 23,6-24,40C (tính trung bình từ năm 2001 đến năm 2005) (bảng 1.1).
Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ từ 15,9-19,8 0C),
tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (nhiệt độ từ 28,8-29,5oC).
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C)
TT
Tháng
1
1
2
2
3
3
4

4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13 TB cả năm
Số giờ nắng

2001
17,9
17,1
20,9
23,8
26,8
28,7
29,1
28,5
27,7

25,7
20,5
17,0
23,6

2002
17,1
18,9
21,9
25,1
27,1
29,1
29,3
28,2
27,0
24,6
20,6
18,4
23,9

2003
16,4
20,3
21,3
25,6
28,3
29,7
29,5
28,8
27,2

25,4
22,9
17,5
24,4

2004
19,8
17,7
20,1
23,9
26,1
29,1
28,8
28,9
27,9
24,9
22,5
18,6
24,0

2005
15,9
17,6
18,9
24,0
28,7
29,6
29,5
28,7
28,4

25,9
22,2
16,8
23,9

8


Số giờ nắng trong năm của những năm gần đây dao động trong khoảng từ
1302,8 (năm 2002) đến 1714,4 (năm 2003), được biểu thị trong bảng 1.2 dưới
đây:
Bảng 1.2. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
TT
Tháng
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8

9
9
10
10
11
11
12
12
13
TB cả năm
Chế độ mưa

2001
47,7
22,8
50,3
55,2
148,5
175,0
179,7
183,5
174,6
131,4
189,0
84,5
144,2

2002
69,9
30,4

25,7
116,3
162,6
135,0
121,2
173,3
156,6
147,9
104,7
59,2
1302,8

2003
116,5
76,5
77,1
120,7
175,8
187,8
249,1
138,2
166,3
159,1
140,3
107,0
1714,4

2004
31,6
62,0

36,4
79,7
147,1
147,1
117,4
184,6
167,2
168,5
129,8
162,1
1481,2

2005
31,6
18,3
25,3
77,6
202,6
202,6
214,6
165,9
177,0
148,4
132,1
64,4
1387,3

Mùa mưa thường tập trung từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 hoặc tháng 10
và mùa khô tập trung vào các tháng đầu năm. Lượng mưa theo từng mùa ảnh
hưởng lớn đến quá trình tự làm sạch cảu sông. Theo số liệu thống kê lượng mưa

trung bình toàn tỉnh năm 2005 là 1639,4 mm/năm. Bảng 1.3 biểu thị lượng mưa
các tháng trong năm của tỉnh Bắc Ninh.
Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005
TT
1
2
3
4
5

Tháng
1
2
3
4
5

2001
15,9
33,2
123,0
80,9
144,7

2002
19,3
7,1
10,1
26,0

331,3

2003
39,5
46,2
7,8
46,9
181,1

2004
7,7
34,4
37,2
121,1
204,2

2005
13,9
37,6
29,5
9,8
220,7

9


6
6
7
7

8
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13
cả năm
Độ ẩm

317,6
566,1
435,1
114,7
129,1
46,2
36,4
2024,9

241,6
272,1
324,8
115,6
85,0
65,3
39,1

1573,3

255,6
240,5
303,7
167,7
95,3
2,3
1386,8

112,9
290,0
218,4
80,5
17,9
100,1
1224,4

357,2
229,6
428,8
257,1
5,7
17,9
31,6
1639,4

Bắc Ninh là một tỉnh có mật độ sông khá dày, độ ẩm trung bình các tháng
trong năm thường cao. Năm 2005, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 (73%0,
tháng cao nhất là tháng 8 với độ ẩm là 89% [14].

Lượng nước bốc hơi hàng năm tại địa phương biến động trong khoảng từ
960-1034 mm, trung bình toàn vùng khoảng 1000mm (Bảng 1.4). Với diện tích
đất đai của tỉnh là 803,9 km2 thì lượng nước bốc hơi trong năm là:
803,9 km2 *10-3 km = 0,8039 km3
Như vậy lượng nước mưa sẽ tạo thành dòng chảy trên bề mặt và một phần
ngấm xuống bổ sung chi nước ngầm.
Lượng nước mưa và lượng nước bốc hơi thường phân bố không đều trong
năm, mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Bảng 1.4. Lượng nước bốc hơi các tháng trong năm (mm)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8

2001

81,0
65.4
62.2
49.8
93,1
89,4
97,8
81,3

2002
81.3
56.6
81.2
85.8
89,6
94,3
93,6
88,9

2003
92.4
77.5
111.6
97.8
115,8
136,3
124,7
82,4

2004

92.4
71.2
83.1
74.8
89,9
119,4
106,1
94,0

2005
64.1
44.5
59.0
62,1
82,6
77,0
94,2
65,9

10


9
9
80,2
10
10
88,4
11
11

108,3
12
12
87,9
13
TB cả năm
81,2
I.2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

94,8
91,7
95,6
77,7
85,9

83,0
129,5
138,2
135,6
110,4

92,3
150,2
127,5
122,7
102

84,2
97,2
69,9

96,6
74,8

Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 803,87km 2, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%, đất
chưa sử dụng còn 11,1%. Cả tỉnh còn 12.750 ha đất trũng ngập ở các huyện: Gia
Bình, Quế Võ, Lương Tài, Yên Phong. Đất mặt nước chưa sử dụng là 3.114,5
ha, diện tích đấ một vụ còn 7.462,5ha. Tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn, có
thể khai thác sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.
Tài nguyên rừng:
Bắc Ninh không có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng với 607ha, phân bổ
tập trung ở hai huyện là Quế Võ và Tiên Du.
Tài nguyên khoáng sản
Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là nguyên liệu
phục vụ trong ngành sản xuấ vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch ngói, trữ
lượng khoảng 4 triệu tấn ở huyện Quế Võ, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, đất
cát kết trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đất sa thạch ở Vũ Ninh với trữ
lượng 300.000m3, than bìn ở Yên Phong khoảng 6-20 vạn tấn.
I.3.

CÁC YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG NƯỚC

I.3.1. Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2005, tổng dân số toàn tỉnh là 998.512 người.
Tốc độ gia tăng dân số cao, đặc biệt tốc độ gia tăng cơ học. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 1,07%. Dân số các xã thuộc lưu vực sông NHK ngày càng tăng dẫn đến
phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.


11


2.3.2. Áp lực đối với môi trường nước mặt
2.3.2.1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Với địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hòa nguồn nước
phong phú, đất đai mầu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình, rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây
trồng. Đây là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi để ngành nông nghiệp Bắc Ninh
phát triển toàn diện.
Dựa vào lợi thế địa lý, gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh trọng điểm
Bắc Bộ, có hệ thống giao thông phát triển, kết cấu hạ tầng đang được hoàn
chỉnh, công nghiệp, nông nghiệp Bắc Ninh đang có lợi thế phát triển mạnh,
gồm: Cơ khí, kỹ thuật điện, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, đặc biệt đồ gỗ
cao cấp, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Về nông nghiệp, phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị, cung
cấp lương thực, thực phẩm rau sạch, chất lượng cao cho các thị trường lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đặc biệt là rau xanh, hoa tươi, cây cảnh, thủy
sản, thịt lợn lạc, bò sữa,...
Trong những năm qua kinh tế xã hội Bắc Ninh đã có bước phát triển, tổng
sản phẩm GDP tăng bình quân 12,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước nâng cao hiệu quả nền kinh tế
2.3.2.2. Áp lực từ sự phát triển của làng nghề tới môi trường
Làng nghề Bắc Ninh có lịch sử phát triển và tồn tại hàng năm nay, làng nghề
được phân bố khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động của làng nghề mạnh chưa từng
thấy. Một số làng nghề mới được thanhg lập, một số khác quy mô phát triển lớn
hơn, đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất và thu hút ngày càng nhiều lao
động tại chỗ. Hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển thị trường trong
nước và quốc tế. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề
truyền thống, 32 làng nghề mới. Hiện các làng nghề nói trên đang được khôi


12


phục, phát triển, mở rộng với các quy mô và cấp độ khác nhau nhưng công nghệ
sản xuất ít được thay đổi, chủ yếu vẫn dùng các công nghệ lạc hậu, máy móc,
thiết bị chắp vá; quy hoạch và phát triển làng nghề mang tính tự phát, chưa được
quản lý; thiếu mặt bằng sản xuất. việc tuyên truyền và chấp hành các quy định
về bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân làng nghề còn kém. Bên cạnh đó là quy trình sản xuất
không khép kín, hệ thống xử lý chất thải không được đầu tư, hệ thống tổ chức và
quy chế quản lý môi trườn các làng nghề chưa hoàn chỉnh cũng như nguyên
nhân quan trọng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề tăng, kéo
theo những vấn đề ô nhiễm không khí, nước mặt, nước ngầm,... Sự ô nhiễm sẽ
lan rộng khi nguồn nước thải này đổ vào các sông gây ô nhiễm dòng chảy mặt, ở
mức độ nhẹ thì chỉ gây ô nhiễm ngay vị trí xả thải, mức độ nặng sẽ là một đoạn
sông, thậm chí cả sông như sông Ngũ Huyện Khê. Do vậy, vấn đề xả thải của
các làng nghề vào các con sông cần được xem xét một cách nghiêm túc.

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc BỘ, cửa ngõ phía Đông Bắc của
thủ đô Hà Nội, nằm trong tuyeenshanhf lang trọng điểm phía Bắc gồm Hà NôiHải Phòng-Quảng Ninh.
Với mật độ sông ngòi khá dày 1,8-2,0km/km 2, hệ thống sông ngòi trên địa
bàn tỉnh đang là nguồn cung cấp nước chue yeeusc hocacs ngành kinh tế và sinh
hoạt của một số bộ phận dân cư, ngoài ra sông ngòi còn là nơi chứa, dẫn nước
tiêu úng và nước thải.

13



Hệ thống sông của tỉnh Bắc Ninh bao gồm sông Thái Bình là sông chạy qua
địa bàn tỉnh. Sông Cầu, sông Đuống và sông Bùi là các sông chảy qua địa bàn
tỉnh sau đó đổ ra sông Thái Bình. Sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê là các sông
chảy qua sau đó đổ ra sông Cầu. Sông Dâu Lang Tài, sông Đại Quảng Bình,
sông Đồng Khởi, ngòi Tào Khê là các sông nội địa bắt nguồn từ các sông lớn
trong tỉnh.
Qua điều tra, quan sát các sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy sông
NHK và sông Cầu là hai con sông bọ ô nhiễm do việc xả thải của các cơ sở sản
xuất trên địa bàn tỉnh. Sông NHK là con sông chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ
việc xả thải từ các làng nghề tuôi xối xả ra sông mà không qua bất kỳ một hình
thức xử lý nào. Nước thải đổ trực tiếp xuống sông, còn chất thải rắn thì được tập
kết thành những bãi rác trong làng và đổ bừa bãi trên bờ sông NHK. Hiện nay
chất lượng sông bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt vào mùa khô gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng dân cư trong vùng. Những người dân sống
ven sôn gọi Ngũ Huyện Khê là “Dòng sông chết”.
2.1.1. Sông Ngũ Huyện Khê
Sông NHK có một nhánh bắt nguồn từ Đầm Thiếp thuộc huyện Mê LinhVĩnh Phúc, một nhánh bắt nguồn từ sông Đuống qua cống Long Tửu. Sông
NHK chay qua năm huyện, trong đó có ba huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh là Từ
Sơn, Tiên Du và Yên Phong cuối cùng đổ vào sông Cầu tại xã Vạn An, Huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Tổng chiều dài của sông NHK là 48,4 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh có
chiều dài 24km, bắt đầu từ xã Châu KHê huyện Từ Sơn và kết thúc tại xã Hòa
Long, huyện Yên Phong. Trên lưu vực sông có các xã thuộc ba huyện Từ Sơn,
Tiên Du và Yên Phong. Đây là con sông nhỏ nhưng trực tiếp nhận nước thải từ
các làng nghề khác nhau như làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ, làng nghề tái chế

14



sắt Đa Hội, làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm, làng nghề sản xuất giấy Phong
Khê.
Địa hình của toàn bộ hệ thống sông NHK chia làm hai vùng rõ rệt-vùng
thượng lưu và vùng hạ lưu. Vùng thượng lưu thuộc các huyện Mê Linh, Đông
Anh có cao trình từ 6,5-11m, phổ biến là 8m. Vùng hạ lưu thuộc các huyện Yên
Phong, Từ Sơn, Tiên Du có cao trình từ 2,2-7,5m. Lượng nước mặt do các trạm
bơm khai thác từ sông NHK phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ước tính khoảng
37 triệu m3/năm.
Những năm về trước, sông NHK có vai trò rất lớn đối với sản xuất và sinh
hoạt của người dân vùng Kinh Bắc nơi đây. Một vài năm gần đây, sông NHK bị
ô nhiễm do phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn từ các làng nghề, các khu
công nghiệp. Sông NHK đã bị biến thành một mương tiêu thoát nước thải của
các làng xã ven sông. Nước từ đoạn giữa đến cuối sông chuyển từ màu đen, mùi
hôi thối bốc lên nồng nặc, làm cho ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người
dân quanh vùng. Hiện nay, sông NHK có độ sâu trung bình từ 2-3m, mùa khô từ
0,5-1m, làng sông bị thu hẹp và ứ đọng, có nơi dòng chảy bị ách tắc do chất thải
của các cơ sở sản xuất thải ra.
2.1.2. Sông Cầu
Sông Cầu là con sông lớn ở miền Bắc có diện tích lưu vực là 6030km 2 bắt
nguồn từ dãy núi Vạn On, ở độ cao 1.175m thuộc Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn chảy
theo hướng Bắc-Đông-Nam, địa hình thấp dần và chia làm 3 vùng. Vùng thượng
lưu từ đầu nguồn đến Chợ Mới, độ cao trung bình 300-400m. Vùng trung lưu từ
Chợ Mới đến thành phố Thái Nguyên, độ cao trung bình 100-200m. Vùng hạ
lưu từ Thác Huống đến Phả Lại, phần lớn địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng
10-20m.
Sông Cầu bắt đầu chảy vào Bắc Ninh tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong.
Từ xã Tam Giang sông chảy qua phía Bắc thành phố Bắc Ninh, qua huyện Quế

15



Võ rồi đổ ra sông Thái Bình tại Phả Lại. Điểm cuổi sông Cầu ở Bắc Ninh là xã
Đức Long-huyện Quế Võ. Sông Cầu là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh
hoạt và cũng là nơi nhận nước tiêu thoát cho cùng phía Bắc của tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay nước sông NHK và sông Cầu bị ô nhiễm chủ yếu do ảnh hưởng của
các nguồn nước thải trên lưu vực, đặc biệt là nước thải của các làng nghề, Ngoài
ra nước sông còn chịu tác động của các quá trình rửa trôi, xói mòn do mưa và do
nguồn thải nội tại dạng hạt từ trầm tích đáy, chúng quay trở lại tần nước bằng
các con đường khoáng hóa.
2.1.3. Các làng nghề trên lưu vực sông NHK, sông Cầu
Sự phát triển của các làng nghề trên lưu vực sông là nguyên nhân chính làm
ô nhiễm nước sông NHK, sông Cầu. Làng nghề là một giải phát phát triển kinh
tế của tỉnh Bắc Ninh, hiện nay các làng nghề đang được khôi phục, phát triển và
mở rộng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng
nghề đã dẫn tới môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải của các cơ sở
sản xuất không được xử lý nước thải xả thẳng ra sông NHK làm nước sông bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Các làng nghề trên lưu vực sông NHK, sông Cầu bao gồm:
-Làng nghề tái chế sắt Đa Hội;
-Làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn;
-Làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ;
-Làng nghề sản xuất tái chế giấy Phú Lâm;
-Làng nghề sản xuất tái chế giấy Phong Khê;
-Làng nghề nấu rượu xã Tam Đa.
Hiện nay các làng nghề nói trên đang được khôi phục, phát triển, mở rộng
với các quy mô và cấp độ khác nhau nhưng công nghệ sản xuất ít được thay đổi,
chủ yếu vẫn dùng các công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào, sản
xuất phế thải còn nhiều. Bên cạnh đó là quy trình sản xuất không khép kín, hệ
thống xử lý chất thải không được đầu tư, hệ thống tổ chức và quy chế quản lý


16


môi trường các làng nghề chưa được hoàn chỉnh cũng như là những nguyên
nhân quan trọng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề tăng,
kéo theo hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm không khí, nước mặt, nước ngầm,...
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian 6 tháng, từ tháng 4
đến tháng 10 năm 2007. Các chuyến đị điều tra, khảo sát thực địa và lấy mẫu
nước được thực hiện làm hai đợt, đợt tháng 4 và đợt tháng 7 năm 2007.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp tiếp cận
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài chọn cách tiếp cận và các phương pháp
nhiên cứu phù hợp với yêu cầu phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng
nước cũng như dự báo những diễn biến về môi trường nước trng quan hệ với các
nguồn nước thải gây ô nhiễm từ các hoạt động của các khu công nghiệp, làng
nghề và đô thị trên lưu vực sông NHK, sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Cách tiếp cận chính là kế thừa tối đa các tài liệu, số liệu đã có kết hợp với
khảo sát bổ sung và đánh giá tổng hợp nghiên cứu trên quan điểm phân tích hệ
thống.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
Thu thập các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, các
báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường các làng nghề. Tổng hợp và phân
tích các thông tin về hiện trạng môi trường các ngành. Thu thập số liệu các yếu
tố và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tới môi trường của tỉnh.
2. Khảo sát thực địa
Trên cơ sở điều kiện tự nhiê, phát triển kinh tế xã hội các ngành để điều tra
khảo sát thực địa, thu thập các thông tin mới nhất về hiện trạng kinh tế xã hội
các ngành. Xác định điểm lấy mẫu nước đại diện chi khu vực nghiên cứu.


17


3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Tiến hành lấy mẫu nước, đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian
và theo mục đích sử dụng, các mẫu nước được lấy và phân tích làm hai đợt, một
đợt vào mùa khô và một đợt vào mùa mưa.
Quy trình lấy mẫu để phân tích được tiến hành theo hướng dẫn của các tiêu
chuẩn lấy mẫu nước sông, suối TCVN 5996-1995. Quy trình bảo quản lẫu nước
được làm theo hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu TCVN 5993-1995. Các
phương pháp phân tích đều theo TCVN.
*Các điểm lấy mẫu nước đại diện trên sông NHK
Điểm số 1: Cống Long Tửu: Đánh giá chất lượng nước đầu nguồn sông NHK
trước khi chảy vào Bắc Ninh (điểm quan trắc nền).
Điểm số 2-Đa Hội: đánh giá chất lượng nước sông NHK sau điểm thải của
làng nghề sản xuất theo Đa Hội.
Điểm số 3-Trạm Bơm Trịnh Xá: Đánh giá chất lượng nước sông trước khi
cấp vào hai kênh tưới chính của hệ thống Thủy lợi Bắc Đuống.
Điểm số 4-Minh Đức: Đánh giá chất lượng nước sông khu vực làng nghề.
Điểm số 5-Đông Thọ: Đánh giá chất lượng nước sông khu vực làng nghề.
Điểm số 6-Bát Đàn: Đánh giá chất lượng nước sông khu vực làng nghề.
Điểm số 7-Phú Lâm: đánh giá chất lượng nước sông NHK sau điểm thải của
khu công nghiệp Phú Lâm, nơi môi trường nước lưu vực bị tác động rất mạnh
bởi nước thải của các cơ sở sản xuất.
Điểm số 8-Cầu Phú Xuyên: đánh giá chất lượng nước hạ lưu sau khu vực
làng nghề.
Điểm số 9-Đặng Xá (gần trạm bơm Trạm Xá): cửa xả sông NHK trước khi
thải ra sông Cầu.
*Các điểm lấy mẫu trên sông Cầu:


18


Điểm số 1 (S13): Sông Cầu, xã Tam Giang-điểm đầu sông Cầu chảy vào Bắc
Ninh.
Điểm số 2 (S14): sông Cầu-xã Tam Đa-Đánh giá chất lượng nước sông Cầu
sau điểm thải của làng nghề chế biến lượng thực xã Tam Đa.
Điểm số 3 (S15): Sông Cầu-điểm trước sông NHK đổ ra sông Cầu-xã Vạn
An.
Điểm số 4 (S16): Sông cầu-Điểm sau sông NHK đổ ra sông Cầu-xã Hòa
Long-Đánh giá chất lượng của nước sông NHK tới sông Cầu.
Điểm số 5 (S17): Sông Cầu, gần trạm bơm Kim Đôi-đánh giá ảnh hưởng từ
các nguồn nước thải của thị xã Bắc Ninh và các hoạt động khai thác cát trên
cảng Đáp Cầu.
Điểm số 6 (S18): Sông Cầu-xã Phù Lương-Điểm cuối sông Cầu chảy ra khỏi
Bắc Ninh.
4. Phương pháp phân tích các thông số ô nhiễm
Đánh giá dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu hóa lý (pH, EC, màu, độ đục, DO, COD, BOD 5, TSS, Cl-, SO42-,
Ca2+, Mg2+, độ cứng tổng số, Fe tổng số, NO 2-, NH4+, PO43-), chỉ tiêu vi sinh
(coliform tổng số, E.Coli), chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Mn, Zn, Cd).
Phân tích ngoài hiện trường
Một số thông số chất lương nước đòi hỏi phải được phân tích tại hiện trường
như pH, DO, độ đục bằng máy đo hiện trường.
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Các mẫu nước được phân tích tại phòng thí nghiệm môi trường-Trung tâm
Tài nguyên và Môi trường-Viện Khoa học Thủy lợi. Các phương pháp được sử
dụng là:
TSS: phương pháp trọng lượng

TDS: phương pháp trọng lượng

19


COD: phương pháp KMnO4 và phương pháp K2Cr2O7;
BOD5: phương pháp cấy và pha loãng.
Amoni (NH4+); cất trên máy Kjeldahl-Japan;
Coliform, E.coli: phương pháp nuôi cấy trong môi trường lactoza.
NO2-: phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic
Ca2+: phương pháp chuẩn độ EDTA.
Mg2+: phương pháp chuẩn độ EDTA
SO42-: phương pháp trọng lượng sử dụng BaCl2
Cl-: chuẩn độ AgNO3 chỉ thị Cromat
Fe tổng số: Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin.
Các kim loại nặng: phương pháp cực phổ.
5. Các phương pháp đánh giá

Đánh giá chất lượng nước được tiến hành bằng phương pháp đánh giá theo
từng chỉ tiêu phân tích. Chất lượng nước sông được đánh giá theo TCVN 59421995 cột B. Chất lượng nước thải được đánh giá thep TCVN 5945-2005 cột B,
nước thải công nghiệp được phép đổ vào các vực nước dùng cho mục đích giao
thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt,...
Phương pháp dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước dưới tác động của
các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trong vùng. Sử dụng các hệ số ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. HIỆN TRẠNG NGUỒN XẢ THẢI
Qua điều tra cho thấy sông NHK tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước mưa
chảy tràn, nước thải công ghiệp của các huyện: Từ Sơn, Tiên Sơn, Yên Phong.

Sông Cầu tiếp nhận nước sông NHK, nước thải của huyện Quế Võ, thành phố

20


Bắc Ninh. Đặc biệt, sông tiếp nhận nước thải của các làng nghề như làng nghề
tái chế thép Đa Hội, làng nghề giấy Phong Khê và Phú Lâm với lưu lượng nước
thải hàng ngàn m3/ngày chưa được xử lý, xả trực tiếp vào sông NHK.
Các làng nghề chính có tác động mạnh đến chất lượng sông NHK, sông Cầu
nằm dọc theo hai bên sông, bao gồm:
-Làng nghề tái chế sắt Đa Hội;
-Làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn;
-Làng nghề chế biến gỗ Đồng Kỵ;
-Làng nghề sản xuất tái chế giấy Phú Lâm;
-Làng nghề sản xuất tái chế giấy Phong Khê;
-Làng nghề nấu rượu xã Tam Đa.
Mỗi làng nghề chuyên sản xuất một vài loại sản phẩm với công nghệ sản
xuất và đặc điểm xả thải khác nhau. Bẳng 3.1 biểu thị các tác nhân ô nhiễm môi
trường cụm làng nghề tập trung,
Làng nghề giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn.
Phát triển làng nghề vừa tạo việc làm lúc nông nhàn, vừa tăng thu nhập cho
nông dân. Sự phát triển của làng nghề đã cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân rõ rệt, tỷ lệ hộ khá so với hộ thuần nông rất cao, tỷ lệ hộ nghèo ít, hệ
thống đường, trường, trạm phát triển. Sự phát triển làng nghề cũng mang lại
những hiệu quả xã hội to lớn. mang lại lợi ích kinh tế và tăng cường quan hệ
tình làng nghĩa xóm. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển ngày càng tăng, các
làng nghề hiện tại đang phải đối mặt với tình trang môi trường nước bị ô nhiễm
nặng nề.
Bảng 3.1. Các tác nhân ô nhiễm môi trường cụm làng nghề tập trung
Làng nghề

Phong
Yên

Nguyên liệu

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Khí thải
Nước thải
Chất thải rắn
Khê- Vỏ dó, giấy Khí thải (CO2, Nước
thải Xỉ than, chất

Phong phế

liệu, SO2, NO2, Cl2, chứa hóa chất, thải sinh hoạt,

21


(tái chế giấy)

nước,
chất

hóa hơi

kiềm, nước thải sinh giấy

(NaOH, bụi,...)


hoạt

mẩu,

nilon,...

Javen,
Na2CO3)
Châu Khê-Từ Dầu
máy, Bụi, CO, CO2, Nước thải có Xỉ than, rỉ sắt
Sơn (SX sắt kẽm,

H2SO4, SO2, NO2, O3 axit, Fe, Zn, chất thải sinh

thép từ phế NaOH,
liệu)

HCl, HC, hơi Pb, CN,

HNO3, NaCN, Zn,

KLN, hoạt

Cd, nước thải sinh

nước,...
HCl,...
hoạt
Văn Môn-Yên Nhôm chì phế Bụi nhôm, hơi Nước


tuần Xỉ

Phong

nước nhôm, rỉ chì,

(đúc liệu

Pb, Cd, As, hoàn,

than,

rỉ

nhôm chí, kim

Zn, CO, CO2, thải sinh hoạt

chất thải rắn

loại phế liệu)

NO2, SO2, O3,

sinh hoạt

Đồng

HC,...
Bụi, hơi HC


Kỵ- Gỗ các loại

Đồng Quang-

Nước
sinh hoạt

Từ Sơn
Phú Lâm-Tiên Giấy phế liệu, Khí thải (CO2, Nước
Du (tái chế nước,
giấy)

chất

thải Mùn gỗ, dăm
bào, chất thải
sinh hoạt
thải Xỉ than, chất

hóa SO2, NO2, Cl2, chứa hóa chất, thải sinh hoạt,
(NaOH, hơi

Javen,

bụi,...)

kiềm, nước thải sinh giấy
hoạt


mẩu,

nilon,...

Na2CO3)
3.1.1. Làng nghề sản xuất thép Đa Hội
Đa Hội thuộc xã Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh nằm bên bờ bắc sông NHK
dọc theo quốc lộ 1A. Đa Hội là nơi có truyền thống sản xuấ sắt thép, nghề
truyền thoongsnayf có từ cách đây hơn 400 năm và gắn liền với người dân Đa
Hội qua nhiều thế hệ. Đa Hội có tổng diện tích đất tự nhiên là 415ha, trong đó

22


đất thổ cư chiến 195ha, dân số vào khoảng 6.500 người tương ứng với 1.200 hộ
dâ (dân số Châu Khê là 12.534 người tương ứng vơi 2.511 hộ).
Theo số liệu cung cấp từ UBND xã Châu Khê, toàn làng Đa Hội có 850 hộ
sản xuất, trong đó có 150 hộ sản xuất với năng suất trung bình 100 tấn/tháng và
350 hộ sản xuất với năng suất trung bình là 10 tấn/tháng. Sản phẩm của làng
nghề rất đa dạng, phôi đúc: 17.000 tấn/năm, đinh các loại: 1.000 tấn/năm, lưới
dây thép các loại: 8.000 tấn/năm.
Thép phế liệu được thu mua từ Hải Phòng và Thái Nguyên gồm chủ yếu là
vỏ tàu biển và vỏ ô tô. Các phế thải khác như đồ gia dụng bằng sắt thép cũ hỏng,
các chi tiết của máy móc thiết bị cũ hỏng,... được thu mua từ các vùng lân cận và
trong cả nước thông qua mạng lưới những người buôn bán sắt vụn.
Thép phế liệu có kích thước nhỏ được nấu chảy bằng các lò điện rồi được đổ
vào các khuôn bằng gang, sau khi để nguội tự nhiên, tạo ra sản phẩm là các phôi
thép có chiều dài khoảng 1,2m, đường kính 5cm. Thép phế liệu có kích thước
phù hợp và các phôi thép tiếp tục được qua các lò nung, tạo điều kiện cho quá
trình cán được dễ dàng. Tùy theo loại sản phẩm tạo ra các sản phẩm dân dụng

mà có thể nung ở các nhiệt độ khác nhau. Thép sau khi nung được đưa tới các
máy cán thép, tùy theo loại sản phẩm mà kích thước và hình dạng lỗ cán phù
hợp.
Vật tư gồm axit H2SO4, NaOH, KCN hoặc NaCN, kẽm, nước, dầu cán.
Nước thải chứa axit, kiềm, Zn, và các hóa chất dùng thừa.
Tại làng nghề tái chế thép Đa Hội, ước tính tổng lượng chất thải rắn tại cụm
sản xuất công nghiệp khoảng 35-40 tấn/ngày, chủ yếu là xỉ kim loại và xỉ than.
Ngoài ra, còn một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 2-4 tấn/ngày.
Lượng rác này chưa được thu gim mà đổ dọc theo hau bên bờ sông. Chính
Quyền địa phương dự báo, với tốc độ phát thải như hiện nay, nếu không có các

23


giải pháp quản lý, quy hoạch xử lý rác thải thì lòng sông NHK chảy qua xã Châu
Khê có thể bị lấp hoàn toàn trong vòng từ 5-7 năm tới.
Hiện nay, chất lượng nước sông NHK chảy qua đoạn xã Châu Khê đang bị ô
nhiễm bởi lượng nước thải rất lớn và thể hiện rõ nét bởi sự ô nhiễm nheietj,
nhiệt độ của nước thải tại các xưởng cán, keo lên tới trên 50 0C có thể thải trực
tiếp xuống sông, hủy hoại môi trường sinh vật trên lưu vực. Đặc biệt có 25 hộ
sản xuất các loại dây thép bằng công nghệ mạ kẽm ngay trong khu dân cư. Quá
trình tẩy rửa bề mặt phải sử dụng một số hóa chất có độc tính cao như axit
H2SO4 để tẩy rửa bề mặt, sau đó đưa qua hệ thống bể chứa kiềm để trung hòa
axit trước khi đưa vào bể mạ để thực hiện pảh ứng điện hóa mạ phủ bề mặt. toàn
bộ lượng nước thải có chứa các chất hữu cơ, ... chưa được xử lý mà thải trực tiếp
vào môi trường xung quanh với nguồn tiêp asnhaanj chính là sông NHK. Theo
kết quả phân tích “ Báo cáo kết quả quan trắc môi trường nước tỉnh Bắc Ninh
năm 2004” của Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường Bắc Ninh thì hàm lượng
COD vượt tiêu chuẩn cho phép loại B 1,3 lần, BOD 5 vượt tiêu chuẩn 1,2 lần và
SS vượt tiêu chuẩn 1,3 lần.

Tính lưu lượng thải
Theo điều tra, hiện nay Đa Hội có 150 hộ sản xuất lớn với năng suất trung
bình 100 tấn/tháng và 350 hộ sản xuất với năng suất trung bình 10 tấn/tháng.
Năng suất của các hộ sản xuất lớn là:
150 hộ * 100 tấn/tháng = 15.000 tấn/tháng
Năng suất của các hộ sản xuất nhỏ:
350 hộ * 10 tấn/tháng = 3.500 tấn/tháng
Năng suất của làng nghề tái chế sắt Đa Hội là:
15.000 tấn/tháng + 3.500 tấn/tháng = 18.500 tấn/tháng
Dựa theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (bảng 3.2) ta có thể tính
được lưu lượng nước thải của làng nghề Đa Hội:

24


Bảng 3.2. Thải lượng ô nhiễm trong nước thải của một số ngành công nghiệp
Nguồn: A. Economiopoulos, WHO, 1993
Ngành
công
nghiệp
Thuộc da

Đơn vị

Thể tích

sản phẩm

nước thải


BOD5

(m )
57

Tổng N

Tổng

Các

chất

P

nhiễm khác

-

Dầu: 57

ô

(kg/đơn vị sản phẩm)

3

Tấn

TSS


635

104

12

Sunfua: 3,35
Phenol: 0,11
-

Phân bón,

Tấn

0,24

10

-

-

-

phan Ure
Phân

Tấn


-

1,25

0,4

-

0,65

Flo: 17,5

1000m3

484

3,4

11,2

1,2

-

Dầu: 8,3

Super lân
Phân NPK
Lọc dầu
topping


Phenol: 0,034
Sunfua: 0,054

Lọc

dầu

1000m3

605

72,9

18,2

28,3

-

Cracking

Cr: 0,007
Dầu:?
Phenol: 4,0
Sunfua: 0,94

Lọc

hóa


1000m3

726

172

48,6

34,3

-

dầu

Cr: 0,2
Dầu: 52,9
Phenol: 7,7
Sunfua: 0,86

Luyện

-

-

-

-


-

-

Cr: 0,234
-

kim
Luyện

Tấn

12,3

-

29,3

0,27

-

Phenol: 0,01

thép
Xi mạ

Tấn

9,4


-

-

-

-

Flo: 0,023
CN: 0,039
Zn: 0,405
Fe: 0,007
Cr: 0,004

3

Theo WHO lượng nước thải là 12,3m /tấn sản phẩm thì lưu lượng thải của
làng tái chế sắt Đa Hội là:
18.500 tấn/tháng * 12,3 m3/tấn = 22.7550 m3/tháng = 7.585 m3/ngày đêm.

25


×