Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CHUYÊN ĐỀ Tuần hoàn máu lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.75 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TUẦN HOÀN MÁU
Nhóm: Tỉnh Lào Cai
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề.
Chuyên đề này gồm các bài trong chương I, phần 4 sinh học cơ thể - Sinh học
11 THPT
- Bài 18 + 19 : Tuần hoàn máu
- Bài 20 : Cân bằng nội môi
- Bài 21 : Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
- Cấu tạo hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn
- Cấu tạo, hoạt động hệ tim, mạch
- Cân bằng nội môi
- Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 4 tiết
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Nêu được cấu tạo hệ tuần hoàn, tim, hệ mạch, tính tự động của tim.
- Phân biệt được tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép, hệ tuần hoàn kín và tuần hoàn
hở
- Giải thích được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở.
- Thu thập được các thông tin về tình hình nguời bị mắc bệnh về tim mạch
- Giải thích được cơ sở khoa học của người bị mắc bệnh về tim mạch
- Nêu khái niệm cân bằng nội môi.
- Giải thích cơ chế cân bằng nội môi..
1.2. Kỹ năng
Rèn luyện các kĩ năng sau:


- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát; định nghĩa; phân loại
1.3. Thái độ:
- Biết cách phòng tránh, tuyên truyền phòng tránh các bệnh lý về tim mạch
- Giải thích bằng cơ sở khoa học của một số bệnh lí do mất cân bằng nội môi
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Năng lực chung
- NL tự học
HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
+ Phân biệt được tuần hoàn hở và kín.
+ Nêu được đặc điểm tuần hoàn máu của hệ tuần hoàn hở và kín.


+ Phân biệt được tuần hoàn đơn và kép
+ Nêu được ưu điểm tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.
+ Phân biệt được sự khác nhau trong tuần hoàn máu ở lưỡng cư, bò sát, chim và
thú, đồng thời nêu được sự tiến hoá của hệ tuần hoàn trong giới động vật.
+ Đề xuất được giải pháp giảm thiểu tỉ lệ người già mắc các bệnh về tim
mạch, hô hấp và các rối loạn về chuyển hóa vật chất liên quan đến chế độ ăn uống ...
+ HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:
TT
1
2

Nội dung & nhiệm vụ

Thời gian

Người thực

hiện

Sản phẩm

Tìm hiểu về tuần hoàn ở
động vật và con người
Cơ chế duy trì cân bằng
của cơ thể
- NL giải quyết vấn đề
HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để

trả lời:
+ Sự khác biệt Tuần hoàn máu ở động vật và người?
+Tại sao xuất huyết não , xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao
ngày càng xuất hiện với tỉ lệ khá cao ?
+ Bằng cách nào giảm thiểu tỉ lệ xuất huyết não , xơ vữa động mạch, huyết
áp thấp, huyết áp cao ? (Giải pháp)
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Thu thập qua điều tra số liệu tại địa
phương và qua trung tâm y tế. HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp
hay không:
+ HS phân tích các giải pháp….
- NL tư duy sáng tạo
HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
+Những người mắc bệnh liên quan đến xuất huyết não , xơ vữa động mạch,
huyết áp thấp, huyết áp caogặp khó khăn gì trong cuộc sống?
+ Bằng cách nào giảm thiểu tỉ lệ xuất huyết não , xơ vữa động mạch, huyết
áp thấp, huyết áp cao ? (Giải pháp)
+ Có thể thay đổi hiện trạng với những người mắc các bệnh xuất huyết não ,
xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao hay không ?
Đề xuất được ý tưởng:

+ Làm thế nào giúp người bệnh hoà nhập cộng đồng ?
- NL tự quản lý
+ Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân:...
+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
+ Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
- NL giao tiếp


+ Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ
thể
- NL hợp tác
+ Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
- NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
+ HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau tuần hoàn máu và
các bệnh liên quan, viết báo cáo.
- NL sử dụng ngôn ngữ
+ Sử dụng thông tin khoa học hợp lí, các thuật ngữ Sinh học một cách chính
xác.
- NL tính toán
+ Thành thạo các phép tính, sử dụng phương pháp thông kê.
1.4.1. Các năng lực chuyên biệt
-Quan sát: Người bị các bệnh liên quan đến tim mạch- Người bình thường
-Đo lường: Điều tra số người mắc các bệnh lí về tim mạch trong cộng đồng
-Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: 2 nhóm- người BT & người bệnh
-Tính toán:
+ Tỉ lệ người bệnh trong cộng đồng thông qua thống kê số liệu.
- Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: vẽ đồ thị, lập bảng, trình bày biểu đồ
cột, sơ đồ, ảnh chụp…): 0
- Đưa ra các tiên đoán, nhận định:
+ Chế độ ăn uống với khả năng mắc bệnh tim mạch..

- Hình thành giả thuyết khoa học:
+ Nếu chế độ ăn uống càng mất cân đối, ăn nhiều mỡ động vật, ít vận động thì
tỉ lệ mắc bệnh về tim mạch càng lớn
+ Các bệnh lí về tim mạch đa số gặp ở người cao tuổi
+ càng ăn mặn thì khả năng mắc huyết áp cao càng lớn
- Xác định được các biến và đối chứng:
+Đối: người bình thường
+Biến: Người mắc các bệnh khác nhau ở các độ tuổi khác nhau
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh, hình vẽ 18.1; 18.2; 18.3; 19.1; 19.2; 19.3; 19.4; 20.1; 20.2
- Bảng 19.1; 19.2
- Phiếu học tập
- Thiết kế dự án
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK
- Các phương tiện để thực hiện dự án: Máy ảnh, máy tính, các loại phiếu phỏng
vấn, điều tra. Các dụng cụ thực hành đo chỉ tiêu sinh lí


3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn
- GV sử dụng kỹ thuật động não để yêu cầu HS nêu những hiểu biết về hệ tuần hoàn
(gợi ý: HTH gồm những bộ phận nào, vai trò của từng bộ phận; Chức năng chủ yếu
của hệ tuần hoàn…).
- GV cùng HS tổng hợp lại những điều HS đã biết về HTH về các nội dung như: Cấu
tạo; chức năng của HTH.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 18.1 (hệ tuần hoàn của thân mềm, chân khớp) và
hình 18.2 (hệ tuần hoàn của ruột khoang, giun đốt, động vật có xương sống…) , thảo
luận nhóm để chỉ ra sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín theo nội

dung bảng sau:
Tiêu chí so sánh
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
(hệ tuần hoàn của thân (hệ tuần hoàn của ruột
mềm, chân khớp)
khoang, giun đốt, động
vật có xương sống…)
Các bộ phận cấu tạo
Đặc điểm trao đổi chất
giữa máu và tế bào
Áp lực, vận tốc máu
- GV sử dụng câu hỏi lệnh SGK trang 79 để khai thác nội dung về hệ tuần hoàn đơn và
hệ tuần hoàn kép.
- Đánh giá: sử dụng một số câu hỏi mục Công cụ đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, hoạt động hệ tim mạch.
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà (6 nhóm) bằng cách nêu vấn đề
Các em đặt tay của mình và cảm nhận ( tim đập ) sau đó làm trắc nghiệm
Câu 1 . Tim trong cơ thể có đập không ?
A. Có đập theo ý muốn
B. Có. Đập không theo ý muốn
C. Không đập
D. không có phương án đúng.
Câu 2: Nêú tách rời khỏi cơ thể tim sẽ:
A. không đập được nữa
B. vẫn đập bình thường
C. vẫn đập ngay khi tách rơi khỏi cơ thể. Nhưng sau một thời gian không đập nữa
D. vẫn đập ngay khi tách rơi khỏi cơ thể. Nhưng sau 5 giây thì dừng lại.
Học sinh lựa chọn đáp án. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà kiêm
chứng kết quả qua dự án mổ cá hoặc ếch, cắt rời tim quay phim và nghiên cứu nội

dung SGK, giải thích kết quả thu được.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 19.2 SGK trang 82 để chỉ ra chu kỳ tim gồm có
mấy pha.


- Qua ví dụ về chu kì tim ở người trưởng thành để giải thích tại sao tim có thể làm việc
liên tục suốt đời mà không mệt mỏi.
- GV cho học sinh nghiên cứu bảng 19.1rút ra kết luận về mối quan hệ giữa nhịp tim
và khối lượng cơ thể. Giải thích điều đó?
- Đánh giá: sử dụng một số câu hỏi mục Công cụ đánh giá.
Hoạt động 3: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người, điều tra thông tin về tình
hình mắc các bệnh tim mạch ở địa phương.
Tổ chức dạy học dự án.
Tên dự án: Tìm hiểu cách đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người, điều tra thông tin về
tình hình mắc các bệnh liên quan đến tim mạch ở địa phương
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu tên dự án
- Nêu tình huống có vấn đề - Nhận biết chủ đề dự án.
về bệnh bệnh tim mạch và
các bệnh liên quan đến tim
mạch huyết áp để dẫn đến tên
dự án.
Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh phát - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý
tiểu chủ đề/ý triển ý tưởng, hình thành các tưởng.
tưởng
tiểu chủ đề.
- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề

- Thống nhất ý tưởng và lựa nhỏ.
chọn các tiểu chủ đề.
+ Đóng vai cán bộ y tế đi đo huyết áp
và thân nhiệt cho những người trong
gia đình và các bạn trong lớp
+ Lựa chọn một trong số các bệnh về
tim mạch thường gặp và tình hình mắc
các bệnh tim mạch ở địa phương
(Bệnh mạch vành, tai biến mạch máu
não, bệnh động mạch ngoại biên,
bệnh van tim hậu thấp tim, bệnh tim
bẩm sinh, phình động mạch chủ bóc
tách, bệnh viêm cơ tim).
Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý
thực hiện dự án. nhiệm vụ cần thực hiện của của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải
dự án.
thực hiện.
- GV gợi ý bằng các câu hỏi - Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện
về nội dung cần thực hiện.
nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực
+ các chỉ số đo huyết áp là hiện; Thời lượng; Phương pháp,
bao nhiêu, giải thích các con phương tiện; Sản phẩm).
số đó ?
+ Tìm hiểu về cách đo huyết áp, chỉ ra
+ Giải thích tại sao có sự ý nghĩa của các con số.


khác nhau về các chỉ số huyết + Tìm hiểu các thông tin về bệnh đã
áp ở những người khác lựa chọn.
nhau ?

+ Điều tra, khảo sát hiện trạng, thu
+ Nguyên nhân gây bệnh trên thập thông tin.
là gì?
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin
+ Tình hình bệnh hiện nay + Lập kế hoạch tuyên truyền.
như thế nào?
+ Viết báo cáo
+ Triệu chứng bệnh và sự
liên quan với các chỉ tiêu sinh
lí.
+ Tìm hiểu cách đo các chỉ
tiêu sinh lí ở những người bị
bệnh tim mạch và dự đoán
các bệnh tim mạch.
+ Các biện pháp phòng và
điều trị
- Từ đó gợi ý cho HS các
nhiệm vụ cần thực hiện.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông - Theo dõi, hướng dẫn, giúp - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
tin
đỡ các nhóm (xây dựng câu
- Điều tra, khảo hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
sát hiện trạng
phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thảo luận - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Từng nhóm phân tích kết quả thu
nhóm để xử lý (xử lí thông tin, cách trình thập được và trao đổi về cách trình
thông tin và lập bày sản phẩm của các nhóm) bày sản phẩm.

dàn ý báo cáo
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của
- Hoàn thành báo
nhóm
cáo của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh và
điều trị các bệnh tim mạch ở địa phương
- Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo - Các nhóm báo cáo kết quả (trình
cáo kết quả và phản hồi
chiếu Powerpoint, Trình chiếu dưới
- Gợi ý các nhóm nhận xét, dạng các file video)
bổ sung cho các nhóm khác. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần
trình bày của nhóm bạn.
- Tổng hợp nội dung từ thông - Học sinh dựa vào các kết quả thu
tin của các nhóm.
thập ghi kiến thức cần đạt vào vở.


- Nhìn lại quá
trình thực hiện
dự án
- Nêu ý tưởng về
chiến lược tuyên
truyền
phòng
tránh và điều trị
các bệnh tim
mạch ở địa p
hương


- Tổ chức các nhóm đánh giá, - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn
tuyên dương nhóm, cá nhân. nhau.
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng - Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng
các nhóm.
hợp ý tưởng về chiến dịch tuyên
- GV cho cac nhóm thảo luận truyền ở địa phương...
và chọn ý tưởng tốt nhất, phù
hợp nhất với điều kiện

Hoạt động 4: Tìm hiểu cân bằng nội môi
GV yêu cầu nhóm được phân công làm dự án đo huyết áp
- GV sử dụng kỹ thuật động não để yêu cầu HS nêu những hiểu biết về cân bằng nội
môi (gợi ý: Kể ra một số hiện tượng mất cân bằng nội môi, hậu quả của việc mất cân
bằng nội môi; Khái niệm, ý nghĩa của cân bằng nội môi )
- GV sử dụng hình 20.2 SGK trang 87 , yêu cầu học sinh hãy mô tả cơ chế điều hoà
huyết áp? cho biết vai trò của các bộ phận, Giải thích vì sao khi chạy huyết áp tăng
nhưng khi được nghỉ 1 lúc huyết áp trở lại bình thường, Giải thích được cơ sở khoa
học của việc sử dụng thuốc hạ áp, thăng áp.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK trang 88, 89 để, Giải thích tại sao khi
say rượu lại thấy khát nước, Giải thích tại sao trong môn chạy thể dục, học sinh không
được nghỉ ngay sau khi về đích mà vẫn phải vận động nhẹ, đi lại.
- Đánh giá: sử dụng một số câu hỏi mục Công cụ đánh giá.
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
Mức độ nhận thức
Nội dung

Nội dung 1
Cấu tạo hệ
tuần hoàn,
các dạng hệ

tuần hoàn

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng
thấp

- Nêu được
cấu tạo hệ
tuần
hoàn(14)
các dạng
hệ tuần
hoàn, đặc
điểm của
từng dạng
hệ tuần

- Phân biệt
được hệ
tuần hoàn
đơn và tuần
hoàn
kép(1),(4)
Chiều
hướng tiến
hóa hệ tuần

hoàn (2)

-Giải thích
được hệ tuần
hoàn hở máu
chảy trong
động mạch
dưới áp lực
thấp , tốc độ
máu chảy
chậm hơn so
với hệ tuần

Vận dụng
cao

Các NL
hướng tới
trong chủ
đề
- KN quan
sát
- KN phân
loại


hoàn (3)

Cấu tạo,
hoạt động

hệ tim,
mạch

Nội dung 3
Cân bằng
nội môi

hoàn kín (15)
-Giải thích tại
sao ở cá xương
tim chỉ có 2
ngăn mà máu
đi nuôi cơ thể
vẫn là máu đỏ
tươi còn
lưỡng cư tim 3
ngăn máu đi
nuôi cơ thể
vẫn là máu pha
(20)
- Nêu được - Giải thích - Giải thích
cấu tạo của được tại
được cơ chế
hệ mạch,
sao càng xa mắc các bệnh
cấu tạo
tim huyết tim mạch (5),
tim(15) .
áp càng
- Giải thích tại

giảm (19)
sao vận tốc
- Giải thích máu lại khác
tại sao tim nhau trong hệ
lại có tính
mạch (19)
tự
động(17)
Tim hoạt
động suốt
đời mà
không mệt
mỏi. ).(18)

- Nêu được
khái niệm
cân bằng
nội môi, ý
nghĩa , vai
trò của cân
bằng nội
môi (26 )

- Giải thích
được tại
sao không
nên ăn
mặn(11),
(12)
- Chỉ ra

được các
bộ phân ,

- Giải thích
được cơ sở
khoa học của
việc sử dụng
thuốc hạ áp,
thăng áp(9)

- Đề xuất
biện pháp
giảm thiểu tỉ
lệ người mắc
bệnh tim
mạch (6), (7),
(8),(10)
- Giải thích
cơ sở của
việc sơ cứu
khi bị chảy
máu, rắn cắn
(21)
- Giải thích
được hậu quả
khi tắc động
mạch vành,
đề xuất biện
pháp chữa trị
(22)

- Giải thích
tại sao khi
say rượu lại
thấy rất khát
nước (23)

- KN đưa ra
các tiên đoán
- KN thuyết
trình
- KN tính toán
- KN hợp tác
-KN làm việc
theo nhóm
-KN sử dụng
CNTT và
truyền thông
-KN giải
quyết vấn đề

-KN đưa ra
các tiên đoán
-KN hợp tác
-KN làm
việc theo
nhóm
-KN giải
quyết vấn đề



Nội dung 4
Đo một số
chỉ tiêu
sinh lí ở
người

- Học sinh
biết cách
đo huyết
áp, chỉ ra
huyết áp
tôi đa và
huyết áp
tối thiểu
(13 )

vai trò của
các bộ
phận trong
cân bằng
nội môi
(26)
- Giải thích
tại sao
huyết áp có
sự thay đổi
như vậy
(13)

- Đánh giá

tình trạng sức
khỏe của bản
thân thông
qua đo nhiệt
độ cơ thể (27)

- KN đưa ra
các tiên đoán
- KN tính
toán
- KN hợp tác
- KN làm
việc theo
nhóm

4. Công cụ đánh giá
Câu 1: Em hãy phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép ?
Câu 2. Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ?
Câu 3 Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ tuần hoàn hở?
Câu 4 : Cho các động vật sau, xếp chung vào nhóm hệ tuần hoàn hở và kín tương
ứng: Giun,Châu chấu, Cá, Mèo , Mực ống, Rắn. Chỉ ra ưu điểm của hệ tuần hoàn kín
với tuần hoàn hở ?.
Câu 5:Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cao huyết áp ?
Câu 6: Điều gì xảy ra nếu thức ăn có chứa hàm lượng colesteron ?

Câu 7: Ông Hoàng gần đây thấy cơ thể có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt,
ù tai, đôi khi mất ngủ, hoa mắt đôi khi cũng có thể có các triệu chứng này dữ dội hơn,
có thể đau vùng tim, giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt
hoảng… Ông liền đến bệnh viện huyện kiểm tra Bác sĩ ghi trong hồ sơ “ Huyết áp
120- 170 mmHg –Bệnh cao huyết áp “ . Nếu em là bác sĩ em sẽ giải thích và đưa ra lời

khuyên gì cho ông Hoàng ?
Câu 8 : Theo số liệu thống kê của viện tim mạch Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh lý về
tim mạch và đột quỵ ngày càng tăng và đang ở mức báo động .Chẳng hạn ở khu vực


miền Bắc nếu như ở năm 1960 thì tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch ở người trên 25 tuổi
bị bệnh tăng huyết áp thì năm 2003 tỉ lệ này đã tăng lên 8 lần với mức 16,3 % . Đặc
biệt riêng ở khu vực nội thành Hà Nội tỉ lệ người trên 25 tuổi bị mắc bệnh hơn 23, 3
%. Nghĩa là cứ 100 người trên 25 tuổi thì có 23 người bị mắc bệnh tim mạch .
Dựa vào số liệu trên em hãy đưa ra tiên đoán về tỉ lệ người mắc bệnh về tim
mạch trong những năm tiép theo và cho biết nguyên nhân gây nên tình trạng trên ?
Câu 9: Trên thị trường có rất nhiều thuốc uống để chữa bệnh cao huyết áp, hạ áp.
Theo em cơ chế chung của những thuốc này là gì ?
Câu 10 : Theo Examiner, xuất huyết não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là
chứng xuất huyết trong nhu mô hoặc máu tụ trong sọ. Xuất huyết não có thể dẫn đến
mất ý thức hoặc tử vong. Xuất huyết trong não thường xảy ra ở vùng hạch nền, tiểu
não, thân não, hoặc vỏ não. Người bị xuất huyết não cần được chăm sóc y tế ngay tức
khắc mới có hy vọng bảo toàn mạng sống. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của
căn bệnh này có thể giúp tính mạng thoát khỏi nguy hiểm.

Xuất huyết não là gì?
Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu nằm trong não bị vỡ ra khiến máu
chảy vào các nhu mô não. Sự tăng áp lực đột ngột trong não có thể gây tổn thương các
tế bào não xung quanh khối máu tụ.
Nếu lượng máu chảy nhanh, gây tăng áp lực đột ngột có thể dẫn đến mất ý thức
hoặc tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu
não.
Nguyên nhân gây xuất huyết não
Có một số điều kiện gây xuất huyết não, mà phổ biến nhất xảy ra ở những
người dưới 50 tuổi là do chấn thương vùng đầu.

Ngoài ra, các khối u não, phình mạch hoặc các bất thường mạch máu cũng có
thể gây ra tình trạng này.


Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu,
béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai… cũng là những yếu tố nguy
cơ gây tai biến mạch máu não.
Các triệu chứng của xuất huyết não
Các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng người, nhưng thường gặp nhất là
đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên cơn đau này khác với chứng đau nửa đầu
hoặc đau đầu do căng thẳng và không biến mất.
Đi kèm với triệu chứng đau đầu dữ dội là buồn nôn hoặc nôn, co giật (dù không
có tiền sử co giật trước đó), chóng mặt, ù tai, tay chân run, không đứng vững, mắt mờ,
nói lắp, mất khả năng vận động hoặc mất ý thức.
Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý
và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục
xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi
vừa thức dậy.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh
viện để được hỗ trợ.
Để ngăn ngừa đột quỵ, theo các chuyên gia cần kiểm soát huyết áp, bệnh gan,
tránh xa ma túy, chăm sóc bản thân và loại bỏ những thói quen không lành mạnh. Nếu
được can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nguy kịch.
Theo báo Thanh Niên
Làm thế nào có thể giảm nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não ?
Câu 11 Giải thích tại sao nói ‘ Đời cha ăn mặn, đời con khát nước ’
Câu 12. Tại sao không nên ăn mặn ?
Câu 13. Đo huyết áp của các bạn trong lớp trong 2 trường hợp :
TH1 : ở trạng thái bình thường
TH2 : Ở trạng thái chạy sau 5 phút

Giải thích sự khác nhau đó
Câu 14 : cho hình sau . Hãy chú thích các bộ phận cấu tạo nên hệ tuần hoàn vào các ô
tương ứng


Câu 15 : Tại sao hệ tuần hoàn hở máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp , tốc độ
máu chảy chậm hơn so với hệ tuần hoàn kín ?
Câu 16 : Giải thích được tại sao càng xa tim huyết áp càng giảm ?
Câu 17 : An được mẹ giao cho mổ cá ,em đã làm sạch sẽ, cắt đầu, đuôi thành những
phần riêng biệt . An rất ngạc nhiên vì cá đã cắt thành từng phần mà tim cá vẫn đập
nhịp nhàng 1 thời gian mới dừng. Em hãy giúp An giải thích tại sao ?
Câu 18 : Cho bảng số
Cau 19 : Quan sát hình vẽ sau và cho biết
a.Mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu , giải thích ?
b. Giải thích được tại sao càng xa tim huyết áp càng giảm ?

Câu 20: Giải thích tại sao ở cá xương tim chỉ có 2 ngăn mà máu đi nuôi cơ thể vẫn là
máu đỏ tươi còn lưỡng cư tim 3 ngăn máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha ?

Câu 21 : Đọc đoạn văn sau


Xử trí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Bác sĩ Phan Minh Đan, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cho biết,
gần đây nhiều người dân đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Làm thế nào để xử trí, sơ cứu kịp
thời trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện là đặc biệt quan trọng.
Theo bác sĩ Đan, rắn lục đuôi đỏ cắn người thường gây tổn thương tại chỗ làm sưng
đau vùng bị cắn, nặng thì có thể hoại tử hoặc rối loạn đông máu (chảy máu hoặc tạo
những cục máu đông trong mạch máu).


Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung. Ảnh: Trí Tín.
Để sơ cứu, trước mắt cần động viên và trấn an để người bệnh đỡ lo lắng hốt hoảng,
không để họ tự đi lại. Tháo đồ trang sức ở chi bị cắn như nhẫn, vòng, lắc... để tránh
gây chèn ép khi chi đó bị sưng. Bất động chi bị rắn cắn, có thể bằng nẹp, miếng gỗ,
que, bìa cứng... Nếu bị cắn ở tay thì cố định bàn tay, cẳng tay, dùng khăn hoặc dây treo
quàng lên cổ người bệnh. Trường hợp bị cắn ở chân thì cố định bàn chân, cẳng chân,
đùi. Có thể dùng dây vải hoặc băng vải cố định 2 chân lại với nhau. Khẩn trương đưa
bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu.
( Theo báo Đồng Tháp số ra ngày
06/12/2014)
Giải thích cơ sở của việc sơ cứu khi bị chảy máu, rắn cắn ?
Câu 22 : Điều gì xảy ra khi tắc động mạch vành, đề xuất biện pháp chữa trị ?
Câu 23 : Giải thích tại sao khi say rượu lại thấy rất khát nước ?
Câu 24 : - Giải thích tại sao trong môn chạy thể dục, học sinh không được nghỉ ngay
sau khi về đích mà vẫn phải vận động nhẹ, đi lại ?
Câu 25:Cân bằng nội môi là gì, tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với
cơ thể ?
Câu 26 : Một bạn học sinh đi học muộn do quá vội bạn quên không mang áo rét. Nhiệt
độ bên ngoài rất lạnh 20 độ C mà bạn chỉ mặc 2 chiếc áo cánh. Một lúc sau bạn thấy
da bị nổi da gà, da tay tím tái, người run lập cập. Hãy chỉ ra các bộ phận,vai trò của
chúng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi nói trên ?


Câu 27 : Huy di học về cảm thấy người khó chịu, cảm giác nóng toàn thân, mệt mỏi
và đau đầu. em liền lấy nhiệt kế để đo thân nhiệt sau 5p thấy nhiệt độ là 39,0 độ C .
Nếu em là Huy em sẽ xử lý tình huống này như thế nào, tại sao ?




×