Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Luận án tiến sĩ Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa và hiệu quả một số giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN XUÂN HÒA

THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ, SỨC KHỎE, BỆNH TẬT
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TIẾP XÚC VỚI BỨC XẠ ION HÓA
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN XUÂN HÒA

THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ, SỨC KHỎE, BỆNH TẬT
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TIẾP XÚC VỚI BỨC XẠ ION HÓA
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Vệ sinh Xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62.72.01.64

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. ĐỖ VĂN HÀM
2. PGS.TS. NGUYỄN DANH THANH


THÁI NGUYÊN, NĂM 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2016

Nguyễn Xuân Hòa


ii

LỜI CẢM ƠN

Để có được những kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn
Đảng bộ; Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại học của Đại học Thái Nguyên;
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ môn và các thầy, cô
giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho
tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới GS.TS. Đỗ Văn Hàm - Chủ tịch Hội Y học lao động tỉnh Thái
Nguyên; PGS.TS. Nguyễn Danh Thanh - Nguyên Trưởng Bộ môn Y học hạt
nhân, Học viện Quân y Hà Nội, là những người thầy đã dành nhiều thời gian

hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các nhà khoa học, các cán bộ
và nhân viên Khoa Y tế công cộng, các cơ sở nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Thái nguyên , Hội Y học lao động tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thu thập số liệu
đề tài luận án.
Tôi xin cảm ơn Khoa Khoa học cơ bản, Bộ môn Lý - Lý sinh y học đã tạo
điều kiện cho tôi tham gia chương trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự
động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2016

Nguyễn Xuân Hòa


iii

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

STT VIẾT TẮT

ĐẦY ĐỦ

1

ATVSLĐ


An toàn vệ sinh lao động

2

ATBX

An toàn bức xạ

3

BYT

Bộ Y tế

4

CS

Cộng sự

5

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

6

CT


Can thiệp

7

CT - Scanner

Computer Tomograrphy Scanner
(Chụp cắt lớp vi tính)

8

Hp

Liều tương đương dưới da 10 mm

9

HQCT

Hiệu quả can thiệp

10

Hs

Liều tương đương dưới da 0,07 mm

11


IAEA

International Atomic Energy Agency
(Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế)

12

ICRP

International Commission on Radiological Protection
(Ủy ban an toàn phóng xạ quốc tế)

13

KAP

Knowledge, Attitude, Practice
(Kiến thức, thái độ, thực hành)

14

KTV

Kỹ thuật viên

15

NC

Nghiên cứu


16

NLNT

Năng lượng nguyên tử

17

NVBX

Nhân viên bức xạ

18

NVYT

Nhân viên y tế

19

PET

Positron Emission Tomography
(Kỹ thuật chụp cắt lớp bằng tia Positron)

20

PET - CT


Positron Emission Tomography-Computed Tomography
(Kỹ thuật chụp tia Positron kết hợp cắt lớp vi tính)

21

SL

Số lượng


iv

22

SLC

Suất liều chiếu

23

SPECT

Single-photon Emission Computed Tomography
(Kỹ thuật chụp cắt lớp đơn photon)

24

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


25

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

26

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)

27

XN

Xét nghiệm

28

YHHN

Y học hạt nhân


v

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................ 3
1.1. Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe và bệnh tật của nhân viên y tế
tiếp xúc với bức xạ ion hóa ................................................................................................................................. 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về an toàn bức xạ.............................................................. 3
1.1.2. Nguồn phát bức xạ................................................................................................................................ 5
1.1.3. Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể sống .................................................... 8
1.1.4. Một số nghiên cứu, định hướng phát triển Y học lao động .................. 17
1.1.5. Thực trạng ATBX tại các cơ sở y tế.............................................................................. 18
1.1.6. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của NVYT tiếp xúc với bức xạ ion hóa..... 22
1.2. Quản lý nhà nước về ATBX và các giải pháp chăm sóc sức khỏe, dự
phòng bệnh tật cho NVBX trong các cơ sở y tế ....................................................................... 25
1.2.1. Quản lý nhà nước về ATBX tại các cơ sở y tế................................................... 25
1.2.2. Các giải pháp về chăm sóc sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho
NVBX trong các cơ sở y tế..................................................................................................................... 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................ 32
2.1.1. Môi trường làm việc và các thiết bị phát bức xạ ion hóa, phương
tiện bảo vệ cá nhân và tập thể NVBX........................................................................................... 32
2.1.2. Lãnh đạo, người phụ trách an toàn và NVBX tại các cơ sở y tế..... 32
2.1.3. Hồ sơ NVBX và thiết bị bức xạ ......................................................................................... 32
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 33
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................................................... 33
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................................... 33
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 34
2.3.1. Phương pháp, thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 34
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................................... 34
2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................................... 34
2.4. Nội dung can thiệp........................................................................................................................................ 39

2.4.1. Công tác tổ chức ................................................................................................................................. 39


vi

2.4.2. Nội dung can thiệp tổng hợp ................................................................................................. 41
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp thu thập
số liệu ...................................................................................................................................................................................... 44
2.5.1. Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá .............................. 44
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................ 50
2.6. Phân tích xử lý số liệu............................................................................................................................... 53
2.7. Phương pháp khống chế sai số ........................................................................................................ 53
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................................ 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 55
3.1. Thực trạng ATBX, sức khỏe và bệnh tật của NVYT tiếp xúc với bức
xạ ion hóa tại Thái Nguyên ............................................................................................................................. 55
3.1.1. Đặc điểm của NVBX ..................................................................................................................... 55
3.1.2. Thực trạng ATBX tại các cơ sở y tế Thái Nguyên ........................................ 57
3.1.3. Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của NVBX tại các cơ sở y tế tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................................................................................. 67
3.2. Mối liên quan giữa ATBX và sức khỏe của NVBX ................................................ 73
3.3. Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp đảm bảo ATBX và sức khỏe
của NVBX ......................................................................................................................................................................... 77
Chương 4. BÀN LUẬN........................................................................................................................................... 83
4.1. Thực trạng ATBX, sức khỏe và bệnh tật của NVYT tiếp xúc với bức
xạ ion hóa tại Thái Nguyên ............................................................................................................................. 83
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 83
4.1.2. Thực trạng ATBX tại các cơ sở y tế.............................................................................. 84
4.1.3. Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của NVBX ....................................................... 93
4.2. Mối liên quan giữa ATBX và sức khỏe của NVBX ................................................ 98

4.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp đảm bảo ATBX và sức khỏe
của NVBX ..................................................................................................................................................................... 101
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................ 107
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................................................................... 109
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN........................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................... 111


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố NVBX theo khu vực y tế ...................................................................................... 55
Bảng 3.2. Phân bố NVBX theo trình độ chuyên môn ............................................................... 55
Bảng 3.3. Phân bố NVBX theo nhóm tuổi ............................................................................................ 56
Bảng 3.4. Phân bố tuổi nghề của NVBX (số năm phơi nhiễm)...................................... 56
Bảng 3.5. Tổng hợp các loại thiết bị phát bức xạ ion hóa .................................................... 57
Bảng 3.6. Tổng hợp các nguồn dược chất phóng xạ tại khoa YHHN ..................... 57
Bảng 3.7. Thực trạng an toàn phòng máy X quang và xạ trị ............................................. 58
Bảng 3.8. Thời gian sử dụng các máy X quang và xạ trị....................................................... 58
Bảng 3.9. Các chỉ số vi khí hậu tại các cơ sở bức xạ (mùa nóng).............................. 59
Bảng 3.10. Chỉ số nhiệt độ hiệu dụng ........................................................................................................ 59
Bảng 3.11. Kết quả đo suất liều chiếu tại các cơ sở X quang và xạ trị................... 60
Bảng 3.12. Kết quả đo suất liều chiếu máy X quang di động........................................... 60
Bảng 3.13. Kết quả đo suất liều chiếu tại khoa YHHN........................................................... 61
Bảng 3.14. Công tác ATBX tại các cơ sở y tế................................................................................... 62
Bảng 3.15. Kiến thức của NVBX về tác hại và biện pháp dự phòng ....................... 64
Bảng 3.16. Thái độ của NVYT về đảm bảo ATBX .................................................................... 64
Bảng 3.17. Thực hành công tác ATBX tại cơ sở y tế ................................................................ 65
Bảng 3.18. Phân loại sức khỏe NVBX ........................................................................................................... 67
Bảng 3.19. Tỷ lệ mắc một số chứng, bệnh của NVBX................................................................... 68

Bảng 3.20. Tỷ lệ một số chứng, bệnh da của NVBX ....................................................................... 68
Bảng 3.21. Kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi của NVBX.................................... 69
Bảng 3.22. Kết quả xét nghiệm công thức bạch cầu của NVBX ................................... 69
Bảng 3.23. Kết quả xét nghiệm Hồng cầu lưới theo thời gian tiếp xúc ......................... 70
Bảng 3.24. Sức bền Hồng cầu theo số năm tiếp xúc với bức xạ ................................... 70
Bảng 3.25. Tỷ lệ bất thường về sức bền hồng cầu của NVBX .......................................... 71
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa dấu hiệu mệt mỏi và thời gian làm việc trong ngày
của NVBX ................................................................................................................................................. 73


viii

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa chứng, bệnh ở da và thời gian làm việc trong
ngày của NVBX ................................................................................................................................. 73
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa bất thường các dòng tế bào máu và tuổi nghề của
NVBX ............................................................................................................................................................ 74
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa bất thường các dòng tế bào máu và kiến thức
về ATBX của NVBX.................................................................................................................... 74
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa bất thường các dòng tế bào máu và thái độ về
công tác ATBX của NVBX ................................................................................................... 75
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa bất thường các dòng tế bào máu và thực hành
ATBX của NVBX ............................................................................................................................ 75
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa bất thường tế bào máu theo nhóm nghề.............. 76
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa bất thường tế bào máu và tính chất tiếp xúc với
bức xạ ion hóa ...................................................................................................................................... 76
Bảng 3.34. Kết quả thanh, kiểm tra ATBX trong các đơn vị y tế ................................ 77
Bảng 3.35. Hiệu quả can thiệp cải thiện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
của NVBX ................................................................................................................................................ 77
Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của NVBX........................................ 79
Bảng 3.37. Hiệu quả can thiệp thay đổi thái độ về công tác ATBX của NVBX..... 79

Bảng 3.38. Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành về công tác ATBX của NVBX .... 80
Bảng 3.39. Hiệu quả can thiệp thay đổi tỷ lệ các chứng, bệnh ở da của NVBX......... 80
Bảng 3.40. Hiệu quả can thiệp thay đổi tỷ lệ bất thường các dòng máu của NVBX .. 81
Bảng 3.41. Hiệu quả can thiệp tăng tỷ lệ sức khỏe loại 1 &2 của NVBX .......... 81
Bảng 3.42. Kết quả liều kế cá nhân sau can thiệp ......................................................................... 81


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tham gia tập huấn các nội quy ATBX của NVBX .................... 62
Biểu đồ 3.2. Đánh giá chung về KAP của NVBX về ATBX .......................................... 65
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng cơ năng của NVBX ........................................................................ 67

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu ............................................................................................ 39
Sơ đồ 2.2. Mô hình can thiệp ............................................................................................................................... 40
Sơ đồ 2.3. Các điểm đo SLC tại cơ sở X quang, xạ trị ............................................................ 46

DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1. Ý kiến của chủ cơ sở y tế về thực trạng công tác ATBX............................. 63
Hộp 3.2. Nhận xét về công tác ATBX của người phụ trách an toàn......................... 66
Hộp 3.3. Vai trò của cán bộ phụ trách ATBX tại các cơ sở y tế.................................... 71
Hộp 3.4. Trách nhiệm của NVBX trong công tác đảm bảo ATBX............................ 72
Hộp 3.5. Hiệu quả của các giải pháp đảm bảo ATBX và nâng cao sức khỏe
NVBX qua công tác thanh, kiểm tra.................................................................................. 78
Hộp 3.6. Thảo luận nhóm các cán bộ phụ trách an toàn và NVBX về các giải

pháp đảm bảo ATBX.......................................................................................................................... 82


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày càng được ứng dụng phục vụ
công cuộc chăm sóc sức khỏe con người nhiều hơn. Kỹ thuật hạt nhân và
quang tuyến X đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học như công
nghiệp, nông nghiệp, y sinh học, khai thác mỏ... Trong y tế, những nguồn
năng lượng này ngày càng được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán và điều trị
phục vụ người bệnh. Các kỹ thuật chiếu chụp X quang thường quy, kỹ thuật
chụp cắt lớp vi tính, chụp xạ hình bằng máy SPECT, PET, PET/CT và xạ trị
ngày càng đem lại nhiều lợi ích trong chẩn đoán và điều trị bệnh [61], [62].
Song song với những lợi ích to lớn trong chẩn đoán và điều trị thì bức xạ ion
hóa còn có những nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe người
tiếp xúc và môi trường. Do tính chất nghề nghiệp, nên những nhân viên tiếp
xúc với các loại tia xạ kéo dài trong quá trình hành nghề đều có thể chịu ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe. Mặc dù tổng liều hấp thụ mà họ phải nhận trong
một năm có thể vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng do sự cảm nhiễm
mang tính cá thể khác nhau, nên vẫn có thể xuất hiện một số biến đổi sinh học
không mong muốn như giảm số lượng các tế bào máu và tạo máu, giảm tuổi
thọ, đục thủy tinh thể, tăng khả năng mắc bệnh lý ác tính...[2], [66].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về an toàn bức xạ (ATBX) tại các
cơ sở có sử dụng nguồn bức xạ ion hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam những
nghiên cứu này còn chưa nhiều. Từ những năm 1990, Chính phủ ta đã ban
hành một số quy phạm, qui chế về điều kiện làm việc và ATBX phù hợp với
qui định của Ủy ban an toàn bức xạ quốc tế (ICRP) và hoàn cảnh kinh tế đất
nước. Cụ thể là pháp lệnh về an toàn bức xạ (6/1996), đến năm 2008 được
thay thế bằng luật năng lượng nguyên tử [50], các thông tư, nghị định hướng

dẫn thi hành [7], [8], [9]. Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ qui
định của ICRP và thực tế đất nước đã xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam về
ATBX [4], [5]. Căn cứ vào các tiêu chuẩn này đã có một số nghiên cứu đánh
giá điều kiện làm việc và thực hiện công tác an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế,
ảnh hưởng của môi trường làm việc tới sức khỏe người lao động [2], [26].


2

Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ mô tả được điều kiện môi trường,
sức khỏe nhân viên y tế và đề xuất một số biện pháp dự phòng bệnh tật mà
chưa có các nghiên cứu về giải pháp can thiệp mang tính hệ thống.
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới y tế tương đối phát triển, có đầy
đủ các tuyến, có nhiều kỹ thuật sử dụng nguồn năng lượng của bức xạ ion hóa
trong các bệnh viện. Từ năm 2004 sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên
đã tổ chức điều tra về công tác an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế trên địa bàn
tỉnh cho thấy công tác an toàn bức xạ còn nhiều bất cập [51]. Từ đó đến nay
đã có sự gia tăng đáng kể về số cơ sở y tế sử dụng nguồn bức xạ ion hóa, kèm
theo là sự gia tăng về số nhân viên y tế (NVYT) tiếp xúc với bức xạ ion hóa
[63]. Câu hỏi được đặt ra là vấn đề ATBX ở Thái Nguyên hiện nay và tác
động của nó đến NVYT ra sao? Thực trạng sức khỏe của NVYT tiếp xúc với
bức xạ ion hóa như thế nào? Cần có những giải pháp nào để đảm bảo an toàn
và cải thiện điều kiện làm việc của NVYT tiếp xúc với bức xạ ion hóa?. Xuất
phát từ những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng
an toàn bức xạ, sức khỏe, bệnh tật của NVYT tiếp xúc với bức xạ ion hóa và
hiệu quả một số giải pháp can thiệp”, với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe và bệnh tật của nhân
viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa tại Thái Nguyên năm 2012.
2. Phân tích mối liên quan giữa an toàn bức xạ và sức khỏe của nhân
viên y tế tại các cơ sở sử dụng bức xạ ion hóa tại Thái Nguyên.

3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp đảm bảo an toàn
bức xạ và sức khỏe của nhân viên y tế tại các cơ sở sử dụng bức xạ ion hóa
tại Thái Nguyên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe và bệnh tật của nhân viên y tế
tiếp xúc với bức xạ ion hóa
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về an toàn bức xạ
Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất,
nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ. Trong đó nguồn phóng
xạ là chất phóng xạ được chế tạo để sử dụng, không bao gồm vật liệu hạt nhân
và thiết bị bức xạ là thiết bị phát ra bức xạ hoặc có khả năng phát ra bức xạ
(theo luật Năng lượng nguyên tử) [50].
Bức xạ gồm có bức xạ ion hóa và bức xạ không ion hóa môi trường vật
chất. Bức xạ ion hoá bao gồm: các bức xạ ion hóa trực tiếp đó là các hạt mang
điện (electron, proton, hạt α,…) có động năng đủ để gây ra hiện tượng ion hóa
do va chạm và các bức xạ ion hóa gián tiếp (các hạt neutron, tia X, tia ,…) có
thể giải phóng các hạt ion hóa trực tiếp hay biến đổi hạt nhân [25].
Như vậy, bức xạ ion hóa được hiểu là hiện tượng môi trường vật chất
bức xạ ra các ion âm, ion dương và các điện tử tự do một cách trực tiếp hay
gián tiếp do sự tương tác giữa các nguyên tử, phân tử của môi trường đó với
các nguồn chiếu xạ có năng lượng cao. Trong y sinh học, người ta quan tâm
đến hai loại bức xạ là bức xạ hạt nhân (tia α, , ) và bức xạ tia X.
Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử tự biến đổi để trở
thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố khác, hoặc từ một trạng thái năng
lượng cao về trạng thái năng lượng thấp hơn, trong quá trình biến đổi đó hạt

nhân phát ra những tia không nhìn thấy được có năng lượng cao gọi là tia
phóng xạ hay bức xạ hạt nhân [62].
Năng lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình
biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch,
năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng
ion hóa vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc [50].


4

An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức
xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người,
môi trường [50].
Thiết bị ghi đo bức xạ là phương tiện, dụng cụ để đo liều bức xạ, hoạt độ
phóng xạ, xác định đồng vị phóng xạ. Cơ sở bức xạ là nơi tổ chức, cá nhân
được cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cho phép đặt
nguồn bức xạ và thường xuyên tiến hành công việc bức xạ [23].
Nhân viên bức xạ y tế là những bác sỹ, điều dưỡng viên, y tá, hộ lý, dược
sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việc trực tiếp
với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở hoặc
chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phải làm
việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm
hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ (theo Thông tư liên
tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT) [13].
Người đứng đầu cơ sở y tế là người chủ sở hữu hoặc người đại diện theo
pháp luật của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo
pháp luật để quản lý cơ sở y tế [13].
Sự cố bức xạ và hạt nhân là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn
hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt
nhân, cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân. Ứng phó sự cố là việc áp dụng mọi biện

pháp ứng phó nhanh chóng, kịp thời nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố gây
ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của con người, gây thiệt hại về môi trường
và tài sản. Kế hoạch ứng phó sự cố là văn bản quy định về các nguyên tắc
hoạt động, phân công trách nhiệm, cơ chế điều hành và phối hợp giữa các tổ
chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; đánh giá các nguy cơ; đưa ra các quy
trình ứng phó chung; việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố nhằm giảm thiểu
các hậu quả do sự cố gây ra [9].
Liều chiếu xạ là đại lượng đo mức độ chiếu xạ [50]. Trong đó đơn vị
quốc tế của liều tương đương là Sievert (Sv), thứ nguyên là mSv và Sv [59].


5

1.1.2. Nguồn phát bức xạ
Có thể phân chia thành 2 loại nguồn bức xạ ion hóa chính: bức xạ tự
nhiên và bức xạ nhân tạo. Bức xạ tự nhiên là những nguồn bức xạ có sẵn
trong tự nhiên phát ra từ bức xạ vũ trụ, bức xạ của các đồng vị có sẵn trong
không khí và mặt đất. Ngoài ra nó còn có thể có trong thức ăn, nước uống, vật
dụng đồ đạc hay chính từ cơ thể con người. Bức xạ nhân tạo từ các nguồn
phát tia hay từ phản ứng hạt nhân [47], [110].
1.1.2.1. Bức xạ tự nhiên
Hàng ngày, con người bị chiếu một lượng bức xạ từ môi trường xung
quanh (bức xạ tự nhiên) từ 4 nguồn chính: bức xạ vũ trụ (8%), bức xạ nền đất
đá (8%), bức xạ không khí (chủ yếu khí Radon: 55%), nhiễm xạ tự nhiên
trong cơ thể (trong thức ăn, nước uống: 11%) [58], [59]. Theo Ủy ban khoa
học của Liên hợp quốc về ảnh hưởng của bức xạ nguyên tử thì liều trung bình
hàng năm từ bức xạ tự nhiên là 2,4 mSv/năm. Một số vùng có phông phóng
xạ tự nhiên cao như Ramsar (Iran), Guarapari (Braxin), Karunagappalli (Ấn
Độ), Arkaroola (Nam Úc) hay Dương Giang (Trung Quốc), nơi cao nhất có
thể đạt 90 µGy/h [98]. Bức xạ tự nhiên bao gồm:

Bức xạ vũ trụ: đến từ mặt trời và dải thiên hà nhưng hầu hết bị cản lại
bởi bầu khí quyển bao quanh trái đất. Liều chiếu do bức xạ vũ trụ không đồng
đều ở các vùng địa lý khác nhau, phụ thuộc vào độ cao và vĩ độ. Trên đỉnh núi
cao cường độ phóng xạ lớn hơn nhiều so với mặt biển. Ví dụ: suất liều trung
bình của bức xạ vũ trụ ở vùng xích đạo, ngang mặt nước biển là 0,2 mSv/năm,
trong khi đó ở nơi cao 3000m, suất liều lên tới 1 mSv/năm [59].
Bức xạ nền đất: được tạo ra do trong đất, đá có các chất phóng xạ mà
chủ yếu là Radium, Thorium, Uranium và Kali -40, liều trung bình do bức xạ
nền đất khoảng 0,45 mSv/năm, một số vùng của Trung Quốc, Ấn Độ , Brazil,
bức xạ nền đất có thể đạt 1,8 - 16mSv/năm [44], [69].
Bức xạ không khí: chủ yếu tạo ra do phân rã một số nguyên tố phóng xạ
tự nhiên có trong đất, đá. Khí phóng xạ (chủ yếu là Radon) được sinh ra do


6

phân rã của Radium - 226. Trong nhà, nồng độ khí Radon có thể lớn gấp nhiều
lần so với ngoài trời. Khí phóng xạ xâm nhập vào cơ thể sẽ gây chiếu xạ ở phổi
và đường hô hấp. Liều trung bình do Radon tạo ra khoảng 2 mSv/năm [62].
Bức xạ từ thức ăn, nước uống: được tạo ra do các chất phóng xạ tự nhiên
thâm nhập vào cây cỏ và động vật. Trong thức ăn và nước uống có chứa một
lượng nhất định các chất phóng xạ như Postasium, Radium, Thorium và
Cacbon - 14. Liều chiếu do bức xạ loại này thường nhỏ, khoảng 0,1 mSv/năm.
Tổng liều bức xạ tự nhiên (trừ Radon) trung bình đối với một người
khoảng 1 - 2 mSv/năm. Radon trong nhà tạo ra liều bổ sung 1 - 3 mSv/năm.
Trong đó, chỉ có Radon là nguồn phóng xạ độc hại có thể gây ung thư phổi,
còn lại bức xạ tự nhiên khác không gây hại đối với sức khỏe con người, nó là
một phần của tự nhiên và tạo hóa [49], [72]. Các nước khác nhau, các vùng
miền khác nhau thì có phông phóng xạ tự nhiên khác nhau. Tại một số vùng ở
Đức, Mỹ, Iran và Séc hoạt độ bức xạ tự nhiên cao hơn mức trung bình của thế

giới gấp 500 lần. Nói chung, trên toàn thế giới suất liều chiếu xạ tự nhiên
trung bình là 1-13mSv/năm [44], [110].
1.1.2.2. Bức xạ nhân tạo
Bức xạ nhân tạo do con người tạo ra bao gồm: tia X tạo ra từ các thiết bị
phát tia và tia phóng xạ tạo ra từ chất phóng xạ nhân tạo được điều chế từ các
lò phản ứng hạt nhân. Các nguồn nhân tạo đóng góp khoảng 18% trong tổng
liều của dân chúng, trong đó tia X trong y tế là chủ yếu (11%), tiếp theo là
YHHN (4%), còn lại ở các nguồn khác. Bức xạ nhân tạo được ứng dụng chủ
yếu trong các lĩnh vực như sinh học, y học, công nghiệp, nông nghiệp, quân
sự và trong nghiên cứu [59], [76], [79].
Trong Y học: có 3 lĩnh vực chính có sử dụng nguồn bức xạ ion hóa nhân
tạo đó là tia X tạo ra từ máy phát tia trong X quang chẩn đoán, xạ trị, các
đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị YHHN [30], [35], [65]. Theo
báo cáo của ICRP, liều trung bình mà một người phải nhận từ các nguồn bức
xạ nhân tạo mà chủ yếu từ y tế trên thế giới là 0,6 mSv/năm. Tại Mỹ, liều


7

chiếu xạ y tế cao hơn do người dân có nhiều điều kiện để tiếp cận với các kỹ
thuật cao có sử dụng nguồn bức xạ có thể đạt tới 3 mSv/năm [92].
Trong công nghiệp: sản xuất điện năng từ năng lượng hạt nhân (nhà máy
điện hạt nhân) đang có xu hướng phát triển trên thế giới do cạn kiệt các nguồn
năng lượng khác. Ngoài ra còn có các nhà máy có sử dụng nguồn phóng xạ
nhân tạo trong chụp ảnh không phá hủy, thăm dò địa chất, chiếu xạ thực
phẩm, đánh giá thành phẩm như nhà máy xi măng, các mỏ khai khoáng, các
vật liệu xây dựng bị nhiễm phóng xạ,... Theo Awadhesh và CS (2014) [69] tại
27 quốc gia Liên minh châu Âu năm 2013 có 185 nhà máy điện hạt nhân sản
xuất được 162 GW điện phục vụ cho các nhu cầu của cuốc sống. Tại Việt
Nam, theo báo cáo của Cục Năng lượng nguyên tử thuộc Bộ Khoa học và

Công nghệ năm 2015 [12], Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chi
tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ
thuật khác đến năm 2020 tại Quyết định số 127/QĐ - TTg ngày 20/01/2011.
Mục tiêu của quy hoạch là xây dựng và phát triển ứng dụng bức xạ thành một
ngành công nghiệp công nghệ cao với 4 lĩnh vực ứng dụng chủ yếu: kiểm tra
không phá hủy, hệ điều khiển hạt nhân, chiếu xạ công nghiệp và kỹ thuật
đánh dấu đồng vị phóng xạ.
Trong nông nghiệp: việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ được ứng
dụng chủ yếu trong 6 lĩnh vực, bao gồm: chọn tạo giống cây trồng, nông hóa,
thổ nhưỡng, bảo quản và chế biến [12], [64]. Tại Việt Nam, ứng dụng NLNT
trong nông nghiệp còn hạn chế, tự phát, chủ yếu áp dụng trong chọn tạo giống
đột biến, chiếu xạ nông sản cho kiểm dịch thực vật.
Tro bụi phóng xạ: được tạo ra chủ yếu do các vụ nổ hạt nhân gồm các
chất phân hạch và sản phẩm phân hạch của chúng. Các tro bụi phóng xạ tung
lên khí quyển rồi rơi từ từ xuống mặt đất dưới dạng các hạt nhỏ. Thời gian lưu
lại trong khí quyển của chúng có thể kéo dài vài năm đến vài chục năm sau,
phụ thuộc vào các vụ nổ và điều kiện thời tiết [44]. Theo Hiroaki Kato và
Yuichi Onda (2014) [88], ngay sau vụ nổ nhà máy điện ở Fukushima Daiichi
(Nhật Bản) năm 2011, một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra ngoài môi


8

trường. Thông qua việc nghiên cứu lượng nước mưa có phóng xạ tác giả chỉ
ra rằng vẫn còn khoảng 60% lượng phóng xạ 137Cs còn tồn lưu trong tán cây
rừng đánh giá sau sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân 5 tháng. Lượng phóng xạ
phát tán này tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2012) [125] về mức liều phóng xạ sau vụ nổ ở
Fukushima (Nhật Bản) thì dải liều ở vùng trung tâm vụ nổ trong năm đầu tiên
là 10 - 50 mSv, các phần còn lại của tỉnh này từ 1 - 10 mSv, cao hơn hàng

chục lần so với vùng không ô nhiễm phóng xạ (bình thường từ 0,1 - 1 mSv).
Trong nghiên cứu khoa học, thăm dò nguồn nước, chiếu xạ thực phẩm và
một số ứng dụng khác: phần lớn là nguồn phát tia X và tia Gamma, công suất
nguồn thường nhỏ. Các nguồn này thực sự an toàn nếu người sử dụng tuân
thủ các nguyên tắc sử dụng và qui tắc về ATBX [64], [83].
Ở một số nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản, liều bức xạ nhân tạo mà
người dân phải nhận cao hơn do người dân có nhiều điều kiện tiếp xúc với các
dịch vụ y tế có sử dụng nguồn chiếu bức xạ [92].
1.1.3. Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể sống
1.1.3.1. Cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa
Dưới tác dụng của bức xạ ion hoá, trong tổ chức sống trải qua hai giai
đoạn biến đổi: giai đoạn hoá lý và giai đoạn sinh học [61], [62].
* Giai đoạn hoá lý: giai đoạn này thường rất ngắn, chỉ xảy ra trong
khoảng thời gian từ 10-16 - 10-13 giây. Trong giai đoạn này các phân tử sinh
học cấu tạo tổ chức sống chịu tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của bức xạ ion
hoá. Nghiên cứu của Pedro Carlos Lara và cộng sự ở Tây Ban Nha chỉ rõ 2 cơ
chế tổn thương của bức xạ lên cơ thể sống [110].
Đối với cơ chế tác dụng trực tiếp bức xạ ion hoá trực tiếp truyền năng
lượng và gây nên quá trình kích thích và ion hoá các phân tử sinh học dẫn
đến tổn thương các phân tử hậu quả là tế bào bị tổn thương hay chết tế bào.
Tuy nhiên tế bào bị chiếu xạ có khả năng hồi phục để trở thành tế bào bình
thường. Trong quá trình hồi phục có thể xảy ra các hiện tượng đảo đoạn và


9

chuyển đoạn tạo thành tế bào bị đột biến. Tế bào bị tổn thương sau chiếu xạ
có thể bị tác động thêm bởi cơ chế tác dụng gián tiếp gây chết tế bào một thời
gian sau chiếu xạ.
Đối với cơ chế tác dụng gián tiếp: bức xạ ion hoá tác dụng lên phân tử

nước (chiếm khoảng 75% trong tổ chức sống) tạo ra nhiều ion và các gốc tự
do, thông qua một loạt phản ứng tạo ra các hợp chất có khả năng ôxy hoá cao
(như HO2, H2O2 ...) gây tổn thương các phân tử sinh học. Những tổn thương
trong giai đoạn này chủ yếu là các tổn thương hoá sinh [62], [82].
Khi số lượng tế bào bị tổn thương không nhiều, những tế bào lành có thể
bù đắp được thì không nhận thấy sự biến đổi ở cơ quan hoặc toàn thân, người
ta gọi đó là ngưỡng. Khi quá ngưỡng sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý,
liều càng cao tổn thương càng nặng, đây được gọi là hiệu ứng xác định. Trong
trường hợp tổn thương tế bào, sau một thời gian sẽ dẫn đến ung thư hoặc nếu
tổn thương ở tế bào sinh dục sẽ ảnh hưởng tới thế hệ sau. Đó là hiệu ứng ngẫu
nhiên [25], [100].
* Giai đoạn sinh học: giai đoạn này có thể kéo dài từ vài giây đến vài
chục năm sau chiếu xạ. Những tổn thương hoá sinh ở giai đoạn đầu nếu
không được hồi phục sẽ dẫn đến những rối loạn về chuyển hoá, tiếp đến là
những tổn thương hình thái và chức năng của tế bào. Kết quả cuối cùng là
những hiệu ứng sinh học trên cơ thể sống được biểu hiện hết sức đa dạng và
phong phú. Những tổn thương này có gây ra hiệu ứng sinh thể hay hiệu ứng
di truyền. Hiệu ứng sinh thể xuất hiện do tổn thương nhóm tế bào bình thường
và chỉ xảy ra ở người bị chiếu xạ. Hiệu ứng di truyền xảy ra ở nhóm tế bào
sinh sản, có thể di truyền cho thế hệ sau của người bị chiếu xạ. Tổn thương ở
giai đoạn này thường được đánh giá sự sai lệch nhiễm sắc thể. Ngoài các
nghiên cứu về nhiễm sắc thể còn có những nghiên cứu về bất thường các dòng
máu ngoại vi [53], [62], [81].
Nghiên cứu của Peter Dewey và CS (2005) [111] ở Australia đánh giá
hiệu ứng sinh học của bức xạ tia X lên cơ thể sống. Khẳng định cơ chế tác
động trực tiếp và gián tiếp của bức xạ ion hóa lên cơ thể sống.


10


1.1.3.2. Những tổn thương do bức xạ
Những tổn thương do bức xạ gây ra cho cơ thể sống đã được ghi nhận
qua y văn và được nhiều tác giả khuyến cáo qua kết quả nghiên cứu trên động
vật thực nghiệm. Tổn thương do bức xạ ion hóa lên cơ thể sống được đánh giá
ở 3 mức độ khác nhau [62].
* Tổn thương ở mức phân tử: các nghiên cứu chỉ ra rằng khi chiếu xạ thì
năng lượng của chùm tia truyền trực tiếp hoặc gián tiếp cho các phân tử sinh
học có thể phá vỡ các mối liên kết hoá học hoặc phân li các phân tử sinh học.
Giảm hoặc mất thuộc tính sinh học của phân tử, giảm số lượng phân tử hữu
cơ sau chiếu xạ [61], [78].
* Tổn thương ở mức tế bào: sự thay đổi đặc tính của tế bào có thể xẩy ra
cả ở trong nhân và nguyên sinh chất của chúng sau chiếu xạ. Nếu bị chiếu xạ
liều cao tế bào có thể bị phá huỷ hoàn toàn. Các tổn thương phóng xạ lên tế
bào có thể là tế bào chết do tổn thương nặng ở nhân và nguyên sinh chất, tế
bào không chết nhưng không phân chia được, tế bào không phân chia được
nhưng số nhiễm sắc thể vẫn tăng lên gấp đôi và trở thành tế bào khổng lồ, tế
bào vẫn phân chia thành hai tế bào mới nhưng có sự rối loạn trong cơ chế di
truyền [61], [62]. Trên cùng một cơ thể, các tế bào khác nhau có độ nhạy cảm
phóng xạ khác nhau. Như vậy những tế bào non đang trưởng thành (tế bào
phôi), tế bào sinh sản nhanh, dễ phân chia (tế bào của cơ quan tạo máu, niêm
mạc ruột, tinh hoàn, buồng trứng,...) thường có độ nhạy cảm phóng xạ cao.
Tế bào ung thư có khả năng sinh sản mạnh, tính biệt hoá kém nên cũng nhạy
cảm cao hơn so với tế bào lành xung quanh. Tuy nhiên cũng có một số trường
hợp ngoại lệ: tế bào thần kinh thuộc loại không phân chia, phân lập cao nhưng
cũng rất nhạy cảm với phóng xạ, hoặc tế bào lympho không phân chia, biệt
hoá hoàn toàn nhưng nhạy cảm cao với phóng xạ [25], [47].
* Tổn thương ở mức toàn cơ thể: tùy loại tia, liều lượng chiếu, thời gian
chiếu xạ và diện tích vùng chiếu xạ mà cơ thể có thể bị tổn thương sớm (cấp
tính) hay tổn thương muộn (mạn tính).



11

- Các tổn thương sớm (bệnh Phóng xạ cấp tính): thường xuất hiện khi cơ
thể bị chiếu những liều cao trong một khoảng thời gian ngắn gây ra các hiệu
ứng xác định. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chiếu xạ toàn thân với mức liều
từ 500 mSv trở lên sẽ xuất hiện các tổn thương sớm. Bệnh thường chỉ xảy ra
trong những trường hợp để xảy ra thảm họa hạt nhân, sự cố mất nguồn phóng
xạ. Người bị nạn hoặc tiếp xúc với nguồn phóng xạ liều cao thường có biểu
hiện sớm như buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau đầu, sốt. Giai đoạn sau người
bị nạn có các dấu hiệu như chóng mặt, mất phương hướng, mệt mỏi, rụng tóc,
thiếu máu,...[44], [66].
Sau thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân tại Ucraina năm 1986, tại vùng
Chernobyl và các vùng bị mây phóng xạ bay tới, người lớn và trẻ em hít phải
bụi phóng xạ iode, sau đó là các chất có thời gian bán rã dài như 137Cs ... Kết
quả là trẻ em và người lớn đều bị suy giáp trạng một thời gian, thống kê cho
thấy sau 5 - 10 năm nhiều trẻ em bị ung thư tuyến giáp [84].
Theo báo cáo số 21 của ICRP (1990) [93] và báo cáo số 119 của ICRP
(2011) [96] liều trên 100mGy được xác định là ngưỡng liều gây tổn thương
cấp tính, liều 1Gy có thể gây đục thủy tinh thể. Trong báo cáo số 119, các tác
giả Leatherbarrow và CS (2006) và Rothkamm, Lobrich (2003) đã xây dựng
được đường cong đáp ứng liều bức xạ của tế bào bắt đầu từ liều 1 mGy, đối
với toàn cơ thể là 100 mGy. Theo nghiên cứu của Nakano với liều 1 - 2Gy
chiếu vùng tử cung người mẹ thì giảm tần suất bất thường về nhiễm sắc thể
của trẻ sau sinh.
Biểu hiện của tổn thương sớm trên một số cơ quan như sau:
+ Máu và cơ quan tạo máu: các tế bào lympho và tuỷ xương là những tổ
chức nhạy cảm cao với bức xạ. Sau chiếu xạ liều cao chúng có thể ngừng hoạt
động và số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. Mức
độ tổn thương và thời gian kéo dài của các tổn thương phụ thuộc vào liều

chiếu và thời gian chiếu. Biểu hiện lâm sàng ở đây là các triệu chứng xuất
huyết, phù, thiếu máu. Xét nghiệm máu cho thấy giảm số lượng tế bào
lympho, bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu. Xét nghiệm tuỷ xương thấy giảm


12

sinh sản cả 3 dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu. Bệnh có thể diễn ra theo nhiều
giai đoạn: giai đoạn tiền triệu, giai đoạn tiềm và giai đoạn toàn phát [38], [53].
Trong thảm họa Chernobyl, người ta phải đưa bệnh nhân vào các phòng
vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngoại sinh kết hợp với dùng các thuốc kháng
sinh phổ rộng [80], [86]. Trong nghiên cứu về tổn thương hồng cầu trưởng
thành do bức xạ của Scott A.P và CS [117] cho thấy sau chiếu xạ toàn thân
liều 1Gy hồng cầu non bị suy giảm mạnh, liều 4 Gy suy giảm hồng cầu tủy
xương và tiền chất hồng cầu bị tiêu diệt sau 2 ngày.
+ Hệ tiêu hoá: chiếu xạ liều cao làm tổn thương niêm mạc ống vị tràng
gây ảnh hưởng đến việc tiết dịch của các tuyến tiêu hoá với các triệu chứng như
ỉa chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể. Những thay
đổi ở hệ thống tiêu hoá thường quyết định hậu quả của bệnh phóng xạ [25].
+ Da: sau chiếu xạ liều cao thường thấy xuất hiện các ban đỏ trên da,
viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn tới viêm loét, thoái hoá, hoại
tử da hoặc phát triển các khối u ác tính ở da [25].
+ Mắt: mắt cũng khá nhạy cảm với tia xạ. Chiếu tia gamma với liều vài
Gy cũng có thể gây viêm kết mạc và viêm giác mạc. Đục thủy tinh thể do bức
xạ vừa có thể là hiệu ứng tất nhiên, vừa là hiệu ứng muộn [47], [62].
+ Cơ quan sinh dục: các tuyến sinh dục có độ nhạy cảm cao với bức xạ.
Cơ quan sinh dục nam nhạy cảm với bức xạ cao hơn cơ quan sinh dục nữ.
Liều chiếu 1Gy lên cơ quan sinh dục có thể gây vô sinh tạm thời ở nam, liều
6Gy gây vô sinh lâu dài ở cả nam và nữ [61].
+ Sự phát triển của phôi thai: những bất thường có thể xuất hiện trong

quá trình phát triển phôi thai và thai nhi khi người mẹ bị chiếu xạ trong thời
gian mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu, với các biểu hiện như sảy thai,
thai chết lưu, hoặc sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh [61], [62].
Theo báo cáo của Little M. P. (2009) [104], sau vụ nổ bom nguyên tử ở
Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) hàng trăm nghìn người chết do nhiễm
phóng xạ cấp tính và ảnh hưởng trực tiếp của vụ nổ. Theo dõi những người


13

sống sót sau vụ nổ, có gia tăng bệnh lý ung thư ở người phơi nhiễm được ghi
nhận như ung thư máu, ung thư tụy, ung thư tuyến tiền liệt,…Những người
không bị ung thư thì bị ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể sống, đặc
biệt là hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hóa.
- Các tổn thương muộn (bệnh Phóng xạ mạn tính): thường chỉ xảy ra đối
với những người trong quá trình hành nghề tiếp xúc với nguồn bức xạ liều
thấp, thời gian kéo dài. Các tổn thương này mang tính xác suất. Các hiệu ứng
muộn được chia làm 2 loại là hiệu ứng sinh thể và hiệu ứng di truyền. Hiệu
ứng sinh thể như giảm tuổi thọ, đục thuỷ tinh thể, tần số xuất hiện các bệnh
ung thư cao hơn bình thường. Các bệnh ung thư thường gặp là ung thư máu,
ung thư xương, ung thư da,... Hiệu ứng về di truyền như tăng tần số xuất hiện
các đột biến về di truyền, dị tật bẩm sinh, quái thai [62], [100], [104].
Những người làm nghề X quang và YHHN nếu không tuân thủ các quy
tắc ATBX sẽ có thể bị bệnh phóng xạ mạn tính. Bệnh xảy ra khi mỗi ngày bị
chiếu xạ một ít, trong nhiều ngày liên tiếp. Theo định luật Blair, mỗi lần cơ
thể bị chiếu xạ dù ít dù nhiều sẽ có độ 10% tổn thương không phục hồi được,
lần chiếu sau sẽ tích luỹ thêm 10% nữa và cứ như vậy tích tụ dần gây nên
bệnh phóng xạ mạn tính. Bệnh sẽ diễn biến thành 3 giai đoạn cũng là ba mức
độ nặng nhẹ khác nhau [92], [93].
+ Giai đoạn 1: bệnh nhân có một số triệu chứng chung chung như chán

ăn và mệt mỏi. Kiểm tra máu thấy có giảm sút số lượng bạch cầu, sau ít ngày
bạch cầu lại trở về bình thường. Nếu thấy có biểu hiện đó phải ngừng công
việc với bức xạ trong vài ba tháng và cho thuốc nâng cao sức đề kháng của cơ
thể. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
+ Giai đoạn 2: tình trạng của bệnh nhân suy kém. Các dòng hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu đều giảm nhẹ và rất khó phục hồi. Đã xuất hiện chảy máu
chân răng, chảy máu mũi, chảy máu dưới da thành từng vệt lốm đốm, có thể
có chảy máu trong. Có dấu hiệu suy dinh dưỡng và suy nhược thần kinh.
Điều trị theo triệu chứng, truyền máu... Bệnh độ 2 là bệnh mạn tính thật sự,


14

các tổn thương chỉ hồi phục được một phần, bệnh nhân bị ảnh hưởng khả
năng lao động.
+ Giai đoạn 3: đây là giai đoạn bệnh nặng, hoàn toàn không phục hồi
được. Trong thực tế với những kiến thức về ATBX và các phương tiện chẩn
đoán hiện đại, bệnh nhân đến giai đoạn 2 là đã phát hiện được, vì vậy rất ít
trường hợp để đến giai đoạn 3.
Nghiên cứu của Tomoyuki Watanabe và CS (2008) [123] tại Nhật Bản
cho thấy những người còn sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản có
nguy cơ cao bị ung thư. Những người được sinh ra sau vụ nổ năm 1945 ở lứa
tuổi dưới 34 có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lý ung thư các loại do tồn dư
chất phóng xạ trong tự nhiên sau vụ nổ.
1.1.3.3. Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa liều thấp
* Ảnh hưởng của bức xạ liều thấp trên người
Đối với những người nhận liều chiếu xạ thấp nhưng trong thời gian dài
như các NVYT làm việc trong môi trường khoa X quang, xạ trị và YHHN thì
có thể bị cả những tổn thương sớm và hiệu ứng muộn gây ra bởi bức xạ ion
hóa. Mức độ tổn thương tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như là liều chiếu xạ, thời

gian chiếu và việc tuân thủ các qui tắc về an toàn bức xạ tại các cơ sở y tế. Do
mức độ nhạy cảm bức xạ của từng loại tế bào là khác nhau nên mức độ tổn
thương và biểu hiện bệnh lý cũng khác nhau [108], [109], [115].
Trong cơ thể sống tế bào máu, tuỷ xương, tế bào sinh dục, niêm mạc ruột
là những mô rất nhạy cảm với tia xạ. Do vậy việc xét nghiệm các dòng máu
để đánh giá mức độ tổn thương sớm của NVYT làm việc trong môi trường có
bức xạ ion hóa là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng thường qui và dễ
thực hiện [20], [85], [117].
Ngoài ra khi chiếu xạ liều thấp chỉ có thể xảy ra hiệu ứng ngẫu nhiên hay
bệnh phóng xạ mạn tính, tăng nguy cơ ung thư và đột biến gen. Những tác
động kéo dài của các gốc tự do lên hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến hậu quả
làm giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tự miễn, bệnh


×