Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

HỆ THỐNG điện ĐỘNG cơ HYUNDAI UNIVER 2010 HT KHỞI ĐỘNG tháo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.37 KB, 20 trang )

Tháo
1 Tháo cáp âm ra khỏi ắcquy.
.
2.Thaó cáp cọc "S" và cáp nối đất ra khỏi môtơ bộ khởi động.
3 Tháo các buloong gắn môtơ bộ khởi động.
.

Lắp
1 Lắp các buloong gắn bộ môtơ bộ khởi động.
.
2.Nối cáp cọc "S" và cáp nối đất vào môtơ bộ khởi động.
3 Lắp cáp âm ắcquy.
.
Tháo ra


1 Tháo bộ chạc giữ
. Tháo công tắc từ và tháo bộ giá đỡ trước và bộ chạc giữ.

Không đựoc làm rơi phần ứng.


Không được làm rơi chạc giữa đặc biệt khi có phần ứng gắn với chạc giữ.

2.Trước khi kiểm tra và tháo độ rơ tấm đẩy của trục bánh răng, hãy đo độ rơ đẩy của trục
bánh răng, bằng đồng hồ hiện số như hình vẽ. nếu giá trị đo vượt quá giá trị chuẩn thì
chỉnh lại bằng long đền.

3 Tháo ly hợp tự do
. A. Khi trục bánh răng và giá đỡ bánh răng gắn vào giá đỡ trước thì hãy xả vít buloong
gắn ổ đỡ bánh răng và tháo ly hợp tự do ra.




B. Gõ ống công cụ vào chi tiết chặn bánh răng và lấy nó ra theo phưong của trục bánh
răng. Tháo vòng găng và sau đó, ly hợp tự do

4.Tháo lò xo chổi quét.
Lôi lò xo chổi quét lại và tháo chổi quét.

Kiểm tra


1 Kiểm tra phần ứng
. A. Kiểm tra cuộn có bị chạm mạch.
Đặt phần ứng vào dụng cụ kiểm tra đoản mạch, giữa miếng thép song song với phần
ứng và quay phần ứng từ từ. sau đó nếu miếng thép bị lôi hay bị lắc là bị chạm
mạch. Giờ phải thay phần ứng.


B. Kiểm tra nối đất cuộn.
Kiểm tra dòng liên tục giữa mỗi cổ góp và trục (hoặc lõi) và nếu phần nối đất của
cuộn là liên tục thì thay phần ứng.

C. Kiểm tra cổ góp.
Đo độ đảo của phần ứng bằng đồng hồ đo, quay phần ứng bằng tay. Nếu độ đảo của
phần ứng vượt quá giá trị giới hạn thì phải sửa lại sao cho ĐKN của nó không lớn
hơn giá trị giới hạn. nếu bề mặt phần ứng không trơn, hãy mài bằng giấy nhám (số
300 đến số 500).
Sau khi chỉnh, kiểm tra lại độ đảo.

D. ĐKN của cổ góp.

Đo ĐKN của cổ góp và xem nó có vượt quá giá trị giới hạn, nếu vượt thì thay cổ
góp.


E. Chiều sâu mica giữa các rãnh.
Đo các chiều sâu mica của các rãnh giữa tấm chia (bánh có răng dạnh hình quạt) và
nếu nó vượt quá giá trị giới hạn thì phải sửa lại.

F. Nếu tấm chia và mica xấu thì phải thay phần ứng.

2.Kiểm tra cuộn cảm
A. Kiểm tra mạch có bị hở
Kiểm tra độ liên tục giữa các dây đầu cọc và cọc (+) chổi quét. Nếu nó không liên
tục là bên trong bị hở. thay bộ chạc giữa.


B. Kiểm tra nối đất cuộn
Kiểm tra xem chạc giữa có liền với cực (+) chổi quét. Nếu có liên tục tức cuộn đang
nối đất. thực hiện kiểm tra cách điện.
Nếu nó vượt quá thì phải thay bộ chạc giữ.

3 Kiểm tra chổi quét
. A. Đo chiều dài chổi quét và nếu nó nhỏ hơn giá trị giới hạn thì phải thay chổi quét từ
bộ.
[phía (-) bộ chạc giữ, (+) bộ giữ chổi quét]
B. Nếu chổi quét bì mòn không đều hoặc bề mặt của nó ráp thì phải mài bằng giấy
nhám (số 300 đến số 500).

Để phía tiếp xúc của chổi quét bằng với đường ngoài của cổ góp.



4.Kiểm tra lò xo chổi quét
Đo lực căng của lò xo chổi quét lúc đựợc gắn.
Đọc và so sánh lực căng vào lúc không có chổi quét bằng lò xo chổi quét mới. Nếu độ
căng nhỏ hơn giá trị giới hạn thì phải thay lò xo.

5.Kiểm tra cách điện của chi tiết giữ chổi quét
Kiểm tra xem liệu cực (+) chi tiết giữ chổi quét có liên tục với cực (-) tấm giữ không.
Nếu liên tục thì phải thay chi tiết giữ chổi quét .

6 Kiểm tra công tắc từ
. A. Kiểm tra mạch có bị hở
Kiểm tra tính liên tục giữa cọc S và M và nếu không liên tục thì phải thay công tắc
từ.


B. Kiểm tra tính liên tục giữa S và nối đất và nếu không liên tục thì phải thay công tắc
từ.

C. Kiểm tra nối cầu chì
Kiểm tra tính liên tục giữa cọc B và M và nếu không liên tục thì thay công tắc từ.

D. Kiểm tra lỗi tiếp xúc
Chạm công tắc từ như hình vẽ.


E. Kiểm tra độ liên tục giữa cọc B và M và nếu không liên tục thì phải thay công tắc
từ.

7.Kiểm tra ly hợp tự do

Gắn trục bánh răng vào ly hợp tự do và kiểm tra xem nó quay có trơn và bị khóa của
chiều ngược lại không, quay trục bánh răng theo ngược chiều kim đồng hồ. nếu tình
trạng là xấu thì phải thay ly hợp tự do.

8.Điều chỉnh độ rơ đẩy trục bánh răng
Nếu khe hở theo phương trục vượt quá giá trị giới hạn, hãy chèn long đền chỉnh như
hình.
[Long đền chỉnh: 0.25, 0.5mm]


9.Thay ổ đỡ
(1)Thay ổ đỡ bánh răng
A. <Tháo ra>
Nếu ổ đỡ của trục bánh răng bị hỏng thì chèn chốt hoặc buloong vào 4 lỗ trong
bánh răng trong, đây và ấn và tháo ổ đỡ ra.

B. <Ráp>
Gõ nhẹ bằng búa nhựa vào rãnh trong ổ đỡ, dùng ống công cụ.

(2)Thay ổ đỡ trước và sau
A. <Tháo ra>
Tách ổ đỡ ra khỏi phần ứng bằng bộ lôi ổ đỡ.


B. <Ráp>
Gõ ổ đỡ sau vào rãnh trong đều nhau bằng búa mềm.

C. Lắp và gõ ổ đỡ trước vào rãnh trong bằng ống có cùng đường kính.

Ráp



1 Ráp lại trục bánh răng, khớp ly hợp tự do và giá đỡ bánh răng theo trình từ sau đây.
. A. Thoa mỡ khuyến cáo vào trục bánh răng như hình đã chỉ. Gắn giá đỡ bánh răng và
ly hợp tự do.


B. Ráp lại chi tiết chặn trục bánh răng nhỏ vào trục bánh ranưg như hình dưới.

C. Lắp vòng găng vào rãnh vòng găng của trục bánh răng.

D. Lôi bánh răng vi sai theo phương của vòng găng và cố định vòng găng vào rãnh
vòng găng của chi tiết chặn bánh răng vi sai.
2.Ráp lại cần
Ráp lại cần vào giá đỡ trước có đai xiết.


3 Ráp lại ly hợp tự do và trục bánh răng
. Thoa mỡ quy định trước khi ráp ly hợp trượt và trục bánh răng vào giá đỡ trước.
Lắp cần vào ly hợp trượt giống như nêm khi ráp vậyRáp lại công tắc từ.

4.Ráp lại công tắc từ
Thoa mỡ quy định vào phần đánh dấu và ráp công tắc từ vào cần vì cọc "S" quay lên.

5.Ráp lại bộ chạc giữ
A. Thoa mỡ theo quy định vào trục chính phần ứng và gắn nó vào mỗi bộ khởi động
như hình đã chỉ.


B. Phải nhớ nối cọc nối đầu nối như hình bên phải.


6 Nối cáp và dây.
. Nói cáp và dây như hình.

KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH SAU KHI RÁP
1 Kiểm tra khe hở bánh răng vi sai
. A. Nối dây như hình.
B. Lắp công tắc K1 và K2 và quay bánh răng vi sai.
C. Tắt công tắc K2 và dừng quay bánh răng vi sai.


D. Đo khe hở bánh răng nhỏ theo phương dọc trục khi bánh răng này được đẩy nhẹ vào
phía phần ứng.

E. Nếu giá trị đo vượt quá giá trị tiêu chuẩn, hãy chỉnh bằng long đền chỉnh ở vị trí nơi
gắn công tắc từ.
Chỉnh long đền: 0.25, 0.5, 1.0mm

2.Kiểm tra đặc tính không tải và điện thế công tắc từ
(1)Lắp ampe kế, điện áp kế và nguồn như chỉ ra trên hình vẽ.
• Chọn dây có độ dày mà phần nối phải nằm càng xa có thể.
• Thế áp là 0 đến 24 V.


(2)Đo dòng ứng với thế cho trước và tốc độ quay và nếu giá trị đo vượt quá tía trị giới
hạn thì phải thay môtơ khởi động.
Chớp đèn sáng chớp (đèn flash) trong bánh răng nhỏ và dò tốc độ quay.
Giá trị quy định
Điện thế


Dòng điện

Tốc độ quay

23.5V

110A hoặc nhỏ hơn

3300 v/p hay nhiều hơn

(3)Kiểm tra thế khi bánh răng nhỏ nhô ra và khởi động để quay sau khi thế tăng từ 0V.
Giá trị quy định
(Thế họat động công tắc từ)

16V hoặc nhỏ hơn

RỜ LE BỘ KHỞI ĐỘNG
1 Kiểm tra độ liên tục giữa cọc SW rờ le bộ khởi động và L để xem điện trở của nó có đạt
. chuẩn.

2.Kiểm tra điện giữa cọc "B" và "S" khi thế ắcquy (24V) được áp vào giữa "SW" và "L".




×