CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ LỚP 9 NĂM HỌC: 2013 - 2014
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở HẢI NGOẠI TỪ NĂM 1911 ĐẾN NĂM 1925
Giáo viên: Phan Thị Luyến
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Tường
Thời gian: 6 tiết học
I. Lý thuyết:
1. Tiểu sử:
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình trí thức yêu
nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - trên mảnh đất quê hương
giàu truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm; thuở nhỏ có tên là Nguyễn
Sinh Cung lớn lên đổi thành Nguyễn Tất Thành. Người sinh ra và lớn lên trong
hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và
phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi. Tuy khâm
phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, nhưng Người không
tán thành đường lối cứu nước của họ. Tất cả đã hun đúc Người khiến Người sớm
có lòng yêu nước và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
2. Hoạt động (1911 - 1930):
a. Từ (1911 - 1919):
- Ngày 5/6/1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), trên chiếc tàu buôn của Pháp tàu Đô đốc La - tu - sơ Tơ - rê - vin, Người đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân
tộc.
- Từ (1911 -1917): Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, làm
nhiều nghề để kiếm sống, vừa học tập vừa nghiên cứu và rút ra được kết luận
quan trọng đầu tiên: Ở đâu trên thế giới này nhân dân lao động cũng đều là bạn
của Việt Nam và chủ nghĩa đế quốc đều là kẻ thù của Việt Nam.
- Năm 1919, chiến tranh thế giới 1 kết thúc, các nước thắng trận đã họp hội nghị
Vécxai để chia lại thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người
yêu nước Việt Nam có mặt tại Pháp gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi chính phủ
Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt
Nam. Những yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn đối
với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân thuộc địa của Pháp. Qua sự
việc này Người rút ra kết luận thứ 2: Cách mạng thì phải tự làm lấy không dựa
vào bên ngoài.
b. Từ (1919 -1920): Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm
thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- 7/1929, Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về các
vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong đó khẳng định lập trường của Quốc tế Cộng
sản là kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương
Đông. Vì vậy, Người hoàn toàn tin theo Lênin, đứng về Quốc tế Cộng sản.
- 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế thứ 3 (Quốc tế Cộng sản), tham gia sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn: đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động
của người, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
-> Con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo cách mạng tháng
Mười Nga là con đường duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với
các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch
sử.
c. Từ (1921 - 1930): Hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị
về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
* Nguyễn Ái Quốc ở Pháp:
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng
với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc
địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ
chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đến các dân tộc thuộc địa.
- Người viết báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản
Pháp và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp.
-> Những sách báo này được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần tố cáo tội
ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa và truyền bá tư tưởng cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin, làm thức tỉnh đồng bào trong nước.
* Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô
- 6/1923, Người rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
- Tại đây, Người tiếp tục nghiên cứu, học tập.
- 1924, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Người đọc bản tham luận về vị
trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong
trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc
địa; về vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân…
-> Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản được gới thiệu trong các tác phẩm của
Ngươì và được bí mật chuyển về nước, đến với các tầng lớp nhân dân có tác
dụng kích thích phong trào dân tộc phát triển và chuyển biến theo xu hướng
cách mạng mới của thời đại. Đồng thời đây cũng là cơ sở cho đường lối cách
mạng được Người trình bày trong cuốn Đường Cách mệnh và Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. Vì vậy đây là một bước chuẩn bị quan trọng về
tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
* Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc:
- Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
+ Phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta đến năm 1925 phát
triển mạnh mẽ, có những bước tiến mới.
+ Sau một thời gian ở Liên Xô học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng
đảng kiểu mới, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) để thực hiện dự định tổ
chức, huấn luyện quần chúng đấu tranh. Người liên lạc với các nhà yêu nước
Việt Nam tại Quảng Châu, tìm hiểu tình hình thực tế và lựa chọn những thanh
niên tích cực để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên (6/1925), nòng
cốt là nhóm Cộng sản đoàn.
+ Mục đích của Người là nhằm đào tạo những cán bộ cách mạng đem chủ nghĩa
Mác - Lênin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng
vô sản. Như vậy, nền tảng tư tưởng chính trị của Hội là chủ nghĩa Mác - Lênin
- Tổ chưc và hoạt động của Hội:
+Thành phần: bao gồm tất cả những người Việt Nam từ 17 tuổi trở lên, không
phân biệt nam nữ, tán thành mục đích, kỷ luật của Hội…thì được gia nhập Hội.
+ Chủ trương (mục đích): Thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, rồi sau đó
tiến hành cách mạng XHCN; thực hiện tự do dân quyền, chia ruộng đất cho dân
cày…
+ Hoạt động:
Sáng lập tuần báo Thanh niên (1925) bằng tiếng Việt để tuyên truyền
giáo dục quần chúng
Mở các lớp huấn luyện chính trị do Người trực tiếp viết bài và giảng dạy.
Các bài giảng được tập hợp in thành cuốn Đường cách mệnh, trong đó
vạch rõ những phương hướng về chiến lược và sách lược của cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam.
-> Báo Thanh niên và Đường cách mệnh được bí mật chuyển về nước có tác
dụng to lớn trong việc giáo dục, tổ chức quần chúng. Nhờ đó, Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ Hội là một tổ
chức cách mạng đứng trên lập trường cách mạng vô sản, có chủ trương rõ ràng,
tổ chức hoạt động chặt chẽ.
- Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các
nhà máy, hầm mỏ…Việc làm này đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh
sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nhận xét: Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mốc quan
trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Hội Việt Nam Cách Mạng
Thanh niên là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp
chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà cả về tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô
sản ở Việt Nam.
II. Bài tập:
1. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có quyết định đúng đắn như thế nào? Ý
nghĩa của quyết định đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu sự kiện 7/1920, 12/1920 và ý nghĩa của 2 sự kiện đó
- Ý nghĩa của quyết định:
+ Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Giúp Việt Nam giành độc lập dân tộc, Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác…
2. Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm
1911 - 1925?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1925
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó đối với CM Việt Nam như chuyên đề
3. Trình bày những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong
nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1925?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 1925 nhấn mạnh các sự
kiện từ 1921 – 1925 như chuyên đề
4. Phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
Cách 1:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1925
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó đối với CM Việt Nam như chuyên đề
-> Từ đó rút ra Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam
Cách 2:
- Nêu tiểu sử
- Nêu từng vai trò một sau đó đưa ra các sự kiện trong quá trình hoạt động của
Người để chứng minh
- Tổng hợp đánh giá lại toàn bộ vai trò của Người đối với việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam
5. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy chứng minh Nguyễn Ái Quốc
là người trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu toàn bộ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 - 1925
- Nêu ý nghĩa của các hoạt động đó đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam như chuyên đề thông qua đó chứng minh được Người là người trực tiếp
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam
6. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của
Người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu thực tế tình hình Việt Nam trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước để
thấy được việc Người ra đi là đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam
- Hướng đi của Người có điểm mới: Đi sang phương Tây, sang Pháp - kẻ thù để
tìm hiểu về kẻ thù rồi sau đó tìm con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc
7. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu
nước của Người có gì khác so với những nhà yêu nước trước đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nêu tiểu sử
- Nêu thực tế tình hình Việt Nam trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước để
thấy được việc Người ra đi là đáp ứng yêu cầu của lịch sử Việt Nam
- Con đường cứu nước của Người có điểm khác so với những nhà yêu nước
trước đó:
+ Hướng đi: Đi sang phương Tây, sang Pháp - kẻ thù để tìm hiểu về kẻ thù rồi
sau đó tìm con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc
+ Đường lối cứu nước: Tìm đến và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn nhất
để giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam - Con đường cách mạng vô sản