Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu một số kỹ thuật xác thực trong hệ thống thanh toán điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ THUẬT XÁC THỰC TRONG HỆ
THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ KỸ THUẬT XÁC THỰC TRONG
HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Năng Toàn

Hà Nội – 2015



1
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan nội dung Luận văn không sao chép từ các luận văn khác và
sản phẩm của khóa luận là của chính bản thân tôi nghiên cứu xây dựng. Đƣợc thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn, dƣới sự hƣớng dẫn
của các thầy cô giáo, cùng những đóng góp của các anh chị khóa trên.
Tôi đã tham khảo một số tài liệu đƣợc nêu trong phần ―Tài liệu tham khảo‖, và một
số trang web thanh toán trực tuyến uy tín trên internet.
Tôi xin cam đoan những lời trên là đúng, nếu có thông tin sai lệch tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Tuyến


2
Lời cảm ơn
Để hoàn thành tốt Luận văn với đề tài “Nghiên cứu một số kỹ thuật xác thực
trong hệ thống thanh toán điện tử” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân không thể
thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô và các anh, các chị tại cơ sở thực tập cùng với gia đình.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Các thầy cô giáo trong, ngƣời đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức cũng nhƣ
kỹ năng cần thiết trong quá trình học vừa qua.
Thầy giáo PGS.TS. Đỗ Năng Toàn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp tôi có
định hƣớng đúng trong việc lựa chọn cũng nhƣ thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi để tôi có điều kiện tốt nhất để hoàn thành bài Luận văn tốt
nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhƣng do hạn chế về thời

gian cũng nhƣ kiến thức nên đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài có thể ứng dụng vào thực tế hiệu
quả nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Tuyến


3
Mục lục
Lời cam đoan .......................................................................................................... 1
Lời cảm ơn .............................................................................................................. 2
Mục lục ................................................................................................................... 3
Danh mục từ viết tắt................................................................................................ 5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ BÀI TOÁN XÁC
THỰC ............................................................................................................................ 12
1.1. Tổng quan về bài toán xác thực........................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử ........................................................................... 12
1.1.2. Các đặc trƣng của TTĐT......................................................................................... 12
1.1.3. Lợi ích của thanh toán điện tử................................................................................. 13
1.1.4. Vai trò của thanh toán điện tử ................................................................................. 14
1.1.5. Quy trình thanh toán điện tử ................................................................................... 16
1.1.6. Các mô hình thanh toán điện tử .............................................................................. 16
1.1.7. Một số hình thức thanh toán điện tử....................................................................... 18
1.1.8. Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam và trên thế giới .................... 30
1.2. Xác thực trong thanh toán điện tử ................................................................... 34
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 34

1.2.2. Các nhân tố xác thực .............................................................................................. 34
1.2.3. Một vài công cụ xác thực ...................................................................................... 35
CHƢƠNG 2.KỸ THUẬT XÁC THỰC TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ............. 38
2.1. Một số kỹ thuật xác thực thông tin khách hàng ................................................. 38
2.1.1. Kỹ thuật mã hóa thông tin ....................................................................................... 38
2.1.2. Hàm băm ................................................................................................................... 44
2.1.3. Chữ ký số .................................................................................................................. 44
2.1.4. Chứng chỉ số ............................................................................................................. 46
2.1.5. Giao thức bảo mật SSL............................................................................................ 48
2.2. An toàn và xác thực trong thanh toán trực tuyến ............................................... 48
2.2.1. Thanh toán trực tuyến bằng thẻ .............................................................................. 48
2.2.2. Thanh toán bằng ví điện tử ...................................................................................... 51
2.2.3. Thanh toán bằng séc điện tử.................................................................................... 53
2.2.4. Thanh toán bằng thiết bị di động và điện thoại ..................................................... 53
2.2.5. Thanh toán bằng Internet Banking ......................................................................... 54


4

CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 55
XÁC THỰC THÔNG TIN CHO HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN ............ 55
3.1. Phân tích yêu cầu bài toán ............................................................................... 55
3.2. Hƣớng giải quyết ............................................................................................ 55
3.3. Ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu ................................................ 55
3.3.1. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP................................................................... 56
3.3.2. MySQL ..................................................................................................................... 57
3.4. Phân tích thiết kế hệ thống............................................................................... 59
3.4.1. Biểu đồ phân rã chức năng ...................................................................................... 60
3.4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu............................................................................................... 60
3.5. Cài đặt an toàn và xác thực thông tin .............................................................. 62

3.5.1. Mã hóa RSA, MD5 và áp dụng trong hệ thống .................................................. 62
3.5.2. Giải thuật chữ ký số RSA áp dụng trong hệ thống ............................................. 63
3.5.3. Chứng thực khách hàng ......................................................................................... 64
3.6. Một số kết quả chƣơng trình .......................................................................... 66
3.6.1. Giao diện ngƣời dùng ............................................................................................ 66
3.6.2. Thủ tục đăng ký thành viên ................................................................................... 67
3.6.3. Chức năng mua hàng và thanh toán trực tuyến ................................................... 67
3.6.4. Chức năng quản trị thông tin ................................................................................. 69
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 71


5
Danh mục từ viết tắt
STT Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

2 FA

Two-factor authentication

2

AES

Advanced Encryption Standard


3

B2C

Business to customer

4

CA

Certificate authority

5

CID

Card identification number

6

CSDL

Cơ sở dữ liệu

7

CSV

Card Security Code


8

CVC

Card Verification Code

9

CVV

Card Verification Value

10

DES

Data Encryption Standard

11

DSA

Digital Signature Standard

12

ECB

European Central Bank


13

FIPS

Federal Information Processing Standard

14

FTP

File Transport Protocol

15

GTE

General Telephone & Electric Corporation

16

HTTP

Hyper Text Transport Protocol

17

HTTPS

Hyper Text Transport Protocol Secure


18

IBM

International Business Machines

19

IE

Internet Ẽxplorer

20

IMAP

Internet Messaging Access Protocol

21

IP

Internet Protocol

22

MD5

Message digest


23

OTP

One time password

24

PIN

Personal Identification Number

25

FIPS

Federal Information Processing Standard

26

NIST

National Institute of Standards and Technology

27

NSA

National Security Agency


28

OTP

One time password

29

SSL

Secure Sockets Layer

30

TCP

Transmission Control Protocol

31

TMĐT

Thƣơng mại điện tử

32

TTĐT

Thanh toán điện tử


33

URL

Uniform Resource Locator


6
Danh sách hình ảnh
Hình 1.1. Hình ảnh số CVV trên thẻ quốc tế ............................................................... 20
Hình 1.2: Quy trình thanh toán séc trực tuyến ..............................................................22
Hình 1.3: Quy trình hoạt động của ví điện tử ................................................................ 23
Hình 1.4: Đăng ký tài khoản trên ví điện tử ..................................................................24
Hình 1.5: Lựa chọn hình thức thanh toán ......................................................................25
Hình 1.6. Hình minh họa thanh toán bằng thẻ quốc tế ..................................................25
Hình 1.7. Hình minh họa trang thông tin thanh toán .....................................................25
Hình 1.8. Hình minh họa thanh toán bằng thẻ nội địa thông qua ví điện tử .................26
Hình 1.9. Hình minh họa nhập tài khoản ví điện tử ......................................................26
Hình 1.10. Hình minh họa thông tin ngƣời thanh toán bằng tài khoản ví điện tử.........27
Hình 1.11. Xác thực thông tin thanh toán .....................................................................27
Hình 1.12: Tỷ trọng của các phƣơng thức thanh toán ở Anh (%) .................................30
Hình 1.13: Tỷ trọng thanh toán trực tuyến tại Brazil ....................................................31
Hình 1.14: Tỷ trọng thanh toán trực tuyến tại Canada ..................................................31
Hình 1.15: Tỷ trọng thanh toán trực tuyến tại Canada ..................................................32
Hình 1.16: Các hình thức thanh toán chủ yếu .............................................................. 34
Hình 1.17: Chính sách bảo mật thông tin cá nhân........................................................ 34
Hình 2.1: Mã hóa với khóa mã và giải mã giống nhau .................................................39
Hình 2.2: Mã hóa với khóa mã và giải mã khác nhau ...................................................40
Hình 2.3: Sơ đồ các bƣớc thực hiện mã hóa theo thuật toán RSA ................................ 41
Hình 2.4: Sơ đồ khối thuật toán mã hoá .......................................................................44


Hình 2.5: Quy trình tạo chữ ký số ....................................................................... 46
Hình 2.6: Quy trình kiểm tra chữ ký .............................................................................46
Hình 2.7: Mã hóa thông tin khách hàng ........................................................................52
Hình 3.1: Biểu đồ phân rã chức năng ............................................................................61
Hình 3.2: Sơ đồ chức năng đăng nhập...........................................................................61
Hình 3.3: Sơ đồ chức năng thanh toán ..........................................................................62
Hình 3.4: Sơ đồ chức năng chữ ký số ............................................................................62
Hình 3.5: Sơ đồ chức năng chứng thực .........................................................................63
Hình 3.6: Mã hóa mật khẩu ...........................................................................................64
Hình 3.7: Form đăng ký nhận chữ ký từ hệ thống.........................................................64
Hình 3.8: Chữ ký của chủ cửa hàng .............................................................................64
Hình 3.9: Yêu cầu điền email ........................................................................................65
Hình 3.10: Yêu cầu mã kích hoạt……………………………………………………..65
Hình 3.11: Hiển thị mã chứng thực ...............................................................................66
Hình 3.12: Ngƣời bán đƣợc chứng thực ........................................................................66
Hình 3.13: Ngƣời bán đƣợc chứng thực ........................................................................66
Hình 3.14: Ngƣời bán chƣa đƣợc chứng thực ...............................................................67
Hình 3.15: Form giao diện trang chủ hệ thống..............................................................68


7
Hình 3.16: Form đăng ký thành viên .............................................................................68
Hình 3.17: Form chọn sản phẩm ...................................................................................69
Hình 3.18: Giỏ hàng ......................................................................................................69
Hình 3.19: Lựa chọn phƣơng thức thanh toán ...............................................................69
Hình 3.20: Thông tin thanh toán....................................................................................70
Hình 3.21 : Hiển thị quản trị thông tin ..........................................................................71



8
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ
mang tính toàn cầu của internet và TMĐT, con ngƣời có thể mua bán hàng hóa và dịch
vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu một cách dễ dàng trong mọi lĩnh vực thƣơng
mại rộng lớn.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, đến cuối năm 2013 đã
có 66 triệu thẻ thanh toán đƣợc phát hành, tăng 22% so với cuối năm 2012 và tăng
60% so với cuối năm 2011, số lƣợng và giá trị giao dịch thẻ tăng lần lƣợt 25% và 43 %
so với năm 2012.
Ngoài ra, theo kế hoạch đến hết năm 2015, Việt Nam sẽ có khoảng 40-45% dân
số sử dụng Internet thì ƣớc tính giá trị mua hàng trực tuyến sẽ đạt trên dƣới 27.000
tỷ đồng.
Ngân hàng nhà nƣớc đã cho phép 9 tổ chức không phải là ngân hàng thực hiện
thí điểm dịch vụ ví điện tử. Đến đầu năm 2014, tổng số "tài khoản" ví điện tử phát
hành đạt trên 1,84 triệu; số giao dịch đạt 45,3 triệu lƣợt với giá trị thanh toán 23.350 tỷ
đồng.
Qua số liệu trên chúng ta thấy đƣợc sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán điện
tử, tuy nhiên trong đó xuất hiện nỗi lo về những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn trong thanh
toán điện tử đang làm chậm bƣớc tiến của ứng dụng TMĐT. Để khắc phục vấn đề này,
cần phải có giải pháp bảo mật và an toàn thông tin toàn diện nhằm đảm bảo an toàn tối
đa cho các giao dịch trực tuyến nói chung và thanh toán điện tử nói riêng. Có đƣợc
niềm tin của ngƣời tiêu dùng thì hệ thống thanh toán điện tử mới dễ dàng phát triển
đƣợc, và chúng ta hoàn toàn có thể tin tƣởng vào một tƣơng lai không xa, cả thế giới sẽ
bƣớc vào một nền kinh tế hoàn toàn mới, một nền nền kinh tế không sử dụng tiền mặt.
Bởi vậy đối với các giao dịch này cần phải có những cơ chế đảm bảo nhằm đảm
bảo sự an toàn trong quá trình giao dịch, vì vậy vấn đề bảo mật và an toàn thông tin
trong thƣơng mại điện tử nói chung và trong thanh toán điện tử nói riêng là một vấn đề
hết sức quan trọng. Đề tài sẽ nghiên cứu một số kỹ thuật chính của lĩnh vực Bảo mật

và an toàn thông tin trong thanh toán điện tử và cụ thể hơn nữa là xác thực trong thanh
toán trực tuyến.
Vấn đề bảo mật và an toàn thông tin trong TMĐT nói chung và thanh toán điện
tử nói riêng phải đảm bảo bốn yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo tin cậy: Các nội dung thông tin không bị theo dõi hoặc sao chép bởi
những thực thể không đƣợc ủy thác.
- Đảm bảo toàn vẹn: Các nội dung thông tin không bị thay đổi bởi những thực thể
không đƣợc ủy thác.


9
-

Chứng minh xác thực: Không ai có thể tự trá hình nhƣ là bên hợp pháp trong

quá trình trao đổi thông tin.
- Không thể chối cãi: Ngƣời gửi tin không thể thoái thác về những sự việc và nội
dung thông tin thực tế đã gửi đi.
Việc đảm bảo thông tin khách hàng trong quá trình thanh toán trực tuyến rất quan
trọng, nó tạo lòng tin cho khách hàng, đó là cơ sở để hệ thống thanh toán điện tử phát
triển vô cùng mạnh mẽ trong tƣơng lai.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của bảo mât và an toàn thông tin khách hàng
trong thanh toán điện tử, nên tác giả đã đề xuất đề tài ―Nghiên cứu một số kỹ thuật
xác thực trong hệ thống thanh toán điện tử‖ nhằm tìm ra các các kỹ thuật bảo mật
và xác thực thông tin khách hàng, giúp ích cho quá trình kinh doanh trực tuyển của các
doanh nghiệp. Cùng với đó tác giả cũng đi xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến và
thực hiện các phƣơng pháp bảo mật cho hệ thống đó để doanh nghiệp có thể hình dung
và biết cách xây dựng hay ứng dụng hệ thống thanh toán trực tuyến cho doanh nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Đề tài nghiên cứu một số kỹ thuật và phƣơng pháp để thực hiện nhiệm vụ Bảo
mật và xác thực thông tin trong thanh toán điện tử, quá trình thực hiện và các kiến thức
khoa học và phƣơng pháp liên quan nhƣ: Xác thực, mã hóa, bảo toàn dữ liệu, mật mã,
chữ ký số, chứng chỉ số…
- Áp dụng kết quả nghiên cứu để triển khai hệ thống Bảo mật và xác thực thông
tin khách hàng trong thanh toán điện tử.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nghiên cứu ra một số phƣơng pháp, kỹ thuật bảo mật và xác thực trong hệ
thống thanh toán điện tử, giúp các doanh nghiệp có tài liệu có định hƣớng khi muốn
xây dựng một hệ thống thanh toán trực tuyến và thực hiện bảo mật cho hệ thống đó.
- Áp dụng các kết quả đã nghiên cứu để xây dựng, cài đặt thử nghiệm các kỹ
thuật Bảo mật và xác thực thông tin khách hàng trong thanh toán điện tử với một số
tính năng cơ bản nhƣ: Hệ thống chứng thực, cơ chế xác thực, mã hóa các thông tin cần
thiết, kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro trong thanh toán điện tử.
- Vấn đề Bảo mật và an toàn trong thanh toán điện tử là một trong những vấn đề
nóng hổi trong hoạt động thực tiễn của TMĐT, giải quyết tốt vấn đề bảo mật và an
toàn trong thanh toán điện tử sẽ mang lại ý nghĩa hết sức to lớn nhƣ: Làm cho khách
hàng tin tƣởng khi thực hiện việc mua hàng và thanh toán trực tuyến, và các nhà cung
cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đảm bảo đƣợc thông tin của khách hàng giao dịch
trên mạng đƣợc an toàn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


10
- Thu thập, phân tích các tài liệu và những thông tin liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu các mô hình thanh toán trong thƣơng mại điện tử của một số Website
trong và ngoài nƣớc, thu thập các thông tin về bảo mật và xác thực thông tin khách
hàng trong quá trình thanh toán trực tuyến.
- Kết hợp nghiên cứu đã có trƣớc đây của các tác giả trong nƣớc cùng với sự chỉ
bảo, góp ý của thầy hƣớng dẫn để hoàn thành nội dung nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề về mã hóa, xác thực, chứng thực trong thanh toán điện tử nhƣ: Hàm
băm, các thuật toán mã hóa đối xứng DES, và bất đối xứng nhƣ mã khóa công khai
RSA, sử dụng chữ ký số, các giao thức bảo mật trên mạng nhƣ SSL.
- Các kỹ thuật sử dụng và các phƣơng pháp kết hợp các hệ mật mã trong bảo mật
- Do có những hạn chế nhất định về cơ sở vật chất và điều kiện tiếp cận thực tế
với lĩnh vực an toàn và bảo mật trong thanh toán điện tử nên việc cài đặt các ứng dụng
chủ yếu mang tính thử nghiệm.
6. Các kết quả nghiên cứu dự kiến cần đạt đƣợc
- Nghiên cứu ra một số kỹ thuật bảo mật, xác thực trong thanh toán điện tử, quy
trình sử dụng chữ ký số, chứng chỉ số, các kỹ thuật sử dụng và các phƣơng pháp kết
hợp các hệ mật mã trong bảo mật.
- Cài đặt thử nghiệm chức năng thanh toán trực tuyến và bảo mật thông tin khách
hàng trong thanh toán trực tuyến thông qua môi trƣờng web.
7. Bố cục của luận văn
Phần nội dung chính của luận văn sẽ đƣợc bố cục thành 3 chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về thanh toán điện tử và bài toán xác thực
Chƣơng đầu của luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết tổng quan về thanh
toán điện tử, tìm hiểu lợi ích cũng nhƣ tầm quan trọng của thanh toán điện tử. Bên
cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu một số hệ thống thanh toán trực tuyến phổ biến nhất
hiện nay.
Chƣơng 2. Kỹ thuật xác thực trong thanh toán điện tử
Trong chƣơng 2 của luận văn, tác giả đi nghiên cứu một số hệ mật mã, thuật toán
để thực hiện việc xác thực và đảm bảo thông tin khách hàng. Bên cạnh đó tác giả cũng
nghiên cứu quy trình tạo chữ ký số, quy trình đăng ký chứng chỉ số, hay một số kiến
thức về giao thức bảo mật SSL.
Tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra phƣơng pháp, kỹ thuật bảo mật và xác
thực thông tin khách hàng trong một số hệ thống thanh toán trực tuyến cụ thể. Việc
này giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp muốn tích hợp hệ thống thanh toán trực
tuyến và bảo mật hệ thống đó cho công ty của mình, nhƣng chƣa có hƣớng đi, chƣa

biết sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến nào và cơ chế xác thực bảo mật nào.


11
Chƣơng 3: Xác thực thông tin cho hệ thống bán hàng trực tuyến
Chƣơng 3 của luận văn xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến cụ thể với một
số hình thức nhƣ: Thanh toán trực tuyến bằng thẻ, ví điện tử…qua đó tác giả cũng cài
đặt và xây dựng một số cơ chế bảo mật và xác thực thông tin khách hàng nhƣ: SSL,
mã hóa dữ liệu khách hàng, chữ ký số…


12
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ BÀI TOÁN XÁC THỰC
1.1. Tổng quan về bài toán xác thực
1.1.1. Khái niệm về thanh toán điện tử
Thanh toán
Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (ngƣời hoặc công ty, tổ chức)
cho bên kia, thƣờng đƣợc sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao
dịch có ràng buộc pháp lý [5].
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền qua các thông điệp điện tử (Electronic
message) thay cho việc thanh toán bằng tiền mặt ( theo báo cáo quốc gia về Kỹ thuật
thƣơng mại điện tử của Bộ Thƣơng mại) [5,6].
Về mục đích, Thanh toán điện tử cho phép các bên tham gia có thể tiến hành mua
bán đƣợc với nhau. Tuy nhiên, cách giao dịch thì lại hoàn toàn mới, ngƣời thực hiện
giao dịch xử lý thanh toán bằng phƣơng pháp thông qua các khâu đƣợc thực hiện trên
máy tính. Thực vậy, mô hình Thanh toán điện tử là mô phỏng lại những mô hình mua
bán truyền thống, nhƣng từ các thủ tục giao dịch, các thao tác xử lý dữ liệu, quá trình
chuyển tiền… tất cả đều đƣợc thực hiện thông qua hệ thống máy tính, đƣợc nối bằng

các giao thức riêng chuyên dụng.
Với Thanh toán điện tử, các bên mua-bán có thể giao dịch với nhau, không phải
gặp nhau, không cần dùng tiền mặt. Các bên trong hệ thống TTĐT sẽ trao đổi với nhau
các chứng từ số hóa. Bên đƣợc thanh toán có thể thông qua ngân hàng của mình để
chuyển tiền vào tài khoản của mình. Các quá trình này đƣợc phản ánh trong các giao
thức thanh toán của hệ thống, đó là thứ tự các bƣớc gửi thông tin và xử lý số liệu giữa
các bên mua và bán, mục đích của nó là chuyển đầy đủ các chứng từ thanh toán, đảm
bảo an toàn và công bằng cho mọi bên tham gia vào thanh toán theo yêu cầu tƣờng
minh ban đầu.
1.1.2. Các đặc trƣng của TTĐT
Các bên tham gia giao dịch trong quá trình thanh toán điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không cần phải biết nhau từ trƣớc.
Các giao dịch thanh toán truyền thống đƣợc thực hiện với các khái niệm biên giới
quốc gia, còn TTĐT đƣợc thực hiện trên một thị trƣờng đặc biệt, thị trƣờng không có
biên giới (thị trƣờng thống nhất toàn cầu). Chính vì vậy thanh toán điện tử trực tiếp tác
động tới môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu.
Trong hoạt động giao dịch TTĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, đó là
ngƣời cung cấp dịch vụ mạng, và các cơ quan chứng thực.


13
Đối với thanh toán truyền thống, thì mạng lƣới thông tin chỉ là phƣơng tiện để
trao đổi dữ liệu nhƣng đối với TTĐT, mạng lƣới thông tin chính là thị trƣờng.
1.1.3. Lợi ích của thanh toán điện tử
1.1.3.1. Một số lợi ích chung:
 Hoàn thiện và phát triển thƣơng mại điện tử:
Xét trên nhiều khía cạnh, TTĐT là nền tảng của các hệ thống thƣơng mại điện
tử, khả năng thanh toán điện tử là lý do tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa thƣơng mại
điện tử với các ứng dụng khác trên Internet. Chính vì vậy, việc phát triển thanh toán
trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thƣơng mại điện tử: giao dịch hoàn toàn qua mạng, tiện

lợi, một khi thanh toán trong thƣơng mại điện tử an toàn thì việc phát triển thƣơng
mại trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của
mạng Internet.
 Tăng quá trình lƣu thông tiền tệ và hàng hóa
Thanh toán địên tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền
lợi cho các bên tham gia thanh tóan. Mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền
mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
 Hiện đại hóa hệ thống thanh toán
Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới, tiền số hóa hay gọi là tiền điện tử,
hình thức này không chỉ thỏa mãn các tài khoản ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng
để mua hàng hóa thông thƣờng. Quá trình giao dịch rất đơn giản và nhanh chóng, chi
phí giao dịch giảm đáng kể, giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn.
1.1.3.2. Một số lợi ích đối với ngân hàng và các doanh nghiệp
 Tăng doanh thu: Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại
 Tăng doanh số bán hàng
 Giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh
- Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí bán hàng
- Tiết kiệm chi phí khi thực hiện giao dịch
 Giảm chi phí văn phòng: giao dịch qua internet giúp doanh nghiệp rút ngắn thời
gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý
chứng từ.
 Cung cấp một số dịch vụ mang lợi thuận tiện cho khách hàng nhƣ: Thông qua
môi trƣờng Internet, các ngân hàng có thểcung cấp dịch vụ mới (Internet banking), qua
môi trƣờng này khách hàng có thể giao dịch thừơng xuyên hơn, giảm bớt chi phí bán
hàng và tiếp thị.


14
 Mở rộng thị trƣờng thông qua môi trƣờng Internet, khác với trƣớc kiangân

hàng phải mở nhiều chi nhánh ở các nƣớc khác nhau, thì ngày nay mỗi ngân hàng có
thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ của họ.
 Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm: Các ngân hàng có điều kiện cung cấp thêm
một số dịch vụ mới cho khách hàng nhƣ: home banking, phone banking, internet
banking, chuyển rút tiền, thanh toán tự động.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo sự riêng biệt trong kinh doanh: ―Ngân
hàng điện tử‖ giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và
bền vững.
 Thực hiện chiến lƣợc toàn cầu hóa: Một lợi ích vô cùng quan trọng mà thƣong
mại điện tử đem lại cho các doanh nghiệp, ngân hàng đó là: Họ có thể thực hiên chiến
lƣợc toàn cầu hóa mà không cần phải mở thêm chi nhánh, điều này vừa tiết kiệm chi
phí đồng thời lại có thể vừa phục vụ đƣợc một lƣợng khách hàng lớn hơn nhiều.
 Xúc tiến thƣơng mại, quảng bá thƣơng hiệu toàn cầu: Qua môi trƣờng internet
,ngân hàng và các doanh nghiệp có khả năng đăng tải tất cả thông tin tài chính, sản
phẩm, các dịch vụ của mình để phục vụ cho các mục đích xúc tiến quảng cáo.
 Có đƣợc thông tin phong phú
Thanh toán điện tử mang lại điều kiện thuận lợi về mặt không gian và thời gian
trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh cụ thể:
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nhãn hiệu
sản phẩm của doanh nghiệp với cả khách hàng trong nƣớc và khách hàng quốc tế
-

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng

1.1.3.3. Một số lợi ích đối với khách hàng
- Tiết kiệm chi phí: Phí giao dịch khi thanh toán điện tử hiện đƣợc đánh giá là ở
mức thấp nhất so với các phƣơng tiện giao dịch khác.
- Tiết kiệm thời gian: Khách hàng không cần phải đến cửa hàng, chỉ cần sử
dụng một thiết bị kết nối mạng và một tài khoản thanh toán trực tuyến họ có thể thực
hiện một giao dịch mua bán hàng hóa và thanh toán tiền hàng ở bất kỳ thời điểm nào,

tại bất cứ nơi đâu, ngoài ra họ còn có nhiều sự chọn lựa hơn với các dòng sản phẩm
đựơc các doanh nghiệp đăng tải lên internet.
- Một lợi ích nữa phải kể đến đó là khách hàng còn có thể giao dịch trực tiếp
với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh
hơn, đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
1.1.4. Vai trò của thanh toán điện tử
- Thanh toán điện tử phục vụ cho sản xuất lưu thông hàng hoá không ngừng
phát triển


15
Mục tiêu của sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm sau đó đem bán hay tiêu
thụ. Qua quá trình đó doanh nghiệp sẽ thu hồi đƣợc vốn để chuẩn bị tiếp tục cho chu
kỳ sản xuất tiếp theo. Việc thu hồi đƣợc vốn thông qua quá trình thanh toán. Vậy khâu
thanh toán là khâu có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình tổ chức sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin thì ngày nay, thanh toán
điện tử đã hình thành và chiến tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của nền kinh tế nói
chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bởi vậy nếu khâu thanh toán điện tử đƣợc tổ
chức tốt sẽ có tác động to lớn đến việc thúc đấy sản xuất và lƣu thông hàng hóa.
- Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội
Thanh toán không dùng tiền đi song song với việc thực hiện kế hoạch hoá lƣu
thông tiền tệ. Thực hiện tốt công tác thanh toán điện tử sẽ làm tăng nhanh tỷ trọng
thanh toán không dùng tiền mặt trong chu chuyển tiền tệ, sẽ làm giảm lƣợng tiền mặt
trong lƣu thông, giảm đƣợc các chi phí cần thiết phục vụ cho lƣu thông tiền mặt, tác
động trực tiếp đến thị trƣờng giá cả, kiềm chế lạm phát tiến tới ổn định tiền tệ.
- Góp phần tăng nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại
Thanh toán điện tử càng phát triển, càng mở rộng thì nguồn vốn Ngân hàng huy
động đƣợc từ số dƣ trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế sẽ
càng tăng lên, hay chính là tăng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Đồng thời thông
qua thanh toán điện tử, các ngân hàng nắm đƣợc một cách chính xác, hợp lý tình hình

thiếu vốn của các bên tham gia thanh toán, từ đó kịp thời cho vay tiền, phát tiền vay
đúng mục đích và có vật tƣ hàng hoá đảm bảo.
- Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng
nhà nước
Mở rộng thanh toán điện tử góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Ngân hàng
Nhà nƣớc: việc mở rộng hình thức thanh toán điện tử sẽ giảm đƣợc khối lƣợng lớn tiền
mặt trong lƣu thông và làm tăng khối lƣợng tiền ghi sổ, điều đó giúp cho Ngân hàng
Trung ƣơng có thể sử dụng hữu hiệu các công cụ của chính sách tiền tệ.
Nhƣ vậy, thanh toán điện tử có vai trò hết sức quan trọng. Đứng trên góc độ của
ngành Ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lí, trình độ kỹ thuật
nghiệp vụ của Ngân hàng cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng. Trong nội bộ một
Ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ tác động đến nghiệp vụ thanh
toán mà còn tác động tới các mặt nghiệp vụ khác của Ngân hàng nhƣ nghiệp vụ tín
dụng. Đi cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, ngày nay hoạt động Ngân hàng
hiện đại cũng chuyển hƣớng kinh doanh bằng cách mở rộng các dịch vụ thay cho kinh
doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay là chủ yếu nhƣ trƣớc đây, trong đó dịch
vụ thanh toán đóng vai trò trọng tâm và đặc biệt quan trọng.


16
1.1.5. Quy trình thanh toán điện tử
Một quy trình thanh toán điện tử bao gồm 6 bƣớc cơ bản sau:
1. Khách hàng, từ một máy tính ở bất kỳ nơi đâu điền những thông tin thanh toán
và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng của hệ thống bán hàng. Doanh nghiệp nhận
đƣợc yêu cầu mua sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của khách hàng và sẽ đƣa
thông tin phản hồi xác nhận thông tin cần thiết nhƣ: mặt hàng đã chọn, địa chỉ
giao nhận và số phiếu đặt hàng, số lƣợng hàng hóa…
2. Tiếp theo khách hàng sẽ kiểm tra lại thông tin và chọn nút ―đặt hàng‖, để gửi
thông tin đến Doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp tiếp nhận và lƣu trữ thông tin đặt hàng của khách hàng, sau đó

chuyển thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ…) đã đƣợc
mã hóa đến máy chủ (nơi thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ
xử lý thẻ trên mạng Internet. Để đảm bảo an toàn trong quá trình thanh toán
nhằm giữ kín thông tin khách hàng thì thông tin của khách hàng sẽ đƣợc mã hóa
nhằm chống bị đánh cắp, ngay cả các doanh nghiệp cũng không biết thông tin
về thẻ tín dụng của khách hàng.
4. Thông tin thanh toán sẽ đƣợc gửi đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng, khi đó trung
tâm sẽ nhận đƣợc thông tin thanh toán, thực hiện giải mã thông tin và xử lý giao
dịch đằng sau tƣờng lửa (Fire Wall) và tách rời mạng Internet (off the Internet),
nhằm bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thƣơng mại, định dạng lại giao dịch
và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến Ngân hàng của Doanh nghiệp (Acquier)
theo một đƣờng dây thuê bao riêng (một đƣờng truyền số liệu riêng biệt).
5. Ngân hàng của Doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán
(authorization request) đến ngân hàng hoặc Công ty cung cấp thẻ tín dụng của
ngân hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối
thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông
tin phản hồi trên đến doanh nghiệp và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho
khách hàng đƣợc rõ là đơn đặt hàng sẽ đƣợc thực hiện hay không [7, tr 14].
1.1.6. Các mô hình thanh toán điện tử
Có nhiều tiêu chí để phân biệt phƣơng thức thanh toán điện tử, một trong các tiêu
chí đó là sự khác nhau giữa thời điểm bên trả tiền trao chứng từ ủy nhiệm cho bên
đƣợc trả và thời điểm trả tiền thực sự xuất tiền từ tài khoản của ngƣời mua. Với tiêu
chí này, phƣơng thức thanh toán điện tử có thể phân thành hai mô hình chính: mô hình
trả sau và mô hình trả trƣớc. Trong mô hình trả sau, thời điểm bên trả tiền trao chứng
từ ủy thác cho bên đƣợc trả, xảy ra trƣớc thời điểm trả tiền thực sự (xuất tiền khỏi tài
khoản của ngƣời mua để trả cho ngƣời bán). Trong mô hình trả trƣớc, hai thời điểm


17

này diễn ra theo thứ tự ngƣợc lại, ngƣời mua phải trả tiền trƣớc khi chứng từ ủy nhiệm
đƣợc sử dụng trong các giao dịch mua bán.
Mô hình trả sau
Với mô hình trả sau, thời điểm tiền mặt đƣợc rút ra khỏi tài khoản bên mua để
chuyển sang bên bán xảy ra ngay (pay-now) hoặc sau (pay-later) giao dịch mua bán.
Hoạt động của hệ thống thanh toán theo mô hình trả sau dựa trên nguyên tắc tín
dụng nào đó có tác dụng giống nhƣ séc (cheque). Bên bán có hai cách lựa chọn: hoặc
là chấp nhận giá trị thay thế của tín dụng đó và chỉ liên lạc chuyển khoản với ngân
hàng của mình sau này (pay-later), hoặc liên lạc với ngân hàng của mình khi quá trình
mua bán đang diễn ra việc chuyển khoản xảy ra ngay trong quá trình giao dịch.
Với việc chuyển khoản (chearing process), ngƣời đƣợc thanh toán sẽ yêu cầu
chuyển khoản với ngân hàng đại diện của mình (Acquirer) để thực hiện liên lạc với
ngân hàng đại diện của ngƣời thanh toán, thực hiện kiểm tra, chấp nhận chứng từ tín
dụng, khi đó việc chuyển tiền thực sự sẽ diễn ra giữa tài khoản của ngƣời thanh toán
và ngƣời đƣợc thanh toán.
Kết thúc quá trình này, ngân hàng đại diện của bên thanh toán sẽ gửi một thông
báo lƣu ý sự chuyển khoản đó cho khách hàng của mình.
Nếu quá trình chuyển tiền này đƣợc làm ngay trong giao dịch sẽ mang lại tính an
toàn cao. Tuy nhiên, nếu vậy thì tốc độ xử lý giao dịch sẽ chậm, chi phí truyền tin và
xử lý dữ liệu trực tuyến trên các máy chủ ở các ngân hàng sẽ cao. Vì vậy, mô hình
pay-later cần đƣợc ƣu tiên sử dụng khi số tiền thanh toán là không lớn .
Mô hình trả trước
Trong mô hình trả trƣớc, khách hàng liên hệ với ngân hàng để có đƣợc chứng từ
do ngân hàng phát hành (chứng từ hay đồng tiền số này mang dấu ấn của ngân hàng),
đƣợc đảm bảo bởi ngân hàng và do đó có thể dùng ở bất cứ nơi nào đã có xác lập hệ
thống thanh toán với ngân hàng này. Để đổi lấy chứng từ của ngân hàng, tài khoản của
khách hàng sẽ bị triết khấu đi tƣơng ứng với giá trị của chứng từ đó. Nhƣ vậy, khách
hàng đã thực sự trả tiền trƣớc khi có thể sử dụng chứng từ này để mua hàng và thanh
toán.
Khi khách hàng mua hàng tại một cửa hàng và thanh toán bằng chứng từ này, cửa

hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của chúng dựa trên những thông tin đặc biệt do
ngân hàng tạo ra trên đó. Từ đó, cửa hàng có thể chọn một trong hai cách: thứ nhất là
liên hệ với ngân hàng để chuyển vào tài khoản của mình ngay trƣớc khi chấp nhận
giao hàng, thứ hai là chấp nhận và liên hệ chuyển tiền sau vào thời gian thích hợp.
Trƣờng hợp riêng phổ biến của mô hình mô phỏng tiền mặt là mô hình tiền điện tử.


18
1.1.7. Một số hình thức thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong thƣơng mại điện tử hay nói
cách khác thanh toán điện tử là quá trình thanh toán tiền giữa ngƣời mua và ngƣời bán.
Điểm cốt yếu của vấn đề này là việc ứng dụng các công nghệ thanh toán tài chính (ví
dụ nhƣ mã hóa số thẻ tín dụng, séc điện tử hoặc tiền điện tử) giữa ngân hàng, nhà
trung gian và các bên tham gia hoạt động thƣơng mại. Các ngân hàng và tổ chức tín
dụng hiện nay sử dụng các phƣơng pháo này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt
động trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế số, với một số lợi ích nhƣ giảm chi phí
xử lý, chi phí công nghệ và tăng cƣờng thƣơng mại trực tuyến.
Thanh toán điện tử là việc trả tiền thông qua các thông điệp điện tử thay vì trao
tay trực tiếp [6]. Việc trả lƣơng bằng cách chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, trả
tiền mua hàng bằng thẻ tín dụng, bằng thẻ mua hàng… thực chất cũng là những ví dụ
đơn giản của thanh toán điện tử.
1.1.7.1. Thanh toán bằng thẻ quốc tế
Thanh toán bằng thẻ quốc tế là phƣơng thức thanh toán phổ biến nhất của các
giao dịch thƣơng mại trực tuyến trên Internet. Phƣơng thức thanh toán này giúp cho
ngƣời mua hàng trực tuyến có thể nhanh chóng hoàn thiện đƣợc những giao dịch
thƣơng mại đối với mọi đối tác trên toàn cầu.
Hình thức thanh toán bằng thẻ quốc tế đƣợc chia làm 2 loại chính.
Thẻ tín dụng (Credit cards): Ví dụ: Visa, Mastercard, Amex, Diners
Đây là phƣơng thức thanh toán trực tuyến chƣa sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt
Nam nhƣng lại rất phổ biến ở nƣớc ngoài.

- Quy trình thanh toán:
Ngƣời mua hàng sau khi quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin về thẻ tín
dụng lên web của ngƣời bán, cụ thể nhƣ sau:
 Họ và tên chủ thẻ: Đƣợc in trên thẻ, nhập chính xác họ tên không có gõ
tiếng Việt
 Mã số thẻ: Là dãy số gồm 16 số đƣợc in đằng trƣớc thẻ. Khách hàng phải
nhập đầy đủ dãy số này vào.
 Ngày hết hạn của thẻ: Đó là thời gian hết hạn của thẻ. Khách hàng cần
nhập chính xác tháng và năm hết hạn của thẻ. Sau thời gian hết hạn cần
phải đi làm lại thẻ.
 CVV: đây là mã số quan trọng giúp bảo mật trong quá trình thanh toán
trực tuyến, khách hàng nên cạo bỏ dãy số này ra khỏi thẻ. Số CVV hay
đƣợc in ở mặt sau thẻ, gồm 3 con số. Khi thanh toán trực tuyến khách
hàng phải nhập vào số CVV.
Hình ảnh số CVV


19

Hình 1.1. Hình ảnh số CVV trên thẻ quốc tế
Các thông tin thẻ tín dụng đƣợc gửi thẳng tới Ngân hàng mở Merchant Account
(hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lƣu lại máy chủ của ngƣời bán;
Ngân hàng mở Merchant Account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới ngân hàng
cấp thẻ tín dụng;
Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho
ngân hàng mở Merchant Account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi có cho
tài khoản của ngƣời bán) hoăc từ chối;
Dựa trên phản hồi của ngân hàng cấp thẻ tín dụng, ngƣời bán sẽ thực hiện đơn
hàng hoặc từ chối.
Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong vòng vài giây, ngƣời mua sẽ bị trừ tiền và

đồng thời ngƣời bán cũng sẽ nhận đƣợc khoản thanh toán trong vài giây.
- Ưu điểm:
 Cách sử dụng đơn giản, đƣợc sử dụng trên phạm vi rộng
 Tiết kiệm chi phí giao dịch, thời gian
 Thu hút đƣợc nhiều khách hàng, mở rộng đƣợc thị trƣờng, nhờ việc thanh toán
nhanh, gọn, thuận tiện mà mở rộng đƣợc qui mô kinh doanh;
 Khách hàng không phải đến ngân hàng, tiết kiệm thời gian xử lý các đơn đặt
hàng và nhiều công việc giấy tờ phiền toái khác.
-

Nhược điểm: Có thể phát sinh rủi ro mất tiền hoặc bị trừ tiền nhiều khi thanh
toán trực tiếp từ thẻ và thanh toán tự động nhƣ lỗi hệ thống, hacker…
- Phí cho việc thanh toán trực tuyến:
 Thông thƣờng việc mở Internet Merchant Account không tốn phí
 Việc sử dụng phần mềm ứng dụng Payment Gateway thƣờng có phí cài đặt ban
đầu từ vài chục đến vài trăm đô la và phí duy trì hàng tháng khoảng vài chục đô la.
 Trong mỗi giao dịch thanh toán qua mạng, các ngân hàng sẽ thu hút phí khoảng
từ 1.5% đến 4% giá trị giao dịch và khoảng từ 0.3$ cho tới 0.5 $ phí xác nhận
thông tin thẻ/ lần giao dịch.


20
 Ngoài ra nếu có sai sót trong quá trình thanh toán hoặc bị thẻ tín dụng giả,
ngƣời bán phải chịu thêm chi phí chargeback khoảng vài chục đô la.
Thanh toán bằng thẻ ghi nợ (Debit Card): Ví dụ: Visa, master Card
-

Quy trình thực hiện:
 Đăng kí làm thành viên của trang website bạn muốn mua hàng hóa, chọn
loại hàng hóa bạn muốn mua và chọn hình thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ

 Nhập thông tin lên mặt trƣớc của chủ thẻ theo yêu cầu:
o Họ và tên chủ thẻ: Phải điền đầy đủ tên (Tiếng Việt không dấu).
o Số thẻ: Nhập đủ 16 số của thẻ
o Ngày phát hành: Nhập ngày hiệu lực thẻ in trên mặt trƣớc của thẻ.
 Nhấp chọn ―thanh toán‖

-

 Nhập mật khẩu dùng một lần OTP- One time password, mật khẩu này
đƣợc ngân hàng gửi cho khách hàng thông qua thuê bao SMS mà quí
khách đã đăng ký với ngân hàng.
 Nhấn nút ―xác nhận‖ thực hiện thanh toán
 Khách hàng nhận kết quả giao dịch hàng hóa
Ƣu điểm:
 Ngƣời bán có thể biết nguời mua có tiền để mua hàng thực sự hay
không, ngƣời mua sẽ tiến hành thanh toán ngay lập tức cho từng giao
dịch.
 Giúp ngƣời mua tránh đƣợc những bất ngờ thẻ tín dụng khi ngân hàng
gửi các bảng kê thanh toán đến.
 Qui trình mở thẻ nhanh chóng, khách hàng chỉ cần có tài khoản ở ngân
hàng đều có thể lập đƣợc một thẻ ghi nợ.
 Quá trình thanh toán bằng thẻ đơn giản, tiết kiệm chi phí, không hạn chế
thời gian giao dịch

-

 An toàn, bảo mật
Nhƣợc điểm: Mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dƣ trong tài khoản,
giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay và cũng không
có việc phân loại khách hàng để đƣợc hƣởng hạn mức tín dụng.


1.1.7.2. Thanh toán bằng séc điện tử
―Séc trực tuyến‖ hay còn đƣợc gọi là ―séc điện tử‖ thực chất là một loại ―séc
ảo‖, nó cho phép ngƣời mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet [17]. Ngƣời mua
sẽ điền vào form (nó giống nhƣ một quyển séc đƣợc hiển thị trên màn hình) các thông tin
về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch, sau đó nhấn nút ―send‖ để
gửi đi.


21
Tất cả những thông tin đó hoặc sẽ đƣợc chuyển đến máy tính của bạn hoặc
đƣợc chuyển tới một trung tâm giao dịch, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn
của bạn. Giao dịch thanh toán đƣợc thực hiện thông qua trung tâm bù trừ tự động liên
ngân hàng.


Để chấp nhận thanh toán bằng ―séc trực tuyến‖ bạn có hai cách:
Phƣơng pháp ―Print & Pay‖:
―Print & Pay‖ tức là ―in và thanh toán‖. Lý do phƣơng pháp này đƣợc gọi là
―in và thanh toán‖ là bởi vì bạn cần phải mua một phần mềm cho phép bạn in
những tấm séc ra (Bạn có thể mua của nhà cung cấp CheckMan), và chuyển séc

đó đến ngân hàng của bạn để nhận tiền.
 Quy trình xử lý séc trực tuyến đƣợc dựa trên quy trình xử lý séc thông thƣờng,
vì thế khách hàng cần phải đợi đến khi séc đƣợc chuyển đến ngân hàng và phải
đƣợc chứng nhận chắc chắn rằng những tấm séc đó có giá trị.
 Phƣơng pháp này sẽ giúp tiết kiệm tiền phí giao dịch tuy nhiên nó lại tốn kém
về mặt nhân công và thời gian.
- Trung tâm giao dịch
 Đối với ngƣời mua, việc sử dụng trung tâm giao dịch cũng giống nhƣ việc áp

dụng phƣơng pháp ―print and pay‖, bởi vì trong cả hai phƣơng pháp, họ đều
phải nhập tất cả các thông tin trên séc vào form trực tuyến. Những thông tin đó
sẽ đƣợc mã hoá và chuyển trực tiếp tới ngân hàng và sẽ đƣợc xử lý trong vòng
48 giờ.
 Sau đó, toàn bộ số tiền của giao dịch sẽ đƣợc chuyển từ tài khoản của ngƣời
mua sang tài khoản của ngƣời bán. Kèm theo đó, là một ―báo có‖ trực tuyến
vào tài khoản của ngƣời bán và một ―báo nợ‖ đƣợc gửi bằng email cho ngƣời
mua.
 Phƣơng pháp này tất yếu sẽ nhanh hơn phƣơng pháp ―print & pay‖ bởi vì tất cả

-

-

các thông tin cần thiết của khách hàng sẽ đƣợc nhập trực tiếp trên mạng ngay
khi giao dịch đang đƣợc thực hiện, và những tấm séc đó luôn đƣợc đảm bảo có
giá trị.
Các thông tin cung cấp trên séc điện tử:
 Số tài khoản của ngƣời mua hàng
 9 ký tự để phân biệt ngân hàng ở cuối tấm séc
 Loại tài khoản ngân hàng: Cá nhân, doanh nghiệp
 Tên chủ tài khoản
 Số tiền thanh toán
Quy trình thanh toán séc trực tuyến:


22

Hình 1.2: Quy trình thanh toán séc trực tuyến
(Nguồn: Các loại hình thanh toán trực tuyến quốc tế và Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ)

Bƣớc 1: Ngƣời bán nhận đƣợc tấm séc viết tay hoặc séc điện tử đã đƣợc xác
thực từ ngƣời mua yêu cầu ngân hàng của ngƣời mua thanh toán tiền mua hàng
Bƣớc 2: Ngƣời bán truyền các thông tin về giao dịch đến máy chủ thực hiện
thanh toán của Authorize, tổ chức Authorize.Net kiểm tra giao dịch và đƣa ra quyết
định chấp nhận hay từ chối thực hiện giao dịch. Thông tin sẽ đƣợc mã hóa và chuyển
trực tiếp tới ngân hàng và thông tin sẽ đƣợc xử lý trong 48 giờ.
Bƣớc 3: Nếu chấp nhận giao dịch tổ chức Authorize.net sẽ chuyển thông tin
giao dịch đến ngân hàng của mình.
Bƣớc 4: Ngân hàng của hãng Authorize.net chuyển thông tin giao dịch đến
ngân hàng của ngƣời mua thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động
Bƣớc 5: Ngân hàng của ngƣời mua thực hiện thanh toán ngân hàng của
Authorize.net thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động
Bƣớc 6: Ngân hàng của hãng Authorize.net gửi thông tin đến máy chủ thực hiện
thanh toán của Authorize.Net
Bƣớc 7: Máy chủ thực hiện lệnh chuyển tiền vào tài khoản của ngƣời bán. Tiền
sẽ đƣợc chuyển từ tài khoản của ngƣời mua tới tài khoản của ngƣời bán, theo đó là
một ―thông báo có‖ trực tuyến vào tài khoản của ngƣời bán và một ―thông báo nợ ‖
vào tài khoản của ngƣời bán bằng gmail.
- Ưu điểm:
 Giảm công sức gửi séc thông thƣờng
 Tránh gặp những phiền phức không đáng có, ví dụ nhƣ khi ngƣời mua và
ngƣời bán không có cùng tài khoản tại một ngân hàng, buộc các ngân hàng
phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nƣớc. Mỗi ngày
chỉ có hai phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10h sáng và 15h) và việc kiểm tra


23
séc ở ngân hàng nhà nƣớc vẫn chủ yếu là thủ công. Nếu các ngân hàng phát
hàng mấy chục ngàn tờ séc mỗi ngày thì việc thực hiện thanh toán bù trừ trong
ngày gặp rất nhiều khó khăn.

 Thông tin của khác hàng đƣợc đăng tải ngay lập tức trên mạng và những tờ séc
luôn luôn có giá trị.
- Nhược điểm:
Phƣơng thức vẫn rất phức tạp vì sau khi giao dịch trực tuyến đƣợc thực hiện
ngƣời mua phải ra khỏi mạng séc qua thƣ đến cho ngƣời bán.
1.1.7.3. Thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử là một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao dịch nhƣng
tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật [16]. Ví điện
tử giống nhƣ một ngƣời giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện
thanh toán cho ngƣời sử dụng trong các hoạt động thƣơng mại điện tử. Ngƣời dùng chỉ
cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành
nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trƣớc…
Hiện nay có rất nhiều loại ví điện tử khác nhau, ở trong nƣớc phải kể đến một
số loại nhƣ: Ngân lƣơng, VnMart, Payoo, Baokim…Trên thế giới có một số ví điện tử
nhƣ Paypal, Webmoney, Liqpay…Mỗi loại ví điện tử đều có những ƣu nhƣợc điểm
khác nhau. Dƣới đây là quy trình hoạt động của ví điện tử Ngân lƣợng.

Hình 1.3: Quy trình hoạt động của ví điện tử
(Nguồn />- Quy trình đăng ký
 Chọn cho mình một ví và mật khẩu để đăng kí


×