TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------------------------------
BÀI TẬP QUẢN TRỊ MARKETING SỐ 1
Mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu cho hoạt động trong một năm
của phòng tiêu thụ và phát triển thị trường
công ty cổ phần bia rượu Sài gòn Đồng xuân
Danh sách thành viên nhóm 30
Đoàn Đỗ Mai Anh :1111210175
Nguyễn Ngọc Dương : 1212210035
Phạm Diệu Linh : 1212210087
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh
Bình
2
1.
Hà Nội, tháng 8 năm 2015
Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân
1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN- ĐỒNG XUÂN.
Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon- Dong Xuan Beer Alcolhol Joint Stock Company
(DOLICO).
Công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân là công ty con của Tổng công ty Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) .
Công ty có hai Nhà máy sản xuất.
Trụ sở chính : Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân tại Thanh Ba- Phú Thọ.
Tel:
84-0210. 885604 - Fax: 84-210.885605
Cơ sở 2: Nhà máy Bia Sài Gòn - Mê Linh - Địa chỉ: Km 9 - Thăng Long - Nội Bài, thị
trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
Tel:
84-04. 8840392 - Fax: 84-04.8865188
Email:
Mã số thuế: 2600114002
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 ( Ba mươi tỷ đồng chẵn)
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cp
Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp: 3.000.000 cổ phần
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân là một trong những doanh nghiệp sản
xuất bia, rượu lớn ở nước ta. Trong 50 năm phát triển (từ năm 1965 đến nay), trải qua
rất nhiều thăng trầm, công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân vẫn đứng vững
và không ngừng phát triển, vươn lên trong nền kinh tế thị trường hòa chung với xu thế
hội nhập.
3
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng
Xuân có thể khái quát như sau:
Giai đoạn 1965-1975:
Xí nghiệp rượu Đồng Xuân được thành lập vào ngày 15/9/1965 tại thị trấn Thanh Ba huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Xí nghiệp có diện tích 22,393m 2 nằm ngay bên đường
quốc lộ 2. Qua 2 năm xây dựng với số lượng lao động ban đầu chỉ có 35 người, xí
nghiệp đã bước vào sản xuất và cho ra đời 2 sản phẩm đầu tiên năm 1967 là cồn 70 độ
và rượu trắng. Máy móc thiết bị ban đầu rất thô sơ, nguyên giá tài sản cố định chỉ có
450,300 đồng. Trong thời kỳ đầu khó khăn vất vả, chiến tranh phá hoại nên doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ 30,504 đồng đến năm 1967. Những năm sau đó với số lượng lao
động tăng dần, sản xuất dần đi vào ổn định và bắt đầu khởi sắc. Đến năm 1975 sản
lượng cồn đạt 153,935 lít và 440,314 lít rượu, số lượng lao động là 94 người, tài sản cố
định có nguyên giá là 1,019,618 đồng.
Giai đoạn 1975 – 198:
Trong giai đoạn nay xí nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh cho ra đời những sản
phẩm mới như rượu chanh, cam, dứa, mơ đóng chai. Ban giám đốc công ty đã mạnh dạn
đổi mới công nghệ, đến năm 1985 sản lượng cồn là 329,225 lít, nồng độ cồn đạt 96.5
độ, đây là một mốc son trong lịch sử phát triển của xí nghiệp.
Giai đoạn 1985 – 1995:
Do sự thay đổi của cơ chế quản lý nhà nước, ban giám đốc xí nghiệp chưa nắm bắt kịp
thời các thay đổi này nên doanh nghiệp liên tục làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá
sản, sản phẩm không tiêu thụ được, công nhân phải nghỉ, những người tiếp tục đi làm
chỉ được hưởng 70% lương, đời sống của công nhân gặp vô vàn khó khăn. Đứng trước
thực tế đó, UBND tỉnh và Sở Công nghiệp tỉnh đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về
phương hướng giải quyết khó khăn. Ban giám đốc xí nghiệp đã củng cố lại đội ngũ cán
bộ, tìm kiếm phương hướng tháo gỡ khó khăn và có những quyết định mạnh dạn mang
tính đột phá. Sản phẩm từng bước được cải thiện với mẫu mã mới, phù hợp với thị hiếu
4
của người tiêu dùng. Từ năm 1991, tình hình kinh doanh của xí nghiệp bắt đầu khởi sắc,
xí nghiệp bước vào một chặng đường mới. Năm 1994, theo quyết định số 54/QĐUB của
UBND tỉnh Vĩnh Phú, xí nghiệp đã đổi tên thành Công ty rượu Đồng Xuân. Đến năm
1995 số lãi đã lên đến 156,515,806 đồng.
Giai đoạn 1995 đến 2006:
Đây là thời kì phát triển rực rỡ của công ty. Sau khi kinh doanh có lãi, khắc phục hoàn
toàn số lỗ của những năm trước, ban giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây
truyền sản xuất bia hiện đại của Đức tại Km 9 - Bắc Thăng Long - Nội Bài với diện tích
15,630m2. Đến năm 1997 công ty đã cho ra đời sản phẩm đầu tiên với chất lượng cao.
Hiện nay công ty có hai Nhà máy:
Nhà máy Cồn, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân tại Thanh ba- Phú Thọ, chuyên sản xuất cồn
thực phẩm công suất 1.5 triệu lít cồn, 3 triệu lít Rượu phục vụ cho đời sống dân sinh và
xuất khẩu.
Nhà máy Bia Sài gòn Mê Linh tại Mê Linh - Vĩnh Phúc, với công suất 30 triệu lít bia/
năm. Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng.
Giai đoạn 2007 đến nay:
Căn cứ theo quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 19/1/2007 của UBND Tỉnh Phú Thọ về
việc chuyển giao phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Công ty CP Bia, Rượu Đồng Xuân về
Tổng Công ty Bia, Rượu NGK Sài Gòn quản lý. Công ty chính thức trở thành Công ty
thành viên trong Tổng Công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn.
Để làm tốt công tác thị trường xứng với vị thế mới, công ty tập trung duy trì phát triển
thương hiệu sản phẩm bia Henninger, bia Mebeco, rượu Đồng Xuân. Có phương thức và
kế hoạch cụ thể để mở rộng thị trường mới, duy trì và phát triển thị trường hiện có, thực
hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn việc tiếp thị giới thiệu sản phẩm tiếp tục đẩy mạnh
quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hội chợ trong và
ngoài nước...
Bước đầu Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận:
Có 12 trong số 14 sản phẩm của Công ty đã đạt Huy chương vàng tại các kỳ Hội chợ
trong nước và quốc tế.
5
Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2001.
Đạt giải Quả cầu bạc Made in Vietnam 2002, giải Quả cầu vàng Made in Vietnam 2004.
Đạt giải Cúp sen vàng và chân dung Bạch Thái Bưởi tại Hội chợ Xuất nhập khẩu và tiêu
dùng Exempo 2004.
Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005, 2006, 2007 do Bộ khoa học và Công nghệ
tặng.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty
Chức năng: Công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân là đơn vị sản xuất và kinh
doanh đồ uống .
Nhiệm vụ kinh doanh: Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đồ uống đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, duy trì hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008 và cam kết cải tiến liên tục hệ
thống quản lý chất lượng đó với phương châm năng xuất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm
nhiều, hiệu quả nhất ở bất kỳ thời điểm nào vì lợi ích của khách hàng và lợi ích công ty.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất cồn thực phẩm, rượu các loại, bia và nước giải khát có ga.
Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng hàng hóa, sản phẩm phục vụ sản
xuất và tiêu dùng.
Thi công xây lắp, cải tạo, sửa chữa các công trình dân dụng, công nghiệp.
Kinh doanh cồn, rượu, bia, nước giải khát.
Kinh doanh vận tải, hàng hóa đường bộ.
Về sản phẩm chính:
Sản phẩm của Công ty sản xuất có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nhiều sản
phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế:
Sản phẩm bia Henninger sản xuất tại Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh của công ty là
sản phẩm sản xuất theo bản quyền thương hiệu của hãng bia Henninger - Cộng hòa Liên
Bang Đức được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng.
6
Sản phẩm cồn thực phẩm sản xuất từ nguyên liệu ngũ cốc tại Nhà máy cồn, rượu Sài
Gòn – Đồng Xuân có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó
tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Sản phẩm rượu của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cao được người
tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng, sử dụng từ nhiều năm nay.
2.
Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm bia tại công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân có tổng diện tích
≈
3,8 ha gồm hai nhà
máy thực hiện các chức năng:
Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân (tại thị trấn Thanh Ba- Thanh Ba- Phú Thọ)
bao gồm 2 phân xưởng là phân xưởng sản xuất cồn và phân xưởng sản xuất rượu với
công suất 1,5 triệu lít cồn/ năm và 3 triệu lít rượu/ năm.
Nhà máy bia Sài Gòn- Mê Linh (tại Thị trấn Quang Minh- Mê Linh- Hà Nội), bao gồm
3 phân xưởng: Phân xưởng nấu - lên men, phân xưởng chiết rót, phân xưởng cơ khí động lực với công suất 35 triệu lít bia/ năm.
Hai nhà máy trên thực hiện quản lý và tổ chức sản xuất sản phẩm bia, cồn, rượu các loại
theo kế hoạch của công ty, quản lý tài sản và bảo trì kỹ thuật dây chuyền sản xuất ngay
tại chỗ. Đặc biệt nhà máy bia được bố trí nằm ngay cạnh km 9 đường cao tốc Thăng
Long – Nội Bài là một thuận lợi lớn cho việc giao dịch, trao đổi và vận chuyển hàng hóa
cũng như nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.
2.2. Đặc điểm về sản phẩm, thị trường
Sản phẩm:
7
Công ty đã cống hiến cho ngành sản xuất đồ uống Việt Nam và người tiêu dùng một loạt
các sản phẩm đồ uống đa dạng về mẫu mã, phong phú và hiện đại về kiểu dáng với ấn
tượng riêng biệt khó phai về hương vị và đầy màu sắc.
Sau đây là danh mục các sản phẩm của công ty:
Danh mục sản phẩm rượu:
Rượu Shochu công nghệ Nhật bản: sản xuất độc quyền tại VN, sản xuất từ nguyên liệu
là khoai lang.
Nhóm rượu vodka: đóng chai thuỷ tinh, chai pét các loại; pha chế từ cồn thực phẩm của
công ty và các loại hương liệu.
Nhóm rượu màu: rượu cẩm, rượu cafe, rượu chanh, rượu cam… đóng chai thuỷ tinh các
loại, được pha chế và tàng trữ từ cồn thương phẩm và hương liệu từ nguyên liệu hoa
quả, hạt tự nhiên các loại.
Danh mục sản phẩm bia:
Công ty độc quyền sản xuất và cung cấp các dòng sản phẩm về bia Henninger tại Việt
Nam như: Bia hơi Henninger, Henninger lon theo bản quyền thương hiệu của hãng bia
Henninger – Cộng hoà Liên bang Đức được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng. Đồng
thời sản xuất các loại bia của Tổng công ty giao và sản phẩm bia đặc thù do chính công
ty nghiên cứu và sản xuất như bia lon Sài Gòn 333, bia hơi Sài Gòn – Mê Linh.
Sản phẩm cồn:
Cồn thực phẩm sản xuất từ nguyên liệu ngũ cốc tại Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn- Đồng
Xuân có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật
bản, Hoa Kỳ.
Thị trường:
Theo khu vực địa lý
Công ty có nhiều tổng đại lý tiêu thụ sản phẩm trải rộng khắp cả nước, ngoài ra công ty
còn xuất khẩu sản phẩm rượu, cồn sang các nước Đông Âu trước đây và hiện nay, thị
trường tiêu thụ của công ty đã được mở rộng sang Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo,
Australia … …
Theo các đối tượng tiêu dùng:
Nếu người tiêu dùng được chia làm những người có mức thu nhập cao và những người
có mức thu nhập từ trung bình trở xuống thì sản phẩm của công ty chủ yếu nhằm vào
8
đối tượng có mức thu nhập từ trung bình trở xuống. Các sản phẩm rượu của công ty đều
bắt nguồn từ truyền thống nấu rượu của nhân dân, rất gần gũi và gắn liền với đời sống
hàng ngày của người dân Việt. Mặt khác, đa số người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn ở
mức thu nhập thấp. Họ không thể tiêu dùng thường xuyên và cũng không có điều kiện
tiêu dùng rượu ngoại. Do đó công ty quan tâm và phục vụ yêu cầu của từng lớp khách
hàng có thu nhập trung bình trở xuống là rất phù hợp.
2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu đầu vào
Với vị trí địa lý thuận lợi, công ty mua nguyên liệu đầu vào dựa vào từng thời kỳ của
quá trình sản xuất và mùa vụ của các loại nguyên vật liệu. Nguyên liệu chính sản xuất
bia gồm khoai, sắn, gạo, malt đại mạch, hoa houblon, nước, enzyme. Ngoài những
nguyên liệu cung cấp trong nước như gạo, khoai, sắn thì công ty phải nhập malt, hoa
houblon, enzyme chủ yếu là từ Đức. Đây là những nguyên liệu khá quan trọng nên công
ty luôn cố gắng đảm bảo nguồn cung ứng với chất lượng cao.
2.4. Đặc điểm về lao động
Về nhân sự cấp cao: Lãnh đạo cao cấp của công ty hiện nay đang là người đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng thời là người lãnh đạo và điều hành công ty.
Đội ngũ này trưởng thành từ sản xuất, hầu hết đã lớn tuổi và rất giàu kinh nghiệm; được
trả thù lao cao và được hưởng các chính sách rất tốt của doanh nghiệp.
Về nhân sự cấp trung: tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý theo chức năng như các trưởng
phòng, quản đốc phân xưởng..., đội ngũ này đang được xen kẽ giữa những cán bộ cũ
giàu kinh nghiệm và một số nhân sự trẻ, năng động và được đào tạo bài bản.
Về đội ngũ nhân viên và công nhân: Công ty hiện đang có số lượng lao động thường
xuyên khoảng gần 300 người, được phân bố tại 2 nhà máy. Thu nhập bình quân tại nhà
máy Bia là trên 5 triệu đồng/tháng/người; tuy nhiên thu nhập tại nhà máy rượu chỉ đạt
trên 4 triệu đồng/người/tháng, đây là mức thu nhập trung bình đối với người lao động
trong khu vực.
9
Trình độ tay nghề của đa số công nhân là ổn định và tốt, tuy nhiên tuổi đời là tương đối
cao; đại đa số lao động được qua đào tạo từ đào tạo nghề trở lên. Hàng năm luôn được
tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn như: an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm,
thi nâng cao tay nghề...
Cụ thể về cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
trong 3 năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: Người
Năm 2012
Tỷ trọng
(%)
100
241
100
6
2.47
6
2.49
17.52
65
26.75
65
26.97
121
48.21
92
37.86
92
38.17
86
33.47
80
32.92
78
32.37
Nam
150
59.76
162
66.67
160
66.39
Nữ
101
40.24
81
33.33
81
33.61
< 30 tuổi
92
36.65
89
36.63
89
36.93
30-50 tuổi
109
43.43
106
43.62
104
43.15
> 50 tuổi
50
19.92
48
19.75
48
19.92
Chỉ tiêu
1
Tổng số
2
Trình độ lao động
Thạc sỹ, Tiến sỹ
Đại học
Cao đẳng, trung
cấp và tương
đương
Sơ cấp, phổ thông
4
Số
lượn
g
Tỷ trọng
(%)
Số
lượn
g
251
100
243
2
0.8
44
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2014
Số
lượn
g
STT
3
Năm 2013
Theo giới tính
Độ tuổi
Nguồn: Thống kê từdanh sách toàn công ty trích ngang tại thời điểm cuối các năm
2012,2013, 2014
10
2.5. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật
Quy trình công nghệ của bộ phận sản xuất bia
Trải qua nhiều lần đầu tư và mở rộng nhằm nâng cao khả năng sản xuất hiện nay nhà
máy có 2 hệ thống Nấu hoàn toàn độc lập, trong đó:
Hệ thống được đầu tư đồng bộ của Đức từ năm 1996
Vật liệu chế tạo: Inox không gỉ dùng trong thực phẩm
Công suất nấu 08 triệu lít/năm.
Hệ thống nấu còn lại được đầu tư năm 2003
Vật liệu chế tạo: Inox không gỉ dùng trong thực phẩm
Công suất nấu 35 triệu lít/ năm.
Hệ thống nhập nguyên liệu vào trong các xi lô chứa nguyên liệu, có 3 xi lô chứa gồm 2
xilô chứa malt có dung tích khoảng 200 tấn/1 xi lô và 1 xi lô chứa gạo có dung tích
khoảng 100 tấn. Hệ thống nhập nguyên liệu sử dụng chung cho cả 3 xi lô.
Ngoài ra, còn một số hệ thống khác như: hệ thống điều khiển và giám sát quy trình nấu
bia, hệ thống dây chuyền chiết bia thành phẩm, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống
xử lý nước thải… Tất cả các hệ thống này đều được đầu tư và xây dựng, sửa chữa làm
mới qua các năm.
Cơ sở vật chất kỹ thuật chung cho mọi bộ phận
Hiện nay công ty đã và đang mua sắm và đổi mới một số máy móc thiết bị, đầu tư nâng
cấp hệ thống điện điều khiển tự động nhà máy bia hiện đại nhất hiện nay nhằm đáp ứng
yêu cầu kiểm soát quá trình sản xuất nhằm tạo ra chất lượng sản phẩm ổn định cho các
loại bia.
Tuy nhiên, hệ thống nồi nấu, tank lên men, hệ thống máy lạnh, các máy bơm mặc dù
được đầu tư tương đối đồng bộ xong đã trải qua thời gian sử dụng trên 10 năm nên phải
thường xuyên phải sửa chữa. Hệ thống nhà xưởng, kho tàng đang dần xuống cấp khiến
công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng
sản phẩm. Nhưng vì sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân
viên công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân trong điều kiện khó khăn về thiết
11
bị công nghệ vẫn duy trì được khả năng sản xuất liên tục và đưa ra nhiều sản phẩm đáp
ứng nhu cầu thị trường.
2.6. Cơ
cấu tổ chức và quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông:
Với kỳ hoạt động là 5 năm, Đại hội cổ đông là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược
kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn công ty Kể từ khi thành lập công ty cổ
phần tới nay, Đại hội đồng cổ đông đã tiến hành họp 1 năm một lần, đã bầu cử ra các cơ
quan chức năng, các chức vụ chủ chốt của Công ty như Hội đồng Quản trị, Ban kiểm
soát.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi hoạt động liên quan đến tổ chức sản xuất,
kinh doanh, phát triển công ty; có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm
đối với Ban giám đốc.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty;
chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
Ban lãnh đạo công ty:
Gồm một giám đốc Công ty, một phó giám đốc công ty, một giám đốc nhà máy cồn
rượu và một giám đốc nhà máy bia.
Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động cả hai nhà máy của
công ty trước Nhà nước, trước Tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên. Là
người điều hành chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc cho Giám đốc công ty, trực tiếp phụ trách
phòng Tiêu thụ & phát triển thị trường và Nhà máy bia.
Giám đốc nhà máy cồn rượu: Là người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản
xuất của nhà máy cồn rượu.
Giám đốc nhà máy bia: Là người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất
của nhà máy bia.
Các phòng ban chức năng của công ty:
Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo thông qua các trưởng phòng. Cụ thể:
Phòng tiêu thụ và phát triển thị trường: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, cân đối kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư, ký hợp đồng và theo
12
dõi việc thực hiện hợp đồng. Tổ chức các hoạt động marketing, tiêu thụ sản phẩm,
thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng, lập kế hoạch phát triển công ty.
Văn phòng công ty: Chịu trách nhiệm về chế độ, tiền lương cho cán bộ công nhân viên,
tuyển dụng, quản lý nhân sự và các vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp, phục vụ đón tiếp các đoàn khách.
Phòng tài chinh - kế toán: giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán
tài chính, thống kê và giá cả của công ty theo đúng quy định của pháp luật và Nhà nước.
Nhà máy bia đặt tại thị trấn Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội chịu sự quản lý của Giám
đốc nhà máy.
Nhà máy cồn, rượu đặt tại Thanh Ba – Phú Thọ chịu sự quản lý của Giám đốc nhà máy.
Ban kỹ thuật an toàn lao động:
- Xây dựng kế hoạch CLSP & quản lý CLSP.
- Quản lý máy móc, thiết bị và bảo trì.
- An toàn lao động, phòng chống cháy nổ
Giám đốc nhà máy
Ban Kế hoạch Vật tư:
- Xây dựng kế
hoạch vật tư.
- Cung ứng vật tư.
- Kho hàng.
Phó Giám đốc Nhà máy
Ban điều hành SX (Quản đốc PX kiêm Trưởng K)
Tổ phân tích kỹ thuật
- Kiểm soát công nghệ
- KCS
Các Phân xưởng sản xuất
Về cơ bản, hai nhà máy bia, rượu có mô hình hoạt động và sản xuất giống nhau. Tuy
nhiên, nhà máy cồn, rượu có thêm văn phòng nhà máy có mối liên kết với văn phòng
công ty, giúp phụ trách mảng tiền lương cho cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà
13
máy cồn, rượu và các vấn đề về bảo hiểm, an toàn lao động, phục vụ đón tiếp các đoàn
khách.
Mô hình nhà máy Bia/Rượu
Có 2 khái niệm phát triển thị trường: phát triển theo chiều rộng và phát triển theo
chiều sâu.
Phát triển thị trường theo chiều rộng thích hợp với lĩnh vực ngành nghề chưa có
nhiều cạnh tranh hoặc có cạnh tranh nhưng chưa cao. Do đó, vẫn còn nhiều vùng địa lý,
nhiều đối tượng tiêu dùng chưa được tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp và của đối
thủ cùng loại.
Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp đào sâu khai thác thị trường hiện hữu,
với khách hàng là khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, thường xuyên mua hàng và sử
dụng sản phẩm thì phát triển thị trường kiểu này người ta gọi là phát triển thị trường
theo chiều sâu.
Để phát triển thị trường theo chiều sâu, doanh nghiệp cần:
1. Xúc tiến và mở rộng bán hàng với khách hàng hiện tại với sản phẩm cũ:
14
Công ty sẽ dùng các chính sách khuyến mãi, thay đổi bao bì sản phẩm... để
khuyến khích khách hàng hiện có mua sản phẩm.
2. Lựa chọn ngách thị trường tốt nhất trong thị trường hiện tại với sản phẩm cũ
Đối với thị trường hiện tại, có thể sản phẩm của bạn bán cho nhiều nhóm người
nhưng chung 1 khu vực địa lý, bạn có thể phân tích số liệu bán hàng, tiến hành các
nghiên cứu để xác định trong thị trường hiện tại, nhóm khách hàng nào là phù hợp với
sản phẩm bạn nhất hoặc nhóm khách hàng nào đem lại nhiều lợi nhuận cho bạn nhất (từ
sản phẩm cũ), từ đó tập trung toàn lực tiếp cận nhóm khách hàng này.
3. Nghiên cứu tại sản phẩm mới cho thị trường cũ
Đây là cách hiệu quả mà nhiều công ty đang làm. Tại 1 thị trường đã và đang khai
thác, sau khi nghiên cứu nhận thấy những đòi hỏi khác hơn về sản phẩm,
công ty có thể tiến hành đổi mới sản phẩm, bổ sung thêm 1 số tính năng nhằm tạo
sự hấp dẫn hơn so với chính sản phẩm của mình, từ đó kích thích quá trình mua hàng
của khách hàng cũ.
4. Hội nhập về phía trước:
Hội nhập về phía trước hay phát triển về phía trước là việc doanh nghiệp thay vì
thông qua các trung gian, đại lý thì doanh nghiệp xây dựng các trung gian bán hàng này
là hệ thống của mình. Thông qua việc này, doanh nghiệp có thể đồng nhất được chất
lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng (những sản phẩm có bao gồm hệ thống dịch
vụ sau bán hàng) đồng thời có thể tiết kiệm chi phí do không phải chi trả một phần lợi
nhuận cho hệ thống phân phối trung gian. Nhiều công ty còn đầu tư các phương tiện vận
chuyển để chuyển hàng đến tận tay người tiêu dùng, và/hoặc xây dựng các trạm phân
phối, bảo hành để khách hàng được hỗ trợ tốt nhất với giá hấp dẫn nhất.
5. Hội nhập về phía sau:
Hội nhập về phía sau hay hội nhập ngược hay phát triển ngược là doanh nghiệp
đầu tư sản xuất cả nguồn nguyên vật liệu để chủ động trong quá trình sản xuất sản
phẩm. Việc này không nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận trong cùng 1 thị trường.
15
Trong trường hợp của công ty tôi, trước đây khi triển khai đào tạo từ xa, chúng tôi thuê
hệ thống eCollege của nước ngoài. Sau này, chúng tôi đã có quyền khai thác hệ thống
ecollege, chúng tôi ngoài việc không phải thuê, còn có thể cho thuê lại quyền khai thác
hệ thống cho những tổ chức giáo dục có nhu cầu.
6. Kết hợp cả hội nhập về phía sau và về phía trước (phát triển thống nhất)
Đây là biện pháp kết hợp cả bước 4 và bước 5. Với cách phát triển này, không chỉ
ta tạo được thu nhập từ hệ thống phân phối, còn làm chủ nguồn cung,
thậm chí có thể thu nhập từ nguồn nguyên vật liệu khi chúng ta bán nguyên vật
liệu cho công ty khác.
2.7.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
năm 2012, 2013, 2014
Bảng - Một số chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh của công ty cố phần bia rượu Sài Gòn Đồng Xuân giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: VNĐ
TT
1
2
3
4
5
6
7
Chỉ tiêu
Vốn kinh doanh
bình quân
Doanh thu bán
hàng
Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập bình
quân 1 người/tháng
Năm 2014
Năm 2013
Năm 2012
173,057,252,405
161,540,513,325
163.152.276.456
328,651,178,317
377,253,514,013
443.593.646.098
212,975,170,575
244,215,613,972
301.213.217.782
16,888,994,477
27,253,235,985
36.825.698.309
3,422,076,785
6,502,021,975
9,478,180,509
13,466,917,692
20,751,214,010
27,683,816,904
3,950,000
4,350,000
4,500,000
16
8
Tổng số lao động
(người)
241
243
251
Nguồn: Phòng kế toán của công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
Bảng - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia rượu Sài
Gòn - Đồng Xuân năm 2013 – 2014
Đơn vị tính: VNĐ
Chênh lệch
Nội dung
31/12/2014
31/12/2013
Giá trị
Tỷ
lệ
(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
328,651,178,317
377,253,514,013
(48,602,335,696)
(12.
9)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
115,676,007,742
133,037,900,041
(17,361,892,299)
(13.
1)
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
212,975,170,575
244,215,613,972
(31,240,443,397)
(12.
8)
4. Giá vốn hàng bán
177,114,069,047
204,849,442,468
(27,735,373,421)
(13.
5)
35,861,101,528
39,366,171,504
(3,505,069,976)
(8.9
)
2,924,121,687
5,373,562,335
(2,449,440,648)
(45.
6)
7. Chi phí tài chính
476,706,716
299,773,825
176,932,891
59.0
- Trong đó: chi phí lãi vay
386,543,306
299,773,825
86,769,481
28.9
8. Chi phí bán hàng
11,086,238,810
8,487,387,895
2,598,850,915
30.6
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10,464,423,771
9,561,386,087
903,037,684
9.4
16,757,853,918.0
26,391,186,032
(9,633,332,114)
(36.
5)
11. Thu nhập khác
763,170,195
1,632,279,052
(869,108,857)
(53.
2)
12. Chi phí khác
632,029,636
770,229,099
(138,199,463)
(17.
9)
13. Lợi nhuận khác
131,140,559
862,049,953
(730,909,394)
(84.
8)
15.Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
16,888,994,477
27,253,235,985
(10,364,241,508)
(38.
0)
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
3,422,076,785
6,502,021,975
(3,079,945,190)
(47.
4)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
17
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
-
-
-
-
13,466,917,692
20,751,214,010
(7,284,296,318)
(35.
1)
4,489
6,917
(2,428)
(35.
1)
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 của công ty Cổ phần bia, rượu Sài Gòn- Đồng Xuân
Dựa vào đồ thị trên, ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2014 không được thuận lợi. Trong 3 năm 2012, 2013, 2014, doanh thu của
công ty có xu hướng giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2012, doanh thu đạt
mức 443.593.646.098 VNĐ thì sang năm 2013 doanh thu tụt xuống còn
377,253,524,013 VNĐ (tương đương với mức giảm 16,3%). Năm 2014 doanh thu
không có dấu hiệu tăng lên mà tiếp tục giảm xuống mức 328,651,178,317 (tương
đương giảm 12,8%).
Lí do cho sự sụt giảm về doanh thu này là mặc dù chất lượng sản phẩm bia của
công ty luôn được đảm bảo dưới sự kiểm tra chặt chẽ từ bản thân công ty và Tổng
công ty SABECO, tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn gặp
nhiều khó khăn: kinh tế thế giới phục hồi chậm, bất ổn về chính trị ở một số khu
vực đã tác động bất lợi đến quan hệ thương mại, đầu tư cho các nước nói chung
và Việt Nam nói riêng. Đối với trong nước, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn
chậm, sức mua của thị trường giảm, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhất là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh trên thị trường gay
gắt đã có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói
riêng và tất cả các doanh nghiệp trong nước nói chung.
Do những khó khăn trên, công ty đang thực hiện thu hẹp dần quy mô sản xuất
và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để thích ứng với những biến động trên thị trường.
Có thể thấy rõ khi so sánh ba năm 2012, 2013 và 2014. Mặc dù công ty đảm bảo
hoạt động kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Cơ quan Nhà
nước, tuy nhiên, so sánh hai năm 2013 và 2014: Doanh thu thuần về bán hàng và
18
cung cấp dịch vụ giảm 31.2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 12.8%, Lợi nhuận
kế toán sau thuế giảm 7.2 tỷ đồng với tỷ lệ giảm khá cao 35.1%. Từ năm 2012 đến
năm 2014, tổng số lao động của công ty có xu hướng giảm, nhưng lượng giảm
không cao, cạnh đó thu nhập bình quân đầu người tại nhà máy bia cũng có xu
hướng giảm từ hơn 5 triệu đồng/người xuống hơn 4 triệu đồng/người.
Kết quả đạt được của công ty trong năm 2014 :
Sản lượng bia hơi đạt 6,6 triệu lít/năm, đạt 115% so với kế hoạch.
Sản lượng bia lon Henninger đạt 569.000 lít, đạt 113% so với kế hoạch.
Sản lượng rượu đạt 671.000 lít , đạt 67%, đạt 113% so với kế hoạch.
Sản lượng cồn đạt : 250.000lit , đạt 83%, đạt 113% so với kế hoạch.
3.
Mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số hoạt động của Phòng Thị
trường và Phát triển thị trường công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn –Đồng
Xuân
1.Phân tích SWOT
STRENGTH
WEAKNESS
* Là 1 thành viên của SABECO – thương * 60-70% nguyên liệu phải nhập từ nước
hiệu chiếm lĩnh 51% thị phần bia rượu Việt ngoài, không chủ động về nguồn nguyên
vật liệu, giá có thể dao động, lên xuống
Nam
* Đội ngũ nhân viên tận tâm, gắn bó
* Hệ thống nhà máy, dây chuyền, công nghệ
hiện đại
* Sản phẩm đa dạng về chủng loại cũng như
mẫu mã
* Sản phẩm luôn đạt chất lượng ISO 9001 –
2008
bất thường. (Theo thống kê của Hiệp hội
Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam, mỗi
năm ngành Bia Việt Nam phải nhập khẩu
khoảng 120.000 đến 130.000 tấn malt với
giá 400 USD/tấn)
* Các chiến lược marketing chưa thật sự
hiệu quả
* Hệ thống phân phối chưa thật sự mạnh
* Có hơn 40 năm kinh nghiệm trên lĩnh vực và rải rác đều ở toàn miền bắc
sản xấut bia rượu trên thị trường Việt Nam,
đã từng xuất khẩu sang các thị trường lớn
như Đông Âu, Hoa Kì, Trung Quốc, ...
19
OPPOTUNITIES
THREATS
* Có hơn 30 thương hiệu bia, rượu quốc
tế tại Việt Nam. Cạnh tranh ngày càng
gay gắt. VD: Heineken, Tiger,...
* Các công ty liên doanh giữa các doanh
* Tốc độ dân số tăng nhanh hơn 1%/ năm, 31 nghiệp trong nước và nước ngoài: Zorok
triệu người trong độ tuổi 20-40
liên kết với Vinamilk và SAB Việt Nam
* Đời sống người dân tăng cao, mức tiêu dùng * Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao (Công
lớn hơn, mức chi tiêu cho bia cao, hơn 20 Thương - Cụ thể, kể từ ngày 1-7-2015,
nghìn tỷ/năm
thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
* Du lịch, khách sạn phát triển, mở ra hướng rượu bia, thuốc lá sẽ được nâng lên 10phân phối mới cho sự
20% so với mức đang áp dụng. Bia cũng
phát triển sản phẩm cao cấp trong
tương lai
tăng thuế từ 50% lên 65%.)
* Xu hướng sẽ có sự dịch chuyển trong
thời gian tới, tăng bia cao cấp, giảm dần
bia bình dân (bia hơi) khi mức sống
người dân đi lên
Theo báo cáo của Bộ Công thương, lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam phát triển
trung bình ở mức 12% trong giai đoạn 2006 - 2010 và dự báo tăng 13% giai đoạn 20112015.
Cũng như Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA), năm
2014 lượng sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng 3% đạt mức 3,1 tỉ lít và tiếp tục có
xu hướng tăng cao trong tương lai.
Thị trường bia tại Việt Nam được coi là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư
trong cũng như ngoài nước đến khai phá khi xét đến tình hình nhân khẩu học tại Việt
Nam:
20
-
Hơn 91 triệu người tiêu dùng.
Tốc độ tăng dân số lớn hơn 1%/năm, ước tính 100 triệu người vào năm 2025.
Độ tuổi trung bình của người dân là 27,8 tuổi so với 35,5 tuổi của Trung Quốc.
70% dân số nhỏ hơn 40 tuổi.
31 triệu dân số nằm trong độ tuổi 20-40.
35% dân số nhỏ hơn 20 tuổi.
Mỗi năm có thêm hơn 1 triệu dân số bước sang độ tuổi 18.
Lượng tiêu thụ bia trung bình đầu người tại Việt Nam qua các năm - Nguồn:
Pomegranate Asia
21
Sản lượng sản xuất bia ở Việt Nam qua các năm - Nguồn: Pomegranate Asia
Trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay, là một công ty con của thương hiệu
SABECO – hiện đang chiếm đến hơn 50% thị trường bia tại Việt Nam, Dolico có ưu thế
để tiếp tục phát triển và có chỗ đứng trong ngành. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực sản xuất rượu bia cũng như hoàn toàn tuân thủ, đảm bảo an toàn thực phẩm,
sản phẩm luôn đạt chất lượng ISO, cùng với những quy định nghiêm ngặt của công ty
mẹ SABECO, Dolico luôn cố gắng đưa sản phẩm của mình đến tay nhiều người tiêu
dùng hơn. Tuy xu hướng của người tiêu dùng đang dần hướng đến dòng bia cao cấp như
Heneiken hay Tiger nhưng không thể phủ nhận bia hơi vẫn là một trong những loại đồ
uống luôn đuọc ưa chuộng, được coi là 1 nét văn hoá ở Hà Nội nói riêng. Cùng với tốc
độ tăng trưởng nhanh, cũng như tình hình kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục, phòng
Thị trường và Phát triển thị trường tin tưởng rằng 2015 sẽ là 1 năm sản lượng sản xuất
cũng như tiêu thụ dòng bia hơi của công ty sẽ đạt những con số phục hồi tốt.
Từ đó, phòng Tiêu thụ và Phát triển thị trường đưa ra mục tiêu cũng như hệ thống
các chỉ số, hệ số phát triển trong dòng bia hơi của Dolico trong năm 2015.
Phương pháp triển khai
+ Tận dụng lợi thế về thương hiệu SABECO để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
bia hơi một cách rộng rãi hơn Thương hiệu sẽ được nhiều người biết đến.
+ Tận dụng công nghệ cao để không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
+ Với hơn 40 năm kinh nghiệm chắc chắn công ty sẽ hiểu rõ về thị trường cần gì,
theo đó có thể thay đổi sản phẩm để phù hợp với thị trường hiện tại.
22
+ Vì thương hiệu chưa được biết đến rộng rãi trên thị trường nên tránh cạnh tranh
trực tiếp với các sản phẩm của các công ty nước ngoài đã có sẵn trên thị trường
như : Tiger beer, heiniken, ...
+ Dần dần bắt kịp xu hướng thời đại là người tiêu dùng đó là chuyển sang sản
phẩm bia cao cấp thay vì chỉ là bia hơi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung.
+ Trước hết vẫn phải giữ giá thành để cạnh tranh với các đối thủ hiện tại.
+ Tăng cường quảng cáo và giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết đến sản
phẩm bia hơi của công ty.
+ Ra mắt các loại bia tập trung cho phân khúc thị trường như : người thu nhập
thấp, ...
+ Thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng để từ đó điều chỉnh sản phẩm
theo nhu cầu của họ.
23
Mục tiêu
Chỉ tiêu
Duy trì sản lượng cho
toàn hệ thống.
Đạt mức độ tăng trưởng là
15% (so với mức phát triển
trung bình của ngành là 13%
theo số liệu của Bộ Công
thương năm 2015).
Mở rộng vùng ưu tiên
phát triển.
Tăng thị phần.
Chỉ số
Sản lượng bia hơi đạt 7,500,000 lít. Doanh thu từ hoạt
động bán dòng sản phẩm bia hơi tăng 3%, lợi nhuận sau
thuế tăng 2% so với số liệu năm 2014.
- Tại Hà Nội: Mở thêm 01 đại lý phân phối khu vực Gia
Lâm – Hướng phát triển Q5 và vươn tới Hải Dương. Mở
01 đại lý khu vực Hà Đông – Hướng phát triển khu vực
- Mở thêm các đại lý tại Hà
Q6 – Hà Tây Cũ.
Nội, Bắc Ninh và Việt Trì.
Tại Bắc Ninh: Mở 1 đại lí phân phối khu vực trung tâm
- Tiếp cận, thâm nhập đến
thành phố Bắc Ninh.
những vùng có khả năng phát
Tại Việt Trì: tiếp tục phát triển đại lý đã có để lấy lại thị
triển.
phần bia Henninger.
- Mở rộng khu vực phân phối
Thăm dò thị trường tại khu vực Lào Cai – Yên Bái và
đi các tỉnh tiềm năng.
khu vực Vĩnh Phúc.
- Phân phối cho các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hải Dương, Bắc Giang.
Thị phần công ty quý I và quý II năm 2015 đạt 0,5% so
Tăng thị phần lên mức 0,4%
với toàn ngành bia (theo báo cáo của Bộ Công Thương
(so với toàn ngành bia).
năm 2015).
Bảng phân bổ kế hoạch phát triển thị trường cho sản phẩm bia hơi năm 2015 của
công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
BIA HƠI
Sản
phẩm
Thời
gian bắt
đầu
Hoạt động
Thị trường/ địa bàn
Tháng 1
Thanh tra tình hình bán hàng của
các đại lí
Tất cả các đại lí
Tháng 1
Thiết lập kế hoạch chi tiết, mục
tiêu hoạt động cho quý 1, 2 và kế
hoạch sơ bộ cho cả năm 2015
Tháng 2
Xây dựng thí điểm 1 cửa hàng giới
thiệu sản phẩm
Tháng 2
Hỗ trợ đại lí công ty Hải Phát
Hà Nội
24
Tháng 3
Mở thêm 1 đại lý phân phối
Gia Lâm - Hà Nội
Tháng 4
Tiếp tục thăm dò thị trường, lấy ý
kiến ở các thị trường mới
Tháng 4
Tổ chức hội nghị khách hàng lần 1
Hà Nội, Quảng Ninh, Phú
Thọ
Tháng 5
Xây dựng 1 điểm giới thiệu sản
phẩm
Hà Nội
Tháng 5
Mở 01 đại lý
Hà Đông
Tháng 5
Lập kế hoạch cung ứng vật tiêu cho
quý 3, 4
Tháng 6
Tiến hành lấy ý kiến của khách
hàng về sản phẩm bia hơi
Tháng 6
Thu thập số liệu của các đại lí, tiến
hành phân tích tình hình bán hàng
nhằm đưa ra những đề xuất cho
nửa năm sau
Tháng 7
Mở 01 đại lý phân phối
Tháng 8
Hỗ trợ đại lí Phạm Đình Thơ
Tháng 9
Xây dựng 1 điểm giới thiệu sản
phẩm
Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang
TP Bắc Ninh
Hà Nội
25
Tháng
10
Thực hiện tri ân khách hàng
Tháng
11
Xây dựng 1 điểm giới thiệu sản
phẩm
Hà Nội
Tháng
11
Tổ chức hội nghị khách hàng lần 2
TP Bắc Ninh
Tháng
12
Tổng kết sản lượng bán hàng của
các đại lí
Tháng
12
Lấy ý kiến phản hồi từ các nhân
viên bán hàng, đại lí
Tháng
12
Đề xuất những phương án, kế
hoạch cho năm sau
Tẩt cả các đại lí