Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Participatory school unit 1 mô hình mới học tập tham gia bài học cách học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601 KB, 12 trang )

BÀI 1

MÔ HÌNH MỚI HỌC TẬP THAM GIA

Học cách học

* Tiêu chí đánh giá:
- Xuất sắc: Áp dụng 7 hoạt động
- Tốt: Áp dụng được 6 hoạt động
- Chấp nhận: Áp dụng được 4 hoạt động

* Thời gian dự kiến cho bài học này là: 9 giờ

1


BÀI 1
Hướng dẫn 1: Sự khác nhau giữa một trường học truyền thống và một trường
mô hình mới là gì?
Hướng dẫn 2: Các nguyên tắc cơ bản liên quan khái niệm trường học mới là
gì?

2


Giới thiệu về Bài 1
Những nội dung sau là các vấn đề gặp phải ở các trường học ở những nơi
có thu nhập thấp, đó là các trường ở vùng nông thôn, các vùng khó khăn và
những nơi kém phát triển ở thành thị.
1. Các phương pháp giảng dạy truyền thống, thụ động nhấn mạnh ghi nhớ
hơn là hiểu bản chất; và không phù hợp với lớp học cho trẻ em ở nhiều


nhóm tuổi khác nhau.
2. Thiếu tài liệu học phù hợp và thiếu tài liệu hướng dẫn học.
3. Có ít thời gian dành cho việc học tập và các hoạt động học tập có hiệu
quả nhằm khuyến khích các kỹ năng đọc - viết, kỹ năng tính toán.
4. Trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau có sự tiếp thu, học tập ở những tốc độ
khác nhau.
5. Có những trẻ em chịu ảnh hưởng suy dinh dưỡng, có vấn đề sức khỏe
và kém phát triển về tâm lý - xã hội.
6. Nhiều trường ở nông thôn, một hoặc hai giáo viên phải dạy một lớp với
nhiều trình độ khác nhau cùng lúc, và thường thiếu tài liệu hỗ trợ.
7. Không phù hợp về cơ sở vật chất, sự sắp xếp bố trí thiết bị không được
tối ưu.
8. Hạn chế về vấn đề được tư vấn giúp đỡ và vấn đề quản lý giáo viên.
9. Tỉ lệ học sinh phải học lại đối với lớp 1 khoảng 40%
10. Học sinh phải học nhiều năm nhưng kết quả chỉ nắm được ít kiến thức
11. Học sinh học xong lớp 4 nhưng không đọc hiểu được và không thể giao
tiếp bằng văn viết.

3


Những vấn đề trên đây đã gây hậu quả đáng ngại, đó là việc bỏ học và học
lại chiếm tỉ lệ cao.
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải xác định những gì có thể dạy cho học sinh
và những gì học sinh có thể tự học và áp dụng trong cuộc sống của mình. Và
phải xác định những mục tiêu cần làm để cải thiện chất lượng giáo dục.
Nói một cách khác, các em trai và em gái phải có khả năng:
- Hiểu được những gì mình đọc
- Giao tiếp bằng văn viết
- Thực hiện các tính toán cơ bản

- Hình thành các hành vi dân sự
- Quan sát và học hỏi được từ các hoạt động, các tình huống tại địa
phương
- Giải quyết các vấn đề bản thân gặp phải trong cuộc sống.
Mặc dù có sự tiến bộ trong những năm gần đây về tiếp cận và quy mô giáo
dục, tuy nhiên người dân tại các vùng nông thôn và các vùng khó khăn sẽ
không thể thấy được sự cải thiện về chất lượng giáo dục tiểu học nếu mô hình
trường học mới không được áp dụng. Chúng ta không thể cứ tiếp tục thực hiện
những gì lạc hậu. Cần có mô hình trường học mới để thay đổi cách thức giáo
dục truyền thống có nhiều yếu tố không thích hợp, hạn chế về chất lượng,
không đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và văn hóa.
Chỉ thông qua việc xem xét kỹ lưỡng giáo dục tiểu học, dựa trên mô hình
trường học mới và các phương pháp dạy học đổi mới, chúng ta mới có thể có
một nền giáo dục chất lượng theo yêu cầu thời đại mới và đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội.

4


BÀI 1
HƯỚNG DẪN 1

SỰ KHÁC NHAU GIỮA MỘT TRƯỜNG HỌC
TRUYỀN THỐNG VÀ MỘT TRƯỜNG THEO
MÔ HÌNH MỚI - HỌC TẬP THAM GIA

Các hoạt động cơ bản:
Với đồng nghiệp:
1. Chúng ta quan tâm đến nhữn câu hỏi sau:
- Theo mô hình truyền thống, giáo viên đóng vai

trò gì ở trường, trên lớp?
- Học sinh có vai trò gì trong quá trình học tập?
- Đối với mô hình mới sẽ thế nào?

MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI

5


2. Chúng ta sẽ xem xét những vấn đề sau:
Sự khác nhau căn bản giữa mô hình trường học mới và mô hình trường học
truyền thống là:
- Giáo viên thường xuyên đánh giá tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập
một cách xây dựng, sửa lỗi cho học sinh, nhấn mạnh yếu tố năng lực và có
phản hồi ngay cho học sinh.
-

Giáo dục là quá trình nhận thức, do đó cần quan tâm đến các khía cạnh về
tâm - sinh lý, xã hội trong giáo dục

-

Không gian giáo dục bao gồm cả "góc học tập" (là không gian nơi có các tài
liệu phục vụ học sinh và được phân loại để đáp ứng những mục đích khác
nhau), nhưng cũng bao gồm cả những yếu tố bên ngoài lớp học như sân chơi,
vườn trường, gia đình và xã hội bên ngoài. (Cần chú ý rằng phương pháp này
cũng sử dụng gia đình và cộng đồng là nguồn phục vụ học tập)

-


Trường học gần với cộng đồng hơn, mở rộng quan hệ của nhà trường với
người dân và chính quyền địa phương, đồng thời làm cho cộng đồng đóng vai
trò tích cực hơn trong việc quản lý, điều hành nhà trường.

-

Môi trường nhà trường khuyến khích phát triển tính tự chủ, độc lập, tự tin,
lòng tự trọng, trách nhiệm và hợp tác.

-

Quá trình học tập là lấy học sinh là trung tâm với thời khóa biểu linh hoạt,
kết nối với nhu cầu của địa phương.

-

Học sinh học tập theo tốc độ học của bản thân, được xác định cùng với giáo
viên

-

Học sinh trai và học sinh gái tham gia các hoạt động trên cơ sở công bằng

-

Học sinh tự tổ chức học tập và tham gia việc quản lý nhà trường

- Việc tham gia quản lý nhà trường giúp học sinh có trải nghiệm thực tế vai trò
của mình và giúp học sinh có thể: hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau, thực hành tính
hợp tác trong công việc, tham gia đóng góp có ích cho nhà trường và cộng

đồng bằng cách xây dựng các kế hoạch đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
6


Đối với mô hình truyền thống:
- Ít có sự tham gia tích cực của học sinh, thường hạn chế trong một số
hoạt động do giáo viên quyết định
- Sự tiếp cận học tập là việc ghi nhớ các tài liệu do giáo viên toàn quyền
áp đặt từ sách giáo khoa
- Việc đánh giá được thực hiện thông qua các bài thi vấn đáp hoặc thi
viết do giáo viên chấm bài dựa trên các tiêu chí cố định. Và đại đa số là
các bài thi là cơ sở duy nhất đánh giá mức độ học sinh đã ghi nhớ được
những thông tin nhất định.
- Thời khóa biểu và lịch học rất cứng nhắc
- Mối quan hệ hiệu trưởng - giáo viên – học sinh theo một chiều từ trên
xuống dưới.
Với mô hình trường học mới, chúng ta sẽ thấy:
- Học sinh được tổ chức thành lớp nhỏ, các em cũng có thể học từng đôi,
cá nhân hoặc với giáo viên
- Quan điểm của học sinh luôn được giáo viên quan tâm
- Học sinh có thể tự điều chỉnh thời gian và hoạt động của các em.
- Học sinh xây dựng các hoạt động dựa trên các hướng dẫn học tập, và
các hoạt động này sau đó được các em tự mình hoàn chỉnh độc lập.
- Học sinh giải quyết các vấn đề được giáo viên hoặc các bạn của các em
đưa ra.
- Có những lúc, giáo viên sẽ giảng bài, nhưng theo cách thức có tính giao
tiếp nhiều hơn. Giáo viên thường phải quan sát, hướng dẫn và thảo
luận, đánh giá hoạt động của các nhóm, cá nhân học sinh.
- Quá trình học tập luôn tích cực.

7


* Với đồng nghiệp:
3. Tôi nhận xét về mô hình truyền thống và mô hình mới theo những khía
cạnh sau:
- Cách thức học sinh được tổ chức để học tập
- Việc học tập
- Sự tham gia
- Quá trình đánh giá
4. Chúng ta đọc kỹ ví dụ sau:
AGNES, MỘT GIÁO VIÊN SẴN SÀNG THAY ĐỔI
Agnes là một giáo viên ở một trường nông thôn, cách thị trấn gần nhất là 2 giờ
đi ngựa. Trong tuần cô ở với một gia đình tại địa phương, cuối tuần thì cô
thường xuống thị trấn. Một hôm trên đường từ thị trấn về trường, Agnes đi
ngang qua một thác nước và nảy sinh một ý nghĩ học sinh của cô sẽ thích thú
mức nào nếu các em cũng được thấy thác nước. Trong đầu cô nở ra bao ý
tưởng về việc có một bài học về nước. Tuy nhiên khi nghĩ về thời khóa biểu,
lịch dạy bận rộn và cứng nhắc, cô lại nản chí. Và cô cũng lo rằng cha mẹ các
em học sinh sẽ cho là đưa các em ra khỏi lớp, đến thác nước là đi chơi hơn là
học tập. Agnes tin rằng học sinh của cô sẽ có thể vừa học vừa chơi. Tuy nhiên
cô cảm thấy lưỡng lự và suy nghĩ theo thực tế của một giáo viên bình thường.
Cô sợ sẽ phải thay đổi lịch dạy, không muốn đưa các em ra ngoài lớp, phải
cho các em học tập theo nhóm nhỏ.
Một buổi sáng khác, trong khi giảng bài về cá con vật trong nhà, Agnes quyết
định không sử dụng sách giáo khoa trong đó có hình ảnh con bò. Thay vào đó,
cô đưa các em ra ngoài để quan sát một con bò thực sự. Cô chia các em thành
nhóm nhỏ, và với sự hướng dẫn của cô, mỗi nhóm các em đồng ý thực hiện
một số bài tập. Các em rất thích thú và trong sự ngạc nhiên của Agnes, một số
em biết nhiều về con bò hơn bản thân cô. Và thay vì giải thích, cô bắt đầu đặt

các câu hỏi và hướng dẫn các em.
Tiếp theo cô quyết định để các em một mình bằng cách nói với các em cô phải
quay về trường để lấy một thứ gì đó và bí mật quan sát các em để biết các em
sẽ làm gì khi cô không có mặt. Khi nghe lại những đối thoại của các em, cô
ngạc nhiên khi nhận thấy một số em không bao giờ phát biểu, trao đổi khi cô
có mặt đã tham gia đối thoại một cách rất hào hứng. Bên cạnh đó, các em
8


được thấy hình ảnh thật sự cho hiểu biết, nhận thức của mình và mỗi em đều
phải thực hiện bài tập cảu riêng mình.
Buổi tối, Agens không thể không suy nghĩ về những điều đã xảy ra trong ngày
hôm đó. Cô suy ngẫm và rút ra một số kết luận. Một mặt cô nhận thấy thực tế
sinh động có tác động giáo dục lớn hơn rất nhiều so với chí những gì trong
sách giáo khoa. Mặt khác, một số học sinh cảm thấy thái độ của cô và sự
nghiêm khắc trên lớp đã làm các em hạn chế phát biểu. Cô đã thường độc
thoại mà không biết rằng đã làm một số em không có cơ hội thể hiện, bày tỏ
suy nghĩ của mình, bên cạnh đó còn làm các em khó có được sáng tạo và có
hành động tương ứng với tình huống. Nói cách khác đã làm các em không tích
cực mà thụ động. Agnes cũng ngạc nhiên khi nhận ra rằng một số em học sinh
biết nhiều hơn cô về con bò. Rõ ràng các em đã học từ cha mẹ, từ công việc ở
cộng đồng.
Theo thái độ và sự tham gia của các em học sinh trong các nhóm được tổ
chức, Agnes nhận ra hoạt động của các em được bổ sung bởi các thành viên
trong nhóm. Khi các em nhất trí làm một việc gì đó, các em đã giữ lời. Cô
cũng nhận thấy rằng các em tích cực hơn khi được đối xử quan tâm. Điều này
đặc biệt đúng đối với các em mà cô cho rằng không tập trung hoặc hay đùa
ngịch.
Tóm lại, bài học này làm Agnes kết luận việc giảng dạy bao gồm nhiều yếu tố
bên cạnh việc giảng bài và truyền đạt thông tin một chiều đến các em. Giáo

viên phải là một người hướng dẫn, tư vấn cũng như là một người bạn của các
em.
Agnes cũng rất bất ngờ về những điều cô biết thêm được về con bò buổi chiều
hôm đó: “Mối quan hệ cô - trò cũng bổ sung hiểu biết cho cô giáo", Agnes rất
vui. Những điều này đã làm cho cô thấy sự khác nhau giữa phương pháp chủ
động và phương pháp thụ động, áp đặt trong giảng dạy.
Bài học đã giúp chứng minh một điều cô đã từng được học: "Lớp học cần phải
tích cực không thụ động!"

9


* Cùng với đồng nghiệp
5. Chúng ta thảo luận về:
- Những gì đã xảy ra đối với các em học sinh khi Agnes không có
mặt?
- Chúng ta đã từng trải qua tình huống này chưa?
- Chúng ta nói một lớp học chủ động có nghĩa là gì?

Trình bày kết quả với người hướng dẫn

B. Thực hành hoạt động:
* Bản thân:
1. Viết một đoạn văn để miêu tả vai trò của học sinh và giáo viên trong mô
hình trường học mới và mô hình trường học truyền thống
* Với đồng nghiệp:
2. Cùng so sánh kết quả.

Trình bày kết quả với người hướng dẫn


10


C. Áp dụng
* Bản thân
1. Phỏng vấn một số phụ huynh, hỏi họ về những gì họ thấy về sự khác nhau
giữa giáo dục ngày nay với khi học là học sinh, đặc biệt một số khía cạnh như
là sự tham gia của học sinh vào bài giảng, tính kỷ luật, mối quan hệ học sinh giáo viên, hệ thống các hoạt động của nhà trường và việc sử dụng tài liệu. Hỏi
họ về cả mặt tích cực và mặt hạn chế. Tóm tắt lại trong sổ ghi chép.
* Với đồng nghiệp
2. Chuẩn bị một vở kịch về một lớp học theo truyền thống và một lớp học theo
phương pháp tích cực.
Trình bày kết quả với người hướng dẫn, là người ghi lại và theo dõi sự tiến bộ
và những gì đã hoàn thành tốt.

11


NHỮNG CÂU HỎI CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN THĂM TRƯỜNG

1. Học sinh được tổ chức như thế nào?
2. Giáo viên có vai trò gì?
3. Học sinh đóng vai trò gì? Học sinh có tích cực tham gia giờ học không?
4. Mối quan hệ giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh như thế nào?
5. Học sinh có nhận được sự phản hồi của giáo viên không?
6. Học sinh có tham gia tổ chức hoạt động và quản lý giờ học không?
7. Phụ huynh có tham gia vào các hoạt động trong nhà trường hay không?
Có tham gia quá trình học tập của con em họ hay không?
8. Học sinh có hợp tác, phối hợp với nhau không? Có sự hỗ trợ lẫn nhau
không? Có sự hợp tác phối hợp trong giờ học không?

9. Học sinh nữ có được tham gia bình đẳng các hoạt động không?
10. Học sinh có sử dụng các tài liệu khác bên ngoài tài liệu hướng dẫn học
tập không?
11. Thái độ, đối xử của giáo viên đối với học sinh như thế nào?
12. Không khí lớp học và nhà trường như thế nào? Lớp học có tổ chức
không? Có hấp dẫn không?
13. Môi trường lớp học và nhà trường, cơ sở vật chất có an toàn và có tính
bảo vệ học sinh không?

12



×