Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.39 KB, 5 trang )

Đề 1. Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ.
1. Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật : Vũ Nương là người phụ nữ
xinh đẹp đức hạnh nhưng cuộc đời bi thảm.
2. Thân bài :
2.1 :Khái quát những phẩm chất của Vũ Nương
2.2 Phân tích :
a. Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh.
* Là người phụ nữ tính thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp
- Ngay phần mở đầu của tác phầm, nhà văn đã giới thiệu là người “ tính đã thùy mị
nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đã giúp người
đọc hình dung được vẻ đẹp của Vũ Nương. Đó là cô gái đẹp từ hình thức đến tâm
hồn, phẩm giá. Đặc biệt, nhà văn gới thiệu vẻ đẹp phẩm giá, nhân cách trước vẻ
đẹp hình thức. Điều đó cho thấy nhà văn chú trọng đến vẻ đẹp phẩm chất, nhân
cách của nàng.
* Khéo cư xử, đằm thằm thiết tha với chồng:
- Dù phải lấy người chồng vô học, đa nghi và cả ghen nhưng do nàng khéo cư xử
nên vợ chồng ăn ở êm ấm, không lúc nào xảy ra chuyện thất hòa. Hơn thế, tuy
cuộc hôn nhân của VN và TS không xuất phát từ t/y nhưng VN đã cư xử đúng với
đạo làm vợ. Nàng đã yêu thương chồng đằm thắm, thiết tha. Khi chồng ra trận,
nàng đã rót chén rượu đầy tiễn và căn dặn ân cần. Chỉ một lời dặn cũng đủ giúp ta
hiểu được tình cảm đằm thắm của nàng. Nàng đã bày tỏ niềm mong ước "Chàng đi
chuyến này thiếp chẳng dám mong … ... … mang theo hai chữ bình yên". Ước
mong của nàng thật bình dị. Lời dặn dịu dàng đó chứng tỏ nàng luôn coi trọng
hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm.
- Nàng đã bày tỏ sự cảm thông, nối lo lắng với những vất vả, gian lao, nguy hiểm
mà chồng phải chịu đựng." Chỉ em việc quân khó liệu … … … lo lắng.
- Qua lời dặn đó nàng còn bày tỏ sự nhớ nhung của người vợ phải xa chồng " Nhìn
trăng soi thành cũ … … … cánh hồng bay bổng".
=> Chỉ một lời dặn cũng đủ để khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương. Đó là lời nói của


người vợ thùy mị, dịu dàng và rất mực yêu chồng. Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim
giàu tình yêu thương, biết chấp nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng


người đi xa. Lời dặn của VN xuất phát từ t/c chân thành khiến ai cũng nghẹn ngào
rơi lệ.
* Đảm đang tháo vát, biết vun vén gia đình : Chồng đi lính, một mình nàng sinh
con, nuôi con, chăm sóc mẹ già. Không những thế nàng còn phải quán xuyến gia
đình nhà cửa, chăm sóc phần mộ tổ tiên. Tất cả nàng đều vẹn tròn, chu đáo.
* Hiếu thảo:
+ Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn bất hòa,
mâu thuẫn. Nhưng với VN, điều đó không xảy ra. Đối với mẹ chồng, nàng đã trọn
đạo làm con, thực sự là người con dâu hiếu thảo
- Khi mẹ còn sống nàng yêu thương, đối xử ân cần; khi bà ốm nàng chăm sóc,
thuốc thang, lễ bái thần phật và dùng mọi lời khôn khéo khuyên lơn mong bà
chóng khỏi bệnh. Khi mẹ chồng mất, nàng ‘ hết lời thương xót” và lo ma chay tế lễ
chu đáo như cha mẹ đẻ của mình. Cái tình đó đã cảm thấu cả đất trời nên trước lúc
chết bà mẹ chồng đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu
" Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đúc … …. … đã chẳng phụ mẹ". Lời
trăng trối ấy cũng chính là lời đánh giá công bằng, khách quan sự đóng góp của
VN với gia đình chồng, đồng thời cũng là chính là lời tri ân với cô con dâu hiếu
thảo.
* Thương con: Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Một mình gánh
vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái.
Nàng thương con thiếu vắng tình cha nên đã trỏ cái bóng trên tường và bảo đó là
cha Đản. Hành động đó xuất phát từ tấm lòng của người mẹ: để con trai mình bớt
đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.
* Thủy chung, tiết hạnh
+ Suốt ba năm chồng đi lính nàng đã sống trong sự nhớ thương và khắc khoải đợi
chờ " Mỗi khi thấy bướm … … … ngăn được". Ngôn ngữ ước lệ đã góp phần diễn

tả được nỗi nhớ thương của VN. Một nỗi nhớ kéo dài theo thời gian, theo năm
tháng. Tâm trạng nhớ thương ấy cũng là tâm trạng chung của những người chinh
phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
" … Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…"
(Chinh phụ ngâm)
+ Nàng một mực thủy chung với chồng " Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết … …
… bén gót”


=> Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ
Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
- Khi bị chồng nghi oan, khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ Vũ Nương ra
sức cứu vãn, hàn gắn. Bị chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra
sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để
thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nư ơng tựa nhà giàu.....cách biệt
ba năm giữ gìn một tiết.....” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái
độ trân trọng chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.
- Cuối cùng, khi biết không thể cứu vãn được hạnh phúc, nàng đã lấy cái chết để
khẳng định tấm lòng trinh bạch, thủy chung của mình. Lời nguyền trước bến
Hoàng Giang xin Thần sông chứng giám cũng chính là lời khẳng định cho tấm
lòng trinh bạch của nàng.
* Trọng tình nghĩa, nhân hậu, vị tha
+Tuy sống dưới thủy cung đầy đủ và sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ
về gia đình, chồng con, vẫn lo lắng cho phần mộ tổ tiên. Nàng đã khóc khi nghe
Phan Lang kể chuyện gia đình, quê hương.
+ Nàng đã trở về tha thứ cho TS - người đã trực tiếp cướp đi cuộc sống của nàng.
Không những thế, nàng còn cảm tạ chồng đã giải oan cho nàng. Rõ ràng trong trái
tim người phụ nữ ấy, không gợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha

+ Nàng là người trọng tình nghĩa “ Ơn ai một chút chẳng quên”. Vì vậy, dù có
khao khát cuộc sống trần gian nàng cũng không thể trờ về. Nàng đã bộc bạch với
TS “ Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, thề sống chết không bỏ”.
=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng. Ông đã
khắc họa thành công hình tượng VN với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ
nữ Việt Nam truyền thống. Nàng thực sự là người vợ hiền, tình nghĩa thủy chung,
là người mẹ rất mực thương con và là người con dâu hiếu thảo. Nàng đúng là
người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng
hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng mà oái oăm thay, nàng phải chấp nhận một
số phận oan nghiệt.
b. Số phận bi thảm, oan nghiệt.
* Vũ Nương bị cướp đi quyền yêu, quyền hạnh phúc: Nỗi bất hạnh đến với VN
ngay từ khi nằng nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh. Từ đầu, ta đã
nhận ra đây là một cuộc hôn nhân không bình đẳng. Vũ Nương vốn “ con kẻ khó,


được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ Nương chỉ cần “
nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Nàng lấy chồng là do sự sắp
đặt. Và nàng đã mất đi quyền được yêu, được lựa chọn hạnh phúc, được định đoạt
cho số phận của mình, Tuy xinh đẹp nết na nhưng phải lấy một người chồng vừa cả
ghen, vô học lại đa nghi. Trong c/s vợ chồng nàng cùng chưa từng được hưởng
hạnh phúc thực sự bởi sự “ phòng ngừa quá sức của chồng”.
* Phải xa chồng, chấp nhận cuộc sống của người chinh phụ: Tuy chỉ có khát
vọng giản dị là thú vui nghi gia, nghi thất nhưng " xum họp chưa thỏa tình chăn
gối, chia phôi vì động việc lửa binh”. Người phụ nữ tuổi xuân còn phơi phới đã
phải gánh chịu nỗi buồn “chiếc bóng năm canh” của đời người chinh phụ. Suốt ba
năm ấy, nàng sống trong tâm trạng “ Mỗi khi thấy bướm lượn đầy trời, mây che
kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”
* Phải sống vất vả:: Chồng đi lính, nàng phải một mình sinh con, nuôi con, chăm
sóc mẹ già, quán xuyến nhà cửa ruộng vườn. Tất cả mọi gánh nặng gia đình đều

dồn lên đôi vai mảnh mai yếu ớt của nàng. Gánh nặng gia đình chồng cộng thêm
nỗi cô đơn vì phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi xuân của Vũ Nương.
* Bị nghi oan, bị bức tử: Nỗi đau khổ lớn nhất của nàng là bị nghi oan. Nàng bị
TS kết tội là thất tiết – điều mà nàng hết sức giữ gìn và coi trọng hơn cả mạng sống
của mình. Đó là nỗi tủi nhục lớn nhất của người phụ nữ. Nàng bị chồng mắng
nhiếc, đánh đập và cuối cùng bị đuổi ra khỏi ngôi nhà mà nàng đã dày công vun
đắp. Vũ Nương vô cùng đau đớn vì bị chồng chà đạp lên cả thể xác và tinh thần.
Không những thế nàng còn không biết được lí do, không được thanh minh. Cuối
cùng vì quá đau đớn, tuyệt vọng nàng đã phải gieo mình xuống sông tự tử để, lấy
cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình.
c. Đánh giá nâng cao:
- Trong khi xã hội rẻ rúng người phụ nữ thì bằng ngòi bút nhân đạo và trái tim giàu
tình yêu thương, Nguyễn Dữ đã khẳng định, trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp của họ,
đồng thời bày tỏ sự cảm thông với những người phụ nữ bất hạnh.
=> Có thể nói,sống trong xã hội phong kiến bất công, Vũ Nương cũng như bao
người phụ nữ khác – người con gái bình dân trong “Bánh trôi nước”, Thúy Kiều,
Đạm Tiên trong “Truyện Kiều” đều phải sống long đong, trôi dạt, phải tìm đến cái
chết giải nỗi oan ức, phải thoát khỏi cuộc đời đầy khổ đau ở chốn nhân gian. Đại


thi hào Nguyễn Du đã khái quát về cuộc đời, thân phận người phụ nữ bằng tiếng
kêu đầy ai oán:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

3. Kết bài: Chuyện người con gái Nam Xương đã khép lại nhưng người đọc cứ
vấn vương mãi bởi dư âm ngậm ngùi. Ta cảm nhận được tình cảm sâu sắc, sự xót
thương vô hạn mà Nguyễn Dữ dành cho VN. Bi kịch của VN là một điển hình cho
số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Những người phụ nữ ấy nết na,
đức hạnh nhưng bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc,

không được che chở, bảo vệ cho số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế
mà truyện đã in đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào
dâng niềm thương cảm nghẹn ngào
……………………………………………………….



×