Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam Xương 1. Mở bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 3 trang )

* Đề 2: Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam Xương
1. Mở bài
- Tác giả : Nguyễn Dữ người Trường Tân nay huyện Thanh Miện - Hải
Dương. Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được đánh giá là “cây bút kì tài
của văn học cổ Việt Nam”.
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm truyện đầu tiên của Nguyễn Dữ và của văn
học cổ. Truyện gồm 20 truyện ngắn viết về những người phụ nữ xinh đẹp, đức
hạnh nhưng gặp nhiều oan trái, những trí thức "sinh không gặp thời". "Chuyện
người con gái Nam Xương" là thiên thứ 16 trong tập truyện này. Chuyện kể về Vũ
Thị Thiết - người con gái xinh đẹp nết na nhưng số phận bất hạnh, qua đó tác giả
đã phản ánh sâu sắc hiện thực nước ta ở thế kì XVI.
2. Thân bài
a. Khái quát: "Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyện ngắn hay.
Với bố cục chặt chẽ, chi tiết chọn lọc, đặc biệt là sự sáng tạo các yếu tố li kì,
Nguyễn Dữ đã biến một truyện cổ thành truyền kì hấp dẫn. Truyện không chỉ thể
hiện bút pháp kì tài, độc đáo của tác giả mà còn mang giá trị nhân đạo và hiện thực
sâu sắc.
b. Phân tích: Truyện như một bức tranh thu nhỏ về xã hội Việt Nam thế kỉ
XVI mà trước hết nó là lời tố cáo đanh thép, mạnh mẽ xã hội ấy.
*LĐ1: Tố cáo chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gây ra bao nỗi thống
khổ cho người dân vô tội.
- Trương Sinh bị bắt đi lính, chàng phải rời xa mái ấm gia đình, phải đối diện với
gian lao,. nguy hiểm và chết chóc. Do đi lính nên đã không làm tròn bổn phận của
người con, người chồng, người cha. Cũng vì xa nhà nên mới dẫn đến chuyện hiểu
lầm nên đã đẩy người vợ trẻ đến cái chết oan nghiệt.
- Bé Đản: Gặp nhiều bất hạnh, khi vừa sinh ra đã không biết mặt cha, không có
được niềm vui bình dị như bao đứa trẻ khác. Bé chưa từng được cha ôm ấp, vỗ về.
không được hưởng sự chăm sóc từ tình phụ tử nên nhầm tưởng "cái bóng" là cha
của mình, gây ra cái chết oan nghiệt cho người mẹ đức hạnh để nó mãi mãi là đứa
con mồ côi mẹ.
- Bà mẹ: Con trai đi lính, bà mẹ vì quá lo lắng cho con nên sinh bệnh, ốm và mất.


Đến khi từ giã cuộc đời bà cũng không được gặp đứa con trai yêu quý duy nhất của


mình. Có lẽ người mẹ già ấy dù đã sang thế giới bên kia vẫn không yên lòng,
không thể nhăm mắt vì lo lắng cho đứa con của mình.
- Vũ Nương: Nàng là nạn nhân đau khổ nhất, bất hạnh nhất của chiến tranh. Tuy
“xum họp gia đình chưa thoả tình chăn gối” đã phải "chia phôi vì động cảnh lửa
binh”.. Chiến tranh đã khiến người phụ nữ phơi phới tuổi xuân ấy phải chịu cảnh “
chiếc bóng năm canh”. nàng còn phải sống trong nỗi cô đơn vò võ, trong sự khắc
khoải đợi chờ, trong niềm hi vọng mong manh. Không những thế, nàng còn sống
vô cùng vất vả. Một mình nàng phải nuôi mẹ già và trông con nhỏ, quán xuyến
công việc gia đình. Sự vất vả cùng nỗi mỏi mòn trong chờ đợi đã bào mòn tuổi
thanh xuân của VN.
- Hậu quả của chiến tranh còn là hạnh phúc gia đình tan vỡ, còn cướp đi cả mạng
sống của con người. Do TS phải xa nhà nên mới dẫn đến sự hiểu lầm. Kết cục, một
Vũ Nương đức hạnh thủy chung lại bị nghi ngờ là thất tiết, bị mắng nhiếc đánh đập
rồi đuổi ra khỏi nhà. Cuối cùng nàng phải chọn cái chết để minh oan.
-> Có thể nói chiến tranh đã kéo tất cả mọi người vào cuộc. Và tất cả họ đều chịu
một kết cục bi thảm. Chiến tranh đã khiến gia đình li tán, mẹ xa con, vợ lìa chồng,
hạnh phúc tan vỡ, người dân mất đi cả sự quý giá nhất: cuộc sống. Như vậy, viết về
những đau khổ mà chiến tranh gây ra, Nguyễn Dữ đã lên án chiến tranh và bày tỏ
khát vọng chính đáng của người dân: được sống trong yên bình, không có loạn
binh đao.
*LĐ2: Tố cáo xã hội phong kiến với chế độ nam quyền và luật lệ ngặt nghèo hà
khắc.
+ Tố cáo xã hội PK với chế độ nam quyền:
- Chiến tranh phong kiến đã gây bao cảnh núi xương sông máu cho bao gia đình vô
tội thì xã hội phong kiến lại tiếp tay để dìm họ xuống sâu hơn nữa trong vũng bùn
đau khổ. Chính xã hội với chế độ nam quyền đã cướp đi của Vũ Nương nói riêng
và những người phụ nữ nói chung, quyền yêu, quyền sống, quyền định đoạt số

phận.
- Cũng giống bao người phụ nữ khác, Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam
quyền, của sự phân biệt giàu – nghèo. Biết nàng “tính đã thùy mị nết na, lại thêm
tư dung tốt đẹp” cho nên Trương Sinh mến vì dung hạnh nói với mẹ xin trăm lạng
vàng cưới về. Đây là một cuộc hôn nhân có sự sắp đặt mang tính chất mua bán. Sự
sắp đặt của con nhà giàu, lắm tiền nhiều của, muốn gì được nấy. Cuộc hôn nhân có


sự cách bức giàu nghèo đã khiến Vũ Nương luôn luôn mặc cảm “thiếp vốn con kẻ
khó được nương tựa nhà giàu”. Dù Vũ Nương có luôn giữ gìn khuôn phép thì cuộc
sống vợ chồng ấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ và sau này cũng là cái thế để Trương
Sinh độc đoán, gia trưởng, đối xử với vợ một cách vũ phu,thô bạo.
- Hơn thế nữa, chính xã hội ấy đã phép người đàn ông được quyền coi thường, rẻ
rúng, nghi ngờ và đối xử thô bạo với người phụ nữ? Thương nhớ chồng là thế, lại
bị chồng ruồng rẫy, gạt bỏ. Giữ gìn khuôn phép, rất mực thủy chung lại bị coi là
thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ…Nàng không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị
mắng nhiếc và đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng
làng xóm bênh vực và biện bạch cho. Có thể nói TS là sản phẩm, là con đẻ của xã
hội phong kiến mục nát ấy.
+ Tố cáo xã hội pk với quan niệm ngặt nghèo hà
- Đồng thời XHPK với quan niệm nghèo ngặt hà khắc với người phụ nữ trói buộc
họ với "tam tòng tứ đức" đã biến họ thành nô lệ cho người đàn ông trong gia đình.
Vì vậy họ không tìm được tiếng nói của mình. Họ không thể thanh minh ngay cả
khi bị oan. Hơn nữa XHPK không cho phép người phụ nữ có cơ hội sửa chữa lỗi
lầm nên đẩy người phụ nữ đức hạnh đến cái chết oan ức.
-> Nếu TS và sự ghen tuông mù quáng, hành động vô học đã trực tiếp đẩy VN đến
cái chết thì chiến tranh và xã hội phong kiến với chế độ nam quyền và những quan
niệm ngặt nghèo là nguyên nhân chính và nguyên nhân sâu xa đã khiến cho người
phụ nữ đức hạnh ấy phải chịu một kết cục bi thảm.
3. Kết bài: “ Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo sâu

sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội
phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ
giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm
nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con
và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới.
………………………………………………………



×