Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn tốt nghiệp cao học Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng chanh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.18 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

TRẦN NGUYỄN TRÚC GIANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
MÔ HÌNH TRỒNG CHANH
HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

TRẦN NGUYỄN TRÚC GIANG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ
MÔ HÌNH TRỒNG CHANH
HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MÃ NGÀNH: 52 62 01 16

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH


2015


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này với đề tựa là “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình
trồng chanh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”, do học viên Trần Nguyễn
Trúc Giang thực hiện theo sự hướng dẫn của PGs.TS Dương Ngọc Thành.
Luận văn đã được báo cáo và được hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày ..... tháng ..... năm….

Ủy viên

Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. Dương Ngọc Thành

i


LỜI CẢM TẠ
Qua 02 năm học tập và nghiên cứu tại Viện nghiên cứu & Phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại Học Cần Thơ, được quý Thầy, Cô

tận tình hướng dẫn, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức thiết thực và bổ ích
phục vụ cho cuộc sống cũng như trong công việc của mình. Bản thân luôn trân
trọng những tình cảm, sự nhiệt tình mà quý Thầy, Cô đã giành cho bản thân
tôi và cho lớp Cao học Phát triển nông thôn khóa 20.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Viện Nghiên cứu
Phát triển đồng bằng sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
Trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương Ngọc Thành –
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý cơ quan: Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh
Đồng Tháp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh, Ủy
ban nhân dân xã Bình Thạnh và các cán bộ khuyến nông cùng bà con nông
dân trồng chanh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế.
Tôi cũng xin cảm ơn các chú, các anh chị em lớp Cao học Phát triển
Nông thôn khóa 20 và các bạn hữu đã thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong
thời gian học tập tại Trường và trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo mọi điều
kiện, động viên tôi vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống để
hoàn thành khóa học và hoàn chỉnh luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Trần Nguyễn Trúc Giang

ii


TÓM TẮT
Huyện Cao Lãnh là nơi có diện tích trồng chanh lớn nhất trong tỉnh
Đồng Tháp và đang được sự quan tâm đặc biệt từ nông dân và chính quyền

địa phương. Cây chanh là một trong những chương trình trọng điểm để phát
triển kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân nông thôn tại địa phương. Đề
tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng chanh huyện Cao Lãnh tỉnh
Đồng Tháp” nhằm đánh giá thực trạng trồng chanh tại địa phương, tìm ra
những mặt tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, từ đó đề
xuất các giải pháp để góp phần phát triển mô hình trồng chanh tại địa
phương và những vùng lận cận.
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu phỏng vấn trực tiếp 90 hộ trồng
chanh tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Sử dụng phương
pháp phân tích chi phí – lợi ích và hàm hồi quy để xác định lợi nhuận và các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trồng chanh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động trồng chanh của hộ có tham gia
vào hợp tác xã đạt hiệu quả cao hơn so với các nông hộ sản xuất riêng lẻ. Hộ
trồng chanh vẫn có lời khi đưa công lao động nhà vào chi phí sản xuất. Kết
quả của mô hình hồi qui cho thấy trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn,
tổng chi phí sản xuất, nhóm hộ sản xuất là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của việc trồng chanh. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số giải pháp về
cải thiện chất lượng cây giống, nâng cao kỹ thuật sản xuất, cùng các chính
sách nông nghiệp có liên quan để góp phần thúc đẩy phát triển mô hình trồng
chanh tại địa phương đã được đề xuất.
Từ khóa: chanh, hiệu quả kinh tế, mô hình trồng chanh

iii


ABSTRACT
Cao Lanh is the district with a largest lemon area of Dong Thap
province and is the special interest from government. Lemon tree is one of
the key programs for economic development to increase the income of rural
farmers in the local. Research on “Effective economic analysis of lemons

grown model at Cao Lanh district Dong Thap province” to assess the current
of lemon growing in local to find out the existence and reasons that affect
production efficiency, then propose solutions to improve to the development of
the lemon model in the local and neighboring areas.
This study was conducted based on survey of 120 households at Binh
Thanh commune, Cao Lanh district, Dong Thap province. Using Costs and
Returns Analysis (CRA) and regression to determine profitability and factors
affecting the production efficiency.
The results showed that activities of households in agricultural cooperative
achieved higher efficiency with househo lds don’t join on agricultural cooperative. Farmers
still have profit even when putting family labor in production cost. Results of
regression model showed that: education level, training participation,
production costs and farmers group are factors affecting the result. Based on
the results, this topic also suggest some solutions to improve varieties quality,
advanced g growing techniques, and policies related to agriculture
contributing to the development of the lemon model at local.
Keywords: economic efficiency, lemon, the lemon model

iv


TRANG CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày …/…/2015
Tác giả luận văn

Trần Nguyễn Trúc Giang


v


MỤC LỤC
Chấp thuận của hội đồng......................................................................................i
Lời cảm tạ............................................................................................................ii
Tóm tắt................................................................................................................iii
Abstract...............................................................................................................iv
Trang cam kết kết quả..........................................................................................v
Mục lục...............................................................................................................vi
Danh sách bảng.................................................................................................viii
Danh sách hình.....................................................................................................x
Danh mục từ viết tắt...........................................................................................xi
Chương 1: Giới thiệu.........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung.....................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................2
1.3 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu.....................................................................2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................2
1.3.2 Giả thiết nghiên cứu.............................................................................2
1.4 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................2
1.4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu.........................................................2
1.4.3 Giới hạn về không gian nghiên cứu.....................................................2
1.4.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu........................................................2
1.5 Kết quả mong đợi...........................................................................................3
1.6 Cấu trúc luận văn.........................................................................................3
Chương 2: Tổng quan tài liệu...........................................................................5

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................5
2.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên, và kinh tế xã hội........................................5
2.1.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp năm 2014 tỉnh Đồng Tháp....10
2.1.3 Tình hình phát triển trang trại, hợp tác xã, liên kết sản xuất và tiêu
thụ.......................................................................................................................12
2.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về cây ăn quả có múi.............................17
2.2.1 Khái niệm, nguồn gốc và một số đặc tính của cây ăn quả có múi....17
2.2.2 Đặc điểm thực vật học của cây có múi..............................................17
2.2.3 Giá trị sử dụng của cây có múi......................................................18
2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây có múi trên thế giới và tại Việt
Nam....................................................................................................................18
vi


2.3 Một số vấn đề về GAP.................................................................................23
2.3.1 Định nghĩa về GAP............................................................................23
2.3.2 Nguồn gốc GAP.................................................................................23
2.3.3 Những yêu cầu chính của việc sản xuất theo GAP...........................24
2.3.4 Lợi ích của việc sản xuất theo GAP..................................................24
2.4 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài..................................................24
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................27
3.1 Phương pháp tiếp cận..................................................................................27
3.2 Phương pháp thu thập số liệu......................................................................28
3.3 Phương pháp phân tích số liệu....................................................................29
3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả.............................................................29
3.3.2 Phương pháp phân tích doanh thu – chi phí......................................30
3.3.3 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan đa biến.........................31
3.3.4 Phương pháp kiểm định giả thuyết....................................................32
3.3.5 Phương pháp tổng hợp.......................................................................32
Chương 4: Kết quả và thảo luận....................................................................34

4.1 Thông tin nông hộ........................................................................................34
4.1.1 Tuổi, học vấn và giới tính...............................................................34
4.1.2 Nhân khẩu và lao động của nông hộ.............................................36
4.1.3 Đất đai và kinh nghiệm sản xuất của nông hộ.............................37
4.2 Thực trạng sản xuất chanh.......................................................................39
4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng chanh năm 2014..........................48
4.3.1 Chi phí sản xuất..................................................................................48
4.3.2 Thu nhập của nông hộ trồng chanh...................................................50
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chanh..............................51
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chanh của nông hộ............52
4.5 Giải pháp phát triển mô hình trồng chanh tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng
Tháp...................................................................................................................58
4.5.1 Căn cứ của giải pháp..........................................................................58
4.5.2 Giải pháp phát trển mô hình trồng chanh..........................................58
Chương 5: Kết luận và đề xuất......................................................................65
5.1 Kết luận........................................................................................................65
5.2 Đề xuất.........................................................................................................66
Tài liệu tham khảo.............................................................................................67
Phụ lục................................................................................................................69

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Dân số trung bình năm 2000-2014Error:
found7

Reference

source


not

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất một số loại cây có múi trên thế giới.....................Error:
Reference source not found1
Bảng 2.3: Biến thiên diện tích và sản lượng cây có múi tại Việt Nam...............Error:
Reference source not found2
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm quả ở các thành phố và các vùng..........Error:
Reference source not found2
Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng chanh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
...............................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Cơ cấu mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu.............Error: Reference source
not found9
Bảng 4.1: Nhóm tuổi của chủ hộ................................................................................
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ theo loại mô hình........................................
Bảng 4.3: Cơ cấu giới tính trong quan sát mẫu.........................................................
Bảng 4.4: Số nhân khẩu trong gia đình chủ hộ..........................................................
Bảng 4.5: Số lao động tham gia trồng chanh trong gia đình.....................................
Bảng 4.6: Diện tích trồng chanh của nông hộ............................................................
Bảng 4.7: Kinh nghiệm trồng chanh của nông hộ.....................................................
Bảng 4.8: Lý do tham gia trồng chanh.......................................................................
Bảng 4.9: Nơi mua giống sản xuất chanh..................................................................
Bảng 4.10: Lý do chọn nơi mua giống sản xuất chanh.............................................
Bảng 4.11: Mật độ trồng chanh của nông hộ.............................................................
Bảng 4.12: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ.................................
Bảng 4.13: Nơi mua phân, thuốc BVTV...................................................................
Bảng 4.14: Phương thức thanh toán khi mua phân thuốc BVTV.............................
Bảng 4.15: Lý do chọn cửa hàng mua phân thuốc bảo vệ thực vật..........................
Bảng 4.16: Xác định thời điểm bón phân và phun thuốc BVTV theo nhóm............
Bảng 4.17: Lý do tham gia hợp tác xã......................................................................

Bảng 4.18: Lý do không tham gia hợp tác xã...........................................................
Bảng 4.1: Nhóm tuổi của chủ hộ đvt: tuổi..................................................................35
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ theo loại mô hình.........................................36
Bảng 4.3: Cơ cấu giới tính trong quan sát mẫu...........................................................36
Bảng 4.4: Số nhân khẩu trong gia đình chủ hộ (người/hộ).........................................37
viii


Bảng 4.5: Số lao động tham gia trồng chanh trong gia đình (người/hộ)....................38
Bảng 4.6: Diện tích trồng chanh của nông hộ (công = 1.000m2)...............................38
Bảng 4.7: Kinh nghiệm trồng chanh của nông hộ đvt: năm.......................................39
Bảng 4.8: Lý do tham gia trồng chanh........................................................................40
Bảng 4.9: Nơi mua giống sản xuất chanh...................................................................41
Bảng 4.10: Lý do chọn nơi mua giống sản xuất chanh...............................................41
Bảng 4.11: Mật độ trồng chanh của nông hộ đvt: cây/1.000m2.................................42
Bảng 4.12: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ..................................43
Bảng 4.13: Nơi mua phân, thuốc BVTV....................................................................44
Bảng 4.14: Phương thức thanh toán khi mua phân thuốc BVTV...............................44
Bảng 4.15: Lý do chọn cửa hàng mua phân thuốc bảo vệ thực vật............................45
Bảng 4.17: Lý do tham gia hợp tác xã........................................................................46
Bảng 4.18: Lý do không tham gia hợp tác xã.............................................................47
Bảng 4.19: Mong muốn khi tham gia hợp tác xã........................................................48
Bảng 4.20: Khó khăn trong sản xuất chanh................................................................48
Bảng 4.21: Chi phí trung bình sản xuất chanh năm 2014 (1.000 đồng/1.000m2)......50
Bảng 4.22: Sản lượng, giá bán, doanh thu và lợi nhuận trung bình của nông hộ trồng
chanh năm 2014..........................................................................................................52
Bảng 4.23: Hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chanh năm 2014.........................53
Bảng 4.26 : Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận/công của mô hình trồng chanh.....57
Bảng 4.27 : Bảng ma trận SWOT...............................................................................62


ix


x


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ Tỉnh Đồng Tháp................................................................................5
Hình 2.2 Bản đồ huyện Cao Lãnh.................................................................................9

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GRDP

Gross regional domestic product (Tổng sản phẩm trên địa
bàn)

DT

Doanh thu

CP


Chi phí

LN

Lợi nhuận

TB
KIP
PRA

Trung bình

HTX
BVTV
ASEAN
AFTA
WTO

Key Informant Panel (Phỏng vấn nhóm người am hiểu)

Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự
tham gia)
Hợp tác xã
Bảo vệ thực vật
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)
ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN)
Word Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng Tháp là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp
lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long, với tổng diện tích đất tự nhiên là
337.876ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 258.892 ha (chiếm 76,6%).
Nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, với hệ thống sông ngòi chằng chịt,
Đồng Tháp chủ trương lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế trọng điểm cho sự
phát triển của tỉnh. Trong đó, trồng trọt được xem là ngành chủ lực với giá trị
sản xuất năm 2014 đạt 26.170 tỷ đồng, chiếm 80,4% tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Tháp,
2014).
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững, tỉnh Đồng
Tháp đã và đang thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp với việc quy
hoạch lại vùng sản xuất theo hướng tập trung đồng thời mạnh dạn chuyển đổi
từ các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn. Cụ thể, diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh có xu
hướng giảm, với diện tích năm 2014 là 562.494 ha, giảm 9.270 ha so với năm
2013. Thay vào đó, diện tích trồng cây ăn trái đang ngày càng tăng lên, diện
tích năm 2014 là 23.421 ha, tăng 590 ha so với năm 2013. Qua đó, giá trị
ngành trồng trọt cũng có xu hướng tăng, với tổng giá trị ngành trồng trọt năm
2014 đạt 26.170 tỷ đồng, tăng 1.972 tỷ đồng so với năm 2013 (Cục thống kê
tỉnh Đồng Tháp, 2014).
Căn cứ trên tình hình đó, tỉnh Đồng Tháp chủ trương tiếp tục đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, với việc chọn những cây trồng có thương hiệu
và lợi thế cạnh tranh để phát triển như: mô hình trồng xoài tại thành phố Cao
Lãnh, mô hình sản xuất ớt tại huyện Thanh Bình, rau an toàn tại huyện Hồng

Ngự, mô hình trồng chanh tại huyện Cao Lãnh...(Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp, 2014)
Trong đó các mô hình được kể trên, mô hình trồng chanh tại huyện Cao
Lãnh đã đăng kí được thương hiệu, bước đầu xây dựng và áp dụng quy trình
sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Đây là mô hình đang rất được sự quan tâm từ
chính quyền và bà con nông dân tại địa phương. Tuy nhiên cần có đề tài
nghiên cứu cụ thể để đánh giá rõ hơn về hiệu quả của mô hình trồng chanh
theo quy trình sản xuất GAP. Xuất phát từ thực tế đó đề tài: “Phân tích hiệu
quả kinh tế của mô hình trồng Chanh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp phát triển cho mô hình
trồng chanh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Đánh giá hiện trạng trồng chanh của nông hộ tại huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp
2) Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế của nông hộ trồng chanh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
3) Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình trồng chanh tại huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình sản xuất chanh như thế nào? Định hướng phát triển mô hình
trồng chanh ra sao? Hoạt động sản xuất và tiêu thụ chanh của hộ trồng chanh
tại huyện Cao Lãnh như thế nào?
- Mô hình trồng chanh mang lại hiệu quả như thế nào đối với nông hộ?

Đâu là tiềm năng phát triển của việc trồng chanh?
- Hoạt động trồng chanh của nông hộ chịu tác động bởi những nhân tố
nào? Đâu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp?
- Giải pháp nào được lựa chọn để phát triển mô hình trồng chanh của
nông hộ?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Có sự khác biệt ý nghĩa về hiệu quả kinh tế của mô hình chanh giữa
nhóm nông hộ trong hợp tác xã và nhóm nông hộ ngoài hợp tác xã.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hoạt động của hộ trồng chanh và hiệu
quả của nó tại địa bàn nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả giới hạn đối tượng
nghiên cứu bao gồm những hộ có diện tích trồng chanh từ 2.000m 2 trở lên,
thời gian trồng chanh ít nhất 5 năm, và độ tuổi của cây từ 5 – 8 tuổi. Ngoài ra,
đề tài cũng tiến hành phỏng vấn đối với lãnh đạo các cơ quan ban ngành cấp
tỉnh, huyện và xã có liên quan để tìm định hướng trong các giải pháp phát
triển.
1.4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào phân tích đánh giá thực trạng trồng
chanh, so sánh hiệu quả giữa các hộ trồng chanh trong và ngoài hợp tác xã,
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng chanh. Từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình trồng chanh theo hướng bền
vững tại địa phương trong thời gian tới.
Do thời gian và kinh phí có hạn nên trong nghiên cứu này tác giả chỉ
phân tích hiệu quả tài chính của các hộ trồng chanh.

2


1.4.3 Giới hạn về không gian nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện trong năm 2015.
1.5 Kết quả mong đợi
Thấy được hiệu quả kinh tế ở các hình thức sản xuất khác nhau của 2
nhóm nông hộ trong và ngoài hợp tác xã, từ đó thấy được hình thức nào mang
lại hiệu quả cao hơn cho nông dân.
Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của việc trồng chanh, từ đó
đề xuất giải pháp phát triển mô hình theo hướng bến vững.
1.6 Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn được kết cấu gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Gồm các nội dung bối cảnh chung về vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết
của đề tài, giới thiệu mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu, phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, kết quả mong đợi của đề
tài, giới thiệu cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương này mô tả tổng quan về vùng nghiên cứu cụ thể là tỉnh Đồng
Tháp, huyện Cao Lãnh và xã Bình Thạnh, lược khảo kết quả từ những nghiên
cứu trước đây có liên quan hiệu quả mô hình sản xuất cây ăn trái nói chung và
cây chanh nói riêng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Mô tả phương pháp tiếp cận, giải thích một số thuật ngữ, khái niệm có
liên quan được sử dụng trong luận văn. Đồng thời nêu phương pháp chọn mẫu,
quan sát mẫu, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp
phân tích cho từng mục tiêu cụ thể.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần trọng tâm của luận văn, bao gồm các kết quả nghiên cứu
tương ứng với những mục tiêu cụ thể. Phân tích số liệu và thảo luận các kết
quả theo hệ thống các câu hỏi đã được đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Mặt

khác, đưa ra một số giải pháp liên quan đến việc phát triển bền vững mô hình
sản xuất tại vùng nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này trình bày ngắn gọn những kết luận rút ra được từ kết quả
nghiên cứu tương ứng với các mục tiêu và nội dung của chương 4. Chương
này cũng bao gồm các nội dung đề xuất và kiến nghị mở rộng nghiên cứu để
giải quyết một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến việc phát triển mô hình sản
xuất chanh.
3


Phần cuối luận văn là phần liệt kê các tài liệu tham khảo trong quá trình
thực hiện và phụ lục gồm nội dung phiếu điều tra phỏng vấn nông hộ, kết quả
xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 20.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên, và kinh tế xã hội
2.1.1.1 Tỉnh Đồng Tháp
 Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 337.876 ha,
nằm trong giới hạn tọa độ 10o07’ – 10o58’ vĩ độ Bắc và 105o12’ - 105056’ kinh
độ Đông.
• Phía Bắc giáp với tỉnh Long An
• Phía Tây giáp với tỉnh Preyveng thuộc Campuchia
• Phía Nam giáp với tỉnh An Giang và Cần Thơ

• Phía Đông giáp với tỉnh Tiền Giang

Vùng
nghiên cứu

Hình 2.1 Bản đồ Tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2013)

5


 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Tỉnh Đồng tháp có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–
2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc
sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền.
Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu chung của vùng ĐBSCL với các đặc
điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm và giữa các mùa nhỏ;
các chỉ tiêu khí hậu (số giờ nắng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí,
…) thuộc loại trung bình ở ĐBSCL. Lượng mưa trung bình năm ở Đồng
Tháp là 1.682-2.005 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 9092% lượng mưa năm và tập trung vào các tháng 9-10 (30-40%), trong mùa
mưa thường có thời gian khô hạn vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
Điều kiện khí hậu hài hòa tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp.
 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Trong số 4 loại đất chính ở Đồng Tháp, có 2 nhóm đất chính là nhóm đất
phù sa và nhóm đất phèn với tổng diện tích 266.580 ha (chiếm 90.35% diện
tích); phần diện tích còn lại thuộc nhóm đất xám (gần 10% diện tích) thuộc

vùng không ngập lũ và phần rất nhỏ diện tích đất cát. Phân bố của diện tích
của hai nhóm đất chính tại mỗi vùng ngập sâu và ngập nông như sau: Đối với
vùng ngập sâu, có tới 60,13% diện tích nhóm đất phù sa và 59.93% nhóm đất
phèn tập trung ở vùng này. Do nằm ở vùng ngập sâu, có hệ thống thủy lợi phát
triển và hệ thống đê bao kiểm soát lũ nên rất thích hợp cho phát triển nông
nghiệp, nhất là lúa với việc gieo trồng 2-3 vụ trong năm.
Tài nguyên nước
Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long với hai nhánh chính chảy
qua là sông Tiền và sông Hậu có tổng chiều dài khoảng 150 km, cùng với
những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, và hệ thống hàng
ngàn kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km, mật độ
trung bình 1,86 km sông/km2, là nguồn tài nguyên nước dồi dào cho phát triển
nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là sản xuất lúa và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
mùa lũ. Bên cạnh việc tưới tiêu phục vụ sản xuất, sông rạch nhiều còn là hệ
thống giao thông thủy rất quan trọng gắn việc sản xuất, vận chuyển, sinh hoạt
trong tỉnh với các địa phương ĐBSCL.
Đồng Tháp nằm ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười và có lũ thường
xuyên. Lũ giúp tăng độ phì của đất và cung cấp nguồn thủy sản. Hàng năm lũ
về sớm hơn so với các địa phương khác vùng ĐBSCL, mức độ ngập sâu hơn
và thời gian ngập cũng kéo dài hơn…, tác động tới bố trí thời vụ sản xuất, phát
sinh chi phí sản xuất và nhiều rủi ro khác, nhất là vào những năm chế độ lũ
thay đổi bất thường. Để giảm bớt những ảnh hưởng do chế độ ngập lũ gây ra,
6


hơn hai thập kỷ qua cùng với những đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, thì hệ
thống đê bao kiểm soát lũ cũng được quan tâm và đầu tư thích đáng, đã và
đang góp phần giảm bớt những thiệt hại do lũ gây ra, tăng năng suất và sản
lượng của tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2012).
 Phân vùng sản xuất nông nghiệp

Trên cơ sở mức độ ngập nông, sâu và khả năng kiểm soát lũ, vùng sản
xuất ở Đồng Tháp được phân thành 3 tiểu vùng, đó là:
- Vùng ngập sâu phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A: đây là vùng đất
trũng thuộc vùng đầu nguồn sông Tiền thuộc địa bàn các huyện Hồng Ngự,
Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Bắc huyện Tháp Mười và Bắc huyện Cao
Lãnh. Hàng năm lũ về sớm hơn và ngập sâu hơn so với các vùng khác trong
tỉnh, mực nước ngập ở thời điểm đỉnh lũ khoảng trên 2m. Hệ thống canh tác
chủ yếu gieo trồng 2 – 3 vụ lúa trong năm. Ở những vùng có hệ thống bờ bao
kiểm soát lũ triệt để có thể gieo trồng 3 vụ lúa trong năm; và những vùng kiểm
soát lũ có giới hạn chỉ gieo trồng 2 vụ lúa trong năm là Đông Xuân và Hè Thu,
sau khi thu hoạch vụ Hè Thu sẽ xả lũ. Vùng ven sông Tiền thuộc các huyện
Thanh Bình, Hồng ngự, có thể luân canh rau màu và cây công nghiệp ngắn
ngày, nhất là bắp, mè trên đất lúa. Đây là vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh
với quy mô sản xuất lớn.
- Vùng ngập nông phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A: gồm các huyện
Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh và huyện Tháp Mười. Đây là vùng có điều
kiện tương đối thuận lợi, mức độ ngập nông hơn, hệ thống canh tác ở đây, có
thể gieo trồng 2 - 3 vụ trong năm. Vùng ven sông Tiền có thể luân canh rau
màu và cây công nghiệp ngắn ngày (bắp, đậu nành, mè…) trên đất lúa. Lịch
thời vụ và cơ cấu hệ thống canh tác tương tự như vùng ngập nông kẹp giữa
sông Tiền sông Hậu.
- Vùng ngập nông kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu: vùng này gồm 4
huyện phía Nam là Châu Thành, Sa Đéc, Lai Vung và Lấp Vò. Đây là vùng có
đất đai và điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất trong tỉnh, thời điểm ngập sâu
khoảng 0.5-0.7 m, có thể canh tác 2-3 vụ trong năm theo hướng đa dạng hóa
cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất lúa với các công thức luân canh lúa
ĐX – màu XH (ngô, đậu nành, mè…) – lúa HT. Một số nơi có thể trồng 2 vụ
lúa trong năm kết hợp nuôi tôm, cá trên ruộng trong mùa lũ. Bên cạnh đó, một
số cây ăn trái và hoa cây kiểng cũng tập trung ở vùng này (Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp, 2012).

 Tình hình kinh tế xã hội
Dân số, dân tộc, tôn giáo
Dân số Đồng Tháp tăng chậm, từ khoảng 1,58 triệu người lên năm 2000
lên 1,64 triệu người năm 2005 (bình quân 0,74%/năm giai đoạn 2000 - 2005)
và lên 1,68 triệu người năm 2014 (bình quân 0,34%/năm ở giai đoạn 2005 –
2014). Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm khá nhanh trong thời gian qua và
thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác trong vùng. Dân số trẻ tạo sức ép mở rộng
việc làm cho lực lượng lao động mới khá lớn.

7


Mật độ dân số trung bình tăng nhẹ từ 468 người/km 2 năm 2000 lên 498
người/km2 năm 2014. Năm 2014, các huyện thị có mật độ dân số cao là khu
vực đô thị như thành phố Cao Lãnh (1.519 người/km 2, thị xã Sa Đéc (1.733
người/km2), hoặc khu vực ven sông Tiền – sông Hậu như: Lấp Vò (735
người/km2), huyện Hồng Ngự (689 người/km2), huyện Lai Vung (674
người/km2). Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Đồng Tháp năm 2014 là 17,8%, tương
đối thấp, chủ yếu tập trung tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và thị xã
Hồng Ngự (Bảng 2.1)(Cục thống kê Đồng Tháp,2014) .
Bảng 2.1: Dân số trung bình năm 2000-2014 (số người)
Năm

Tổng số

2000

Chia ra

Mật độ dân số

(người/km2)

Nam

Nữ

1.580.567

775.204

805.363

468

2005

1.639.519

816.671

829.848

486

2010

1.669.622

832.050


837.572

495

2011

1.671.676

832.982

838.694

495

2012

1.675.020

834,152

840,868

496

2013

1.678.420

835,845


842,575

497

2014

1.681.325

837.292

844.033

498

Nguồn: Cục thống kê Đồng Tháp, 2015

Tính đến năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước
ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.663.718 người, người hoa có
1.855 người, người khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như
chăm, thái, mường, tày...(Cục thống kê Đồng Tháp, 2014).
Tình hình phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2014 đạt 5,88%, trong đó khu vực Nông
- Lâm - Thủy sản tăng 3,77%, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 8,75%,
và khu vực Dịch vụ tăng 6,41%. GRDP bình quân đầu người năm 2014 ước
tính 29,74 triệu đồng tăng 7,44% so với năm 2013 (theo giá thực tế), tương
đương 1.403 USD (tỷ giá hối đoái tạm tính bình quân năm 2014 là 21.200
đồng/USD), tăng 5,80% so với năm 2013.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm cùng với nguy cơ
bùng phát dịch bệnh luôn thường trực, nhưng sản xuất khu vực nông - lâm thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển, ước tính trong năm 2014 giá trị sản xuất
toàn khu vực đạt 44.282 tỷ đồng theo giá thực tế (tăng 4,21% so với năm

2013). Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đi dần vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả,
chất lượng sản phẩm hàng hóa, hình thành các mối liên kết giữa sản xuất với
tiêu thụ làm tiền đề cho liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường đưa
tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hoá vào sản xuất, áp dụng quy trình sản
xuất mới đối với cây trồng, vật nuôi, gắn với củng cố, phát triển hợp tác xã.
8


Cùng với việc nhân rộng cánh đồng liên kết luá, kết quả thí điểm thực hiện tái
cơ cấu nông nghiệp, các địa phương đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu
quả: chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng một số cây khác như bắp,
luân canh mè trên nền đất lúa Hè thu, sản xuất rau an toàn, mô hình canh tác
xoài rải vụ, các mô hình chăn nuôi, thuỷ sản an toàn, sạch bệnh… Hiện nay
tỉnh có 08 sản phẩm nông nghiệp được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, sản phẩm
rau màu của Hợp tác xã rau an toàn xã Hòa An, xã Long Thuận và Tổ hợp tác
sản xuất rau an toàn xã Mỹ An Hưng B đã được bán trong Siêu thị Đồng
Tháp. Các ngành, đơn vị chức năng chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc thực
hiện hợp tác với các đối tác Hà Lan, Nhật Bản về phát triển hoa kiểng, lúa,
thuỷ sản, cây ăn trái, với Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) về
dự án Hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp (dự kiến diện tích
thực hiện 30 nghìn ha), mở ra nhiều triển vọng mới cho phát triển nông nghiệp
của địa phương (Cục thống kê Đồng Tháp, 2014).
2.1.1.2 Huyện Cao Lãnh
 Vị trí địa lý
Huyện Cao Lãnh nằm ở phía Bắc sông Tiền, cách trung tâm hành chính
tỉnh Đồng Tháp 8 km theo hướng Đông – Nam, nằm trong giới hạn tọa độ từ
10o19’ – 10o40’40’’ độ vĩ Bắc đến 105o33’25’’ – 105o49’ độ kinh Đông
• Phía Đông: giáp huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười
• Phía Tây: giáp thành phố Cao Lãnh, huyện Thanh Bình và Tam Nông
• Phía Bắc: giáp huyện Tháp Mười

• Phía Nam: giáp sông Tiền (tiếp giáp thị xã Sa Đéc và huyện Lấp Vò)

Điểm
nghiên cứu

Hình 2.2 Bản đồ huyện Cao Lãnh
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp, 2013)

 Điều kiện tự nhiên
9


Địa hình: địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây
Bắc - dông nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội
đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành
những vùng ngập nước thời gian từ 4-5 tháng/ năm. Địa hình của huyện bị
chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch chằng chịt do đó thuận lợi cho công việc tưới
tiêu nhưng hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng cơ giới hóa nông nghiệp.
Khí hậu: huyện Cao Lãnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nắng nhiều, nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 27,3 oC – 23,8oC, biên
độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm tương đối lớn, rất thuận lợi cho thâm canh
tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản. Lượng mưa bình
quân hàng năm thấp, trung bình 1.332 mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, tuy nhiên với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vẫn đảm bảo cung cấp
đủ nước tưới cho cây trồng.
 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: đất đai phù hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 49.082 ha, trong đó: đất nông nghiệp là
39.393 ha, chiếm 80,26%; đất lâm nghiệp là 1.690 ha, chiếm 3,44%; đất

chuyên dùng là 3.524 ha, chiếm 7,18%; và đất ở là 1.514 ha chiếm 3,08%.
Tài nguyên nước: có nguồn nước mặt dồi dào, nguồn nước ngọt quanh
năm không bị nhiễm mặn, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đảm bảo cung cấp
đủ nước quanh năm cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp (Ủy
ban nhân dân huyện Cao Lãnh, 2012) .
 Tình hình kinh tế xã hội
Giá trị GDP ước đạt 1.723 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 13,58%. Theo đó,
khu vực nông - lâm - thuỷ sản đạt 896 tỷ đồng, tăng 7,13%; khu vực công
nghiệp - xây dựng đạt 335 tỷ đồng, tăng 27,98%; khu vực thương mại - dịch
vụ đạt 492 tỷ đồng, tăng 17,46%. GDP bình quân đầu người theo giá cố định
đạt 8,53 triệu đồng, tương đương 772 USD và theo giá thực tế đạt 19,92 triệu
đồng.
Sản xuất lúa vượt về diện tích, năng suất và sản lượng; diện tích xuống
giống lúa cả năm 78.603 ha, năng suất bình quân ước đạt 61,51 tạ/ha, sản
lượng ước 483.450 tấn (Chi cục thống kê huyện Cao Lãnh, 2014).
2.1.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp năm 2014 tỉnh Đồng Tháp
Theo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2014, Đồng Tháp có 347.020
hộ nông thôn, trong đó hộ nông nghiệp là 214.490 hộ (chiếm gần 62%), hộ
thủy sản là 6.293 hộ (chiếm khoảng 2%). So với các tỉnh ĐBSCL, tỷ lệ hộ
thủy sản Đồng Tháp thấp hơn hẳn do tính tập trung cao của nuôi trồng thủy
sản nói chung và cá tra nói riêng tại Đồng Tháp. Tỷ lệ hộ phi nông nghiệp khá
cao tại Đồng Tháp phản ánh quá trình đa dạng hóa nghề nghiệp và thu nhập
của hộ nông thôn Đồng Tháp. Hiện có 63,6% số hộ nông thôn sống chủ yếu
bằng thu nhập từ nông nghiệp, 12,6% từ công nghiệp và 24,8% từ dịch vụ và
các nguồn khác.
10


Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Đồng Tháp, GDP nông nghiệp
năm 2014 đạt 19.511 tỷ đồng, chiếm 37% tổng GDP của địa phương. Sản xuất

nông nghiệp của tỉnh đi dần vào chiều sâu, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản
phẩm hàng hóa, hình thành các mối liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ làm tiền
đề cho liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đồng thời tăng cường đưa tiến bộ
khoa học công nghệ, cơ giới hoá vào sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất mới
đối với cây trồng, vật nuôi, gắn với củng cố, phát triển hợp tác xã.
Cùng với việc nhân rộng cánh đồng liên kết luá, kết quả thí điểm thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương đã xây dựng nhiều mô hình sản
xuất hiệu quả như: chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng một số cây
khác như bắp, luân canh mè trên nền đất lúa Hè Thu, sản xuất rau an toàn, mô
hình canh tác xoài rải vụ, sản xuất chanh theo hướng an toàn, các mô hình
chăn nuôi, thuỷ sản an toàn, sạch bệnh… Hiện nay tỉnh có nhiều sản phẩm
nông nghiệp được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu như: sản phẩm rau màu của Hợp
tác xã rau an toàn xã Hòa An, xã Long Thuận và tổ hợp tác sản xuất rau an
toàn xã Mỹ An Hưng B đã được bán trong Siêu thị Đồng Tháp, sản phẩm xoài
đạt chuẩn GlobalGap của hợp tác xã Mỹ Xương, sản phẩm chan han toàn của
hợp tác xã Bình Thạnh… Các ngành, đơn vị chức năng chuẩn bị tốt các điều
kiện cho việc thực hiện hợp tác với các đối tác Hà Lan, Nhật Bản về phát triển
hoa kiểng, lúa, thuỷ sản, cây ăn trái, với Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn
Quốc về dự án Hợp tác công tư trong lĩnh vực nông nghiệp, mở ra nhiều triển
vọng mới cho phát triển nông nghiệp của địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp, 2014).
Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh trong năm
2014 đạt 562.764 ha, giảm 1,62% so với năm 2013 (giảm 9.270 ha), nguyên
nhân chính của việc giảm diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2014
là do diện tích lúa vụ Thu Đông giảm mạnh trong năm. Diện tích lúa Thu
Đông giảm là do một số diện tích lúa Hè Thu thu hoạch trễ nên người dân đã
chuyển qua xuống giống lúa Đông Xuân sớm, mặt khác giá lúa trong năm
không cao nên người dân đã chuyển một số diện tích từ trồng lúa sang trồng
các loại hoa màu khác. Trong tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, diện
tích gieo trồng lúa chiếm 528.673 ha, giảm 2,42% (giảm 13.098 ha) so với

năm 2013. Sản lượng lúa trong năm đạt 3.299.894 tấn, giảm 27.053 tấn (giảm
0,81%) so với năm 2013. Sản lượng lúa của tỉnh năm 2014 so với năm 2013
giảm chủ yếu là do giảm sản lượng lúa vụ Thu Đông, trong khi diện tích vụ
Đông Xuân và vụ Hè Thu đều tăng nhẹ. Cụ thể: vụ Đông Xuân diện tích giảm
750 ha, nhưng sản lượng tăng 24.200 tấn; vụ Hè Thu diện tích tăng 210 ha và
sản lượng tăng 18.359 tấn; vụ Thu Đông diện tích giảm 12.557 ha và sản
lượng giảm 69.611 tấn.
Các loại cây trồng hàng năm khác diện tích và sản lượng đều có sự biến
động. Cụ thể: sản lượng bắp đạt 36.357 tấn giảm 2.660 tấn, mía sản lượng đạt
4.440 tấn giảm 226 tấn, lác sản lượng đạt 1.383 tấn tăng 249 tấn, rau các loại
sản lượng đạt 169.224 tấn tăng 10.685 tấn, đậu phộng sản lượng đạt 891 tấn
giảm 125 tấn, đậu tương sản lượng 1.400 tấn giảm 361 tấn… Nguyên nhân
biến động sản lượng của các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác
11


×