Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giáo trình đàn phím điện tử ORGAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.09 MB, 69 trang )

Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

MỤC LỤC
Trang
2

Lời nói đầu
Nội dung

H
ĨN

Chương 1. GIỚI THIỆU ĐÀN

1. Nguồn gốc và cấu tạo đàn Organ .....................................................................5

T

2. Làm quen với đàn Organ...................................................................................9

À

3. Bài tập luyện ngón hai tay...............................................................................11
Chương 2. GAM, GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG (Cdur)

H

1. Bài tập gam Cdur 1 quãng 8; 2 quãng 8 (2tay)................................................14

C


2. Giới thiệu vòng hòa thanh T - S - D7 - T giọng Cdur......................................17


H
I

3. Bài thực hành giọng C dur (Bài hát Mầm non)............................................... 21
Chương 3. GAM, GIỌNG LA THỨ (Amoll)

1. Bài tập gam Amoll...........................................................................................23


Đ

2. Giới thiệu vòng hòa thanh t - s - D7 - t giọng Amoll......................................25
3. Bài thực hành giọng A moll (Bài hát Mầm non)..............................................26

N


Thực hành một số bài hát Mầm non.....................................................................28

I

Bài tập nâng cao...................................................................................................58

V

Tài liệu tham khảo................................................................................................69


Ư
H
T

1


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay có rất nhiều tài liệu Đàn phím điện tử phục vụ cho việc dạy và
học ở các trường âm nhạc nhưng chưa có giáo trình Đàn phím điện tử (ORGAN)
viết cho sinh viên ngành giáo dục Mầm non phù hợp với chương trình chi tiết

H
ĨN

của Trường Đại học Hà Tĩnh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tập hợp,
chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và biên soạn thêm hợp âm đệm hòa

T

thanh (tay trái), ngón bấm cho phần giai điệu (tay phải) để giúp sinh viên thực
hành tốt các bài tập (bài hát chương trình Mấm non).

À

Trước tình hình đó, chúng tôi biên soạn cuốn “Đàn phím điện tử”

H


(ORGAN) với mục đích làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên Sư phạm Mầm non.

C

Để đảm bảo tính khoa học trong quá trình biên soạn, một mặt chúng tôi luôn có ý


H
I

thức đối chứng, so sánh các tài liệu khác để tìm hiểu, phát huy những cách biên
soạn hay, hợp lý. Mặt khác, chú trọng đến đặc điểm của người học (Sinh viên hệ
Đại học, Cao đẳng Mầm non theo địa bàn Hà Tĩnh) nhằm lựa chọn những nội


Đ

dung kiến thức cần thiết, sát hợp với người học để bổ sung đưa vào bài giảng.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn bám sát chương trình, mục đích trình

N


độ của người học để lựa chọn và xác định dung lượng kiến thức đưa vào bài
giảng, luôn cố gắng để bài giảng được hoàn thiện. Song do lần đầu biên soạn,

I

chắc chắn còn có những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của đồng


V

nghiệp và các bạn sinh viên.

Ư
H
T

Nội dung bao gồm 3 chương
Chương 1. Giới thiệu đàn
Chương 2. Gam, giọng Đô trưởng (Cdur)
Chương 3. Gam, giọng La thứ (Amoll),
THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI HÁT MẦM NON (Soạn hợp âm và ngón bấm cho
tay trái và tay phải)

2


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

1. Thông tin chung về học phần
1.1. Tên học phần: ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ (ORGAN)
1.2. Đơn vị học trình: 2 ĐVHT
1.3. Trình độ sinh viên: Đại học Mầm non

H
ĨN

1.4. Phân bố thời gian : 30 tiết (4 LT- 26 TH – KT thường xuyên)

1.5. Điều kiện tiên quyết: Học phần Âm nhạc cơ bản

2. Mục tiêu

T

Học phần Đàn phím điện tử dành cho các lớp Đại học Mầm non gồm các
mục tiêu sau:
2.1. Kiến thức

H

À

- Giúp người học hiểu được sơ lược về nguồn gốc cấu tạo, cách sử dụng và bảo

C

quản đàn Organ.


H
I

2.2. Kỹ năng

Chạy gam thành thạo, đàn đúng kỹ thuật ngón, giai điệu các bài hát Mầm
non. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng đàn, nghe nhạc, nhận biết và cảm thụ âm



Đ

nhạc, tiết tấu,.. Biết vận dụng tốt vào thực hành đàn giai điệu các bài hát trong
chương trình Mầm non.
2.3. Thái độ

N


Bồi dưỡng tình cảm thị hiếu nghệ thuật âm nhạc cho sinh viên thông qua

I

các tác phẩm âm nhạc. Biết thưởng thức, cảm nhận cái hay, cái đẹp, phát triển

V

tính tư duy và sáng tạo nghệ thuật âm nhạc, say mê, kiên trì luyện tập.

Ư
H
T

Cấu trúc chương trình: Bài giảng Đàn phím điện tử gồm ba chương
- Chương 1: cung cấp kiến thức lí thuyết cần thiết cho sinh viên về nguồn gốc
cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản đàn, một số qui định kỹ thuật ngón bấm cho
hai tay làm cơ sở để thực hành các bài tập(đàn giai điệu các bài hát trong chương
trình Mầm non).

3



Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

- Chương 2: cung cấp cho sinh viên kiến thức cần thiết về kỹ thuật đánh gam
(chạy gam) Cdur, thực hành bài tập giọng C dur, phương pháp đánh tác phẩm,
cách xác định và đặt hợp âm, chọn tiết tấu, âm sắc phù hợp và sử lý sắc thái tình
cảm cho từng bài hát.
- Chương 3: cung cấp cho sinh viên kiến thức cần thiết về kỹ thuật đánh gam,

H
ĨN

thực hành bài tập giọng Amoll.

4. Phương pháp thực hiện:

T

Ngoài việc nêu những khái niệm chung như những tài liệu khác, chúng tôi

À

đã cụ thể hoá một số vấn đề mà lý thuyết âm nhạc còn mang tính ước lệ, trừu

H

tượng,...Các bài tập được chọn lọc, sát với nội dung chương trình mới ở trường

C


Mầm non, phù hợp với thời lượng, đối tưọng học. Chúng tôi đã nghiên cứu, biên


H
I

soạn các hợp âm; soạn ngón bấm (thế tay) khoa học, phù hợp cho từng bài tập và
thuận lợi cho việc thực hành luyện tập của sinh viên.
Những nội dung về phương pháp và thực hành bài tập đàn được thực hiện


Đ

đan xen một cách hợp lý trong từng tiết học.

Để đạt được mục tiêu đề ra, việc dạy và học cần phải chú ý tới những yêu cầu sau:
4.1. Sinh viên:

N


- Đọc, nghiên cứu trước đề cương bài giảng để nắm được những kiến thức lý

I

thuyết về phương pháp học đàn.

V


- Luyện tập gam, tự học vỡ bài tập đàn ở nhà. Nắm vững giai điệu, kỹ thuật ngón

Ư
H
T

bấm (tay phải), học thuộc và chuyển hợp âm đúng thế tay (tay trái).
- Thực hành đủ các bài tập được giao, đạt yêu cầu các bài kiểm tra thường xuyên.
- Dự thi kết thúc học phần.
4.2. Giảng viên:
- Hướng dẫn sinh viên đọc thuộc giai điệu, gõ phách chính xác, nghe và nắm

vững tiết tấu của bài hát, cách tự học đàn ở nhà.
Chú trọng vào thực hành rèn luyện khả năng nghe và cảm nhận tiết tấu.

4


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐÀN ORGAN
I. Mục tiêu
- Giúp người học hiểu được sơ lược về nguồn gốc cấu tạo, cách bảo quản

H
ĨN

và sử dụng đàn Organ.


- Hiểu và thực hành được kỹ thuật năm ngón - năm nốt, kỹ thuật bấm rộng bấm hẹp và kỹ thuật luồn ngón - vắt ngón.
II. Yêu cầu

À

T

Ngồi đúng tư thế, ngón bấm đúng qui định. Tay trái chuyển hợp âm linh

H

hoạt, nhẹ nhàng. Tay phải đánh đúng giai điệu, đúng kỹ thuật ngón.

C

BÀI 1. NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO


H
I

1. Nguồn gốc

Đàn Organ là loại đàn phát triển ở Ý từ năm 1600 với tác giả tiêu biểu là
Frecobatdi (1583 -1643). Đàn Organ rất thông dụng và được phổ biến rộng rãi


Đ

khắp các nước trên thế giới. Hiện nay đàn được sử dụng dạy – học ở các trường

học âm nhạc và các trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non,...

N


Đàn Organ điện tử chỉ mới xuất hiện từ năm 1970 ở các nước Mỹ, Nhật, Nga,

I

Ytalia,..Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loại đàn organ nhãn hiệu

V

khác nhau như: Kawai, Roland, Technics,...nhưng phổ biến hơn là hai hãng
Yamaha và Casio. Chức năng phong phú và đa dạng, mỗi loại đàn thường có

Ư
H
T

những tính năng độc đáo, ưu việt khác nhau.
ĐÀN ORGAN YAMAHA

5


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

2. Cấu tạo: Đàn thường có hai bộ phận chính.
a. Bàn phím: Cũng giống như bàn phím đàn piano, bàn phím đàn organ được sắp

xếp theo thứ tự 7 nốt nhạc từ thấp lên cao tương ứng với qui ước quốc tế ghi bằng
chữ cái:

DO RE MI FA SOL LA SI...
C

D

E

F

G

A

B...

H
ĨN

Đàn có 2 loại phím:

- Phím trắng: Khi đánh những phím này chúng ta sẽ được nghe những âm
(nốt)tự nhiên: đô, rê, mi...

À

T


- Phím đen: Khi đánh những phím này chúng ta sẽ được nghe những nốt

Bb

Db

Eb

H

Gb

Ab

Bb

A#

C#

D#

F#

G#

A#

thăng (lên 1/2 cung) hay giáng (xuống 1/2 cung), các nốt thăng, giáng không có
kí hiệu riêng mà phải gọi theo bậc dưới thăng(#) hoặc bậc trên giáng(b):

Db

Eb

Gb

Ab

C#

D#

F#

G#

ĐO RE

MI

3 phím trắng

I

2 phím đen

V


H

I


Đ

FA SON LA SI

N


C

ĐO RE

MI

FA SON LA SI

4 phím trắng

3 phím trắng

4 phím trắng

3 phím đen

2 phím đen

3 phím đen


Chúng ta quan sát cách sắp xếp các phím trắng và phím đen để nhận ra tên các phím:
Nhóm thứ nhất gồm 3 phím trắng và 2 phím đen, phím trắng đầu tiên (bên

Ư
H
T

trái sang) là phím ĐÔ.

C3D3E3 F3G3...

6


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

- Phím ĐÔ thấp nhất (bên trái sang) gọi là phím ĐÔ1, phím ĐÔ tiếp theo
là phím ĐÔ2, ĐÔ3... các phím khác cũng tính như vậy. Ví dụ phím RÊ1, RÊ2...
Lưu ý: Trên bài hát hoặc bản nhạc viết cho đàn organ, các nhà sư phạm âm nhạc
đã soạn số ngón tay thuận lợi nhất cho thế tay. Bởi vậy, chúng ta nên bấm đúng
số ngón, nhất là đối với những người mới bước đầu học đàn. Trong điều kiện

H
ĨN

không có đàn ở nhà để luyện tập, sinh viên nên tự học dựa theo sơ đồ bàn phím
đàn organ (vẽ trên bìa tỉ lệ 1:1)
BÀN PHÍM ĐÀN ORGAN
Tay trái


À

Tay phải

C


H
I

H

T

C C1 D1 E1 .................. C2 D2 E2 ................. C3D3 E3 .................. C4D4 E4 .................. C5 D5 E5...........................

b. Các chức năng khác


Đ

+ Chức năng điều chỉnh tiết tấu: đàn Yamaha gọi là Style, Casio gọi là
Rythm

N


Tuỳ theo từng loại đàn mà tiết tấu có thể nhiều hay ít. Thường có hơn 100

I


tiết điệu, được chia thành nhiều nhóm: Pop, PopBalad, Rok, Disco...Trong mỗi

V

nhóm, các tiết điệu cơ bản giống nhau. Chúng ta phải căn cứ vào số chỉ nhịp,
tính chất, thể loại tác phẩm ... để chọn tiết tấu cho phù hợp.

Ư
H
T

- Các bài hát, bản nhạc viết theo nhịp 3/4, 3/8, 6/8...có thể dùng tiết tấu:

Vallse, Boston, Slow, Rock...
- Nhịp 2/4, 4/4, 2/8 có thể sử dụng tiết tấu: Disco, Pop, Mambo, Cha cha

cha, Tango, Foxtrot, Samba...
Chỉnh điệu đệm: Bấm vào nút Style (Rythm), sau đó sử dụng bảng số hoặc
vòng quay dữ liệu để chọn 1 điệu thích hợp cho bản đàn.
+ Chức năng điều chỉnh âm sắc: đàn Yamaha gọi là Voice, Casio gọi là Tone)
7


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

Phần lớn đàn organ hiện nay đều có trên 100 âm sắc, mô phỏng các loại
nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, nhạc cụ dân tộc...Việc sử dụng âm sắc nào
cho phù hợp, phụ thuộc vào thể loại, tính chất của tác phẩm và sự cảm thụ âm
nhạc cũng như sự sáng tạo của người chơi đàn.

Chỉnh tiếng: Bấm vào nút Voice (Tone), sau đó sử dụng bảng số hoặc vòng

H
ĨN

quay dữ liệu để chọn tiếng thích hợp mà bạn muốn dùng chơi bản đàn.

Chỉnh tốc độ nhanh, chậm (tempo): Bấm vào nút tempo, sau đó sử dụng các

T

mũi tên lên xuống, hoặc nút + - trên bảng số, hoặc vòng quay dữ liệu để chọn

À

tốc độ thích hợp cho bản đàn.

H

+ Một số từ được ghi trên đàn - các nút điều khiển các chức năng
- Tempo:

Tốc độ (độ nhanh, chậm của tiết tấu)

- Intro:

Dạo đầu

- Ending:


Kết thúc

- Fillin 1:

Dồn trống, đập nhịp kiểu 1

- Fillin 2:

Dồn trống, đập nhịp kiểu 2

- Normal:

Bình thường

C


H
I


Đ

- Synchro/ Start? Stop: Khởi đầu/ Phần đệm và tắt
- Memory:

I

- Voice:


V

- Transpose:
- Echo:

Ư
H
T

N


Bộ nhớ

Âm sắc, tiếng

Chuyển cung, dịch giọng

Tiếng vọng

- Registration Memory: Bộ nhớ các âm sắc
- Accomp Volume: độ to nhỏ của phần đệm
- Clear:

Xóa, làm sạch

Bài tập: - Thực hành chọn tiết tấu: Disco, Baet, Fox, Waltz, March, Rumba,
Chachacha, Tanggo, Samba,...
- Thực hành chọn âm sắc: Piano, Organ, Flute, Clarinet, String,...


8


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

BÀI 2. LÀM QUEN VỚI ĐÀN ORGAN
1. Một số chỉ dẫn chung khi luyện tập đàn
a. Quy định số ngón tay (cho cả 2 tay)
- Ngón cái:

số 1

- Ngón trỏ:

... 2

1

- Ngón giữa: ... 3
- Ngón áp út: ... 4
- Ngón út:

... 5

C

b. Tư thế ngồi


H

I

H
ĨN

2 3 4 5

H

À

T

- Ngồi thẳng lưng, không so vai, toàn thân và hai tay thả lỏng, thoải mái.
- Không ngồi quá sát vào thành bàn phím, nên cách bàn phím khoảng 20 –
25 cm, tuỳ theo độ dài cánh tay người chơi đàn.


Đ

- Hai chân để tự nhiên, đầu gối gập, không nên duỗi thẳng.
- Cánh tay và cổ tay luôn thả lỏng, mềm mại, không lên gân làm cứng cổ
tay. Khi đánh những âm thanh ngắt, gọn (Staccato), có thể dùng ngón tay phối

N


hợp với cổ tay bật nẩy...

I


- Bấm xuống đàn bằng phần thịt đầu ngón tay. Ngón tay cong, khum tròn

V

(không duỗi thẳng, gãy đốt).

Ư
H
T

9


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

c. Tư thế đứng: Cũng có thể luyện tập hoặc biểu diễn ở tư thế đứng, cần chú ý
chỉnh chân đàn vừa với tầm vóc và tay của người chơi đàn. Tư thế người đứng
thẳng, chân mở rộng bằng vai, mặt phím đàn cần để cao tương ứng với hai tay
như ở tư thế ngồi.

C


H
I

2. Cách bảo quản

À


H

H
ĨN

T


Đ

Đàn đặt trong vỏ đàn (hộp đàn), luôn được để trên giá (chân đàn) nơi khô
ráo, thoáng mát (tránh ánh nắng hoặc nơi ẩm ướt). Sử dụng xong cần ngắt điện,
rút nguồn và đậy nắp vỏ đàn. Không tỳ mạnh tay lên hệ thống phím đàn hoặc các

N


nút điều khiển, tránh va đập khi vận chuyển. Tránh dùng âm lượng quá mạnh

I

liên tục trong thời gian dài, tránh để gần T.V và Radio làm ảnh hưởng tới đài tiếp

V

sóng. Người sử dụng đàn cần phải cắt ngắn móng tay để thuận lợi trong khi bấm
và tránh rách xước bàn phím.

Ư

H
T

Bài tập

- Thực hành luyện tập tư thế ngồi đàn, tư thế đứng đàn, tư thế bàn tay và

ngón bấm cả hai tay.
- Ghi nhớ số ngón bấm để vận dụng vào đánh gam.

10


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

BÀI 3. BÀI TẬP LUYỆN NGÓN HAI TAY
1. Bài luyện ngón tay phải, tay trái
a. Tay trái (T.T) luôn bấm trong phạm vi từ phím DO1 đến FA2 (quãng 11)
các hợp âm thể gốc hoặc thể đảo theo thứ tự đã được ghi trên bản nhạc (vòng

H
ĨN

hoà thanh). Có nhiều cách bấm, xếp ngón nhưng cách tốt nhất là phải dựa theo
loại hợp âm (hợp âm ba, hợp âm bảy) cấu tạo của hợp âm (thể gốc, đảo1, đảo 2)
* Hợp âm ba:
- Thể gốc thường bấm ngón: 4 - 2 - 1
- Thể đảo 1 :

5-3-1


- Thể đảo 2:

5-2-1

C

Ví dụ: + Hợp âm Đô trưởng (C)
- Thể gốc(C – E – G)

4

2

1

V

I

N



H
I

À

H


- Thể đảo 1(E – G – C)


Đ

5

3

T

- Thể đảo 2 (G – C – E)

1

5

2

1

* Hợp âm bảy: Có nhiều cách bấm cho thể gốc, thể đảo nhưng đối với người
mới học đàn thì nên bấm thể đảo 3 bỏ bớt âm 5

Ư
H
T

- Thể đảo 3 (hợp âm 2): Bấm ngón 4 - 3 - 1


- Thể đảo 3(G2): F- G - B

- Thể gốc (ít dùng)
- Thể đảo 1 (ít dùng)
- Thể đảo 2 (ít dùng)

4 3

11

1


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

b. Tay phải (T.P) luôn đảm nhiệm chức năng đánh giai điệu (cũng có khi bấm
hợp âm), bởi vậy khi mới tập đánh đàn, người học phải hết sức chú ý về thế tay,
đánh đúng số ngón đã được ghi phía trên (hoặc dưới) nốt nhạc. Tuyệt đối không
tuỳ tiện bấm ngón theo sở thích, thói quen của cá nhân.
- Kỹ thuật năm ngón - năm nốt:

H
ĨN

Năm ngón tay đặt sẵn sàng trên năm nốt. Đây là yếu tố kỹ thuật giúp rèn
luyện bàn tay nhanh nhẹn nhằm giữ cho bàn tay đàn luôn đẹp, gọn gàng.

Tập chậm từng tay, sau đó ghép hai tay nhiều lần.


C


H
I

H

À

T

- Kỹ thuật bấm rộng, bấm hẹp
Bấm rộng: vươn rộng bản tay để đánh những nốt nhạc ở khoảng cách
rộng của giai điệu sao cho thuận lợi nhất.
Bấm hẹp có nghĩa là thu hẹp bàn tay để đánh những nốt ở khoảng cách
hẹp sao cho thuận lợi nhất.

I

N



Đ

Năm ngón – năm nốt

Ư
H

T

V

Bấm rộng

Bấm hẹp

- Kỹ thuật luồn ngón - vắt ngón
Kỹ thuật luồn ngón - vắt ngón thường sử dụng trong nét nhạc chạy dài nối
liền. Khi luồn ngón nên chú ý để bàn tay và cổ tay mềm mại.
Bài tập số1

12


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

Bài tập số 2

+ Bài luyện ngón tay phải:

1 2 ...

+ Bài luyện ngón tay trái (TT):

5 4 ...

N



C

= 1 phách


H
I


Đ

+ Bài luyện ngón 2 tay cùng giai điệu:

Ư
H
T

I

V

5 4 ...

H
ĨN

= 1 phách

H


À

T

= 1 phách

1 2 ...

Yêu cầu: Đàn đúng ngón, đúng tư thế. Tập kỹ từng tay, nhịp độ chậm (
ghép 2 tay và nâng nhịp độ nhanh hơn.

13

= 80),


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

CHƯƠNG 2. GAM ĐÔ TRƯỞNG (C DUR)
I. Mục đích
- Sinh viên nắm được kỹ thuật chạy gam C dur, chuyển hợp âm theo hòa
thanh T – S – D7

H
ĨN

- Biết vận dụng kết hợp hai tay thuần thục các bài hát ở giọng C dur.
II. Yêu cầu


T

Ngồi đúng tư thế, ngón bấm đúng qui định. Tay trái chuyển hợp âm linh

À

hoạt, nhẹ nhàng. Tay phải đánh đúng giai điệu.
Nội dung

H

BÀI 1. BÀI TẬP GAM C DUR

C

1. Chạy gam C dur 1 quãng 8 (2 tay) tay trái xuống một quãng 8


H
I

N


(TT) 5 4 ...

I


Đ


(TP) 1 2...

- Tập riêng từng tay ở nhịp độ chậm (

V

= 80 ) đến nhanh dần, sau đó ghép hai tay.

- Ghép hai tay chậm, đúng ngón. Kết hợp gõ phách, nghe tiết điệu: Disco, Beat,

Ư
H
T

Fox,...

- Cách bấm ngón (đánh lên rồi ngược lại):
Tay trái (TT): 54321 321 23 12345

Tay phải (TP): 123 12345 4321 321

Lưu ý: Ngồi đúng tư thế, ngón bấm đúng kỹ thuật.
Đọc nhẩm thuộc số ngón và thuộc tên nốt trên phím đàn.
Tập kỹ nhiều lần đến thuần thục.

14


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh


2. Chạy gam Đô trưởng 2 quãng 8 (2tay) tay trái xuống một quãng 8
+ Bài tập nốt đen (Có thể đánh gam theo tiết tấu Disco - nhịp độ chậm rồi nhanh
dần):

(TT) 5 4 ...

(TP) 1 2...

Tập riêng từng tay, tốc độ chậm

H

= 80 đến nhanh dần

Ghép hai tay chậm, đúng ngón.

C


H
I

Cách bấm ngón (đánh lên rồi ngược lại)

À

H
ĨN


T

+ Bài tập nốt đơn: (đánh nhanh hơn nốt đen)

V

I

N



Đ

+ Bài tập kết hợp nốt đơn, đen, trắng: (tay phải)

Ư
H
T

Yêu cầu: - Tập chậm từng câu ngắn (3 nhịp), gõ phách giữ đều nhịp. Sau khi
thành thạo nâng nhịp độ nhanh dần.
15


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

- Kết hợp đánh giai điệu và nghe, ghép tiết tấu Disco, Beat, Fox,...
3. Các bước tiến hành luyện tập
+ Tay phải (TP) luôn đảm nhiệm chức năng đánh giai điệu (cũng có khi bấm

hợp âm), bởi vậy khi mới tập đánh đàn, người học phải hết sức chú ý về thế tay,
đánh đúng số ngón đã được ghi phía trên (hoặc dưới) nốt nhạc. Tuyệt đối không

H
ĨN

tuỳ tiện bấm ngón theo ý thích, thói quen cá nhân.

+ Tay trái (TT) luôn bấm hợp âm, đệm cho giai điệu, theo vòng hòa thanh đã

T

được biên soạn trên bản nhạc. Thông thường tay trái chỉ bấm hợp âm thể đảo

À

hoặc thể gốc trong phạm vi quãng 11(từ phím Đô đến Fa 1)

H

* Đối với sinh viên ngành Mầm non, học đàn chủ yếu là để đánh giai điệu các bài hát
trong chương trình.

C

+ Cách đánh bài hát thực hiện qua các bước sau:


H
I


- Xác định giọng, điệu, âm chủ của bản nhạc để chọn hợp âm, tiết tấu phù hợp.
- Đọc thuộc giai điệu (đọc chính tả - nếu không đọc được cao độ), gõ phách giữ đều nhịp.


Đ

- Chọn âm sắc, nhịp độ để thể hiện sắc thái tình cảm bài hát.
- Tay phải đánh giai điệu theo số ngón đã được ghi tên từng nốt nhạc kết hợp đập
chân nhẹ nhàng theo từng câu ngắn (tiết nhạc) theo lối móc xích.

N


- Đánh cả bài kết hợp mở tiết tấu đàn ở nhịp độ chậm, khi thuần thục tăng tempo

I

nhanh dần đạt yêu cầu của bài.

V

- Tay trái tập bấm chuyển các hợp âm (thể gốc hoặc thể đảo) theo vòng hoà
thanh đã ghi trên bản nhạc theo nguyên tắc bấm: âm chung giữ nguyên.

Ư
H
T

- Mở tiết tấu, ghép 2 tay (tay trái bấm hợp âm, tay phải đánh giai điệu) từng câu nhạc

ngắn rồi cả bài ở nhịp độ chậm sau đó nhanh dần.
- Khi đã thuần thục, ta phải xử lý tác phẩm như đổi tiếng cho từng câu, đoạn nhạc
hoặc câu dạo nhạc cho phù hợp với bài hát nhằm góp phần tạo hình tượng tác phẩm.
Câu hỏi và bài tập
1.Tập bài thực hành một số kỹ thuật ngón bấm số 1, số 2
2. Luyện ngón gam Cdur.
16


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

BÀI 2. GIỚI THIỆU VÒNG HOÀ THANH
(T – S – D7 – T)
Có nhiều cách đặt và liên kết các hợp âm (còn gọi là vòng hoà thanh hoặc
công năng). Tuỳ theo giai điệu của bài hát mà người ta sử dụng và liên kết các

H
ĨN

hợp âm nhưng theo vòng hoà thanh cổ điển Châu Âu thì khi liên kết các hợp âm
người ta không đi từ D7 sang S(s) vì như vậy sẽ tạo cảm giác bất ổn, chói tai. D7
là một hợp âm nghịch cần giải quyết về T(t)
T(t)
TSVI

D,D7

C

S(s)



H
I

À

H

T

1. Vòng hoà thanh T – S – D7 – T giọng Cdur (C – F – G7 – C)
- Hợp âm ba chủ (bậc I):

C

Kí hiệu: T

- Hợp âm ba hạ át (bậc IV): F


Đ

- Hợp âm bảy át (bậcV7):

T

I

V


N


Kí hiệu: S

G7

Kí hiệu: D7

S

D7

Tay trái bấm, chuyển hợp âm C - F - G7- C

Ư
H
T

Yêu cầu: bấm đúng ngón, chuyển nhanh, thuần thục
2. Bài tập ứng dụng: Chuyển hợp âm theo vòng hòa thanh T- S- D7-T
+ Giọng Cdur

C
T

F
S


+ Giọng Gdur

G7
D7

C
T
17

G
T

C
S

D7
D7

G
T


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

+ Giọng F dur

F

Bb


+ Giọng Amoll

C7

F

Am

Dm

E7

Am

H
ĨN

Lưu ý: Ngoài việc sử dụng các hợp âm chính (T - S - D7), còn sử dụng các hợp
âm bậc II, III, VI để đệm trong bài hát tạo cho hòa thanh thêm phong phú.
Một số gợi ý về cách đặt hợp âm cho bài hát Mầm non
* Cách chọn hợp âm

À

T

Với số lượng ít ỏi những bài hát đưa vào trong giáo trình đàn đã được biên

H


soạn số ngón, hợp âm. Bài hát Mầm non phục vụ việc dạy hát, nghe hát có rất

C

nhiều nhưng một số bài chưa có phần hòa âm, bởi vậy muốn đánh các bài hát


H
I

này, giáo viên cần phải biết cách chọn hợp và đặt hợp âm trên bản nhạc.
Tuỳ giọng của tác phẩm, mục đích, ý nghĩa của việc đánh đàn để chọn hợp âm .
Ví dụ đệm hát hoặc đánh những tác phẩm lớn trên trên sân khấu, người ta thường


Đ

dùng hết các hợp âm có quan hệ cấp một (họ hàng gần) nhưng với cô giáo mầm non
và “khán giả nhí” thì chỉ nên sử dụng những hợp âm 3 chính, cần thiết nhất của
giọng đó là:

N


- Hợp âm ba chủ: T hoặc t (hợp âm 3 ở bậc I - chủ)

I

- Hợp âm ba hạ át: S hoặc s (hợp âm 3 ở bậc IV – hạ át)


V

- Hợp âm bảy át:

Ư
H
T

D7

(hợp âm 7 ở bậc V - át)

Ngoài ra có thể dùng các hợp âm hợp âm chính của giọng song song (bậc II, III,
VI - hợp âm ba ở bậc VI có tên gọi TSVI)
Ví dụ: - Bài hát ở giọng Cdur dùng các hợp âm: C, F, G7, Am.
- Bài hát ở giọng Gdur dùng các hợp âm: G, C, D7, Em.
- Bài hát ở giọng Amoll dùng các hợp âm Am, Dm, E7, C.

* Cách đặt hợp âm
- Hợp âm được viết bằng ký hiệu phía trên khuông nhạc vào vị trí phách mạnh.
18


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

- Mở đầu bài hát (câu1) nên đặt hợp âm ba chủ để tạo màu sắc điệu tính và
cảm giác ổn định của âm chủ (T,t)
- Kết thúc bài phải đặt hợp âm ba chủ nhằm khẳng định giọng điệu (T,t)
- Kết câu 1 (bài 2 câu) thường dùng hợp âm ba át hoặc bảy át (D, D7)
- Đầu câu 2 đặt hợp âm ba chủ (giống đầu câu 1)


H
ĨN

- Cuối câu 2 (trước kết bài) đặt hợp âm D7 để sau đó giải quyết về T (t).
- Các hợp âm S và TSVI được đặt giữa các hợp âm có tính bắt buộc trên.

T

- Các hợp âm cần đặt đầu nhịp, ngay trên phách mạnh hoặc phách mạnh vừa.

À

Làng tôi

Ví dụ:

Nhạc và lời: Văn Cao

C


H
I

Ư
H
T

V


I

N


H


Đ

Các hợp âm sử dụng trong bài hát: Hợp âm tay trái: C, Am, F, G7

5

2

1

5

3

1

4

19

2


1

43

1


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

Hướng dẫn:
Chọn tiết điệu :Walltz; chọn âm sắc; Flute; chọn nhịp độ: Tempo 120
Tay phải đàn giai điệu, tập chậm và thuộc từng câu ngắn.Ghép nối cả bài
nhiều lần đến thuần thục.Tay trái chuyển các hợp âm nhanh, thuộc theo câu hát.
Ghép 2 tay, kết hợp nghe tiết điệu giữ để đàn đúng nhịp. Thể hiện sắc thái tình

H
ĨN

cảm tác phẩm.

Yêu cầu: - Tay trái chuyển hợp âm đúng ngón, nhanh, thuần thục.
- Tay phải đàn đúng giai điệu, đúng kỹ thuật ngón.

À

* Nhận biết tiết điệu

H


T

Căn cứ vào tính chất âm nhạc: nhịp điệu, tiết tấu kết hợp tai nghe và sự
cảm nhận về âm nhạc để lựa chọn tiết điệu phù hợp với bài hát, bản nhạc.

C

Ví dụ: - Các bài hát, bản nhạc nhịp nhịp 2/4, 2/ 8 chọn điệu Disco, Beat,


H
I

Fox, Ponka, Pop, Mambo, Chachacha, Tango, Foxtrot, Samba...,…
- Các bài hát, bản nhạc nhịp 3/4, 3/8, 6/8...có thể dùng tiết tấu: Waltz, Boston,
Slow Rock...
Bài tập


Đ

1. Nêu phương pháp chọn hợp âm và đặt hợp âm trên bài hát.

N


2.Xác định giọng, chọn và đặt hợp âm cho bài hát:

I


Cô và mẹ (Phạm Tuyên)

V

Trường chúng cháu là trường Mầm non (Phạm Tuyên)
Múa vui (Lưu Hữu Phước)

Ư
H
T

Cô giáo miền xuôi (Mộng Lân)
Tập đếm (Hoàng Công Sử)
Sắp đến tết rồi (Hoàng Vân),...

20


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

BÀI 3. BÀI THỰC HÀNH GIỌNG CDUR

Cô và Mẹ
S: Slow Fox, V: Clarinete
Nhạc và lời: Phạm Tuyên

Tem po: 110

C



H
I

- Tiến hành:

N


À

H

H
ĨN

T


Đ

Đọc tên nốt trước khi đàn. Tập riêng từng tay.

I

Tay phải đánh giai điệu, tay trái bấm và chuyển hợp âm. Chú ý bấm

V

bằng đầu ngón tay, cổ tay và bàn tay không để gãy, ngón tay khum lại không

duỗi thẳng để bấm. Vừa tập vừa nhẩm theo nhịp gõ đều đặn.

Ư
H
T

+ Câu 1: đố - mi - son - la - đố - mi - son - la (Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo)
5

1

2

3

5

1

2

1

3

2 3

5

+ Câu 2: la - đố - son - la - đố - la - son - mi - son (Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền)

3

5

2

3

5

3

2

1

21

2


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

Lưu ý: câu 1 và câu 2 gồm 4 nốt: đố - mi - son - la (trong cùng một thế tay).
+ Câu 3: đố- son - la - son - đố - rê - mi (Cô và mẹ là hai cô giáo)
5

2

3


1

3

4

5

2 3
1

H
ĨN

5
3 4 5

T

Lưu ý: nốt son thứ nhất bấm ngón 2, nốt son thứ 2 bấm ngón 1 (chuyển thế tay).
+ Câu 4: la - đố - rế - mí - rế - đố - đố (Mẹ và cô đấy hai mẹ hiền)
1

3

4

5


4

3

3

C


H
I
1

* Xác định:

À

H

3 4 5


Đ

- Bài thuộc giọng Cdur, nhịp 2/4, có 4 tiết nhạc (4 câu hát)
Có thể dùng Style: Slow Fox (8bear), Voice: Clarinete, Tempo: 110
- Tay phải đàn giai điệu từng câu ngắn (mỗi câu tập nhiều lần) rồi nối các câu từ

N



nhịp độ chậm đến nhanh dần.

I

- Tay trái bấm và chuyển hợp âm theo thứ tự vòng hòa thanh đã ghi trên bản nhạc.

V

Hợp âm tay trái: C, F, G7

Ư
H
T
5

3

1

4

2

1

43

1


Bài tập: Đàn thuộc giai điệu, đúng tiết tấu, chuyển hợp âm chính xác và thuần
thục.
22


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

CHƯƠNG 3. GIỌNG LA THỨ (Amoll)
I. Mục đích
- Sinh viên hiểu và thực hành được gam A moll hòa thanh
- Chuyển hợp âm theo hòa thanh t - s - D7- t. Biết vận dụng thực hành đàn

H
ĨN

các bài hát ở giọng Amoll.
II.Yêu cầu

Ngồi đúng tư thế, ngón bấm đúng qui định. Tay trái chuyển hợp âm linh

T

hoạt, nhẹ nhàng. Tay phải đánh đúng giai điệu, đúng kỹ thuật.
III. Nội dung

À

H

BÀI 1. GAM Amoll – BÀI THỰC HÀNH


C


H
I

1. Chạy gam A moll 1 quãng 8 (2 tay), tay trái xuống một quãng 8

I

N


(TT) 5 4 ...

V


Đ

(TP) 1 2 ...

- Tập riêng từng tay ở nhịp độ chậm (

= 80) đến nhanh dần, sau đó ghép hai tay.

- Ghép hai tay chậm, đúng ngón. Kết hợp gõ phách, nghe tiết điệu: Disco, Beat,

Ư

H
T

Fox,...

- Cách bấm ngón (đánh lên rồi ngược lại):
Tay trái (TT): 54321 321 23 12345

Tay phải (TP): 123 12345 4321 321

Lưu ý: Ngồi đúng tư thế, ngón bấm đúng kỹ thuật.
Đọc nhẩm thuộc số ngón và thuộc tên nốt trên phím đàn.
Tập kỹ nhiều lần đến thuần thục.

23


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

2. Gam Amoll 2 quãng 8 (2tay) tay trái xuống một quãng 8
+ Bài tập nốt đen (Có thể đánh gam theo tiết tấu Disco - nhịp độ chậm rồi nhanh
dần):

5 4 ...

1 2 ...

+ Bài tập nốt đơn: (đánh nhanh hơn nốt đen)



H
I

C

5 4 ...

I

N


H

T


Đ

1 2 ...

Tập riêng từng tay, tốc độ chậm

V

À

H
ĨN


= 80 đến nhanh dần.

Ghép hai tay chậm, đúng ngón.
Cách bấm ngón (đánh lên rồi ngược lại)

Ư
H
T

Yêu cầu:

Ngồi đàn đúng tư thế, đúng kỹ thuật ngón, kết hợp nghe tiết tấu, gõ phách.
Phân biệt được phách nguyên: nốt đen; phách chia 2: nốt đơn.
Bài tập

Luyện ngón gam Cdur.

24


Đặng Thị Hà – Đại học Hà Tĩnh

BÀI 2. GIỚI THIỆU VÒNG HOÀ THANH
(t - s - D7 - t) GIỌNG Amoll
1. Vòng hoà thanh t - s - D7 - t giọng Amoll (Am - Dm - E7 - Am)
- Hợp âm ba chủ (bậc I):

Am

- Hợp âm ba hạ át (bậc IV): Dm


Kí hiệu: s

- Hợp âm bảy át (bậcV7):

Kí hiệu: D7

Am

E7
Dm

t

H
ĨN

Kí hiệu: t

E7

C


H
I

s

D7


H

À

T

Tay trái bấm, chuyển hợp âm Am - Dm - E7 - Am

Yêu cầu : bấm đúng ngón, chuyển nhanh, thuần thục
2. Bài tập ứng dụng


Đ

+ Hợp âm ba chính giọng Amoll: Am – Dm –E7
+ Thế tay bấm hợp âm (tay trái)

Am

Ư
H
T
5

2

I

V

1

N


Dm

5

3

E7

1

5 4

2

Yêu cầu: nắm vững các thế bấm từng hợp âm; bấm đúng ngón, đúng phím,
chuyển nhanh và thuần thục theo tiết tấu của đàn.

25


×