Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích truyện ngắn lặng lẽ sa pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.75 KB, 3 trang )

Lặng lẽ sa pa
I. Nhà văn Nguyễn Thành Long.
- Nguyễn Thành Long (1925 -1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) hoạt động văn nghệ ở liên
khu V, sau 1954 ông tập kết ra Bắc, chuyên sáng tác.
- Ông là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 1960
-1970, chỉ chuyên viết truyện ngắn và ký. Đề tài hướng vào cuộc sống sinh hoạt,
lao động đời thường.
- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con
người, mang ý nghĩa sâu sắc.Truyện của ông thường mang chất ký, mang vẻ đẹp
thơ mộng trong trẻo. Đặc biệt văn Thàng Long có khả năng thanh lọc làm tâm
hồn ta trở nên trong trẻo giúp ta thêm yêu cuộc sống, yêu con người.
- Ông viết nhiều, đó cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký. Tác phẩm chính: Bát
cơm cụ Hồ (1955), Gió bấc gió nồm (1956), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962),
Trong gió bão (1963), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Lý
Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984)...
II. Truyện ngắn “ Lạng lẽ Sa Pa”
1.Hoàn cảnh : Truyện được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế lên
Lào Cai của tác giả. Truyện rút từ tập Giữa trong xanh xuất bản năm1972.
2 .Tóm tắt: Rời cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu trèo lên núi.
Bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ mới ra trường trò chuyện với nhau về Sa Pa,
về hội hoạ, về hạnh phúc, tình yêu. Chiếc xe dừng lại để lấy nước và cho hành


khách nghỉ ngơi. Bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sĩ và cô gái về một người cô độc
nhất thế gian. Đó là anh thanh niên 27 tuổi, làm công tác vật lí địa cầu trên đỉnh
Yên Sơn cao 2600m. Anh mời hai người lên nhà chơi, sau đấy họ nói chuyện với
nhau khoảng 30 phút. Anh kể chuyện mình sống và làm việc tại đây. Anh rất yêu và
gắn bó với công việc của mình. Anh cũng thích đọc sách, trồng cây thuốc, trồng
hoa, nuôi gà. Nơi anh ở ngăn nắp, gọn gàng. Nói chuyện với anh, ông hoạ sĩ đó vẽ
anh. Nhưng anh đó giới thiệu với ông hoạ sĩ về ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa,


anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét- những người cũng giống như anh, say mê làm
việc, cống hiến tuổi trẻ, trí tuệ, hạnh phúc cá nhân cho đất nước. Cô kĩ sư sau khi
nói chuyện với anh TN nhận thấy bàng hoàng, thấy mình từ bỏ mối tình đầu nhạt
nhẽo của là đúng đắn và yên tâm với quyết định nhận công tác miền núi. Sau 30
phút nói chuyện, đến giờ ốp, anh TN phải chia tay mọi người trong sự bịn rịn và
quyến luyến. Anh không quên tặng hai người một làn trứng, tặng cô gái một bó
hoa thật đẹp.
3.Nội dung: Truyện kể về cuộc gặp gỡ trong vòng ba mươi phút giữa ông họa sĩ,
cô kĩ sư và anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện nhẹ nhàng, không có những chi tiết li kì, giật gân
- Tình huống nhẹ nhàng mà hợp lí.
- Tên nhân vật đều là những người vô danh -> Hình thành một thế giới những con
người vô danh. Họ không chỉ là những con người cụ thể mà đại diện cho các thế
hệ, ngành nghề trên cả nước đang ngày đêm say mê âm thầm làm việc và cống
hiến mà ta bắt gặp họ ngẫu nhiên trong cuộc đời
- Tên truyện độc đáo, sáng tạo


- Lời văn trong sáng, nhẹ nhàng, giàu chất thơ. Những trang tả cảnh thì ngân nga,
những trang tả tình thì đằm thắm.
5. Chủ đề: Truyện giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chính –
anh thanh niên - với những suy nghĩ sâu sắc và lòng yêu nghề nghiệp, với cách
sống đẹp, trong công việc thầm lặng một mình giữa núi cao mà vẫn không cô độc,
buồn tẻ. Truyện còn ca ngợi và thế giới những con người như anh. Tác giả muốn
nói với người đọc trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con người làm việc và lo
nghĩ như vậy cho đất nước. Qua câu chuyện, tác giả gợi ra vấn đề về ý nghĩa và
niềm vui của lao động tự giác vì những mục đích chân chính của con người. Nếu
chúng ta tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong công việc của mình thì ta sẽ hoàn
thành công việc trong bất cứ hoàn cảnh nào.




×