Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Giáo trình Luật Kinh Tế bài 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.66 KB, 40 trang )

Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

BÀI 3: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
Nội dung

 Khái niệm hợp đồng
 Các yếu tố cấu thành hợp đồng
 Hiệu lực của hợp đồng
 Nội dung của hợp đồng
 Chế tài do vi phạm hợp đồng trong
kinh doanh

Mục tiêu

Hướng dẫn học

 Trang bị cho học viên kiến thức về các yếu
tố cấu thành hợp đồng và các điều kiện để
hợp đồng có hiệu lực

Để học tốt bài này, học viên cần thực
hiện các công việc sau:

 Giúp học viên hiểu được những vấn đề pháp
lý liên quan đến hợp đồng.
 Giúp học viên vận dụng kiến thức pháp luật
về hợp đồng để thực hiện giao kết hợp đồng
và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng
trong thực tế.

Thời lượng



 15 tiết

v1.0

 Đọc kỹ Bài 3 – Pháp luật về hợp đồng
trong kinh doanh trong giáo trình Luật
Kinh tế của Chương trình TOPICA.
 Tích cực thảo luận với giáo viên và
học viên qua mạng Internet.
 Tham khảo thông tin có trên trang web
của Phòng Thương mại và công nghiệp
Việt Nam www.vibonline.com.vn
 Đọc Bộ luật Dân sự 2005, đặc biệt
những chú ý đến những nội dung quy
định về giao dịch dân sự, nghĩa vụ dân
sự và hợp đồng dân sự.

39


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống
Công ty BTN kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và có
chuỗi siêu thị rộng khắp toàn quốc. Để thuận tiện cho
khách hàng khi mua sắm, tất cả các mặt hàng trong siêu
thị của công ty đều được niêm yết giá bán lẻ.

Tháng 10 năm 2008, một trận lụt rất lớn xảy ra trên địa
bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận khiến cho rau xanh trở nên
đặc biệt khan hiếm. Do đã có hợp đồng với nhà cung cấp
từ trước nên siêu thị vẫn có một lượng rau nhất định để
bán với giá tăng ít hơn nhiều so với các chợ truyền thống.
Chính vì lý do này nên số lượng người dân vào siêu thị để
mua rau tăng đột biến. Khách hàng X muốn mua 10kg rau ngót được niêm yết giá bán là
10.000đ/kg. Tuy nhiên, siêu thị chỉ còn 7kg rau ngót nên không thể đáp ứng đề nghị của khách
hàng này. Khách hàng X lập luận rằng việc siêu thị niêm yết giá bán hàng hóa chính là lời đề
nghị giao kết hợp đồng. Hơn nữa, siêu thị không nói rõ số lượng hàng sẽ bán là bao nhiêu nên
việc khách hàng đồng ý mua với một số lượng nhất định thì được coi là khách hàng đã chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó giữa siêu thị và khách hàng đã hình thành một hợp đồng
mua bán rau, vì vậy, siêu thị có nghĩa vụ cung cấp đủ hàng cho khách theo đúng hợp đồng đã
thỏa thuận. Tuy nhiên, phía siêu thị cho rằng, việc niêm yết giá bán hàng hóa không phải là đề
nghị giao kết hợp đồng nên siêu thị không có nghĩa vụ phải cung cấp đủ lượng hàng theo yêu
cầu của khách.
Câu hỏi gợi mở
Ý kiến của anh (chị) về vấn đề này như thế nào?

40

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

3.1.

Khái niệm hợp đồng


3.1.1.

Định nghĩa hợp đồng

Hợp đồng là một trong những phương tiện hữu hiệu
để thực hiện các giao lưu dân sự trong đời sống xã
hội. Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận và có hiệu
lực ràng buộc các bên khi tham gia quan hệ hợp
đồng. Nói các khác, hợp đồng là “luật” do các bên
tự hình thành nên và được nhà nước thừa nhận. Các
hợp đồng đều mang bản chất dân sự, bởi đó là thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Định nghĩa này cho thấy, để tồn tại một hợp đồng thì phải có sự thỏa thuận giữa các
bên. Sự thỏa thuận đó được hình thành từ hai phía, theo đó một bên đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng và một bên đưa ra chấp nhận đề nghị giao kết đó. Đề nghị giao kết
và chấp nhận đề nghị giao kết được coi là điều kiện cần và đủ để hình thành nên một
hợp đồng.
Hợp đồng = Thỏa thuận = Đề nghị giao kết hợp đồng + Chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng
Hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinh doanh thì gọi là hợp đồng kinh
doanh. Nói cách khác, hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinh trong quá
trình chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Điều này lý giải
vì sao các quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự cũng được áp dụng đối với
các hợp đồng kinh doanh. Trong trường hợp các hợp đồng kinh doanh chuyên biệt có
văn bản riêng điều chỉnh thì ưu tiên áp dụng các luật chuyên ngành trước. Chẳng hạn
như Luật Thương mại 2005 có quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh
doanh thì những quy định này sẽ được ưu tiên áp dụng trước. Nếu những vấn đề nào
chưa được điều chỉnh bằng Luật Thương mại thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
3.1.2.


Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh

 Về chủ thể
Chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung và hợp
đồng kinh doanh nói riêng có thể là cá nhân
hoặc tổ chức với điều kiện các chủ thể này phải
có năng lực hành vi dân sự. Chủ thể hợp đồng
có thể trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng hoặc
thông qua người đại diện. Có hai trường hợp đại
diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo
ủy quyền.
Trong giao kết hợp đồng kinh doanh, đại diện theo pháp luật thường xảy ra khi chủ
thể hợp đồng là các doanh nghiệp. Khi đó giám đốc doanh nghiệp hoặc người mà
theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó
sẽ giao kết hợp đồng.
Đại diện theo ủy quyền xảy ra khi chủ thể hợp đồng hoặc người đại diện theo pháp
luật ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện giao kết hợp đồng. Người được
v1.0

41


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

ủy quyền chỉ được ủy quyền lại nếu được người ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật
có quy định cho phép ủy quyền lại.
Những phân tích trên cho thấy chủ thể của hợp đồng chưa chắc đã là chủ thể giao
kết hợp đồng trên thực tế. Do đó không thể đồng nhất hai loại chủ thể này trong
quan hệ hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ phát sinh với chủ thể hợp
đồng mà không phát sinh với chủ thể giao kết hợp đồng.

Thực tế có thể xảy ra trường hợp một bên giao
kết hợp đồng nhưng không phải đại diện theo ủy
quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong
trường hợp này, bên đã thực hiện giao dịch với
người đó có quyền lựa chọn các phương thức
giải quyết hợp đồng đã giao kết như sau:
o Thông báo cho người được đại diện biết và
nếu người được đại diện đồng ý thì hợp đồng
có hiệu lực giữa người được đại diện và bên
đã giao dịch với người đại diện.
o Thông báo cho người được đại diện biết và nếu người được đại diện không
đồng ý thì hợp đồng đã ký hoặc phần hợp đồng ký vượt quá phạm vi ủy quyền
vẫn có hiệu lực giữa người đại diện và người đã giao dịch với người đại diện.
o Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc phần hợp đồng
được giao kết vượt quá phạm vi đại diện và yêu cầu bối thường thiệt hại.
 Về hình thức
Hợp đồng kinh doanh là hợp đồng dân sự phát sinh trong hoạt động kinh doanh
của các chủ thể nên cũng giống như hợp đồng dân sự thông thường, hợp đồng kinh
doanh có thể tồn tại dưới hình thức bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi
cụ thể. Trong thực tế, hợp đồng bằng văn bản có thể được thể hiện dưới dạng các
tài liệu giao dịch hoặc thông điệp dữ liệu điện tử. Hơn nữa, hợp đồng bằng văn bản
có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo ý
chí của các bên.
 Về mục đích của các bên trong hợp đồng
Hợp đồng kinh doanh phát sinh trong hoạt động
kinh doanh của các chủ thể nên ít nhất phải có
một bên chủ thể có mục đích lợi nhuận khi giao
kết hợp đồng. Nếu cả hai bên chủ thể đều không
có mục đích lợi nhuận, hợp đồng được coi là
hợp đồng dân sự đơn thuần. Ngược lại, nếu cả

hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì hợp đồng
được coi là hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề sẽ
trở nên phức tạp hơn nếu một bên có mục đích lợi nhuận và một bên không có mục
đích này. Trường hợp này gọi là giao dịch hỗn hợp.
Để xác định xem đây là hợp đồng dân sự hay thương mại, Luật Thương mại Việt
Nam sử dụng phương pháp như sau:
o Nếu bên có mục đích lợi nhuận không phải là thương nhân thì hợp đồng đã
giao kết là hợp đồng dân sự.
42

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh
o

Nếu bên có mục đích lợi nhuận là thương nhân thì việc xác định hợp đồng dựa
vào ý chí của bên không có mục đích lợi nhuận, cụ thể là:
 Bên không có mục đích lợi nhuận chọn áp dụng quy định của Bộ luật Dân
sự 2005 thì đó là hợp đồng dân sự.
 Bên không có mục đích lợi nhuận chọn áp dụng quy định của Luật Thương
mại 2005 thì đó là hợp đồng kinh doanh.

3.1.3.

Phân loại hợp đồng

Hợp đồng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí
khác nhau, cụ thể như sau:
 Dựa vào hình thức, có hai loại là hợp đồng bằng

văn bản và hợp đồng không bằng văn bản.
 Hợp đồng bằng văn bản bao gồm hợp đồng dưới
dạng tài liệu giao dịch hoặc thông điệp dữ liệu
điện tử. Hợp đồng không bằng văn bản là hợp
đồng được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng hành
vi cụ thể của các bên.
 Dựa vào sự đối ứng về cam kết giữa các bên, có hai loại hợp đồng là hợp đồng có
đền bù và hợp đồng không có đền bù.
o

o

Hợp đồng có đền bù (còn gọi là hợp đồng có đối ứng) là hợp đồng mà các bên
đều đưa ra những cam kết thực hiện lợi ích cho nhau. Ví dụ, hợp đồng mua bán
hàng hóa là hợp đồng có đền bù bởi vì bên bán cam kết chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua còn bên mua cam kết trả tiền theo thỏa thuận cho
bên bán.
Hợp đồng không có đền bù (còn gọi là hợp đồng không có đối ứng) là hợp
đồng mà chỉ một bên đưa ra cam kết thực hiện lợi ích cho bên kia nhưng không
nhận được cam kết lợi ích đối ứng nào. Chẳng hạn như trong hợp đồng tặng,
cho tài sản, một bên hứa tặng bên kia tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng
không có được bất cứ lợi ích nào từ phía người nhận tặng cho.

Pháp luật của các nước theo truyền thống luật Anh – Mỹ không thừa nhận hợp
đồng không có đền bù bởi quan niệm cho rằng không thể có “sự cho không”. Một
người đưa ra cam kết thực hiện lợi ích cho người khác thì luôn tính đến phải được
bù đắp lại bằng một lợi ích nhất định. Tính toán này có thể được biểu lộ hoặc
không được biểu lộ ra ngoài nhưng luôn tồn tại. Vì lý do đó, một lời cam kết chỉ
có hiệu lực ràng buộc người đã cam kết nếu nó được bảo đảm bằng một cam kết
đối ứng. Nói cách khác, hợp đồng chỉ tồn tại dựa trên tính chất “có đi có lại”.

Ngược lại, các nước thuộc hệ thống luật thành văn cho rằng hợp đồng có thể tồn
tại dưới hình thức “cho không” từ một phía. Do đó, nếu lời cam kết của một bên
được thực hiện thì sẽ làm phát sinh hợp đồng và pháp luật bảo hộ cho sự tồn tại
của hợp đồng đó. Hợp đồng đó gọi là hợp đồng không có đền bù, tồn tại dưới các
dạng như hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho vay tài sản không lấy lãi, hợp
đồng gửi giữ tài sản miễn phí…
v1.0

43


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

 Dựa vào mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, có hai loại hợp đồng là
hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ.
o

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng chỉ một bên
có nghĩa vụ, bên có quyền không phải thực
hiện nghĩa vụ đối với bên kia. Trong thực tế,
hợp đồng đơn vụ chiếm số lượng rất nhỏ
trong giao lưu dân sự do tính chất đặc biệt
của nó.
Hợp đồng đơn vụ có thể tồn tại dưới dạng
như hợp đồng cho vay tài sản được các bên
thỏa thuận thời điểm có hiệu lực là khi tài
sản vay đã được chuyển giao cho bên vay.
Kể từ thời điểm có hiệu lực, chỉ bên vay tài sản có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay
cả gốc và lãi đúng thời hạn như đã thỏa thuận, trong khi đó bên cho vay không
phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với bên vay.


o

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Trong thực tế, các hợp đồng chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp đồng song vụ, chẳng
hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tín dụng…

Hợp đồng song vụ và đơn vụ không hoàn toàn đồng nhất với hợp đồng có đền bù
và không có đền bù. Thông thường, hợp đồng có đền bù tồn tại dưới dạng hợp
đồng song vụ. Tuy nhiên, có trường hợp hợp đồng song vụ nhưng không có đền bù
như hợp đồng cho mượn tài sản. Trong hợp đồng này, bên cho mượn không nhận
được lợi ích nào từ bên mượn. Tuy nhiên, bên cho mượn có nghĩa vụ bảo đảm cho
bên mượn được sử dụng tài sản theo đúng công dụng và thời gian như đã thỏa
thuận. Bên cho mượn không được đòi lại tài sản trước hạn trừ trường hợp có nhu
cầu đột xuất và cấp bách nhưng phải báo cho bên mượn biết với thời gian hợp lý.
 Dựa vào mối quan hệ hiệu lực giữa các hợp
đồng, có hai loại hợp đồng là hợp đồng chính và
hợp đồng phụ.
o

o

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực
không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của
nó phụ thuộc vào hợp đồng chính.

Trong thực tế, hợp đồng chính – phụ thường
xuất hiện liên quan đến các giao dịch bảo đảm.
Chẳng hạn hợp đồng tín dụng có sử dụng các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế

chấp. Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính và hợp đồng
cầm cố, thế chấp là hợp đồng phụ.
3.2.

Các yếu tố cấu thành hợp đồng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một hợp đồng sẽ được hình thành nếu giữa
các bên đạt được sự thỏa thuận. Sự thỏa thuận đó được hình thành trên cơ sở của đề
nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
44

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

3.2.1.

Đề nghị giao kết hợp đồng

Khái niệm
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu đạt bằng lời nói hoặc hành động nhằm thể hiện
ý chí của người đề nghị trong việc mong muốn giao kết hợp đồng và chấp nhận chịu
ràng buộc bởi những đề nghị mà họ đã đưa ra đối với bên đã được xác định cụ thể.
Đề nghị giao kết hợp đồng có thể tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau. Chẳng hạn như trong hợp
đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng
có thể là bản chào hàng được đưa ra bởi người bán
gọi là chào bán hàng hoặc được đưa ra bởi người
mua gọi là chào mua hàng. Trong đấu giá, đề nghị

giao kết tồn tại dưới hình thức bỏ giá mua của các
chủ thể tham gia đấu giá.
Đề nghị giao kết hợp đồng là sự biểu đạt ý chí của bên đề nghị đối với bên được đề
nghị. Sự biểu đạt này chỉ được coi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu thỏa mãn các điều
kiện sau:
 Được chuyển tới chủ thể xác định, đó là người được đề nghị. Điều kiện này cho
thấy pháp luật loại trừ khả năng trở thành đề nghị giao kết hợp đồng của những lời
nói hoặc hành động đưa ra cho nhiều người nhưng không xác định đối tượng cụ
thể. Lời nói hoặc hành động trong trường hợp này thường tồn tại dưới dạng quảng
cáo hoặc thông báo hứa thưởng và được Bộ luật Dân sự Việt Nam xác định là hành
vi pháp lý đơn phương chứ không phải là đề nghị giao kết hợp đồng.
Ví dụ
Một cơ sở luyện thi đại học thông báo tuyển sinh và cam kết nếu học sinh nào đi học
đầy đủ và làm tất cả các bài tập về nhà được giáo viên giao cho liên tục trong 3 tháng
mà không đỗ đại học thì sẽ được hoàn trả tiền học và bồi thường số tiền tương ứng với
học phí đã đóng. Học sinh A đã thực hiện đúng những yêu cầu trên nhưng thi trượt đại
học. A yêu cầu cơ sở luyện thi thực hiện nghĩa vụ như đã hứa. Trong trường hợp này
không có hợp đồng giữa A và cơ sở luyện thi bởi vì thông báo của cơ sở đó chỉ có tính
chất quảng cáo tới tất cả học sinh có nhu cầu ôn thi đại học mà không xác định học sinh
cụ thể nào. Chính vì vậy, thông báo đó là hành vi pháp lý đơn phương của cơ sở luyện
thi chứ không phải là đề nghị giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này, cơ sở luyện thi
đã công khai thông báo bồi thường nên có nghĩa vụ phải bồi thường cho học sinh A.
Đây là nghĩa vụ phát sinh do hành vi pháp lý đơn phương mà không phải do hợp đồng
giữa A và cơ sở luyện thi.

Tuy nhiên, một số nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ lại thừa nhận khả năng đề
nghị giao kết hợp đồng có thể được đưa ra cho những người chưa xác định. Nếu có
chủ thể thực hiện đúng yêu cầu của bên đưa ra đề nghị thì sẽ hình thành một hợp
đồng và các bên có nghĩa vụ tuân thủ hợp đồng đó.
Mặc dù có sự khác nhau về việc xác định có hay không tồn tại một hợp đồng trong

trường hợp này, tuy nhiên, cả hai trường phái pháp luật có sự tương đồng ở chỗ
đều xác định nghĩa vụ phát sinh đối với chủ thể đã có hành vi pháp lý đơn phương
hoặc có đề nghị giao kết hợp đồng.
v1.0

45


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Ví dụ
X tìm giấy tờ bị thất lạc bằng cách dán thông báo ở các địa điểm công cộng. Y nhặt
được giấy tờ và trả lại cho X. Trong trường hợp này, thông báo hứa thưởng của X được
pháp luật Việt Nam xác định là hành vi pháp lý đơn phương mà không phải đề nghị giao
kết hợp đồng do thông báo đó được đưa ra cho tất cả mọi người chứ không hướng đến
một đối tượng cụ thể. Vì vậy, nghĩa vụ trả thưởng của X đối với Y không phải là nghĩa
vụ theo hợp đồng mà là nghĩa vụ phát sinh do hành vi pháp lý đơn phương của X. Tuy
nhiên, nếu theo pháp luật Anh – Mỹ thì thông báo hứa thưởng của X là đề nghị giao kết
hợp đồng. Do đó, giữa X và Y hình thành một hợp đồng hứa thưởng. X có nghĩa vụ trả
thưởng cho Y theo hợp đồng này.

 Thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng và chấp nhận chịu ràng buộc bởi những
đề nghị đã đưa ra. Đây là điều kiện thể hiện ý chí của chủ thể hợp đồng và nhờ đó
mà đề nghị giao kết hợp đồng được phân biệt với lời đề nghị (lời mời) thương
lượng và thông tin báo giá.
o

46

Đề nghị thương lượng là hình thức một bên

đưa ra lời mời tới chủ thể khác với mong
muốn chủ thể được mời sẽ đưa ra một đề
nghị giao kết hợp đồng.
Về mặt hình thức, đề nghị thương lượng khá
giống với đề nghị giao kết hợp đồng, tuy
nhiên đề nghị thương lượng chỉ thể hiện sự
sẵn sàng của chủ thể đề nghị trong việc xem xét các đề nghị giao kết mà chưa
thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng.
 Đề nghị thương lượng thường tồn tại dưới dạng mời đấu giá hoặc mời đấu
thầu. Đây là những hoạt động mang tính chất mời gọi tất cả những chủ thể
quan tâm đưa ra đề nghị giao kết, tức là đưa ra thương lượng để đàm phán
hợp đồng. Bởi vậy, lời mời thầu hoặc mời đấu giá không được xem là đề
nghị giao kết hợp đồng mà chỉ là đề nghị để một bên khác đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng. Việc đưa ra giá bỏ thầu hoặc giá đấu giá chính là đề
nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp này. Nếu những đề nghị này thỏa
mãn yêu cầu của một cuộc đấu thầu hoặc đấu giá và được bên mời thầu
hoặc mời đấu giá chấp nhận thì một hợp
đồng sẽ được hình thành.
 Đề nghị thương lượng cũng tồn tại dưới
dạng niêm yết giá bán hàng hóa. Chủ cửa
hàng thường niêm yết giá bán hàng hóa
để khách hàng biết. Tuy nhiên, việc niêm
yết giá không phải là đề nghị giao kết
hợp đồng mà chỉ đơn thuần là lời mời
xem hàng. Chủ cửa hàng chưa thể hiện ý
định mong muốn giao kết hợp đồng mà
mới chỉ dừng ở việc đề nghị khách hàng tham khảo hàng hóa về mặt chất
lượng, giá cả và sau đó đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa. Chính vì vậy, việc khách hàng đồng ý mua và đề nghị thanh toán mới
v1.0



Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

o

được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Cửa hàng chấp nhận thanh toán
được coi là chấp nhận giao kết và khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa giữa
các bên được hình thành.
Đề nghị giao kết hợp đồng cũng khác biệt
với thông tin báo giá. Trong hoạt động kinh
doanh, các doanh nghiệp thường thực hiện
hoạt động báo giá theo yêu cầu của bạn hàng
nhằm cung cấp danh mục hàng hóa sẵn có và
giá cả tương ứng cho từng sản phẩm.
Tuy nhiên, báo giá không phải là đề nghị
giao kết bởi nó không thể hiện mong muốn
giao kết hợp đồng mà chỉ đơn thuần cung
cấp thông tin nhằm cho đối tác biết rằng bên
báo giá sẵn sàng tham gia giao kết nếu có
một đề nghị giao kết được đưa ra.
Hơn nữa, trên cơ sở báo giá đã được đưa ra,
các bên có thể thỏa thuận về một mức giá
phù hợp hơn trong thực tế khi thực hiện giao dịch mà không bắt buộc phải tuân
theo giá đã được thông báo.
Ví dụ
Công ty A muốn trang bị máy tính cho văn phòng mới thành lập nên gọi điện đến
công ty kinh doanh máy tính B đề nghị gửi báo giá về các loại máy tính mà B có.
Sau khi nhận được báo giá của B, công ty A gửi fax đồng ý mua loại máy tính X
với giá như đã được thông báo. Tuy nhiên, sau đó công ty B từ chối bán máy tính

cho A. Công ty A khởi kiện công ty B về hành vi vi phạm hợp đồng. Đơn kiện này
không được tòa án chấp nhận bởi vì báo giá của B không được coi là đề nghị giao
kết hợp đồng. Vì vậy, không thể coi bản fax của A đồng ý mua máy tính là chấp
nhận đề nghị giao kết. Về thực chất, chính bản fax của A mới là đề nghị giao kết
hợp đồng và bị công ty B từ chối. Do vậy, giữa hai công ty này không có quan hệ
hợp đồng nên công ty A đã thất bại trong vụ kiện này.

Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng ràng buộc người đề nghị nên, về nguyên tắc, đề nghị giao
kết đã gửi đến người được đề nghị thì không thể rút lại, thay đổi hoặc hủy bỏ.
Điều đó có nghĩa là người đề nghị phải giữ lời hứa của mình trong suốt thời gian đề
nghị giao kết có hiệu lực. Chính vì lý do này nên khi đưa ra đề nghị giao kết hợp
đồng, bên đề nghị thường ấn định một thời hạn trả lời nhất định. Nếu hết thời hạn đó
mà bên được đề nghị không trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng không còn hiệu lực
và bên đề nghị được giải phóng khỏi sự ràng buộc của những đề nghị đó. Cũng chính
vì chịu sự ràng buộc này nên trong thời hạn đã được ấn định, bên đề nghị không được
giao kết hợp đồng với chủ thể khác. Nếu hợp đồng giao kết với chủ thể khác được
thiết lập khiến cho bên được đề nghị bị thiệt hại do không giao kết được hợp đồng thì
bên đề nghị giao kết phải bồi thường.

v1.0

47


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Ví dụ
Trong một cuộc đấu giá, một người đã bỏ giá mua sản phẩm. Trong khi chờ đợi người điều
hành phiên đấu giá gõ búa xác nhận giá mua của người đó là giá thắng cuộc thì người này

đổi ý rút lại giá chào mua của mình. Việc rút lại đó sẽ không được chấp nhận bởi vì hành
động bỏ giá chào mua chính là đề nghị giao kết hợp đồng. Về nguyên tắc đề nghị giao kết
này không thể được rút lại khi đã được đưa ra, tức là được gửi đến cho bên bán.

Nguyên tắc nêu trên có một số ngoại lệ nhất định. Trong trường hợp bên đề nghị xác
định rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng những điều kiện có thể rút lại, thay đổi hoặc
hủy bỏ đề nghị giao kết và nếu những yếu tố đó xảy ra thì việc rút lại, thay đổi hoặc
hủy bỏ đề nghị giao kết được chấp nhận. Xét đến cùng đây cũng là biểu hiện của việc
chịu sự ràng buộc bởi đề nghị giao kết vì việc rút lại, thay đổi hoặc hủy bỏ đề nghị
giao kết chỉ được thực hiện nếu đề nghị đã có quy định về các trường hợp này.
Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
 Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận đề nghị;
 Hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị không trả lời chấp nhận đề nghị giao kết.
 Bên đề nghị rút lại, thay đổi hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng theo đúng quy
định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa các bên trong khi chờ bên được đề
nghị trả lời.
3.2.2.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên
đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
 Được đưa ra trong thời hạn theo quy định của đề nghị giao kết hợp đồng;
 Chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.
Nếu đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra khi đã
hết thời hạn do người đề nghị giao kết ấn định hoặc
không chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị thì
được coi là một đề nghị giao kết mới. Điều đó dẫn

đến khả năng, vai trò của các bên khi đàm phán hợp
đồng sẽ thay đổi liên tục từ vị trí người đề nghị giao
kết sang vị trí người được đề nghị và ngược lại.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể bằng
văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Điều cần lưu ý là im lặng không được coi là sự
đồng ý trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên có thỏa thuận im
lặng là sự đồng ý thì hợp đồng được mặc nhiên thừa nhận là đã hình thành nếu hết
thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng.
Vấn đề đặt ra là khi một bên đưa ra đề nghị giao kết và có ấn định bên được đề nghị
phải đưa ra trả lời chấp nhận đề nghị dưới một hình thức cụ thể nhưng bên đề nghị
không tuân thủ hình thức này thì sẽ xử lý ra sao.
48

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu theo suy luận thì có thể coi bên
được đề nghị đã không chấp nhận toàn bộ nội dung
của đề nghị giao kết và do đó bản trả lời của bên
được đề nghị trở thành đề nghị giao kết mới và hợp
đồng chưa được hình thành.
Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có quy định về việc
nếu đề nghị giao kết hợp đồng không quy định về hình thức trả lời chấp nhận đề nghị
giao kết thì bên được đề nghị có bắt buộc phải sử dụng hình thức giống như đề nghị
giao kết hay không. Chính vì chưa có quy định nên có thể suy luận rằng bên được đề
nghị có thể sử dụng bất cứ hình thức nào theo ý riêng của mình mà không bắt buộc

phải sử dụng hình thức giống như hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng.
Nếu bên đề nghị đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết thì bên được đề nghị không
được rút lại chấp nhận đề nghị giao kết. Việc này chỉ được thực hiện nếu chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng đã được đưa ra nhưng người đề nghị chưa nhận được hoặc
nhận được cùng thời điểm với thông báo rút lại chấp nhận đề nghị giao kết.
Ví dụ
Sau khi nhận được báo giá từ cửa hàng vật liệu xây dựng Hoa Mai, công ty Bình Minh gửi
fax đề nghị mua 10 tấn xi măng theo giá như đã được thông báo. Trong bản chào mua
hàng, công ty Bình Minh đề nghị Hoa Mai giao hàng tại chân công trình mà Bình Minh
đang xây dựng. Hoa Mai gửi fax trả lời đồng ý với nội dung mà Bình Minh đề xuất nhưng
có đề nghị Bình Minh cho xe đến kho của Hoa Mai lấy hàng do xe tải của công ty này đang
chở hàng đi ngoại tỉnh không về kịp. Trong trường hợp này, bản fax của Hoa Mai không
phải là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà là một đề nghị giao kết mới do không đồng
ý toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết.
3.2.3.

Hệ quả của việc xác định các yếu tố cấu thành hợp đồng

Khi quy định về các yếu tố cấu thành hợp đồng, pháp luật của Việt Nam có nhiều nét
tương đồng với pháp luật của các nước theo truyền thống luật thành văn như Pháp,
Đức và nhiều nước thuộc châu Âu lục địa. Theo đó, một hợp đồng được coi là hình
thành nếu có đủ hai yếu tố: đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết. Tuy
nhiên, theo pháp luật của các nước thuộc trường phái luật Anh – Mỹ thì bản thân
sự thỏa thuận giữa các bên chưa đủ để khẳng định đã có một hợp đồng được hình
thành mà còn phải xác định giữa các bên tồn tại một cam kết đối ứng, hay còn gọi là
giá trị đền bù.
Chính vì vậy, nếu trong thỏa thuận giữa các bên chỉ có sự cam kết từ một phía mà
không có cam kết đối ứng của phía bên kia thì thỏa thuận đó chưa được coi là hợp
đồng ràng buộc các bên. Bên đưa ra cam kết không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực
hiện lời cam kết của mình. Chẳng hạn như A có thỏa thuận hứa tặng cho B một tài sản

và có lập văn bản ghi nhớ về việc tặng cho này. Văn bản tặng cho không thể được coi
là hợp đồng giữa A và B mà chỉ là một thỏa thuận đơn thuần vì B không cam kết thực
hiện một nghĩa vụ đối ứng nào cho A. Như vậy, những thỏa thuận không có đền bù thì
không hình thành nên hợp đồng.
v1.0

49


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Ngược lại, theo pháp luật của các nước thuộc hệ thống luật thành văn, hợp đồng được
coi là hình thành từ khi có thỏa thuận giữa các bên. Do đó, trong trường hợp trên, đã
có hợp đồng tặng cho giữa A và B và hợp đồng này được gọi là hợp đồng không có
đối ứng hay hợp đồng không có đền bù. Điều đó có nghĩa là những thỏa thuận không
có đền bù vẫn có thể hình thành nên hợp đồng. Chính vì lý do này mà trong lý thuyết
phân loại hợp đồng của các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa và Việt Nam
đều xác định hai loại hợp đồng là hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù,
trong khi đó các nước thuộc hệ thống luật Anh – Mỹ không có sự phân loại này.
Việc xác định yếu tố cấu thành hợp đồng còn có ảnh hưởng đến trường hợp hợp đồng
được giao kết vì lợi ích của người thứ ba.
Chẳng hạn như, X ký hợp đồng mua xe máy với Y để tặng chiếc xe này cho Z. Vậy Z
có quyền yêu cầu X thực hiện nghĩa vụ đối với mình hay không?
Pháp luật của các nước thuộc hệ thống Anh – Mỹ không cho phép Z thực hiện quyền
này bởi xuất phát từ quan điểm cho rằng Z không
cung cấp cho X bất kỳ lợi ích đối ứng nào. Lập luận
này dẫn đến một nguyên tắc là chỉ các bên trong
hợp đồng mới được khởi kiện nhau. Ngược lại, theo
pháp luật của các nước không yêu cầu xác định yếu
tố đối ứng trong cấu thành hợp đồng thì Z có quyền

trực tiếp yêu cầu X thực hiện nghĩa vụ đối với
mình. Hơn nữa, hợp đồng đã được giao kết và
người thứ ba đồng ý hưởng lợi ích thì các bên
không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng. Điều đó
cho thấy, bên thứ ba có quyền khởi kiện để bảo vệ
lợi ích của mình theo hợp đồng nếu hợp đồng không đòi hỏi phải có yếu tố đối ứng
trong cấu thành hợp đồng.
3.3.

Hiệu lực của hợp đồng

3.3.1.

Hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng vô hiệu

 Hợp đồng có hiệu lực
Hợp đồng có hiệu lực là hợp đồng được pháp luật thừa nhận có giá trị ràng buộc
các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được thỏa thuận.
Một hợp đồng chỉ được coi là có hiệu lực nếu đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu sau:
o
o

o
o

Các bên phải hoàn toàn tự nguyện khi giao kết hợp đồng;
Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái đạo đức xã hội;
Chủ thể hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự;
Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật nếu pháp luật

có yêu cầu hợp đồng phải được xác lập bằng một hình thức nhất định.

Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ được phân tích kỹ ở phần 3.3.2.
50

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

 Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không có hiệu
lực trên thực tế, các bên không phải chịu ràng
buộc về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu có thể tồn tại dưới dạng vô
hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối.
o

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối (còn gọi là vô
hiệu mặc nhiên) là hợp đồng mặc nhiên bị coi là vô hiệu khi không thỏa mãn
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam quy định các trường hợp vô hiệu
tuyệt đối xảy ra trong hai trường hợp:
 Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc
trái đạo đức xã hội.
 Hợp đồng được xác lập giả tạo để che dấu cho một hợp đồng khác thì hợp
đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu tuyệt đối.
Trong nhiều trường hợp, nếu hợp đồng đã vô hiệu tuyệt đối nhưng các chủ thể
vẫn cố tình thực hiện sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và phải chịu các hình thức
trách nhiệm pháp lý như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự nếu việc

thực hiện đó đủ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm
pháp luật hình sự.

o

Hợp đồng vô hiệu tương đối (còn gọi là vô hiệu
theo yêu cầu) là hợp đồng chỉ bị coi là vô hiệu
nếu có yêu cầu của một trong các bên hợp đồng
và được tòa án thừa nhận. Điều đó cho thấy nếu
các bên không có yêu cầu hoặc yêu cầu của các
bên không được tòa án thừa nhận thì hợp đồng
vẫn được thực hiện trên thực tế và vẫn có giá trị
ràng buộc các bên.
Như vậy, trong trường hợp này, bản thân hợp
đồng không hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực nhưng không bị coi là mặc
nhiên vô hiệu mà chỉ coi là có thể bị vô hiệu.
Tính hiệu lực của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên. Chỉ khi nào các bên có
yêu cầu và được tòa án thừa nhận thì hợp đồng mới bị coi là vô hiệu trên thực
tế và mất đi tính ràng buộc đối với các bên.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, hợp đồng vô hiệu tương đối tồn tại
trong các trường hợp sau:

v1.0



Hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự nếu pháp luật có yêu cầu hợp đồng này phải
do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.




Hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn;



Hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe doạ ;



Chủ thể giao kết hợp đồng không nhận thức được hành vi của mình.
51


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Những phân tích ở trên cho thấy, hợp đồng không đồng thời thỏa mãn các điều
kiện có hiệu lực như sự đồng thuận của các bên, năng lực hành vi dân sự của chủ
thể, tính hợp pháp của hợp đồng và hình thức của hợp đồng thì bị vô hiệu (trong
trường hợp vô hiệu tuyệt đối) hoặc có thể bị vô hiệu (trong trường hợp vô hiệu
tương đối).
Điều cần lưu ý là đối với trường hợp vô hiệu tương đối, nếu không có yêu cầu của
các bên và không có tuyên bố của tòa án thì hợp đồng vẫn có hiệu lực trên thực tế
ngay cả khi bản thân nó chứa đựng các yếu tố của một hợp đồng vô hiệu. Khi đó,
các bên vẫn phải thực hiện hợp đồng cho đến khi tòa án tuyên hợp đồng đó vô
hiệu. Bởi lẽ, nếu hợp đồng không bị tòa tuyên vô hiệu thì khi đó bên tự ý không
thực hiện hợp đồng sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng. Ngược lại, đối với hợp đồng vô
hiệu tuyệt đối, các bên có quyền không tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu phát hiện
ra tính vô hiệu của nó.
 Hậu quả của hợp đồng vô hiệu

Khi hợp đồng được các bên xác định hoặc được
tòa án tuyên là vô hiệu thì hợp đồng đó không
có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Lý do xác định thời điểm vô hiệu của hợp đồng
như vậy là vì các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng đều phát sinh từ thời điểm hợp đồng được
giao kết. Sự tồn tại của những yếu tố này là khách quan trong suốt quá trình hợp
đồng được thực hiện. Chính vì vậy, thời điểm hợp đồng bị xác định hoặc bị tuyên
vô hiệu có thể sớm hay muộn nhưng yếu tố làm cho hợp đồng vẫn tồn tại từ khi
giao kết.
Hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết dẫn đến hệ quả là các
bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận,
nếu không trả được bằng hiện vật thì trả bằng tiền. Tuy nhiên, nếu hợp đồng được
xác lập có vi phạm pháp luật thì tài sản của các bên có thể không được hoàn trả
cho nhau mà bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải
bồi thường.
Trong trường hợp chỉ có một phần của hợp đồng vô hiệu và không ảnh hưởng đến
các phần còn lại (hợp đồng vô hiệu một phần) thì các phần khác vẫn có hiệu lực
pháp luật. Việc xử lý phần hợp đồng vô hiệu giống như đối với hợp đồng vô hiệu
toàn bộ như đã phân tích ở trên.
3.3.2.

Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

3.3.2.1. Sự đồng thuận của các bên

Sự đồng thuận của các bên là yếu tố bắt buộc phải
xác định khi xem xét hợp đồng có hiệu lực hay
không. Điều này xuất phát từ bản chất của hợp đồng
là sự thỏa thuận giữa các bên nên sự đồng thuận là

yêu cầu tiên quyết để hình thành hợp đồng. Đồng
thuận của các bên tham gia hợp đồng phải dựa trên
sự tự nguyện, trung thực và bình đẳng.
52

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Bộ luật Dân sự của Việt Nam khi quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
không yêu cầu về “sự đồng thuận” mà chỉ đòi hỏi “sự tự nguyện” của các bên khi giao
kết hợp đồng (Điểm c, Khoản 1, Điều 122).
Quy định như vậy có lẽ chưa đầy đủ bởi nếu chỉ đòi hỏi có sự tự nguyện, tức là tự do
bày tỏ ý chí khi giao kết hợp đồng, thì sẽ không thể bao quát hết được các trường hợp
hợp đồng vô hiệu do một bên bị lừa dối hoặc bị người khác lợi dụng vị trí cá nhân để
gây ảnh hưởng.
Tuy nhiên, mặc dù trong quy định chung về hợp đồng vô hiệu, Bộ luật Dân sự của
nước ta chỉ đòi hỏi yếu tố tự nguyện nhưng khi quy định các trường hợp vô hiệu cụ
thể, sự lừa dối cũng được thừa nhận là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu (Điều 132 Bộ
luật Dân sự 2005). Điều đó có nghĩa là pháp luật
thừa nhận cả những trường hợp vô hiệu do vi phạm
yếu tố đồng thuận. Đây có thể xem là hạn chế trong
kỹ thuật lập pháp của pháp luật hợp đồng Việt Nam
và cần được sửa đổi cho hoàn thiện hơn.
Nếu tổng hợp tất cả các quy định của pháp luật về
hợp đồng vô hiệu thì có thể thấy, Bộ luật Dân sự
Việt Nam vẫn đòi hỏi yếu tố đồng thuận giữa các
bên trong hợp đồng chứ không chỉ dừng lại ở sự tự
nguyện. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều

trực tiếp quy định đồng thuận là yêu cầu bắt buộc
để hợp đồng có hiệu lực.
Bất cứ yếu tố nào vi phạm sự tự nguyện, bình đẳng
và trung thực khi giao kết hợp đồng đều bị coi là
yếu tố “phản đồng thuận” và sẽ dẫn đến khả năng
hợp đồng bị vô hiệu.
Trong thực tế, các yếu tố “phản đồng thuận” thường tồn tại dưới dạng trình bày sai sự
thật, cưỡng ép, gây ảnh hưởng không chính đáng và nhầm lẫn:
 Trình bày sai sự thật
Giao kết hợp đồng là quá trình đàm phán giữa các bên. Việc đàm phán được thực
hiện bằng cách các bên đưa ra những biểu đạt bằng lời nói, bằng hành vi hoặc
bằng văn bản nhằm thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Kết thúc quá
trình đàm phán, sẽ có những biểu đạt được đưa vào hợp đồng và trở thành điều
khoản của hợp đồng ấy. Nếu những biểu đạt này có nội dung không đúng sự thật
thì coi như bên đưa ra biểu đạt đã vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu trách nhiệm
về hành vi vi phạm đó.
Tuy nhiên, có rất nhiều lời biểu đạt không được ghi vào hợp đồng nhưng đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành hợp đồng. Về nguyên tắc, những lời biểu đạt
này không phải là điều khoản của hợp đồng nên không có hiệu lực ràng buộc các
bên. Mặc dù vậy, xuất phát từ nguyên tắc sự đồng thuận phải dựa trên yếu tố trung
thực nên nếu những lời biểu đạt sai sự thật của một bên làm cho bên kia hiểu nhầm
về nội dung của hợp đồng thì người đưa ra biểu đạt sai sự thật vẫn phải chịu trách
nhiệm về sự không trung thực đó.
v1.0

53


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh


Thực tế cho thấy, việc biểu đạt nội dung sai sự thật có thể được thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp biểu đạt sai sự thật do lỗi vô ý của một bên
khiến cho bên kia bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay
đổi nội dung của giao dịch đó. Nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn
có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Nếu một bên cố ý biểu đạt sai
sự thật để lừa dối bên kia khi giao kết hợp đồng thì bên bị lừa dối có quyền yêu
cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và được bồi thường thiệt hại nếu có.
Ví dụ
A muốn bán xe ô tô cho B và đã nói rằng tất cả phụ tùng của xe đều là nguyên gốc,
chưa bị thay thế bằng phụ tùng mới. Tin điều này, B đã đồng ý ký hợp đồng mua xe ô
tô của A. Sau khi sử dụng, B phát hiện ra, rất nhiều phụ tùng đã bị thay thế khiến cho
chất lượng của xe giảm sút rất nhiều. B khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu.
Trong trường hợp này B sẽ thắng kiện bởi vì A đã biểu đạt sai sự thật về tình trạng
chiếc xe của mình. Yếu tố đồng thuận trên cơ sở tự nguyện và trung thực khi giao kết
hợp đồng không được bảo đảm nên hợp đồng bị coi là vô hiệu. A có lỗi nên phải bồi
thường thiệt hại nếu có.

Về nguyên tắc, trình bày sai sự thật phải được thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói,
hành vi hoặc chữ viết. Vì vậy, sự im lặng của một bên không bị coi là trình bày sai
sự thật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bên có thể lợi dụng sự im lặng,
không thông tin cho bên kia biết về những bất lợi hoặc khiếm khuyết của đối
tượng hợp đồng nhằm trục lợi.
Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán biết rõ hàng hóa có khuyết
tật nhưng không thông báo cho bên mua biết. Sự im lặng của bên bán không rơi
vào trường hợp trình bày sai sự thật nhưng có thể làm cho bên kia bị nhầm lẫn. Do
vậy, nếu bên bị nhầm lẫn có yêu cầu thì tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
 Cưỡng ép, đe dọa
Cưỡng ép, đe dọa là việc một bên hoặc người
thứ ba sử dụng áp lực buộc bên kia phải giao kết

hợp đồng. Bên bị cưỡng ép không có sự tự do
lựa chọn và tự do bày tỏ ý chí của mình do đó
yếu tố đồng thuận trong giao kết hợp đồng
không được đảm bảo. Nếu bên bị cưỡng ép có
yêu cầu, tòa án có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Liên quan đến cưỡng ép, đe dọa khi giao kết hợp
đồng, Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005 thừa nhận
đây là trường hợp vô hiệu tương đối và hành vi
cưỡng ép, đe dọa có thể xảy ra đối với tính
mạng, sức khỏe của con người hoặc nhằm vào
tài sản. Hơn nữa, việc cưỡng ép, đe dọa được pháp luật thừa nhận không chỉ xảy ra
đối với bản thân người giao kết hợp đồng mà còn có thể xảy ra với cha, mẹ, vợ,
chồng, con của người đó.
Trong thực tế, hành động cưỡng ép, đe dọa có thể được thực hiện bằng nhiều
54

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

hình thức như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng địa vị của mình để
gây ảnh hưởng với người khác.
 Nhầm lẫn:
Nhầm lẫn là một khái niệm pháp lý để chỉ việc một bên hoặc tất cả các bên trong
hợp đồng nhận thức không đúng về các yếu tố thỏa thuận hình thành nên hợp
đồng. Đây là trường hợp nhầm lẫn xuất phát từ chính nhận thức của người tham
gia giao kết hợp đồng chứ không phải nhầm lẫn do lỗi của bên kia gây ra. Đó là sự
khác biệt giữa “nhầm lẫn” và “trình bày sai sự thật”.
Khoa học pháp lý phân biệt ba loại “nhầm lẫn” liên quan đến giao kết hợp đồng là:

o

Nhầm lẫn chung giữa các bên.
Đây là trường hợp các bên cùng hiểu sai giống nhau về đối tượng của hợp đồng
hoặc về các yếu tố thực tế hình thành nên hợp đồng.
Ví dụ
A ký hợp đồng mua chiếc đồng hồ do B đang sở hữu. Cả A và B đều cho rằng chiếc
đồng hồ này được sản xuất ở Thụy Sĩ vào thế kỷ 18. Sau khi giao dịch mua bán đã
được thực hiện, A phát hiện ra rằng chiếc đồng hồ này được sản xuất vào giữa thế
kỷ 19. Trong trường hợp này, cả A và B đều có chung nhầm lẫn về niên đại của
chiếc đồng hồ.

Nhầm lẫn chung giữa các bên có thể tồn tại một cách vô ý hoặc cố ý nhưng
trong cả hai trường hợp hợp đồng được giao
kết đều không thể hiện được mong muốn
thực sự của các bên. Sự mong muốn của các
bên không đạt được là do có nhầm lẫn giữa
thực tế tồn tại và nhận thức chủ quan. Do đó,
hợp đồng có thể bị vô hiệu.
Tuy nhiên, hợp đồng giao kết trong trường
hợp này không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ vô
hiệu nếu có yêu cầu của một bên. Điều đó có nghĩa là nếu các bên đã phát hiện
ra sự nhầm lẫn nhưng không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng
vẫn có giá trị ràng buộc thi hành.
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005 QUY ĐỊNH:
Các bên có thể nhầm lẫn một cách vô ý về sự tồn tại của đối tượng hợp đồng. Trong
thực tế, đối tượng hợp đồng không tồn tại khi hợp đồng được giao kết nhưng các
bên đều không nhận thức được điều này. Khi đó, hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu
“Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được vì lý do khách quan thì hợp đồng này vô hiệu”. (Khoản 1 Điều 411).

Ngoài ra, sự nhầm lẫn chung giữa các bên cũng có thể do các bên cố ý tạo ra.
Chẳng hạn như các bên ký một hợp đồng giả tạo để che dấu một hợp đồng khác.
Trường hợp này thường xảy ra với các hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giá trị mua bán của hợp đồng có khi rất cao
nhưng để trốn thuế các bên ghi giá trị hợp đồng khi công chứng với mức thấp hơn
rất nhiều. Như vậy, giữa các bên tồn tại hai hợp đồng, một hợp đồng ghi giá trị thực
theo thỏa thuận và một hợp đồng ghi giá trị nhầm lẫn (nhầm lẫn cố ý theo thỏa
v1.0

55


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

thuận của các bên). Nếu trường hợp này xảy ra thì hợp đồng giả tạo sẽ mặc nhiên vô
hiệu do có yếu tố giả tạo còn hợp đồng bị che dấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp
hợp đồng bị che dấu cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật (Điều 129).
o

Các bên cùng nhầm lẫn.
Đây là trường hợp các bên trong hợp đồng cùng hiểu sai về các yếu tố thỏa
thuận tạo nên hợp đồng. Tuy nhiên, khác với nhầm lẫn chung là trường hợp các bên
có sự hiểu sai giống nhau, ở đây các bên có sự hiểu sai nhưng không giống nhau.
Ví dụ
Doanh nghiệp A ký hợp đồng thuê doanh nghiệp B thiết kế và lắp đặt gian hàng
tham gia hội trợ triển lãm. Trong thực tế, A tham gia triển lãm đồng thời ở hai địa
điểm là triển lãm Giảng Võ và triển lãm Vân Hồ. Tại triển lãm Giảng Võ, Ban tổ
chức cung cấp dịch vụ lắp đặt gian hàng cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, công
ty A chỉ có ý định thuê công ty B thực hiện công việc tại triển lãm Vân Hồ và cho
rằng công ty B biết điều này. Tuy nhiên, công ty B lại cho rằng công việc sẽ được

thực hiện tại triền lãm Giảng Võ. Đây là sự nhầm lẫn của cả hai phía về công việc
phải thực hiện theo hợp đồng. Về nguyên tắc, hợp đồng này được giao kết không
có sự đồng thuận thực sự của hai bên nên sẽ bị coi là vô hiệu.

o

Nhầm lẫn một bên.
Đây là trường hợp chỉ có một bên có nhận thức không đúng về thực tế còn bên
kia biết hoặc phải biết về nhầm lẫn đó của đối tác nhưng vẫn giao kết hợp
đồng. Về nguyên tắc, một bên bị nhầm lẫn thì có nghĩa là bên đó không có sự
bày tỏ ý chí đúng với mong muốn của họ khi giao kết hợp đồng. Do đó, hợp
đồng sẽ bị coi là vô hiệu nếu người nhầm lẫn có yêu cầu.
Nguyên tắc này đã được Bộ luật Dân sự
1995 quy định tại Điều 144, theo đó bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi
nội dung của hợp đồng; nếu bên kia không
chấp nhận yêu cầu thay đổi thì bên bị nhầm
lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao
dịch vô hiệu. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là
nguyên tắc này đã không được quy định tại
Bộ luật Dân sự 2005. Khi sửa đổi luật, có lẽ
nhà làm luật Việt Nam đã đồng nhất giữa nhầm lẫn do nhận thức của chính chủ
thể tham gia hợp đồng với nhầm lẫn là hệ quả của sự biểu đạt sai lệch của đối
tác (trường hợp trình bày sai sự thật).
Chính vì vậy, mặc dù Điều 141 của Bộ luật Dân sự 1995 đã được sửa đổi thành
Điều 131 của Bộ luật Dân sự 2005 với cùng tiêu đề “Giao dịch dân sự vô hiệu
do bị nhầm lẫn”, nhưng nội dung của điều luật này theo Bộ luật Dân sự 2005 là
bàn đến vô hiệu do trình bày sai sự thật chứ không phải do nhẫm lẫn của một
bên. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự sửa đổi đã loại bỏ đi một trường hợp hợp
đồng vô hiệu rất quan trọng. Đây được xem là một quy định có tính chất thụt

lùi của Bộ luật Dân sự sau khi được sửa đổi.

56

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

3.3.2.2. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng dân sự nói chung và hợp
đồng kinh doanh nói riêng là mọi cá nhân, tổ chức
có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ
luật Dân sự 2005, năng lực hành vi dân sự của cá
nhân phát sinh từ khi cá nhân đủ 6 tuổi. Tuy nhiên,
cá nhân chỉ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu
đủ 18 tuổi và có khả năng nhận thức bình thường.
Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có năng lực
hành vi dân sự một phần (không đầy đủ). Ngoài ra, người đủ 18 tuổi trở lên có thể bị
mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, về mặt nguyên tắc những người từ đủ 6 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ
thể của hợp đồng. Tuy nhiên, đối với hợp đồng kinh doanh, chủ thể của hợp đồng chủ
yếu là những pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hơn nữa, rất
nhiều trong số những chủ thể này là thương nhân, hoạt động thương mại theo quy định
của Luật Thương mại 2005.
Thực tế cho thấy, việc không đáp ứng điều kiện năng lực hành vi thường liên quan
đến khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của chủ thể khi tham gia giao
kết hợp đồng hơn là liên quan đến yếu tố độ tuổi.
Pháp luật quy định nếu hợp đồng được giao kết bởi người chưa thành niên, người bị

mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng không mặc nhiên bị vô hiệu
mà Tòa án phải dựa trên yêu cầu của người đại diện cho người đã giao kết hợp đồng
để xem xét tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Điều 130 Bộ luật Dân sự 2005). Tương tự như
vậy, nếu người giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự nhưng không nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình ở vào thời điểm giao kết thì hợp đồng có thể bị tòa
án tuyên vô hiệu theo yêu cầu của người đó (Điều 133 Bộ luật Dân sự 2005).
CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT
Ngày 19-9-2003, ông Đỗ Văn Tịch đến Phòng công chứng ký hợp đồng tặng một căn nhà
cho bà Đỗ Thị Hồng Nga. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án cho rằng: “theo xác nhận của Trung
tâm y tế quận 9 đề ngày 29-7-2005 thì ông Đỗ Văn Tịch có đến khám và điều trị ngoại trú tại
phòng khám bệnh tâm thần quận 9 từ ngày 19-6-2000 đến ngày 03-9-2003 với chẩn đoán là
bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu”; và theo xác nhận của Bệnh viện tâm
thần thành phố Hồ Chí Minh đề ngày 28-7-2005 thì ông Đỗ Văn Tịch có khám và điều trị tại
Khoa Khám bệnh 1, Bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 04-9-2003 đến
ngày 05-7-2005. Điều này thể hiện ông Tịch đã có một quá trình dài bị bệnh tâm thần phải
điều trị liên tục từ năm 2000. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố ông Đỗ
Văn Tịch mất năng lực hành vi dân sự, do đó mọi giao dịch dân sự do ông Tịch thực hiện
đều vô hiệu. Như vậy, hợp đồng tặng cho nhà ở giữa ông Đỗ Văn Tịch và bà Đỗ Thị Hồng
Nga lập ngày 19-9-2003 tại Phòng công chứng nhà nước số 1 thành phố Hồ Chí Minh là
vô hiệu.
(Nguồn: Bản án số 941/2006/DS-ST ngày 01-9-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh, trích lại từ sách Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Đỗ Văn Đại,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 149-150)

v1.0

57


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh


Điều cần lưu ý là hợp đồng được xác lập trong trường hợp ủy quyền nhưng một bên
không có thẩm quyền giao kết hoặc giao kết vượt quá phạm vi ủy quyền thì hợp đồng
đó vẫn có hiệu lực ràng buộc giữa các bên đã tham gia giao kết. Lý do là vì, điều kiện
để hợp đồng có hiệu lực chỉ phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của chủ thể giao
kết và chủ thể hợp đồng. Nếu tất cả các bên đều có năng lực hành vi dân sự thì hợp
đồng vẫn có hiệu lực ràng buộc các bên. Hợp đồng này chỉ không làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của người được đại diện mà thôi. (Hệ quả của những hợp đồng trong
trường hợp này được phân tích ở phần 3.1.2).
3.3.2.3. Tính hợp pháp và hợp đạo đức của hợp đồng

Mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và
không được trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật được hiểu là những quy định
của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã
hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người và người trong đời sống xã hội
được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Nếu hợp đồng không thỏa mãn điều kiện này
thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu.
CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT
Bản án số 42/2006/DSST ngày 21-9-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận
định như sau: “Căn cứ vào giấy vay tiền (bản phô tô) do bà Tính xuất trình có nội dung:
Giấy vay tiền. Tôi tên Tuyết con của bố Bằng có vay của cô Tính ba nghìn đô la Mỹ, số
chứng minh thư 010260616, tôi ở 69 Lò Sũ. Vay từ 17 tháng 4 ta năm 2005, vay trong năm
rưỡi. Tính từ ngày 18 tháng 4 trở đi. Theo bà Tính thì bản gốc của giấy vay tiền chị Tuyết
đã xé đi nên chỉ còn bản phô tô và chị Tuyết cũng thừa nhận giấy vay tiền đó là do chị viết
và ký, nên có đủ cơ sở khẳng định chị Tuyết đã vay của bà Tính 3000 USD. Nhưng theo
quy định của Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao
dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được
thực hiện bằng ngoại hối” nên giao dịch trên giữa bà Tính và chị Tuyết đã vi phạm điều
cấm của pháp luật, nên giao dịch đó là vô hiệu”.
(Nguồn: trích từ sách Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Đỗ Văn Đại,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 312-313).
3.3.2.4. Hình thức của hợp đồng

Về nguyên tắc, hợp đồng có thể tồn tại dưới dạng hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản
hoặc hợp đồng bằng hành vi cụ thể. Các bên căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của
mình mà lựa chọn hình thức cho phù hợp. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật có ấn
định một hình thức bắt buộc cho từng loại hợp đồng
thì các bên phải triệt để tuân thủ quy định đó. Nếu
vi phạm về hình thức của hợp đồng sẽ dẫn đến khả
năng làm cho hợp đồng bị vô hiệu.
Một số loại hợp đồng có hình thức bắt buộc phải tuân
theo quy định của pháp luật như:
 Hợp đồng phải bằng văn bản: hợp đồng tín dụng,
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng bảo hiểm, hợp
đồng thuê nhà ở…
58

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

 Hợp đồng phải bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực: hợp đồng mua bán
nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà ở từ 6 tháng trở lên…
Hợp đồng vi phạm về hình thức không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ bị coi là chưa có giá
trị pháp lý và không được công nhận trên thực tế. Tòa án cho phép các bên được sửa
đổi hình thức của hợp đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu bên nào có
trách nhiệm nhưng không tiến hành sửa đổi hình thức hợp đồng thì bên đó bị coi là có
lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu nên phải bồi thường thiệt hại phát sinh.

3.3.3.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực sẽ ràng buộc quyền và nghĩa
vụ của các bên, tức là có tính bắt buộc thực hiện
trên thực tế. Tính bắt buộc thực hiện của hợp đồng
có thể phát sinh từ thời điểm giao kết hoặc từ thời
điểm một bên thực hiện lời cam kết đã thỏa thuận.
Thông thường, hợp đồng có đối ứng phát sinh hiệu
lực kể từ khi giao kết. Tuy nhiên, thời điểm này có
thể thay đổi theo thỏa thuận của các bên, theo đó có
thể chỉ phát sinh hiệu lực kể từ khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của
hợp đồng. Hợp đồng không có đối ứng có hiệu lực kể từ khi lời cam kết do một bên
đưa ra được thực hiện trên thực tế.
 Thời điểm giao kết hợp đồng
Hợp đồng chỉ được coi là hình thành khi có đủ hai yếu tố cấu thành là có đề nghị
giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Vậy thời điểm giao kết hợp đồng
chính là thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được xác nhận trên thực
tế, cụ thể như sau:
o

o

o

o

Đối với hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết là khi các bên đã thỏa
thuận được nội dung chủ yếu của hợp đồng.

Đối với hợp đồng bằng văn bản được ký xác nhận bởi các bên thì thời điểm
giao kết là khi bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
Đối với hợp đồng bằng văn bản dưới dạng tài liệu giao dịch thì thời điểm giao
kết hợp đồng là khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết.
Trong trường hợp các bên thỏa thuận im lặng là sự đồng ý thì thời điểm
giao kết hợp đồng là khi hết thời hạn trả lời được đưa ra trong đề nghị giao
kết hợp đồng.

 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không có đối ứng
Hợp đồng không có đối ứng chỉ phát sinh hiệu lực kể từ khi lời cam kết do một
bên đưa ra được thực hiện trên thực tế. Như vậy, bên đã cam kết không có nghĩa
vụ phải thực hiện cam kết của mình cho đến tận khi lời cam kết được thực hiện.
Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm lời
cam kết được thực hiện là khi quyền sở hữu tài sản được cấp giấy chứng nhận
đăng ký. Điều này là vì hợp đồng không có đối ứng được xác lập chủ yếu dựa trên
tính tự nguyện của một bên. Nói một cách đơn giản, đây là thỏa thuận theo đó một
bên cam kết “cho không” bên kia một lợi ích nhất định mà không đòi hỏi phải
v1.0

59


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

được trả lại bằng một lợi ích đối ứng. Chính vì
vậy, không thể yêu cầu bên cam kết thực hiện
nghĩa vụ của họ mà việc thực hiện là hoàn toàn
tự nguyện.
Tuy nhiên, khi lời cam kết đã thực hiện trên
thực tế thì hợp đồng phát sinh và từ thời điểm

đó những nghĩa vụ của người cam kết đối với
bên kia sẽ có tính bắt buộc phải thực hiện.
Chẳng hạn như, hợp đồng cho vay có kỳ hạn
nhưng không có lãi là hợp đồng không có đền
bù. Đối với hợp đồng này, bên cho vay không
có nghĩa vụ phải đảm bảo chắc chắn cho bên kia vay ngay cả khi hợp đồng đã
được ký kết. Lý do là vì hợp đồng này chỉ có hiệu lực kể từ khi bên cho vay đã
giao cho bên kia khoản tiền vay theo thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu việc cho vay đã
xảy ra thì khi đó hợp đồng phát sinh hiệu lực. Kết quả là bên cho vay phải thực
hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận về thời hạn vay. Theo đó, bên cho vay không
thể đòi lại tài sản trước kỳ hạn, trừ khi được bên vay đồng ý.
CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT
Tại Quyết định số 37/2007/DS-GĐT của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
có nhận định về hợp đồng mua bán nhà giữa ông Nguyễn Văn Long và cụ Nguyễn Thị
Lê như sau:
“Hợp đồng tặng cho nhà, đất giữa cụ Lê và ông Nguyễn Văn Long đã được công
chứng, nhưng đến ngày 16/10/2002, ông Nguyễn Văn Long mới có đơn đề nghị được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi UBND thị trấn Gò Dầu và UBND thị trấn
Gò Dầu xác nhận “Đủ điều kiện”. Tuy nhiên, việc ông Nguyễn Văn Long có đơn đề
nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên được tiến hành sau khi cụ Lê đã
có đơn khởi kiện vào ngày 04/9/2002 xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất và đơn đề
nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn Long mới được thị
trấn xác nhận (chưa phải là UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật). Như vậy,
hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê và ông Nguyễn Văn Long chưa có hiệu lực do
ông Nguyễn Văn Long chưa đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì cụ Lê
đã thay đổi ý chí không cho ông Nguyễn Văn Long nữa”.
(Nguồn: trích từ sách Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Đỗ Văn
Đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 478).
3.4.


Nội dung của hợp đồng

3.4.1.

Yếu tố cấu thành nội dung của hợp đồng

Trong quá trình đàm phán để giao kết hợp đồng, các bên có thể đưa ra nhiều lời biểu
đạt khác nhau nhằm giải thích các vấn đề thực tế hoặc thuyết phục nhằm tạo lòng tin
cho đối tác.
Những biểu đạt đó có thể được ghi vào hợp đồng để trở thành điều khoản của hợp
đồng. Các điều khoản đó tạo thành nội dung của hợp đồng. Nếu điều khoản của hợp
đồng không được các bên tuân thủ, tức là nội dung của hợp đồng bị vi phạm thì bên vi
phạm sẽ phải gánh chịu những chế tài theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa
thuận của các bên.
60

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Tuy nhiên, có rất nhiều lời đàm phán không được
các bên ghi vào hợp đồng mà chỉ tồn tại dưới dạng
những biểu đạt đơn thuần. Trong trường hợp những
lời biểu đạt khi đàm phán không được ghi vào hợp
đồng nhưng có sự sai lệch so với thực tế thì sẽ bị
coi là “trình bày sai sự thật” và có thể làm cho hợp
đồng bị vô hiệu (xem phần 3.3.2).
Thông thường nội dung của hợp đồng được hình thành dựa trên sự đàm phán của các
bên. Tuy nhiên, có những trường hợp chỉ một bên xây dựng điều khoản của hợp đồng

và nếu bên kia chấp nhận những điều khoản đó thì gia nhập hợp đồng mà không có sự
đàm phán như thông thường. Trong trường hợp này, mặc dù không có đàm phán
nhưng giữa các bên vẫn có sự đồng thuận về nội dung của hợp đồng, do vậy hợp đồng
vẫn có hiệu lực pháp luật. Những hợp đồng như vậy gọi là hợp đồng theo mẫu.
Ví dụ
Chẳng hạn đối với hợp đồng bảo hiểm thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng trước
các điều khoản của hợp đồng. Những điều khoản này được quy định trong các điều lệ bảo
hiểm của từng doanh nghiệp, như điều lệ bảo hiểm nhân thọ, điều lệ bảo hiểm tài sản, điều
lệ bảo hiểm cháy nổ… Những cá nhân, tổ chức có nhu cầu giao kết hợp đồng bảo hiểm sẽ
nghiên cứu các điều lệ này và nếu chấp nhận thì thực hiện giao kết hợp đồng. Hợp đồng bảo
hiểm có thể tồn tại dưới hình thức giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm do doanh
nghiệp bảo hiểm cấp. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm chính là những điều khoản theo
mẫu được quy định trong các điều lệ bảo hiểm.

Đối với những hợp đồng theo mẫu, bên đưa ra điều khoản sẽ phải gánh chịu những bất
lợi khi giải thích những điều khoản không rõ ràng hoặc điều khoản theo mẫu có thể sẽ
không có hiệu lực nếu chứa đựng nội dung miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp
đồng, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ lợi ích chính đáng của bên gia nhập hợp đồng.
3.4.2.

Các loại điều khoản của hợp đồng

 Điều khoản bắt buộc
Điều khoản bắt buộc là những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có trong hợp
đồng. Nếu thiếu những điều khoản này hợp đồng không được hình thành. Chính vì
lý do này nên điều khoản bắt buộc còn được gọi
là điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Chẳng hạn
như, Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định hợp
đồng bảo hiểm bắt buộc phải có những điều
khoản sau thì mới được coi là hình thành:

o Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên
mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc
người thụ hưởng;
o Đối tượng bảo hiểm;
o Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
o Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
o Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
o Thời hạn bảo hiểm;
v1.0

61


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
o Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
o Các quy định giải quyết tranh chấp;
o Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Việc xác định những điều khoản nào là bắt buộc phải có trong hợp đồng phụ thuộc
vào quy định của pháp luật và không phải hợp đồng nào cũng đòi hỏi phải có loại
điều khoản này. Hiện nay, pháp luật không có quy định chung về những điều
khoản bắt buộc đối với tất cả các loại hợp đồng mà tùy từng trường hợp cụ thể
những quy định này mới tồn tại.
Nếu thỏa thuận giữa các bên không bao gồm những điều khoản bắt buộc thì thỏa
thuận đó không được coi là hợp đồng. Khi đó, các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau
những gì đã được thực hiện trước đó. Như vậy, hậu quả của thỏa thuận thiếu điều
khoản bắt buộc tương đối giống với hợp đồng vô hiệu.
Tuy nhiên, giữa hai trường hợp này có sự khác biệt về bản chất. Đối với hợp đồng
vô hiệu, thỏa thuận của các bên đã tạo thành hợp đồng nhưng hợp đồng đó không

có giá trị ràng buộc các bên. Đối với hợp đồng
vô hiệu tương đối thì nếu không có yêu cầu của
một bên và không có sự thừa nhận của tòa án thì
hợp đồng, mặc dù có yếu tố vô hiệu, vẫn có hiệu
lực ràng buộc các bên. Đối với trường hợp thỏa
thuận thiếu điều khoản bắt buộc thì hoàn toàn
không hình thành hợp đồng, tức là không có bất
cứ yếu tố nào ràng buộc các bên.
o

 Điều khoản tùy nghi
Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản được
đưa vào hợp đồng căn cứ vào khả năng, nhu cầu
và sự thoả thuận của các bên.
Đây là những điều khoản mà sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể
hợp đồng. Các bên thấy cần thiết thì sẽ đưa vào hợp đồng để ràng buộc quyền và
nghĩa vụ của nhau.
Điều khoản tùy nghi tồn tại phụ thuộc vào ý chí của các bên nhưng nội dung của
điều khoản không được vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Nếu vi phạm điều này hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
 Điều khoản thường lệ
Điều khoản thường lệ là những điều khoản mà nội dung của nó được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật, các tập
quán thương mại hoặc thói quen trong hoạt động
thương mại đã được thiết lập giữa các bên.
Nếu như điều khoản bắt buộc tồn tại hiện hữu
trong hợp đồng và rất dễ nhận biết thì điều
khoản thường lệ là những điều khoản ẩn, không
được thể hiện trong hợp đồng nhưng vẫn là một
bộ phận cấu thành hợp đồng. Đó là vì điều khoản thường lệ là những “lệ thường”,

62

v1.0


Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh

“lẽ thường” đã được thừa nhận bởi pháp luật và bởi chính các bên tham gia hợp
đồng. Những ”lệ thường” này là các quy định mặc nhiên được thừa nhận nên có
giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên. Nếu các bên không muốn sử dụng những
lệ thường đó cho quan hệ hợp đồng của mình thì phải có thỏa thuận khác và phải
ghi vào hợp đồng. Khi đó những thỏa thuận khác trở thành điều khoản tùy nghi
của hợp đồng.
Những “lệ thường” tạo thành nội dung của hợp đồng tồn tại trong các quy định của
pháp luật, trong các tập quán thương mại hoặc trong thói quen đã được hình thành
giữa các bên.
o

“Lệ thường” theo quy định của pháp luật.
Pháp luật thường quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp
đồng hoặc đưa ra những quy định cho từng loại hợp đồng cụ thể. Những quy
định đó trở thành điều khoản thường lệ của hợp đồng nếu các bên không có
thỏa thuận khác.
Như vậy, điều khoản thường lệ có vai trò là quy định dự phòng cuối cùng giúp
các bên xác định quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp vô tình hoặc cố
ý không thỏa thuận về một nội dung nhất định. Chẳng hạn như, liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng, pháp luật quy định những “lệ thường” như sau:
 Về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng: Đối với hợp đồng song vụ, các bên phải
đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Nếu không thể thực hiện đồng
thời thì nghĩa vụ nào thực hiện mất nhiều thời gian hơn phải được thực hiện

trước (Điều 414 Bộ luật Dân sự 2005).
 Về hoãn thực hiện nghĩa vụ: Bên thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn
thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực
hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Ngược lại, bên thực hiện nghĩa vụ
trước cũng có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu tài sản của bên kia bị
giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã
cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có
người bảo lãnh (Điều 415 Bộ luật Dân sự 2005).
Ngoài ra, trong từng hợp đồng cụ thể, pháp luật cũng có quy định về các lệ
thường như trong hợp đồng mua bán hàng hóa, phương thức giao tài sản theo
lệ thường là bên bán phải giao trực tiếp cho bên mua và giao một lần toàn bộ
hàng hóa. Đối với hợp đồng ủy quyền thì thời hạn ủy quyền là một năm nếu
các bên không có thỏa thuận về vấn đề này.

o

“Lệ thường” theo thói quen đã hình thành giữa các bên hoặc theo tập quán
thương mại
Pháp luật thừa nhận cho các bên được áp dụng thói quen trong hoạt động
thương mại đã được thiết lập giữa họ nếu các bên đã biết hoặc phải biết nhưng
không được trái với quy định của pháp luật. Trường hợp không có thói quen đã
được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được
trái với quy định của pháp luật.

v1.0

63



×