Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Yêu cầu học viên viết chương trình môn học mà anh chị đã đang và sẽ giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.96 KB, 13 trang )

Tiểu luận môn học
Học phần: Phát triển chương trình giáo dục
(Dành cho học viên là cán bộ, giảng viên TCCN, CĐ, ĐH)
Họ và tên học viên:………………………………………………………………
Lớp:………………………………………………………………………………

Yêu cầu:
Yêu cầu học viên viết chương trình môn học mà Anh/Chị đã,
đang và sẽ giảng dạy (theo mẫu).

1


TRƯỜNG …………………
KHOA --------------BỘ MÔN LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Tên môn học: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Khóa đào tạo: 15
Số tín chỉ:
05 Mã môn học: CNBB-01
Loại môn học: Bắt buộc
1.Thông tin về giảng viên:
1.1. Giảng viên:
- Họ và tên:
- Chức danh, học hàm, học vị: Trưởng Bộ môn, Tiến sĩ.
- Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Chính trị, P301 – Nhà A
- Địa chỉ liên hệ: Số 28, Nguyễn Phong Sắc, Trưng Nhị, Hà Nội.
- Điện thoại, email: 0986 448 988
1.2. Trợ giảng: Không
2. Thông tin chung về môn học


- Tên môn học: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
- Mã môn học: CNBB-01
Số tín chỉ: 05
- Loại môn học: Bắt buộc
- Môn học tiên quyết: Không
- Môn học kế tiếp: Luật dân sự hình sự
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 56
+ Thực hành (Seminar, làm việc nhóm): 17
+ Tự học (tự NC): 02
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
* Về kiến thức
- Sinh viên trình bày và phân tích được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc,
bản chất, chức năng, hình thức, kiểu, vai trò của nhà nước và pháp luật; bộ máy nhà
nước; mối quan hệ giữa nhà nước, pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; quá trình
vận động và phát triển của nhà nước và pháp luật; quy phạm pháp luật; quan hệ pháp
luật; thực hiện pháp luật; ý thức pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí;
pháp chế, nhà nước pháp quyền.
- Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có được tư duy khoa học và phương pháp
nhận thức khoa học về những vấn đề nhà nước và pháp luật và vận dụng những kiến
thức đã học để phân tích và giải thích hiện tượng nhà nước và pháp luật trong thực tế.

2


* Về kĩ năng
- Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu các khoa học
pháp lí khác, nhất là các môn khoa học pháp lí chuyên ngành luật trong chương trình
đào tạo đại học luật;

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực
tiễn nhà nước và pháp luật;
- Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ
thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình
luận, đánh giá các vấn đề của lí luận nhà nước pháp luật;
- Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng.
* Về thái độ
- Có ý thức đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá các hiện tượng chính trị,
pháp lí trong đời sống xã hội;
- Hình thành tính chủ động, tự tin, bản lĩnh cho sinh viên;
- Xác định đúng vị trí, vai trò của lí luận nhà nước và pháp luật trong hệ thống
các khoa học pháp lí và các môn học pháp lí trong chương trình đào tạo đại học luật.
* Các mục tiêu khác:
- Hình thành kĩ năng sống;
- Hình thành và phát triển kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm;
- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;
- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;
- Phát triển kĩ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;
- Phát triển kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lí, điều khiển, theo dõi, kiểm tra
hoạt động, lập mục tiêu, phân tích chương trình.
3.2. Mục tiêu chi tiết môn học
3.2.1. Mục tiêu chi tiết
Mục tiêu
Nội dung
1.
Nguồn
gốc, kiểu
nhà nước

Bậc 1

Nêu hoặc kể tên được
1A1. Định nghĩa nhà nước.
1A2. Các đặc trưng của
nhà nước.
1A3. Các quan điểm nổi
bật về nguồn gốc nhà nước
(ít nhất 5 quan điểm).
1A4. Các hình thức xuất
hiện điển hình của nhà
nước.

Bậc 2 Trình bày
hoặc phân tích được

1B1. Nội dung các đặc
trưng của nhà nước.
1B2. Nội dung các quan
điểm phi Mácxit về
nguồn gốc nhà nước (ít
nhất 4 quan điểm).
1B3. Nguyên nhân và
quá trình ra đời nhà nước
theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin.
1A5. Khái niệm kiểu nhà 1B4. Ý nghĩa của việc
nước.
phân kiểu nhà nước.
1A6. Bốn kiểu nhà nước 1B5. Nội dung quy luật
tồn tại trong lịch sử.
thay thế các kiểu nhà

nước trong lịch sử.
1B6. Sự ra đời, cơ sở
kinh tế - xã hội, đặc điểm

Bậc 3
1C1. Phân biệt được
nhà nước với các tổ
chức xã hội khác trong
xã hội có giai cấp.
1C2. Đưa ra được ý
kiến cá nhân đối với
từng quan điểm về
nguồn gốc nhà nước.
1C3. Nhận thức được
mối quan hệ giữa kiểu
nhà nước và hình thái
kinh tế xã hội tương
ứng.
1C4. Nhận thức được
sự khác biệt về cơ sở
kinh tế - xã hội của
kiểu nhà nước XHCN

3


cơ bản về quá trình tồn
tại và phát triển của từng
kiểu nhà nước chủ nô,
phong kiến, tư sản và

XHCN.

2A1. Hai thuộc tính thể
hiện bản chất của nhà
nước.
2A2. Định nghĩa chức
năng của nhà nước.
2A3. Các hình thức,
phương pháp thực hiện
chức năng của nhà nước.
2A4. Các loại chức năng
của nhà nước (theo các tiêu
chí phân loại khác nhau).

2B1. Nội dung tính giai
cấp và tính xã hội của
nhà nước.
2B2. Sự vận động biến
đổi của hai thuộc tính thể
hiện bản chất của nhà
nước qua các kiểu nhà
nước chủ nô, phong kiến,
tư sản, xhcn.
2B3. Bản chất và các đặc
trưng của nhà nước Việt
Nam hiện nay .
2B4. Sự thể hiện bản chất
nhà nước thông qua chức
năng của nhà nước.
2B5. Sự phát triển của

chức năng nhà mước qua
các kiểu nhà nước.
2B6 Nội dung các chức
năng của nhà nước Việt
Nam hiện nay.

3.
Cơ quan
nhà nước
và bộ máy
nhà nước

3A1. Định nghĩa cơ quan
nhà nước.
3A2. Các đặc điểm của cơ
quan nhà nước.
3A3. Các loại cơ quan nhà
nước (theo các tiêu chí

3B1. Nội dung các đặc
điểm của cơ quan nhà
nước.
3B2. Sự phụ thuộc của
bộ máy nhà nước vào
chức năng của nhà nước.

4

2.
Bản chất,

chức năng
của nhà
nước

với các kiểu nhà nước
trước nó.
1C5. Chứng minh
được tính tất yếu
khách quan của quy
luật thay thế các kiểu
nhà nước.
2C1. Đánh giá được
bản chất của nhà nước
chủ nô/ phong kiến/ tư
sản/ xhcn.
2C2. Nhận xét được
về sự vận động, biến
đổi trong bản chất của
nhà nước tư sản qua
các giai đoạn phát
triển.
2C3. Lý giải được vì
sao nhà nước XHCN
lại là nhà nước “kiểu
mới”.
2C4. Chỉ ra được sự
khác biệt giữa chức
năng của nhà nước với
nhiệm vụ của nhà
nước; chức năng của

nhà nước với vai trò
của nhà nước.
2C5. Đưa ra được
những bình luận về
tính kế thừa và phát
triển của chức năng
nhà nước qua các kiểu
nhà nước.
2C6. Đưa ra được
nhận xét về việc thực
hiện các chức năng
của nhà nước Việt
Nam hiện nay.
3C1. Nhận diện được
các cơ quan trong bộ
máy nhà nước Việt
Nam.
3C2. Chỉ ra được điểm
khác biệt giữa cơ quan


phân loại khác nhau).
3A4. Định nghĩa bộ máy
nhà nước.
3A5. Các yếu tố ảnh hưởng
đến bộ máy nhà nước.
3A6. Các nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà
nước.

3A7. Các đặc điểm của bộ
máy nhà nước Việt Nam
hiện nay.
3A8. Các loại cơ quan
trong bộ máy nhà nước
Việt Nam hiện nay.

3B3. Sự phát triển của bộ
máy nhà nước qua các
kiểu nhà nước.
3B4. Nguyên tắc phân
quyền: quá trình hình
thành, nội dung cơ bản,
sự vận dụng trên thực tế,
ưu điểm và hạn chế.
3B5. Nội dung các
nguyên tăc cơ bản trong
tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước Việt
Nam hiện nay

nhà nước với cơ quan
của tổ chức xã hội
khác.
3C3. Đưa ra được
những bình luận về sự
phát triển của bộ máy
nhà nước qua các kiểu
nhà nước.
3C4. Đưa ra được

nhận xét về việc thực
hiện các nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy
nhà nước ở Việt Nam
hiện nay.

3.2.2. Bảng tổng hợp mục tiêu chi tiết
Mục tiêu
Nội dung
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3
Nội dung 4
Nội dung 5
Nội dung 6
Nội dung 7
Nội dung 8
Nội dung 9
Nội dung 10
Nội dung 11
Nội dung 12
Nội dung 13
Nội dung 14
Tổng mục tiêu

Bậc 1

Bậc 2


Bậc 3

Tổng

6
4
8
7
4
5
3
9
8
8
9
9
7
2
89

6
6
5
6
6
4
4
4
8
7

7
7
7
3
80

5
5
4
3
0
2
1
2
4
2
3
1
2
1
36

17
15
17
16
10
11
8
15

20
17
19
17
16
6
205

4. Tóm tắt nội dung môn học
Lí luận nhà nước và pháp luật là môn khoa học pháp lí cơ sở, cung cấp những
kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật nhằm hình thành tư duy và phương pháp
nhận thức khoa học đúng đắn về tất cả những vấn đề của nhà nước và pháp luật. Nội
dung chủ yếu của môn học này gồm các vấn đề: nguồn gốc, bản chất, chức năng, bộ
máy, hình thức của nhà nước; nhà nước trong hệ thống chính trị; nhà nước pháp
quyền; nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức của pháp luật; quy phạm pháp luật;
hệ thống pháp luật; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật; vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lí; ý thức pháp luật; pháp chế.
Môn học gồm 14 nội dung, được kết cấu thành 1 module.
5. Nội dung chi tiết môn học
Nội dung 1. Nguồn gốc, kiểu nhà nước
1. Khái niệm nhà nước

5


1.1. Các quan niệm về nhà nước
1.2. Đặc trưng của nhà nước
2. Nguồn gốc nhà nước
3. Kiểu nhà nước
3.1. Khái niệm kiểu nhà nước

3.2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử
Nội dung 2. Bản chất, chức năng của nhà nước
1. Bản chất của nhà nước
1.1 Các thuộc tính thể hiện bản chất của nhà nước
1.2 Sự vận động và biến đổi của bản chất nhà nước qua các kiểu nhà nước
1.3 Bản chất của nhà nước Việt Nam hiên nay
2. Chức năng của nhà nước
2.1. Khái niệm chức năng của nhà nước
2.2. Phân loại chức năng của nhà nước
2.3. Sự phát triển của chức năng của nhà nước qua các kiểu nhà nước
2.4. Chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay
Nội dung 3. Cơ quan nhà nước và bộ máy nhà nước
1. Cơ quan nhà nước
1.1. Khái niệm cơ quan nhà nước
1.2. Phân loại cơ quan nhà nước
2. Bộ máy nhà nước
2.1.Khái niệm bộ máy nhà nước
2.2. Sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các kiểu nhà nước
3. Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
3.1. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
3.2. Cơ cấu của bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
3.3. Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt
Nam hiện nay
3.4. Hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay
6. Tài liệu học tập
- Tài liệu chính
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2013.
2. Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật,
Nxb. ĐHQGHN, 2005.

- Tài liệu tham khảo
3. Nguyễn Minh Đoan, Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2014.
4. Nguyễn Minh Đoan, Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong
bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb. CTQG, Hà Nội,
2011.
5. Nguyễn Minh Đoan, Ý thức pháp luật, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011.
6. Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện và áp dụng pháp luật, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.
7. Nguyễn Minh Đoan, Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2008.
8. Nguyễn Minh Đoan (chủ biên), Các nguyên tắc pháp luật XHCN Việt Nam thời kì
đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.

6


9. Nguyễn Văn Động, Giáo trình lí luận về nhà nước và pháp luật (tái bản lần thứ tư,
có sửa chữa bổ sung), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014.
10. Nguyễn Đăng Dung, Hình thức của các nhà nước đương đại, Nxb. Thế giới, Hà
Nội, 2004.
11. Nguyễn Thị Hồi (chủ biên), Những nội dung căn bản của môn học lí luận nhà
nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
12. Nguyễn Thị Hồi, Hướng dẫn ôn tập môn học lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2010
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung
Tuần

0
1

2
3

Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung

1
2
3

Lí thuyết

Seminar

4*
4
4
4
12

1*
1
1
1
03

Làm việc
nhóm


Tổng số
Tự
nghiên
cứu
5
5
5
15

Tổng
0
0
* Ghi chú:
- Giờ lý thuyết và seminar của tuần 0 không tính vào tổng số giờ tín chỉ
- BT cá nhân làm tại lớp, trong giờ seminar (sinh viên không được sử dụng tài liệu), các
loại BT khác làm ở nhà, nộp vào giờ seminar.

7.2. Lịch trình chi tiết
Tuần 0
Hình thức
Thời
tổ chức
gian,
Nội dung chính
dạy-học Địa điểm
Lí thuyết 4 giờ * Giới thiệu tổng quan môn học:
TC
- Mục tiêu môn học.
- Các hình thức tổ chức dạy-học, nhiệm vụ của sinh
viên trong mỗi hình thức dạy-học.

- Các hình thức kiểm tra đánh giá và tỉ lệ.
- Hệ thống các vấn đề sinh viên chọn làm BT lớn.
* Giới thiệu đề cương môn học:
- Cấu trúc của đề cương.
- Ý nghĩa của đề cương môn học.
- Hướng dẫn sinh viên cách sử dụng đề cương.
* Giới thiệu tổng quan về Lý luận nhà nước và pháp luật
với tư cách là một ngành khoa học:
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu đặc thù.
- Hệ thống khái niệm, phạm trù.
- Những thành tựu chủ yếu đã đạt được.
- Những vấn đề còn tồn tại.

Yêu cầu sinh
viên chuẩn bị

* Mang đề
cương môn
học.
* Đọc:
- Chương 1
Giáo trình lí
luận nhà
nước và pháp
luật, Trường
Đại học Luật
Hà Nội, Nxb.
CAND, Hà
Nội, 2013.


7


Seminar

Tư vấn

- Những vấn đề đang được nghiên cứu.
- Chia nhóm sinh viên
- Tổ chức cho các nhóm bầu nhóm trưởng
- Hướng dẫn nhóm trưởng và cả nhóm cách thức làm
việc nhóm
- Hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập theo học
chế tín chỉ
- Giải đáp những thắc mắc của sinh viên về đào tạo
theo học chế tín chỉ
‐ Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn
khai thác các nguồn tài liệu...
‐ Thời gian: Thứ ba (sáng: 8h-10h30’; chiều: 14h -16h30’).
Địa điểm: Phòng 501 nhà A
1 giờ
TC

Tuần 1: Nội dung 1
Thời
Hình thức
gian,
tổ chức
Nội dung chính

Địa
dạy-học
điểm
4 - Khái niệm nhà nước:
giờ + Các quan niệm về nhà nước
TC + Định nghĩa nhà nước
+ Các đặc trưng của nhà nước.
- Nguồn gốc nhà nước:
+ Các quan điểm phi Mác-xit về
nguồn gốc của nhà nước.
+ Quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về nguồn gốc của
nhà nước.
- Khái niệm kiểu nhà nước
- Các kiểu nhà nước trong lịch
sử: Kiểu Nhà nước chủ nô, kiểu
nhà nước phong kiến, kiểu nhà
nước tư sản, kiểu nhà nước
XHCN:
+ Sự ra đời
+ Cơ sở kinh tế - xã hội
+ Đặc điểm chung về quá trình
tồn tại và phát triển

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

* Đọc:
- Chương 2 (mục I, III), Chương 3 (mục
III) Giáo trình lí luận nhà nước và pháp
luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2013.
- Chương 3, 4 (mục I), chương 5 (mục I.1,
II.1, III.1), Chương 13 (mục I.1), Chương 14
(mục I.1), Chương 15 (mục I.1), Chương 17
(mục I.1) Giáo trình lí luận chung về nhà
nước và pháp luật, Khoa luật - ĐHQG Hà
Nội, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2005.
- Các bài 1, 2, 3, 5, 8, 9, 10, Bàn về sự ra đời
của nhà nước, Kỉ yếu hội thảo khoa học,
Khoa hành chính-nhà nước, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2006.
- Lí luận của Mác về hình thái kinh tế - xã
hội và sự vận dụng nó vào nghiên cứu và
giảng dạy vấn đề “kiểu nhà nước và kiểu pháp
luật”, Nguyễn Văn Động, Tạp chí luật học, số
3/2004, tr. 8 – 15.
- Tài liệu GV đưa thêm.
Seminar 1 - Làm rõ, định hướng và làm sâu * Đọc:
giờ thêm các khái niệm, các nội dung - Các tài liệu đã dẫn.
TC khác của giờ lí thuyết.
- Tài liệu GV đưa thêm.
- Thảo luận về những vấn đề GV * Chuẩn bị ý kiến cá nhân về các vấn đề sẽ
và sinh viên nêu thêm.
thảo luận.

8


Tư vấn ‐ Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn khai
thác các nguồn tài liệu...

‐ Thời gian: Thứ ba (sáng: 8h-10h30’; chiều: 14h -16h30’).
‐ Địa điểm: Phòng 501 nhà A
Tuần 2: Nội dung 2
Thời
Hình thức tổ
gian,
chức dạyNội dung chính
Địa
học
điểm
Lí thuyết 4 giờ - Bản chất của nhà nước
TC + Các thuộc tính thể hiện
bản chất của nhà nước
+ Sự vận động, biến đổi của
bản chất nhà nước qua các
kiểu nhà nước
+ Bản chất và đặc điểm của
nhà nước Việt Nam hiện
nay
- Chức năng của nhà nước
+ Khái niệm chức năng của
nhà nước
+ Phân loại chức năng của
nhà nước
+ Sự phát triển của chức
năng nhà nước qua các kiểu
nhà nước
+ Chức năng của nhà nước
Việt Nam hiện nay


Seminar

Tư vấn

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

* Đọc:
- Chương 2 (mục II), Chương 13 (mục I.2),
Chương 14 (mục I.2), Chương 15 (mục
I.2), Chương 17 (mục I.2), Chương 20
(mục I) Giáo trình lí luận nhà nước và
pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2013
- Chương 3 (mục I), Chương 13 (mục II),
Chương 14 (mục II), Chương 15 (mục II),
Chương 17 (mục II), Chương 20 (mục II)
Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2013.
- Chương 3 (mục II), chương 5 (mục I.1,
II.1, III.1), Chương 6 (mục I), Chương 4
(mục III), chương 5 (mục I.2, II.2, III.2),
Chương 8 (mục IV) Giáo trình lí luận
chung về nhà nước và pháp luật, Khoa luật
- ĐHQG Hà Nội, Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà
Nội, 2005.
- Về vai trò và chức năng của nhà
nước, Nguyễn Thị Hồi, Tạp chí nhà
nước và pháp luật, số 11/2004.
- Góp phần đổi mới nhận thức về chức

năng của nhà nước, Lê Thu Hằng, Tạp
chí luật học, số 1/2002.
- Tài liệu GV đưa thêm.
* Đọc:
- Các tài liệu đã dẫn.
- Tài liệu GV đưa thêm.
* Chuẩn bị ý kiến cá nhân về các vấn đề sẽ
thảo luận.

1 giờ - Làm rõ, định hướng và
TC làm sâu thêm các khái niệm,
các nội dung khác của giờ lí
thuyết.
- Thảo luận về những vấn
đề GV và sinh viên nêu
thêm.
‐ Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn

9


khai thác các nguồn tài liệu...
‐ Thời gian: Thứ ba (sáng: 8h-10h30’; chiều: 14h -16h30’).
‐ Địa điểm: Phòng 501 nhà A
Tuần 3: Nội dung 3
Thời
Hình thức tổ
gian,
chức dạyNội dung chính
Địa

học
điểm
Lý thuyết 4 giờ - Khái niệm cơ quan nhà
tín nước
chỉ - Phân loại cơ quan nhà
nước
- Khái niệm bộ máy nhà
nước
- Sự phát triển của bộ
máy nhà nước qua các
kiểu nhà nước
- Bộ máy nhà nước Việt
Nam hiện nay:
+ Đặc điểm của bộ máy
nhà nước Việt Nam hiện
nay
+ Các cơ quan trong bộ
máy nhà nước Việt Nam
hiện nay
+ Các nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà
nước Việt Nam hiện nay
+ Hoàn thiện bộ máy nhà
nước Việt Nam

10

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị


* Đọc:
- Chương 3 (mục II), chương 13 (mục III),
Chương 14 (mục III), Chương 15 (mục IV),
Chương 17 (mục III), Chương 20 (mục IV)
Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2013.
- Chương 4 (mục IV), Chương 5 (mục I.4, II.4,
III.4), Chương 9 Giáo trình lí luận chung về nhà
nước và pháp luật, Khoa luật - ĐHQG Hà Nội,
Nxb. ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2005.
- Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nguyễn
Thị Hồi, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.
- Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp
quyền, Nguyễn Đăng Dung, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội, 2004
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là
thống nhất có sự phân công, phối hợp
giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp,
Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí nhà nước
và pháp luật, số 2/2007.
- Chế định nguyên thủ quốc gia ở các nhà
nước tư sản, Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí nhà
nước và pháp luật, số 2/1996.
- Hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước tư
sản, Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí luật học, số
3/1996.
- Tổ chức và hoạt động của nghị viện tư sản,

Thái Vĩnh Thắng, Tạp chí luật học, số
5/1997.
- Quyền lực nhà nước và việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Hiến pháp năm 1992,
Nguyễn Văn Năm, Tạp chí luật học, số
4/2001


Seminar

Tư vấn

- Một số bất cập trong chương chủ tịch nước
của dự thảo hiến pháp năm 1992 sửa đổi và
hướng hoàn thiện, Nguyễn Văn Năm, Tạp
chí luật học, số 8/2013
- Tài liệu GV đưa thêm.
1 giờ - Làm rõ, định hướng và * Đọc:
TC làm sâu thêm các khái - Các tài liệu đã dẫn.
niệm, các nội dung khác - Tài liệu GV đưa thêm.
của giờ lí thuyết.
* Chuẩn bị nội dung các vấn đề sẽ thảo luận.
- Thảo luận về những
vấn đề GV và sinh viên
đưa thêm.
‐ Nội dung: Giải đáp, tư vấn về nội dung và phương pháp học tập; chỉ dẫn
khai thác các nguồn tài liệu...
‐ Thời gian: Thứ ba (sáng: 8h-10h30’; chiều: 14h -16h30’).
‐ Địa điểm: Phòng 501 nhà A


8. Chính sách đối với môn học
- Theo quy chế đào tạo hiện hành.
- Trước giờ giảng, thảo luận, sinh viên phải đọc các nội dung trong giáo trình đã
được chỉ dẫn và viết tóm tắt các nội dung đó. Ngoài ra, cứ 1 giờ tín chỉ, sinh viên phải
đọc thêm 30 - 40 trang tài liệu tham khảo. GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của
sinh viên.
- Sinh viên phải viết tóm tắt nội dung các vấn đề được giao làm việc nhóm và tự
nghiên cứu. GV kiểm tra các bài viết đó.
- Sinh viên luôn luôn phải mang theo đề cương môn học, giáo trình trong giờ lí
thuyết, thảo luận, LVN.
- Kết quả đánh giá môn học là thông tin được công khai cho sinh viên biết.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học.
9.1. Mục đích và trọng số kiểm tra
Hình thức
Đánh giá thường xuyên

Mục đích, hình thức KT - ĐG
- Minh chứng kết quả tự nghiên cứu,
làm việc nhóm; kết quả làm việc theo
yêu cầu của giáo viên.

Trọng số
10%

11


Đánh giá định kì
Bài thi hết môn


- Điểm danh thường xuyên trong giờ lý
thuyết và seminar
- Bài tập cá nhân tuần
- Bài tập nhóm
- Bài tập lớn cá nhân
Thi vấn đáp hoặc thi viết.

10%
10%
10%
60%

9.2. Tiêu chí đánh giá
9.2.1. Bài tập cá nhân
- Sinh viên làm bài tại lớp, trong giờ seminar
- Thời gian: 20 - 30 phút
- Nội dung: Kiểm tra việc nhận thức của sinh viên về một nội dung nào đó trong
bài học. Giáo viên chọn bất kì đề bài nào trong số các đề BT đã công bố.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Bài làm trúng, đúng, đủ, hay: đi thẳng vào nội dung vấn đề; trả
9 điểm
lời chính xác; đầy đủ; trình bày chặt chẽ, ý nghĩa rõ ràng:
+ Bài làm thể hiện sự sáng tạo:
1 điểm
Tổng:
10 điểm
9.2.2. Bài tập nhóm
- Hình thức: Bài luận 3 – 5 trang A4.
- Nội dung: Các nhóm lựa chọn theo danh mục các BT do Bộ môn cung cấp.

- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải quyết vấn đề trúng, đúng, đủ, hay: đi thẳng vào nội dung
vấn đề cần phải trình bày; trả lời chính xác; đầy đủ các nội dung;
7 điểm
trình bày chặt chẽ, có liên hệ thực tế nếu cần, kết cấu hợp lí, ý
nghĩa rõ ràng:
+ Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo:
2 điểm
+ Trình bày sạch, đẹp:
1 điểm
Tổng:
10 điểm
Lưu ý: Bài làm đóng thành quyển, không đóng giấy bóng kính.
- Thuyết trình: Một thành viên trong nhóm do GV chỉ định.
- Điểm kết luận sau thuyết trình: Tuỳ thuộc vào chất lượng thuyết trình, GV nghe
thuyết trình có thể quyết định giữ nguyên, cộng thêm 1 điểm hoặc trừ không quá 2
điểm so với điểm bài viết.
9.2.3. Bài tập lớn
- Hình thức: Bài luận 5 - 7 trang A4
- Nội dung: Sinh viên lựa chọn theo danh mục các BT do Bộ môn cung cấp.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Giải quyết vấn đề trúng, đúng, đủ, hay: đi thẳng vào nội dung vấn đề
7
cần phải trình bày; trả lời chính xác; đầy đủ các nội dung; trình bày
điểm
chặt chẽ, có liên hệ thực tế nếu cần, kết cấu hợp lí, ý nghĩa rõ ràng:
+ Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo:
2
điểm
+ Trình bày sạch, đẹp:

1
điểm
Tổng:
10
điểm

12


Lưu ý: Bài làm đóng thành quyển, không đóng giấy bóng kính.
9.2.4. Thi kết thúc học phần
- Hình thức: Thi vấn đáp hoặc thi viết.
- Tiêu chí đánh giá bài thi vấn đáp:
+ Trả lời chính xác, rõ ràng, khúc chiết câu hỏi chính:
+ Trả lời rõ ràng, chính xác câu hỏi thêm:

Chủ nhiệm Khoa
(Trường)

Chủ nhiệm bộ môn
(Kí tên)

8 điểm
2 điểm

TM. Nhóm giảng viên
(Kí tên)

13




×