Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khắc phục hiện tượng rung bàn đạp khi phanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.11 KB, 2 trang )

Khắc phục hiện tượng rung bàn đạp khi phanh

Hiện tượng rung động ở bàn đạp phanh, có thể do đĩa phanh bị đảo, mòn không
đồng đều hoặc trống phanh bị “méo” gây ra mất cân đối lực khi phanh. Ngoài
ra sự rung động trên bàn đạp phanh còn có thể do hệ thống treo của xe, vỏ xe, ổ
bi bánh xe hoặc mất một bộ phận nào đó trong cơ cấu phanh. Nếu hệ thống
phanh có ABS thì hiện tượng trên là bình thường trong trường hợp khẩn cấp
hoặc khi mặt đường ướt.
Bề mặt ma sát của trống phanh và đĩa phanh đóng vai trò rất quan trọng, nó
không được phép quá trơn, nếu không sẽ làm chậm quá trình phanh. Ngược lại
khi các bề mặt này quá nhám, nó sẽ nhanh bị mòn. Trên bề mặt đĩa phanh và
trống phanh phải có độ phẳng cao và không bị đảo, lúc đó mới đảm bảo độ êm
dịu và không gây ra hiện tượng rung giật và dội ngược lên bàn đạp phanh.

Bề mặt của đĩa phanh sau một thời gian làm việc sẽ bị biến cứng và không
phẳng.
Trong quá trình làm việc của phanh, các bề mặt sẽ bị quá nhiệt, gây ra hiện
tượng biến cứng và có thể dẫn tới thay đổi màu sắc của các bề mặt. Đồng thời
sự phân bố lực phanh không đồng đều trên các bề mặt sẽ gây ra hiện tượng
cong vênh của đĩa phanh và trống phanh. Những tác động trên sẽ ảnh hưởng tới
lực phân bố không đều và gây ra rung động tại bàn đạp phanh.
Hiện tượng biến cứng của các bề mặt trống phanh và đĩa phanh là không thể
khắc phục được vì trong quá trình phanh, các bề mặt này phải làm việc và nóng
lên. Tuy nhiên, để hạn chế hiện tượng này thì không nên phanh xe liên tục
nhiều để tránh cho các bề mặt bị quá nóng.

Mài mòn không đều của trống phanh gây ra rung giật bàn đạp khi phanh.
Thông thường để giải quyết hiện tượng trên, các kỹ thuật viên thường đem đi
xử lý lại các bề mặt này. Ở các gara sửa chữa thường dùng máy tiện để loại bỏ
lớp bề mặt biến cứng, đồng thời tạo ra độ phẳng rất tốt cho các bề mặt này. Đối
với những đĩa phanh và trống phanh đã xử lý nhiều lần và có chiều dày không


đảm bảo thì không áp dụng được cách này mà cần phải thay mới.


Chú ý khi làm việc với hệ thống phanh: Khi sửa chữa hoặc thay mới trống
phanh, đĩa phanh, cần thay cả hai bên chứ không được thay một bên, độ nhẵn
bóng của các bề mặt trống phanh và đĩa phanh ở cả hai bên phải như nhau,
đường kính của trống phanh sau khi chỉnh sửa phải bằng nhau. Nếu không thực
hiện như trên thì khi phanh sẽ xảy ra hiện tượng kéo lệch về một phía rất nguy
hiểm.
theo nguồn xalooto.com



×