Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phanh đĩa hay phanh tang trống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.68 KB, 3 trang )

Phanh đĩa hay phanh tang trống?
• Ngày đăng : 04-12-2009
• Cập nhật :

• Rating:
()
• 16 Views and 0
Replies


Ngày nay, cơ cấu phanh đĩa đã được sử dụng rất phổ biến trên ôtô du lịch hạng
sang. Nhưng nhiều xe lại sử dụng kết hợp: cơ cấu phanh đĩa cho cầu trước và cơ
cấu phanh tang trống cho cầu sau như Ford Escape, Mazda 3, Toyota Innova... Tại
sao như vậy?
Nguyên nhân nào khiến phanh đĩa ngày một chiếm ưu thế hơn? Và tại sao một số
đĩa phanh xuất hiện nhiều lỗ khoan trong khi có loại lại không có? Những câu hỏi
như vậy về hệ thống phanh đã khiến nhiều bạn đọc băn khoăn. Chúng ta hãy cùng
tìm một vài lời giải đáp.
Cơ cấu phanh đĩa
Đối với hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực thông thường, sử dụng cơ cấu phanh
kiểu tang trống, lực đạp phanh của người lái tác động lên piston xi lanh chính, lực
này sẽ được dầu truyền dẫn đến các xi lanh con tại mỗi bánh xe. Sau đó sẽ tạo ra
lực đẩy ép má phanh tiếp xúc với tang trống. Ma sát giữa má phanh và trống phanh
sẽ làm giảm tốc độ của các bánh xe, nếu tiếp tục ấn bàn đạp phanh thì xe sẽ dừng
lại. Đó là nguyên lý làm việc của hệ thống phanh tang trống ứng dụng phổ biến trên
nhiều dòng xe. Nhưng rồi sau những cải tiến về động cơ, vận tốc xe ngày một cao,
phanh tang trống bộc lộ nhược điểm: đó là hiệu quả phanh thấp khi phanh xe ở tốc
độ cao.
cơ cấu phanh đĩa Cơ cấu phanh tang trống
Theo định luật bảo toàn năng lượng, quá trình giảm tốc sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn.
Lực ma sát biến đổi động năng của chiếc xe thành nhiệt năng và nung nóng má


phanh và trống phanh. Sự gia tăng nhiệt lớn như vậy làm giảm ma sát giữa trống
phanh và má phanh dẫn đến tăng quãng đường phanh, thời gian phanh. Nhằm đảm
bảo guốc phanh không bị cháy do chịu nhiệt độ quá cao người ta phải dùng vật liệu
chế tạo trống phanh và má phanh là vật liệu chịu nhiệt, mài mòn tốt. Tuy nhiên nếu
sử dụng vật liệu tốt, đủ độ bền thì kết cấu kiểu phanh tang trống lại trở nên cồng
kềnh, tăng khối lượng quán tính chuyển động. Lẽ đương nhiên những nhà thiết kế
ôtô không muốn như vậy và cuối cùng cơ cấu phanh đĩa được ứng dụng trực tiếp
trên xe hơi (trước đó đã được ứng dụng cho máy bay và một số nghành công
nghiệp khác).
Vậy cơ cấu phanh đĩa có ưu điểm gì?
Cũng với nguyên lý như phanh trống nhưng phanh đĩa có kết cấu gọn nhẹ hơn đồng
thời hiện rõ lợi thế tuyệt đối so với phanh tang trống:
-Toả nhiệt tốt do phần lớn đĩa phanh được tiếp xúc với không khí, nên nhiệt sinh ra
bởi ma sát dễ dàng toả ra ngoài không khi nên sự chai lỳ bề mặt má phanh khó xảy
(chai bề mặt là do nhiệt, sẽ làm giảm hệ số ma sát dẫn đến hiệu quả phanh giảm).
Vì thế đảm bảo hiệu quả phanh tốt ở tốc độ cao.
- Cơ cấu phanh đĩa có cấu tạo đối đơn giản hơn nhiều so với phanh tang trống nên
việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế má phanh đặc biệt dễ dàng.
Thử nghiệm khả năng chịu nhiệt của của cơ cấu phanh đĩa
- Phanh đĩa còn có ưu điểm là có khả năng thoát nước tốt, do nước bám vào đĩa
phanh bị loại bỏ rất nhanh bởi lực ly tâm nên tính năng phanh được hồi phục nhanh
trong thời gian ngắn.
- Với kết cấu đặc biệt phanh đĩa không cần phải điều chỉnh khe hở giữa má phanh
và đĩa phanh do khe hở đó sẽ tự động điều chỉnh mỗi khi má phanh và bị mòn.
- Trọng lượng phanh đĩa nhỏ hơn so với phanh tang trống, kết cấu đơn giản và có
độ chính xác cao, bởi vậy có khả năng làm việc với khe hở giữa đĩa phanh với má
phanh nhỏ nên giảm được thời gian phanh và hiệu quả phanh. Khe hở giữa má
phanh và trống phanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phanh.Vì khi khe hở phanh
quá lớn không những ảnh hưởng tới thời gian tác dụng mà còn làm giảm mômen
phanh do diện tích tiếp xúc giữa má phanh và trống phanh bị giảm.

- Kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) rất tốt.
Bên cạnh những lợi ích lớn lao mà phanh đĩa mang lại thì nhược điểm lớn nhất chính
là bụi bẩn dễ bám vào toàn bộ cơ cấu phanh, vì vậy cần chú ý kiểm tra bảo dưỡng
nếu xe thường xuyên hoạt động trong điều kiện đường sá lầy lội, bụi bặm. Hơn nữa


yêu cầu vật liệu chế tạo khá khắt khe và đĩa phanh khoan nhiễu lỗ để thoát nhiệt
tốt hơn
Tại sao yêu cầu lực phanh tạo ra phía trước lại lớn hơn?
Khi phanh do quán tính khối lượng của khối lượng toàn bộ ôtô nên trọng tâm bị dịch
chuyển về phía trước nên tải trọng phân bố lên cầu trước tăng còn tải trọng phân bố
lên cầu sau giảm. Có nghĩa là lực cản do cơ cấu phanh ở bánh sau sinh ra ở cầu
trước bao giờ cũng cao hơn cầu sau. Vì thế trên nhiều xe thường chỉ bố trí cơ cấu
phanh đĩa trên cầu trước còn cầu sau vẫn dùng cơ cấu phanh tang trống đề giảm
chi phí sản xuất trong khi vẫn đảm bảo an toàn khi xe vận hành. Tuy nhiên đó đơn
thuần cũng chỉ là dung hoà giữa hai yếu tố kinh tế và độ an toàn.
Ngày nay, tốc độ luôn tạo ra lực hút mãnh liệt với dân chơi xe, thì đối với họ, để có
được sự phấn khích, việc sẵn sàng xuất tiền để có được một chiếc xe như ý là điều
dễ hiểu. Nắm bắt được điều đó, cùng với những cải tiến đột phá về tốc độ xe, thì hệ
thống phanh cũng đạt được những thành tựu lớn khi lần lượt những hệ thống điện
tử lần lượt ra đời hỗ trợ tối đa cho hệ thống phanh: hệ thống trợ lực phanh (BA), hệ
thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) và
đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống phanh thông minh (SBC) do Mercedes-Benz
kết hợp với hãng Bosch chế tạo.
Khoảng một nửa số lượng xe hơi hiện nay được sản xuất ra đều sử dụng phanh sau
là kiểu phanh tang trống. Phanh tang trống có hiệu quả phanh thấp hơn so với
phanh đĩa nhưng bù lại nó kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và rẻ tiền. Khi bảo dưỡng
và thay thế guốc phanh sau thường khá khó khăn và đòi hỏi phải có dụng cụ đặc
biệt để tháo lắp. Khi có hơi nước hoặc nước mưa dính vào bề mặt trống phanh sau
thì khi phanh thường cảm thấy ăn hơn, nhưng rất có hại cho phanh vì phanh thường

bị kẹt, mút, không nhả ra ngay mà chỉ nhả khi bề mặt phanh hoàn toàn khô.
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thay thế toàn bộ phanh tang trống
bánh sau. Vì việc thay thế cần nhiều dụng cụ đặc biệt nên bạn cần bố trí thời gian
để chuẩn bị trước.
Chuẩn bị:
- Bộ guốc phanh mới.
- Xilanh phanh bánh xe mới
- Kìm kẹp chuyên dụng để tháo lò xo, tuốc-nơ-vít hai cạnh, dụng cụ tháo chốt giữ
guốc phanh.
- Găng tay, kính bảo vệ.
Bước 1: Xác định các chi tiết của guốc phanh và xilanh phanh bánh xe.
Bước đầu, bạn hãy tháo trống phanh ra để kiểm tra độ mòn của guốc phanh. Nếu
chiều dày của má phanh nhỏ hơn khoảng 3 mm, thì chúng ta cần tiến hành thay
thế guốc phanh. Kiểm tra xilanh phanh bánh xe xem có sự rò rỉ dầu hay không.
Làm sạch bủi bẩn bám trên bề mặt xilanh sau đó kiểm tra lại sự rò rỉ dầu phanh
một lần nữa. Nếu thấy dầu phanh rò rỉ trên bề mặt xilanh thì cần thay thế ngay.
Đồng thời tiến hành kiểm tra các chi tiết khác như lò xo hồi, nếu chúng bị hư hỏng
thì cũng cần thay thế.
Bước 2: Tháo guốc phanh và xilanh phanh bánh xe.
Bạn hãy sử dụng kìm kẹp chuyên dụng để tháo các lò xo hồi ở mỗi bên guốc phanh.
Bước 3: Tháo lò xo giữ guốc phanh.
Ở bước này, bạn hãy đưa dụng cụ chuyên dụng chụp vào đầu chốt giữ guốc phanh,
sau đó ấn mạnh xuống đồng thời xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo chốt và lò
xo giữ guốc phanh ra. Hãy kiểm tra xem có hư hỏng gì không và thay thế nếu cần
thiết. Sau đó tháo guốc phanh và đồng thời tháo lò xo xoắn, cần điều chỉnh tự
động, và cần guốc phanh tay ra khỏi guốc phanh. Kiểm tra các chi tiết này xem còn
tốt không, lựa chọn loại guốc phanh mới đúng loại đang dùng để thay thế. Bạn nên
kiểm tra kỹ bằng cách so sánh hai bộ guốc phanh mới và cũ với nhau, sau đó lắp
các chi tiết đi kèm từ bộ guốc cũ sang bộ guốc phanh mới nếu thấy chúng còn sử
dụng được.

Bước 4: Tháo xilanh phanh bánh xe.
Sau khi tháo toàn bộ guốc phanh và các chi tiết phụ ra, bạn hãy sử dụng clê để nới
lỏng các bu lông giữ ống dẫn dầu phanh và tháo ống nối dẫn dầu vào xilanh phanh



×