Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích khổ ba bốn bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.43 KB, 5 trang )

Phân tích đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
… … …. …. ….. . ….
Dù là khi tóc bạc
1. Mở bài
"Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
(Tố Hữu)
Nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài
"Một khúc ca xuân" những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha
thiết. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" trước lúc ra
đi, không những đã giải bày những suy ngẫm mà còn mong ước được
dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất
nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện tâm nguyện thật thiết tha, cảm
động của nhà thơ Thanh Hải với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai
khổ thơ 4,5:
(Chép
lại khổ thơ)
2. Thân bài :
* Khái quát : Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi
người niềm khao khát và hi vọng. Với Thanh Hải, đây là thời điểm nhà
thơ nhìn lại cuộc đời mình và bộc bạch những điều tâm niệm tha thiết
của người chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ gắn bó trọn đời mình cho đất
nước, cho nhân dân.
* Phân tích : Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khi thế bừng
bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận mùa xuân dâng lên từ


đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức


sống tuổi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
- Thật đáng yêu, bởi ước nguyện của nhà thơ nhỏ bé khiêm nhường quá:
Ta làm … xao xuyến
- Nhà thơ chỉ mong mình làm một cành hoa trong muôn ngàn cành cành
hoa, làm tiếng chim trong muôn ngàn tiếng chim để tô điểm cho mùa
xuân tươi đẹp. Không chỉ vậy, nhà thơ chỉ mong mình là một nốt nhạc
trầm trong bản đàn mùa xuân rộn rã, vui tươi, tuy không cao nhưng làm
xao xuyến lòng người.
- Nếu ở khổ thơ đầu, mùa xuân của thiên nhiên đất trời được tạo nên bởi
một cành hoa, một tiếng chim thì trong khổ thơ này, hình ảnh thơ được
lặp lại. Nhà thơ đã mượn các h/ả đó để nói lên ước nguyện của mình:
Đem cuộc đời mình hoà nhập, cống hiến để làm lên mùa xuân lớn cho
đất nước. Hình ảnh thơ giản dị kết hợp với một số từ “một” diễn tả ước
nguyện khiêm nhường của nhà thơ.
- Trong bức tranh xuân ấy lại xuất hiện một nhân vật trữ tình. Đến khổ
thơ này, đại từ “Tôi” chuyển sang đại từ “Ta” một cách tự nhiên. Đại từ
“ ta “ mang đến cho lời ước nguyện sự trang trọng, thiêng liêng. Đồng
thời, “Ta” vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều, vừa chỉ nhà thơ, và cũng là tất
cả mọi người. Có thể nói Thanh Hải đã nói lên ước nguyện cống hiến
của biết bao người dân Việt Nam.
- Điệp ngữ “ Ta làm, ta nhập” được đặt ở đầu câu góp phần khẳng định
khát vọng được hoà nhập cái “tôi” nhỏ bé vào cái “ ta” chung rộng lớn,
để cống hiến cho đời. Với lời thơ này, ta thấy Thanh Hải đã ý thức rất
rõ, vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong xã hội.
- Ước nguyện cống hiến của nhà thơ không chỉ nhỏ bé khiêm nhường
mà nhà thơ còn mong cống hiến âm thầm, lặng lẽ.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.



- Đến đây, nhà thơ lại ước mình làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” hoà
chung vào mùa xuân lớn của đất nước của dân tộc. “Mùa xuân nho
nhỏ” là một ẩn dụ sáng tạo, độc đáo. Nó được tạo nên bởi sự cống hiến
và hi sinh Nhưng sự cống hiến đó không ồn ào, phô trương mà lặng lẽ,
âm thầm. Từ “Lặng lẽ” được đặt lên đầu câu góp phần diễn tả được ý
nguyện đó. Nhà thơ còn “dâng” “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho đất
nước bằmg thái độ thành kính, thiêng liêng. “Mùa xuân nho nhỏ” nhưng
ý nghĩa không hề nhỏ, bởi tấm lòng nhà thơ luôn hướng tới sự cống hiến
cao đẹp.
Nét đẹp nữa trong sự cống hiến là nhà thơ nguyện cống hiến bền bỉ, suốt
cả cuộc đời:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
- Lời có ý nghĩa khái quát cao: Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng
âm thầm cống hiến. Cụm từ “Tuổi hai mươi- khi tóc bạc” mang ý nghĩa
khái quát suốt chiều dài của đời người. Thanh Hải quan niệm rằng: Hãy
cống hiến những gì nhỏ bé nhất nhưng có ích. cống hiến âm thầm và
suốt cả cuộc đời. Ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước, khát vọng
cống hiến đã trở thành ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Còn sống là
còn cống hiến. Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già khi tóc
bạc thì ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không hề thay đổi.
- Điệp từ “dù là” như một lời hứa, một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi
làm “Một mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân rộng lớn của quê hương,
đất nước.
- Quan niệm sống của Thanh Hải chính là quan niệm sống cao đẹp của
một người chiến sĩ cách mạng. Quan niệm này có sự kế thừa, phát huy
quan niệm sống của cha ông và thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện
đại.
- Người xưa từng quan niệm: - Công danh đã được hợp về nhàn



Lành dữ âu chi thế nghị khen.
( Nguyễn Trãi)
- Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông

- Nợ tang bồng trang trắng vỗ
tay reo
Thảnh thơi thơ túi, rượu bầu. ( Nguyễn Công
Trứ)
Còn với người chiến sĩ cách mạng thì cống hiến tất cả những gì nhỏ bé
nhất, cống hiến trong lặng lẽ, âm thầm và bền bỉ suốt cả cuộc đời. Lời
thơ không chỉ là lời tự dặn mình, lời tâm niệm chân thành mà còn như
một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về c/đ mình - một cuộc đời đã hiến
dâng trọn vẹn cho đất nước. Trong năm chiến tranh ác liệt, Thanh Hải
bám trụ ở quê hương, cầm bút, cầm súng trọn đời cống hiến cho cách
mạng và văn học dân tộc. Đến khi kề bên cái chết, ông vẫn khát khao
cống hiến. Vượt lên trên bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh,
một t/y c/s, một khát vọng đẹp đẽ được cống hiến cả cuộc đời mình,
được hóa thân vào mùa xuân của đất nước.
Đánh giá nâng cao: Hai khổ thơ ngắn gọn nhưng chứa đựng một
triết lí, một nhân sinh quan sâu sắc: Vấn đề sống đẹp và sống ý nghĩa.
Triết lí sống ấy được gửi gắm trong lời thơ nhỏ nhẹ như lời tâm niệm
chân thành, qua hình ảnh thơ đơn sơ mà mang nhiều cảm xúc. Chính vì
vậy hình ảnh “ Mùa xuân nho nhỏ” cuối bài thơ như ánh lên, toả sáng.
Đó là ánh sáng của một tâm hồn muốn sống một cuộc đời đẹp như một
mùa. xuân.
3. Kết bài : Mùa xuân nho nhỏ nhưng ý nghĩa không nhỏ. Bài thơ nói
lên được nhiều ý nghĩa. Vì đó là lời tâm niệm thiết tha chân thành, sâu
lắng nhất của một tâm hồn trước lúc đi xa. Bài thơ đã góp vào bản hợp



xướng một nột trầm làm xao xuyến lòng người để gần ba mươi năm qua
đi mà dư âm của nó vẫn còn sâu lắng…



×