Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích khổ hai ba bài thơ viếng lăng bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.64 KB, 3 trang )

Phân tích khổ 2 và khổ 3 bài thơ.
1. Mở bài:
- “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ hay
viết về Bác sau ngày Bác Hồ “đi xa”.
- Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công
trình lăng Bác được hoàn thành sau khi miền Nam được giải phóng, đất
nước được thống nhất, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước
được viếng lăng Bác.
- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn
của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu
lắng. Đọc khổ hai và ba của bài, ta sẽ cảm nhận được tình cảm đó.
2. Thân bài:
a. Khái quát: Bước vào lăng, tình cha - con ruột thịt hoà quyện trong
tình cảm lãnh tụ – quần chúng thiêng liêng. Và trong cái giây phút
nhiệm màu khi đứng trước di hài của Bác, cảm hứng của nhà thơ đã
thăng hoa để tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp về Người.
b. Phân tích:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Hình tượng Bác được cảm nhận từ tầm vóc vĩ đại của một vĩ nhân. Câu
thơ có cấu trúc sóng đôi với sự sáng tạo nghệ thuật đặc sắc. Cả hai câu
thơ đều sử dụng hình ảnh “Mặt trời”. Ở câu thơ thứ nhất là hình ảnh mặt
trời thực. Mặt trời của thiên nhiên vũ trụ đem ánh sáng, sự sống đến cho
vạn vật trên trái đất. Nếu không có mặt trời, Trái đất sẽ tối tăm, không có
sự sống. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là một sáng tạo nghệ
thuật đặc sắc. Với người dân VN, Bác chính là mặt trời. Bác đã soi sáng
cho cách mạng và sưởi ấm trái tim mỗi chúng ta. Bác đã đưa dân tộc ta
từ màn đêm của nô lệ tối tăm đến ánh sáng của một cuộc đời từ do và


hạnh phúc. Công đức, tên tuổi , sự nghiệp của Bác chói sáng và trường


tồn vĩnh hằng như mặt trời.
- Có nhiều lời thơ so sánh Bác với mặt trời như “ Người rực rỡ như mặt
trời cách mạng”, “ Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh” nhưng
so sánh Bác nằm trong lăng như mặt trời rất đỏ trong cái nhìn chiêm
ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo độc đáo, mới
mẻ, là hình ảnh xuất thần của VP. Bởi nhà thơ nhận ra rằng: Ngay cả khi
nằm trong lăng, Người vẫn là mặt trời đỏ sóng đôi, trường tồn cùng với
mặt trời tự nhiên. Chi tiết đặc tả “ rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì
tổ quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác.
- Đặc biệt, trong khổ thơ này nhà thơ đã sử dụng điệp từ “Ngày ngày”
để diễn tả một hiện tượng đã thành quy luật bình thường, đều đặn của
cuộc sống. Đó là vòng quay vô tận, khép kín của thòi gian. Điệp từ
“ngày ngày” cùng với hình ảnh “mặt trời” đã góp phần vĩnh viễn hoá,
bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa thiên nhiên, vũ
trụ. Mặt khác ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác với các thế hệ
con người VN.
- Ở câu thơ thứ ba điệp từ “Ngày ngày” được lặp lại, nhưng lại mang
một ý nghĩa khác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân
- Nhìn dòng người nối nhau vào lăng viếng Bác, nhà thơ liên tưởng đến
những “ tràng hoa”. Đó là cách nhìn rất thơ. Tục ngữ có câu: “Người ta
là hoa đất”. Đó là những con người mà cuộc đời đã nở hoa dưới ánh
sáng của Bác. Những con người ấy, hàng ngày đi trong một không gian
đặc biệt - không gian dâng đầy tình thương nỗi nhớ để vào lăng viếng
Bác. Với điệp từ “ ngày ngày”, tác giả đã khẳng định tình cảm của nhân
dân ta với Bác cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, cũng vĩnh hằng như
quy luật vận động của vũ trụ, của thời gian. Tất cả những con người VN



đang dâng lên cho con người “ bảy mươi chín mùa xuân ấy” những gì
tốt đẹp nhất. “ Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ đặc sắc
cho cuộc đời Bác. Đó là cuộc đời của một con người đã sống đẹp như
những mùa xuân. Và Bác đã hi sinh mùa xuân của c/đ mình để làm ra
mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước, cho dân tộc.



×