Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ Sang thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.18 KB, 4 trang )

Phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ.
1. Mở bài:
- Mùa thu quê hương là đề tài gợi cảm xúc đối với thi nhân, song
mỗi người cảm xúc về mùa thu theo cảm nhận riêng của mình. Với Hữu
Thỉnh, khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã rung động hồn thơ để
thi sĩ vẽ nên một bức tranh thơ “Sang thu” thật gợi cảm, thật tinh tế.Bài
thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm
lắng và thoáng chút suy tư. Qua đó đã thể hiện một bức tranh thu trong
sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt khổ một
đã bộc lộ cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa.
2. Thân bài:
a. Khái quát: Khác với các bài thơ thu khác, Sang thu của Hữu Thỉnh
không miêu tả cụ thể sự vật khi tiết trời vào thu mà bức tranh thu ấy
được miêu tả bằng những bước chuyển mình đầy tinh tế của vạn vật
trong thời khắc giao mùa. Thời gian bao giờ cũng là quy luật và tất cả
mọi vật đều vận động theo quy luạt ấy. Các sự vật trong bài thơ cũng
vậy, chúng đang chuyển mình vào thu một cách nhẹ nhàng mà chủ động.
b. Phân tích:
* Tín hiệu của mùa thu:
Bài thơ mở đầu bằng sự phát hiện bất ngờ:
Bỗng nhận ra hương ổi
"Bỗng nhận ra", sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn từ lâu, để giờ đây mới có
dịp nhận ra. Một cảm nhận chợt đến như là sự vô tình, sự sửng sốt. Nhà
thơ rất ngạc nhiên đến bối rối khi phát hiện ra một hương vị quen thuộc:
Hương ổi. Đó là thứ hương thơm bình dị của thứ quà quê mộc mạc
mang nét đặc trưng của đồng bằng, trung du Bắc Bộ. Đó cũng là thứ quà
quen thuộc của tuổi thơ chốn làng quê. Nó không phải thứ hương thơm
kiêu sa, đài các nhưng không kếm phần nồng nàn và quyến rũ. Cái
hương vị quen thuộc ấy như đánh thức cả không gian với bao hoài niệm.



Phả vào trong gió se
Mùa thu đến không phải chỉ ở các hình ảnh mà nó đến ở cách tỏa
hương. Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ "Phả". Có rất nhiều từ có
thể thay thế cho từ "Phả" như: thổi, bay, lan, tan…Nhưng tất cả các từ đó
đều không diễn tả hết sự đột ngột, bất ngờ mà nhà thơ bất chợt cảm nhận
được. Đặc biệt từ "phả" có tác dụng nhấn mạnh không phải gió mang
hương ổi đi mà hương ổi tỏa trong gió se và sánh lại, thơm nồng quyến
rũ, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát. Qua cách
dùng từ “ phả”, người đọc còn cảm nhận được hơi thở ấm áp của cuộc
sống
Không chỉ nhận ra hương ổi chín, nhà thơ còn nhận ra cả "gió se". “ Gió
se” là thứ gió đem theo hơi lạnh của mùa thu nhưng còn vương cái ấm
của mùa hè. Đây chính là gió heo may, thứ gió nao lòng người và là dấu
hiệu rất riêng, rất đặc biệt của đồng quê Bắc Bộ khi đất trời chớm thu.
Gió mùa thu hào phóng đem hương mùa thu đi khắp nơi. Tại một vùng
quê nhỏ, trong một phút giây nào đó, nhà thơ chợt bắt gặp hương thu và
thoáng sững sờ…
"Đã nhận ra hương ổi", đã nhận ra "gió se", hơn thế nữa, nhà thơ
còn nhìn thấy:
Sương chùng chình qua ngõ
Trong không khí của đất trời chớm thu có dư vị của ổi chín hòa trong
gió se. Và sương. Những làn sương mỏng nhẹ với những hạt sương mềm
mại, ươn ướt như giăng màn qua ngõ. Đó là ấn tượng tổng hợp từ cảm
giác rất riêng về hương, về gió và về sương. Từ hương nhận ra gió, từ
gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện ra "Sương chùng chình qua
ngõ" thì trong sương còn có cả tình. Với cách sử dụng nghệ thuật nhân
hóa và từ láy tượng hình khiến sương như có tâm hồn, có cảm nhận
riêng. Sương giống như bóng dáng yểu điệu của một thiếu nữ, nhẹ
nhàng, thong thả qua cửa ngõ mùa thu. “ “Chùng Chình" hay là sự lưu



luyến,bâng khuâng , bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương theo
ngõ ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian
thông nối giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy
rồi, cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin:
Hình như thu đã về
Nhà thơ giật mình bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Tự hương ổi? hay từ gió?
Hay từ sương? Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng. Do
ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo
thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc. Từ “hình như” là sự phỏng
đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng,
xao xuyến của thi sĩ.
c. Đánh giá nâng cao: Chỉ bằng những nét chấm phá đơn sơ với những
hình ảnh giản dị: hương ổi, gió se, sương thu, Hữu Thỉnh đã đem đến
cho người đọc hương nồng ấm của một sớm thu ở một làng quê nhỏ. Có
thể thấy nhà thơ đã cảm nhận những tín hiệu của mùa thu bằng rất nhiều
giác quan. Từ khứu giác, thị giác, xúc giác và bằng cả sự tinh tế của một
tâm hồn mẫn cảm. Phải thực sự là người yêu thiên nhiên, yêu mùa thu,
yêu làng quê và trân trọng vẻ đẹp của quê hương xứ sở mới có được
những cảm nhận tinh tế đến vậy.
3. Kết bài: Sang thu là bài thơ có dáng dấp riêng, vừa cổ điển, vừa hiện
đại. Đằng sau cách tả, kể của ông là nhịp đập của một con tim khi trầm
tư, khi rộn rã. Đó là sự khẳng định của một tâm hồn dù đã "sang thu"
nhưng vẫn rạo rực nồng nàn nắng. Bài thơ là sự cưỡng lại níu kéo thời
gian, một sự dùng dằng khó tả của một tâm hồn không hề già theo năm
tháng. Với Sang thu, Hữu Thỉnh không chỉ đem đến cho người đọc một
cảm nhận mới về mùa thu mà còn làm sâu sắc thêm tình cảm quê hương
trong trái tim mỗi người.
…………………………………………………………………





×