Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích khổ thơ 2 bài thơ Viếng lăng bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.23 KB, 3 trang )

Theo dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ đã xúc động nghẹn ngào
khi đứng trước di hài của người:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Nếu ở khổ thơ trên, hình ảnh Bác được cảm nhận từ tầm vóc của một
vĩ nhân thì ở khổ thơ này nhà thơ lại cảm nhận Bác từ tình cảm, tâm hồn
của một người cha rất đỗi thân thương, gần gũi.
- Hai câu thơ mang ý nghĩa tả thực nhưng gợi sự liên tưởng: Nhìn Bác
nằm trong lăng, nhà thơ ngỡ Bác đang nằm ngủ – một giấc ngủ bình yên
sau bao năm sóng gió của cuộc đời. Cách nói giảm nói tránh này vừa
làm giảm đi sự đau buồn vừa khẳng định Bác còn sống. Người chỉ ngủ
một giấc ngủ bình yên sau bao năm sóng gió của cuộc đời.
Nhà thơ Hải Như cũng đã từng viết: Cả cuộc đời Người có ngủ yên
đâu
Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ.
- Nếu như Hải Như muốn được canh giấc ngủ cho Người thì giờ đây VP
lại để cho vầng trăng ôm ấp, toả sáng giấc ngủ của Bác. Từ ánh sáng
màu xanh dịu mát trong lăng, nhà thơ liên tưởng đến “Vầng trăng sáng
dịu hiền”. Vầng trăng – biểu tượng của đất nước thanh bình, tươi đẹp.
Hơn nữa, lúc sinh thời, trăng vốn là người bạn tâm giao của Bác. Giờ
đây, khi Người đã đi vào cõi vĩnh hằng, thì trăng lại trở thành người bạn
đồng hành, canh giữ giấc ngủ cho Người.
- Câu thơ thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, thanh cao, một
phong thái ung dung tự tại của Bác. Bác vẫn sống và mãi sống cùng non
nước thanh bình. Bác đang ngủ một giấc bình yên, trong một không gian
bình yên, khi đất nước đã bình yên. Sau 30 năm kháng chiến trường kì
của dân tộc thì đến nay Bác mới có được giây phút yên bình.
- Với hình ảnh mặt trời, vầng trăng, trời xanh, nhà thơ đã tạo ra một hệ
thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp,



lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Hình tượng “mặt trời, vầng trăng trời
xannh đã cô đúc được vẻ đẹp vừa vĩ đại vừa thanh cao của Bác. Đó
chính là sự kết hợp hài hòa giữa sự nghiệp phi thường và cái rất bình dị,
đời thường trong người con đẹp nhất VN ấy.
- Tất cả chỉ để nói lên nỗi đau to lớn và sự mất mát không gì bù đắp
được:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp như một câu ghép chính phụ. Câu thơ
trên là lời của lí trí. Lí trí khẳng định Bác còn sống mãi. Bác đã hòa
nhập vào trời xanh, vào những gì cao cả, vĩnh hằng. Bác đã hoá thân vào
sự nghiệp chung của dân tộc, vào non sông đất nước Việt Nam. Bác còn
mãi như “ trời xanh” còn mãi ở trên đầu. Tên tuổi của Bác, công đức của
Bác, sự nghiệp của Bác mãi mãi trường tồn cùng với non sông đất nước,
với con người Việt Nam. Nhưng tình cảm lại nhói đau. Một nỗi đau có
thể cảm nhận được cụ thể, rõ ràng. Đó là cảm xúc thực của nhà thơ khi
đối diện với sự thật phũ phàng: Bác đã mất. Bởi sinh – lão – bệnh – tử là
quy luật của tạo hoá. Và không ai có thể đi ngược lại quy luật ấy. Đến
đây, nhà thơ cảm thấy “nhói trong tim”. Với động từ “nhói” VP đã diễn
tả cụ thể, rõ ràng cảm giác đau đớn khi đứng trước di hài của Bác. Đó là
nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm xuyên vào trái tim đau đớn, nhức
nhối. Nỗi đau không thể nói thành lời, nỗi đau của đứa con thật sự mất
cha. Càng nhận ra sự bất tử, vĩnh hằng của Bác thì càng đau nỗi đau mất
Bác. Câu thơ như một tiếng khóc nghẹn ngào…
c. Đánh giá nâng cao: Cả hai khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp niềm
thương nhớ và xót thương vô hạn. Khổ nào cũng đầy ắp những ẩn dụ
đẹp và trang nhã thể hiện sự thăng hoa của tình cảm nâng cao tâm hồn
con người. Qua đó ta thấy, hình tượng Bác trong bài thơ được VP cảm
nhận và thể hiện một cách toàn diện, đa chiều. Nhà thơ đã nhận ra sự



thống nhất hài hoà vốn có trong con người Bác. Đó là vẻ đẹp vừa cao cả,
vĩ đại vừa bình dị, hiền hoà.
3. Kết bài
…………………………………………………….



×