Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

ĐỀ án ĐĂNG ký mở NGÀNH đào tạo phụ lục II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.67 KB, 54 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Số:

/ĐA-KTCNTP

- Tên ngành đào tạo:
- Mã số:
- Tên cơ sở đào tạo:
- Trình độ đào tạo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 25 tháng 12 năm 2014

ĐỀ ÁN
ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
Công nghệ thực phẩm
51540102
Trường Cao đẳng kinh tế và Công nghệ thực phẩm
Cao đẳng

PHẦN 1
SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO
1.1. Giới thiệu một vài nét về cơ sở đào tạo
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm tiền thân là Trường Trung
học Kỹ thuật Muối (Đồ Sơn - Hải Phòng) được thành lập vào năm 1962.
Năm 1982 Trường Cán bộ nghiệp vụ lương thực thực phẩm (Hà Bắc) sáp
nhập về và đổi tên thành Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ công nghiệp thực


phẩm (theo quyết định số: 1621/CNTP-TCQL ngày 11 tháng 01 năm 1982 của Bộ
Công nghiệp thực phẩm).
Năm 1989 Trường Trung học Lương thực I (Ninh Bình) sáp nhập về theo
Quyết định số 220/NN-TCCB/QĐ ngày 20 tháng 5 năm 1989 của Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đổi tên Trường
thành Trường Trung học Nghiệp vụ quản lý Lương thực - Thực phẩm (LTTP).
Ngày 17 tháng 03 năm 2014, theo quyết định số 937/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Kinh tế và
Công nghệ thực phẩm, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, trường có trụ
sở chính tại Phường Ngọc Xuyên - Quận Đồ Sơn - Thành phố Hải Phòng, ngày 12
tháng 6 năm 2014 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã ra quyết định số
1288/QĐ-BNN-TCCB quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm.
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm là đơn vị sự nghiệp giáo
dục và đào tạo công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà
nước để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường là cơ sở giáo dục đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa
1


học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực kinh
tế và công nghệ thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quyết định số 1288/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thì trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm có
các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch phát triển trường;
- Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng
nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định của pháp luật;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người

lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh và của người lao động;
- Thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ
khoa học, công nghệ và sản xuất trong linh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với
ngành nghề Trường được phép đào tạo theo chương trình khung do Nhà nước quy
định;
- Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt
nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt
động giáo dục;
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản
lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục;
- Liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Công khai về chất lượng đào tạo của trường, các điều kiện đảm bảo chất
lượng và thu chi tài chính hàng năm của trường;
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài sản và các nguồn lực
khác của trường theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, kiểm tra, thanh tra theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giao.
Hiện nay, Trường có 16 đơn vị trực thuộc gồm 7 phòng, 7 khoa và 2 trung
tâm. Cơ cấu tổ chức của Trường được biểu diễn thông qua sơ đồ sau:

2



TỔ CHỨC ĐẢNG
ĐOÀN THỂ

CÁC HỘI
ĐỒNG TƯ VẤN

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG CHỨC NĂNG

KHOA CHUYÊN MÔN

- Phòng Hành chính, TC
- Phòng Tài chính, KT
- Phòng Đào tạo
- Phòng KH và HTQT
- Phòng KT và KĐCL
- Phòng Quản trị ĐS
- Phòng Công tác HSSV

- Khoa CN thực phẩm
- Khoa CNSX Muối
- Khoa Kinh tế
- Khoa khoa học CB
- Khoa Công nghệ TT
- Khoa Điện, Điện tử
- Khoa GD Chính trị

TRUNG TÂM

- Trung tâm hướng dẫn
Thực hành và dịch vụ
Sinh viên
- Trung tâm Ngoại ngữ,
Tin học

Nhà trường đang triển khai song song chương trình đào tạo của hai Bộ: Bộ
GD&ĐT và Bộ LĐTBXH với các hệ và ngành đào tạo sau
TT

Các ngành

Trung
cấp CN

1

Kế toán doanh nghiệp

x

2

Kế toán hành chính sự nghiệp

x

3

Tài chính ngân sách xã


x

4
5

Công nghệ thông tin (tin học ứng
dụng)
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo
quản thực phẩm

x

Trình độ
Cao đẳng
Trung
nghề
cấp nghề

x

Sơ cấp
nghề

x

x

x


6

Sản xuất và chế biến muối

x

7

Điện công nghiệp và dân dụng

x

8

Điện dân dụng

x

x

9

Điện công nghiệp

x

x

10


Kiểm nghiệm chất lượng LTTP

11

Chế biến thực phẩm

12

Kỹ thuật SX và CB muối biển

13

Kỹ thuật sản xuất và chế biến muối

x

14

Bảo quản, chế biến Nông sản

x

x
x

x
x

3



1.2. Sự cần thiết mở ngành đào tạo Công nghệ thực phẩm
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và nhân văn của Hải Phòng và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tác động đến sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực
cho lĩnh vực Công nghệ thực phẩm

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch phát
triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020” số 1216/QĐ-TTg, ngày 22
tháng 07 năm 2011 nêu trong phần mục tiêu cụ thể là: “Tăng nhanh tỷ lệ nhân
lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ
mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân 1ực qua
đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50,0%”.
Đối với khu vực nông, lâm, ngư nghiệp quy hoạch cũng nêu rõ:
- Nhân 1ực trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 1à 24,9
triệu người (chiếm khoảng 51,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế), năm 2015
có khoảng 24 - 25 triệu người (chiếm khoảng 45,0 - 46,0% tổng nhân lực
trong nền kinh tế) và năm 2020 khoảng 22 - 24 triệu người (tương đương với
khoảng 35,0 - 38,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế). Tỷ lệ nhân lực qua đào
tạo trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên
khoảng 28,0% năm 2015 và khoảng 50,0% năm 2020. Trong số nhân lực được
đào tạo, trình độ cao đẳng khoảng 6,5% năm 2015 và khoảng 6,0% năm 2020;
trình độ đại học và trên đại học khoảng 1,5% năm 2015 và khoảng 2,0% năm
2020.
- Giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo có khoảng từ 40,0 - 45,0% tổng số
nhân lực qua đào tạo khu vực nông, lâm, ngư nghiệp được đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) là vùng trung
tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với
các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ

sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia, đang và sẽ
tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước.
Là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng Đồng bằng sông
Hồng; là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền
vững của cả nước. Có tiềm năng lớn về du lịch với hệ thống các trung tâm y tế
chuyên sâu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trình độ cao, giữ vai trò quyết định
trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Theo đó, Tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7,5% và
thời kỳ 2016 - 2020 đạt 9% (gấp 1,25 lần mức bình quân chung của cả nước).
4


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP là
7,7%, công nghiệp - xây dựng 48,3% và dịch vụ 44%; đến năm 2020 có tỷ trọng
tương ứng là 5,5% - 49,1% - 45,4%. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với cả nước bằng
27 - 29% vào năm 2015 và bằng 32% vào năm 2020; tốc độ đổi mới công nghệ đạt
bình quân 20 - 25%/năm, tỷ lệ công nghệ tiên tiến đạt khoảng 45%, phấn đấu đến
năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 60%, và năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào
tạo khoảng 80 - 85%. Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 250 ngàn lao
động; kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở mức 4%; Giảm tỷ lệ
hộ nghèo bình quân hàng năm 2%; nâng mức thu nhập bình quân đầu người hộ
nghèo gấp 2,5 - 3,5 lần sau mỗi thời kỳ 5 năm (Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25
tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ).
Thành Phố Hải Phòng là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải
Phòng), là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng
duyên hải Bắc Bộ , với dân số là hơn 2 triệu người, trong đó dân cư thành thị
chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở
Việt Nam. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin
và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một
vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là Trung tâm kinh

tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2
trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ . Hải Phòng có nhiều
khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch , giáo dục, y
tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam, là một cực tăng trưởng của
tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và
vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ trong những năm tới sẽ kéo theo yêu cầu về
nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao trong đó có nguồn nhân
lực về lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của kinh tế
Việt Nam và sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong những năm tới là
những luận cứ vô cùng quan trọng cho nhu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng cao của lĩnh Công nghệ thực phẩm.
1.2.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm
Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới,
nền kinh tế nước ta đang chuyển từ phát triển theo chiều rộng chủ yếu dựa vào
vốn đầu tư nhà nước và các lợi thế về tài nguyên, lợi thế về lao động rẻ sang
phát triển theo chiều sâu dựa vào yếu tố chất xám, công nghệ, khoa học kỹ thuật
và hiệu quả... Yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới đang đòi
hỏi phải nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó có
nguồn nhân lực cho lĩnh vực Công nghiệp thực phẩm.
5


Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực theo các vùng kinh tế xã hội đã được thể
hiện rõ trong Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ về "Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn
2011-2020". Theo đó:
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực nông,
lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 2 triệu người; đến năm 2020 khoảng 3,8 triệu
người.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Tổng số nhân lực qua đào tạo khu vực
nông, lâm, ngư nghiệp năm 2015 khoảng 1,3 triệu người; đến năm 2020 khoảng 1,9
triệu người.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, quy hoạch nhân lực của cả 2 vùng trên cũng đã
nêu: tập trung đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho các
ngành, lĩnh vực mũi nhọn của vùng (trong đó có ngành Công nghệ thực phẩm).
Công nghệ thực phẩm là một ngành đầy triển vọng, hiện tại và tương lai đóng
vai trò cực kỳ quan trọng cả trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội
địa cũng như xuất khẩu. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang
phát triển rất mạnh mẽ. Các số liệu từ các đơn vị tư vấn - cung ứng nhân lực đều cho
thấy nhu cầu lao động kỹ thuật trong ngành này đang tăng nhanh.
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo
kinh tế - Xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch - đầu tư, đến năm 2020 tổng nhu cầu nhân
lực sẽ tăng nơn 12 triệu người 50 với năm 2011. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà nền
kinh tế cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo. Khối ngành nông - làm - ngư nghiệp
sẽ cần khoảng 3,2 triệu nhân lực, trong các chuyên ngành cần nhiều nhất có công
nghệ chế biến thực phẩm, Công nghệ sau thực phẩm.
( />Cũng theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, tỉ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp ngành kỹ nghệ thực phẩm chiếm khoảng 1,85% trong cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp của toàn ngành công nghiệp. Nhân lực ngành này sẽ được chú trọng
phát triển trên cơ sở xác định nhu cầu về lao động gắn liền với định hướng phát triển
từng giai đoạn.
( />"Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn đang rất hứa hẹn có nhiều triển
vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế hiện nay" đây
là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Triển lãm Quốc
tế Thực phẩm và Đồ uống VN tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 11/9/2013 vừa qua.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay đến 2016, sức tiêu thụ thực phẩm của
Việt Nam sẽ tăng 5,1%/năm, ước đạt khoảng 29,5 tỉ USD. Mức tiêu thụ bình quân
6



đầu người vào năm này ước đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316
USD/năm).
Dưới góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh sách
V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau
ngành viễn thông. Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng
thuộc top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, viễn thông, khoáng
sản - xăng dầu, xây dựng - BĐS - VLXD.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề
cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa càng trở nên gay gắt. Sản phẩm của các
công ty nước ngoài hay các công ty liên doanh chiếm một ưu thế nhất định. Nguyên
nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trong đó ngoài những trang thiết
bị hiện đại, những quy trình công nghệ tiên tiến phải kể đến đó là nguồn nhân lực.
Chúng ta đang thực sự thiếu những kỹ sư, những cử nhân, những người lao động có
trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề vững vàng. Điều đó giải thích vì sao hiện
nay có hiện tượng lao động nước ngoài đã tràn sang tìm việc làm và lao động trên
chính mảnh đất của chúng ta.
( />Từ năm 2008, tại “Hội thảo quốc gia đào tạo nhân lực chế biến nông - lâm thủy sản theo nhu cầu Xã hội” nguyên phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng
định nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở đất nước có tới
hơn 70% lao động ở khu vực nông thôn như Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng người
theo học khối ngành nông-lâm-ngư nghiệp lại chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 4%. Vì vậy,
hiện nay lực lượng lao động kỹ thuật trong lĩnh vực này rất mỏng. Với xu hướng
hiện nay, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đào tạo khối ngành này sẽ là động lực để
đẩy mạnh số lượng người theo học và để đáp ứng thị trường lao động hiện nay.
Hiện tại, trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng; vùng trung du và miền núi
phía Bắc số trường có đào tạo về Chế biến thực phẩm không nhiều, trong khi đó nhu
cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực trên cao hơn gấp nhiều lần.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rằng, nhu cầu cung ứng nguồn nhân
7



lực có chất lượng cao cho nền kinh tế trong đó có ngành Công nghệ thực phẩm trong
thời kỳ mới là rất lớn và việc Trường Cao đẳng Kinh tế và công nghệ thực phẩm
tham gia đào tạo ngành trên là có cơ sở khả thi.
1.3. Giới thiệu khái quát về Khoa Công nghệ thực phẩm
Khoa Công nghệ thực phẩm thuộc trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ
thực phẩm đã và đang đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Chế biến và bảo
quản thực phẩm cho hệ trung cấp chuyên nghiệp, Chế biến thực phẩm cho hệ trung
cấp nghề và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa có 4 thạc sỹ, còn lại là đã tốt nghiệp
Đại học. Đội ngũ giảng viên thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo các ngành, nghề ở các trình độ
mà Nhà trường giao cho Khoa đảm nhiệm.
Cơ sở vật chất trang bị cho Khoa Công nghệ thực phẩm, nhất là trang thiết bị
thí nghiệm và xưởng thực hành được đánh giá là tiên tiến, đa dạng và đáp ứng tốt
cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trong Khoa. Hiện
tại, Khoa có 04 phòng thí nghiệm; 01 xưởng thực hành sản xuất bia, rượu, nước giải
khát, bánh, chế biến rau quả, chế biến thịt, chế biến muối, chế biến món ăn; 01
xưởng thực hành sản xuất nấm.
1.4. Lý do đăng ký mở ngành đào tạo Công nghệ thực phẩm trình độ cao đẳng
Hiện tại, lĩnh vực công nghệ thực phẩm đạt 20% PIB (tổng sản lượng nội
địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 20152020, Công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt
Nam. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa
quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc
tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa
chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí
tuyển dụng thích hợp để “chào mời” và làm hài lòng các kỹ sư Công nghệ thực
phẩm ( />Việc tăng cường đội ngũ khoa học kỹ thuật cho lĩnh vực này là hết sức cần
thiết, thể hiện qua các văn bản quy hoạch đến năm 2020 của chính phủ.

Qua tìm hiểu, khảo sát, phân tích nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ thực
phẩm, Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm xét thấy rằng, xây dựng
chương trình đào tạo và đăng ký mở ngành Công nghệ thực phẩm trình độ cao đẳng
không những phục vụ cho nhu cầu học tập của người học, đáp ứng nhu cầu đào tạo
của xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của Trường theo Dự án thành lập
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
phê duyệt.
8


PHẦN 2:
NĂNG LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM ĐẢM BẢO CHO VIỆC ĐĂNG KÝ MỞ MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
1. Đội ngũ giảng viên
Hiện tại tổng số CBVC của trường có 95 người; trong đó:
- Giảng viên cơ hữu: 65 người chiếm 68,4%
- Cán bộ quản lý và công nhân viên: 30 người chiếm 31,6%
100% giảng viên đạt chuẩn, trong đó có nhiều người có 2 bằng Đại học, có 26
thạc sỹ, 10 giáo viên Trung học cao cấp, 05 giảng viên có bằng cao cấp lý luận chính
trị, 05 giảng viên đang đợi cấp bằng thạc sỹ, 08 giảng viên đang học Cao học, 01 nhà
giáo ưu tú. Tỷ lệ giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên chiếm trên 40%.
Đối với ngành Công nghệ thực phẩm có 27 giảng viên đăng ký tham gia
giảng dạy, trong đó có 8 giảng viên có trình độ thạc sỹ.
Trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của Nhà trường, số lượng cán bộ
quản lý, giảng viên như vậy tuy bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nhưng
còn chưa nhiều, cần được tiếp tục bổ sung và phát triển.
Với số lượng giảng viên như vậy Nhà trường đáp ứng được trên 70% khối
lượng của chương trình đào tạo. Ngoài ra nhà trường còn mời nhiều giáo viên thỉnh
giảng có kinh nghiệm và uy tín của một số trường đại học và cao đẳng tham gia

giảng dạy tại trường.
Danh sách giảng viên (chi tiết tại phụ lục)
2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Về Đất đai
Hiện nay, Nhà trường có 2 cơ sở đào tạo, cơ sở chính tại Phường Ngọc
Xuyên, Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng với diện tích khoảng 5ha, là nơi đặt trụ
sở, khu vực giảng đường và khu ký túc xá sinh viên, cơ sở 2 Tại cụm 1, Phường Dư
Hàng Kênh, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng diện tích đất là: 870m 2.
- Phần xây dựng:
+ Giảng đường: Với diện tích xây dựng 1725m 2 gồm 28 phòng học đạt tiêu
chuẩn (ánh sáng, quạt mát, bàn ghế đồng bộ chuẩn về kích thước, bảng chống lóa
Hàn Quốc). Nhiều phòng học đạt chuẩn cho công tác giảng dạy hiện đại.
+ Cơ sở thực hành: Hiện tại Nhà trường có 3 xưởng thực hành với tổng diện
tích là 940m2. Với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến, đồng bộ cùng dây chuyền
công nghệ phục vụ cho thực hành, rèn nghề của các ngành chế biến thực phẩm, kỹ
thuật sản xuất muối, chế biến nông sản, điện dân dụng, điện công nghiệp...
+ Phòng thí nghiệm: có 04 phòng (gồm các phòng thí nghiệm: hóa cơ bản và
hóa phân tích, vật lý, vi sinh, hóa sinh, kiểm nghiệm) với các trang thiết bị đồng bộ
9


đáp ứng cho yêu cầu thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của sinh viên và
cán bộ giảng viên Nhà trường.
+ Phòng thực hành tin học với gần 200 đầu máy vi tính đáp ứng được nhu cầu
học tập của sinh viên.
+ Hệ thống thư viện: Tổng diện tích 625m 2, trong đó diện tích phòng đọc
300m2, thư viện trường có hơn 1300 đầu sách và trên 20 ngàn cuốn sách, giáo trình,
bài giảng của các học phần, các tài liệu liên quan, các tạp trí trong và ngoài nước…
thư viện có phần mềm và các thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu đáp
ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của sinh viên trong nhà trường. Bên cạnh thư

viên truyền thống, được sự đầu tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nhà trường đã xây
dựng hệ thống thư viện điện tử được kết nối với các thư viện của các trường trong
Bộ và với thư viện của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đây là nguồn tìm kiếm thông tin
hiệu quả nhất đối với sinh viên và cán bộ giảng viên trong nhà trường. Với số lượng
đầu sách, giáo trình hiện có tại thư viện và hệ thống thư viện điện tử của Nhà trường
cơ bản đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ cho giảng dạy, học tập của
giảng viên và sinh viên.
+ Ký túc xá: với diện tích xây dựng 3250m2, công trình phụ khép kín đáp ứng
được nhu cầu cho khoảng 800 sinh viên nội trú.
+ Khu làm việc của cán bộ, giảng viên trong khu nhà 03 tầng được xây dựng
khang trang mát mẻ, các phòng đều trang bị máy vi tính nối mạng internet, phòng
họp, phòng tiếp khách có máy lạnh. Ngoài ra, nhà trường còn có Website được truy
cập thường xuyên công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo
dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính.
+ Nhà trường có trạm y tế đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho
sinh viên, CBVC
+ Môi trường cảnh quan trong Nhà trường đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp, công
tác trật tự trị an luôn ổn định, sinh viên yên tâm học tập.
+ Hiện nay, Nhà trường vẫn tiếp tục đề nghị Bộ Nông nghiệp, UBND Thành
phố cho phép đầu tư xây dựng cơ cở vật chất như sau.
. Xây dựng khu nhà hiệu bộ, nhà làm việc, lớp học, thư viện, khu ký túc xá,
nhà ăn, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà thể chất, xây dựng các khu trung
tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật…
. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp, thoát nước, hệ thống điện, hệ
thống giao thông trong và ngoài trường.
- Phần thiết bị:
Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Thành phố
Hải Phòng, cùng các cấp, các ngành và bằng mọi khả năng của mình, thời gian qua
Nhà trường đã không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho thực hành, thí nghiệm


10


nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên
học tập.
Như vậy, với cơ sở vật chất, trang thiết bị như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để Nhà trường có thể đảm bảo khả năng đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm trình
độ cao đẳng với chất lượng cao.
Danh mục phòng học (chi tiết tại phục lục 1)
Danh mục phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí
nghiệm, thực hành (chi tiết tại phụ lục 1)
Danh mục giáo trình, bài giảng, tài liệu (chi tiết tại phụ lục 1)
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công
nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người
làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là
lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu
khoa học của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đã có những
đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành giáo dục và nền khoa học nước
nhà. Nhiều sáng kiến, phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu
được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế xã hội…
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ là lĩnh vực Nhà trường luôn
quan tâm và sẽ đặt lên hàng đầu trong nhóm các nhiệm vụ trọng yếu của Nhà trường
nói chung và của giảng viên nói riêng. Nhà trường đã triển khai các hoạt động khoa
học và công nghệ gắn với mục tiêu đào tạo của Nhà trường và đáp ứng nhu cầu của
xã hội; chú trọng nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành chế biến thực phẩm, sản
xuất muối …
Từ năm học 2009 đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
được triển khai; các đề tài đều gắn liền với nhu cầu đào tạo của nhà trường và xã hội.

4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT Nhà trường đã tham gia dự
án khoa học công nghệ nông nghiệp với nguồn vốn vay của ADB, dự án được đánh
giá hoàn thành suất xắc;
Ngoài ra, theo chương trình và dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Giáo
dục và Đào tạo Hải Phòng, từ năm 2009 đến nay Nhà trường đã cử 08 lượt cán bộ,
giáo viên đi tham gia học tập, nghiên cứu ở nước ngoài (Thái Lan, Trung Quốc,
Malayxia, Hàn Quốc; Campuchia). Các khoá học tập và nghiên cứu thực tế đã góp
phần nâng hiệu quả quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giáo viên và giảng viên
của Nhà trường.
11


PHẦN 3
CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
3.1. Chương trình đào tạo
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số218/QĐ-KTCNTP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm)
Tên chương trình:
Trình độ đào tạo:
Ngành đào tạo:

Loại hình đào tạo:

Công nghệ thực phẩm
Cao đẳng
Công nghệ thực phẩm
Chính quy

Mã số: 51540102

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo kỹ thuật viên Công nghệ thực phẩm trình độ cao đẳng có phẩm chất
đạo đức và ý thức phục vụ đất nước; có kiến thức và kỹ năng làm việc tương xứng
với trình độ đào tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận các
công việc của cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, trưởng ca… ở các dây chuyền sản
xuất, chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm,
các cơ quan kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu, tư vấn
và đào tạo trong lĩnh vực thực phẩm. Ngoài ra sinh viên có thể tự tạo việc làm theo
nhu cầu và năng lực của bản thân.
Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp
tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện
nền kinh tế thị trường.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có khả năng:
1.2.1. Kiến thức
- Nhắc lại được một số kiến thức cơ bản về: nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh;
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản của một số học phần thuộc khối kiến

thức giáo dục đại cương như: Pháp luật đại cương, Luật thực phẩm, Kỹ năng giao
12


tiếp, Toán cao cấp, Hoá học đại cương, Sinh học đại cương để tiếp thu các kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp;
- Phân tích được một số nội dung cơ bản của các học phần liên quan đến lĩnh
vực khoa học thực phẩm như: Hoá phân tích, Hoá học thực phẩm, Hoá sinh thực
phẩm, Vi sinh thực phẩm, Vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật thực phẩm, An toàn thực phẩm, Phụ
gia thực phẩm, Thiết bị trong công nghệ thực phẩm, Công nghệ chế biến thực phẩm,
Bảo quản thực phẩm, Đánh giá cảm quan thực phẩm, Phân tích thực phẩm, Bao gói
thực phẩm, Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng …;
- Mô tả được quy trình công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản một số sản
phẩm thực phẩm và giải thích được các điều kiện công nghệ của từng công đoạn
trong qui trình;
- Giải thích được một số biến đổi xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến và
bảo quản thực phẩm;
- Trình bày được tính năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc một số máy, thiết bị
chính dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm;
- Phát hiện được một số sai hỏng của sản phẩm thực phẩm cũng như máy, thiết
bị, dụng cụ dùng trong chế biến thực phẩm;
- Trình bày được các phương pháp phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng
thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng;
- Áp dụng được những nguyên tắc cơ bản về an toàn thực phẩm trong phòng
thí nghiệm, xưởng thực hành và cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm;
1.2.2. Kỹ năng
- Lựa chọn được các nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu
theo quy định của mỗi loại sản phẩm thực phẩm;
- Thực hiện được các thao tác các quy trình công nghệ đúng yêu cầu kỹ thuật
để sản xuất, chế biến thực phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng và an toàn thực phẩm.

- Sử dụng hợp lý các trang thiết bị thuộc quy trình công nghệ và kiểm soát chế
độ làm việc các loại trang thiết bị chế biến thực phẩm.
- Bảo dưỡng được một số máy, thiết bị theo quy trình kiểm tra, bảo dưỡng máy
thiết bị;
- Xác định được tình trạng cảm quan chất lượng của hóa chất môi trường,
nguyên liệu và sản phẩm;
- Thực hiện được công tác kiểm tra, đánh giá và kiểm soát chất lượng nguyên
liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm trong bảo quản, sản xuất, chế biến lương thực
thực phẩm;
- Xử lý được các sự cố thông thường xảy ra trong bảo quản, sản xuất, chế biến
lương thực thực phẩm.
- Đề ra được hướng khắc phục các sai hỏng của sản phẩm, máy và thiết bị;
- Chọn được loại bao bì và phương pháp bảo quản phù hợp cho mỗi loại
13


nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm;
- Kiểm tra về kỹ thuật đối với công nhân thao tác trong quy trình sản xuất, chế
biến thực phẩm.
- Sử dụng được máy tính để nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các kiến thức khoa
học công nghệ liên quan đến lĩnh vực chế biến, bảo quản thực phẩm và giao dịch
internet.
- Tổ chức quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở các quy mô khác nhau đảm
bảo các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường.
1.2.3. Thái độ
- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước vào lĩnh vực công tác. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và
quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà
nước;
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lòng yêu nghề, nhiệt tình công
tác, đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
- Am hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác
phong công nghiệp phù hợp với quy trình sản xuất hiện đại.
- Không ngừng rèn luyện đức tính và tác phong làm việc năng động, nhanh
nhạy với các vấn đề kỹ thuật; luôn chịu khó học hỏi, nỗ lực cao, có nhiều hoài bão
và ý chí vươn lên trong cuộc sống; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác và giúp đỡ
đồng nghiệp.
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, lối sống lành mạnh, có khả năng tự rèn
luyện thân thể để luôn có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
1.2.4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm trình độ cao đẳng có thể:
- Trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; tiến hành các
nghiệp vụ kiểm tra, phân tích đánh giá chất lượng thực phẩm; tổ chức kinh doanh,
hướng dẫn, quản lý sản xuất, chế biến thực phẩm (trưởng ca, tổ trưởng ...) theo đúng
yêu cầu kỹ thuật; tham gia kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm; tham gia
giám sát lắp đặt thiết bị sản xuất, nhà xưởng tại các sở sản xuất, kinh doanh, chế
biến, bảo quản thực phẩm;
- Tham gia cộng tác, tư vấn cho các cá nhân, tổ chức về lĩnh vực sản xuất, chế
biến, bảo quản, kinh doanh một số sản phẩm thực phẩm;
- Tiến hành nghiên cứu khoa học, giảng dạy tại các viện; trường, các cơ sở
khoa học liên quan đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm;
14


1.2.5. Trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực hành vi khác
- Về ngoại ngữ: đạt năng lực Tiếng Anh bậc A 2 theo khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam (Ban hành theo Thông tư số: 01/2014/TT-BGDĐT ngày

24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Sử dụng được máy tính để nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các kiến thức khoa
học công nghệ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm và giao dịch internet
(tương đương trình độ A Tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Năng lực hành vi khác: Có khả năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông;
khả năng suy luận, ham tìm hiểu và tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng được quy
trình và tổ chức quá trình làm việc theo nhóm; có năng lực làm việc độc lập, linh
hoạt và thích ứng với những thay đổi.
2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
Khối lượng kiến thức gồm 98 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất
(03 tín chỉ) và Giáo dục Quốc phòng - An ninh (08 tín chỉ).
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp thực hiện theo Quy chế hiện hành do
hiệu trưởng ban hành.
6. THANG ĐIỂM
Đánh giá theo thang điểm 10 và chuyển đổi về thang điểm 4, thang điểm chữ
quy định tại Quy chế đào tạo cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường
Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm (ban hành theo Quyết định số: 216/QĐKTCNTP-ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế
và Công nghệ thực phẩm)
7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
TT


học phần

7.1.
7.1.1.


Tên học phần

Số TC
Tổng LT

TH

Kiến thức giáo dục đại cương

42

27

15

Lý luận chính trị

10

10

0

1

C4CML2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2


2

0

2

C4CML3 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

3

0

3

C4CTM2 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0
15


TT
4



học phần

Tên học phần

C4CĐS3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
7.1.2.

Khoa học xã hội

Số TC
Tổng LT

TH

3

3

0

6

5

1

5

C4CPC2 Pháp luật đại cương


2

2

0

6

C4CLT2 Luật thực phẩm

2

1

1

7

C4CGT2 Kỹ năng giao tiếp

2

2

0

6

3


3

7.1.3.

Ngoại ngữ

8

C4CTT2 Tiếng Anh 1

2

1

1

9

C4CTI2 Tiếng Anh 2

2

1

1

10

C4CTE2 Tiếng Anh 3


2

1

1

9

5

4

7.1.4.

Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên
- Công nghệ - Môi trường

11

C4CCA3 Toán cao cấp

3

2

1

12

C4CHH2 Hóa học đại cương


2

1

1

13

C4CSH2 Sinh học đại cương

2

1

1

14

C4CTH2 Tin học đại cương

2

1

1

Giáo dục thể chất

3


0

3

C4CTC3 Giáo dục thể chất

3

0

3

8

4

4

7.1.5.
15

7.1.6.

Giáo dục quốc phòng - An ninh

16

C4CQU3 Giáo dục quốc phòng - An ninh 1


3

2

1

17

C4CQO2 Giáo dục quốc phòng - An ninh 2

2

1

1

18

C4CQC3 Giáo dục quốc phòng - An ninh 3

3

1

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

67


45

22

Kiến thức cơ sở

22

16

6

7.2.
7.2.1.
19

C4CHP2 Hóa phân tích

2

2

0

20

C4CPT1 Thực hành hóa phân tích

1


0

1

21

C4CHT3 Hoá học thực phẩm

3

2

1
16


Số TC

TT


học phần

22

C4CHS2 Hoá sinh thực phẩm

2

2


0

23

C4CHS1 Thực hành hóa sinh thực phẩm

1

0

1

24

C4CVS3 Vi sinh thực phẩm

3

3

0

25

C4CVS1 Thực hành vi sinh thực phẩm

1

0


1

26

C4CVK2 Vẽ kỹ thuật

2

1

1

27

C4CKY3 Kỹ thuật thực phẩm 1

3

3

0

28

C4CKT2 Kỹ thuật thực phẩm 2

2

2


0

29

C4CKP1 Kỹ thuật thực phẩm 3

1

1

0

30

C4CTK1 Thực tập kỹ thuật thực phẩm

1

0

1

Kiến thức ngành

40

29

11


* Các học phần bắt buộc

22

18

4

7.2.2.

Tên học phần

Tổng LT

TH

31

C4CAT2 An toàn thực phẩm

2

2

0

32

C4CPG2 Phụ gia thực phẩm


2

2

0

33

C4CTB2 Thiết bị trong công nghệ thực phẩm

2

2

0

34

C4CCC3 Công nghệ chế biến thực phẩm

3

3

0

35

C4CDC1 Đồ án công nghệ chế biến thực phẩm


1

0

1

36

C4CBQ2 Bảo quản thực phẩm

2

2

0

37

C4CDC2 Đánh giá cảm quan thực phẩm

2

1

1

38

C4CPT2 Phân tích thực phẩm


2

2

0

39

C4CTK1 Thực hành phân tích thực phẩm

1

0

1

40

C4CQL2 Hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm

2

2

0

41

C4CBG2 Bao gói thực phẩm


2

2

0

42

C4CTC1 Thực tập sản xuất (rèn nghề)

1

0

1

* Các học phần tự chọn

18

11

7

43

C4CCB3 Công nghệ sản xuất đồ uống có cồn

3


2

1

44

C4CCS2 Công nghệ chế biến sữa

2

1

1
17


Số TC

TT


học phần

45

C4CCG2 Công nghệ sản xuất nước giải khát

2


1

1

46

C4CCK2 Công nghệ sản xuất bánh kẹo

2

1

1

47

C4CCR2 Công nghệ chế biến rau quả

2

1

1

48

C4CCE2 Công nghệ chế biến thủy sản

2


1

1

Tên học phần

Tổng LT

TH

49 C4CCN3

Công nghệ chế biến và bảo quản lương thực

3

2

1

50 C4CQT2

Quản trị doanh nghiệp

2

2

0


Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận

5

0

5

5

0

5

7.2.3.
51

C4CKL5 Khoá luận tốt nghiệp

8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (Dự kiến)
Học
kỳ

TT


học phần

Tên học phần


1

1

C4CML2

Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

1

2

1

Số TC
Tổng LT

TH

Học phần
BB/TC
học trước

2

2

0


BB

C4CPC2 Pháp luật đại cương

2

2

0

BB

3

C4CTT2 Tiếng Anh 1

2

1

1

BB

1

4

C4CCA3 Toán cao cấp


3

2

1

BB

1

5

C4CHH Hóa học đại cương

2

1

1

BB

1

6

C4CSH2 Sinh học đại cương

2


1

1

BB

1

7

C4CTH2 Tin học đại cương

2

1

1

BB

1

8

C4CQU3

3

2


1

PCBB

Giáo dục quốc phòng - An
ninh 1
Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

2

9

C4CML3

2

10

C4CTI2 Tiếng Anh 2

3

3

0

2

1


1

Những
nguyên lý
cơ bản của
chủ nghĩa
Mác-Lênin
1
Tiếng Anh
1

BB

BB

18


Học
kỳ

Số TC

TT


học phần

2


11

Giáo dục quốc phòng - An
C4CQO2
ninh 2

2

1

1

2

12

C4CHP2 Hóa phân tích

2

2

0

Hóa học
đại cương

BB


2

13

C4CPT1 Thực hành hóa phân tích

1

0

1

Hóa phân
tích

BB

2

14

C4CHT3 Hoá học thực phẩm

3

2

1

Hóa học

đại cương

BB

2

15

C4CHS2 Hoá sinh thực phẩm

2

2

0

2

16

C4CHS1

1

0

1

2


17

C4CVS3 Vi sinh thực phẩm

3

3

0

2

18

C4CVS1

Thực hành vi sinh thực
phẩm

1

0

1

3

19

C4CTM2 Tư tưởng Hồ Chí Minh


2

2

0

3

20

C4CTE2 Tiếng Anh 3

2

1

1

3

21

C4CQC3

3

1

2


3

22

C4CVK2 Vẽ kỹ thuật

2

1

1

BB

3

23

C4CKY3 Kỹ thuật thực phẩm 1

3

3

0

BB

Tên học phần


Thực hành hóa sinh thực
phẩm

Giáo dục quốc phòng - An
ninh 3

3

24

C4CKT2 Kỹ thuật thực phẩm 2

3

25

C4CTB2

3

26

4

27

Tổng LT

TH


Học phần
BB/TC
học trước
Giáo dục
quốc phòng PCBB
- An ninh 1

BB
Hoá sinh
thực phẩm

BB
BB

Vi sinh
BB
thực phẩm
Những
nguyên lý
cơ bản của
BB
chủ nghĩa
Mác-Lênin
2
Tiếng Anh
BB
2
Giáo dục
quốc phòng PCBB

- An ninh 2

Kỹ thuật
thực phẩm
2

2

2

0

2

2

0

BB

C4CGT2 Kỹ năng giao tiếp

2

2

0

BB


C4CĐS3 Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam

3

3

0

Thiết bị trong công nghệ
thực phẩm

BB

Tư tưởng
Hồ Chí

BB
19


Học
kỳ

TT


học phần

Tên học phần


Số TC
Tổng LT

TH

Học phần
BB/TC
học trước
Minh

4

28

C4CTC3 Giáo dục thể chất

4

29

C4CKP1 Kỹ thuật thực phẩm 3

4

30

C4CTK1

4


31

C4CCC3

4

32

Đồ án công nghệ chế biến
C4CDC1
thực phẩm

4

33

C4CCB3

4

34

C4CCS2 Công nghệ chế biến sữa

4

35

C4CCG2


5

36

5

3

0

3

1

1

0

Thực tập kỹ thuật thực
phẩm

1

0

1

Công nghệ chế biến thực
phẩm


3

3

0

PCBB
Kỹ thuật
thực phẩm
2
Vi sinh
thực phẩm,
Kỹ thuật
thực phẩm
3

BB

BB

BB
Công nghệ
chế biến
thực phẩm
Kỹ thuật
thực phẩm
3
Kỹ thuật
thực phẩm

3
Kỹ thuật
thực phẩm
3

1

0

1

3

2

1

2

1

1

2

1

1

C4CLT2 Luật thực phẩm


2

1

1

BB

37

C4CAT2 An toàn thực phẩm

2

2

0

BB

5

38

C4CPG2 Phụ gia thực phẩm

2

2


0

5

39

C4CTC1

1

0

1

5

40

Công nghệ sản xuất bánh
C4CCK2
kẹo

5

41

C4CCR2

5


42

C4CCE2

Công nghệ sản xuất đồ
uống có cồn

Công nghệ sản xuất nước
giải khát

Thực tập sản xuất (rèn
nghề)

2

1

1

Công nghệ chế biến rau
quả

2

1

1

Công nghệ chế biến thủy

sản

2

1

1

BB

TC
TC
TC

Hoá học
đại cương

BB
BB

Kỹ thuật
thực phẩm
3
Kỹ thuật
thực phẩm
3
Kỹ thuật
TP 3

TC

TC
TC
20


Học
kỳ

TT


học phần

Tên học phần
Công nghệ chế biến, bảo
quản lương thực

6

43 C4CCN3

6

44

C4CBQ2 Bảo quản thực phẩm

6

45


C4CDC2

6

46

C4CPT2 Phân tích thực phẩm

6

47

C4CTK1

6

48

6

49

6

50 C4CQT2

6

51


Đánh giá cảm quan thực
phẩm

Thực hành phân tích thực
phẩm
Hệ thống quản lý chất
C4CQL2
lượng thực phẩm
C4CBG2 Bao gói thực phẩm
Quản trị doanh nghiệp

C4CKL5 Khoá luận tốt nghiệp

Số TC
Tổng LT

Học phần
BB/TC
học trước

TH

Kỹ thuật
thực phẩm
3

3

2


1

TC

2

2

0

BB

2

1

1

BB

2

2

0

1

0


1

2

2

0

BB

2

2

0

BB

2

2

0

TC

5

0


5

BB

Hoá phân
tích
Phân tích
thực phẩm

BB
BB

9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG HỌC PHẦN
9.1. Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương
[1]. Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin 1
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin; Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Phép biện chứng duy vật; Chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
[2]. Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin 2
3TC: 3-0-6
Nội dung học phần: Học thuyết giá trị; Học thuyết giá trị thặng dư; Học thuyết
về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; Sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; Những vấn đề chính trị xã hội có
tính quy luật trong tiến trình cách mạng chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa xã hội hiện
thực và triển vọng.
[3]. Tư tưởng Hồ Chí Minh
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập
học phần tư tưởng Hồ Chí Minh; Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng
dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế; Tư tưởng Hồ
21


Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới…
[4]. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3TC: 3-0-6
Nội dung học phần: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu học phần
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành
chính quyền (1930-1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược (1945-1975); Đường lối công nghiệp hoá; Đường lối xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính
trị; Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội, Đường
lối đối ngoại.
[5]. Pháp luật đại cương
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Những vấn đề lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật; Hệ
thống pháp luật và hệ thống hoá pháp luật; Cơ chế điều chỉnh của pháp luật; Luật
Nhà nước; Luật Hành chính; Luật Hình sự - Luật Tố tụng hình sự; Luật Dân sự Luật Tố tụng dân sự; Luật Lao động; Luật Kinh tế.
[6]. Luật thực phẩm
2TC: 1-1-4
Nội dung học phần: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật thực phẩm; Chế
độ pháp lý về chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Chế độ pháp lý về an toàn thực phẩm;
Chế độ pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
của nhà nước về quản lý chất lượng thực phẩm; Quản lý nhà nước về chất lượng

thực phẩm; Thực thi các công ước quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở Việt
Nam.
[7]. Kỹ năng giao tiếp
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Tổng quan về giao tiếp; Các phương tiện giao tiếp; Kỹ
năng nghe trong giao tiếp; Kỹ năng nói trong giao tiếp; Kỹ năng viêt trong giao tiếp;
Nghệ thuật giao tiếp khi xin việc làm và giao tiếp nơi công sở; Một số yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa.
[8]. Tiếng Anh 1
2TC: 1-1-4
Nội dung học phần: Những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về nghe - nói đọc - viết; các mẫu câu tiếng Anh trong giao tiếp về các hoạt động giải trí và thói
quen hằng ngày; cách sử dụng các thì cơ bản thông dụng và các động từ khiếm
khuyết để diễn đạt các lời khuyên, yêu cầu, đề nghị, xin phép; cách viết và phát âm
các từ vựng theo ký hiệu phiên âm quốc tế.
[9]. Tiếng Anh 2
2TC: 1-1-4
Nội dung học phần: Phát triển và nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ nghe – nói –
đọc – viết theo các chủ đề phổ biến trong các hoạt động hằng ngày; hoạt động du
lịch; miêu tả người, cảnh vật; diễn tả ước muốn, tham vọng và các thành tựu của
22


mình và của các nhân vật nổi tiếng; hiểu biết về địa lý, văn hóa của một số nước trên
thế giới; các đề tài về sự khác nhau giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống; các
biểu hiện về sức khỏe; mở rộng kiến thức ngữ pháp về các thì cơ bản và thông dụng:
hiện tại đơn, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại tiếp diễn và thì tương lai đơn
giản, cách dùng các động từ khiếm khuyết.
[10]. Tiếng Anh 3
2TC: 1-1-4
Nội dung học phần Một số thuật ngữ chuyên môn, kiến thức cơ bản về ngành

công nghệ thực phẩm, bảo quản, chế biến, an toàn thực phẩm, và công nghệ sinh
học; phương pháp đọc, dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài bằng tiếng Anh có liên
quan đến nghề nghiệp; các ký hiệu phiên âm quốc tế, các từ vựng chuyên ngành; sử
dụng vốn ngữ pháp để diễn đạt theo đúng văn phong khoa học.
[11]. Toán cao cấp
3TC: 2-1-6
Nội dung học phần: Mở đầu; Giới hạn và sự liên tục của hàm số; Phép tính vi
phân; Hàm hai biến; Phép tính tích phân; Lý thuyết chuỗi.
[12]. Hóa học đại cương
2TC: 1-1-4
Nội dung học phần: Nhiệt động hóa học; Động hóa học; Dung dịch; Hóa keo;
Hóa học các hợp chất tự nhiên.
[13]. Sinh học đại cương

2TC: 1-1-4

Nội dung học phần: Sinh học tế bào; Năng lượng sinh học; Cơ sở phân tử của
di truyền; Các quy luật di truyền;
[14]. Tin học đại cương
2TC: 1-1-4
Nội dung học phần: Đại cương về tin học; Hệ điều hành của máy tính;
Microsoft Word; Microsoft Excel; Trình diễn điện tử - Powerpoint; Internet.
[15]. Giáo dục thể chất
3TC: 0-3-9
Nội dung học phần: Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GDĐT
ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời
Bộ chương trình Giáo dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại
học, cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GDĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn
II) các trường đại học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao).

[16]. Giáo dục Quốc phòng - An ninh 1
3TC: 2-1-9
Nội dung học phần: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục
quốc phòng an ninh; Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Kết hợp phát triển kinh tế xã hội
với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ; Nghệ thuật quân sự Việt Nam
[17]. Giáo dục Quốc phòng - An ninh 2

2TC: 1-1-4
23


Nội dung học phần: Phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; Phòng chống địch tiến
công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực
lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; Xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo
và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự,
an toàn xã hội; Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn
xã hội; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
[18]. Giáo dục Quốc phòng - An ninh 3
3TC: 2-1-9
Nội dung học phần: Đội ngũ đơn vị và ba môn quân sự phối hợp; Sử dụng bản
đồ địa hình quân sự; Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh; Thuốc nổ; Phòng chống
vũ khí hủy diệt lớn; Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh; Từng người trong
chiến đấu tiến công và phòng ngự; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).
[19]. Hoá phân tích

2TC: 1-1-4
Nội dung học phần: Dung dịch; Các phương pháp phân tích định lượng hoá
học dùng trong phân tích thực phẩm; Các phương pháp phân tích định lượng công cụ
dùng trong phân tích thực phẩm;
[20]. Thực hành hoá phân tích
1TC:0-1-2
Nội dung học phần: Thực hành pha chế hóa chất, thực hành phân tính định
lượng các chất như H2SO4, H3PO4, Fe2+, Cu, Cl-, Ca2+, Mg2+ trong một số mẫu phân
tích.
[21]. Hoá học thực phẩm
3TC: 2-1-9
Nội dung học phần: Nước trong thực phẩm; Protein thực phẩm; Gluxit thực
phẩm; Lipit thực phẩm; Vitamin; Chất màu và chất thơm.
[22]. Hoá sinh thực phẩm
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Nội dung học phần Hóa sinh học cung cấp các kiến thức
cơ bản về: Enzyme; Các tính chất chức năng của thực phẩm, Saccharide và những
biến đổi sinh hóa sau thu hoạch; Protein, axitamin và biến đổi sinh hóa trong thực
phẩm; Lipit và những chuyển hóa trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm
[23]. Thực hành hoá sinh thực phẩm
1TC: 0-1-2
Nội dung học phần: Định tính acit amin và protein; Định tính gluxit; Sự ảnh
hưởng của nhiệt độ, chất hoạt hóa, chất kìm hãm đên hoạt độ amylase; Thủy phân
polysaccharit bằng enzyme và axit; Tính chất của lipit; Xác định chỉ số axit của
lipit; Định lượng vitamin C.
[24]. Vi sinh thực phẩm
3TC: 2-1-9
Nội dung học phần: Mở đầu; hình thái, Cấu tạo và sinh sản của vi sinh vật; Các
quá trình sinh lý của vi sinh vật; Ảnh hưởng của ngoại cảnh đến vi sinh vật; Trao đổi
24



chất và trao đổi năng lượng của vi sinh vật; Sự chuyển hóa các chất trong tự nhiên
nhờ vi sinh vật; Vi sinh vật trong thực phẩm; Phân lập và chọn giống vi sinh vật.
[25]. Thực hành vi sinh thực phẩm
1TC: 0-1-2
Nội dung học phần: Chuẩn bị dụng cụ nuôi cấy vi sinh vật; Pha chế môi trường
phân lập và tuyển chọn giống nấm men; Phân lập nấm men; Tuyển chọn, cấy chuyền
giống nấm men; Xác định đặc tính sinh lý, sinh hóa của nấm men; Quan sát hình thái
nấm men; Định lượng tế bào nấm men.
[26]. Vẽ kỹ thuật
2TC: 1-1-2
Nội dung học phần: Các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ; Vẽ hình học; Hình chiếu
vuông góc; Biểu diễn vật thể; Hình chiếu trục đo.
[27]. Kỹ thuật thực phẩm 1
3TC: 3-0-9
Nội dung học phần: Mở đầu; Các quá trình nhiệt và trao đổi nhiệt; Quá trình
ép và làm nhỏ kích thước; Quá trình phân riêng hệ không đồng nhất; Quá trình và
thiết bị phân tách hỗn hợp rắn; Quá trình phối trộn và phân loại thực phẩm
[28]. Kỹ thuật thực phẩm 2
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Mở đầu; Quá trình và thiết bị chưng cất; Quá trình và thiết
bị trích ly rắn-lỏng; Quá trình và thiết bị hấp phụ trao đổi ion; Quá trình và thiết bị
cô đặc; Quá trình và thiết bị sấy; Quá trình và thiết bị kết tinh.
[29]. Kỹ thuật thực phẩm 3
Nội dung học phần: Quá trình lên men; Công nghệ enzyme.

1TC: 1-0-2

[30]. Thực tập kỹ thuật thực phẩm

1TC: 0-1-2
Nội dung học phần: Mở đầu; Các quy định trong xưởng thực tập; Nguyên lý cơ
bản và hướng dẫn vận hành các thiết bị trong xưởng; Các bài thực hành công nghệ
trong xưởng thực tập; Hướng dẫn viết báo cáo thực tập.
[31]. An toàn thực phẩm
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Khái quát chung về an toàn thực phẩm; Các tác nhân gây
mất an toàn thực phẩm; Kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm.
[32]. Phụ gia thực phẩm
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Đại cương về phụ gia thực phẩm; Phụ gia dùng trong bảo
quản thực phẩm; Phụ gia làm thay đổi cấu trúc thực phẩm; Phụ gia làm thay đổi tính
chất cảm quan của sản phẩm; Phụ gia hỗ trợ kỹ thuật trong chế biến thực phẩm
[33]. Thiết bị trong công nghệ thực phẩm
2TC: 2-0-4
Nội dung học phần: Mở đầu; Máy vận chuyển; Máy gia công cơ học; Thiết bị
lắng, lọc, ly tâm; Thiết bị đun nóng; Thiết bị lạnh đông; Thiết bị sấy; Thiết bị chưng
cất; Thiết bị cô đặc.
[34]. Công nghệ chế biến thực phẩm
3TC: 3-0-9
Nội dung học phần: Khái quát chung về thực phẩm và công nghệ thực phẩm;
25


×