Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

ĐỀ án ĐĂNG ký mở NGÀNH đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.75 KB, 45 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRUỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Số:

/ĐA-KTCNTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2014

ĐỀ ÁN
ĐĂNG KÝ MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG
- Tên ngành đào tạo:
- Mã số:
- Tên cơ sở đào tạo:
- Trình độ đào tạo:

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
C51510301
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm
Cao đẳng chính quy

PHẦN 1
SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO


1.1. Giới thiệu một vài nét về cơ sở đào tạo
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm tiền thân là Trường Trung
học Kỹ thuật Muối (Đồ Sơn - Hải Phòng) được thành lập vào năm 1962.
Năm 1982 Trường Cán bộ nghiệp vụ lương thực thực phẩm (Hà Bắc) sáp nhập
về và đổi tên thành Trường Cán bộ quản lý và nghiệp vụ công nghiệp thực phẩm (theo
quyết định số: 1621/CNTP-TCQL ngày 11 tháng 01 năm 1982 của Bộ Công nghiệp
thực phẩm).
Năm 1989 Trường Trung học Lương thực I (Ninh Bình) sáp nhập về theo Quyết
định số 220/NN-TCCB/QĐ ngày 20 tháng 5 năm 1989 của Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đổi tên Trường thành Trường
Trung học Nghiệp vụ quản lý Lương thực - Thực phẩm (LTTP).
Ngày 17 tháng 03 năm 2014, theo quyết định số 937/QĐ-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng Kinh tế và
Công nghệ thực phẩm, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, trường có trụ
sở chính tại Phường Ngọc Xuyên - Quận Đồ Sơn - Thành phố Hải Phòng, ngày 12
tháng 6 năm 2014 Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã ra quyết định số
1288/QĐ-BNN-TCCB quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm.
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm là đơn vị sự nghiệp giáo dục
và đào tạo công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để
hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường là cơ sở giáo dục đại học trong hệ
thống giáo dục quốc dân có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế và
công nghệ thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1


Căn cứ quyết định số 1288/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thì trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm có các

nhiệm vụ sau:
- Xây dựng tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch phát triển trường;
- Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề,
trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định của pháp luật;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao
động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh và của người lao động;
- Thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa
học, công nghệ và sản xuất trong linh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo
quy định của pháp luật;
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành
nghề Trường được phép đào tạo theo chương trình khung do Nhà nước quy định;
- Tổ chức các hoạt động in ấn tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo và nghiên cứu
khoa học theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt
nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động
giáo dục;
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý
chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục;
- Liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Công khai về chất lượng đào tạo của trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng
và thu chi tài chính hàng năm của trường;
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động, tài sản và các nguồn lực khác
của trường theo quy định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, kiểm tra, thanh tra theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn giao.
Hiện nay, Trường có 16 đơn vị trực thuộc gồm 7 phòng, 7 khoa và 2 trung tâm.

Cơ cấu tổ chức của Trường được biểu diễn thông qua sơ đồ sau:

2


TỔ CHỨC ĐẢNG
ĐOÀN THỂ

CÁC HỘI
ĐỒNG TƯ VẤN

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG CHỨC NĂNG

KHOA CHUYÊN MÔN

- Phòng Hành chính, TC
- Phòng Tài chính, KT
- Phòng Đào tạo
- Phòng KH và HTQT
- Phòng KT và KĐCL
- Phòng Quản trị ĐS
- Phòng Công tác HSSV

- Khoa CN thực phẩm
- Khoa CNSX Muối
- Khoa Kinh tế
- Khoa khoa học CB
- Khoa Công nghệ TT

- Khoa Điện, Điện tử
- Khoa GD Chính trị

TRUNG TÂM
- Trung tâm hướng dẫn
Thực hành và dịch vụ
Sinh viên
- Trung tâm Ngoại ngữ,
Tin học

Nhà trường đang triển khai song song chương trình đào tạo của hai Bộ: Bộ
GD&ĐT và Bộ LĐTBXH với các hệ và ngành đào tạo sau
TT

Các ngành
Trung
cấp CN

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14

Kế toán doanh nghiệp
Kế toán hành chính sự nghiệp
Tài chính ngân sách xã
Công nghệ thông tin (tin học ứng dụng)
Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo
quản thực phẩm
Sản xuất và chế biến muối
Điện công nghiệp và dân dụng
Điện dân dụng
Điện công nghiệp
Kiểm nghiệm chất lượng LTTP
Chế biến thực phẩm
Kỹ thuật SX và CB muối biển
Kỹ thuật sản xuất và chế biến muối
Bảo quản, chế biến Nông sản

x
x
x
x
x

Trình độ
Cao đẳng
Trung
nghề
cấp nghề


x

Sơ cấp
nghề

x

x

x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

1.2. Sự cần thiết mở ngành đào tạo
1.2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và nhân văn của Hải Phòng và
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tác động đến sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân
lực cho lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020" số 1216/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 07 năm 2011 nêu

3


trong phần mục tiêu cụ thể là: “Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh
tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm
2020, trong đó tỷ lệ nhân 1ực qua đào tạo các ngành công nghiệp tăng tương ứng từ
78% lên 92,0%”.
Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng cũng nêu rõ
- Nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ mức 10,8 triệu
người năm 2010 (bằng 22,0% tổng số nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15 triệu
người năm 2015 (bằng 27%) và khoảng 20 triệu người năm 2020 (bằng 31,0%); trong
đó nhân lực ngành công nghiệp tăng từ 7,9 triệu người năm 2010 lên khoảng gần 10
triệu người năm 2015 và 11-12 triệu người năm 2020. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng
từ mức 78,0% năm 2010 lên khoảng 82,0% năm 2015 và 92,0% năm 2020.
- Giai đoạn 2011 - 2020, đảm bảo có khoảng từ 35,0 - 40,0% tổng số nhân lực
qua đào tạo ngành công nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng
làm việc.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) là vùng trung tâm
đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước, với các cơ
quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, cơ sở đào
tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia, đang và sẽ tiếp tục giữ
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của cả nước.
Là vùng hạt nhân phát triển, lãnh thổ động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng;
là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của
cả nước. Có tiềm năng lớn về du lịch với hệ thống các trung tâm y tế chuyên sâu, đội
ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học trình độ cao, giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó,
Tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7,5% và thời kỳ 2016 - 2020 đạt
9% (gấp 1,25 lần mức bình quân chung của cả nước). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến

năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP là 7,7%, công nghiệp - xây dựng
48,3% và dịch vụ 44%; đến năm 2020 có tỷ trọng tương ứng là 5,5% - 49,1% - 45,4%.
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với cả nước bằng 27 - 29% vào năm 2015 và bằng 32%
vào năm 2020; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm, tỷ lệ công nghệ
tiên tiến đạt khoảng 45%, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên
60%, và năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 80 - 85%. Hàng năm giải quyết
việc làm cho khoảng 200 - 250 ngàn lao động; kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi ở mức 4%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 2%; nâng mức thu
nhập bình quân đầu người hộ nghèo gấp 2,5 - 3,5 lần sau mỗi thời kỳ 5 năm ( Quyết
định số 198/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ).
Thành Phố Hải Phòng là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc ( Cảng Hải
Phòng), là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng
duyên hải Bắc Bộ, với dân số là hơn 2 triệu người, trong đó dân cư thành thị chiếm
46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.
4


Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh,
quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác
kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ
thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển
của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ . Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp,
thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch , giáo dục, y tế và thủy sản của vùng
duyên hải Bắc Bộ Việt Nam, là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng
điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và
vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ trong những năm tới sẽ kéo theo yêu cầu về
nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao trong đó có nguồn nhân lực
về lĩnh vực công nghệ điện, điện tử. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của kinh tế Việt
Nam và sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong những năm tới là những

luận cứ vô cùng quan trọng cho nhu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao của lĩnh Công nghệ điện, điện tử.
1.2.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện
tử
Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới,
nền kinh tế nước ta đang chuyển từ phát triển theo chiều rộng chủ yếu dựa vào
vốn đầu tư nhà nước và các lợi thế về tài nguyên, lợi thế về lao động rẻ sang phát
triển theo chiều sâu dựa vào yếu tố chất xám, công nghệ, khoa học kỹ thuật... Yêu
cầu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới đang đòi hỏi phải nhanh chóng
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó có nguồn nhân lực cho lĩnh
vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Điện, điện tử là ngành kỹ thuật mũi nhọn, hiện đại, được ứng dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực của sản xuất và đời sống và là đòn bẩy giúp các ngành khoa học kĩ
thuật khác phát triển. Trong tương lai, điện điện tử đóng vai trò là "bộ não" cho thiết bị
và các quá trình sản xuất, đảm nhiệm các vai trò mà con người không làm được. Chính
vì vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lao động của ngành này ngày càng cao, không
chỉ cho các cơ sở sản xuất trong nước mà còn cho công tác xuất khẩu lao động.
Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử phù hợp cho những SV mong muốn trở
thành Kỹ sư xây dựng dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành các hệ thống điện tử
như: tổng đài, máy thu phát sóng,... trong vị trí công việc của kỹ sư thiết kế, kỹ sư vận
hành, quản lý sản xuất, hoặc giảng dạy, nghiên cứu.
Theo công ty phần mềm và dữ liệu tiền lương AOL Job vừa công bố danh sách
10 công việc có mức lương khởi điểm cao dành cho những người muốn chuyển việc
hay mới tốt nghiệp tại Mỹ. Kỹ sư điện xếp ở vị trí thứ 8 với mức lương trung bình
hàng năm là 54.400 USD (tương đương 1,15 tỷ đồng/năm)
( />5


MastersPortal.eu, một website thông tin về các chương trình thạc sĩ tại EU đã
đưa ra 10 lý do để chọn học ngành Kỹ sư điện

1. Dễ dàng kiếm việc sau khi ra trường
2. Bạn có thể làm việc ở những quốc gia khác nhau
3. Việc thực hành nhiều giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm
4. Bạn sẽ có được một lượng kiến thức rộng trong quá trình học
5. Kỹ năng máy tính được nâng cao
6. Công việc thú vị và nhiều thử thách
7. Tự chế tạo ra các vật dụng, dụng cụ
8. Tự sửa chữa các máy móc, thiết bị trong gia đình
9. Công việc luôn đổi mới và không bao giờ nhàm chán
10. Chỉ phải tuân theo một số quy tắc đơn giản.
Xã hội phát triển, hiện đại hoá năng suất lao động là nhu cầu cần thiết, đòi hỏi
sự chuyên môn hoá của thiết bị tự động, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh
động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Điều này dẫn đến việc các máy móc
tinh vi ra đời để hỗ trợ nhằm mang lại năng suất lao động cao nhất cho người lao động
và cho cả nhà sản xuất. Vì vậy, nhóm ngành điện, điện tử ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong sản xuất và đời sống. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm kiếm cho
bản thân một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định.
Theo thống kê, nhóm ngành điện, điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu
nhân lực tuyển dụng đều đặn qua các năm và trong tương lai.
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lao động về ngành này ngày càng cao, không
chỉ cho các cơ sở sản xuất trong nước mà còn cho công tác xuất khẩu lao động. Nhìn
vào những con số thống kê về số lượng đăng ký dự thi, tỉ lệ “chọi” từ các trường đại
học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung học chuyên nghiệp (THCN), công nhân kỹ thuật
(CNKT) trong những năm gần đây cũng dễ nhận ra rằng điện - điện tử vẫn là một trong
số những ngành thu hút sự quan tâm rất lớn của thí sinh
( />Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rằng, nhu cầu cung ứng nguồn nhân
lực có chất lượng cao cho nền kinh tế trong đó có lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử trong thời kỳ mới là rất lớn và việc Trường Cao đẳng Kinh tế và công nghệ
thực phẩm tham gia đào tạo ngành trên là có cơ sở khả thi.
1.3. Giới thiệu khái quát về Khoa Điện, điện tử

Khoa Điện, điện tử thuộc trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm đã
và đang đào tạo các chuyên ngành Điện công nghiệp, Điện dân dụng cho Cao đẳng
nghề, và trung cấp nghề, Điện công nghiệp và dân dụng cho hệ trung cấp chuyên
nghiệp và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Khoa có 4 thạc sỹ, còn lại là đã tốt nghiệp
Đại học. Đội ngũ giảng viên thường xuyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo các ngành, nghề ở các trình độ mà
6


Nhà trường giao cho Khoa đảm nhiệm.
Cơ sở vật chất trang bị cho Khoa Điện, điện tử, nhất là trang thiết bị xưởng
thực hành được đánh giá là tiên tiến, đa dạng và đáp ứng tốt cho việc học tập, nghiên
cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.
1.4. Lý do đăng ký mở ngành đào tạo Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
trình độ cao đẳng
Trong công cuộc xây dựng đất nước theo hướng CNH-HĐH đáp ứng xu hướng
hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường hoạt động ngành Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử đã, đang và sẽ được triển khai mạnh mẽ, có vai trò ngày càng một to lớn đối
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với Hải Phòng và các tỉnh lân cận
nói riêng. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực có chuyên môn về điện, điện tử cần phát
triển cả về số lượng và ngày một nâng cao về chất lượng.
Việc tăng cường đội ngũ khoa học kỹ thuật cho lĩnh vực này là hết sức cần thiết,
thể hiện qua các văn bản quy hoạch đến năm 2020 của chính phủ.
Qua tìm hiểu, khảo sát, phân tích nhu cầu nhân lực cho ngành Công nghệ kỹ
thuật điện, điện tử, Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm xét thấy rằng,
xây dựng chương trình đào tạo và đăng ký mở ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
trình độ cao đẳng không những phục vụ cho nhu cầu học tập của người học, đáp ứng
nhu cầu đào tạo của xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của Trường theo Dự án
thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo phê duyệt.

7


PHẦN 2:
NĂNG LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ VÀ CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM ĐẢM BẢO CHO VIỆC ĐĂNG KÝ MỞ MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO CAO
ĐẲNG CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ
1. Đội ngũ giảng viên
Hiện tại tổng số CBVC của trường có 95 người; trong đó:
- Giảng viên cơ hữu: 65 người chiếm 68,4%
- Cán bộ quản lý và công nhân viên: 30 người chiếm 31,6%
100% giảng viên đạt chuẩn, trong đó có nhiều người có 2 bằng Đại học, có 26
thạc sỹ, 10 giáo viên Trung học cao cấp, 05 giảng viên có bằng cao cấp lý luận chính
trị, 05 giảng viên đang đợi cấp bằng thạc sỹ, 08 giảng viên đang học Cao học, 01 nhà
giáo ưu tú. Tỷ lệ giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên chiếm trên 40%.
Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có 26 giảng viên đăng ký tham
gia giảng dạy, trong đó có 9 giảng viên có trình độ thạc sỹ.
Trong tình hình hiện nay và xu thế phát triển của Nhà trường, số lượng cán bộ
quản lý, giảng viên như vậy tuy bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nhưng
còn chưa nhiều, cần được tiếp tục bổ sung và phát triển.
Với số lượng giảng viên như vậy Nhà trường đáp ứng được trên 70% khối
lượng của chương trình đào tạo. Ngoài ra nhà trường còn mời nhiều giáo viên thỉnh
giảng có kinh nghiệm và uy tín của một số trường đại học và cao đẳng tham gia giảng
dạy tại trường.
Danh sách giảng viên (chi tiết tại phụ lục 1)
2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Về Đất đai
Hiện nay, Nhà trường có 2 cơ sở đào tạo, cơ sở chính tại Phường Ngọc Xuyên,

Quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng với diện tích khoảng 5ha, là nơi đặt trụ sở, khu
vực giảng đường và khu ký túc xá sinh viên, cơ sở 2 Tại cụm 1, Phường Dư Hàng
Kênh, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng diện tích đất là: 870m2.
- Phần xây dựng:
+ Giảng đường: Với diện tích xây dựng 1725m 2 gồm 28 phòng học đạt tiêu
chuẩn (ánh sáng, quạt mát, bàn ghế đồng bộ chuẩn về kích thước, bảng chống lóa Hàn
Quốc). Nhiều phòng học đạt chuẩn cho công tác giảng dạy hiện đại.
+ Cơ sở thực hành: Hiện tại Nhà trường có 3 xưởng thực hành với tổng diện
tích là 940m2. Với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến, đồng bộ cùng dây chuyền công
nghệ phục vụ cho thực hành, rèn nghề của các ngành chế biến thực phẩm, kỹ thuật sản
xuất muối, chế biến nông sản, điện dân dụng, điện công nghiệp...
+ Phòng thí nghiệm: có 04 phòng (gồm các phòng thí nghiệm: hóa cơ bản và
hóa phân tích, vật lý, vi sinh, hóa sinh, kiểm nghiệm) với các trang thiết bị đồng bộ đáp

8


ứng cho yêu cầu thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học của sinh viên và cán bộ
giảng viên Nhà trường.
+ Phòng thực hành tin học với gần 200 đầu máy vi tính đáp ứng được nhu cầu
học tập của sinh viên.
+ Hệ thống thư viện: Tổng diện tích 625m2, trong đó diện tích phòng đọc
300m2, thư viện trường có hơn 1300 đầu sách và trên 20 ngàn cuốn sách, giáo trình, bài
giảng của các học phần, các tài liệu liên quan, các tạp trí trong và ngoài nước…thư
viện có phần mềm và các thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu đáp ứng được
nhu cầu tìm kiếm thông tin của sinh viên trong nhà trường. Bên cạnh thư viên truyền
thống, được sự đầu tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nhà trường đã xây dựng hệ
thống thư viện điện tử được kết nối với các thư viện của các trường trong Bộ và với
thư viện của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đây là nguồn tìm kiếm thông tin hiệu quả nhất
đối với sinh viên và cán bộ giảng viên trong nhà trường. Với số lượng đầu sách, giáo

trình hiện có tại thư viện và hệ thống thư viện điện tử của Nhà trường cơ bản đáp ứng
được yêu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ cho giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh
viên.
+ Ký túc xá: với diện tích xây dựng 3250m 2, công trình phụ khép kín đáp ứng
được nhu cầu cho khoảng 800 sinh viên nội trú.
+ Khu làm việc của cán bộ, giảng viên trong khu nhà 03 tầng được xây dựng
khang trang mát mẻ, các phòng đều trang bị máy vi tính nối mạng internet, phòng họp,
phòng tiếp khách có máy lạnh. Ngoài ra, nhà trường còn có Website được truy cập
thường xuyên công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục
thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính.
+ Nhà trường có trạm y tế đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho sinh
viên, CBVC
+ Môi trường cảnh quan trong Nhà trường đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp, công tác
trật tự trị an luôn ổn định, sinh viên yên tâm học tập.
+ Hiện nay, Nhà trường vẫn tiếp tục đề nghị Bộ Nông nghiệp, UBND Thành
phố cho phép đầu tư xây dựng cơ cở vật chất như sau.
. Xây dựng khu nhà hiệu bộ, nhà làm việc, lớp học, thư viện, khu ký túc xá, nhà
ăn, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, nhà thể chất, xây dựng các khu trung tâm
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật…
. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp, thoát nước, hệ thống điện, hệ thống
giao thông trong và ngoài trường.
- Phần thiết bị:
Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Thành phố Hải
Phòng, cùng các cấp, các ngành và bằng mọi khả năng của mình, thời gian qua Nhà
trường đã không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho thực hành, thí nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập.

9



Như vậy, với cơ sở vật chất, trang thiết bị như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
Nhà trường có thể đảm bảo khả năng đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
trình độ cao đẳng với chất lượng cao.
Danh mục phòng học (chi tiết tại phục lục 1)
Danh mục phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí
nghiệm, thực hành (chi tiết tại phụ lục 1)
Danh mục giáo trình, bài giảng, tài liệu (chi tiết tại phụ lục 1)
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay, để khoa học, công
nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người
làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là
lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đã có những đóng góp đáng
kể vào thành tích chung của ngành giáo dục và nền khoa học nước nhà. Nhiều sáng
kiến, phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng
vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội…
Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ là lĩnh vực Nhà trường luôn quan
tâm và sẽ đặt lên hàng đầu trong nhóm các nhiệm vụ trọng yếu của Nhà trường nói
chung và của giảng viên nói riêng. Nhà trường đã triển khai các hoạt động khoa học và
công nghệ gắn với mục tiêu đào tạo của Nhà trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội;
chú trọng nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành chế biến thực phẩm, sản xuất muối …
Từ năm học 2009 đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
được triển khai; các đề tài đều gắn liền với nhu cầu đào tạo của nhà trường và xã hội.
4. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT Nhà trường đã tham gia dự án
khoa học công nghệ nông nghiệp với nguồn vốn vay của ADB, dự án được đánh giá
hoàn thành suất xắc;
Ngoài ra, theo chương trình và dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Giáo
dục và Đào tạo Hải Phòng, từ năm 2009 đến nay Nhà trường đã cử 08 lượt cán bộ, giáo

viên đi tham gia học tập, nghiên cứu ở nước ngoài (Thái Lan, Trung Quốc, Malayxia,
Hàn Quốc; Campuchia). Các khoá học tập và nghiên cứu thực tế đã góp phần nâng
hiệu quả quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giáo viên và giảng viên của Nhà
trường.

10


PHẦN 3
CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
3.1. Chương trình đào tạo
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo quyết định số...../QĐ-KTCNTP ngày....tháng....năm 2014 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm)
Tên chương trình:

Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử

Trình độ đào tạo:

Cao đẳng


Ngành đào tạo:

Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử

Loại hình đào tạo:

Chính quy

Mã số: 51510301

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo các kỹ thuật viên ngành công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử trình độ cao
đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức và có ý thức phục vụ đất nước; có sức khỏe, có
kiến thức và năng lực nghề nghiệp tương xứng để đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử có thể đảm
nhận các công việc ở các nhà máy, các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị
về Điện, điện tử. Ngoài ra sinh viên còn có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng
lực của bản thân.
Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp
tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền
kinh tế thị trường.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử có khả
năng:
1.2.1. Kiến thức
- Nhắc lại được một số kiến thức cơ bản về: nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí
Minh;
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản của một số học phần thuộc khối kiến

thức giáo dục đại cương để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Có khả năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, trang bị
điện, trang bị chiếu sáng, các thiết bị điện tử trong công nghiệp và dân dụng;
11


- Phân tích được một số các thông số của thiết bị đo lường điện, các nguyên lý
hoạt động của mạch điện, điện tử và điện tử công suất trong công nghiệp và dân dụng;
- Trình bày được nguyên lý hoạt động, chức năng, đặc tính của các loại máy điện,
thiết bị điện, hệ thống điều khiển tự động;
- Tính toán và lựa chọn được các khí cụ điện điều khiển cho hệ thống điện cơ bản
trong công nghiệp, thiết bị bảo vệ cho hệ thống cung cấp điện hạ thế, hệ thống chiếu
sáng dân dụng và công nghiệp;
- Mô tả và phân tích được sơ đồ các mạch điều khiển dùng vi điều khiển 8951;
các mạch kỹ thuật số trong công nghệ điện tử;
1.2.2. Kỹ năng
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ
thống cung cấp điện hạ áp, các thiết bị trong hệ thống điều khiển, các dây truyền sản
xuất tự động...
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa được các loại thiết bị điện, trang bị điện, trang bị
chiếu sáng, các thiết bị điện tử trong công nghiệp và dân dụng;
- Thiết kế được các loại động cơ điện, máy điện có công suất trung bình và nhỏ,
đồng thời biết ứng dụng các loại cảm biến cơ bản như cảm biến quang, cảm biến nhiệt
độ... vào thực tế công việc;
- Lựa chọn được những kỹ thuật-công nghệ, quy trình và công cụ phù hợp khi
thiết kế thi công các mạch điều khiển, hệ thống cung cấp điện hạ thế, hệ thống chiếu
sáng dân dụng và công nghiệp;
- Lập trình được các mạch điều khiển tự động trong công nghiệp với bộ điều
khiển lập trình;
- Lập được kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện trong nhà máy,

xí nghiệp;
- Tổ chức được quy trình quản lý các tổ, nhóm và hình thành các giải pháp (tính
sáng tạo và đưa ra các quyết định) cho các vấn đề về tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế
trong nhà máy, xí nghiệp;
- Sử dụng được máy tính để nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các kiến thức khoa
học công nghệ liên quan tới lính vực Điện, điện tử và giao dịch internet;
1.2.3. Thái độ
- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước vào lĩnh vực công tác. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền
lợi của người công dân đối với đất nước.
- Tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà
nước;
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lòng yêu nghề, nhiệt tình công
tác, đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
- Am hiểu và có ý thức chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác
phong công nghiệp phù hợp với quy trình sản xuất hiện đại.
12


- Không ngừng rèn luyện đức tính và tác phong làm việc năng động, nhanh nhạy
với các vấn đề kỹ thuật; luôn chịu khó học hỏi, nỗ lực cao, có nhiều hoài bão và ý chí
vươn lên trong cuộc sống; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác và giúp đỡ đồng
nghiệp.
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, lối sống lành mạnh, có khả năng tự rèn
luyện thân thể để luôn có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
1.2.4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử trình độ cao đẳng có
thể:
- Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, các tòa nhà: Với vai trò kỹ thuật viên vận

hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện, hệ thống điều khiển, giám sát...
- Tham gia cộng tác, tư vấn cho các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát
trong các lĩnh vực điều khiển tự động, các hệ thống cấp điện hạ áp;
- Trực tiếp tham gia sản xuất tại các đơn vị kinh doanh thiết bị điện, hệ thống,
dây truyền tự động hoặc các thiết bị điều khiển dân dụng và công nghiệp;
- Các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các đơn vị chuyển giao công
nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử, tự động hóa;
- Giảng dạy ở các trường, các cơ sở đào tạo có đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật
Điện, điện tử bậc thấp hơn;
1.2.5. Trình độ ngoại ngữ và năng lực hành vi khác
- Về ngoại ngữ: đạt năng lực Tiếng Anh bậc A 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dùng cho Việt Nam (Ban hành theo Thông tư số: 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24
tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Sử dụng được máy tính để nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các kiến thức khoa
học công nghệ liên quan đến lĩnh vực công nghệ Điện, điện tử và giao dịch internet
(tương đương trình độ A Tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Năng lực hành vi khác: Có khả năng thuyết trình, diễn giải trước đám đông; khả
năng suy luận, ham tìm hiểu và tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng được quy trình
và tổ chức quá trình làm việc theo nhóm; có năng lực làm việc độc lập, linh hoạt và
thích ứng với những thay đổi.
2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 3 năm (36 tháng)
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA
Khối lượng kiến thức gồm 102 tín chỉ, không kể các học phần Giáo dục thể chất
(90 tiết) và Giáo dục Quốc phòng - An ninh (135 tiết).
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo Quy chế tuyển sinh cao đẳng,
đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp thực hiện theo Quy chế hiện hành do
hiệu trưởng ban hành

13


6. THANG ĐIỂM
Đánh giá theo thang điểm 10 và chuyển đổi về thang điểm 4, thang điểm chữ
quy định tại Quy chế đào tạo cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ của trường Cao
đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm (ban hành theo Quyết định số: 216/QĐKTCNTP-ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế và
Công nghệ thực phẩm)
7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
stt

Mã học
phần

Tên học phần

Số tín chỉ
Tổng LT TH
7.1. Kiến thức giáo dục đại cương (29 tín chỉ không kế GDTC và GDQP-AN)
7.1.1. Lý luận Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (10 tín chỉ)
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác1 C3CML2 Lênin 1
2
2
0
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác2 C3CML3 Lênin 2
3
3
0
3 C3CTM2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
2

2
0
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
4 C3CĐS3 Nam
3
3
0
7.1.2. Ngoại ngữ (4 tín chỉ)
5 C3CAV2 Anh văn 1
2
2
0
6 C3CAH2 Anh văn 2
2
2
0
7.1.3. Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên (11 tín chỉ)
7 C3CCA3 Toán cao cấp A1
3
3
0
8 C3CTH3 Tin học đại cương
3
3
0
9 C3CHH2 Hóa học đại cương
2
2
0
10 C3CVL3 Vật lý đại cương

3
3
0
7.1.4. Khoa học xã hội - nhân văn (4 tín chỉ)
* Học phần bắt buộc
11 C3CPC2 Pháp luật đại cương
2
2
0
* Các học phần tự chọn đại cương : chọn 1 trong 3 học phần (2 tín chỉ)
12 C3CST2 Soạn thảo văn bản
2
2
0
13 C3CGT2 Kỹ năng giao tiếp
2
2
0
14 C3CXX2 Toán xác xuất thống kê
2
2
0
7.1.5. Giáo dục thể chất (90 tiết)
7.1.6. Giáo dục Quốc Phòng - An ninh (135 tiết)
7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (73 tín chỉ)
Mã học
Số tín chỉ
stt
Tên học phần
phần

TC
LT TH
7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành (33 tín chỉ)
15 C3CAT2 An toàn điện
2
2
0
16
C3CLĐ2 Vật liệu điện
2
2
0
17 C3CĐT3 Điện tử cơ bản
3
2
1
14


Mã học
Tên học phần
phần
18 C3CKC2 Khí cụ điện
19 C3CĐK3 Hệ thống điều khiển tự động
20 C3CMD3 Máy điện
21 C3CCT3 Cấu trúc máy tính giao diện
22
C3CKT3 Kỹ thuật mạch điện-điện tử
23
C3CĐC3 Điện tử công suất

24
C3CVK3 Vẽ kỹ thuật-Vẽ điện
25 C3CMĐ3 Mạch điện 1
* Các học phần tự chọn: chọn 1 trong 3 học phần (3 tín chỉ)
26
C3CTT3 Thông tin số
27
C3CTS3 Kỹ thuật số
28 C3CVM3 Vi mạch tương tự
7.2.2. Kiến thức ngành (40 tín chỉ)
29
C3CVĐ3 Vi điều khiển
30
C3CCS3 Kỹ thuật chiếu sáng
31
C3CĐL3 Kỹ thuật Đo lường-Cảm biến
32
C3CCĐ3 Cung cấp điện
33
C3CTĐ3 Truyển động điện
34
C3CLP2 Lập trình PLC
35
C3CCB2 Thực tập điện cơ bản
36
C3CTK2 Thực tập vi điều khiển
37
C3CTB3 Trang bị điện
38
C3CTH3 Thực hành máy điện

39
C2CAN2 Anh văn chuyên ngành
40
C3CTS2 Thực tập kỹ thuật số
* Các học phần tự chọn: chọn 1 trong 3 học phần (3 tín chỉ)
41
C3CCN3 Điện tử công nghiệp
42
C3CSA3 An ten, truyền sóng
43
C3CVU3 Kỹ thuật Audio và Video
* Thực tập tốt nghiệp:(6 tín chỉ)
44 C3CTN6 Thực tập tốt nghiệp
8. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (Dự kiến)

Số tín chỉ
TC
LT TH
2
1
1
3
2
1
3
3
0
3
2
1

3
3
0
3
3
0
3
2
1
3
2
1

stt

Stt

Mã số

Học phần

Số TC

2
2
2

1
1
1


3
3
3
3
3
2
2
2
3
3
2
2

3
2
2
2
2
2
0
0
1
0
2
0

0
1
1

1
1
0
2
2
2
3
0
2

3
3
3

3
3
2

0
0
1

6

0

6

Phân bổ các kỳ


TC LT TH
8.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Những nguyên lý cơ
1 C4CML2 bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin 1
Những nguyên lý cơ
2 C4CML3 bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí
3 C4CTM2
Minh

3
3
3

2

2

0

3

3

0

2


2

0

I

I
I

II
I

I
V

V

V
I

2
3

1
2

2
15



Stt

Mã số

Số TC

Học phần

Phân bổ các kỳ

TC LT TH
Đường lối cách mạng
4 C4CĐS3 của Đảng Cộng sản
Việt Nam
5 C3CAV2 Anh văn 1
6 C3CAH2 Anh văn 2
7 C3CCA3 Toán cao cấp A1
8 C3CTH3 Tin học đại cương
9 C3CHH2 Hóa học đại cương
10 C3CVL3 Vật lý đại cương
11 C3CPC2 Pháp luật đại cương
Chọn 1 trong 3 học phần sau
12 C3CST2 Soạn thảo văn bản
13 C3CGT2 Kỹ năng giao tiếp
Toán xác xuất thống
14 C3CXX2

8.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
8.2.1. Kiến thức cơ sở của ngành
15 C3CAT2 An toàn điện

16 C3CLĐ2 Vật liệu điện
17 C3CĐT3 Điện tử cơ bản
18 C3CKC2 Khí cụ điện
Hệ thống điều khiển
19 C3CĐK3
tự động
20 C3CMD3 Máy điện
Cấu trúc máy tính
21 C3CCT3
giao diện
Kỹ thuật mạch điện22 C3CKT3
điện tử
23 C3CĐC3 Điện tử công suất
24 C3CVK3 Vẽ kỹ thuật-Vẽ điện
25 C3CMĐ3 Mạch điện 1
Chọn 1 trong 3 học phần sau
26 C3CTT3 Thông tin số
27 C3CTS3 Kỹ thuật số
28 C3CVM3 Vi mạch tương tự
8.2.2. Kiến thức ngành
* Các học phần bắt buộc
29 C3CVĐ3 Vi điều khiển
30 C3CCS3 Kỹ thuật chiếu sáng
Kỹ thuật Đo lường31 C3CĐL3
Cảm biến
32 C3CCĐ3 Cung cấp điện
33 C3CTĐ3 Truyền động điện

I


I
I

II
I

I
V

V

V
I

3

HP
Học
trước

3

3

0

3

2
2

3
3
2
3
2

2
2
3
3
2
3
2

0
0
0
0
0
0
0

2

2
2

2
2


0
0

2
2

2

2

0

2

2
2
3
2

2
2
2
1

0
0
1
1

3


2

1

3

3

0

3

2

1

3

3

0

3
3
3

3
2
2


0
1
1

3
3
3

2
2
2

1
1
1

3
3
3

3
3

3
2

0
1


3
3

17
9;10

3

2

1

3

17

3
3

2
2

1
1

3

2

5


2
3
2
3
2

2
2
3
2

9;10
9;10
22

3

20;22

3
3
3
3

17
17

2
3


3

17
16


Stt

Mã số

Học phần

Số TC

Phân bổ các kỳ

TC LT TH
34

C3CLP2

Lập trình PLC

35

C3CCB2 Thực tập điện cơ bản

36


C3CTK2

37

Thực tập vi điều
khiển
C3CTB3 Trang bị điện

38

C3CTH3 Thực hành máy điện

I

I
I

II
I

V

V
I

2

2

1


2

2

0

2

2

0

2

3

1

2

3

15;16

3

1

2


3

24;25

2

5;6

C3CAN2

17;22

2

Anh văn chuyên
2
2
0
ngành
2
0
2
40 C3CTS2 Thực tập kỹ thuật số
* Các học phần tự chọn
41 C3CCN3 Điện tử công nghiệp
3
3
0
42 C3CSA3 Truyền sóng anten

3
3
0
Kỹ thuật Audio và
43 C3CVU3
3
2
1
Video
* Thực tập tốt nghiệp
44 C3CTN6 Thực tập tốt nghiệp
6
0
6
Tổng cộng
Giáo dục thể chất (90 tiết)
Giáo dục Quốc phòng - An ninh (135 tiết)
9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG HỌC PHẦN
39

I
V

HP
Học

22;24
2

17;29


2
3
3

29

3
6

9.1. Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương
[1]. Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin 1
2tc
Nội dung học phần: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin; Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Phép duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật
lịch sử
[2]. Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin 2
3tc
Nội dung học phần: Học thuyết giá trị; Học thuyết giá trị thặng dư; Học thuyết về
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; Sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; Những vấn đề chính trị xã hội có tính
quy luật trong tiến trình cách mạng chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa xã hội hiện thực và
triển vọng.
[3]. Tư tưởng Hồ Chí Minh
2tc
Nội dung học phần: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập học
phần tư tưởng Hồ Chí Minh; Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
17



Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế; Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá,
đạo đức và xây dựng con người mới…
[4]. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3tc
Nội dung học phần: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu học phần
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính
quyền (1930-1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược (1945-1975); Đường lối công nghiệp hoá; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường
lối xây dựng, phát triển văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội, Đường lối đối ngoại.
[5]. Anh văn 1
2tc
Nội dung học phần: Những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về nghe - nói - đọc
- viết; các mẫu câu tiếng Anh trong giao tiếp về các hoạt động giải trí và thói quen
hằng ngày; cách sử dụng các thì cơ bản thông dụng và các động từ khiếm khuyết để
diễn đạt các lời khuyên, yêu cầu, đề nghị, xin phép; cách viết và phát âm các từ vựng
theo ký hiệu phiên âm quốc tế.
[6]. Anh văn 2
2tc
Nội dung học phần: Phát triển và nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ nghe - nói - đọc
- viết theo các chủ đề phổ biến trong các hoạt động hằng ngày; hoạt động du lịch; miêu
tả người, cảnh vật; diễn tả ước muốn, tham vọng và các thành tựu của mình và của các
nhân vật nổi tiếng; hiểu biết về địa lý, văn hóa của một số nước trên thế giới; các đề tài
về sự khác nhau giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống; các biểu hiện về sức khỏe;
mở rộng kiến thức ngữ pháp về các thì cơ bản và thông dụng: hiện tại đơn, quá khứ

đơn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại tiếp diễn và thì tương lai đơn giản, cách dùng các động
từ khiếm khuyết.
[7].Toán cao cấp A1
3 tc
Nội dung học phần: Những khái niệm cơ bản về giới hạn, tính liên tục của hàm
số, các phương pháp tính vi phân và tích phân hàm số, đặc biệt là tích phân suy rộng;
khái niệm về hàm nhiều biến, xác định cực trị của hàm hai biến, lý thuyết về chuỗi và
các phương pháp xác định sự hội tụ hay phân kỳ của chuỗi.
[8].Tin học đại cương
3tc
Nội dung học phần: Các khái niệm cơ bản về tin học và máy tính điện tử; hệ điều
hành Windows XP và các ứng dụng văn phòng: Microsoft Word, Microsoft Excel và
Microsoft PowerPoint; mạng máy tính, internet và các dịch vụ phổ biến
[9]. Hóa học đại cương
2 tc
Nội dung học phần: Các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học giữa các
nguyên tử trong phân tử; phản ứng hoá học giữa các chất và các yếu tố ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng; cơ sở lý thuyết của các quá trình điện hoá, nguyên lý hoạt động của
18


nguồn năng lượng hoá học như pin, acquy, quá trình điện hoá trong sự ăn mòn kim
loại.
[10]. Vật lý đại cương

3 tc

Nội dung học phần: Động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng
lượng, định luật vạn vật hấp dẫn, chuyển động quay, thuyết tương đối hẹp, nhiệt độ,
nhiệt và nguyên lý 1 nhiệt động lực học, thuyết động lực học chất khí, Entropy và

nguyên lý 2 nhiệt động lực học, chất rắn và chuyển pha.
[11]. Pháp luật đại cương
2 tc
Nội dung học phần: Những vấn đề lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật; Hệ
thống pháp luật và hệ thống hoá pháp luật; Cơ chế điều chỉnh của pháp luật; Luật Nhà
nước; Luật Hành chính; Luật Hình sự - Luật Tố tụng hình sự; Luật Dân sự - Luật Tố
tụng dân sự; Luật Lao động; Luật Kinh tế.
[12]. Soạn thảo văn bản
2 tc
Nội dung học phần: Những vấn đề chung về văn bản quản lý nhà nước; những
yêu cầu chung về soạn thảo văn bản; soạn thảo văn bản tác nghiệp hành chính; soạn
thảo văn bản quản trị doanh nghiệp; soạn thảo văn bản hợp đồng.
[13]. Kỹ năng giao tiếp
2 tc
Nội dung học phần: Đặc điểm và chức năng của giao tiếp, các loại hình giao tiếp;
các phương tiện giao tiếp; các kỹ năng giao tiếp: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói, kỹ
năng viết; nghệ thuật giao tiếp khi đi xin việc và giao tiếp nơi công sở; đặc điểm giao
tiếp giữa các nền văn hóa khác nhau.
[14]. Toán xác suất thống kê
2 tc
Nội dung học phần: Phần xác suất trình bày một số khái niệm về biến cố, cách
xác định xác suất của một biến cố, các tham số đặc trưng và một số quy luật phân phối
xác suất thông dụng;
Phần thống kê toán học nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến phương
pháp chọn mẫu, các phương pháp ước lượng tham số, kiểm định giả thiết thống kê.
Phần quy hoạch tuyến tính đi vào cách xây dựng mô hình toán học cho bài toán
thực tế và các phương pháp giải quyết chúng bằng phương pháp đơn hình, thế vị.
9.2. Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
[15]. Vật liệu điện
2 tc

Nội dung học phần: Các quá trình vật lý và các tính chất cơ bản của các vật liệu
điện, các vật liệu điện được sử dụng trong kỹ thuật điện vật liệu dẫn điện, bán dẫn
điện, vật liệu siêu dẫn, vật liệu từ.
[16]. Điện tử cơ bản:
3 tc
Nội dung học phần: Các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, linh kiện bán dẫn
và IC. Các mạch điện tử cơ bản như mạch chỉnh lưu, mạch ổn áp, mạch khuếch đại tín
hiệu nhỏ, mạch dao động và tạo xung.
19


[17]. Khí cụ điện
2 tc
Nội dung học phần: Những vấn đề cơ bản về lý thuyết khí cụ điện và giới thiệu
nguyên lý làm việc, kết cầu, đặc tính cơ bản và lĩnh vực sử dụng của các loại khí cụ
điện thông dụng.
[18]. An toàn điện
2 tc
Nội dung học phần: Cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản về an toàn điện và các
biện pháp đảm bảo an toàn cho người khỏi điện giật, cách tính toán dòng điện qua
người trong các điều kiện khác nhau mà người có thể tiếp xúc với mạch điện.
[19]. Hệ thống điều khiển tự động
3 tc
Nội dung học phần: Những khái niêm về hệ thống điều khiển tự động, phân tích
và tổng hợp các hệ thống công nghệ. Mô hình hóa các hệ thống công nghệ, phân loại
hệ thống và lựa chọn các phương pháp thích hợp để phân tích và tổng hợp các hệ liên
tục, hệ rời rạc
[20]. Máy điện
3 tc
Nội dung học phần: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý làm việc và các chế độ làm

việc của máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện một
chiều. Mô hình tính toán, sơ đồ thay thế, biểu đồ năng lượng và hiệu suất của động cơ
không đồng bộ, các sơ đồ dây quấn của động cơ không đồng bộ, máy điện đồng bộ và
máy điện một chiều.
[21]. Cấu trúc máy tính giao diện

3 tc

Nội dung học phần: Khái niệm chung liên quan đến lĩnh vực kiến trúc máy tính,
sơ lược những kiến thức cơ sơ liên quan đến môn học. Các khái niệm, kiến trúc của bộ
nhớ chính, bộ nhớ cache và các thiết bị lưu trữ dữ liệu, sơ lược về liên kết trong máy
tính, tổ chức và kiến trúc các hệ thống bus. Tập lệnh và các phương thức truy cập dữ
liệu trong bộ nhớ. Tổ chức và các chức năng của bộ vi xử lý CPU.
[22]. Kỹ thuật mạch điện-điện tử
3 tc
Nội dung học phần: Các mạch khuếch đại, các mạch tạo dao động, các cách điều
chế, tách sóng, mạch ADC-DAC, mạch cung cấp nguồn, mạch tạo dao động và các
mạch khuếch đại và tạo hàm phi tuyến.
[23]. Điện tử công suất
3 tc
Nội dung học phần: Cấu tạo và hoạt động của các linh kiện điện trở âm như UJT,
SCR, TRIAC, DIAC. Mạch ổn áp DC, bộ chỉnh lưu không điều khiển, có điều khiển
và một số mạch ứng dụng.
[24]. Vẽ kỹ thuật – vẽ điện :
3 tc
Nội dung học phần: Các tiêu chuẩn Việt Nam về cách trình bày bản vẽ kỹ thuật,
các bài tập về cách chia đoạn thẳng, đường tròn thành các phần bằng nhau. Các bài tập
về hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, các hình chiếu vật thể. Cách đọc một bản
vẽ điện và ý nghĩa tỷ lệ trên bản vẽ điện.
[25]. Mạch điện 1:

3 tc
Nội dung học phần: Tính toán các thông số kỹ thuật trong mạch điện một chiều,
xoay chiều, mạch ba pha ở trạng thái xác lập và quá độ. Vận dụng các phương pháp
20


phân tích, biến đổi mạch để giải các bài toán về mạch điện hợp lý. Vận dụng phù hợp
các định lý các phép biến đổi tương đương để giải các mạch điện phức tạp. Giải thích
được một số ứng dụng đặc trưng theo quan điểm của kỹ thuật điện.
[26]. Thông tin số:

3 tc

Nội dung học phần: Một số phần cơ bản về thông tin như phân tích tín hiệu,
truyền tín hiệu, hoạt động của hệ thông tin số, điều chế khử điều chế.
[27]. Kỹ thuật số :

3 tc

Nội dung học phần: Những kiến thức cơ bản về các hệ đếm thông dụng và một
số phép tinh cơ bản trên các hệ đếm, cấu trúc, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của
một số loại cổng logic cơ bản, phân tích, tổng hợp được một số loại mạch logic liên
hợp, cấu tạo và hoạt động của các loại trigger thông dụng...
[28]. Vi mạch tương tự :

3 tc

Nội dung học phần: Những khái niệm về khuếch đại tín hiệu biến thiên chậm và
khuếch đại vi sai, các thông số kỹ thuật và ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán
(OP-AMP)

[29]. Vi điều khiển
3 tc
Nội dung học phần: Tổ chức hệ vi xử lý cơ bản, tổng quan họ vi điều khiển
MSC-51, hoạt động định thời, UART và ngắt trong MSC-51, các thiết kế ứng dụng
như thiết kế giao tiếp giữa 8951 và 8255; giữa 8951 với ADC0804 và DAC0808, thiết
kế bộ PID số.
[30]. Kỹ thuật chiếu sáng:
3 tc
Nội dung học phần: Thiết bị chiếu sáng, phương pháp tính toán lắp đặt chiếu
sáng dân dụng, chiếu sáng công nghiệp và chiếu sáng công cộng; hướng dẫn sử dụng
các phần mềm chuyên dùng; nhằm giúp người học thiết kế các hệ thống chiếu sáng
đúng tiêu chuẩn.
[31]. Kỹ thuật đo lường-Cảm biến :

3 tc

Nội dung học phần: Các khái niệm chung về đo lường, các cơ cấu đo, cách đo
dòng điện, điện áp, điện trở...Những nguyên lý cơ bản về cảm biến và một số loại cảm
biến thông dụng...
[32]. Cung cấp điện:

3 tc

Nội dung học phần: Tính toán phụ tải trong hệ thống cung cấp điện, tính toán
mạng và tổn thất. Lựa chọn thiết bị trong cung cấp điện, tính toán, thiết kế chiếu sáng
công nghiệp và dân dụng.
[33]. Truyền động điện:

3 tc


Nội dung học phần: Thành lập phương trình đặc tính cơ của các loại động cơ
điện như: động cơ đồng bộ, động cơ không đồng bộ và động cơ DC, đồng thời khảo sát
các quá trình khởi động và hãm của động cơ; các bộ biến đổi công suất cho động cơ
điện; điều khiển động cơ điện; các kỹ thuật điều khiển cho truyền động điện và một số
ứng dụng của hệ truyền động điện.
21


[34]. Lập trình PLC:

2 tc

Nội dung học phần: Cung cấp kiến thức cơ bản về điều khiển lập trình, các
phương pháp và ngôn ngữ lập trình, cấu tạo phần cứng và phần mềm của của hệ điều
khiển lập trình; ứng dụng điều khiển bằng PLC; khái quát về mạng PLC và các lệnh
truyền thông trong mạng PLC.
[37]. Thực tập điện cơ bản :
2 tc
Nội dung học phần: Sử dụng dụng cụ của người thợ điện, lắp ráp, sửa chữa các
mạch điện chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp, thiết kế và quấn mới máy biến
áp công suất nhỏ, động cơ điện 1 pha. Cách sửa chữa và đấu nối khởi động từ.
[36]. Thực tập vi điều khiển:
2 tc
Nội dung học phần: Phần mềm mô phỏng, vẽ mạch điều khiển ới LED 7 đoạn,
hoạt động định thời trong 8951, hoạt động ngắt trong 8951.
[37]. Trang bị điện:
3 tc
Nội dung học phần: Những khái niệm cơ bản của hệ thống truyền động điện,
động cơ điện và các đặc tính cơ bản của động cơ điện. Động cơ điện xoay chiều, động
cơ điện một chiều, hãm động cơ điện. Điều chỉnh tốc độ động cơ điện. Các bộ biến

đổi, các hệ thống điều chỉnh tốc độ truyền động điện, các phần tử khống chế tự động.
Điều khiển tự động truyền động điện. Truyền động nhiều động cơ.
[38]. Thực hành máy điện:
3 tc
Nội dung học phần: Trình tự quấn động cơ, quấn các dạng dây quấn đồng khuôn,
đồng tâm 1 lớp, 2 lớp cho stator động không đồng bộ 3 pha, động cơ 1 pha.
[39]. Anh văn chuyên ngành:

2 tc

Nội dung học phần: Từ vựng cần thiết cũng như những mẫu câu thường dùng
trong ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử để sau này có thể tiếp cận các tài liệu
tiếng Anh chuyên ngành một cách dễ dàng.
[40]. Thực tập kỹ thuật số:
2 tc
Nội dung học phần: Các mạch tạo xung và biến đổi dạng xung, phân tích, thiết kế các
mạch xung và số và ứng dụng của các mạch số trong thực tế.
[41]. Điện tử công nghiệp:
3 tc
Nội dung học phần: Cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng của các loại cảm biến, cách sử
dụng cảm biến công nghiệp; các khóa đóng ngắt; các bộ điều khiển; thiết bị giao tiếp
người, máy; các hệ thống điều khiển thường dùng trong công nghiệp.
[44]. An-ten, truyền sóng:
3 tc
Nội dung học phần: Vấn đề chung về truyền sóng các kênh truyền sóng vô tuyến;
Lý thuyết chung về anten, các loại anten dùng trong thông tin vô tuyến.
[43]. Kỹ thuật Audio và Video :
3 tc
Nội dung học phần: Các khái niệm truyền thanh, cách điều chế và giải điều chế
AM, FM, các mạch điện cơ barntrong truyền thanh như: mạch khuếch đại cao tần,

mạch khuếch đại trung tần, âm tần, mạch đổi tần... Nguyên lý truyền hình màu, các hệ
22


truyền hình màu như: hệ NTSC, SECAM, PAL, sơ đồ khối và chức năng các khối
trong máy thu hình màu.
[44]. Thực tập tốt nghiệp:
6 tc
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong tất cả các học phần và hoàn thành các
đợt thực hành, thực tập trong chương trình, bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại Quy
chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
9.3. Giáo dục thể chất và giáo dục Quốc phòng - An ninh
[45]. Giáo dục thể chất

90 tiết

Nội dung học phần: Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GDĐT
ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ
chương trình Giáo dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học,
cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GDĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II)
các trường đại học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao)
[46]. Giáo dục Quốc phòng - An ninh
135 tiết
Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ - BGDĐT ngày 24/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục Quốc
phòng - An ninh trình độ đại học, cao đẳng. Gồm 3 học phần, học phần 1: Lý luận cơ
bản của Đảng về đường lối quân sự. Học phần 2: những nội dung cơ bản nhiệm vụ
công tác Quốc phòng - An ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới; một số vấn
đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền biên

giới, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn
trật tự an toàn xã hội. Học phần 3: đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ, địa hình quân sự,
một số loại vũ khí bộ binh; thuốc nổ; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; cấp cứu ban
đầu các vết thương; giới thiệu 3 môn quân sự phối hợp để sinh viên tham gia hội thao
điền kinh, thể thao quốc phòng.
10. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình khung trình độ cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử
được nhà trường thiết kế, cấu trúc theo kiểu 2 phần: phần chung của khối ngành và
phần riêng của ngành. Danh mục các học phần và khối lượng của từng học phần đã
được nêu tại mục 7, đó là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời
gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức theo quy định của Bộ, nhà trường xây
dựng tổng khối lượng kiến thức cho ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử là 102 tín
chỉ (không kể GDTC và GDQP).
- Dựa vào đề cương chi tiết học phần bắt buộc và đề cương chi tiết học phần tự
chọn đã được Hiệu trưởng phê duyệt, các khoa tổ chức biên soạn bài giảng dựa trên
giáo trình có sẵn hoặc tổ chức biên soạn mới nếu chưa có giáo trình. Khi biên soạn lưu
ý bám sát đề cương học phần và thời lượng giờ lý thuyết, giờ thực hành sao cho tuân
thủ theo quy định hiện hành.
- Các hình thức tổ chức giờ thực hành để rèn luyện phương pháp, kỹ năng và gắn
23


việc học tập với thực tiễn ngành tập trung theo các hình thức sau:
. Học tập tại lớp và làm việc theo nhóm
. Học tập lý thuyết
. Rèn kỹ năng thực hành nghề nghiệp trên các mô hình sản xuất
. Làm bài tập thực hành môn học
. Thực hành trong phòng thí nghiệm.
. Tham quan và học tập, thực tập tại các cơ sở ở các doanh nghiệp
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các Khoa triển khai cho từng bộ môn thiết kế các bài

thực hành phù hợp.
3.2. Dự kiến mức học phí/người học/năm
Nhà trường tuân thủ quy định về mức thu học phí của Chính phủ tại Nghị định
49/2009/NĐ-CP. Nhà trường sẽ xem xét mức học phí cụ thể cho năm học bắt đầu
tuyển sinh. Việc miễn giảm học phí được xem xét căn cứ theo quy định của nhà nước,
trường có chính sách học bổng đối với những sinh viên nghèo vượt khó và những sinh
viên có thành tích học tập xuất sắc trong từng năm học và toàn khoá
Dự kiến tổng học phí 3 năm (hoàn thành chương trình cao đẳng):
102 TC X 100.000 đ/TC = 10.200.000 đồng
Chứng chỉ GDTC và GDQP: 1.000.000đ/sinh viên
Tổng: 11.200.000đồng/sinh viên
Mức học phí/người học/năm là: 3.733.000 đồng (Ba triệu bảy trăm ba mươi ba
ngàn đồng)
HIỆU TRƯỞNG

Thạc sỹ: Phạm Văn Nối

24


PHỤ LỤC
CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CHỨNG KÈM THEO
1. Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy ngành Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử (Phụ lục 1)
2. Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên viên hướng dẫn thí nghiệm, thực hành
(phục lục 2)
2. Danh mục phòng học (phục lục 3)
3. Danh mục phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí
nghiệm, thực hành (phụ lục 4)
4. Danh mục giáo trình, bài giảng, tài liệu (phụ lục 5)

5. Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ cao đẳng của trường Cao
đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm
6. Bằng tốt nghiệp, lý lịch khoa học, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

25


×