ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Nhà văn Et-môn-đô đơ A-mi-xi là người nước nào?
A. I-ta-li-a.
B. Anh.
C. Liên Xô.
D. Ba Lan.
Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được viết theo thể thơ:
A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
C. Thể thơ song thất lục bát.
D.Thể thơ lục bát.
Câu 3: Từ ghép chính phụ là loại từ ghép:]
A. Có tính chất hợp nghĩa.
B. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ.
C. Có tiếng chính và tiếng phụ; tiếng chính đứng trước tiếng phụ, được tiếng phụ bổ sung nghĩa.
D. Tiếng phụ đứng trước tiếng chính.
Câu 4: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “sơn hà” ?
A.Giang sơn.
B. Sông núi
C. Đất nước.
D. Sơn thuỷ.
C. Thưa thớt.
D. Phố phường.
Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ láy ?
A. Da diết.
B. Dập dìu.
Câu 6: Giọng thơ trong hai câu thơ đầu bài “ Tụng giá hoàn kinh sư” như thế nào?
A. Tha thiết.
B. Mạnh mẽ, hùng tráng.
C. Nhẹ nhàng.
D. Căm thù sôi sục.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình :
A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.
C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.
Câu 8 : Liên kết trong văn bản có tác dụng :
A. Là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.
B. Văn bản nào cũng phải có liên kết.
C. Liên kết làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
D. Có nhiều phương tiện liên kết trong văn bản.
Câu 9 : Điệp ngữ “ta” trong bài thơ “Côn Sơn Ca” có tác dụng diễn tả giọng thơ như thế nào ?
A. Giọng tâm tình tha thiết.
B. Giọng u hoài, cô đơn.
C. Giọng trầm buồn man mác.
D. Giọng du dương, réo rắt.
Câu 10 : Xác định từ trái nghĩa trong ví dụ sau :
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi học hàng.”
A. Đường đi – họ hàng.
B. Đường đi – tông chi.
C. Yêu – ghét.
D. Yêu – cả.
Câu 11 : Thành ngữ trong câu sau : “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò
gì ?
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Bổ ngữ.
D. Trạng ngữ.
Câu 12 : Xác địng dạng điệp ngữ trong ví dụ sau :
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai?”
A. Điệp ngữ cách quãng.
B. Điệp ngữ nối tiếp.
C. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
D. Điệp ngữ cách quãng – nối tiếp.
Phần tự luận (7 đ)
Đề : Cảm nghĩ về tình bạn.
ĐÁP ÁN
I TRẮC NGHIỆM :
1 2
A A
3
C
4
D
5
D
6
B
7
B
8
C
9
A
10
C
11
B
12
C
II. TỰ LUẬN:
1. Yêu cầu chung:
HS nắm vững phương pháp làm bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. Bố cục
chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu cụ thể:
Cần đảm bảo bố cục 3 phần:
a. Mở bài:
Giới thịêu sơ lược về tầm quan trọng của tình bạn trong cuộc sống của mỗi con
người.
b. Thân bài:
- Tình bạn có ở mọi nơi, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.
- Tình bạn là điều thiêng liêng, quý giá trong cuộc sống của mỗi con người.
- Kể một số tình bạn đẹp trong xã hội xưa và ngày nay.
- Muốn giữ gìn tình bạn cần thiện chí từ những người bạn với nhau.
c. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị, tầm quan trọng của tình bạn.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 6- 7: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt có một vài sai
sót nhỏ.
Điểm 4 – 5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt khá, có thể
mắc 4 -5 lỗi về dùng từ, đặt câu.
Điểm 2 -3 :Đáp ứng ½ nhu cầu trên, có bố cục, diễn đạt tạm, có thể mắc 6 – 7 lỗi dùng từ
đặt câu.
Điểm 1 – 0: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp, hoặc lạc đề.